Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá hiệu quả Dự án trồng rừng tại huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên Quang từ năm 2005 - 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.02 KB, 57 trang )

i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o

NGUYỄN TUYỀN PHÁT


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG
TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG
TỪ NĂM 2005 – 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2013 – 2015




Thái Nguyên, năm 2014
ii



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
o0o

NGUYỄN TUYỀN PHÁT


Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG
TẠI HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG
TỪ NĂM 2005 – 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông Chính quy
Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Lớp : K9 - LTLN
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2013 – 2015
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn


Thái Nguyên, năm 2014
i


LỜI NÓI ĐẦU


Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng trong quá trình học tập của
mỗi sinh viên. Đây là quãng thời gian giúp cho sinh viên có được cơ hội trải
nghiệm những kiến thức đã học được vào trong thực tiễn. mặt khác thông qua
quá trình này lại giúp cho mỗi sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức
đã được học tại trường vào thực tế công việc,
Với nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả Dự án trồng rừng tại
huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2005 - 2013”. Để hoàn thành
đề tài này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Lâm nghiệp
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý
báu và cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời
cảm ơn tới thầy Th.Sĩ Nguyễn văn Mạn đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý và tận
tình giúp tôi trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề này. Thầy đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Và chú Nguyễn Ngọc Đệ giám
đốc BQL rừng phòng hộ huyên Lâm Bình đã trực tiếp truyền đạt thông tin và
giúp tôi có được những thông tin và hiểu thêm một số kiến thức liên quan đến
dự án trồng rừng của BQL. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong khi thực hiện
chuyên đề này nhưng do kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế
nên bài viết của tôi khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn để tôi có thể rút kinh nghiệm
và học tập thêm những kiến thức bổ ích vào thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014
Sinh Viên


Nguyễn Tuyền Phát
ii



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU i
M ỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề 2
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề 2
1.3.1. Điều kiện của bản thân 2
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nhiên cứu 3
1.3.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 3
1.3.2.2. Điều kiện xã hội nhân văn và nguồn nhân lực 4
1.3.2.3. Tài nguyên thiên nhiên của huyện 5
1.3.2.4. Hiện trạng phát triển KT- XH huyện Lâm Bình giai đoạn 2001-2010…….9
1.3.2.5. Các cơ sở hạ tầng kinh tế 13
1.3.2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở huyện Lâm
Bình 14
1.4. Mục tiêu nghiên cứu 15
1.5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 15
1.5.1. Một số khái niệm liên quan liên quan đến dự án và đánh giá hiệu quả dự án 15
1.5.2. Một số chính sách về quản lý vảo vệ, phát triển và hượng lợi từ rừng 17
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu 19
2.2. Nội dung nghiên cứu 19

iii


2.3. Địa điểm và thời gian tiến hành 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 20
2.4.2.Phương pháp xử lí số liệu 20
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. Khái quát về Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình và Dự án trồng rừng tại tại
Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình 21
3.1.1 Khái quát về Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình 21
3.1.2. Khái quát về vùng dự án 21
3.1.2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên vùng dự án trồng rừng Huyện Lâm
Bình 21
3.1.2.2. Đặc điểm dân cư vùng dự án 23
3.1.3. Khái quát về Dự án trồng rừng tại tại Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình 24
3.2. Đánh giá kết quả Dự án trồng rừng tại tại Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình
giai đoạn 2005 – 2013 26
3.2.1. Phân bổ vốn đầu tư 26
3.2.2. Kết quả hoạt động bảo vệ, phát triển rừng 28
3.2.2.1. Kết quả trồng rừng phòng hộ 28
3.2.2.2. Kết quả trồng rừng sản xuất 29
3.2.2.3. Kết quả công tác bảo vệ rừng 30
3.2.2.4. Kết quả cắm mốc ranh giới 31
3.3. Đánh giá hiệu quả Dự án trồng rừng tại tại Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình
giai đoạn 2005 – 2013 31
3.3.1. Hiệu quả kinh tế của dự án 31
3.3.2. Hiệu quả xã hội và môi trường 35
3.3.2.1 Chỉ số lao động có việc làm 35
3.3.2.2 Nâng cao mức sống dân cư 37

3.3.2.3 Phân phối thu nhập và công bằng xã hội 38
iv


3.3.2.4 Sự thay đổi tập quán canh tác, sản xuất lạc hậu của người dân trong vùng dự
án. 38
3.3.2.5 Các tác động đến môi trường sinh thái 39
3.4. Những tồn tại và hạn chế trong triển khai thực hiện Dự án trồng rừng tại Ban
quản lý rừng phòng hộ huyện lâm Bình 40
3.5. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện Dự án trồng rừng tại địa
bàn nghiên cứu trong những năm tiếp theo 42
PHẦN 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 47
4.1. Kết kuận 47
4.2. Tồn tại 48
4.3. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

v


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý
KT-XH : Kinh tế xã hội
DA : Dự án
GTSX : Gía trị sản xuất
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Uỷ ban nhân dân
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
DT : Dân tộc

TNBQ : Thu nhập bình quân
BV & PT : Bảo vệ và phát triển
vi


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 01. Quy mô dân số của huyện 4
Bảng 02 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 6
Bảng 03. Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế (giá so sánh) 9
Bảng 04. Cơ cấu kinh tế của huyện (giá hiện hành) 10
Bảng 05. giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá hiện hành) 10
Bảng 06. Điều kiện đất đai và tài nguyên rừng của vùng dự án Lâm Bình 22
Bảng 07. Tình hình dân cư và thu nhập của dân cư trong vùng dự án 23
Bảng 08. Vốn đầu tư của dự án qua các năm (ĐVT: 1.000.000 đ) 26
Biểu 09. Kết quả thực hiện trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2005-2012 28
Biểu 10. Kết quả hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất 29
Biểu 11. Diện tích thực hiện bảo vệ rừng trên địa hạt được giao. 30
Biểu 12. Hiệu quả kinh tế từ việc tham gia trồng rừng phòng hộ 33
Biểu 13. Chi phí hỗ trợ nhân công cho hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất 34
Biểu 14. Khoán bảo vệ rừng tự nhiên cho hộ gia đình 35
Bảng 15. Số lao động trong độ tuổi có việc làm do tham gia dự án 36
Bảng 16. Thu nhập của hộ trước và sau khi tham gia dự án 37


1


PHẦN I
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên qúi giá và là lá phổi xanh điều h/òa khí hậu,
môi trường cho toàn bộ hệ sinh thái của trái đất. Nhưng hiện nay, đứng trước
tình trạng diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do sự sử dụng không đúng cách
của con người để thoả mãn nhu cầu của chính xã hội loài người làm cho khí
hậu, môi trường sinh thái ngày càng kém. Chính vì vậy, cùng với nhiều biện
pháp làm trong sạch khí hậu thì công tác trồng rừng nhằm tăng độ che phủ
của rừng để cải thiện khí hậu, môi trường sống cho thế hệ tương lai cũng
được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Đứng trong xu thế chung của thế
giới, Việt Nam đã có những chính sách, Dự án về phát triển rừng mà cụ thể là
chương trình 327 của chính phủ. Từ năm 1998 đến năm 2010 chương trình
661 về “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ra đời, thực hiện trên diện rộng tại
địa bàn các huyện của tỉnh Tuyên Quang. Kết thúc Dự án 661 năm 2010,
Chính phủ tiếp tục triển khai Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững
giai đoạn 2011-2015 nhằm tiếp tục thực hiện chăm sóc rừng ở giai đoạn xây
dựng cơ bản và triển khai trồng mới rừng trong các năm tiếp theo.
Quá trình thực hiện ngoài thực tiễn do đặc điểm đa dạng và điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, nhân văn của mỗi vùng triển khai thực hiện Dự án nên
việc triển khai kế hoạch của Dự án lại gặp phải những khó khăn, thuận lợi
riêng. Chính vì vậy tác động của Dự án tới sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi
địa phương cũng có sự khác biệt mang nét đặc thù của từng vùng tạo ra những
kết quả khác nhau của Dự án tuỳ thuộc vào công tác quản lý và triển khai thực
hiện Dự án tại mỗi vùng.

2


Với huyện Lâm Bình một huyện vùng cao, vùng xa mới được thành lập
trên cơ sở tách ra từ huyện Na Hang và Chiêm Hóa của tỉnh Tuyên Quang.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thể diện tích đất
tự nhiên và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn….
Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình được thành lập trên cơ sở tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ do Ban Quản lý rừng phòng hộ Na Hang chuyển giao. Chuyên
đề “Đánh giá hiệu quả Dự án trồng rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2005 - 2013” với mục tiêu nghiên cứu,
đánh giá hiệu quả thực hiện của Dự án trong các giai đoạn “ trồng rừng phòng
hộ” của Dự án. Trên cơ sở nghiên cứu tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong
quá trình thực hiện Dự án đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của Dự án trồng rừng trên địa bàn huyện Lâm Bình - tỉnh Tuyên
Quang cho những năm tiếp theo.
1.2. Sự cần thiết tiến hành chuyên đề
- Chuyên đề thực hiện giúp sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức
lý thuyết đã học và biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tế công việc.
- Qua điều tra đánh giá hiệu quả của dự án nắm bắt được được tình hình
thực tế về công tác quản lý và thực hiên một dư án từ đó đề xuất các giải pháp
thiết thực, phù hợp với từng xã và từng khu vực điều kiện cụ thể để thực hiện
dự án tiếp theo thành công hơn.
- Giúp cho sinh viên nắm bắt được các phương pháp trong điều tra, thu
thập các số liệu và tài liệu có sẵn .
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện của bản thân
Là sinh viên đã tốt nghiệp cao đằng ngành lâm nghiệp, tiếp tục theo học
liên thông lên đại học chuyên ngành lâm nghiệp nên bản thân đã được tích luỹ
những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật canh tác kỹ thuật

3


nông lâm kết hợp, kiến thức về kỹ năng khuyến nông khuyến lâm và kỹ năng

làm việc với cộng đồng thôn và người dân. Đó là những cơ sở cần thiết để tiến
hành chuyên đề tốt nghiệp này.
Quan trọng hơn cả là trong quá trình thực hiện chuyên đề còn được sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy hướng dẫn và các thầy cô giáo trong khoa lâm
nghiệp, những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu cũng như
trong lĩnh vực lâm nghiẹp và làm việc với người dân và cộng đồng thôn bản.
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nhiên cứu
1.3.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Lâm Bình là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Tuyên Quang, có vị
trí địa lý từ 21029'' đến 22042'' vĩ độ Bắc; từ 104053'' đến 1050 kinh độ Đông,
được thành lập theo Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 28/01/2011 của Chính
phủ trên sơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Đông giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
- Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- Phía Nam giáp huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
Lâm Bình là huyện mới được thành lập, còn rất nhiều khó khăn, song
được đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế. Huyện có 78.152,17 ha
diện tích tự nhiên và 29.459 nhân khẩu. Toàn huyện có 8 đơn vị hành chính
(xã) trực thuộc gồm: Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân
Lập, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang.
Huyện có đường quốc lộ 279, tỉnh lộ 188 và 185 chạy qua; tiếp giáp
với công trình thủy điện Tuyên Quang, là công trình có ý nghĩa kinh tế, chính
trị quan trọng với tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Lâm Bình nói riêng.

4


Huyện Lâm Bình nằm trên nền chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á- Trung Hoa và chia làm hai
mua rõ rệt: mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông
lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 độ C, là nhiệt độ lý tưởng cho
phát triển cây công nghiệp, nông nghiệp và là môi trường tốt cho các loại
động vật nuôi, động vật hoang dã. Tuy nhiên các tháng đầu mùa hạ thường
xuất hiện mưa giông, mưa đá ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Lượng mưa trung bình hàng năm khá ổn định. Độ ẩm bình quân cao
thích hợp với sản xuất nông lâm nghiệp.

1.3.2.2. Điều kiện xã hội nhân văn và nguồn nhân lực
* Dân tộc và văn hóa
Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc
Tày, Dao, Kinh, Mông và một số dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều lựa chọn địa
bàn cư trú khác nhau phù hợp với phong tục tập quán riêng.
* Dân số và nguồn nhân lực
Bảng 01. Quy mô dân số của huyện
Đơn vị: người
TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010
1 Tổng dân số 26.344 27.543 29.278
2 Lao động trong độ tuổi 16.332 16.525 16.981
(Nguồn: BQL rừng phòng hộ Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang)
Phần lớn dân số ở huyện làm nông nghiệp. Dân số tương đối trẻ, 60% dân số
trong độ tuổi lao động, là huyện miền núi, mới thành lập, nên đặc điểm cơ bản là dân
cư sống ở khu vực nông thôn (chưa có thị trấn thị tứ; không có dân số thành thị).
Theo dự báo trong giai đoạn tới, dân số của huyện tăng trưởng ổn định,
duy trì ở mức 1,1-1,2%/năm và có xu hướng giảm dần.

5



Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực: Huyện Lâm Bình có lực lượng
lao động trong độ tuổi trẻ. Tuy nhiên trình độ lao động còn thấp, chủ yếu phục
vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản (chiếm tỷ lệ cao (>90%))
* Cộng đồng dân cư và tập quán sinh hoạt, sản xuất
- Cộng đồng các dân tộc, dân số
Theo tài liệu của Chi cục thống kê huyện Lâm Bình, đến năm 2010,
dân số huyện Lâm Bình là 159 19459 người, chủ yếu là người Tày, Dao,
H’Mông, Kinh, Pa Thẻn , cụ thể
Xã Lăng Can:4.797 nhân khẩu. Xã Thượng Lâm: 5.129 nhân khẩu. Xã
Khuôn Hà: 3.553 nhân khẩu. Xã Phúc Yên: 2.771 nhân khẩu. Xã Xuân Lập:
1.909 nhân khẩu. Xã Bình An: 2.852 nhân khẩu. Xã Thổ Bình: 5.077 nhân
khẩu. Xã Hồng Quang: 3.371 nhân khẩu.
- Các tập quán sinh hoạt, sản xuất và mức sống của dân cư.
Nhân dân các dân tộc huyện Lâm Bình sinh sống chủ yếu tập chung
thành các thôn, bản. Sinh hoạt mang tính cộng đồng, sản xuất chủ yêu là nông
lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản (khu
vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Mức sống của người dân còn thấp, thấp
nhất trong số các huyện thị của tỉnh Tuyên Quang.
1.3.2.3. Tài nguyên thiên nhiên của huyện
* Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của huyện khá đa dạng về nhóm, loại và được phân bố
trên nhiều dạng địa hình khác nhau, tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông, lâm
nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây lâu năm.





6



Bảng 02 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Đơn vị: ha
TT Chỉ tiêu 2005 2010
Tổng diện tích tự nhiên 78,152.17

78.495.51

I
Đất nông nghiệp 69,266.74

71.470,20

1 Đất sản xuất nông nghiệp 2,548.68

2.444.12

1.1 Đất trồng cây hàng năm 1,935.45

388,96

1.1.1 Đất trồng lúa 1,379.48

-

1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 594.87

1.368,43


1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 211.69

-

1.1.1.3 Đất trồng lúa nương 572,92

-

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 555.97

-

1.2 Đất trồng cây lâu năm 613.23

686,73

2 Đất lâm nghiệp 66,677.60

68.985,15

2.1 Đất rừng sản xuất 5,569.34

-

2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 1,747.50

-

2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất 74.00


-

2.1.3
Đất khoanh nuôi khôi phục rừng
sản xuất 3.019,44

-

2.1.4 Đất trồng rừng sản xuất 728.40

20.213,71

2.2 Đất rừng phòng hộ 61,108.26

48.771,44

2.2.1 Đất có rừng tự nhiên phòng hộ 12,274.60

-

2.2.2 Đất có rừng trồng phòng hộ 0.00

-

2.2.3
Đất khoanh nuôi khôi phục rừng
phòng hộ 40.387,97

-


2.2.4 Đất trồng rừng phòng hộ 8,445.69

-


7


TT Chỉ tiêu 2005 2010
3 Đất nuôi trồng thủy sản
40.46

40,93

II
Đất phi nông nghiệp 5,671.43

5.741,81

1 Đất ở 172.81

224,88

1.1 Đất ở tại nông thôn 172.81

224,88

1.2 Đất ở tại đô thị 0.00

0


2 Đất chuyên dùng 251.42

35,3

2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp 2.52

13,04

2.2 Đất quốc phòng an ninh 0.04

0,04

2.3
Đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp 0.05

-

2.3.1 Đất khu công nghiệp 0.00

-

2.3.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 0.00

0,08

.2.3.3 Đất cho hoạt động khoáng sản 0.00


22,09

2.3.4 Đất sản xuất vật liệu xây dựng 0.05

0,05

2.4 Đất có mục đích công cộng 248.81

-

2.4.1 Đất giao thong 201.07

-

2.4.2 Đất thủy lợi 15.06

-

2.4.3
Đất chuyển dẫn năng lượng,
truyền thong 0.00

-

2.4.4 Đất cơ sở văn hóa 1.65

-

2.4.5 Đất cơ sở y tế 1.51


-

2.4.6 Đất cơ sở giáo dục đào tạo 26.06

-

2.4.7 Đất cơ sở thể dục thể thao 2.69

-

2.4.8 Đất chợ 0.77

-


8


TT Chỉ tiêu 2005 2010
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
0.10

0,10

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 38.14

49,03

5 Đất sông suối và mặt nước 5,208.96


896,34

6 Đất phi nông nghiệp khác 0.00

1.283,50

III
Đất chưa sử dụng 3,214.00

1.283,50

1 Đất bằng chưa sử dụng 189.62

142,59

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2,975.97

842,76

3 Núi đá không có rừng cây 48.41

298,15

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang)
- Đất nông nghiệp
Phần lớn diện tích đất của huyện là đất nông nghiệp (89,9%) trong đó chủ
yếu là đất lâm nghiệp (94,7%) mà phần lớn trong số đó là đất rừng phòng hộ.
- Đất phi nông nghiệp
Chiếm phần diện tích còn lại 10,1% trong đó phần lớn là đất sông suối

và đất đồi núi chưa sử dụng.
* Tài nguyên nước
Với diện tích sông suối, hồ lớn, tài nguyên nước mặt của huyện khá
phong phú, được cung cấp bởi sông Gâm và đặc biệt có 1 phần của hồ thủy
điện Tuyên Quang. Nước mặt phân bố không đồng đều giữa các tháng trong
năm và chất lượng nước cũng thay đổi theo mùa. Vào những tháng đầu mùa
mưa, chất lượng nước mặt không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ
do quá trình rửa trôi các chất trên bền mặt lưu vực. Mùa đông lạnh và thiếu
nước nên khó mở rộng việc trồng cây vụ đông.

9


* Tài nguyên rừng
Với diện tích đất lâm nghiệp lớn so với diện tích đất tự nhiên (85%). Đất đai
phù hợp với nhiều loại cây. Tài nguyên rừng hết sức phong phú về lâm sản, động
thực vật.
* Tài nguyên khoáng sản
Huyện có một số loại khoáng sản, phân bố ở một số xã, số lượng và trữ
lượng đã được thăm dò và đang tiến hành tổ chức khai thác như:
- Quặng antimon có ở xã Lăng Can.
- Đá vôi có nhiều điểm mỏ đang được khai thác để xây dựng công
trình. Đá vôi được phân bố rải rác khắp các xã trên địa bàn huyện.
- Cát sỏi, đất sét chủ yếu tập trung ở một số xã như: Lăng Can, Xuân Lập.
Huyện còn có một số mỏ vàng sa khoáng nhưng với trữ lượng không lớn.

1.3.2.4. Hiện trạng phát triển KT- XH huyện Lâm Bình giai đoạn
2001-2010
* Tình hình chung
Cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn

Bảng 03. Giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế (giá so sánh)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2000 2005 2010
Tổng GTSX 47.515

66.422

93.963

Nông lâm nghiệp, thủy sản 45.627

62.043

84.594

Công nghiệp xây dựng 963

2.390

5.338

Dịch vụ 925

1.989

4.030

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2011)



10


* Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 04. Cơ cấu kinh tế của huyện (giá hiện hành)
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2005 2010
Tổng GTSX Triệu đồng 55.200

106.360

277.963

Nông lâm nghiệp, thủy sản - 52.927

99.952

259.282

Công nghiệp, xây dựng - 1.074

3.243

10.399

Dịch vụ - 1.199

3.165

8.282


Cơ cấu kinh tế % 100

100

100

Nông lâm nghiệp, thủy sản % 95,9

94,0

93,3

Công nghiệp, xây dựng % 1,95

3,05

3,7

Dịch vụ % 2,15

2,95

3,0

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2011)
Cơ cấu kinh tế của huyện phản ánh đúng thực trạng của một huyện
miền núi còn nhiều khó khăn. Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng quá
lớn trong cơ cấu kinh tế trong khi công nghiệp dịch vụ đóng vai trò không
đáng kể. Hơn nữa, chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm, trong vòng 10 năm
nông nghiệp chỉ giảm 2,6% và công nghiệp chỉ tăng 1,75%.

* Thực trạng phát triển một sô ngành, lĩnh vực cơ bản của huyện
Bảng 05. giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá hiện hành)
Đơn vị: triệu đồng
TT

Chỉ tiêu 2000 2005 2010
Tổng 52.927

99.952

259.282

1 Nông nghiệp 49.751

91.956

233.354

- Trồng trọt 37.313

68.967

163.348

- Chăn nuôi 12.438

22.989

70.006


2 Lâm nghiệp 2.629

6.996

20.742

3 Thủy sản 547

1.000

5.186

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang)


11


Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
và ổn định đời sống nhân dân trong huyện. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, lao
động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế.
Nông nghiệp là lĩnh vực có đóng góp nhiều nhất (trên 90%) trong đó
chủ yếu tập trung vào trồng trọt. Tuy diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng khai
thác giá trị từ rừng còn thấp đồng.
Trồng trọt
Năm 2010 giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt gần 163 tỷ đồng chiếm
khoảng 75% giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu tập trung vào
cây lúa, ngô, lạc, đậu tương, chè…và cây ăn quả.

+ Cây lương thực: Sản xuất cây lương thực bao gồm lúa, ngô trong đó
chủ yếu là lúa. Diện tích gieo trông cây lương thực trên địa bàn huyện khoảng
3000 ha. Sản lượng lương thực đạt khoảng 15.500 tấn trong đó thóc là 13.500
tấn, ngô 2.000 tấn. Năng suất lúa tương đối khá, đạt trên 55 tạ/ha. Hiện nay,
huyện đang trồng 2 vụ lúa cho năng suất và sản lượng khá.
Diện tích lúa có xu hướng giảm nhưng năng suất và sản lượng giảm
không đáng kể do huyện đang dần dần từng bước đẩy nhanh khoa học công
nghệ vào sản xuất.
Cây ngô cũng cho năng suất khá nhưng diện tích trồng ngô có xu
hướng giảm nhanh hơn trồng lúa. Hiện nay sản phẩm từ ngô cũng khó tiêu
thụ, chủ yếu làm thức ăn gia súc nhưng chỉ trong phạm vi hộ gia đình mà
chưa sản xuất quy mô lớn cho giá trị cao (do khó khăn về địa hình và thị
trường tiêu thụ).

12


+ Cây thực phẩm chủ yếu là rau đậu các loại. Tuy nhiên thời tiết cũng
như địa hình đồi núi khó cho sản xuất quy mô lớn, mới chỉ có quy mô nhỏ lẻ,
phần lớn là tự cung tự cấp.
+ Cây công nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng bình quân hàng năm. Sản
lượng đạt khá, khoai lang 1 nghìn tấn, lạc 1 nghìn tấn, đậu tương 150 tấn…
+ Cây ăn quả bao gồm cam, quýt, nhãn, vải. nhưng diện tích không lớn
(khoảng 40 ha) và có xu hướng giảm.
Nhìn chung lĩnh vực trồng trọt có sự chuyển đổi đặc biệt về cơ cấu cây
trồng, thể hiện qua diện tích một số loại cây kém hiệu quả giảm đi, tăng nhanh
diện tích cây có hiệu quả cao như rau, đậu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Chăn nuôi
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2010 đạt khoảng 70 tỷ đồng
chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình

quân giai đoạn 2001-2010 đạt khoảng 5%/năm là mức tăng trưởng khá so với
các huyện lân cận.
Năm 2010 tổng đàn gia súc, gia cầm có trên 200 nghìn con, trong đó
trâu trên 9.000 con, bò 1.800 con, lợn 23.500 con, gia cầm 173.000 con…
Phát triển lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (trên 85%) tổng diện tích
toàn huyện. Lâm nghiệp ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng dân cư, đặc biệt là
đồng bào dân tộc ít người. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 đạt 20 tỷ đồng.
Độ che phủ của rừng hiện trên 70% và là một trong những huyện có độ che
phủ rừng cao nhất cả nước, đảm bảo môi trường sinh thái, hệ động thực vật.
Thủy sản
Diện tích nuôi thả của huyện tương đối khá và tăng nhanh trong thời
gian gần đây. Do đó tăng cả về năng suất, giá trị nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên việc áp dụng khoa học vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Diện tích nuôi

13


thả cá trên các hồ ao cho sản lượng 400 tấn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại
địa phương.
1.3.2.5. Các cơ sở hạ tầng kinh tế
- Hệ thống đường xá giao thông. Trong những năm qua, được sự quan
tâm của nhà nước, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được đầu tư xây
dựng. Tuy nhiện, cơ sở hạ tầng còn yếu, đường nhựa mới đến trung tâm xã,
các tuyến đường liên thôn phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. Đường bộ
toàn huyện là 226,6 km, gồm quốc lộ: 18,1 km, tỉnh lộ: 48 km, đường huyện
đến các xó: 160,5 km, riêng vùng Dự án có 98 Km đường huyện. Thực trạng
đường giao thông trong huyện, tuy đó cú đường ô tô đến trung tâm các xó,
nhưng đều là đường cấp phối và đường đất, mặt đường hư hỏng xuống cấp
ảnh hưởng lớn đến giao thông vận tải đi lại của các địa phương nhất là trong

mùa mưa. Hiện nay, hồ thuỷ điện Tuyên Quang đem lại lợi thế rất lớn cho vận
chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ trong huyện và các xó vựng Dự án.
- Hệ thống thông tin liên lạc. Hiện nay, thông tiên liên lạc về cơ bản
được phủ khắp. Hệ thống điện thoại, internet, thư tín đến tận thôn, bản, đáp
ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân địa phương.
- Hệ thống điện. Là huyện trọng điểm trong cung cấp lưu vực cho nhà
máy thủy điện Tuyên Quang nên hệ thông điện lưới quốc gia được được kéo
đến hầu khắp các thôn, bản cơ bản đám ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân địa phương.
- Các công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt
Tất cả các xã đều đó có trường học từ mẫu giáo đến cấp II, trung tâm
huyện có 1 trường cấp III và các trường cấp II +III tại các trung tâm các xã,
đủ lớp đủ trường cho các cháu trong độ tuổi đi học, nhưng điều kiện trang
thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ dạy và học còn thiếu thốn đặc biệt là các xã
vùng sâu vùng xa.

14


1.3.2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở huyện
Lâm Bình
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND Tỉnh đã
ban hành và triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách đầu tư, khuyến
khích phát triển sản xuất lâm nghiệp; các cơ chế, chính sách thực sự đó thu
hút được đầu tư phát triển lâm nghiệp, thu hút các tổ chức, hộ gia đình tham
gia đầu tư bảo vệ và phát triển rừng gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập, cải
thiện đời sống của người làm rừng.
- Về điều kiện tự nhiên: Lâm Bình nói chung và các xã vùng Dự án nói
riêng, có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên; đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn

hoà là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nông lâm nghiệp.
- Về xã hội: Nguồn lao động nông nghiệp nông thôn dồi dào (trên 90%)
có kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp. Trong đó có nhiều lao động trẻ có
trình độ văn hoá là điều kiện thuận lợi để phát triển về nguồn lực.
- Về giao thông: Có đường ô tô đến tất cả các trung tâm xã và có hệ
thống đường lâm nghiệp vào các khu rừng sản xuất. Đặc biệt có sông Gâm
chảy suốt dọc huyện từ Bắc xuống Nam và hồ Thuỷ điện Tuyên Quang là điều
kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá, lâm sản từ rừng đến nơi tiêu thụ.
* Hạn chế, thách thức
- Về lao động, đại bộ phận lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn nhưng
còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật chưa được đào tạo, tập quán
canh tác và đời sống phần nào còn mang tính bảo thủ, chưa đáp ứng được
nhịp độ của nền sản xuất công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- Mạng lưới đường giao thông mật độ còn thấp, chất lượng đường quá
xấu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế văn hoá xó hội núi chung và vận
chuyển hàng hóa, lâm sản.

15


1.4. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng thực hiện dự án trồng rừng của Ban Quản lý rừng
phòng hộ Lâm Bình trong giai đoạn 2005-2013.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện dự án trồng rừng của Ban Quản lý rừng
phòng hộ Lâm Bình trong giai đoạn 2005-2013.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án
trồng rừng trong giai đoạn phát triển tiếp theo
1.5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Một số khái niệm liên quan liên quan đến dự án và đánh giá hiệu
quả dự án

* Khái niệm dự án
Từ những năm 50 cùng với công cuộc xây dựng, phục hồi sau thế chiến
lần thứ II, quản lý dự án đã trở thành lình vực ngày càng được chú ý, quan
tâm. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phải có sự chuẩn bị cẩn thận và nghiêm
túc được xây dựng và soạn thảo theo dự án.
Từ “Dự án” được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới và được
định nghĩa theo chiều quan điểm khác nhau.
- Theo Cleland và King: “ Dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố về nhân
lực, trí lực trong một thời gian nhất định để đạt được một mục tiêu cụ thể”.
- Theo Cirdap: “Dự án là một hoạt động để giải quyết một vấn đề hay
hoàn thiện một trạng thái đặc biệt nào đó.
Theo quan điểm của Gittinger thì dự án được định nghĩa theo 3 điểm sau:
+ Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn lực dự trữ cho đầu tư, các
nguồn dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, định giá, thực thi và tiến hành
như một đơn vị độc lập.
+ Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhất trong một kế
hoạch, hay chương trình được chuẩn bị và thực hiện như một cá thể tách biệt.

16


+ Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự trữ được sử dụng tốt
nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi dự án kết thúc.
* Khái niệm quản lý dự án
Ngày nay việc quản lý dự án trở thành một vấn đề hết sức bức thiết.
Trong một doanh nghiệp thường phải tiến hành cùng lúc nhiều dự án liên
quan, phụ thuộc lẫn nhau. Số lượng dự án nhiều, qui mô dự án lớn lên và
phức tạp hơn. Trong xu thế phát triển chung của xã hội con người ngày càng
đặt ra những đòi hỏi ngày càng nghiêm khắc do nhu cầu của khách hàng và xã
hội ngày càng cao trong khi đó các nguồn lực có hạn cùng với các vấn đề về

môi trường sinh thái ngày càng xấu đi. Chính vì thực tế đó nên người ta buộc
phải quan tâm đến việc nghiên cứu tổ chức hợp lí toàn bộ quá trình xây dựng
và thực hiện các hoạt động bằng dự án tức là nghiên cứu đến quản lý dự án.
Hiện nay có nhiều khái niệm về quản lý dự án, nhưng quản lý dự án
được khái quát theo nghĩa rộng bao gồm các nội dung sau:
Định ra mục tiêu của dự án: Đó chính là kết quả cuối cùng cần đạt
được, thời gian, các tiêu chuẩn đánh giá, các kết quả đạt được…
Xác định các nguồn lực cần huy động.
- Mục tiêu của dự án, các nguồn lực huy động và việc phân bổ, sử dụng
các nguồn lực đó được trình bày trong chương trình hay kế hoạch của dự án.
- Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa,
né tránh và quản lý rủi ro.
Động viên những người tham gia dự án, liên kết các hoạt động của họ
và thường xuyên nắm tình hình thông qua bộ phận theo dõi dự án để kịp thời
tác động.
Giám sát và đánh giá dự án để cung cấp các thông tin về những thay
đổi và tiến độ thực hiện dự án. Đánh giá các giai đoạn để trợ giúp quyết định
cũng như tổng kết, rút kinh nghiệm của dự án.

17


Khái niệm quản lý dự án theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các nội dung
trên. Quản lý dự án là quản lý hoàn thiện một quá trình để đạt được mục tiêu
nhất định, cho phép nâng cao hiệu lực và tinh giảm được bộ máy quản lý, đảm
bảo tính thống nhất giữa các giải pháp kỹ thuật, kinh tế xã hội để đạt được
mục tiêu chung.
1.5.2. Một số chính sách về quản lý vảo vệ, phát triển và hượng lợi từ rừng
* Nhóm chính sách về đất đai và quản lý bảo vệ rừng
- Luật đất đai đã được sửa đổi năm 2003 và các văn bản hướng dẫn

kèm theo.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 Quốc Hội nước công
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua (Từ ngày
25 tháng 10 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004).
- Nghị định số 139/2004/NĐ-CP gnày 25 tháng 6 băn 2004 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và quản lý
lâm sản;
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính
phủ về Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính
phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Các văn bản pháp quy về giao đất, giao rừng cho thuê rừng của Bộ và tỉnh.
* Nhóm chính sách hưởng lợi
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 về
quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý rừng;

×