ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ HỒNG LOAN
Tên đề tài:
“
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DPSIR TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN - TỈNH ĐIỆN BIÊN
”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Lan
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm
THÁI NGUYÊN - 2014
73
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Mục đính nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Một số khái niệm 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý 6
2.2. Tổng quan về lịch sử hình thành của mô hình DPSIR 7
2.2.1. Mô hình DPSIR và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị môi trường 7
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình DPSIR 9
2.3. Áp dụng mô hình DPSIR trong xây dựng các chỉ thị môi trường 12
2.4. Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường 14
2.5. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam 15
2.5.1. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới 15
2.5.2. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam 17
Phần 3:ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu 26
3.2. Thời gian nghiên cứu 26
3.3 Nội dung nghiên cứu 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1 Phương pháp kế thừa 27
74
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin 27
3.4.3 Phương pháp phân tích thống kê và liệt kê 27
3.4.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh, đánh giá 27
3.4.5 Phương pháp mô hình DPSIR để phân tích đánh giá hiện trạng môi
trường 28
Phần 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương 38
4.2. Hiện trạng môi trường 39
4.2.1. Hiện trạng môi trường nước 39
4.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường đất 40
4.2.3 Hiện trạng môi trường không khí 41
4.3. Phân tích mô hình DPSIR cho huyện Điện Biên 42
4.3.1. Xác định các động lực chi phối môi trường trong khu vực 42
4.3.2. Các đáp ứng của địa phương và xã hội 55
4.4. Đề xuất bộ chỉ thị môi trường cho khu vực nghiên cứu 55
4.4.1. Các chỉ thị động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, gây biến đổi áp
lực (P) đối với môi trường 56
4.4.2. Các chỉ thị áp lực (P) về chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng
môi trường 57
4.4.3. Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi
trường) 59
4.4.4. Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ, cuộc
sống của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế - xã hội 60
75
4.4.5. Các chỉ thị về đáp ứng (R) của Nhà nước, xã hội và con người
(chính sách, biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực
gây biến đổi môi trường không mong muốn và cải thiện chất lượng môi
trường 62
4.5. Kết quả của việc ứng dụng mô hình DPSIR trong xây dựng chỉ thị
môi trường tại khu vực huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 63
4.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường tại huyện Điện
Biên 65
4.6.1. Giải pháp về quản lý 65
4.6.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội 65
4.6.3. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo 66
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
5.1 Kết luận 68
5.2. Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
72
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
BOD5 : Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu
oxy sinh học)
CLMT : Chất lượng môi trường
COD : Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy
hóa học)
CTMT : Chỉ thị môi trường
DANIDA : Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch
DPSIR : Mô hình thể hiện mối quan hệ tương hỗ
giữa động lực (P), áp lực (P), hiện trạng
(S), tác động (I), đáp ứng (R)
D : Driver (Động lực chi phối)
EEA : Tổ chức môi trường Châu Âu
EU : Liên minh Châu Âu
HTMT : Hiện trạng môi trường
HTX : Hợp tác xã
I : Impact (Tác động)
KT - XH : Kinh tế - xã hội
MT : Môi trường
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
P : Pressure (Áp lực)
PTBV : Phát triển bền vững
QLMT : Quản lý môi trường
S : Status (Hiện trạng)
SXKD : Sản xuất kinh doanh
R Response (Đáp ứng)
UBND Uỷ ban nhân dân
VLXD Vật liệu xây dựng
76
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khả năng cung cấp thông tin môi trường của báo cáo HTMT 19
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Điện Biên 32
Bảng 4.2. Diện tích và năng suất lúa 34
Bảng 4.3.Diện tích và sản lượng một số cây lương thực 35
Bảng 4.4. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại 4 xã thuộc khu vực nghiên cứu 39
Bảng 4.5. Chất lượng không khí tại 4 xã thuộc khu vực nghiên cứu 41
Bảng 4.6. Nguồn tiếp nhận nước thải của các hộ gia đình tại 4 xã nghiên cứu 43
Bảng 4.7. Các loại dự án thực hiện tại 4 xã thuộc khu vực nghiên cứu 55
Bảng 4.8. Danh mục các chỉ thị “Động lực” của huyện Điện Biên 56
Bảng 4.9. Chỉ thị về các áp lực (P) môi trường 58
Bảng 4.10. Bảng chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường 60
Bảng 4.11. Bảng chỉ thị về tác động (I) môi trường 61
Bảng 4.12. Bảng chỉ thị về đáp ứng môi trường 63
77
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình DPSIR pháp 7
Hình 2.2. Quá trình phát triển từ S đến DPSIR 10
Hình 2.3. Mô hình DPSIR của Viện NEIR Đan Mạch 10
Hình 2.4. Mô hình DPSIR của OECD 11
Hình 2.5. Bộ Chỉ thị và các thông tin gắn kết các yêu tố trong mô hình
DPSIR 13
Hình 2.6. Mô hình Áp lực/ hiện trạng /đáp ứng của OECD trong tiếp cận vấn
đề môi trường 16
Hình 2.7. Mô hình DPSIR về ô nhiễm không khí ở đô thị tại Việt Nam của
GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng tháng 1/2005 25
Hình 4.1.Vị trí địa lý huyện Điện Biên 29
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện thay đổi đất 41
Hình 4.4. Biểu đồ nguồn tiếp nhận nước thải 43
Hình 4.5.Biểu đồ nguồn rác thải 44
Hình 4.6. Biểu đồ nguồn tiếp nhận rác của các hộ gia đình 45
Hình 4.6. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dân số” 46
Hình 4.7.Biểu đồ số hộ gia đình sử dụng phân bón hóa học 48
Hình 4.8 Biểu đồ vị trí chuồng gia súc của các hộ gia đình 49
Hình 4.9. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “ Công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp” 51
Hình 4.10. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Thương
mại và dịch vụ” 52
Hình 4.11. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Trình độ
dân trí” 53
Hình 4.12.Biểu đồ biện pháp cải tạo đất của các hộ gia đình 54
Hình 4.19. Sơ đồ ứng dụng mô hình DPSIR trong xây dựng chỉ thị môi
trường tại huyện Điện Biên 64
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay thế giới đã và đang đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số từ đó
dẫn đến khủng hoảng về lương thực, năng lượng, tài nguyên và môi trường.
Những khủng hoảng này gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các thành phần môi
trường, làm cho chất lượng sống của con người có nguy cơ bị suy giảm. Môi
trường đang là 1 vấn đề chung của nhân loại, được toàn thế giới quan tâm. Có
thể nói thế giới đang phải đứng trước nguy cơ khủng hoảng môi trường ngày
càng lan rộng, mà nguyên nhân chính là con người. Tuy nhiên cũng chỉ có con
người mới có thể khắc phục được tình trạng này. Khắc phục khủng hoảng môi
trường chính là góp phần cải thiện và phát triển chất lượng sống của con người.
Cùng với sự phát triển của thế giới, với chủ chương công nghiệp hóa
hiện đại hóa của đảng và nhà nước đã thúc đẩy đầu tư, tăng cường khai thác
tài nguyên và phát triển các ngành công nghiệp đã và đang ảnh hưởng đến tài
nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên; gây nên nguy cơ mất cân bằng
sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng sống và
phát triển bền vững của đất nước.
Để đánh giá một cách đầy đủ và tổng thể hiện trạng, diễn biến môi
trường trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn; hậu quả của ô nhiễm môi trường, bao gồm: thiệt hại đối với
sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về kinh tế, thiệt hại đối với các hệ sinh thái, đặc
biệt là hệ sinh thái nông nghiệp; những vấn đề môi trường bức xúc và điểm
nóng về môi trường cần ưu tiên giải quyết; các hoạt động của cộng đồng
nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; đồng thời là cơ sở để đánh
giá chính sách, quy định về môi trường để các cấp chính quyền, nhà quản lý
định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững và có các chính
sách, cơ chế phù hợp để duy trì phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Việc sử dụng mô hình DPSIR sẽ xác
định rõ các loại chỉ thị môi trường để có thể đánh giá được hiện trạng môi
trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và có những biện pháp tác
động hiệu quả đến hoạt động gây ô nhiễm môi trường. (Lê Thạc Cán, 2005).
2
Điện Biên là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Điện Biên, phía bắc
giáp huyện Mường Lay, phía tây và nam giáp Lào, phía đông giáp huyện
Điện Biên Đông. Thành phố Điện Biên Phủ nằm lọt trong huyện này ở phía
đông bắc. Tại đây có cửa khẩu Tây Trang (xã Na Ư) với Lào. Huyện Điện
Biên có diện tích tự nhiên là 163.963,03 ha và 110.067 người, bao gồm 8 dân
tộc. Hiện nay hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, du
lịch và khu dân cư trên địa bàn huyện đã nảy sinh những tác động đến môi
trường như rác thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt .v.v. đòi hỏi
các biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường hiệu quả để ngăn ngừa và khắc
phục những tác động xấu đến sức khỏe con người và tài nguyên thiên nhiên.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.Ts. Đỗ Thị Lan, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Ứng mô hình DPSIR trong việc nghiên cứu xây dựng chỉ
thị môi trường tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng mô hình DPSIR để xác định, xây dựng các chỉ thị môi trường
và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo vệ môi trường tại huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
1.3. Mục đính nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên.
- Xác định, xây dựng các chỉ thị môi trường dựa vào phân tích mô
hình DPSIR.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống
của người dân.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Đề tài là cầu nối giữa những kiến thức lý thuyết mà sinh viên đã học
được với thực tế.
- Tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận trực tiếp với để hiểu rõ hơn về các
kiến thức đã học được trong sách vở và áp dụng lý thuyết vào thực tế.
3
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục
phụ cho công tác sau khi ra trường.
- Là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu khoa học.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Là cơ sở để lựa chọn và áp dụng các biện pháp quản lý môi trường
phù hợp với điều kiện của địa phương.
Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý và bảo vệ môi
trường tại khu vực sinh sống.
- Đánh giá hiện trạng môi trường, xác định được những tác động, áp
lực gây ô nhiễm tại địa phương và mức độ ảnh hưởng của chúng.
- Xây dựng được bộ chỉ thị môi trường phục phụ cho công tác đánh giá
chất lượng môi trường, quy hoạch môi trường và quản lý môi trường.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm
- Môi trường gồm nhân tố vật chất do con người tạo ra và tự nhiên
xung quanh chúng ta tác động đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển
của con người, sinh thể sống. (Luật Bảo vệ môi trường 2005)[8]
- Bảo vệ môi trường gồm các hoạt động bảo vệ cho một môi trường
xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,
ngăn chặn và giải quyết được các tác động của con người và tự nhiên đến
môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, một cách có kinh tế nguồn tài
nguyên thiên nhiên. (Luật Bảo vệ môi trường 2005)[8]
- Ô nhiễm môi trường là việc làm biến đổi tài sản của môi trường,
tác động xấu và phá vỡ các tiêu chuẩn môi trường. (Luật Bảo vệ môi
trường 2005)[8]
- Suy thoái môi trường là việc gây tác động xấu đến các yếu tố cấu
thành môi trường cả về mặt lượng và chất, tác động xấu đến cuộc sống con
người và tự nhiên. (Luật Bảo vệ môi trường 2005)[8]
- Báo cáo hiện trạng môi trường là báo cáo cung cấp các thông tin về
hiện trạng và diễn biến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường và tác động tới sức khỏe con người, kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi
trường tự nhiên, từ đó phân tích nhu cầu xây dựng các chính sách môi trường
và hiệu quả của các chính sách đó. (Thông tư 08/2010/TT - BTNMT) [2]
- Theo UNEP: Chỉ thị môi trường (Environmeltal Indicator) là một độ
đo tập hợp một số số liệu về môi trường ngành một thông tin tổng hợp về một
khía cạnh của một quốc gia hoặc một địa phương.
- Chỉ thị môi trường: Là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng
của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi
trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. (Thông tư 08/2010/TT - BTNMT) [2]
- Mô hình DPSIR: Là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động
lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi
5
trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi
trường)- Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác
động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các giải pháp
bảo vệ môi trường). (Thông tư 08/2010/TT - BTNMT) [2]
- Các loại chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR 5 loại chỉ thị môi
trường sau:
+ Các chỉ thị về động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, gây biến đổi áp
lực đối với môi trường.
+ Các chỉ thị về áp lực (P) về chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng
môi trường.
+ Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi trường).
+ Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe,
cuộc sống của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế - xã hội.
+ Các chỉ thị về đáp ứng (R) của nhà nước, xã hội và con người (chính
sách, biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực, gây biến
đổi môi trường. (Thông tư 09/2009/TT - BTNMT)[1]
- Trong mô hình DPSIR đối với nghiên cứu hiện trạng môi trường quốc
gia hoặc bộ, ngành, địa phương các chỉ thị có thể phân theo nhóm (loại) sau:
+ Chỉ thị mô tả: Mô tả mức độ gia tăng của các yếu tố về nhân lực, thiết
bị, phương tiện…có thể gây ra các áp lực về môi trường.
+ Chỉ thị đánh giá hoạt động: Bao gồm các chỉ thị phản ánh sự thay đổi
chất lượng môi trường do các hoạt động của địa phương đó gây ra.
+ Chỉ thị hiệu quả: Phản ánh mối quan hệ trong chuỗi nhân quả giữa các
thành phần trong mô hình DPSIR. Chỉ thị hiệu quả phù hợp nhất cho quá trình
hoạch định chính sách là các chỉ thị liên quan giữa áp lực môi trường (P) và các
hoạt động của con người (D). Những chỉ thị này cho thấy rõ tính hiệu quả môi
trường của quy trình sản xuất và của chính các sản phẩm, ví dụ hiệu quả trong sử
dụng tài nguyên, lượng phát thải, chất thải trên mỗi đơn vị sản lượng.
+ Chỉ thị đáp ứng: Phản ánh hành động đáp ứng của đơn vị trong quản
lý môi trường, cải thiện chất lượng môi trường.
6
+ Chỉ thị đánh giá độ bền vững môi trường: Là tập hợp nhiều thông số
đặc trưng về môi trường cho phép đánh giá tổng hợp tình trạng môi trường
của đơn vị nào đó.
+ Chỉ thị đề mục: Chỉ thị này không nêu số lượng, hiệu quả của một
hành động nào mà chỉ nêu tên (Đề mục) của hành động hoặc vấn đề cần đề
cập trong báo cáo hiện trạng môi trường (HTMT). (Lê Trình, 2007)[12]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản pháp lý có liên quan về mô hình DPSIR và ứng dụng
trong việc nghiên cứu chỉ thị môi trường:
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005
của Quốc hội.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 30/12/2004
của Quốc hội.
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội.
- Nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của chính phủ Quy định
chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 117/2009/NĐ - CP ngày 31/12/2009 quy định về việc xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư 09/2009/TT - BTNMT ngày 11 tháng 08 năm 2009 quy định
về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia.
- Thông tư 10/2009/TT - BTNMT ngày 11/08/2009 quy định về bộ chỉ
thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước
biển ven bờ.
- Thông tư 08/2010/TT - BTNMT ngày 18/03/2010 quy định việc xây
dựng Báo cáo hiện trạng môi trường cấp Quốc gia, Báo cáo tình hình tác động
môi trường của ngành, lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
- Thông tư 26/2011/TT - BTNMT ngày 18/04/2011 hướng dẫn về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường.
7
- QCVN 08:2008/BTNMT - Chất lượng nước mặt.
- Nghị Quyết 41 - NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
- Quyết định 256/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
02/12/2003 phê duyệt chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 432/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/4/2012
phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
2.2. Tổng quan về lịch sử hình thành của mô hình DPSIR
2.2.1. Mô hình DPSIR và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị môi trường
* Mô hình
Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR (mô hình DPSIR) do tổ chức
Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức
dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết
quả: Nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện
pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và
bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần (Hình 2.1):
Hình 2.1. Sơ đồ mô hình DPSIR pháp
(Nguồn: Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999)
8
- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng
môi trường vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số
yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu,… cũng như các
hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng như cở
sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,…
- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các
thông số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về
nước thải của các nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón
thuốc trừ sâu được sử dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lịch hàng
năm,… Rõ ràng là cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều
kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay
đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.
- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE
indicators). Các thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp
thông tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật
lý, hoá học và sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không
khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lượng môi
trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự
nhiên trong vùng.
- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới
sức khoẻ và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).
- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi
trường và xã hội (RESPONSE indicators).
Nhìn vào Hình 2.1: Có 5 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại
theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình
nhận thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định,
phân tích và đánh giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường
tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được
áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý môi trường vùng và
quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền vững. Với các ưu điểm của mô hình
9
DPSIR ta xây dựng bộ chỉ thị môi trường của huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên. (Lê Thạc Cán, 2005) [3]
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình DPSIR
D P S I R là chữ đầu của bốn từ Anh ngữ:
- Driving Forces, có nghĩa là lực điều khiển
- Pressure, có nghĩa là áp lực,
- State, có nghĩa là tình trạng,
- Impact. có nghĩa là tác động,
- Response, có nghĩa là đáp ứng.
Mô hình DPSIR nói lên rằng để hiểu tình trạng, môi trường tại một địa
bàn, có thể là trên toàn cầu, tại một quốc gia, một tỉnh/thành phố, hay một địa
phương nhỏ hơn ta phải biết.
- Lực điều khiển có tính khái quát nào đang tác động lên môi trường của
địa bàn đang được xem xét. Thí dụ sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị
hóa, bần cùng hóa dân chúng áp lực lên các nhân tố môi trường. Thí dụ xả thải
khí, nước đã bị ô nhiễm, chất thải rắn, chất thải độc hại vào môi trường
- Tình trạng môi trường tại một thời điểm hoặc thời gian nhất định. Thí
dụ tình trạng không khí, nước, đất, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học
- Tác động tiêu cực hoặc tích cực của tình trạng đó đối với con người
cũng như điều kiện sinh sống, hoạt động sản xuất của con người.
- Con người đã có những hoạt động gì để đáp ứng nhằm khắc phục các
tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực nêu trên.
D P S I R là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu,
phân tích tình trạng môi trường và các tác động của nó lên con người.
Từ những năm 1972, rồi 1982, 1992, 2002 qua các Hội nghị toàn cầu
về môi trường, rồi về môi trường và phát triển bền vững nhiều tổ chức quốc tế
và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về tình trạng môi trường S O E. Chữ S là
chữ đầu trong các báo cáo đó.
Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã thấy rằng để hiểu rõ tình trạng môi
trường trong diễn biến động của nó thì cùng với S phải xem xét thêm áp lực P
và đáp ứng R. Mô hình P S R đã là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng
10
trong những năm đầu thập kỷ 1990. Nhiều báo cáo tình trạng môi trương và
các bộ chỉ thị môi trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời
gian này đã vận dụng mô hình ấy. Báo cáo S O E của Việt Nam năm 2001 do
Cục Môi trường thực hiện với sự hợp tác của UNEP đã theo mô hình P S R
này.Sự phát triển mô hình không dừng lại đó. Trong những năm gần đây
trong soạn thảo báo cáo tình trạng môi trường cũng như xây dựng chỉ thị môi
trường mô hình DPSIR, như đã giải thích trên đây đã thay thế mô hình P S R.
Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển
sự mong muốn hiểu biết đầy đủ về tình trang môi trường. Quá trình này có thể
biểu thị một cách đơn giản như ở hình 3 sau đây:
S
P - S
P - S- R
P - S- I - R
D - P- S - I - R
Hình 2.2. Quá trình phát triển từ S đến DPSIR
D PS I
kinh tế môi trường & thiên nhiên
Các ngành Sản xuất Xả thải Tình trạng Tình trạng Chức năng Tác
động
- Công ng. Cơ cấu SX Đa dạng SH vật lý sinh thái tới MT
- Nông ng. Công nghệ Sử dụng Tình trạng -Nước Tác động
- Năng lư. Tiêu dùng tài ng. hóa học - Rừng tới KT
Công cụChính sách Chính sách Xác định Xác định R
KT vĩ mô ngành môi trường mục tiêu ưu tiên
Hình 2.3. Mô hình DPSIR của Viện NEIR Đan Mạch
11
Hình 2.4. Mô hình DPSIR của OECD
Áp lực
Thải các chất gây ô nhiễm
vào nước, không khí và đất
Khai thác tài nguyên thiên
nhiên
Những thay đổi trong việc
sử dụng đất
Các rủi ro về công nghệ
Hiện trạng môi trường
Hiện trạng vật lý:
• lượng nước và dòng chảy
• Vận chuyển trầm tích, lắng đọng
bùn
• hình thái
• nhiệt độ, khí hậu
Hiện trạng hoá học:
• nồng độ chất ô nhiễm trong
nước, không khí, đất
• hàm lượng chất hữu cơ, ô xy hoà
tan, dưỡng chất trong nước
Hiện trạng sinh học:
• Mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt
chủng một số loài
• hiện trạng thực vật, côn trùng,
động vật, loài thuỷ sinh, các loài
chim v.v
- Tác động
- Đa dạng sinh học
- Hệ sinh thái
- Tài nguyên thiên nhiên;
- Con người:
• sức khoẻ,
• thu nhập,
• phúc lợi/ chất lượng
cuộc sống,
• môi trường sống
- Nền kinh tế:
•
các lĩnh vực kinh
tế
Đáp ứng
• Các hành động giảm thiểu
• Các chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về môi trường (Ví dụ: các tiêu chuẩn và tiêu chí để điều chỉnh áp
lực)
• Các chính sách ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/ thay đổi các hoạt động hay các áp lực do các
hoạt động này gây ra)
• Nhận thức về môi trường
•
Các bi
ệ
n pháp gi
ả
m nghèo c
ụ
th
ể
Động lực
Phát triển nói chung về mặt
dân số
Các ngành tương ứng, ví dụ:
• Nông nghiệp
• Giao thông vận tải
• Nguồn nước
• Năng lượng bao gồm cả
thuỷ điện
• Công nghiệp
• Xây dựng
• Dịch vụ
• Các hộ gia đình
• Nông nghiệp
• Thuỷ sản
12
2.3. Áp dụng mô hình DPSIR trong xây dựng các chỉ thị môi trường
Mô hình DPSIR được vận dụng trong biên soạn báo cáo hiện trạng môi
trường cũng như trong xây dựng các chỉ thị môi trường.
Thí dụ để hiểu rõ tình trạng ô nhiễm không khí tại một địa bàn cần xây
dựng xây dựng các CTMT về ô nhiễm không khí. Các chỉ thị này cho phép
hiểu rõ nguyên nhân sâu xa gây ô nhiễm, áp lực tạo ô nhiễm, tình trạng ô
nhiễm, tác động của ô nhiễm đối với người và đánh giá hiệu quả của các đáp
ứng của xã hội với tình trạng ô nhiễm này. Cụ thể cần có:
- Chỉ thị về động lực: Các chỉ thị này mô tả các yếu tố động lực như gia tăng
dân số, phát triển năng lượng, giao thông. dịch vụ, hoạt động của các hộ gia đình.
- Chỉ thị về áp lực: Các chỉ thị này mô tả mức độ phát thải các khí CO, NO2,
SO2, Pb, O3, bụi lơ lửng, bụi ≤ 10 pm từ các lĩnh vực phát triển nêu trên.
- Chỉ thị về trạng thái môi trường: các chỉ thị này trình bày tình trạng môi
trường không khí quan trắc so sánh với các tiêu chuẩn môi trường đã quy định.
- Chỉ thị về tác động: các chỉ thị này mô tả các tác động của tình trạng
ô nhiễm nêu trên đối với sức khỏe và các hoạt động sinh sống và sản xuất
của con người.
- Chỉ thị và đáp ứng: các chỉ thị này mô tả các biện pháp xã hội con
người đã thực hiện để giảm bới các tác động tiêu cực như hạn chế xả thải,
nâng cao hiệu suất sản xuất năng lượng, thực hiện các biện pháp pháp chế,
giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người.
13
Hình 2.5. Bộ Chỉ thị và các thông tin gắn kết các yêu tố trong mô hình DPSIR
P D
S
Chỉ thị về tính
hiệu quả sinh
thái
Hệ số
phát thải
Các mô hình liên
kết và phân tán
I
Các chỉ thị và mối liên
hệ về mức độ đáp ứng
R
Đánh giá rủi ro;
chi phí và lợi ích
của việc hành
động/ không
hành động
Tính hiệu quả của
biện pháp đáp ứng
14
2.4. Vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng bộ chỉ thị môi trường
* Vai trò
- Phản ánh hiện trạng và xu hướng biến đổi chất lượng môi trường
(CLMT), đảm bảo tính phòng ngừa của công tác quản lý môi trường (QLMT).
- Cung cấp thông tin cho người ra quyết định hay các nhà quản lý, các
nhà hoạch định chiến lược, cân nhắc các vấn đề MT và kinh tế - xã hội (KT-
XH) đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững (PTBV):
+ Vấn đề đang tiến triển thế nào?
+ Các tiến độ đạt được so với mục tiêu đề ra?
+ Quy hoạch và dự báo nói chung - mối liên hệ giữa phát triển kinh tế
và quản lý môi trường.
- Vai trò trong việc hoạch định chính sách:
+ Đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu.
+ Theo dõi việc thực hiện chính sách.
+ Hoạch định, thực thi, đánh giá hiệu quả của chính sách.
- Cung cấp thông tin cho cộng đồng về vấn đề môi trường quan tâm:
Chuyển tải thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
của cộng đồng.
Các chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ thị :
- Hiệu quả thông tin: Chúng giảm số lượng các đo lường và các thông
số mà cần có cho việc trình bày hiện trạng môi trường một cách bình thường.
- Đơn giản hóa thông tin: Chỉ thị và chỉ số môi trường làm đơn giản
hóa quá trình giao tiếp thông tin và thông qua chúng, các kết quả đo lường
được cung cấp cho người sử dụng.
- Phòng ngừa: Chỉ thị và chỉ số môi trường tóm lược hiện trạng môi
trường và xã hội hiện tại nhằm cho các tín hiệu về sự thay đổi các tình trạng
môi trường.
- Quyết định: Chỉ thị và chỉ số môi trường đưa ra sự hướng dẫn hiệu
quả để hoach định một môi trường bền vững trong tương lai.
15
* Ý nghĩa
Chỉ thị môi trường là cơ sở để lượng hóa chất lượng môi trường, theo
dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành bộ chỉ thị môi trường quốc gia để áp
dụng trong cả nước.
2.5. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR trên thế giới
Trước tình trạng môi trường đang có nhiều biến đổi theo chiều hướng
tiêu cực, cả thế giới đang chung tay quản lý và bảo vệ môi trường bằng nhiều
biện pháp. Nhiều hội nghị, hội thảo về môi trường được tổ chức ở nhiều nơi
để cùng nhau tìm ra các biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường.
Nhiều vấn đề môi trường đang ngày càng bị suy thoái mạnh, các nhà
khoa học đã và đang tìm ra những phương pháp thích hợp nhất để khắc phục
những hậu quả môi trường gây ra. Trong số đó có mô hình DPSIR mang hiệu
quả trong việc bảo vệ môi trường. Mô hình này cung cấp cái nhìn tổng quan
bối cảnh vấn đề môi trường, cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ
nhân - quả nói chung.
Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR do tổ chức môi trường Châu
Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác
định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: Nguyên
nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng
phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện
tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
Hệ thống các chỉ số và chỉ thị môi trường trên thế giới hiện nay thường được
dựa vào các phương pháp luận (các khung làm việc) được đề xướng bởi OECD:
- Khung “Nguồn dẫn - Áp lực - Trạng thái - Tác động - Đáp
ứng”(DPSIR = Driver - Pressure - State - Impact - Response)
- Khung “Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng”(PSR = Pressure - State - Response)
Qua tham khảo kinh nghiệm xây dựng hệ thống chỉ thị và chỉ số của
các nước từ nguồn internet, có thể thấy rằng cách tiếp cận “Áp lực/ trạng
thái/đáp ứng”của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD được đề xuất
16
s dng vỡ l phng phỏp thng c dựng nht v giỳp hi nhp quc t
thun li hn. Cỏch tip cn ny a ra cỏc quan h nhõn qu ca mt hon
cnh mụi trng no ú v tỏc ng ca cỏc hnh ng cỏ nhõn v xó hi
lờn mụi trng.
Hỡnh 2.6. Mụ hỡnh p lc/ hin trng /ỏp ng ca OECD trong tip cn
vn mụi trng
mt s nc nh c, dng m rng ca mụ hỡnh OCED-PSR l - mụ
hỡnh ng lc-ỏp lc-tỡnh trng- tỏc ng - phn hi (DPSIR)- c dựng
xem xột cỏc ng lc hay nguyờn nhõn ca s bin i cng nh nhng tỏc
ng i vi h thng mụi trng, xó hi v kinh t, vin NEIR an Mch
cng xõy dng mụ hỡnh DPSIR riờng theo mi quan h nhõn qu v mụi
P LC
Cỏc hot ng v tỏc
ng ca con ngi
Nng lng
GTVT
Cụng nghip
Nụng nghip
Ng nghip
Khỏc
HIN TRNG
Hin trng hoc tỡnh
trng ca mụi trng
Khụng khớ
Nc
Ti nguyờn t
a dng SH
Khu dõn c
Vn hoỏ v di sn
Khỏc
Cỏc ỏp ng
XH(Cỏc quyt
nh- hnh
ng)
P NG
Cỏc ỏp ng th ch
v cỏ th
Lut phỏp
Cụng c kinh t
Cụng ngh mi
QH cng ng ang
thay i
Rng buc QT
Khỏc
ỏp lc
Ngun lc
Thụng tin
Thông tin
Các đáp ứng
XH(Các quyết
định- hành
động)
17
trường và tài nguyên. Hiện nay mô hình DPSIR đã được ứng dụng phổ biến ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới để xây dựng chỉ thị môi trường phục vụ cho
việc quy hoạch và quản lý môi trường.
2.5.2. Tình hình ứng dụng mô hình DPSIR tại Việt Nam
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay về kinh tế - văn hoá - xã
hội của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Bên cạnh đó, tình trạng Môi
trường của Việt Nam đang bị xuống cấp trầm trọng như suy giảm, cạn kiệt
nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
Với tình hình môi trường hiện nay của nước ta có nhiều nghiên cứu khoa
học nhằm giảm thiểu suy thoái môi trường, nhìn nhận khách quan hơn về môi
trường. Đã có rất nhiều những dự án, đề tài nghiên cứu khoa học có sử dụng mô
hình DPSIR để đánh giá tổng quan môi trường tại khu vực nghiên cứu.
Từ năm 1996, Cục Môi trường bắt đầu triển khai xây dựng bộ chỉ thị
môi trường Quốc gia.
Từ năm 2001, báo cáo HTMT cấp quốc gia và cấp tỉnh thành phố ở
nước ta đã được thực hiện theo mô hình 3 hợp phần Áp lực (P) - Hiện trạng
(S) - Đáp ứng (R). Từ năm 2005 với sự hỗ trợ của dự án thông tin và báo cáo
môi trường do DANIDA tài trợ, Cục BVMT thuộc bộ TN - MT đang xây
dựng “hướng dẫn xây dựng báo cáo HTMT” cấp trung ương và Tỉnh/Thành
phố theo mô hình 5 hợp phần (DPSIR), đồng thời đang nghiên cứu xây dựng
bộ chỉ thị môi trường phục vụ việc lập báo cáo HTMT tổng quan và báo cáo
HTMT theo chuyên đề.
Mô hình DPSIR đã được sử dụng dựa trên mô hình đơn giản về các Áp
lực, Tác động, Phản hồi (Impact, Response model - PSR). Gần đây, mô hình
DPSIR đã được sử dụng phổ biến cho việc xây dựng các chỉ thị môi trường.
Các chỉ thị mô tả nguyên nhân gây nên sự thay đổi môi trường có thể cho
chúng ta hiểu rõ về những thay đổi về môi trường và phản hồi của xã hội loài
người đối với những thay đổi này nhằm bảo vệ môi trường sống. Các chỉ thị về
Động lực (D) và Tác động (I) cung cấp hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế theo dõi
chỉ số Đói nghèo - Môi trường thông tin chi tiết về nguyên nhân thay đổi và phân
tích ảnh hưởng của nó và cải tiến mô hình PSR thành mô hình DPSIR.
18
Đã có nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình DPSIR về xây dựng bộ chỉ
thị, đó là các loại chỉ thị đói nghèo, sinh kế, chỉ thị kinh tế, nông lâm nghiệp
Trong lĩnh vực môi trường, mô hình DPSIR được ứng dụng để xây dựng bộ
chỉ thị giúp việc quy hoạch, quản lý môi trường có hiệu quả hơn.
GS Lê Thạc Cán (tháng 06/2005) Viện Môi trường và Phát triển bền
vững đã xây dựng Phương pháp luận về xây dựng bộ chỉ thị môi trường dựa
trên mô hình DPSIR, đã nêu tổng quan về mô hình DPSIR, quá trình hình
thành và hướng dẫn xây dựng bộ chỉ thị môi trường. GS.TS Phạm Ngọc Đăng
(tháng 01/2005) đã tiến hành nghiên cứu về Xây dựng chỉ thị môi trường đối
với lĩnh vực ô nhiễm không khí theo mô hình DPSIR, đã nêu lên những trở
ngại khó khăn khi áp dụng phương pháp luận xây dựng chỉ thị không khí theo
EU vào Việt Nam và đề xuất phương pháp luận xác định các chỉ thị môi
trường không khí ở Việt Nam. Nghiên cứu của TS Chế Đình Lý (2006), Viện
Môi trường và Tài nguyên - ĐHQG - HCM về hệ thống chỉ thị và chỉ số môi
trường để đánh giá và so sánh hiện trạng môi trường giữa các thành phố trên
lưu vực sông là phương pháp luận hướng dẫn việc xây dựng chỉ thị dựa vào
từng thông số của mô hình DPSIR, báo cáo đã đưa ra lộ trình xây dựng và gợi
ý cho một số chỉ thị môi trường cấp tỉnh thành và hướng xây dựng bộ chỉ thị
cho lưu vực Sông Sài Gòn Đồng Nai.
Rất nhiều nghiên cứu đang ứng dụng mô hình DPSIR để xây dựng bộ
chỉ thị môi trường cho địa phương mình, vì tính hiệu quả của phương pháp
này nên mô hình DPSIR đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Một trong những ứng dụng phổ biến nữa của mô hình DPSIR là áp
dụng vào việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường. Việc sử dụng mô hình
DPSIR để xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường đã được quy định trong
thông tư 08/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sử dụng
mô hình DPSIR để đánh giá hiện trạng môi trường có 2 lợi ích:
- Đánh giá được hiện trạng môi trường một cách trung thực.
- Có khả năng dự báo được xu thế diễn biến môi trường trong tương lai.
Các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia từ năm 2005 áp dụng mô
hình DPSIR: Báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Quảng Ngãi năm 2008,