ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN NGÔ HAI
Tên đề tài:
“
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI
ĐOẠN 2010 – 2013
”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Vương Vân Huyền
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm
THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Ngô Hai
Lời cảm ơn
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, luận văn của tôi đã được hoàn
thành. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường cùng sự tận tình giảng dạy của các thầy cô
trong khoa đã giúp tôi hoàn thành khoá học của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.Vương Vân Huyền
đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Xin chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong sự
nghiệp trồng người, trong nghiên cứu khoa học.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Ngô Hai
MỤC LỤC
Trang
Phần I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Mục đích nghiên cứu 3
1.4. Yêu cầu 3
1.5. Ý nghĩa đề tài 4
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Khái niệm về môi trường và thanh tra môi trường 5
2.2. Giới thiệu một số văn bản pháp luật về thanh tra và xử lý vi phạm về môi
trường 6
2.3. Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên
thế giới 7
2.4. Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở Việt
Nam 7
2.5. Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường
ở Thành phố Thái Nguyên 8
2.6. Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường
ở Huyện Đồng Hỷ 8
Phần III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU9
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 9
3.3. Nội dung nghiên cứu 9
3.3.1. Điều tra cơ bản 9
3.3.2. Thực trạng môi trường Huyện Đồng Hỷ 9
3.3.3. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về
môi trường của Huyện Đồng Hỷ - Tp Thái Nguyên giai đoạn 2010 –
2013 9
3.4. Phương pháp nghiên cứu 10
3.4.1. Phương pháp thu thập qua các tài liệu, số liệu 10
3.4.2. Phương pháp kế thừa các tài liệu thứ cấp 10
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra 10
3.4.4. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu, số liệu 11
3.4.5. Phương pháp so sánh thực tiễn công tác thanh tra và xử lý vi phạm
hành chính về môi trường với các văn bản hướng dẫn 11
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 12
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 12
4.1.1.1. Vị trí địa lý 12
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 14
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 15
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 23
4.1.2.2. Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 29
4.1.2.3. Điều kiện xã hội 33
4.1.3. Thực trạng môi trường Huyện Đồng Hỷ:
4.2. Đánh giá công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường
của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 – 2013
4.2.1. Đánh giá công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường
4.2.1.1. Thanh tra theo chương trình kế hoạch
4.2.1.2. Thanh tra đột xuất
4.2.2. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về môi trường của người
dân và chính quyền về vi phạm môi trường từ năm 2010 – 2013
4.2.3. Đánh giá việc chấp hành xử lý vi phạm về môi trường của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh sau các đợt thanh tra.
4.2.4. Kết quả điều tra tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm của
Phòng TNMT
4.2.4.1. Sự hiểu biết của người dân về hiện trạng môi trường Huyện Đồng Hỷ.
4.2.4.2.Đánh giá hiện trạng môi trường của Huyện Đồng Hỷ của cán bộ
phòng TNMT.
4.2.4.3. ý kiến của người dân và cán bộ về công tác thanh tra về môi trường
của Huyện trong giai đoạn 2010 – 2013.
4.2.4.5. Tính chấp hành luật BVMT 2005, và chính sách của Huyện đề ra.
4.2.4.4. ý kiến của người dân và cán bộ về công tác xử lý vi phạm về môi
trường của Huyện trong giai đoạn 2010 – 2013.
4.2.5. Một số vụ việc trong thời gian thực tập tại phòng TNMT của Huyện
Đồng Hỷ 61
4.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác thanh tra và xử vi
phạm hành chính về môi trường của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 -
2013 62
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành
chính về môi trường của Huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới 65
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1. Kết luận 66
5.1.1. Đối với Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 66
5.1.2. Đối với thực trạng môi trường của Huyện Đồng Hỷ 66
5.1.3. Đối với Công tác thanh tra và xử lý vi phạm của Phòng TNMT của
Huyện 67
5.2. Kiến nghị .67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .68
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu viết tắt
Tên kí hiệu viết tắt
1 HĐH Hiện đại hóa
BVMT Bảo vệ môi trường
2 CNH Công Nhiệp Hóa
CHXHCH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CN-XD Công nghiệp – xây dựng
3 TDMNBB Trung Du Miền Núi Bắc Bộ
CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường
KT-XH Kinh tế - Xã hội
5 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
6 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
7 UBND Ủy ban nhân dân
8 VA Tăng trưởng giá trị gia tăng
9 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
MT Môi trường
10 BVTV Thuốc bảo vệ thực vật
VSMT Vệ sinh môi trường
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Đồng Hỷ so với các huyện, thành
phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên
Hình 4.2. Tỷ lệ % của các loại đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Hình 4.3. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1:Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ năm 2013
Bảng4.2: Thống kê các loại đất theo tính chất của đất tại huyện Đồng Hỷ
Bảng 4.3. Hiện trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2007-2013
Bảng 4.4. Đóng góp tăng trưởng của Đồng Hỷ trong tăng trưởng
của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.5. Biến động sản xuất ngành chăn nuôi
Bảng 4.6. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ
Bảng 4.7: Kết quả bảng số về thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về
môi trường theo chương trình kế hoạch của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn
2010 – 2013
Bảng 4.8: Kết quả chi tiết các đợt thanh tra và xử lý vi phạm hành chính
về môi trường theo chương trình kế hoạch của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn
2010 – 2013
Bảng 4.9 : Kết quả bảng số về tình hình công tác thanh tra và xử lý vi
phạm hành chính vê môi trường đột xuất của Huyện Đồng Hỷ giai đoan
2010 – 2013
Bảng 4.10: Chi tiết kết quả thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi
trường đột xuất của Huyện Đồng Hỷ năm 2010 – 2013
Bảng 4.11: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về môi trường từ
năm 2010 – 2013
Bảng 4.12: Kết quả tính chấp hành của cơ sở về hình thức xử phạt của
Huyện giai đoạn 2010 - 2013.
Bảng 4.13. Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dân về hiện trạng môi
trường của Huyện Đồng Hỷ.
Bảng 4.14: Kết quả điều tra sự hiểu biết của cán bộ về hiện trạng môi
trường của Huyện Đồng Hỷ.
Bảng 4.15: Tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ về công tác thanh
tra về môi trường của Huyện trong giai đoạn 2010 – 2013.
Bảng 4.16:Tổng hợp ý kiến của người dân và cán bộ về công tác xử lý vi
phạm về môi trường của Huyện trong giai đoạn 2010 – 2013.
Bảng 4.17: Kết quả ý kiếm của người dân và cán bộ về tính chấp hành
luật BVMT 2005 trong giai đoạn 2010 – 2013.
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất. Trong số đó
có những yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng,âm
thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn cả.
Những yếu tố này được coi là những thành phần cơ bản của môi trường.
Chúng hình thành và phát triển theo một quy luật tự nhiên vốn có. Bên cạnh
những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố
nhân tạo. Những yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu
tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình.
Hiện nay môi trường đang có những thay đổi bất lợi cho con người và
đã trở thành vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phat triển
hay quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi
trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả
thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các
quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và
nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ
môi trường. Việt Nam đứng trong hàng ngũ của các quốc gia đang phát triển
và cũng đang phải đối đầu với vấn đề môi trường.
Trong tiến trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước,
nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng. Trong
thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến
tích cực. Hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường từng
bước được xây dựng và hoàn thiện. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường được thành lập và phát triển từ cấp trung ương đến các địa
2
phương. Nhà nước đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ
chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố môi trường, ngăn chặn việc gây ô
nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Công tác bảo vệ môi trường đã được
huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức phi chính phủ,
cộng đồng dân cư…Vấn đề tài chính cho công tác bảo vệ môi trườn được tăng
cường với việc áp dụng các công cụ kinh tế, thành lập quỹ bảo vệ môi trường
Việt Nam, thay đổi chính sách cho bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững
của Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XXI cũng đứng trước những
thách thức to lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi
trường. Một trong những biện pháp đạt hiệu quả cao trong công tác bảo vệ
môi trường đó là thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường.
Huyện Đồng Hỷ cũng là trung tâm của thành phố. Trong những năm
gần đây, cùng với tiến trình CNH - HĐH đất nước, nền kinh tế của Huyện
Đồng Hỷ đã có những bước tiến vượt bậc, bên cạnh sự phát triển đó thì môi
trường của Huyện Đồng Hỷ cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó
công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường ngày càng được quan tâm
và đẩy mạnh.
Để thấy dược phần nào của toàn cảnh công tác thanh tra và xử lý vi
phạm về môi trường ta cần phải đánh giá một cách khách quan công tác này
trên nhiều địa phương, từ đó rút ra được những bài học, kinh nghiệm cho
những năm tiếp theo và các địa phương khác.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Tài nguyên và môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo ThS. Vương Vân Huyền tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: "Đánh giá công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi
trường của Huyện Đông Hỷ giai đoạn 2010 - 2013".
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường
của Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 – 2013 để nắm được những thành tựu đã
đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác thanh tra và xử lý vi
phạm hành chính về môi trường từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường tại địa
phương.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính
trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 - 2013.
- Làm rõ được những thành tựu đạt dược và những hạn chế còn tồn tại
trong công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên địa
bàn Huyện.
- Phân tích những nguyên nhân và đề xuất các phương hướng giải
quyết những tồn tại đó nhằm tăng cường nâng cao hiệu quả công tác thanh tra
và xử lý vi phạm hành chính về môi trường trên địa bàn Huyện.
1.4. Yêu cầu
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Huyện Đồng Hỷ.
- Đánh giá thực trạng môi trường Huyện Đồng Hỷ.
- Đánh giá tình hình thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi
trường của bàn Huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2010 - 2013.
- Nắm được kết quả cụ thể của từng đợt thanh tra và xử lý vi phạm
hành chính về môi trường trên địa bàn Huyện.
- Đánh giá được từng đợt thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về
những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại.
4
- Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi
ra trường.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Qua quá trình nghiên cứu thực trạng công tác
thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường tại Huyện Đồng Hỷ- Tp Thái
Nguyên để biết được những việc đã làm được và chưa làm được trong thực
tiễn để tim ra những giải pháp nhằm thúc đẩy công tác thanh tra và xử lý vi
phạm hành chính về môi trường trên địa bàn Huyện.
- Ý nghĩa trong học tập:
+ Giúp sinh viên có thể áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế trong công
tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường đồng thời học hỏi
được thêm những kiến thức thực tế trong công tác này nhằm trang bị hành
trang vững bước vào đời.
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn để phục vụ công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác
thanh tra nói riêng.
+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm
việc có khoa học có cơ sở, giúp sinh viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý
trong công việc.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.Cơ sở lý luận
* Khái niệm môi trường:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005)[8].
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
6
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân
tạo [8]
* Khái niệm về thanh tra môi truờng
Thanh tra BVMT là thanh tra chuyên ngành BVMT được chính phủ quy định
cụ thể về tổ chức và hành động, có đồng phục và phù hiệu riêng; có thiết bị và
phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ
Điều 126 Luật BVMT năm 2005 qui định trách nhiệm thực hiện thanh tra
BVMT.[7]
* Vi phạm hành chính và xử phạt về vi phạm hành chính về môi trường
+ Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
+ Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính.[5], [6].
2.2. Giới thiệu một số văn bản pháp luật về thanh tra và xử lý vi phạm về
môi trường
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường.
- Luật số 22/2004/QH11 ngày 15/06/2004 của Quốc hội nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thanh tra.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 41/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra.
7
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 179/2013NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07/04/2009 của Chính phủ về việc
tổ chức, hoạt động của thanh tra tài nguyên và môi trường.
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài
nguyên Và Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở
gây ô nhiễm cần phải xử lý.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành chất thải nguy hại.
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 25/08/2007 của Chính phủ về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo
vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 24/04/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng.
2.3. Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường
trên thế giới
8
Các nước đã và đang phát triển khi nền kinh tế dần ổn định họ đều chú trọng đến
không gian sống, môi trường sống của họ trước thực trạng môi trường đang bị suy
thoái các công cụ quản lý về môi trường được đặt ra và công tác thanh tra, kiểm tra
tình hình về môi trường của họ được đẩy mạnh và xử lý nghiêm các trường hợp gây
ô nhiễm môi trường.Ngoài Các chính sách các điều luật BVMT và các giải pháp, để
khắc phục,hồi phục lại tình trạng ô nhiễm môi trường họ còn sáng chế ra các công
nghệ tiên tiến để giảm ô nhiễm và khắc phục ô nhiễm đến mức tối ưu.
2.4. Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường ở
Việt Nam
Việt nam 1 trong những nước đang phát triển.Trong Thời kì Hội nhập Quốc Tế nền
kinh tế đang đi vào ổn định Việt Nam đã nắm và hiểu rất rõ tầm quan trọng của vấn
đề nghiêm trọng là môi trường đang bị suy thoái.Vấn đề được đặt ra đối với các
ngành các cấp là làm sao phải BVMT 1 cách triệt để 1 cách tốt nhất và câu trả lời
được nêu ra là cần phải quản lí môi trường thật tốt và chú trọng đế công tác thanh
tra,kiểm tra về môi trường để đề ra giải pháp khắc phục và xử lý triệt để những hành
vi vi phạm để làm gương cho những ai gây ô nhiễm môi trường.Việt Nam đang cố
gắng phát minh ra những sản phẩm hạn chế ô nhiễm môi trường,giảm tác động của
con người tới môi trường.Ngoài ra không những đề ra những chính sách, ban hành
luật BVMT, còn kêu gọi tuyên truyền với Thế Giới là phải BVMT với nội dung là “
vì 1 hành tinh sống xanh sạch đẹp”trước tình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm
trọng do tác động của con người.
2.5. Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi
trường ở Thành phố Thái Nguyên
Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên đang thúc đẩy mạnh mẽ công tác kiểm tra ,
thanh tra về tình hình môi trường của tỉnh.Sở lun sát sao về công việc,và đề ra
các chính sách để khắc phục tình trạng ô nhiễm của tỉnh,Sở lun đôn đốc
phòng TNMT của Huyện phải phối hợp và thực hiện triệt để những chính
9
sách mà Sở đề ra.Đối với các hành vi vi phạm về ô nhiễm môi trường Sở
TNMT của tỉnh lun xử lý nghiêm để tránh tình trạng lặp lại.
2.6. Tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi
trường ở Huyện Đồng Hỷ
Phối hợp với Sở TNMT của Tỉnh, Phòng TNMT của Huyện lun sát sao với
công việc.Phòng TNMT lun thực hiện nghiêm túc và triệt để các chính sách,
hay các phương pháp giảm thiểu ô nhễm do Sở đề ra.Công tác thanh tra của
Phòng cũng được chú trọng,Phòng lun cử các Chuyên viên môi trường đi
kiểm tra thực địa tình hình các cơ sở hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường, hay do các đơn thư khiếu nại về các một cơ sở nào đó có nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường.Phòng lun phối hợp với Sở về xử lý các hành vi vi phạm
vượt thẩm quyền.
10
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành
chính về môi trường trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ.
- Phạm vi nghiên cứu: Huyện Đồng Hỷ - Thành phố Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Đồng Hỷ.
- Thời gian: Từ tháng 02/2014 - 05/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra cơ bản
- Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
+ Địa hình, địa mạo
+ Khí hậu, thủy văn
+ Các nguồn tài nguyên: đất đai, nguồn nước, khoáng sản…
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Thực trạng phát triển kinh tế
+ Dân số lao động và việc làm
+ Cơ sở hạ tầng
3.3.2. Thực trạng môi trường Huyện Đồng Hỷ
- Môi trường đất
- Môi trường nước
- Môi trường không khí
11
3.3.3. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính
về môi trường của Huyện Đồng Hỷ - Tp Thái Nguyên giai đoạn 2010 –
2013.
- Đánh giá những đợt thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi
trường đã thực hiện.
- Đánh giá việc chấp hành xử lý vi phạm hành chính về môi trường của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau các đợt thanh tra.
- Điều tra sự hiểu biết và tính chấp hành của người dân về luật BVMT.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong công tác
thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về môi trường giai đoạn 2010 - 2013.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập qua các tài liệu, số liệu
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên
cứu: Đối tượng thu thập gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, diện tích tự
nhiên và phân vùng địa giới hành chính, địa hình, khí hậu, ), đặc điểm kinh
tế (tăng trường kinh tế, cơ cấu kinh tế), về vấn đề xã hội, dân số, giáo dục -
đào tạo … các số liệu, các tư liệu chủ yếu được thu thập tại các cơ quan sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân huyện
Đồng Hỷ, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ.
- Báo cáo các cuộc thanh tra và xử lý vi phạm của các cơ sở của Phòng
TNMT của Huyện.
3.4.2. Phương pháp kế thừa các tài liệu
- Các văn bản,báo cáo về tình hình công tác thanh tra và xử lý vi phạm
hành chính trên địa bàn huyện Đồng Hỷ của phòng TNMT của Huyện.
- Tài liệu, số liệu về tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ của phòng TNMT của Huyện.
- Mạng internet, sách, báo về vấn đề xử phạt về môi trường
12
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn và phát phiếu điều tra
- Xây dựng nôi dụng phỏng vấn phù hợp với đề tài và giúp ích được cho
đề tài
- Phát phiếu điều tra cho đối tượng cần phỏng vấn
3.4.4. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu, số liệu
- Trên cơ sở những tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, chọn lọc.
- Xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Word.
- Tổng hợp nên những số liệu cần thiết, hợp lý, có cơ sở khoa học.
3.4.5. phương pháp nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới
luật, quy định có liên quan
Qua quá trình nghiên cứu các luật, nghị định và các văn bản pháp luật
có liên quan là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho các quá trình làm khóa luận, giúp
cho các thao tác, các công việc trong quá trình thực hiện được đúng theo quy
định, làm tăng sự chính xác và độ tin cậy cho khóa luận.
Dựa vào các quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà
nước (Luật BVMT VN năm 2005, Luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Bảo vệ môi trường, NĐ 80, NĐ 117, NĐ179, TT 26/2011 và các văn bản
dưới luật khác ) làm tiêu chí đánh giá công tác quản lý cũng như việc xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT của phòng Tài Nguyên và Môi
Trường
13
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc giáp huyện Võ
Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái
Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp sông Cầu và huyện
Phú Lương. Diện tích tự nhiên của huyện 455,24 km
2
, chiếm 12,8% diện tích
tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên, dân số của huyện là 11 vạn người; gồm 8
dân tộc anh em sinh sống. Huyện Đồng Hỷ được phân bố gồm 18 đơn vị
hành chính xã, thị trấn (15 xã và 3 thị trấn = 257 xóm, bản, tổ dân phố);
trong đó có 2 xã và 16 xóm bản đặc biệt khó khăn.
Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với Thành phố Thái Nguyên, là trung tâm
chính trị, kinh tế văn hoá, đồng thời gần với các khu công nghiệp lớn của tỉnh
Thái Nguyên, có toạ độ từ 105016' - 105046' kinh độ Đông, 21032’- 21051’
vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn
- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên.
14
Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Đồng Hỷ so với các huyện, thành
phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên [9]
Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển
kinh tế - xã hội:
- Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên – Trung tâm kinh tế, đô thị,
công nghiệp và dịch vụ của cả vùng TDMNBB nên Huyện có điều kiện thuận
lợi trong: Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển một số
ngành công nghiệp chế biến, các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; Nâng
cao chất lượng lao động. Thành phố Thái Nguyên có hệ thống giáo dục phát
triển hàng đầu cả nước, cụ thể: Đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội) với 6 trường đại
học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp.