ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ CHÁT THẢI
RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN THÔNG NÔNG
TỈNH CAO BẰNG”
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2011 - 2015
THÁI NGUYÊN - 2015
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần chất thải rắn y tế ở Việt Nam 9
Bảng 2.2 Các nguồn phát sinh CTR y tế 10
Bảng 2.3. Lượng chất thải rắn trung bình của các quốc gia tùy theo
thu nhập 11
Bảng 2.4. Lượng chất thải rắn thay đổi theo từng loại bệnh viện 11
Bảng 2.5. Lượng chất thải rắn theo các khu vực khác nhau trong
cùng bệnh viện 12
Bảng 2.6. Lượng chất thải rắn y tế trung bình trên giường
bệnh/ngày 13
Bảng 2.7: Sự gia tăng chất thải y tế theo thời gian ở Việt Nam 14
Bảng 2.8 : Lượng chất thải y tế phát sinh tại các khoa trong bệnh
viện 14
Bảng 2 9:Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế 17
Bảng 2.10 : Các kiểu lò đốt 19
Bảng 2.11 : Số lần khám chữa bệnh trong năm 2013 28
Bảng 4.1 Nhân lực y tế của bệnh viện 36
Bảng 4.2 Số lượt người khám bệnh tại khoa khám từ tháng 06/2013
đến tháng 06 năm 2014 37
Bảng 4.3 :Thành phần chất thải bệnh viện 39
Bảng 4.4: Các nguồn phát sinh thải theo các nhóm 39
Bảng 4.5 Tổng khối lượng rác thải nguy hại phát sinh tại bệnh viện
qua các tháng trong năm 2013 và 2014 40
Bảng 4.6 Lượng rác thải nguy hại phát sinh trong ba tháng đầu năm
2014 tại các khoa trong bệnh viện 41
Bảng 4.7 Hoạt động phân loại chất thải rắn y tế 42
Bảng 4.8 Hoạt động vận chuyển chất thải rắn y tế trong khuôn viên
bệnh viện 44
Bảng 4.9 Thực trạng nhà lưu trữ chất thải y tế 45
Bảng 4.10 Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế 47
Bảng 4.11: Kết quả phân tích lò đốt rác 48
Bảng 4.12: Nhân lực quản lý chất thải y tế tại bệnh viện 48
Bảng 4.13: Hiểu biết của nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh về
phân loại y tế theo nhóm chất thải 49
Bảng 4.14: Hiểu biết về mã màu sắc dụng cụ đựng chất thải y tế 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Số lượt người khám bệnh tại khoa khám từ tháng
06/2013 đến tháng 06 năm 2014 37
Hình 4.2: Khối lượng rác thải nguy hại phát sinh tại bệnh viện
qua các tháng trong năm 2014 40
Hình 4.3: Khối lượng rác thải y tế phát sinh trong từng khoa 41
Hình 4.4: Hiểu biết của nhân viên về quy chế quản lý chất thải y
tế 49
Hình 4.5: Tỷ lệ hiểu biết mã màu sắc dụng cụ đựng chất thải 50
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
BTNMT BộTài nguyên và Môi trường
BV Bệnh viện
BYT Bộ y tế
BVMT Bảo vệ môi trường
CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức
CT-TT Chỉ thị Thủ tướng
CTNH Chất thải nguy hại
CTYT Chất thải y tế
CTYTNH Chất thải y tế nguy hại
CTSH Chất thải sinh hoạt
CTR Chất thải rắn
CTRYT Chất thải rắn y tế
KCB Khám chữa bệnh
NĐ Nghị định
NIOEH Viện y học và vệ sinh môi trường
PE Poly etylen
PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ
PP Poly plotylen
PVC Poly viny clorua
SH Sinh hoạt
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TB Trung bình
TTYT Trung tâm y tế
KHCN Khoa học công nghệ
UBND Ủy ban nhân dân
QĐ Quyết định
QĐ Quyết định
WHO Tổ chức y tế thế giới
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG 2
Trang 2
DANH MỤC CÁC HÌNH 3
MỤC LỤC 5
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu đề tài 3
1.2.1 Mục đích 3
1.2.2 Mục Tiêu 3
1.2.3 Yêu cầu 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài 4
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 4
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 4
PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 5
2.1.1 Tổng quan về chất thải rắn y tế 5
2.1.2 Phân loại chất thải rắn y tế 5
2.2 Thành phần của chất thải rắn y tế 8
2.3 Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh 9
2.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế 9
2.3.2 Khối lượng chất thải y tế phát sinh 10
2.4 Tác hại của chất thải rắn y tế 15
24.1 Đối với môi trường 15
2.4.2 Đối với sức khỏe 15
2.5 Một số công nghệ xử lý chất thải rắn y tế hiện nay 18
2.5.2 Phương pháp hấp 19
2.5.3 Giải pháp sử dụng hóa chất 20
2.5.4 Giải pháp sử dụng vi sóng 20
2.5.5 Giải pháp sinh học 20
2.5.6 Giải pháp sử dụng chất phóng xạ 20
2.6 Cơ sở pháp lí 22
2.7 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế 23
2.7.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam 23
2.7.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. .27
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đối tượng nghiên cứu 32
3.2 Phạm vi nghiên cứu 32
3.3 Thời gian và địa điểm 32
3.4 Nội dung nghiên cứu 32
3.5 Phương pháp nghiên cứu 32
3.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu ,số liệu thứ cấp 32
3.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 33
3.5.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 33
3.5.4 Phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu 33
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1 Khái quát về tổ chức, bộ máy hoạt động của Bệnh viện đa khoa huyện
Thông Nông 34
4.1.1 Đặc điểm xây dựng , quy mô Bệnh viện huyện Thông Nông 34
4.1.2 Cơ sở pháp lý thành lập và phát triển bệnh viện 34
4.1.3 Chức năng của bệnh viện 35
4.2 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện 35
4.3 Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn của bệnh viện 38
4.3.1 Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện 38
4.3.2 Hiện trạng thu gom ,lưu trữ ,vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại
bệnh viện 39
4.4 Nguồn nhân lực quản lý chất thải y tế tại Bệnh viên huyện Thông
Nông – Cao Bằng 48
4.3.4 Hiểu biết của nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh của bệnh viện về
quản lý chất thải y tế 48
4.3.5 Đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân 51
4.4 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý ,thu gom ,vận chuyển
chất thải rắn y t tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông 52
4.4.1 Trong công tác quản lý hành chính 52
4.4.1 Hệ thống quản lý kĩ thuật 52
4.4.2 Hệ thống xử lý 53
4.5 Đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao công tác quản lý và xử lý
chất thải rắn tại Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông 53
4.5.1 Biện pháp về quản lý môi trường 53
4.5.2 Các biện pháp giảm thiểu, tái sử dụng chất thải 54
4.5.3 Xử lý ban đầu 56
4.5.4 Phân loại chất thải tại nguồn 57
4.5.5 Thu gom, vận chuyển chất thải 58
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh
mẽ. Đời sống cuả người dân ngày càng được cải thiện hơn và họ đã nhận thức
khá đầy đủ rằng sự phát triển kinh tế - xã hội một mặt nâng cao mức sống,
mặt khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến con người và tự nhiên. Đây là vấn đề
không phải lúc nào cũng được chú trọng đúng mức. Ngày nay, trên thế giới
vấn đề môi trường và sức khỏe đang được quan tâm hàng đầu. Việt Nam là
một nước nằm trong số đó, tuy nhiên vấn đề sức khỏe và môi trường chưa được
chú trọng trong sự phát triển. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn
ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đất nước cũng được phát triển
hơn những thập niên trước đây rất nhiều. Kéo theo đó là nhu cầu của con
người tăng lên về vật chất lẫn tinh thần kéo theo đó là các bệnh viện, phòng
khám mọc lên nhanh chóng không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn đi
sâu về chất lượng. Đi đôi với sự phát triển thì lượng chất thải của bệnh viện
cũng tăng lên về số lượng và phức tạp về thành phần, còn việc quan tâm xử
lý, quản lý chất thải của bệnh viện chưa theo kịp. Hiện nay chất thải bệnh viện
đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh
viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho khu dân cư xung quanh, gây dư luận
cho cộng đồng. Các chất thải y tế có chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm là
chất độc hại có trong rác y tế, các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm, các
chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, v.v. những người tiếp xúc với chất thải y
tế nguy hại đều có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm
việc trong các cơ Sở Y tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải
y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót
trong khâu quản lý chất thải.Các chất thải y tế (CTYT) này có chứa các chất
hữu cơ nhiễm mầm bệnh gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho môi trường
xung quanh bệnh viện ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Tại Cao Bằng
cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi trường do
rác thải y tế ngày càng nghiêm trọng.
2
Chất thải rắn y tế (CTRYT) là một loại chất thải nguy hại (CTNH), cho
đến nay chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất đối với
nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam . Ưu điểm chính của việc chôn
lấp là ít tốn kém và có thể xử lý được nhiều chất thải rắn khác nhau so với
công nghệ khác , tuy nhiên hình thức chôn lấp lại gây ra ô nhiễm khác như ô
nhiễm nước , mùi hôi, ruồi nhặng…Hơn nữa công nghệ chôn lấp không thể áp
dụng để xử lý triệt để các loại chất thải y tế độc hại .
Cùng với việc chôn lấp thi việc áp dụng một số biện pháp xử lý rác song
song với nó là một nhu cầu thiết thực . Công nghệ đốt chất thải rắn (CTR) là
một trong những công nghệ ngày càng phổ biến hiện nay và được ứng dụng
rộng rãi đặc biệt với loại hình chất thải rắn y tế và độc hại. Công nghệ đốt
chất thải rắn sẽ ít tốn kém hơn nếu đi kèm với biện pháp khai thác tận dụng
năng lượng phát sinh trong quá trình đốt.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, bệnh viện đa khoa huyện
Thông Nông đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những
năm qua khẳng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển chung
của đất nước, nhờ những nỗ lực phấn đấu không ngừng đó mà bệnh viện đã
đạt được nhiều thành quả đáng kể trong công tác khám chữa bệnh và chăm lo
sức khỏe cho người dân. Bên cạnh những thành quả đạt được thì hiện nay vấn
đề đang nhức nhối đối với bệnh viện là tình trạng chất thải rắn y tế thải ra
hàng ngày với khối lượng khá lớn mà hệ thống quản lý chất thải rắn y tế còn
nhiều thiếu sót.
Xuất phát từ những mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế
gây ra đối với môi trường sống và con người cần có những biện pháp hữu
hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói
riêng về những nguy cơ đó, nâng cao năng lực tổ chức, trách nhiệm và từng
bước hoàn thiện hệ thông quản lý chất thải cũng như nâng cao chất lượng
cảnh quan vệ sinh cho bệnh viện.
Vì vậy việc đánh giá hiệu quả công tác thu gom, quản lý chất thải rắn y
tế tại bệnh viện cần cụ thể hơn, kết hợp với quá trình giám sát thực tế giúp tìm
hiểu những thiếu sót còn tồn tại trong công tác thu gom và quản lý chất thải
3
tại bệnh viện hiện nay góp phần làm tăng sự hiểu biết và nâng cao ý thức cũng
như chất lượng quản lý chất thải tại bệnh viện.
Việc nghiên cứu tình hình quản lý công tác thu gom và xử lý chất thải
rắn y tế tại bệnh viện, nhằm tìm ra giải pháp để cải thiện môi trường cũng là
một trong những đề tài đáp ứng được yêu cầu cấp bách hiện nay của các địa
bàn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Xuất phát từ yêu cầu đó, dựa trên cơ sở khoa
học và những nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, em xin đưa ra đề tài
khóa luận với tên: "Đánh giá công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại
Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng".
1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu đề tài.
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá công tác thu gom và quản lý chất thải tại Bệnh viện đa khoa
huyện Thông Nông – Cao Bằng
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện
Thông Nông
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý trong công tác thu gom và xử
lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông – Cao Bằng
- Tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn cho các nhân viên y tế ,bệnh nhân
- Nâng cao kiến thức cho bản thân phục vụ công tác sau khi ra trường.
1.2.2 Mục Tiêu
- Bước đầu tìm hiểu chung mức độ ô nhiễm và thực trạng quản lý
CTRYT của Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông . Kết hợp nhận xét, đánh
giá những mặt thuận lợi và tồn tại trong công tác quản lý hiện tại của bệnh
viện, nhằm đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện và hạn chế ô nhiễm môi
trường của bệnh viện.
- Đánh giá hiện trạng, phân loại thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý
rác thải y tế nguy hại tại Bệnh viện huyện Thông Nông
- Đánh giá hiểu biết của nhân viên, bệnh nhân về tình hình quản lý rác
thải y tế của bệnh viện .
- Đề xuất các giải pháp quản lý rác thải y tế nguy hại của bệnh viện có
đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
4
1.2.3 Yêu cầu
- Số liệu thu thập được phải khách quan, trung thực, chính xác
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế
tại Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông – Cao Bằng
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ công
tác sau này
- Bổ sung tư liệu cho học tập
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế có những
ưu điểm hay mặt hạn chế nào từ đó đưa ra các giải pháp cũng như kiến nghị
phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở nhằm cải thiện những thiếu sót còn
mắc phải trong công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa
khoa huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.1.1 Tổng quan về chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế : Là vật chất ở thể rắn , lỏng và khí được thải ra từ các
cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường
Chất thải y tế nguy hại : Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ
cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải
này không được tiêu hủy an toàn.
Quản lý chất thải y tế: Là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Giảm thiểu chất thải y tế: Là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các
sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình
thực hành và phân loại chất thải chính xác.
(Nguồn: Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngyaf 30/11/2007 của Bộ trưởng
Bộ y tế về quy chế quản lý chất thải y tế)
2.1.2 Phân loại chất thải rắn y tế
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại,
chất thải trong các bệnh viện được Bộ Y tế phân thành 5 nhóm theo quy chế
quản lý chất thải y tế chung trên toàn quốc:
- Chất thải lây nhiễm.
- Chất thải hóa học nguy hại.
- Chất thải phóng xạ.
- Các bình chứa khí nén có áp suất.
- Chất thải thông thường.
2.1.2.1 Chất thải lây nhiễm
Theo quy định của Bộ y tế, chất thải lây nhiễm được chia thành các
nhóm sau:
6
- Nhóm A: chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ
đủ gây bệnh, bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…bao
gồm các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của người bệnh như
gạc, bông,băng, găng tay, dây truyền máu.
- Nhóm B: là các vật sắc nhọn: bơm tiêm, lưỡi, cán dao mổ, mảnh thủy
tinh vỡ và các vật liệu có thể chọc thủng dù chúng được sử dụng hay không
sử dụng.
- Nhóm C: chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng xét nghiệm:
găng tay, lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng
máu…
- Nhóm D: là các mô cơ quan người – động vật, mô cơ thể ( nhiễm
khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…
2.1.2.2 Chất thải hóa học nguy hại
- Chất thải hóa học bao gồm : các hóa chất có thể không gây nguy hại như
đường, axit béo, axit amin, một số loại muối… và hóa chất nguy hại như
Formaldehit, hóa chất quang học, các dung môi, hóa chất dùng để tiệt khuẩn y tế
và dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong tẩy uế, thanh trùng …
- Chất thải hóa học nguy hại gồm:
+ Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng
+ Formaldehit: Đây là hóa chất thường được sử dụng trong bệnh viện, nó
được sử dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc
khử khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó được sử dụng trong các khoa
giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác…
+ Các chất quang hóa: Các dung dịch dùng để cố định phim trong
khoa X quang.
+ Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế gồm các hợp chất
của halogen như metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi như
halothane; các hợp chất không chứa halogen như xylene, axeton, etyl axetat…
+ Các chất hoá học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử
khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh…
7
- Chất gây độc tế bào gồm: Vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ
dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị
bằng hóa trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy
ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì
(từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các
khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
2.1.2.3 Chất thải phóng xạ
- Tại các cơ sở y tế, chất thải phóng xạ phát sinh từ các hoạt động
chuẩn đoán hóa tri liệu và nghiên cứu. Chất thải phóng xạ gồm: Dạng rắn,
lỏng và khí.
Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu xử dụng trong các xét
nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ,
giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ
Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ phát
sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của bệnh nhân
Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất
phóng xạ.
2.1.2.3 Các bình chứa khí nén có áp suất.
Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng oxy,
CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần… Đa số các
bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không
được tiêu hủy đúng cách.
2.1.2.5 Chất thải thông thường.
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh
cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ
thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương
8
kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học
nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu. vật
liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh trong
bệnh viện
2.2 Thành phần của chất thải rắn y tế
Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc
thù so với các loại chất thải rắn khác . Các loại chất thải này nếu không được
phân loại cẩn thận trước khi xả ra chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ
gây ra những nguy hại đáng kể
Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các
thành phần có thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTR y tế,
chưa kể 52% CTR y tế là các chất hữu cơ .
Trong thành phần CTR y tế có lượng lớn chất hữu cơ có độ ẩm tương đối
cao , ngoài ra còn có thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10% vì vậy việc lựa
chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí độc hại
- Thành phần vật lý
Thành phần vật lý của CTRYT gồm các dạng sau
+ Bông vải sợi : Gồm bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải trải
+ Giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh.
+ Nhựa: Hộp đựng bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng.
+ Thủy tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm.
+ Kim loại: Dao kéo mổ, kim tiêm.
- Thành phần hóa học
Thành phần hóa học gồm 2 loại sau:
+ Vô cơ: Hóa chất, thuốc thử…
+Hữu cơ: Đồ vải sợi, phần cơ thể, thuốc….
Thành phần sinh học: Máu, bệnh phẩm, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ
9
Bảng 2.1 Thành phần chất thải rắn y tế ở Việt Nam
STT Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ( %)
Thành phần chất thải
nguy hại
1 Các chất hữu cơ 52,9 Không
2 Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có
3 Bông băng 8,8 Có
4 Vỏ hộp kim loại 2,9 Không
5 Chai lọ, xi lanh, ống thuốc thủy tinh 2,3 Có
6 Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có
7 Giấy loại, catton 0,8 Không
8 Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có
9 Đất cát, sành sứ và các chất rắn khác 20,9 Không
Tổng cộng 100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,6
( Nguồn:Nguyễn Đức Khiển,Quản lý chất thải nguy hại, 2003 )
2.3 Nguồn phát sinh và khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh
2.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế
- Các CTRYT là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù nếu
không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh
hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.
Toàn bộ chất thải rắn phát sinh trong bệnh viện từ các hoạt động diễn ra
trong bệnh viện bao gồm:
- Các hoạt động khám chữa bệnh như chuẩn đoán , chăm sóc, xét nghiệm
, phẫu thuật, điều trị bệnh.
- Các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, nhân viên y tế và nguời nhà
bệnh nhân.
10
Bảng 2.2 Các nguồn phát sinh CTR y tế
Loại CTR Nguồn tạo thành
Chất thải sinh
hoạt
Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các
loại bao gói
Chất thải chứa các
vi trùng gây bệnh
Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của
người sau khi mổ , các gạc bông lẫn máu mủ của bệnh
nhân
Chất thải bị nhiễm
bẩn
Các thành phần thải ra sau khi dung cho bệnh nhân, các
chất thải từ quá trình lau , cọ sàn nhà
Chất thải đặc biệt Các loại chất thải độc hại hơn các loại trên, các chất
phóng xạ, hóa chất dược … từ các khoa khám chữa
bệnh, hoạt động thực nghiệm , khoa dược
( Nguồn: Nguyễn Đức Khiển,Quản lý chất thải nguy hại, 2003)
2.3.2 Khối lượng chất thải y tế phát sinh
Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh trong bệnh viện tùy thuộc vào đặc
điểm của bệnh viện
Theo thống kê báo cáo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y
tế vào khoảng 350 tấn/ngày, trong đó có 40,5 tấn/ngày là chất thải rắn y tế
nguy hại phải được xử lý bằng những biện pháp phù hợp. Tỷ lệ gia tăng chất
thải rắn y tế phụ thuộc vào số giường bệnh, tình hình thực hiện các kỹ thuật y
tế và sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế (khoảng 7,6%/năm). Ước
tính đến năm 2010, số lượng chất thải y tế là hơn 380 tấn/ngày (trong đó có
khoảng 45 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại), đến năm 2015 là 600
tấn/ngày và năm 2020 là khoảng trên 800 tấn/ngày.
Tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải rắn y tế là 95,6% và thu
gom chất thải rắn y tế hàng ngày là 90,9%. Phương tiện thu gom chất thải y tế
như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác, còn thiếu và chưa
đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý chất
thải y tế, chỉ có 50% các bệnh viện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt
yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế
11
Khối lượng chất thải y tế được phát sinh ra không chỉ thay đổi theo từng
khu vực địa lý, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:
- Cơ cấu bệnh tật bình thường, dịch bệnh, thảm hoạ đột xuất.
- Loại và qui mô bệnh viện, phạm vi khám chữa bệnh.
- Số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú
và ngoại trú.
- Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực.
- Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị
và chăm sóc.
- Số lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân
Bảng 2.3. Lượng chất thải rắn trung bình của các quốc gia
tùy theo thu nhập
Chất thải bệnh viện
nói chung
(kg/giường bệnh/ngày
Chất thải y tế nguy hại
(kg/giường bệnh/ngày
Nước thu nhập cao 1,2 – 12 0,4 - 5,5
Nước thu nhập TB 0,8 – 6 0,3 - 0,6
Nước thu nhập thấp 0,5– 3 0,3 - 0,4
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải - 2004)
Bảng 2.4. Lượng chất thải rắn thay đổi theo từng loại bệnh viện
Nguồn phát sinh Lượng chất thải theo từng bệnh viện
(kg/giường bệnh/ngày)
Bệnh viện đại học y dược 4,1 – 8,7
Bệnh viện đa khoa 2,1 – 4,2
Bệnh viện tuyến huyện 0.5 – 1,8
Trung tâm y tế 0,05 – 0,2
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải - 2004)
12
Bảng 2.5. Lượng chất thải rắn theo các khu vực khác nhau trong cùng
bệnh viện
Các bộ phận trong bệnh viện
Lượng chất thải
(kg/giường bệnh/ngày)
Điều dưỡng y tế 1,5
Khoa điều trị 1,5-3
Khoa điều dưỡng 3-5
Khoa phẩm chung bệnh viện 0,2
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải - 2004)
Các cơ sở y tế ở Việt Nam chủ yếu thuộc ngành y tế được tổ chức phân
bố theo 4 cấp:
- Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế
- Các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh.
- Các cơ sở y tế tuyến huyện.
- Các cơ sở y tế tuyến xã và tương đương.
Trong đó, qui mô bệnh viện có từ tuyến huyện gọi là bệnh viện huyện,
tuyến tỉnh gọi là bệnh viện tỉnh và tuyến sau cùng là các bệnh viện tuyến
Trung Ương. đa số các bệnh viện của các tuyến là qui mô bệnh viện đa khoa,
một số bệnh viện chuyên khoa. Các bệnh viện nêu trên là các cơ sở y tế có
giường bệnh, thường xuyên hoạt động khám chữa bệnh và cũng thường xuyên
phát thải chất thải rắn y tế. Trong cách xác định trên đây còn chưa đánh giá
được nguồn và số lượng thải tại các trạm y tế xã, phòng mạch tư nhân và các
hoạt động từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu sinh học.
Dưới đây là một số tài liệu đã công bố số lượng phát thải chất thải rắn y
tế mỗi giường bệnh/ngày, tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại và tải lượng chung
toàn quốc.
13
Bảng 2.6. Lượng chất thải rắn y tế trung bình trên giường bệnh/ngày
STT Nguồn Năm kg/GB/ngày
1 Phạm Thị Ngọc Bích, Phạm Ngọc Châu.
Kinh nghiệm bước đầu xử lý chất thải tại
một số bệnh viện cấp tỉnh ở Việt Nam, hội
thảo Việt Nam – Thuỵ ðiển.
1996 2,27
2 URENCO Hà Nội. Báo cáo nghiên cứu khả
thi xây dựng xưởng ñốt CTYT Hà Nội.
1996 2,45
3 Phạm Song. Hội thảo quản lý chất thải bệnh
viện.
1998 2,27
4 Phạm Thị Ngọc Bích. Hội thảo xử lý chất
thải bệnh viện
1998 2,45
5 Nguyễn Xuân Nguyễn. Hội thảo quản lý
chất thải bệnh viện.
1998 2,27
6 Nguyễn Kim Thi. Hội thảo quản lý chất thải
bệnh viện.
1998 1,17
7 Nguyễn Văn Lộ. Hội thảo xử lý chất thải
bệnh viện
1998 2,27
Giá trị trung bình 2,21
(Nguồn: Môi trường bệnh viện nhìn từ góc độ quản lý an toàn chất thải - 2004)
Như vậy lượng chất thải rắn y tế trung bình phát thải theo mỗi giường
bệnh tại viện mỗi ngày là 2,21 kg/giường bệnh/ngày. Tuy nhiên hệ số phát
thải này chỉ nên áp dụng cho tuyến tỉnh và tương đương. Các bệnh viện tuyến
huyện sẽ có hệ số phát thải thấp hơn do phạm vi cứu chữa, khả năng áp dụng
các kỹ thuật ở mức thấp hơn.
Theo đánh giá của Vụ điều trị - Bộ y tế, trong chất thải y tế thì chất thải
nguy hại chiếm từ 20 – 25% tổng khối lượng chất thải phát sinh.
14
Bảng 2.7: Sự gia tăng chất thải y tế theo thời gian ở Việt Nam
Chỉ số
1995 1996 1997 1998 1999 2001 2002
Giường bệnh
(1000 giường)
115,5 118,0 118,0 120,3 120,1 121,9 122,5
CTRYT chung
(tấn/ngày)
248,3 253,7 253,7 258,6 258,2 262,1 263,9
CTRYT nguy hại
(tấn/ngày)
55,4 56,6 56,6 57,7 57.6 58,5 58,9
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 2.8 : Lượng chất thải y tế phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
Khoa
Tổng lượng chất thải
phát sinh trong ngày
(kg/giường/ngày)
Tổng lượng CTYTNH phát
sinh trong
ngày(kg/giường/ngày)
Bệnh
viện
TW
Bệnh
viện
tỉnh
Bệnh
viện
huyện
Bệnh viện
TW
Bệnh
viện
tỉnh0,0
Bệnh viên
huyện
Nội 0,64 0,47 0,45 0,04 0,03 0,02
Nhi 0,50 0,41 0,45 0,04 0,05 0,02
Ngoại 1,01 0,87 0,73 0,26 0,21 0,17
Sản 0,82 0,95 0,74 0,21 0,22 0,17
Mắt , tai mũi họng 0,66 0,68 0,34 0,12 0,10 0,08
Hồi sức cấp cứu 1,08 1,27 1,00 0,30 0,31 0,18
Cận lâm sàng 0,11 0,10 0,08 0,03 0,03 0,03
( Nguồn: Bộ y tế - Quy hoạch quản lý chất thải y tế, 2009)
Chất thải rắn y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương,
xuất phát từ một số nguyên nhân như: Gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số
giường bệnh , tăng các sản phẩm dùng một lần trong y tế, dân số tăng , người
dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 vừa được Bộ TNMT công bố,
khối lượng chất thải rắn y tế nguy được xử lý mới chỉ đạt 68% tổng khối lượng
15
chất thải phát sinh . Chất thải rắn y tế xử lý không đạt tiêu chuẩn là 32% là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh đến sức khỏe cộng đồng.
2.4 Tác hại của chất thải rắn y tế
24.1 Đối với môi trường
2.4.1.1 Đối với môi trường đất
Khi chất thải y tế được xử lý giai đoạn trước khi thải bỏ vào môi trường
không đúng cách thì các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, các vi khuẩn
có thể ngấm vào môi trường đất gây nhiễm độc cho môi trường sinh thái, các
tầng sâu trong đất sinh vật kém phát triển… làm cho việc khắc phục hậu quả
về sau lại gặp khó khăn.
2.4.1.2 Đối với môi trường không khí
Chất thải bệnh viện từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra
những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu
gom, vận chuyển chúng phát tán bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung
môi, hóa chất vào không khí. Ở khâu xử lý (đốt, chôn lấp) phát sinh ra các khí
độc hại HX , NOx, đioxin, furan… từ lò đốt và CH4, NH3, H2S… từ bãi
chôn lấp. Các khí này nếu không được thu hồi và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe của cộng đồng dân cư xung quanh
2.4.1.3 Đối với môi trường nước
Khi chôn lấp chất thải y tế không đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh.
Đặc biệt là chất thải y tế được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
2.4.2 Đối với sức khỏe
2.4.2.1 Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp CTRYT
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có
nguy cơ tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những
người ở ngoài các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và
những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự
sai sót trong khâu quản lý chất thải. Dưới đây là những nhóm chính có nguy
cơ cao:
16
+ Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện.
+ Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú.
+ Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
+ Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các
cơ sở khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyển
bệnh nhân…
+ Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ
rác thải, các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác
2.4.2.2 Tác động từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần của CTRYT có thể chứa đựng một lượng
rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Một mối nguy
cơ rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) cũng
như các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra cộng
đồng qua con đường rác thải y tế. Những virus này thường lan truyền qua vết
tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh. Các tác nhân
gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các cách thức sau :
+ Qua da:(qua một vết thủng hoặc vết cắt trên da).
+ Qua các niêm mạc (màng nhầy).
+ Qua đường hô hấp (do xông, hít phải).
+ Qua đường tiêu hoá
2.4.2.3 Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ
Đa số các tác hại của chất thải phóng xạ trong cơ sở y tế được báo cáo
qua các vụ tai nạn có liên quan đến việc tiếp xúc với các nguồn phóng xạ ion
hoá trong các cơ sở điều trị, như hậu quả từ các thiết bị phát tia X quang hoạt
động không an toàn, do việc chuyên chở, vận chuyển các dung dịch xạ trị
không đảm bảo hoặc thiếu các biện pháp giám sát trong xạ trị liệu.
Nhiều tai nạn đã được ghi nhận do việc thanh lý, xử lý các nguyên liệu
trong trị liệu hạt nhân cùng với số lượng lớn những người bị tổn thương do vô
tình hay hoàn cảnh phải tiếp xúc với nguy cơ chất thải phóng xạ trong y tế.
17
Bảng 2 9:Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế
Bệnh lây nhiễm Tác nhân gây bệnh Đường lây nhiễm
Đường tiêu hóa
Vi khuẩn đường tiêu
hóa: Salmonella, trứng
giun, viprio cholerea
Phân hoặc chất nôn
Đường hô hấp
Mycobacterium
tuberculosis
Nước bọt, đường thở
AIDS HIV Máu , dịch tiết sinh dục
Da Phế cầu khuẩn Mủ vết thương
Bệnh than Trực khuẩn than Tiếp xúc qua da
Viêm màng não Naisria meningtidis Dịch lao tủy
Nhiễm khuẩn huyết Tụ cầu Máu
Viêm gan A Virut viêm gan A Phân
Viêm gan B và C Virut viêm gan B và C Máu và dịch thể
2.4.2.4 Từ loại chất thải hoá chất và dược phẩm
Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là
những mối nguy cơ đe dọa sức khoẻ con người (các độc dược, các chất gây
độc gen, chất ăn mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ…). Các
loại chất này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn
hơn có thể tìm thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ.
Những chất này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mãn tính, gây
ra các tổn thương như bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của
quá trình hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường
hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn,
các hóa chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ bay hơi khác) có thể
gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn
thương phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng.
2.4.2.5 Từ chất thải gây độc tế bào
Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất
thải gây độc gen, mức độ ảnh hưởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi
sự kết hợp giữa bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc