Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas tại thị xã Quảng Yên– tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.03 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


PHẠM THỊ ÁNH



Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HẦM KHÍ BIOGAS
TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN– TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2011- 2013’’




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học: : 2010 - 2014









Thái Nguyên, năm 2014
MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 2

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Cơ sở lý luận 3

2.2. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 4

2.2.1. Một số khái niệm 4

2.2.2. Khí sinh học và sự phát triển bền vững 4

2.2.3. Quá trình sản sinh khí sinh học 5

2.2.4. Lợi ích của công nghệ khí sinh học 8

2.3. Cơ sở xây dựng phát triển công nghệ biogas ở thị xã Quảng Yên. 10


2.4. Nguồn gốc lịch sử phát triển 10

2.5. Công nghệ khí sinh học biogas trong nước và thế giới 10

2.5.1. Công nghệ khí sinh học trên thế giới 11

2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về biogas 12

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 17

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 17

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 17

3.3.1. Nội dung nghiên cứu 17

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 17

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh 19

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 19

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22

Bảng 4.5. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 25


4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 28


4.2. Tình hình sử dụng hầm ủ biogas ở thị xã Quảng Yên giai đoạn 29

2011 - 2013 29
4.2.1.
Số lượng hầm ủ biogas theo năm và theo khu dân cư năm 2011- 2013
29

4.2.2.Hình thức xây dựng hầm ủ đến năm 2013 31

4.2.3. Qui mô và loại hình của các hầm ủ biogas trong thị xã Quảng Yên 32
4.2.4. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hầm ủ 33

4.2.5. Mục đích kinh tế trong việc sử dụng biogas 34

4.2.6. Đánh giá chất lượng của các hầm ủ biogas 39

4.3. Đánh giá hiệu quả về kinh tế và môi trường của các hầm khí sinh học 41

4.3.1. Đánh giá hiệu quả về kinh tế từ việc sử dụng hầm ủ biogas ở thị xã
Quảng Yên 41

4.3.2. Hiệu quả môi trường của các hầm ủ biogas tại thị xã Quảng Yên năm 2013 42

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1. Kết luận 44


5.2. Đề nghị 44









DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. : Xác định hệ số n và liều lượng chất nạp d. 5

Bảng 2.2. Lượng chất thải của vật nuôi bình quân/ngày 14

Bảng 4.1. Một số yếu tố khí hậu của thị xã Quảng Yên từ năm 1980 - 2012 20

Bảng 4.2. Cơ cấu các loại đất chính tại Quảng Yên năm 2013 21

Bảng 4.3. Hiện trạng và dự báo dân số thị xã Quảng Yên đến năm 2030 23

Bảng 4.4. Diện tích , giá trị sản xuất của ngành trồng trọt 24

Bảng 4.6.Số lượng hầm ủ biogas theo năm và theo khu dân cư năm 29

2010- 2013 29

Biểu đồ 4.1. Số hầm ủ hàng năm xây dựng ở thị xã Quảng Yên 30


Bảng 4.7. Hình thức xây dựng hầm ủ tính đến năm 2013 31

Bảng 4.8. Quy mô hầm ủ biogas ở Thị xã Quảng Yên giai đoạn 2011- 2013. 32

Bảng 4.9. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hầm ủ trong

thị xã Quảng Yên năm 2013 33

Bảng 4.10. Sử dụng khí biogas của nhân dân thị xã quảng Yên năm 2013 35

Bảng 4.11. Hiện trạng sử dụng phụ phẩm của các hầm ủ biogas thị xã
Quảng Yên năm 2013 37

Bảng 4.12. Đánh giá chất lượng các hầm ủ biogas tại thị xã Quảng Yên
của nhân dân. 39

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế của các hầm ủ biogas tại thị xã Quảng Yên
năm 2013 41

Bảng 4.14. Nhận xét của nhân dân về hầm khí sinh học đối với môi trường
sống 42



DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Hoạt động của hầm ủ biogas ở giai đoạn tích khí 7


Hình 2.2. Hoạt động của hầm ủ biogas ở giai đoạn xả khí 8

Biểu đồ 4.2. Quy mô hầm ủ tính theo thể tích 33

Biểu đồ 4.3. Hình thức sử dụng khí Biogas của người dân 36

Biểu đồ 4.4. Hình thức sử dụng chất thải của hầm Biogas 39




























DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Ý Nghĩa

1. CH
4
Khí metan
2. CO
2
……………………………………………Cacbonic
3. H
2
S……………………………………………Sulfure hydro
4. KSH………………………………………… Khí sinh học
5. KTQD…………………………………………Kinh tế quốc dân
6. KTTĐ………………………………………….Kinh tế trọng điểm
7. O
2
…………………………………………… Oxi
8. Sở NN&PTNT……………………………… Sở Nông Nghiệp và
Phát triển nông thôn
9. Tổ chức SNV………………………………….Tổ chức phát triển Hà Lan
10. TNHH……………………………………… Trách nhiệm hữu hạn
11. VAC………………………………………….Vườn – ao – chuồng
12.VSV………………………………………… Vi sinh vật

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Hiện nay, cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam đã
và đang đẩy mạnh công tác hội nhập quốc tế, quá trình công nghiệp hoá và đô
thị hoá đất nước. Nhưng song song với quá trình phát triển đó chúng ta phải
đối mặt với những vấn về sự thiếu hụt về năng lượng, nhiên liệu và vấn đề ô
nhiễm môi trường. Để giải quyết những vấn đề đó chúng ta đã nỗ lực để tìm
ra những nguồn năng lượng thay thế cho nguồn năng lượng sắp cạn kiệt nhằm
phát triển một thế giới bền vững và trong sạch hơn. Một trong những giải
pháp đó là tìm và sử dụng các loại nhiên liệu sạch thân thiện với môi trường
thay thế cho loại nhiên liệu cũ (than, dầu, xăng ), trong đó khí sinh học
(biogas) đã và đang được các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam xử
dụng và phát triển rộng rãi.
Nước ta với ưu thế là một nước nông nghiệp (hơn 70 % dân số là sản
xuất nông nghiệp), tập trung chủ yếu vào 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi. Với
khối lượng khổng lồ chất thải chăn nuôi vẫn chưa được sử lý dẫn tới lãng phí
nguồn phân bón hữu cơ mà còn gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là các vùng
nông thôn. Giải quyết môi trường nông thôn là vấn đề bức bách.
Có nhiều tổ chức phi chính phủ cũng như các đề án chương trình quốc
gia về vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng phát triển. Trong đó
chương trình khí sinh học cũng là đề án thường niên và phổ biến triển khai
rộng khắp trên mọi vùng miền. Các trương trình dự án khí sinh học khi đưa
vào thực tế được người dân hoàn toàn ủng hộ và tham gia nhiệt tình. Sử dụng
khí sinh học làm nhiên liệu cho phép ta giải quyết đồng thời các vấn đề tồn tại
trong xã hội hiên nay: Ô nhiễm môi trường, khủng hoảng năng lượng, sức
khoẻ con người, phát triển kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của dự án đối với đời sống người dân

nói chung và tính năng ưu Việt của hầm khí biogas khi triển khai trên địa bàn
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nói riêng, chúng tôi tiến hành thực hiện
2
đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng hầm khí Biogas tại thị xã Quảng Yên–
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2013’’.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá tình hình sử dụng hầm khí biogas trong các hộ gia đình
tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Hiệu quả kinh tế và tác động của nó tới môi trường sinh thái.
- Đề ra các biện pháp có tính thiết thực phù hợp với địa phương nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng biogas.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Quảng Yên.
- Điều tra số lượng hộ sử dụng biogas, quy mô hầm ủ trong các hộ
gia đình thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh.
- Những lợi ích của Biogas đem lại.
- Điều tra sơ bộ người dân về hiệu quả của biogas và những tác động
tới môi trường.
- Phân tích được thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng, quản lý
công trình khí sinh học và khí sinh học.
Đề ra các biện pháp có tính thiết thực phù hợp với địa phương nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng biogas.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa học tập: nâng cao kiến thức và kĩ năng, rút ra kinh nghiệm thực
tế phục vụ công tác bảo vệ môi trường, vận dụng, phát huy và nâng cao kiến
thức đã học.
- Ý nghĩa thực tiễn: nắm được thực trạng sử dụng hầm khí Biogas tại
thị xã Quảng Yên – tỉnh Quảng Ninh và những hiệu quả mà nó mang lại. Đưa
ra những biện pháp để đạt hiệu quả lớn nhất.





3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
Công nghệ khí sinh học ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi
không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Công nghệ hầm
khí sinh học (hầm khí biogas) được dùng để xử lý chất thải chăn nuôi và tạo
ra khí gas phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Đây mô hình vừa có
thể xử lý ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải trong chăn nuôi, vừa đem lại
hiệu quả kinh tế thiết thực đặc biệt cho cuộc sống. Đối với những hộ chăn
nuôi gia súc, gia cầm, thì công nghệ khí sinh học đã tận dụng nguồn chất thải
của vật nuôi và triệt tiêu mùi khó chịu. Nước thải của hệ thống hầm khí
biogas đã diệt hết 99% trứng giun sán, tận dụng làm phân vi sinh hoặc tưới
rau sạch, mang lại nguồn phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng
phát triển qua đó giúp giảm dịch hại từ 70-80% bảo vệ sức khoẻ của người
dân. Công nghệ khí sinh học đem lại lợi ích cho kinh tế, xã hội cho người dân,
đó là việc sử dụng hầm khí biogas giúp cho mỗi hộ gia đình tiết kiệm được từ
1.000.000-1.500.000 đồng/năm cho chi phí chất đốt (thắp sáng, đun nấu, sưởi
ấm ). Hầm khí sinh học ngoài tác dụng xử lý phân, rác thải, vệ sinh môi
trường, hạn chế chặt phá rừng lấy củi đun nấu mà còn góp phần cải thiện tích
cực trong việc cải thiện điều kiện lao động và tạo ra nếp sống văn minh. Do
đó mô hình hầm khí biogas ngày càng nhân rộng khắp trên mọi vùng miền
của tổ quốc.
Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện khí hậu thuận lợi cho VSV phát triển
quanh năm đó là cơ sở và tiền năng, cho việc xây dựng và xử dụng hầm khí
biogas. Hàng năm các dự án xây dựng mới hầm khí biogas do tổ chức trong
và ngoài tỉnh vẫn luôn được tiến hành triển khai đến các quận huyện trên địa

bàn toàn tỉnh. Dự án khí sinh học có mặt tại thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng
Ninh đem lại lợi ích to lớn cho người dân:
- Làm trong sạch môi trường.
- Giải quyết vấn đề lao động.
- Hỗ trợ người dân một phần kinh phí.
4
- Phát triển kinh tế hộ: tạo khí gas, phân bón trong sản xuất nông
nghiệp, thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Với những lợi ích và giá trị của dự án thì việc nghiên cứu, tìm hiểu
tình hình sử dụng và quá trình hoạt động của hầm khí biogas là rất quan
trọng để dự án được hoàn thiện và phát triển rộng khắp hơn.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
2.2.1. Một số khái niệm
-Khí Biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí mêtan (CH4) và một số
khí khác phát sinh từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ.Thành phần chính của
Biogas là CH
4

- Chất thải chăn nuôi : là những chất thải của vật nuôi và cả những chất
độn chuồng. Chất thải chăn nuôi được phân ra làm 3 loại: chất thải rắn, chất
thải lỏng và chất thải khí. Chất thải đó là một lượng lớn chất thải hữu cơ có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao.
- Phân hủy yếm khí: là quá trình phân giải xảy ra trong điều kiện không
có không khí.
- Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất
hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác.

Khí sinh học là khí được sinh ra trong quá trình phân huỷ sinh học các
chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí sinh ra nguồn năng lượng tái tạo được.
Quá trình phân huỷ sinh học kỵ khí xảy ra trong hầm Biogas là quá

trình chuyển hoá sinh học các chất hữu cơ trong điều kiện không có Oxi (O
2
)
với sự tham gia tích cực của các vi sinh vật kỵ khí. Sản phẩm chính của quá
trình này là khí Mêtan (CH
4
), hay có thể gọi là khí sinh học (KSH), một phần
nhỏ còn lại là các khí khác như Cacbonic (CO
2
) và sulfure hydro (H
2
S) có
mùi trứng thối. Trong thiên nhiên khí sinh học được sinh ra tại các vùng đầm
lầy,đáy ao hồ tù đọng, trong bộ máy tiêu hoá của động vật.
2.2.2. Khí sinh học và sự phát triển bền vững
Công nghệ sản xuất khí sinh học góp phần rất lớn giảm thải, pháp thải
khí nhà kính, là nguồn nhiên liệu sạch và cơ bản cho thế hệ hiện tại và tương
lai. Hiệu ứng nhà kính đang là một thách thức lớn của toàn nhân loại nó gây
ra biến đổi khí hậu toàn cầu theo chiều hướng sâu và ngày càng phức tạp.
5
trong đó khí mêtan là một khí gây hiệu ứng nhà kính lớn gấp 21 lần khí CO
2
.
Do đó nếu các chất thải hữu cơ được phân huỷ trong các công trình khí sinh
học thì mêtan sẽ được thu lại làm nhiên liệu góp phần lớn trong việc giải
quyết môi trường hiện nay. Khi đốt cháy 1 tấn mêtan tạo ra 2,75 tấn CO
2
.
Như vậy tác dụng về hiệu ứng nhà kính giảm: 21/2,75 = 7,6 lần.[ 2 ]
2.2.3. Quá trình sản sinh khí sinh học

2.2.3.1. Các giai đoạn của quá trình phân huỷ kị khí
- Khí sinh học có thể thu được từ bất kỳ chất thải hữu cơ nào và giải
phóng được một lượng khí Biogas từ 0,4 – 0.6 m
3
/kg nguyên liệu hữu cơ khô.
Phân gia súc có thể được dùng làm “chất mồi” ban đầu, phối trộn với các chất
thải thực vật, ủ đúng quy trình kỹ thuật dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí
sẽ cho khí Biogas và phân hữu cơ sinh học.
- Các nguyên liệu chứa lignhin như rơm rạ nên băm nhỏ và pha trộn
trước khi đưa vào hầm ủ để phân huỷ.
- Cách tính lượng Biogas sinh ra trong điều kiện yếm khí của các chất
hữu cơ, có thể dùng công thức lý thuyết sau đây.
Y = 1/100(a – nd) (1)
Trong đó:
Y: Lượng Biogas sinh ra (m
3
) khi nạp 1g chất thải hữu cơ khô vào
hầm Biogas.
a: Khả năng phân huỷ lớn nhất của chất nạp vào hầm Biogas.
a = (90,92J + 0,62i + 0,34 X)100.
n: Hệ số phụ thuộc vào độ ẩm chất nạp (Xem bảng 2.1)
d: Liều lượng chất nạp (%).
J,i,X: Tương ứng thành phần mỡ, cacbon, xenlulo trong 1g chất nạp.
Bảng 2.1. : Xác định hệ số n và liều lượng chất nạp d.
(Đơn vị tính: %)
Nhiệt độ
Phân huỷ (
0
C)
Độ ẩm của chất nạp vào hầm Biogas (%)

93

94

95 96 97
33 1,05/7 0,89/8 0,72/9 0.59/10 0,4/11
53 0,455/14 0,385/16 0,31/18 0,24/20 0,7/22
(Ghi chú: Giá trị n: tử số ; d: mẫu số).[1].
6
Tuy nhiên, lượng Biogas nhiều hay ít còn tuỳ thuộc rất lớn đến kết cấu
và nhiệt độ của bể phân huỷ.
Quy trình phân huỷ kỵ khí của chất hữu cơ diễn ra theo 3 giai đoạn sau :
- Giai đoạn thuỷ phân (Hydrolysis)
- Giai đoạn axit hoá (Acidgensis)
- Giai đoạn Metan hoá (Methanogenesis)
Ba giai đoạn này không hoàn toàn tách bạch nhau mà đan xen lẫn nhau.
* Giai đoạn thủy phân: một nhóm vi khuẩn biến đổi các chất hữu cơ
phức tạp không tan trong nước như xenlulozo, hemixenlulozo, hicnin thành
các chất hữu cơ đơn giản và tan được như gluczo. Các vi khuẩn tham gia
trong giai đoạn này được gọi là vi khuẩn thủy phân.
* Giai đoạn sinh axít : Các chất đơn giản được sinh ra ở giai đoạn đầu
tiếp tục được phân giải thành các axit hữu cơ có phân tử lượng nhỏ hơn như
axit axetic, axit propionic…các andehyl, rượu và một số khí như nito,
hidro…. Các vi khuẩn tham gia gọi là vi khuẩn sinh axit. Tiếp đến là quá trình
sinh axeton để tạo ra H
2
, axit axetic và CO
2
. Ở giai đoạn này do sinh nhiều
axit nên PH của môi trường giảm mạnh.

* Giai đoạn sinh metan: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ
quá trình, các sản phẩm của giai đoạn 2 được biến thành khí metan, dioxit
cacbon, oxi, nito, hidrosunfua…Cuối cùng quá trình sinh metan là tạo ra CH
4

và CO
2
. Các vi khuẩn tham gia trong quá trình được gọi là vi khuẩn sinh
metan, các loài quan trọng nhất là methanobacterium arbophilicum,
M.fomicum, M. ruminantum, M. mobile…
Trên thực tế, 3 quá trình trên hoạt động cùng một lúc, liên tục và đồng
bộ như một dây chuyền sản xuất. Nó ảnh hưởng lẫn nhau, vì thế một giai đoạn
bất thường sẽ làm kìm hãm, thậm chí còn gây tê liệt cả hệ thống.
* Xác định dung tích của bể phản ứng theo công thức sau:
L
0
- L
T
W = Q.T = Q.
A
Trong đó:
W: dung dịch bể (m
3
)
7
T : Thời gian lưu nước trong bể (ngày)
Q: Lượng nước thải sử lý (m
3
/ngày)
L

0
- L
T
: Tương ứng với BOD
20
của nước thải trước và sau sử lý.
A: Tải trọng chất bẩn trong 1m
3
dung tích bể trong 1 ngày (kg/m
3
/ngày)
[1]

2.2.3.2. Các nguyên liệu để sản xuất khí sinh học
* Nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Trong lọai này bao gồm: Phân gia súc, gia cầm, phân bắc, các bộ phận
cơ thể của động vật, xác động vật chết, rác và nước thải của lò mổ, cơ sở chế
biến thuỷ, hải sản.
Phân trâu, bò, lợn phân huỷ nhanh hơn phân gia cầm, phân bắc nhưng
sản lượng khí của phân gia cầm, phân bắc lại cao hơn.
* Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Bao gồm lá và thân cây như: Phụ phẩm cây trồng rơm, rạ, thân lá ngô,
khoai, rác sinh hoạt hữu cơ, rau, củ, quả, lương thực, cỏ và các loại cây xanh
hoang dại: rong, bèo, cây phân xanh.
2.2.3.3. Chu trình hoạt động của hầm ủ biogas
Hầm ủ biogas là loại thiết bị khí sinh học nắp cố định. Nó hoạt động
theo 1 chu trình gồm 2 giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Giai đoạn tích khí









Hình 2.1. Hoạt động của hầm ủ biogas ở giai đoạn tích khí
Đầu tiên, mức dịch phân giải trong hầm ủ, đầu vào và đầu ra ngang
bằng nhau, áp suất trong bể bằng bên ngoài. Sau đó khí sinh ra làm tăng áp
suất trong bể, đẩy dịch phân huỷ sang bể điều áp. Cuối cùng mực chất lỏng ở
bể điều áp dạng cao nhất là mức xả tràn, lúc này áp suất khí là lớn nhất.
8
Khí được lấy ra sử dụng làm giảm áp suất trong hầm ủ, khí chứa bể
điều áp trong hầm ủ, chất bể điều áp cháy trở lại. Cuối cùng, thiết bị trả lại
trạng thái ban đầu của chu trình hoạt động.
* Giai đoạn 2: Giai đoạn xả khí










Hình 2.2. Hoạt động của hầm ủ biogas ở giai đoạn xả khí
2.2.4. Lợi ích của công nghệ khí sinh học
2.2.4.1. Những lợi ích kinh tế của công nghệ khí sinh học (biogas)
2.2.4.1.1. Lợi ích từ sử dụng khí sinh học

- Sản sinh năng lượng phục vụ sản xuất ở các vùng nông thôn:
+ Đun nấu: cần từ 10-15 kg phân lợn hàng ngày có thể sản xuất khí gas,
đủ cung cấp nhiên liệu đun nấu cho gia đình 3- 4 người.
+ Thắp sáng.
+ Chạy động cơ đốt trong: Số liệu các nước cho thấy lượng khí tiêu thụ
khoảng 0,45 – 0,54 m
3
/mã lực x giờ hay 0,6 – 0,75 m
3
/KWh điện [2].
+ Các ứng dụng khác: sưởi ấm, ấp trứng, sưởi gà con, chạy tủ lạnh, bảo
quản nông sản.
2.2.4.1.2. Lợi ích về sử dụng bã thải
- Xử lý chất thải trong chăn nuôi, tạo nguồn phân hữu cơ, giảm sử dụng
phân hoá học.
- Lợi ích về trồng trọt: bã thải trong hầm khí sinh học sau khi được xử
lý có hàm lượng đạm và nitơ lớn rất tốt dùng làm phân bón trong sản xuất
nông nghiệp.
9
+ Tăng năng suất cây trồng: ở Trung Quốc dùng bã thải bón cho lúa
trong 5 vụ liền từ 1980 tới 1982 năng suất tăng 6,1 – 19,2% so với dùng phân
và cùng nguyên liệu.
+ Hạn chế sâu bệnh và cỏ dại: Theo kinh nghiệm của một số kĩ thuật
viện khí sinh học của dự án (Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi
Việt Nam thì phân khí sinh học có thể ức chế bệnh khô vằn, hạn chế sâu đục
thân, bọ rầy xanh, rày nâu).
+ Cải tạo đất: ở Trung Quốc sau 3 năm bón phân khí sinh học cho 106
ha (1982 – 1986) hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng từ 1,3% - 1,7%, năng
suất tăng gấp đôi đạt 18,7 tấn/ha giảm lượng phân bón hoá học sử dụng cho
mỗi vụ.

- Lợi ích về chăn nuôi
+ Vệ sinh chuồng trại: Chuồng trại sạch sẽ, giảm mùi hôi.
+ Dùng bã thải làm thức ăn gia súc: Bổ sung cho lợn, cá.
- Lợi ích về thuỷ sản:
+ Dùng bã thải khí sinh học cho cá ăn có hiệu quả cao hơn phân
chuồng.
- Lợi ích khác: Xử lý hạt giống, nuôi giun đất, trồng nấm.
2.2.4.1.3. Lợi ích về vệ sinh môi trường
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở vùng nông thôn: Cải thiện vệ sinh
môi trường, giảm mầm bệnh, trứng giun và ruồi muỗi.
- Bảo vệ nguồn tự nhiên, giảm chặt phá rừng, giảm ô nhiễn nguồn nước.
- Cải thiện, bảo vệ đất.
- Giảm thải khí nhà kính.
2.2.4.3. Lợi ích về xã hội
- Giải phóng phụ nữ, trẻ em, nâng cao trình độ văn minh.
Ngoài ra, công nghệ khí sinh học còn góp phần hiện đại hóa nông thôn.
* Với những lợi ích to lớn của công nghệ khí sinh học là một cơ sở
vững chắc, là động lực mạnh mẽ để chúng ta phổ biến phát triển công nghệ
này trong thực tế.
10
2.3. Cơ sở xây dựng phát triển công nghệ biogas tại thị xã Quảng Yên.
- Về điều kiện tự nhiên: Thị xã Quảng Yên có khí hậu phù hợp để có
thể phát triển vá ứng dụng rộng rãi công nghệ khí sinh học.
- Về kinh tế - xã hội: trên địa bàn thị xã có số hộ chăn nuôi nhiều.
- Nhận được sự hỗ trợ của Dự án khí sinh học từ chính phủ Hà Lan,
được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban ngành tỉnh cùng sự ủng hộ của
người dân địa phương.
- Đây là điều kiện cơ bản để thị xã Quảng Yên phát triển công nghệ
khí sinh học rộng khắp trên địa bàn Thị ủy.
2.4. Nguồn gốc lịch sử phát triển

Từ những năm 1890 ở Peterburg (Nga), ông Omelevski đã phát hiện
khí mêtan CH
4
(khí sinh học) sinh ra từ bể lắng 2 vỏ. Quá trình sinh ra khí
sinh học là do trong bể lắng 2 vỏ đã xảy ra sự phân huỷ các cặn chất thải lắng
xuống từ nước thải sinh hoạt ở nhiệt độ > 25
0
C trong điều kiện kỵ khí.
Năm 1905 bể foss Imhoff phát triển cũng sinh ra khí mêtan, nhưng do
điều kiện nhiệt độ ở Châu Âu về mùa đông thấp nên loại này ít hoạt động.
Sau đó, trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải, người ta cũng đã
dùng bể Metantank (bể sinh khí mêtan) để xử lý cặn áp dụng nguyên lý thuỷ
lực có tác dụng đối lưu tốt.
Bể Metantank sau nhiều năm cải tiến cho phù hợp đến nay công trình
xử lý nước thải tập trung của các đô thị gần như hoàn thiện.
Bể Biogas là một loại bể “Metantank” đã được đơn giản hóa để xử lý
phân, rác ở các vùng nông thôn và cho hiệu qua cao.
2.5. Công nghệ khí sinh học biogas trong nước và thế giới
Trong tiến trình phát triển nhanh chóng như hiện nay,năng lượng và rác
thải đang trở thành mối lo ngại toàn cầu, không riêng một quốc gia nào. Các
nguồn nhiên liệu than đá và dầu mỏ sẽ dần cạn kiệt. Dân số càng gia tăng, thì
rác thải cũng tỉ lệ thuận mà tăng theo. Cùng giải quyết hai vấn đề này cùng
một lúc sẽ là một bài toán khó không những thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai
sau cùng cùng chung tay giải đáp để cứu vớt thế giới ngày một tốt đẹp hơn.
Lợi ích từ việc tìm ra nguồn năng lượng sạch sẽ mang lại những thành quả lớn
cho xã hội loài người. Trên con đường đi giải đáp những vướng mắc đó thì
11
khí sinh học - Biogas - chính là một trong những đáp án cho bài toán đang
được giải và công nghệ khí sinh học ngày một hoàn thiện và phát triển. Công
nghệ này phát triển mạnh nhất ở các nước: Trung Quốc, Ân Độ, Thuỵ Điển,

Đức, Đan Mạch.
2.5.1. Công nghệ khí sinh học trên thế giới
Thế giới ngày nay đang tăng tốc mạnh mẽ trên bánh xe phát triển của
thời đại. Trình độ khoa học kỹ thuật cùng với khả năng tư duy của con người
ngày một cao. Nhiều nước đã áp dụng thành công sản phẩm mới và tiên tiến
mà bộ óc siêu nhiên mà con người làm ra trong đó khí sinh học cũng đang
phát triển rộng rãi hơn. Công nghệ sản xuất khí sinh học - biogas - được nhân
rộng và phổ biến hơn ở các nước có nền kĩ thuật cao. Vì thế mà ở đó họ ngày
càng rút ngắn được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn trong việc ứng
dụng hầm khí biogas.
Công nghệ sản xuất khí sinh học của con người có từ rất lâu đời. Theo
truyền thống khí sinh học được dùng để đun nước tắm ở Assyri trong thế kỷ
X sau công nguyên và ở Ba Tư trong thế kỷ XVI.
Sau hàng loạt các phát kiến của Volta (1776) Bunsen về các vấn đề liên
quan tới lên men kị khí. Tới năm 1859 một bộ phân huỷ metan được xây dựng
tại Bombay (Ấn Độ), năm 1895 khí từ hệ thống công được dùng để thắp sáng
các phố ở Exeter (Anh) [2].
Những năm gần đây phân huỷ kị khí đã phát triển từ một kĩ thuật biến
đổi sinh khối đơn giản thành một hệ thống đa chức năng nhiều lợi ích.
Công nghệ phân huỷ kị khí đã được phát triển rộng lớn ở cả những
nước phát triển và đang phát triển.
ở những nước phát triển công nghệ phân huỷ kị khí thường được áp
dụng ở qui mô lớn. Ví dụ: Tại Đức có 1200 công trình (năm 2002) trong đó
hầu hết các công trình có thể tích phân huỷ từ 1000 - 1500m
3
. Trong đó có 30
công trình qui mô lớn với thể tích phân huỷ từ 4000 - 8000m
3
. Các công trình
này đóng góp 1,7% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo ở nước Đức [2].

Tại Trung Quốc đã xây dựng khoảng 5 triệu hầm biogas trong đó số hộ
gia đình ở nông thôn với tổng sản lượng khí biogas là 2000 triệu m
3
/năm. Khí
biogas chủ yếu được dùng vào mục đích đun nấu, thắp sáng hay chạy các
12
động cơ phát điện. Cho đến năm 1979, Trung Quốc đã có 301 trạm phát điện
nhỏ sử dụng khí biogas.
Tại Ấn Độ, chương trình năng lượng và nước sạch nông thôn đã được
triển khai từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hàng năm có khoảng 200.000
hộ gia đình Ấn Độ chuyển từ năng lượng đốt củi sang sử dụng khí sinh học
sản sinh trong hầm khí biogas. Cho đến nay có hơn 2.000.000 trạm biogas [2].
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về biogas
Công nghệ khí sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam
từ những năm 1960. Lịch sử phát triển khí sinh học ở Việt Nam có thể chia
làm 2 thời kì sau:
Thời kì 1960 - 1990: Trong thời kì này được chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn 1960 - 1975: Nhận thấy thành quả to lớn của công nghệ khí
sinh học của nhiều nước, nhất là Trung Quốc, là nước xây dựng một số công
trình khí sinh học mang tính chất thử nghiệm và nghiên cứu. Ví dụ: Năm
1964 tỉnh Bắc Thái đã xây dựng "xưởng phát điện mê tan" đầu tiên của
Việt Nam. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn công trình này đã bị
ngưng sử dụng.
Giai đoạn 2: 1976 - 1980 từ thành tựu nghiên cứu và kinh nghiệm của
giai đoạn trước mà giai đoạn này đã xây dựng thành công một số công trình
khí sinh học. Ví dụ: Công trình ở nông trường Sao Đỏ (Mộc Châu, Sơn La) đã
hoạt động tốt. Đây là nguồn khích lệ lớn với cán bộ nghiên cứu và đặt cơ sở
cho việc triển khai tiếp tục sau đây.
Giai đoạn: 1981 - 1990 công nghệ khí sinh học trở thành một trong
những lĩnh vực ưu tiên trong chương trình nghiên cứu nhà nước về năng

lượng mới (mã số: 52C). Công nghệ khí sinh học đã được nghiên cứu một
cách chi tiết và thực tế hơn ở điều kiện Việt Nam. Đồng thời các công trình
khí sinh học cũng được phổ biến ở nhiều nơi. Ví dụ: Tới năm 1990 ở thành
phố Hồ Chí Minh có 700 công trình. Đồng Nai có 468 công trình . Và bước đầu
công nghệ khí sinh học đã được nghiên cứu ứng dụng với mục tiêu vệ sinh
môi trường.
Thời kì 1991 tới nay: Đầu giai đoạn này (1991 - 1993) sự phát triển
công nghệ khí sinh học ở nước ta bị chững lại do chương trình 52C bị giải thể.
13
Tuy nhiên từ năm 1993 tới nay, công nghệ khí sinh học đã phát triển nở rộ với
nhiều kiểu thiết bị khí sinh học mới và số lượng công trình khí sinh học cũng
tăng lên đáng kể. Và đạt thành quả nhất định ở một số tinh và thành phố nhờ
mô hình chăn nuôi theo quy mô lớn, nhiều hộ, trang trại đã đầu tư xây dựng
hầm khí biogas phục vụ sản xuất và sinh hoạt của gia đình mình.
ở nước ta công nghệ Biogas đã áp dụng ở đa số các tỉnh: Hà Nội, Hải
Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Ninh. Dưới đây là một số
thông tin về tình hình hoạt động dự án khí sinh học tại một số tỉnh đó:
* Tỉnh Hà Tây (cũ):
Có phong trào xây dựng hầm khí biogas mạnh nhất trên cả nước, với
175.000 hộ chăn nuôi co chuồng trại đảm bảo vệ sinh . Hà Tây nay có 7.300
hầm khí biogas, góp phần xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi
trường nông thôn một cách đáng kể. Tuy nhiên một khó khăn mà chúng ta
gặp phải là những hầm khí biogas xây bằng gạch, bằng bê tông đang được sử
dụng phổ biến lại có nhược điểm như dễ bị lún nứt, nhất là hầm bê tông hay
bị axit ăn mòn gây rò khí gas ra ngoài không khắc phục được, không có khả
năng tự phá váng. Hầm gạch, hầm bê tông đòi hỏi phải nạp nguyên liệu (phân
gia súc) nhiều và liên tục, vì vậy lên men kỵ khí không đạt mức tối ưu, áp lực
khí ga thường chỉ đạt 5 cm cột nước không có khả năng tự điều tiết áp lực,
phải có bình chứa khí dung tích phải lớn. Bể khí này hay bị rò rỉ hoặc bị thủng
do những tác động bên ngoài, thường phải kèm theo van thiết bị bảo vệ. Cũng

do áp xuất khí ga không đủ nên không thể nạp thêm các thiết và bị phụ kiện
trong khung bếp. Đặc biệt việc xây một hầm khí biogas bằng gạch hay bằng
bê tông thời gian kéo dài
Để khắc phục những nhược điểm trên, sau một thời gian nghiên cứu
công ty TNHH Quang Huy (Hà Đông, Tỉnh Hà Tây cũ) đã sản xuất thành
công một loại hầm biogas bằng chất liệu nhựa composite siêu bền. Một cán
bộ của công ty cho biết, với loại hầm biogas mới này, những nhược điểm của
hầm khí được xây dung bằng gạch, bê tông về cơ bản được khắc phục: hầm
không bị rò rỉ khí ga, không bị axit ăn mòn, có khả năng tự đẩy bã phân ra
khỏi bể mà không cần phải bật nắp hầm. Hầm composite có khả năng chịu
được áp suất cao nên hiệu suất khí của hầm nhựa là rất lớn, có khả năng tự
14
phá váng để chuyển hoá lên men kỵ khí 100%, áp lực khí ga của hầm là rất
lớn đạt tới 1,6 m cột nước so với áp lực 5 cm cột nước của hầm bằng bê tông,
hầm gạch. Nhờ áp suất khí ga cao, hầm mới có khả năng tự điều áp mà không
cần van an toàn. Với cùng một dung tích giống hầm gạch, hầm bê tông nhưng
hầm nhựa có thể lắp thêm một số thiết bị trong khung bếp như đèn thắp sáng,
bình nóng lạnh đun bằng ga, mô tơ phát điện nhỏ Đặc biệt hầm composite xây
dựng nhanh.
* Tại Hà Nội:
Sơ bộ tính toán lượng chất thải chăn nuôi thải ra bình quân hàng ngày
của các năm như sau:
Bảng 2.2. Lượng chất thải của vật nuôi bình quân/ngày
Năm
Lượng chất thải
bình quân/ngày
của chăn nuôi
lợn(kg)
Lượng chất thải
bình quân/ngày

của CN Trâu
bò(kg)
Lượng chất thải
bình quân/ngày
của CN gia
cầm(kg)
Bình
quân
(kg/ngày)

2003 1.050.000 1.091.200 105.000 2.246.200

2004 1.217.010 1.156.640 120.000 2.493.650

2010 1.410.360 1.280.000 153.000 2.843.360

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và PTNT)
Với lượng chất thải do ngành chăn nuôi thải ra môi trường hàng ngày
theo số liệu tính toán ở trên. Nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi
trường nông thôn rất trầm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con
người cũng như vật nuôi. Vì vậy việc phát triển chăn nuôi theo hướng sản
xuất hàng hóa cần phải đi đôi với việc khắc phục và giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường nông thôn do chất thải chăn nuôi.
Trước thực trạng về mức độ phát triển chăn nuôi và ô nhiễm môi
trường ở nông thôn hiện nay. Năm 2003, trung tâm khuyến nông Hà Nội đã
được sự chỉ đạo của Sở NN& PTNT giao cho việc xây dựng kế hoạch, đề
nghị xin được tham gia dự án KSH quốc gia trong chương trình hợp tác hai
chính phủ Việt Nam và Hà Lan. Năm 2004, Hà Nội đã được sự chấp thuận
của cục nông nghiệp văn phòng dự án KSH quốc gia là 1 trong 12 tỉnh thành
được tham gia chương trình dự án với tổng quy mô 1000 công trình trong hai

15
năm 2004 và 2005 tổng số kinh phí là 1.8 tỷ đồng. Trong đó kinh phí hỗ trợ của
dự án KSH quốc gia là 1.3 tỷ, kinh phí đối ứng của Hà Nội là 600 triệu đồng.
* Tại Hải Dương:
Được sự giúp đỡ của cục nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn); Tổ chức SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan). Với mục tiêu : Từ
2003- 2005 xây dựng 1000 công trình khí sinh học cỡ 7 – 30 m
3
quy mô từ
hộ gia đình có chăn nuôi từ 10 đầu lợn trở lên; Xử lý chất thải trong chăn nuôi
để làm giảm ô nhiễm môi trường, sử dụng khí sinh học làm nguồn năng lượng
cho sinh hoạt; Tạo nguồn phân bón sạch, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
* Tại Bắc Ninh:
Thực hiện nghị quyết số 06 của tỉnh Bắc Ninh về chuyển đổi cơ cấu
kinh tế phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp. Trong đó nông
nghiệp tăng giảm về tỷ trọng song sản phẩm sản xuất tăng lên với giá trị tuyệt
đối. Đặc biệt chăn nuôi đạt 50-55% tỷ trọng trong nông nghiệp. Trong những
năm gần đây ngành chăn nuôi của tỉnh đã có bước phát triển khá tốt. Số lượng
con và sản lượng thịt, trứng, sữa tăng nhanh qua các năm với nhiều chủng loại
và giống mới. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính chiếm tỷ trọng 38% góp
phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn cải
thiện đời sống nông dân. Tuy nhiên do chăn nuôi phát triển với tốc độ nhanh
nhưng hầu hết chăn nuôi tập trung chủ yếu xen kẽ lẫn trong địa bàn dân
cư…dẫn đến ô nhiễm môi trường nặng. Tỉnh Bắc Ninh có số hộ chăn nuôi
lớn quy mô từ 10 con lợn/hộ khoảng 12.000 hộ(xấp xỉ 5,1% tổng số hộ) với
hơn 3000 hộ nuôi gia cầm lớn quy mô hơn 100 con/ hộ (chiếm 1,16% số hộ
và 31,4% tổng đàn gia cầm). Là địa phương có mật độ dân số cao, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế mạnh, ngành chăn nuôi phát triển nhanh, số lượng đàn gia
súc gia cầm ngày càng tăng. Lượng chất thải trong chăn nuôi và phân gia súc
gia cầm là rất lớn (khoảng 965.000 tấn). Tính bình quân lượng chất thải phân

các loại gia súc trong cộng đồng dân cư: Xấp xỉ 1tấn /1 người/năm. Với tình
hình chăn nuôi như vậy, với số lượng chất thải chăn nuôi, phân gia súc gia
cầm lớn. Một phần dùng làm nguồn phân bón trực tiếp cho sản xuất trồng trọt,
nuôi cá,… một số đã được xử lý qua hệ thống khí sinh học. Tuy nhiên phần
16
lớn số lượng phân gia súc gia cầm, chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt
để theo phương pháp hóa học.
Chương trình xây dựng hầm Biogas ở Bắc Ninh được tiến hành từ
1998. Sang năm 2000 chương trình xây hầm Biogas phát triển mạnh đặc biệt
từ năm 2003 đến nay sau khi Bắc Ninh được tham gia dự án hỗ trợ chương
trình khí sinh học của chính phủ Hà Lan hỗ trợ thì chương trình xây dựng
hầm Biogas phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đều khắp ở tám
huyện thị trong tỉnh.

* Tại Hà Nam:
Theo số liệu điều tra, năm 2001 toàn tỉnh xây dựng được 26 hầm, năm
2002 là 124 hầm, năm 2003 tăng lên 248 hầm, đến hết năm 2005 là 1.800. Nếu
tính cả các mô hình Biogas do người dân tự đầu tư xây dựng không có sự hỗ
trợ của Nhà nước (tính đến năm 2005) toàn tỉnh có 2.126 hầm. Điều đó khẳng
định việc sử dụng mô hình hầm Biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi có
hiệu quả và phù hợp với các hộ chăn nuôi, chế biến nông sản, nhất là các hộ
sản xuất chăn nuôi lớn tại các khu vực có mật độ dân cư đông, diện tích đất sử
dụng hạn hẹp. Mô hình Biogas đã và đang đi vào cuộc sống và được người dân
nông thôn chấp nhận. Nó là mô hình kết hợp được lợi ích kinh tế và lợi ích xã
hội, góp phần tạo ra một nền nông nghiệp sạch để phát triển bền vững.
Ngoài những thành tựu trên Việt Nam với Dự án hỗ trợ chương trình
khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam, gọi tắt là Dự án Biogas của
Việt Nam đã đạt được giải thưởng Năng lượng toàn cầu năm 2006 ở Brussel
(Bỉ) được trao vào ngày 12/4/2006. Dự án đã được triển khai ở 27 nghìn hộ
gia đình thuộc 24 tỉnh, thành trong cả nước và sẽ tiếp tục được nhân rộng

trong thời gian tới. Dự án Biogas của Việt Nam nằm trong số những dự án
tiêu biểu nhất được bình chọn từ 700 dự án của các quốc gia trên thế giới,
được đánh giá là hiệu quả trong việc tạo nguồn năng lượng rẻ và tiện lợi, góp
phần hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường.
(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và PTNT)



17
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các công trình hầm khí sinh học trên địa bàn thị xã Quảng Yên –
Quảng Ninh.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên –
Quảng Ninh.
- Thời gian: 20/ 1/ 2014- 30/4/2014
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại thị xã Quảng Yên-
Quảng Ninh
- Tình hình sử dụng công trình khí sinh học ở thị xã Quảng Yên-
Quảng Ninh
+ Số lượng xây dựng hầm khí tính theo năm và theo khu dân cư.
+ Dung tích bể chứa và quy mô sử dụng.
+ Tỷ lệ thành phần nguyên liệu cung cấp cho sản xuất Biogas.
+ Hiện trạng sử dụng, chất lượng khí và sản phẩm chất thải trong hầm chứa.
+ Hiệu quả về kinh tế, xã hội và lợi ích bảo vệ môi trường của các

công trình khí sinh học.
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Biogas, bảo về môi trường.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1.Phương pháp kế thừa
3.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Điều tra trực tiếp tại thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh.
- Phỏng vấn trực tiếp.
- Lập bảng thông kê.
3.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp, thống kê số liệu trên máy tính.
18
- Sử dụng phần mềm Excel.
- Phương pháp đánh giá chất lượng hầm ủ: Đánh giá chất lượng hầm ủ
theo các chỉ tiêu là: khả năng thu nhận nguyên liệu sử dụng chất thải, hiện
trạng hầm ủ, độ an toàn. Có các mức sau:
+ Chất lượng tốt:
Khả năng thu nhận nguyên liệu: đáp ứng nguyên liệu cho vào.
Chất thải: được sử dụng hợp lý, không gây ô nhiễm.
Độ an toàn: không rò rỉ khí ga, không gây cháy nổ, còn tốt, không bị
nứt vỡ.
+ Chất lượng xấu:
Khả năng thu nhận nguyên liệu: không đáp ứng nguyên liệu cho vào
(chất thải xử lí chưa triệt để).
Chất thải sử dụng kém hiệu quả.
Độ an toàn: đã có cháy nổ ga, hệ thống bị rò rỉ,hầm ủ bị nứt, rạn nứt, vệ
sinh kém.
+ Chất lượng trung bình:
Các tiêu chí đánh giá ở trạng thái trung bình giữa 2 mức độ tốt xấu.






19
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lí
Quảng Yên là đơn vị hành chính ven biển nằm ở Tây Nam của tỉnh
Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 314,2km
2
, được giới hạn từ 20
0
45

đến
20
0
02

vĩ Bắc, từ 106
0
45

đến 106
0
0


kinh đông. Địa giới hành chính gồm :

- Phía Đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long;
- Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên ( thành phố Hải Phòng);
- Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu;
- Phía Bắc giáp thị xã Uông Bí và huyện Hoành Bồ ( tỉnh Quảng Ninh).
Thị xã Quảng Yên được chia thành 19 đơn vị hành chính gồm 11
phường và 8 xã. Trung tâm thị xã là Phường Quảng Yên nằm giữa tam giác 3
thành phố và thị xã, cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây Nam, cách
thành phố Uông Bí 18 km về phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải
Phòng khoảng 20 km về phía Đông.
4.1.1.2. Về địa hình, địa mạo
Thị xã Quảng Yên nằm giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đông Triều
– Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều song lạch nên địa hình đa
dạng, phức tạp, nhưng nhìn chung địa hình đồi - núi thấp và đồng bằng thấp
trũng chiếm ưu thế.
4.1.1.3. Về khí hậu, thời tiết
Thời tiết ở Quảng Yên phân hóa theo 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm và
mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô:
- Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao nhất
vào tháng 7 trung bình 28 – 29
0
C, cao nhất có thể nên đến 38
0
C, gió Nam và
Đông Nam thổi mạnh tốc độ trung bình 2 – 4m/s gây mưa nhiều, độ ẩm lớn.
- Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi
nhiều đợt và mạnh, mỗi đợt 4 – 6 ngày, tốc độ gió nên đến cấp 5 – 6, ngoài

×