Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp tại xã nghi công bắc – nghi lộc – nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.79 KB, 46 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tài nguyên quý giá đối với mọi quốc gia. Mọi hoạt động
của các ngành, các lĩnh vực đều cần đến một diện tích đất nhất định. Đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của sản xuất nông – lâm
nghiệp.Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện chuyển từ nền kinh tế tập
trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
đã thu được nhiều thành quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó nền nông nghiệp cũng đã từng bước chuyển từ tự cấp, tự túc
sang sản suất hàng hoá. Kinh tế nông nghiệp có sự tăng trưởng khá, sức sản
xuất ở nông thôn được giải phóng, tiềm năng đất nông nghiệp dần được khai
thác. Ở nước ta hiện nay, với trên 70% dân số đang sống ở vùng nông thôn vì
thế nền nông nghiệp vẫn có một vai trò rất quan trọng trong những năm tới.
Những thập kỷ trước, nhiều diện tích đất canh tác sử dụng không hợp lý
đã bị suy thoái, xói mòn, bạc màu, làm giảm độ phì nhiêu của đất. Ngày nay,
xã hội phát triển, quá trình phát triển của công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quá
trình đô thị hoá, sự bùng nổ dân số diện tích đất nông nghiệp đã giảm rất
nhiều do chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Do đó, để đảm bảo vấn đề
an ninh lương thực cần phải có những loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh
tế cao.
Như vậy, việc tìm hiểu thực trạng và các yếu tố tác động đến việc sử dụng
đất nông nghiệp để đề xuất giải pháp để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có
hiệu quả nhất theo hướng phát triển bền vững ( kinh tế, xã hội, môi trường), là
rất quan trọng . Xã Nghi Công Bắc là một xã miền núi nằm ở phía tây của
huyện Nghi Lộc, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp với diện tích 711,86 ha
trong tổng diện tích đất tự nhiên là 1320,37 ha chiếm 53,91 % ( năm 2010 ) .
Để công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở xã Nghi Công Bắc đi vào nề
nếp đúng pháp luật, khai thác đất hợp lý cần có những nghiên cứu và đề xuất
những giải pháp cụ thể.
1
Xuất phát từ thực tiễn trên, trong đợt thực tập tốt nghiệp này tôi đã


chọn đề tài này : “ Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử
dụng đất nông nghiệp tại xã Nghi Công Bắc – Nghi Lộc – Nghệ An ’’ làm
chuyên đề thực tập của mình. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần vào công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở xã Nghi Công
Bắc đi vào nề nếp đúng pháp luật, khai thác sử dụng hiệu quả mà đất mang lại
cho người dân.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nghi Công Bắc.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã
Nghi Công Bắc.

2
PHẦN 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Các khái niệm liên quan về đất
1.1. Khái niệm về đất
Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu của sản xuất nông
nghiệp,là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng
loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau. [1]
1.2. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống
Đất đai là điều kiện của sinh vật sống và là nơi có sự sống. Đất đai là
thành phần của môi trường sống. Đồng thời gắn bó mật thiết với môi trường
sống và ngược lại môi trường sống lại ảnh hưởng trực tiếp đến đất đai.
Tính chất đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh lý của con người
sống trên đất đó.
1.3. Đất đai là địa bàn phân bổ dân cư, là chỗ đứng của khu công nghiệp,
an ninh quốc phòng
Con người và mọi sinh vật khác đều cần có đất để có chỗ trú ngụ. Thông
qua đất con người tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, làm ra sản phẩm để sinh

sống. Trong công nghiệp chế biến và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ
đứng, là nền tảng không gian để thực hiện quá trình lao động và còn là kho
tàng của nguyên vật liệu.
1.4. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với sản xuất nông lâm nghiệp
Tư liệu sản xuất đất đai có đặc điểm không di dời và cố định về địa điểm.
Trong khi đó, các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ
khác. Trong nông, lâm nghiệp đất đai có đặc tính tuyệt vời là nếu sử dụng
đúng thì tăng độ phì nhiêu của đất và từ đó tăng năng suất cây trồng.
Đất đai vừa là đối tượng lao động, lại vừa là tư liệu lao động. Con người
tác động vào đất đai có hai giai đoạn: con người tác động vào đất đai và đến
lượt mình thì đất đai lại tác động vào cây trồng và vật nuôi.
2. Vai trò, đặc điểm của đất đai
2.1. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên
Đất đai là tặng phẩm của thiên nhiên cho không loài người, không phải do
con người làm ra. Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của quốc gia. Đất
3
đai dược cố định về mặt số lượng. Nó không mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng
này sang dạng khác, từ mục đích này sang mục đích khác tuỳ theo nhu cầu sử
dụng của con người. Đất đai ở mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý có những đặc
trưng khác nhau về khí hậu, địa hình… thì tính chất đất cũng khác nhau. Tính
chất đất khác nhau còn do chế độ chính trị và trình độ hiểu biết của mỗi
người, mỗi chế dân tộc.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia: Đất đai là
sản phẩm của tự nhiên nhưng nó chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc
lao động vật hoá của con người. Con người không tự tạo ra đất mà chỉ có thể
sử dụng hợp lý mới có thể bảo tồn được đất đai của quốc gia. Nếu sử dụng
đúng mục đích thì mang lại lợi ích lớn, độ phì tự nhiên đất trồng tăng. Mỗi
loại đất có đặc điểm, vị trí, vai trò riêng. Nếu con người sử dụng đất không
đúng mục đích, không bảo vệ đất thì làm cho đất xấu đi, đất bị bạc màu, cằn
cỗi. Đất đai có độ phì nhiêu tự nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì nhiêu tiềm tàng

và độ phì nhiêu kinh tế. Độ phì nhiêu của đất là thuộc tính tự nhiên khách
quan, là đặc tính không thể tách rời về khái niệm đất đai. Nhờ đó, đất có thể
tạo ra nông sản phẩm cần để nuôi sống con người. Độ phì nhiêu của đất là đặc
trưng cơ bản của đất, cho phép ta phân biệt với đá, là chỗ dựa cơ bản để đánh
giá phân hạng đất.
Vậy, độ phì nhiêu của đất là khối lượng các chất chứa trong đất bao gồm
chất dinh dưỡng, nước, kết cấu đất, thuộc tính lý hoá học, sinh vật học tương
ứng với khối lượng sản phẩm thu được và một chế độ canh tác nhất định. Độ
phì của đất có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng suất lao động trong
nông nghiệp.
+ Độ phì nhiêu của đất là độ phì nhiêu được hình thành dưới tác động của
các yếu tố tự nhiên, chưa có tác động của con người.
+ Độ phì nhiêu nhân tạo là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động của con
người, thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như cày xới, bón
phân, cải tạo đất, thuỷ lợi, tưới tiêu và các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp.
+ Độ phì nhiêu tiềm tàng là độ phì nhiêu tự nhiên mà tạm thời cây trồng
chưa sử dụng được.
+ Độ phì nhiêu kinh tế là độ phì mang lại lợi ích kinh tế.
4
Khai thác độ phì nhiêu là mục tiêu cơ bản trong quá trình sử dụng đất, là
mục đích cấp bách, lâu dài trong sản xuất nông nghiệp.
2.2. Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống
Đất đai là điều kiện của sinh vật sống và là nơi có sự sống. Đất đai là
thành phần của môi trường sống. Đồng thời gắn bó mật thiết với môi trường
sống và ngược lại môi trường sống lại ảnh hưởng trực tiếp đến đến đất đai.
Tính chất đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh lý của con
người sống trên đất đó.
2.3. Đất đai là địa bàn phân bổ dân cư, là chỗ đứng của khu công nghiệp,
an ninh quốc phòng
Con người và mọi sinh vật khác đều cần có đất để có chỗ trú ngụ. Thông

qua đất con người tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, làm ra sản phẩm để sinh
sống. Trong công nghiệp chế biến và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ
đứng, là nền tảng không gian để thực hiện quá trình lao động và còn là kho
tàng của nguyên vật liệu. Đất đai còn là nơi để xây dựng những khu văn hoá,
du lịch, khu vui chơi giải trí, đất đai còn là nơi bố trí khu quân sự, an ninh
quốc phòng, là kho tàng, bãi tập,…
Tóm lại đất đai là chỗ đứng vô cùng quan trọng cho tất cả các hoạt động kinh
tế, văn hoá, an ninh, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi sinh vật sống trên trái đất.
2.4. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với sản xuất nông lâm nghiệp
Tư liệu sản xuất đất đai có đặc điểm không di dời và cố định về địa điểm.
Trong khi đó, các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ
khác. Trong nông, lâm nghiệp đất đai có đặc tính tuyệt vời là nếu sử dụng
đúng thì tăng độ phì nhiêu của đất và từ đó tăng năng suất cây trồng. Đất đai
vừa là đối tượng lao động, lại vừa là tư liệu lao động. Con người tác động vào
đất đai có hai giai đoạn: con người tác động vào đất đai và đến lượt mình thì
đất đai lại tác động vào cây trồng và vật nuôi.
3. Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp
- Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động:
đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên khi con người tiến hành khai phá đưa đất
hoang hoá vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người, thì đất đai đã kết
tinh lao động của con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động.
5
Đặc điểm này đặt ra trong quá trình sử dụng, con người không ngừng cải tạo,
bồi dưỡng đất đai, làm cho đất ngày càng màu mỡ hơn.
- Đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất đai
là không có giới hạn: số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác là có giới
hạn bởi không gian nhất định. Vì vậy cần phải quý trọng và sử dụng hợp lý
đất đai, sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang
mục đích khác. Mặc dù bị giới hạnh về mặt không gian nhưng sức sản xuất
của ruộng đất là không giới hạn, đưa khoa học và công nghệ vào sản xuất mà

sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích càng nhiều hơn. Đây là con đường
kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của
nông sản phẩm cung cấp cho xã hội loài người.
- Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều: Ruộng đất
có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện
xã hội của mỗi vùng. Căn cứ vào điều kiện xã hội của từng vùng để phân
vùng sản xuất hợp lý nhằm phát triển sản xuất phục vụ tốt cho nhu cầu xã hội.
Ruộng đất có chất lượng không đều giữa các khu vực ngay trên cả từng cánh
đồng. Đó là kết quả một mặt của quá trình hình thành đất, mặt khác quan
trọng hơn là do quá trình canh tác của con người.
- Ruộng đất không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất nếu
sử dụng hợp lý thì ruộng đất chất lượng ngày càng tốt hơn. Các tư liệu sản
xuất khác sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu hình hoặc hao mòn
vô hình, cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và thay thế bằng tư
liệu sản xuất mới, chất lượng hơn, rẻ hơn. Còn ruộng đất nếu sử dụng hợp lý
thì chất lượng ngày càng tốt hơn, sức sản xuất lớn hơn cho nhiều sản phẩm
hơn trên một đơn vị canh tác. Dĩ nhiên việc sử dụng ruộng đất có đúng đắn
hay không phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước và các chính sách kinh tế
vĩ mô khác, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các
tiến bộ khoa học công nghệ của giai đoạn nhất định.
4. Quan điểm quản lý và sử dụng đất đai
Khai thác, sử dụng đất đai phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả,
gắn với việc bảo vệ môi trường, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài phù hợp
với mục tiêu, chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể ở các quan
điểm sau:
6
- Sử dụng đất đai trước hết phải ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp, đảm
bảo an toàn lương thực, làm nguồn nguyên liệu chế biến, dần dần đưa sản
xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa đảm bảo hiệu quả kinh tế và sự phát
triển bền vững. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh lúa cao sản, cây ăn quả,
cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị. Hạn chế đến mức thấp nhất lấy đất
nông nghiệp đặc biệt là đất lúa sử dụng cho các mục đích khác.
- Chuyển một số đất nông nghiệp kém hiệu quả sang sử dụng cho mục
đích khác. Nhưng quá trình này phải được thực hiện trên cơ sở tính toán một
cách khoa học, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và các yêu cầu
chiến lược chung của huyện và tỉnh.
- Chăm sóc, bảo vệ, quản lý vốn rừng hiện có. Tăng cường công tác trồng
mới phủ xanh đất trống đồi trọc, khoanh nuôi tái tạo rừng nghèo. Đặc biệt chú
trọng đến rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và các hồ chứa. Góp phần bảo vệ
cân bằng sinh thái.
- Khai thác, sử dụng đất nông nghiệp phải chú ý đến bảo vệ môi trường,
không ngừng làm giàu cho đất, phải kết hợp trước mắt và lâu dài, đảm bảo sử
dụng ổn định, phát triển bền vững phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
5. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
5.1. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới có rất nhiều biến
động cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội và các sức ép mà nó gây ra.
Cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 minh chứng cho diện tích đất sản
xuất nông nghiệp đang giảm một cách nghiêm trọng cung không đủ cầu.
Theo báo cáo của chuyên gia đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền có
lương thực, ông Olivier De Schutter năm 2010 diện tích đất nông nghiệp trên
thế giới đang ngày càng bị thu hẹp do tác động của môi trường, tình trạng
công nghiệp hoá và đô thị hoá. Mỗi năm đất nông nghiệp biến mất tương
đương với diện tích của Italy.
Báo cáo về thực trạng này cho biết, có tới 30 triệu hécta đất canh tác biến
mất do các sức ép mới và khoảng 500 triệu hộ nông dân nhỏ bị "đứt bữa" do
7
"quyền có đất canh tác của họ bị vi phạm.Trong đó, khoảng từ 5 đến 10 triệu

hécta đất trồng bị bạc màu và 19,5 triệu hécta biến mất do công nghiệp hoá và
đô thị hoá.
Tại Ấn Độ, một đất nước có ngành nông nghiệp phát triển tại châu Á, diện đất
canh tác đã giảm từ 2,6ha năm 1960 xuống còn 1,4ha trong năm 2000 và đang
có xu hướng tiếp tục giảm. Tại các nước phương Tây và Nam Phi, lượng đất
trồng tính theo đầu người sụt giảm hơn 50% trong một thế hệ vừa qua. [2]
Và Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã cảnh báo nếu không được quản lý
tốt về đất nông nghiệp tại các nước đang phát triển có thể đe doạ môi trường
và xã hội của những nước này. Tất cả đều chung một thực trạng là đất nông
nghiệp bị thu hẹp và dân số thì tăng nhanh nên quỹ đất sản xuất ngày càng
giảm.
5.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
Tài nguyên đất đai là vấn đề trọng tâm trong lịch sử phát triển của Việt
Nam. Và trong đó Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Nước ta từ
một nền kinh tế nông nghiệp tập trung, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị
trường, Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh tế, song
xã hội đòi hỏi cần phải ưu tiên giải quyết mà một trong số đó là vấn đề đất sản
xuất nông nghiệp cho người nông dân. [3]
Theo số liệu thống kế năm 1995, số dân nước ta là 73,962 triệu người,
trong đó dân số nông nghiệp là 58,342 triệu người, chiếm 79,5% dân số cả
nước. Cũng vào thời điểm trên, diện tích canh tác ở Việt Nam là 6,985 triệu
ha, bình quân diện tích canh tác trên nhân khẩu nông nghiệp là 1400m2. Lao
động nông nghiệp có 26,110 triệu người, chiếm 71% lao động xã hội. Năm
2005, cả nước có 681.547 ha đất nông nghiệp, trong đó, đất sản xuất nông
nghiệp chiếm 283.951 ha, đất lâm nghiệp chiếm 393.840, đất nuôi trồng thủy
sản là 2.641 ha, đất làm muối chiếm 888 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác

227 ha. Đến 01/01/ 2007 tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 24.696
8
ha và đến 01/01/2008 là 24696 ha nhưng với số dân cả nước lên tới 86.210.8
(tính đến hết 2008), trong đó dân số thành thị là 24.233,3, chiếm 28,11%;
nông thôn là 61977,5, (chiếm 71,89%). Do nhu cầu sử dụng đất cho các mục
tiêu phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm gần đây, diện tích đất này
ngày càng giảm mạnh, điều này được thể hiện dưới các bảng về hiện trạng sử
dụng đất sau:
Bảng 1 : Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phân theo địa phương
(Tính đến 01/01/2008)
Nghìn ha
Chỉ tiêu
Đất sản
xuất
NN
Đất lâm
nghiệp
Đất
chuyên
dùng Đất ở
Cả nước 9420.3
14816.
6 1553.7 620.4
Đồng bằng sông Hồng 802.6 445.4 277.6 129.4
Trung du và miền núi phía Bắc 1423.2 5173,7 259.3 105.6
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung 1758.3 5069.7 451.4 169.9
Tây Nguyên 1626.9 3122.5 142 43.5
Đông Nam Bộ 1248.7 668.4 189.4 61.9
Đồng bằng sông Cửu Long 2560.6 336.8 234.1 110

[Nguồn tổng cục thống kê]
Bảng 2 : Cơ cấu sử dụng đất phân theo địa phương (Tính đến 01/01/2008)
Chỉ tiêu
Tổng
DT
Đất NN
%
Đất LN
%
Cả nước 100,0 28,4 44,7
Đồng bằng sông Hồng 100,0 38,3 21,2
Trung du và miền núi phía Bắc 100,0 14,9 54,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 100,0 18,3 52,9
Tây Nguyên 100,0 29,8 57,1
Đông Nam Bộ 100,0 52,9 28,3
Đồng bằng sông Cửu Long 100,0 63,1 8,3
9
[Nguồn tổng cục thống kê]
So sánh những số liệu trên qua các năm (từ sau 2005- 2008) cho thấy:
diện tích đất canh tác của nước ta hiện thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 0,12
hécta/người trong khi của Thái Lan là 0,3 hécta/người. Xét bình quân, Việt
Nam chỉ hơn được các nước như Hàn Quốc, Băng-la Đét, Ai Cập và thấp
hơn Thái Lan 2,5 lần về diện tích đất canh tác, nên để tăng sản lượng lúa,
lượng phân bón hoá học sử dụng hàng năm ở nước ta cao gấp 2 lần Thái Lan.
Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa trong quá trình phát triển cùng với phương
thức quản lý và sử dụng đất đai, nhất là đất nông nghiệp cũng chưa phù hợp,
chưa có hiệu quả đã làm cho tình trạng hạn mức sử dụng đất ngày càng giảm
mạnh, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải suy nghĩ và tháo gỡ
để hướng tới việc sử dụng đất nông nghiệp cho một nền kinh tế phát triển bền
vững. [4]

Diện tích đất nông nghiệp phần lớn được người dân sử dụng đúng mục
đích còn lại một phần nhỏ chưa đúng như mục đích sản xuất của đất được
giao. Diện tích này đang bị bê tông hoá bằng các công trình xây dựng như nhà
cửa, quán xá để kinh doanh ngoài ra đất nông nghiệp còn mất một phần do
quy hoạch của chính quyền cho các công trình xã hội và đường sá. Việc quy
hoạch của xã nằm chủ yếu ở các diện tích đất tốt cho sản xuất nông nghiệp
nên sự mất mát là rất lớn. Về vấn đề bê tông hoá ở nước ta là rất đáng lo ngại
hiện nay đang bê-tông hoá rất nhiều diện tích đất có cấu tượng là loại đất cho
hiệu quả cao nhất trong canh tác nông nghiệp. Xét các tính chất của đất, thì
xét về lý tính đất có 3 loại, một loại là các hạt rất to gọi là cát; một loạt hạt rất
nhỏ, gọi là sét; loại đất trồng trọt có các hạt vừa phải nhờ đó mới có thể giữ
nước, giữ thức ăn, giữ không khí trong đất. Người ta gọi đó là đất qua hàng
nghìn năm để tạo ra được chất mùn làm liên kết các hạt đất lại thành đất có
cấu tượng. Đất có cấu tượng chính là đất mà nông dân vẫn gọi là “bờ xôi
ruộng mật”. Do vậy diện tích này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong
nông nghiệp. Nó nuôi sống dân ta lâu dài cùng với sự phát triển của dân số.
Những nhà quản lý, quy hoạch phải biết và ngăn chặn bê tông hoá trên đất
màu mỡ điều giúp cho tương lai con cháu có đủ đất sản xuất. [5]
10
6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả
6.1. Về quy mô đất
Nhằm so sánh tiềm năng giữa các nhóm hộ thông qua nhân khẩu, lao
động. Chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp bình quân trên một nhân khẩu: là
chỉ tiêu phản ánh số lượng diện tích đất nông nghiệp của một nhân khẩu.
Diện tích đất nông nghiệp/khẩu =
Tổng diện tích đất nông nghiệp
Tổng số khẩu
- Bình quân diện tích đất canh tác/khẩu là chỉ tiêu phản ánh số lượng
diện tích đất canh tác của một nhân khẩu.

Diện tích đất canh tác/khẩu =
Tổng diện tích đất canh tác
Tổng số khẩu
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động: là chỉ tiêu phản ánh
một lao động có bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp/lao động =
Tổng diện tích đất nông nghiệp
Tổng số lao động
- Bình quân diện tích đất canh tác/lao động: là chỉ tiêu phản ánh một
lao động có bao nhiêu diện tích đất canh tác.
Diện tích đất canh tác/lao động =
Tổng diện tích đất canh tác
Tổng số lao động
- Diện tích và tỷ trọng đất nông nghiệp trong tổng diện tích đất tự
nhiên.
6.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hệ số sử dụng đất là chỉ tiêu phản ánh cường độ sử dụng đất canh tác.
Hệ số sử dụng đất =
Tổng diện tích gieo trồng trong năm
(lần)
Tổng diện tích đất canh tác
- Năng suất cây trồng: là số sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện
tích đất canh tác trong một vụ. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản xuất của xí
nghiệp, địa phương, hay toàn ngành.
11
PHẦN 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1. Đối tượng
1.1.1. Đất nông nghiệp
1.1.2. Các hộ có đất để sản xuất nông nghiệp

1.2. Phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Về nội dung : Đề tài nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
tới việc sử dụng đất nông nghiệp của người dân ở quy mô hộ gia đình. Các
nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề đó. Tuy nhiên đề tài sẽ tập trung chủ
yếu vào cấc yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất.
1.2.2 Về thời gian: Đề tài thu thập các tài liệu,báo cáo của xã (các năm
2009,2010).
1.2.3. Về không gian: Ở xã Nghi công Bắc – Nghi Lộc – Nghệ An.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nghi Công Bắc
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính
2.1.1.2. Địa hình địa mạo
2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
2.1.2. Về văn hóa-xã hội
2.1.2.1 Về dân số và lao động
2.1.2.2 Giáo dục đào tạo
2.1.2.3 Y tế
2.1.3. Về tình hình kinh tế
2.1.3.1. Một số kết quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp
2.1.3.2. Cơ cấu diện tích các loại đất của xã
2.1.3.3. Khái quát cơ cấu và tình hình kinh tế của xã
2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nghi Công Bắc
2.2.1 Tình hình sử dụng đất
2.2.2 Về quy mô đất
2.2.3.Tình hình nhân khẩu và lao động
12
2.2.4. Năng suất cây trồng
2.2.5. Thu nhập của người dân

2.2.6. Các khó khăn thường gặp
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp
2.3.1. Về nguồn vốn.
2.3.2 .Về phương thức sản xuất.
2.3.3 .Về các mặt khác.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng tới
việc sử dụng đất qua các năm 2008, 2009, 2010 và khảo sát các đối tượng sử
dụng đất năm 2011 tại xã Nghi công bắc – Nghi lộc – Nghệ An.Là một xã mà
việc sử dụng đất còn chưa cho hiệu quả cao nhất,do vậy nhiều vấn đề về sử
dụng đất đang cần đưa vào nề nếp ổn định.
3.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thư cấp :
Các báo cáo kinh tế xã hội của xã, các số liệu thống kê của các cơ quan liên
quan và một số thông tin về điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, tài
nguyên thiên nhiên.
3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp:
Phỏng vấn sâu:
+ Phương pháp thu thập: Phỏng vấn người am hiểu: các cán bộ xã, các
tổ
trưởng, trưởng thôn, các phòng ban.
+ Công cụ: sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp.
+ Nội dung phỏng vấn:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Nghi
Công Bắc
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất đất sản xuất nông
nghiệp của xã Nghi Công Bắc và các giải pháp.
13
Phỏng vấn hộ:

+ Chọn mẫu : Để thu thập các thông tin liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất các hộ khảo sát được xếp thành 3 loại hộ là : Hộ khá, hộ
trung bình và hộ nghèo. Xã gồm 12 thôn mỗi thôn chọn 3 hộ bằng phương
pháp ngẫu nhiên.
+ Loại thông tin : Đánh giá của các cá nhân về các viêc sử dụng đất cũng
như các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất trên đất của họ.
+ Phương pháp thu thập : Phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc, quan sát, ghi
chép. Công cụ : sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc đã được chuẩn bị trước với
nội dung tập trung vào:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử
dụng đất nông nghiệp.
3.3. Phương pháp xử lý số liệu
+ Xử lý theo phương pháp định tính các thông tin thu được từ phỏng vấn
người am hiểu và một số thông tin trong bảng hỏi bán cấu trúc.
+ Xử lý theo phương pháp định lượng.
14
PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nghi Công Bắc
4.1.1. Điều kiện tự nhiên. [6]
4.1.2. Vị trí địa lý và địa giới hành chính
Xã Nghi Công Bắc là xã miền núi, nắm về phía tây nam của huyện Nghi
Lộc. Có vị trí giáp ranh như sau :
- Phía Bắc giáp xã Nghi Mỹ.
- Phía Nam giáp xã Nghi Công Nam.
- Phía Đông giáp với xã Hưng Trung - Hưng Nguyên.
- Phía Tây giáp Nghi Kiều và Nghi Lâm.
Xã Nghi Công Bắc được thành lập năm 2002 trên cơ sở tách xã Nghi
Công. Xã có đường A35 Nghi Mỹ đi Nghi Công chạy qua nên thuận lợi cho
giao thông đi lại với các xã trong và ngoài huyện.
4.1.3. Địa hình địa mạo

Xã thuộc vùng bán sơn địa, bao gồm đồi núi và đồng bằng.
Vùng đồi núi : Bao gồm núi đá, núi đất và đồi thoải phân bố chủ yếu ở
phía Tây giáp với Nghi Lâm, Nghi Kiều.
Vùng đồng bằng phân bổ chủ yếu ở phía Bắc giáp với xã Nghi Mỹ, địa
hình bằng phẳng.
Nhìn chung địa hình của xã đa dạng và phức tạp, diện tích đồi núi, đồng
bằng, sông suối, ao hồ đan xen với nhau tạo nên nhiều mặt thuận lợi. Song
cũng gây ra không ít khó khăn trong việc bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng; quy
hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4.1.4. Khí hậu, thời tiết
Xã Nghi Công Bắc chịu ảnh hưởng chung của kiểu khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Trong năm có hai mùa ró rệt. Mùa đông lạnh, ít mưa và sương muối từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10 đặc điểm là:
nóng, mưa nhiều.
15
4.1.5. Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất :
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2010 thì tổng diện tích đất tự nhiên
của xã Nghi Công Bắc là 1.320,37 ha. Cơ cấu, diện tích các nhóm đất chính
như sau:
- Đất nông nghiệp có 711,86 ha, chiếm 53,91 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp là 153,46 ha, chiếm 11,62 % diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng 455,05 ha, chiếm 34,46 % diện tích tự nhiên. Trong
tương lai gần cần có biện pháp cải tạo để đưa diện tích đất này vào sử dụng.
+ Tài nguyên nhân văn.
Nghi Công Bắc mang những đặc trưng của nền văn hóa khu vực với
truyền thống nhân văn giàu tình làng nghĩa xóm, lá lành đùm lá rách đậm đà
bản sắc dân tộc từ lâu đời của người Việt.
Trong thời kỳ đổi mới nhân dân trong xã luôn đoàn kết tương trợ lẫn nhau,
biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả

đạt được để phát triển mạnh nền kinh tế - xã hội của xã trong gian đoạn tới.
+ Tài nguyên nước và tài nguyên rừng.
Trên địa bàn xã nhìn chung, nguồn nước mặt của xã rất phong phú, được
cung cấp bởi hồ Nghi Công, sông và hệ thống kênh mương tương đối đồng
bộ. Chất lượng tốt, đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Với diện tích rừng khá lớn xã Nghi Công Bắc có hệ thự vật phong phú,
tạo ra môi trường thoáng mát, trong lành. Đất là nguồn tài nguyên mà xã cần
tập trung bảo vệ và khai thác có hiệu quả trong thời kỳ tới.
4.1.2. Về văn hóa - xã hội
4.1.2.1 Về dân số và lao động
Lao động là nhân tố quan trọng để tạo ra của cải cho xã hội. Lực lượng
lao động dồi dào sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển cho địa phương.
Xã Nghi Công Bắc hiện nay có 1062 hộ với 5180 khẩu. Năm 2010 so với
năm 2009 số hộ tăng lên 31 hộ nguyên nhân là do quá trình tách hộ diễn ra
mạnh. Cùng với vấn đề này số khẩu nông nghiệp cũng tăng 100 khẩu năm
2010 so với năm 2008. Số khẩu nông nghiệp chiếm đến 87,36% trong tổng số
khẩu. Do đó hoạt động nông nghiệp liên quan trực tiếp đến một bộ phận
16
không nhỏ dân cư nông thôn. Mật độ dân số thuộc vào loại thấp. Năm năm
2010 là 3,93 người/km
2
, nhìn chung mật độ dân số của xã qua 3 năm tăng
không đáng kể. Tỷ lệ gia tăng tự nhiên thì có xu hướng giảm dần nguyên nhân
chính là do dân cư trên địa bàn của xã đi làm ăn xa, sinh sống ở nơi khác dẫn
đến tỷ lệ giảm. Bên cạnh đó, công tác dân số của xã được thực hiện tương đối
tốt nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần.
Bảng 3 : Đặc điểm cộng đồng tại vùng nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐVT Xã Nghi Công Bắc
Tổng số hộ Hộ 1062
Nhân khẩu Khẩu 5180

Tổng số lao động Lao động 2750
Lao động NN Lao động 2410
Lao động phi nông NN Lao động 340
Số hộ khá, Giàu Hộ 130
Số hộ trung bình Hộ 585
Số hộ nghèo Hộ 347
[Nguồn thu thập từ các báo cáo KTXH của xã.]
Theo quá trình tìm hiểu tại địa phương thì tỷ lệ hộ nghèo ( 32,6% ) của xã
cao như vậy là do có chuẩn xét hộ nghèo mới được ban ra. Để xác định hộ
nghèo dựa trên lao động và tài sản để tính. Nhưng thực tế nhiều nguồn thu nhập
cao thì không tính được. Do đó quá trình xét hộ nghèo còn chưa đúng dẫn tới
những hộ không nghèo cũng muốn thành hộ nghèo để được hưởng những lợi
ích ưu đãi của nhà nước. Hộ khá ở xã chủ yếu nằm trong nhóm hộ phi nông
nghiệp, nhóm hộ này vừa có vốn lại nhanh nhạy với các nhu cầu của người dân
địa phương nên việc sản xuất của họ có hiệu quả cao. Lao động của xã chiếm
đa số nằm ở độ tuổi 18-35, nguồn lao động rất dồi dào nhưng phần nhiều đối
tượng này không làm ăn tại quê mà đi làm các nghề khác nhau như : xây dựng,
làm gạch, các khu công nghiệp ở Vinh vv. Lực lượng lao động của xã chiếm tỷ
lệ cao (53%) trong số này số lượng đi làm ăn xa chiếm tỷ lệ khoảng 20% theo
đánh giá của xã. Do đó nguồn thu nhập từ nguồn này cũng rất quan trọng với
17
sự phát triển của địa phương. Trên thực tế các năm qua nguồn thu nhập này xã
chưa thể tính toán được do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do nguồn đất đai nhỏ lẻ manh mún nên khả năng sáng tạo của người dân
trong sản xuất, kinh doanh của người dân bị hạn chế. Nguồn lao động tuy dồi
dào nhưng chất lượng chưa cao, thiếu hiểu biết pháp luật cung như các kỹ
năng khác nên việc đáp ứng nhu cầu các công việc khác ngoài nông nghiệp
khá khó khăn. Lao động nơi đây chủ yếu là tự tìm việc làm chỉ cần làm được
chứ không quan trọng có phù hợp không, năng suất thế nào và lao động cũng
chỉ theo mùa vụ, không thích làm thì họ nghỉ. Chưa có một ý thức về công

việc dài lâu mà mình đang làm. Do đó cần những chính sách đào tạo nghề cho
lao động, nâng cao hiểu biết về mọi mặt để nâng cao đời sống của mình và
góp phần vào sự triển của quê hương đất nước
4.1.2.2 Về giáo dục và đào tạo
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục tại địa phương được cấp trên
và xã quan tâm đúng mức; luôn tạo ra điều kiện sửa chữa nâng cấp và làm
mới cơ sở vật chất cho thầy và trò có đủ điều kiện sinh hoạt và học tập; đã
tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào xã hội hoá giáo dục
đã thành lập và phát triển các quỹ khuyến học. Chính vì vậy mà sự nghiệp của
xã luôn luôn có tiến bộ, luôn hoàn thiện nhiệm vụ giáo dục theo chương trình
và kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, trong những năm qua xã đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục,
khuyến học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của xã.
4.1.2.3 Về y tế cộng đồng
Công tác y tế của xã trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, đã duy trì
được chế độ trực đi vào nề nếp, trong khám chữa bệnh đã nêu cao được tinh
thần và thái độ phục vụ người bệnh. Chương trình y tế cộng đồng, công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được duy trì thường xuyên và có
hiệu quả, chất lượng chuyên môn đội ngũ thầy thuốc được nâng cao. Làm tốt
công tác phòng chống dịch không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã và thực
hiện tốt các chương trình y tế khác.
18
4.1.3 Về tình hình kinh tế
Nghi Công Bắc là một xã miền núi nằm ở Phía tây của huyện Nghi Lộc,
có nền kinh tế phát triển tương đối chậm so với các xã khác trong huyện. Nền
kinh tế của xã mới bắt đầu hoà nhập vào cơ chế thị trường theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nông nghiệp là ngành chủ đạo trong cơ cấu kinh tế
có mức tăng trưởng đều hàng năm, đã từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
cơ cấu cây trồng mùa vụ…Ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ
có chuyển biến tích cực và có sự tăng trưởng hàng năm, tỷ trọng trong cơ cấu

kinh tế tăng dần. Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế của xã là Nông - lâm - thuỷ
sản, công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Trong những năm gần đây có chiều
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ.Trong đó
ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế
của xã.
Theo báo cáo của năm 2010 : Giá trị sản xuất nông lâm là 20,027 tỷ
đồng, sản lượng lương thực đạt 1.810,4 tấn.
• Vụ đông xuân :
- Cây lúa : Diện tích 275ha, năng suất 57tạ/ha,sản lượng 1567 tấn. Gía trị
7,051 tỷ đồng
- Cây lạc : Diện tích 40ha, năng suất 25tạ/ha, sản lượng100 tấn, giá trị
1,25 tỷ đồng
- Giá trị sản phẩm ngành trồng trọt là 1,215 tỷ đồng
• Vụ hè thu :
- Cây lúa : Tổng diện tích 265ha, trong đó có 143,3 ha thiệt hại mất trắng
do bão số 3 gây ra.
- Diện tích còn lại : 121,7 ha, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 243,4 tấn
• Vụ đông :
- Tổng diện tích : 49 ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 73,5 tấn.Gồm ngô,
khoai lang.
4.1.3.1 Cơ cấu kinh tế của xã
Xét qua bảng 4, ta thấy mức cơ cấu ngành Nông – lâm – thuỷ sản đã
giảm dần qua 3 năm mặc dù đóng góp tăng. Với xu hướng này công nghiệp -
19
xây dựng và dịch vụ đều tăng cả về tỷ trọng và mức biến động tuyệt đối. Ta
có thể thấy được dịch vụ được chọn và có vị thế ưu tiên trong cơ cấu kinh tế
của xã. Với tiềm năng sẵn có: Đất đai, tài nguyên, môi trường… Xã Nghi
Công Bắc có đủ điều kiện để phát triển một ngành dịch vụ đa dạng, phong
phú. Và địa phương cũng đã sớm nhận ra điều này nên đã rất quan tâm hỗ trợ

khu vực này phát triển ổn định và bền vững. Tiếp theo là ngành công nghiệp -
xây dựng, giá trị và cơ cấu của ngành này cũng tăng theo thời kỳ xây dựng
trong 3 năm có khác nhau. Tuy mức tăng không mạnh mẽ như ngành dịch vụ
nhưng nó cũng thể hiện được xu hướng phát triển của ngành kinh tế của địa
phương. Hay có thể nói nền sản xuất của địa phương từng bước được nâng
cao hiệu quả, phát triển theo hướng tiến bộ và thể hiện vai trò không thể thay
thế trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Đây cũng chính là hướng phát triển
của huyện. Nếu địa phương duy trì được xu thế này thì chắc chắn sẽ tạo được
tiền đề vững chắc đưa nền kinh tế phát triển.
Bảng 4 : Cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
GT GT GT %
GDP trong đó: 21.68 27.102 37.05 100,00
1. Ngành Nông - lâm - thuỷ sản 13.35 15.052 20.027 54.06
2. Ngành Công nghiệp và xây
dựng
2.85 4.25 3.363 9.08
3. Dịch vụ 5.48 7.8 13.66 36.86
[Nguồn thu thập từ báo cáo tổng kết của xã]
4.1.3.2 Một số kết quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp
Để biết được cụ thể kết quả hoạt động sản xuất ngành Nông - lâm - thuỷ
sản
chúng ta tiến hành phân tích bảng 5 : “Giá trị sản xuất ngành Nông - lâm -
thuỷ sản của xã qua 3 năm 2008 – 2010”.
20
Bảng 5 : Giá trị sản xuất ngành Nông - lâm - thuỷ sản của xã qua 3 năm
2008 – 2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
GT (tỷ đồng ) GT (tỷ đồng ) GT (tỷ đồng )
GDP ngành Nông - lâm -

thuỷ sản
13.35 15.052 20.072
A. Nông nghiệp 12.264 13.881 19.332
1. Trồng trọt 8.514 9.641 9.716
2.Chăn nuôi 3.75 4.24 9.616
B. Lâm nghiệp 810 875 740
[Nguồn thu thập từ báo cáo tổng kết của xã]
Chúng ta có thể nhận thấy với tốc độ tăng của GDP ngành Nông - lâm -
thuỷ sản thì giá trị và cơ cấu ngành nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm. Năm
2009 so với năm 2008 tăng 1,671 tỷ đồng tương ứng tăng 13,18 %. Năm 2010
so với năm 2009 tăng 54,51 tỷ đồng tương ứng tăng 39,27 %. Trong khi đó tỷ
lệ ngành lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu ngành Nông
- lâm - thuỷ sản. Như vậy, mất sự cân đối nghiêm trọng giữa nông nghiệp với
lâm nghiệp và thuỷ sản. Toàn bộ giá trị của ngành chủ yếu do nông nghiệp
đóng góp và thực hiện. Năm 2009, giá trị ngành lâm nghiệp và thuỷ sản đã có
bước đột phá mới vừa nâng cao cơ cấu vừa tăng giá trị. Tuy nhiên, so với tổng
giá trị của ngành Nông - lâm - thuỷ sản thì vẫn còn rất thấp, không đáng kể.
Với ngành lâm nghiệp tăng lên 0,65 tỷ đồng. Do ngành này chưa được nhiều
người nông dân quan tâm, chủ yếu là sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ. Tuy giá trị
ngành này tăng không đáng kể nhưng nó cũng là một tín hiệu đáng mừng của
xã trong việc khai thác chế biến trong ngành lâm nghiệp trên địa bàn xã vốn
còn non yếu, chủ yếu là phát triển tự phát. Đặc biệt là đối với ngành lâm
nghiệp, vì xã Nghi Công Bắc là một xã miền núi có tiềm năng về đất đai, tài
nguyên rừng. Vì vậy cần có các biện pháp cụ thể để khai thác rừng có hiệu
quả, phù hợp với tiềm năng sẵn có của xã.
Tương tự, trong nông nghiệp vẫn có sự mất cân đối giữa trồng trọt và
chăn nuôi. Nền nông nghiệp còn nặng về trồng trọt. Mặc dù khoảng cách giữa
hai khu vực này ngày càng thu hẹp và ngày càng xác lập vị trí cho ngành chăn
21
nuôi. Ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ lệ cao (>69%) qua hai năm 2008,2009

nhưng năm 2010 thì hai nghành này đã khá cân đối nhau ( 47 % ~ 48 % ). Để
làm được điều này, xã Nghi Công Bắc đã rất nỗ lực, phấn đấu không ngừng
đưa ngành chăn nuôi phát triển gia tăng cả về giá trị và cơ cấu tạo ra sự hài
hoà cân đối trong khu vực nông nghiệp và tiến tới cho ngành Nông - lâm -
thuỷ sản.
4.1.3.3. Một số công thức luân canh của xã
Luân canh cây trồng là sự thay đổi cây trồng về không gian và thời gian
theo từng chu kỳ sản xuất dựa trên cơ sở kỹ thuật trồng trọt nhằm tăng năng
suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đất. Biện pháp này nhằm làm đa dạng
chủng loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Mỗi địa phương có những đặc
điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và yêu cầu sản xuất.
Do đó công thức luân canh có sự khác nhau giữa các địa phương. Nghi Công
Bắc là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước vì thế công
thức luân canh phổ biến là công thức luân canh Lúa Đông xuân – Hè thu,
công thức luân canh Lúa – Lạc và công thức luân canh Lạc – Ngô.
* Công thức luân canh Lúa Đông xuân – Hè thu.
Lúa Đông xuân. Đối với những chân ruộng chủ động nước thì bố trí
trồng lúa Đông xuân trổ từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Tuỳ thời gian sinh
trưởng của từng giống lúa trong cơ cấu mà bố trí gieo sạ. Với chân ruộng chủ
yếu phụ thuộc vào nước trời thì hầu hết đều chuyển sang trồng các loại cây
trồng khác như ngô, lạc hoặc sử dụng cho mục đích khác đều có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, diện tích này rất ít nên chủ yếu là diện tích đất trồng lúa. Đối với
vụ này cần bố trí gieo sạ hợp lý, đúng thời vụ để chuẩn bị cho việc sản xuất
vụ Hè thu thu hoạch trước mùa mưa bão.
Lúa Hè thu. Đây là vụ thường cho năng suất kém hơn so với vụ Đông
xuân. Do vào dịp này, địa hình nơi đây thường chịu ảnh hưởng của thời tiết
như hạn hán hay mưa bão, sâu bệnh nhiều. Vì thế sau khi thu hoạch vụ Đông
xuân xong cần tiến hành làm đất ngay để gieo sạ vụ Hè thu nhằm thu hoạch
sớm, tránh mùa mưa bão vào đầu tháng 9.
22

* Công thức luân canh Lúa – Lạc.
Với công thức này thì vụ lúa được tiến hành như vụ Lúa Đông xuân
nhưng sau khi thu hoạch xong thì nếu đất ở đây nếu tiếp tục trồng lúa sẽ cho
năng suất thấp, hiệu quả sẽ kém hơn so với việc chuyển sang trồng loại cây
trồng khác như lạc.
* Công thức luân canh Lạc – Ngô.
Vụ lạc được trồng vào giữa tháng 12 và thu hoạch vào giữa tháng 4 đến
đầu tháng 5. Sau khi thu hoạch xong lạc người ta bắt đầu tiến hành trồng ngô.
4.1.3.4 Cơ cấu diện tích các loại đất của xã
Nhìn chung thì tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm là không
thay đổi. Qua số liệu bảng 6, chúng ta thấy tổng diện tích tự nhiên qua 3 năm
không có sự biến động. Chúng ta đi vào phân tích từng loại đất để thấy rõ vấn
đề này.
Bảng 6 : Cơ cấu diện tích các loại đất của xã qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
DT DT DT %
Tổng diện tích tự
nhiên
1.318,0
4
1.318,0
4
1.320,37 100,00
I. Diện tích đất nông
nghiệp.
724,85 724,5 711,86 53,91
II. Đất phi nông
nghiệp
146,05 149,89 153,46 11,62
1. Đất chuyên dùng 49,86 50,94 50,94 3,86

2. Đất khu dân cư 20,25 21,38 21,52 1,63
3. Đất phi nông nghiệp
khác
75,94 77,57 81 6,1
III. Đất chưa sử dụng 447,14 443,65 455,05 34,46
[Nguồn thu thập từ báo cáo tổng kết của xã]
23
* Đất nông nghiệp.
Ta có thể thấy diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm đã có sự biến động
theo chiều hướng giảm dần. Tuy nhiên mức độ biến động là không đáng kể.
Năm 2009 so với năm 2008 chỉ giảm 0,35 ha tương ứng giảm 0,05%, năm
2010 so với năm 2009 giảm 12,64 ha tương ứng giảm 1,74%. Điều này có thể
được giải thích như sau: Mặc dù hàng năm, công tác khai hoang của xã vẫn
được thực hiện tốt nhằm làm tăng diện tích đất nông nghiệp, giảm diện tích
đất chưa sử dụng nhưng do dân số tăng nhanh qua các năm cùng với quá trình
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là quá trình
đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên một phần diện tích đất nông
nghiệp cắt giảm chuyển sang mục đích sử dụng khác như đất khu dân cư hay
đất chuyên dùng… làm cho đất nông nghiệp suy giảm. Tuy nhiên có thể nói
kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của xã đã đi đúng hướng, cũng vì thế mà
diện tích đất chưa sử dụng đã có xu hướng giảm dần.
* Đất phi nông nghiệp.
- Đất chuyên dùng.
Đất chuyên dùng đã tăng qua các năm. Năm 2009 so với năm 2008 tăng
1,08 ha tương ứng tăng 2,17%, năm 2010 so với năm 2009 tăng thì không
tăng.Nguyên nhân là do nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi xây dựng, mở
rộng các công trình cầu cống, giao thông nông thôn, trụ sở văn phòng các cơ
quan. Với tỷ lệ tăng này ta có thể thấy được quá trình Công nghiệp hóa - Hiện
đại hoá đang từng bước làm thay đổi bộ mặt của xã. Hơn nữa, thực trạng cơ
sở hạ tầng của xã còn nghèo nàn, các dự án đầu tư xây dựng, các công trình

chưa nhiều. Vì vậy, sự gia tăng của đất chuyên dùng hoàn toàn phù hợp với
xu thế phát triển của xã hội.
- Đất khu dân cư.
Nhu cầu về đất ở, nhà ở ngày càng tăng theo sự gia tăng của dân số. Năm
2009 so với 2008 tăng 1,13 ha tương ứng tăng 5,58%, năm 2010 so với năm
2009 tăng 0,14 ha tương ứng tăng 0,65%. Điều này có thể thấy được là do
hằng năm dân số tăng kéo theo số hộ gia đình ngày càng tăng. Vì thế nhu cầu
đất ở tăng qua các năm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên xã cần có kế
hoạch, quy hoạch sử dụng đất hợp lý để tránh việc mua bán đất không hợp lý
làm giảm diện tích đất nông nghiệp.
24
- Đất phi nông nghiệp khác.
Loại đất này bao gồm đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa,
đất sông suối mặt nước chuyên dùng. Năm 2008 diện tích đất này là 75,94 ha
đến 2010 diện tích đất này là 81 ha như vậy diện tích này cũng có xu hướng
tăng nhanh nhưng nó không ảnh hưởng gì nhiều đến diện tích đất nông
nghiệp. Do loại đất này chủ yếu là ở vùng đồi núi, thuộc vào loại đất chưa sử
dụng nên việc tăng diện tích đất này sẽ giảm diện tích đất chưa sử dụng.
4.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nghi Công Bắc
4.2.1. Tình hình sử dụng đất
Nghi Công Bắc là một xã miền núi đất đai thường cằn cỗi nhiều, vì vậy
đòi hỏi trong quá trình canh tác cần thực hiện các biện pháp thâm canh, cải
tạo bồi dưỡng đất, nhằm giữ ổn định và tăng độ phì của đất góp phần phục hồi
và tăng khả năng sản xuất của đất. Một số người nông dân chưa nhận thức
đầy đủ và thực hiện tốt hoạt động này vì không hiểu được cùng với quá trình
canh tác nếu không được bồi dưỡng, cải tạo thường xuyên, hợp lý thì sức sản
xuất của đất ngày càng giảm sút. Còn có một lý do khác xuất phát từ công tác
khuyến nông đó là bà con thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất để thực hiện thâm
canh vì vậy cần nỗ lực đẩy mạnh công tác khuyến nông ở địa phương, làm tốt
chức năng chuyển giao công nghệ để người dân tham gia cải tạo đất tăng năng

suất và hiệu quả cây trồng trên từng đơn vị canh tác. Để thấy rõ hơn chúng ta
xem qua tình trạng sử dụng đất của các hộ ở bảng sau đây.
Bảng 7 : Tình trạng đất của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Hộ Khá Hộ TB Hộ Nghèo
Thiếu đất SX 0 3 6
Đủ đất SX 7 10 6
Không rõ 0 3 1
[Nguồn phỏng vấn hộ 2011]
Từ bảng 7 ta thấy được rằng có sự phân biệt rõ giữa các nhóm hộ về tình
trạng sử dụng đất. Đối với nhóm hộ khá những hộ được phỏng vấn đều có dủ
đất sản xuất so với các nhóm hộ khác. Trong quá trình phỏng vấn tìm hiểu
được nguyên nhân là do các hộ khá có các hoạt động sản xuất khác hoặc kết
hợp giữa các loại hình sản xuất như chăn nuôi,trồng trọt với xay xát buôn bán
25

×