Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 83 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN THỊ TUYẾN


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG QUẢNG BỐ,
XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





Hệ đào tạo

Chuyên ngành
Khoa


Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trường
: Môi trường
: 2010 – 2014
Gi¶ng viªn h−íng dÉn: ThS. Trương Thành Nam
Khoa Quản lý Tµi nguyªn - Tr−êng §¹i häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn







Thái nguyên, 2014

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo với phương châm học đi đôi với
hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình một lượng kiến thức
cần thiết để đảm bảo vững vàng về chuyên môn. Thực tập tốt nghiệp là một
phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên Đại
học nói chung và sinh viên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là
khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức lý
thuyết đã được học một cách có hệ thống và nâng cao khả năng vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp của một kỹ
sư.
Được sự nhất trí của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm khoa Môi Trường cùng với nguyện vọng bản thân, em tiến hành đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước thải làng

nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô trong khoa Môi Trường và đặc biệt em bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo Ths. Trương Thành Nam- người đã giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn
tới các cán bộ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Lương Tài đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại địa phương.
Do kinh nghiệm và thời gian có hạn nên khóa luận của em còn nhiều thiếu
sót, vì vậy kính mong các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường và các bạn sinh
viên đóng góp ý kiến xây dựng để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Tuyến




DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện 14

Bảng 2.2. Một số loại vi khuẩn có trong bùn hoạt tính 23

và khả năng phân hủy 23

Bảng 4.1. Hàm lượng một số chỉ tiêu chất hữu cơ trong nước thải làng
nghề đúc đồng Quảng Bố 49


Bảng 4.2. Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải sản xuất của làng
nghề đúc đồng Quảng Bố 50

Bảng 4.3. Công tác truyền thông vệ sinh môi trường 53

Bảng 4.4. Kết quả điều tra phỏng vấn tình hình sức khỏe của người dân
làng nghề Quảng Bố 54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ xử lý nước thải bằng kỹ thuật bùn hoạt tính có sục khí. . 23

Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Quảng Phú 37

Hình 4.2. Quy trình sản xuất nồi đồng, nhôm tại Quảng Bố và dòng thải44

Hình 4.3. Sơ đồ dòng vật chất điển hình cho 1 hộ gia đình ở công đoạn
phân loại phế liệu, cán, kéo 46

Hình 4.4. Quy trình tạo tranh đồng kèm dòng thải 48

Hình 4.5. Biểu đồ so sánh hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải so với
QCVN 40/2011/BTNMT 50

Hình 4.6. Biểu đồ so sánh hàm lượng kim loại nặng trong nước thải so với
QCVN 40/2011/BTNMT 51

Hình 4.7. Biểu đồ công tác truyền thông vệ sinh môi trường 53


Hình 4.8. Mô hình Bãi lọc ngầm 56

Hình 4.9. Mô hình thu gom và xử lý nước thải sản xuất 57

Hình 4.10. Mô hình xử lý nước ao bằng trồng cây hút kim loại 58




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
BOD Biochemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa sinh hóa
BTNMT Ministry of Natural Resources
and Environment
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
CN Industry Công nghiệp
CN-
TTCN
Công nghiệp- Tiểu thủ công
nghiệp
COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa hóa học
cs Colleagues Cộng sự
CTNH hazardous waste Chất thải nguy hại
DO Dissolved Oxygen Oxy hòa tan
ĐTM Environmental Impact
Assessment
Đánh giá tác động môi trường
NN Agriculture Nông nghiệp

PE Poly Etilen
QCVN National Technical Regulation Quy chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TM-DV Trade and Services Thương mại- Dịch vụ
TN&MT

Natural Resources and
Environment
Tài nguyên và Môi trường
TSS Total Suspended Solids Hàm lượng chất rắn lơ lửng
UBND People’s Committee Ủy ban nhân dân
VSMT Sanitation Vệ sinh môi trường



MỤC LỤC
Trang

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 2


1.4. Ý nghĩa của đề tài 2

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập 2

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 4

2.2. Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.2.1. Khái niệm môi trường, môi trường nước mặt, nước ngầm 5

2.2.2. Khái niệm nước thải, nguồn thải 6

2.2.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước 7

2.2.4. Khái niệm quản lý môi trường 7

2.2.5. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường 8

2.2.6. Một số đặc điểm về nước thải, nguồn thải 8

2.2.6.1. Đặc điểm nước thải 8

2.2.6.2. Đặc điểm nguồn thải 10

2.2.7. Khái niệm làng nghề 10


2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 11

2.3.1. Sự phát triển làng nghề của một số nước trên thế giới 11

2.3.2. Sự phát triển làng nghề ở Việt Nam 12

2.3.3. Sự phát triển làng nghề ở Bắc Ninh 14


2.3.4. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người . 15

2.3.5. Một số phương pháp xử lý nước thải 18

2.3.5.1. Phương pháp cơ học 18

2.3.5.2. Phương pháp hóa học và hóa lý 19

2.3.5.3. Phương pháp sinh học 19

2.3.6. Sơ lược công tác quản lý nước thải tại xã Quảng Phú 25

2.4. Một số kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Việt Nam 25

2.4.1. Ô nhiễm môi trường nước do hoạt động sản xuất tại một số làng
nghề điển hình tỉnh Hà Tây 25

2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề ở Bắc Ninh 27

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 30

3.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 30

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30

3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30

3.2. Phạm vi nghiên cứu 30

3.2.1. Phạm vi không gian 30

3.2.2. Phạm vi thời gian 30

3.2.3. Phạm vi nội dung 30

3.3. Nội dung nghiên cứu 30

3.3.1. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 30

3.3.2. Đánh giá thực trạng nước thải tại làng nghề 30

3.3.3. Đánh giá tác động của nước thải tại địa bàn 30

3.3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải tới
môi trường 30

3.4. Phương pháp nghiên cứu 31

3.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 31



3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 31

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 31

3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu 32

3.4.5. Phương pháp chuyên gia 32

3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 32

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 34

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 34

4.1.1.1. Vị trí địa lý 34

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 34

4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu 34

4.1.1.4. Điều kiện thủy văn 35

4.1.1.5. Tài nguyên 35

4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 36


4.1.2.1. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế 36

4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm 39

4.1.2.3. Y tế và giáo dục 40

4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 40

4.2. Đánh giá thực trạng nước thải tại làng nghề 41

4.2.1. Hiện trạng môi trường nước thải 41

4.2.1.1. Nguồn gây ô nhiễm từ sinh hoạt 41

4.2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp 42

4.2.1.3. Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động đúc đồng 43

4.2.1.4. Hiện trạng môi trường nước thải làng nghề 49

4.2.2. Đánh giá công tác quản lý nước thải trên địa bàn xã Quảng Phú 52

4.2.2.1. Thực trạng thoát nước 52

4.2.2.2. Thực trạng xử lý nước thải 52


4.2.2.3. Công tác truyền thông môi trường 53

4.3. Đánh giá tác động của nước thải tại địa bàn 53


4.4. Biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải tới môi trường 55

4.4.1. Giải pháp xử lý 55

4.4.1.1. Công nghệ xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm 55

4.4.1.2. Mô hình thu gom và xử lý nước thải sản xuất 56

4.4.1.3. Mô hình ao trồng cây hút kim loại 57

4.4.2. Giải pháp quản lý 58

4.4.2.1. Giải pháp về pháp lý 58

4.4.2.2. Giải pháp về công tác quy hoạch làng nghề 59

4.4.2.3. Giải pháp đối với công tác thoát nước của làng nghề 59

4.4.2.4. Giải pháp nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng 59

Phần 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 61

5.1. Kết luận 61

5.2. Kiến nghị 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Những
làng nghề trên khắp đất nước đã tạo ra nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng,
giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bà con nông dân. Trong những
năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề
truyền thống đã được khôi phục, bảo tồn cùng với sự xuất hiện của một số
ngành mới đáp ứng nhu cầu thị trường, làm cho hoạt động làng nghề càng phát
triển.
Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với những giai điệu Quan họ trữ tình mà
còn được biết đến là quê hương của những làng nghề thủ công truyền thống:
làng nghề tranh Đông Hồ (Thuận Thành), gỗ mỹ nghệ Đồng Kị (Từ Sơn),
khảm trai (Phù Lưu- Từ Sơn); dệt Tương Giang (Từ Sơn), giấy Phong Khê
(Tiên Du), đúc đồng Đại Bái (Gia Bình) Toàn tỉnh hiện nay có 62 làng
nghề, chiếm 18% số làng nghề và trên 30% số làng nghề truyền thống của cả
nước (Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2005) [16].
Là một trong những làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh, làng
nghề đúc đồng Quảng Bố đã tồn tại rất lâu đời, trải qua bao biến động dưới
chế độ phong kiến, sự hủy hoại của chiến tranh, sự cạnh tranh của hàng
ngoại khiến cho làng nghề hoạt động khó khăn, đời sống người dân trong
làng bấp bênh trong nhiều thời kỳ. Nhưng cho đến nay, làng nghề Quảng Bố
đã phát triển với tốc độ nhanh hòa nhập với công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Làng nghề đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu
và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nông
dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn vốn quý
báu văn hóa của làng, xã.
Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nước thải làng
nghề nói riêng đang trở thành vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Đó là một
trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển không bền vững trong tương

lai. Vì vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, đánh giá hiện trạng nước thải
2
làng nghề và tìm ra những giải pháp quản lý môi trường hợp lý là rất cần
thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường- Trường Đại học Nông Lâm Thái
nguyên và dưới sự hướng đẫn của thầy giáo ThS. Trương Thành Nam, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý
môi trường nước thải làng nghề đúc đồng Quảng Bố, xã Quảng Phú, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được hiện trạng môi trường nước thải làng nghề đúc đồng
Quảng Bố.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Quảng Phú.
- Đánh giá thực trạng nước thải của làng nghề đúc đồng Quảng Bố.
- Đánh giá được tác động của nước thải tại làng nghề Quảng Bố.
- Đưa ra được biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Số liệu thu thập phải trung thực, chính xác, khách quan.
- Những biện pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế và phù hợp với
thực tế địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Là cơ hội giúp sinh viên áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn, rèn
luyện kỹ năng phân tích mẫu, phân tích tổng hợp số liệu tại nơi thực tập.
- Là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm trong thực tế. Đồng thời nâng cao kiến thức, bổ sung tư liệu học tập,

kinh nghiệm sau khi ra trường.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế
- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về hiện trạng môi
trường nước ở làng nghề đúc đồng Quảng Bố. Đây sẽ là cơ sở khoa học, đóng
3
góp vào hệ thống thông tin, dữ liệu môi trường và cung cấp những hiểu biết về
chất lượng nước thải của khu vực vào thời điểm hiện tại.
- Những giải pháp được đưa ra trong đề tài giúp người quản lý và người
dân, chủ sản xuất kinh doanh có thể phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm
nước thải, bảo vệ cuộc sống của cư dân trong vùng.

4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Quy chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định của Chính phủ số 67/2003/ NĐ-CP ngày 13/06/2003 về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định của Chính phủ số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về việc
quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định của Chính phủ số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 về thoát
nước đô thị và khu công nghiệp.

- Nghị định của Chính phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định của Chính phủ số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/03/2010 về việc
sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 8 nghị định số 67/2003/NĐ-CP.
- Nghị định của Chính phủ số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nghị quyết của Chính phủ số 27/NQ-CP ngày 12/06/2009 về một số
giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường.
5
- Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 về
việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm
2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 08/2006/TT- BTNMT
ngày 18/12/2003 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP
ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải.
- Thông tư của Bộ Xây dựng số 09/2009/BXD quy định chi tiết một số
nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/05/2005 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số
41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định của Chính phủ số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006
về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.

- Tiêu chuẩn Môi trường Việt nam 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất
lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam TCVN 6663-3: 2008 (ISO 5667-3:
2003) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam TCVN 6663-1: 2011 (ISO 5667-1:
2006) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy
mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40/2011/BTNMT về nước thải
công nghiệp.
2.2. Cơ sở lý luận của đề tài
2.2.1. Khái niệm môi trường, môi trường nước mặt, nước ngầm
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh
6
sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc
nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người”.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005 tại chương 1, điều 3: “ Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
2.2.2. Khái niệm nước thải, nguồn thải
* Khái niệm nước thải
Nước thải được định nghĩa ở nhiều khía cạnh khác nhau như:
- Nước thải công nghiệp: Là nước thải từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải.
- Nước thải bệnh viện: Là nước thải từ các cơ sở y tế
- Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ các hộ gia đình, trường học, khách
sạn, cơ quan có chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người.

Tóm lại: Nước thải được định nghĩa là chất lỏng thải ra từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người và đã bị
thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
* Khái niệm nguồn nước thải
Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn
gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải, theo Hoàng Văn
Hùng (2009), nguồn nước thải được phân loại như sau:
- Phân loại theo nguồn thải:
+ Nguồn xác định (nguồn điểm): là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định
được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ như
cống xả thải).
+ Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không cố định, không
xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và các tác nhân gây ô nhiễm; nguồn
này rất khó quản lý (ví dụ như nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng, đường phố
đổ vào sông ngòi, ao, hồ, kênh, rạch).
7
- Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm:
+ Tác nhân hóa lý: Màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, chất rắn lơ
lửng.
+ Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd, As
+ Tác nhân sinh học: Vi sinh vật, tảo, vi khuẩn Ecoli
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (là cơ sở để lựa chọn biện pháp
quản lý và áp dụng công nghệ):
+ Nguồn nước thải sinh hoạt.
+ Nguồn nước thải công nghiệp.
+ Nguồn nước thải nông nghiệp.
+ Nguồn nước thải tự nhiên.
2.2.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước
* Khái niệm ô nhiễm môi trường

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến
mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm
suy thoái chất lượng môi trường”.
* Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Theo Hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi
chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây
nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.
2.2.4. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ
thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên
quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển
bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên (Nguyễn Ngọc Nông, 2006)[11].
8
2.2.5. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn môi trường
- Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường (Nguyễn Văn Phước, 1999) [13].
- Quy chuẩn môi trường là văn bản pháp quy kỹ thuật quy định về mức
giới hạn, yêu cầu tối thiểu, các ngưỡng, các mục bắt buộc phải tuân thủ để đảm
bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường. Do cơ quan có thẩm quyền ban
hành dưới văn bản để bắt buộc áp dụng.
2.2.6. Một số đặc điểm về nước thải, nguồn thải
2.2.6.1. Đặc điểm nước thải
Trong nước thải chứa nhiều thành phần khác nhau, các thành phần đó

cũng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước có độc tính với con người và sinh vật.
Một số tác nhân gây ô nhiễm trong nước thải như:
* Chất hữu cơ
- Chất hữu cơ ở dạng dễ phân hủy sinh học: Chất hữu cơ dạng này chủ
yếu là cacbonhydrat, protein, chất béo, đây là chất ô nhiễm trong nước thải khu
dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẩm. Theo Hoàng Văn Hùng (2009),
trong nước thải sinh hoạt có từ 60% - 80% là các chất hữu cơ ở dạng dễ phân
hủy sinh học, trong đó có từ 40% - 60% là protein, 25% - 50% là cacbonhydrat
và khoảng 10% chất béo. Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ ở dạng này
người ta thường sử dụng chỉ số BOD
5
(nhu cầu oxy sinh hóa), thể hiện hàm
lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nghĩa là chất hữu cơ bị oxy hóa nhờ vai
trò của vi sinh vật.
- Chất hữu cơ ở dạng khó phân hủy sinh học: Nước thải chứa chất hữu cơ
ở dạng này thường có độc tính cao, có tác dụng tích lũy và tồn lưu lâu dài trong
môi trường và trong cơ thể sinh vật gây ô nhiễm lâu dài. Một số chất hữu cơ ở
dạng này như polime, thuốc trừ sâu, các dạng polyancol. Các chất này thường
có nhiều trong nước thải công nghiệp và nguồn nước mưa chảy tràn qua các
vùng nông lâm nghiệp sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Để đánh giá
hàm lượng các chất hữu cơ dạng này, người ta sử dụng thông số COD (nhu cầu
oxy hóa học), thể hiện toàn bộ các chất hữu cơ bị oxy hóa nhờ tác nhân hóa học.
9
* Chất vô cơ
Trong nước thải sinh hoạt nồng độ các ion Cl
-
, PO4
3-
, SO4
2-

luôn cao hơn
quy chuẩn cho phép, còn trong nước thải công nghiệp ngoài các ion trên còn có
ion kim loại nặng có tính độc cao như Pb, Cd. Một số ion đặc trưng trong nước
thải như amon (NH
4
+
) hay ammoniac (NH
3
), nitrat (NO
3
-
), photphat (PO
4
3-
),
sunphat (SO
4
2-
) được gọi là các chất dinh dưỡng đối với thực vật. Hàm lượng
các chất dinh dưỡng cao trong nước thải sinh hoạt khu dân cư, nước thải nhà
máy thực phẩm và hóa chất. Theo Lê Trình (1997), nồng độ Nito (N) tổng số,
photpho (P) tổng số trong nước thải sinh hoạt khoảng 20– 85 mg/l, từ 6– 20
mg/l; còn trong nước thải công nghiệp rượu bia giá trị này có thể lên đến 150–
200 mg/l N tổng số và 15– 30 mg/l P tổng số.
- Kim loại nặng: Các kim loại nặng có độc tính cao đối với con người và
sinh vật ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng có chủ yếu trong nước thải
công nghiệp như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Crom (Cr), Asen (As),
Mangan (Mn).
- Các chất rắn: Trong nước thải, chất rắn gồm cả chất vô cơ và chất hữu
cơ, chất rắn có thể tồn tại ở dạng lơ lửng (huyền phù) hay ở dạng keo. Chất rắn

trong nước thải có nhiều sẽ gây ra trở ngại cho việc cấp nước sinh hoạt cũng
như nuôi trồng thủy sản và tưới tiêu cho nông nghiệp.
- Các chất có màu: Màu sắc của nước thải là do sự phân hủy các hợp chất
có trong nước thải. Chẳng hạn như màu nâu đen do tagnin, lignin cùng các chất
hữu cơ có trong nước phân giải.
- Mùi: Nước thải có mùi là do sự phân hủy chất hữu cơ hay mùi của hóa
chất và mùi của dầu mỡ có trong nước thải.
- Sinh vật: Trong nước thải sinh vật khá phong phú, gồm có các loại vi
sinh vật, vi rút, vi khuẩn, giun sán, tảo, rêu Nhóm vi sinh vật trong nước thải
đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất. Nước thải càng bẩn càng
phong phú sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn); trong nước thải sinh hoạt, nước thải
từ các trại chăn nuôi, nước từ đồng ruộng bón phân chưa ủ có nhiều giun sán, vi
khuẩn.
10
2.2.6.2. Đặc điểm nguồn thải
Hiện nay, người ta quan tâm nhiều nhất tới hai nguồn nước thải đó là
nguồn nước thải công nghiệp và nguồn nước thải sinh hoạt. Chúng là nguồn
nước thải gây ô nhiễm nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới môi trường nước nói
riêng và môi trường nói chung. Một số đặc điểm của hai nguồn nước thải đó là:
* Nguồn nước thải công nghiệp: Đặc điểm của nước thải công nghiệp có
chứa nhiều chất độc hại (kim loại nặng: Hg, Pb, Cd, As), các chất hữu cơ khó
phân hủy sinh học (như phenol, dầu mỡ ), các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học từ cơ sở sản xuất thực phẩm. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm
chung mà thành phần và tính chất của chúng phụ thuộc vào quá trình sản xuất,
trình độ hay bản chất của dây chuyền công nghệ cũng như quy mô sản xuất.
Nước thải của nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm có chứa nhiều chất hữu
cơ dễ phân hủy sinh học, trong khi đó nước thải của ngành công nghiệp thuộc
da chứa nhiều kim loại nặng, sunfua; còn nước thải của công nghiệp ăc quy có
nồng độ axit và chì cao.
* Nguồn nước thải sinh hoạt: Đặc điểm có chứa nhiều chất hữu cơ dễ

phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), giàu chất dinh dưỡng đối với
thực vật (hợp chất của N và P), nhiều vi khuẩn và có mùi khó chịu (H
2
S, NH
3
).
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều các tạp chất khác nhau,
trong đó có khoảng 58% chất hữu cơ, 24% chất vô cơ và vi sinh vật. Thành
phần nước thải có chứa hàm lượng BOD5 = 250 mg/l, COD = 500 mg/l, chất
rắn lơ lửng (SS) = 220 mg/l, photpho = 8 mg/l, N tổng số = 40 mg/l. Phần lớn
nước thải sinh hoạt sau khi thải ra môi trường thường bị thối rữa và có tính axit.
Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt thường chứa các chất hữu cơ dễ phân
hủy sinh học cao, các chất này chứa nhiều hợp chất của Nito.
2.2.7. Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một đặc thù của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội. Tại làng nghề nhiều sản phẩm phi nông nghiệp đã được
những lao động có nguồn gốc nông dân trực tiếp và trở thành thương phẩm trao
đổi hàng hóa, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng đời sống dư
thừa. Theo tiêu chí “làng nghề nông thôn Việt Nam là làng nghề có trên 30%
tổng số dân tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, tổng doanh thu do
11
hoạt động sản xuất chiếm trên 50% tổng doanh thu của cả làng (Đặng Kim Chi,
2005) [2].
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Sự phát triển làng nghề của một số nước trên thế giới
* Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có nhiều nghề truyền thống tồn tại và có quá
trình phát triển khá lâu đời. Từ xa xưa đất nước này đã nổi tiếng với các làng
nghề dệt nhuộm, thủ công mĩ nghệ, gốm sứ…Trải qua quá trình biến đổi của
lịch sử, nhiều nghề truyền thống vẫn tồn tại và phát triển. Nhưng nhìn chung các

nghề truyền thống này ở Trung Quốc hầu hết các hoạt động với quy mô nhỏ.
Trước tình hình đó vào năm 1978, Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách và
mở cửa nên các nghề thủ công truyền thống và các làng nghề được quan tâm và
phát triển dưới hình thức các xí nghiệp. Trong giai đoạn 1980-1990, các làng
nghề tồn tại dưới hình thức quy mô nhỏ, nhiên liệu, nguyên liệu không đủ, sản
phẩm làm ra với năng suất thấp, chất lượng kém làm cho hiệu quả kinh tế không
cao. Hàng năm thường xuyên xảy ra tình trạng tranh giành mua nguyên vật liệu,
cộng thêm việc không nắm bắt được nhu cầu của thị trường cho nên sản phẩm
làm ra hầu hết là không đảm bảo về chất lượng và mẫu mã. Để khắc phục tình
trạng trên, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chương trình “đốm lửa” nhằm
chuyển giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiên tiến tới những vùng nông
thôn; kết hợp khoa học, kinh tế và môi trường.
Các xí nghiệp này trước khi đưa và hoạt động đều phải cam kết không
làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Chương trình này của Trung Quốc đã góp
phần quan trọng trong việc phát triển nghề truyền thống và các làng nghề nông
thôn đồng thời cũng góp phần cân bằng giữa khoa học, công nghệ và môi
trường.
* Hàn Quốc
Sau chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc có sự quan tâm phát triển các làng
nghề truyền thống và các làng nghể thủ công. Các mặt hàng thủ công mĩ nghệ,
hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, chế biến lương thực
thực phẩm theo công nghệ cổ truyền sản xuất tập trung. Chương trình phát triển
làng nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn đã tạo việc làm cho nông dân từ năm
12
1967. Chương trình phát triển này sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn
giản, nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và với quy mô nhỏ.
Chính phủ Hàn Quốc coi việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật là
bước khởi đầu cho việc bảo vệ môi trường các làng nghề này và khu vực xung
quanh. Tiếp theo đó là nâng cao thu nhập nông thôn, tích lũy tài chính phục
vụ cho việc bảo vệ môi trường và vấn đề quan trọng là nâng cao đời sống tinh

thần với sự tham gia của người dân và phát triển nguôn nhân lực. Vấn đề quản
lí môi trường được thực hiện thông qua mô hình tập trung sản xuất, tập trung
xử lí chất thải đã được thực hiện theo các cụm sản xuất. Đồng thời các phong
trào người dân tham gia bảo vệ môi trường cũng thường xuyên được thực
hiện.
Như vậy ta có thể thấy được rằng vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn
nói chung và môi trường làng nghề nói riêng đều được quan tâm phát triển ở
các nước trên thế giới. Việc phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề thủ
công đều phải thực hiện song song với công tác bảo vệ môi trường.
2.3.2. Sự phát triển làng nghề ở Việt Nam
Việt Nam là một nước tồn tại nhiều làng nghề. Hiện nay cả nước có
khoảng 1450 làng nghề. Các làng nghề này phân bố trên khắp cả nước, tập trung
chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (67,3%), miền Trung (20,5%), miền Nam
(12,2%).
Các làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm
nghèo cho nhiều vùng quê Việt Nam. Theo Đặng Kim Chi (2005), có nhiều
cách để phân loại các làng nghề ta có thể phân thành 6 ngành chính như sau:
- Ươm tơ dệt vải và may đồ da
- Chế biến lương thực thực phẩm
- Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…)
- Thủ công mĩ nghệ thêu ren
- Vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến đá
- Nghề khác
Trong những năm gần đây các làng nghề đã có những đóng góp đáng kể
vào tổng thu nhập kinh tế quốc dân. Tuy nhiên theo kết quả điều tra khảo sát
môi trường làng nghề thì các làng nghề này đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng.
13
Mức độ ô nhiễm các làng nghề này là không giống nhau, phụ thuộc vào đặc
điểm sản xuất, tính chất của sản phẩm và thành phần chất thải ra môi trường.
Theo kết quả điều tra, phân tích hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều đã

bị ô nhiễm, do các loại phế thải của các làng nghề này hầu như được thải trực
tiếp vào môi trường mà không qua xử lý.
+ Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá đã gây ra ô nhiễm
môi trường không khí khá nghiêm trọng. Như khu lò gạch Khai Thái (Hà Tây)
nồng độ bụi vượt quá TCCP 3 – 3,5 lần, SO
2
, NO
x
, CO vượt TCCP hàng chục
lần, ngoài ra còn có ô nhiễm nhiệt ảnh hưởng đến hoa màu.
+ Làng nghề tái chế chất thải như tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim
loại đã gây ra tình trạng ô nhiêm môi trường nghiêm trọng ở cả ba thành phần:
đất, nước, không khí.
Làng nghề Đông Mai (Hưng Yên) có 25 lò nấu tái chế chì, hàng ngày
lượng chì thải vào nguồn nước 0,77 mg/l, vượt TCCP 15 lần, lượng chì ở ao đãi
chì và đổ xỉ có hàm lượng chì 3,278 mg/l vượt TCCP 65 lần, bụi chì trong
không khí biến động từ 26,33 – 46,414 mg/m
3
gấp 7,7-15,4 lần TCCP.
+ Làng nghề thủ công mĩ nghệ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối
với môi trường nước, đặc biệt là làng nghề sơn mài và chạm bạc. Lượng nước
tiêu thụ tuy không lớn nhưng có chứa hàm lượng chất gây ô nhiễm cao.
Làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Tây) có 60% số hộ làm nghề sơn mài
truyền thống, hàm lượng COD, BOD
5
và SS tại các điểm trong làng nghề cao
hơn TCCP 1,8- 3,5 lần. Làng nghề Đông Xâm (Thái Bình) có hàm lượng một số
chỉ tiêu như sau: CN
-
là 0,753 mg/l gấp 1,5 lần TCCP, Zn

2+
là 4,75 mg/l (gấp
2,4 lần TCCP), Hg
2+
là 0,035 mg/l gấp 7 lần TCCP.
Và còn rất nhiều làng khác tại Việt Nam gây ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2003 tại
30 cơ sở làng nghề thuộc Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định phổ biến là làng
nghề mĩ nghệ, mây tre đan, chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng.
Bệnh tật trong các hộ gia đình làng nghề là đau lưng, đau cột sống, đau bụng,
hội chứng dạ dày, viêm phế quản, viêm phổi, viêm da, dị ứng, đau mắt…Các
nguy cơ mà người lao động tiếp xúc tại làng nghề ở Bắc Ninh: 95% tiếp xúc với
bụi, 85,9% tiếp xúc với nóng, 59,65% với hóa chất, 58,9% tai nạn. Tại làng đúc
14
nhôm, chì, kẽm Văn Môn bệnh hô hấp 44,4%, bệnh da liễu 13,45 % trong tổng
số người điều tra.
2.3.3. Sự phát triển làng nghề ở Bắc Ninh
Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó có 32 làng nghề truyền thống và 30
làng nghề mới, chiễm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước.
Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3
huyện này có tới 42 làng nghề chiếm 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều làng
nghề của Bắc Ninh như gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh
Đông Hồ có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Bảng 2.1. Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện
STT

Huyện Số
làng
nghề


Số LN
truyền
thống
Phân chia theo ngành kinh tế
Thủy
sản
CN
chế
biến
Xây
dựng

Thươn
g mại
Vận
tải
1 Từ Sơn 18 10 - 14 2 2 -
2 Tiên Du 4 2 - 2 2 - -
3 Yên Phong 16 6 - 15 - 1 -
4 Lương Tài 6 3 - 5 - - 1
5 Gia Bình 8 3 - 8 - - -
6 Thuận Thành 5 4 1 4 - - -
7 Quế Võ 5 4 - 5 - - -
Tổng 62 32 1 53 4 3 1
(Nguồn: Sở TN& MT tỉnh Bắc Ninh, 2008) [17]
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của
các hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm, tác động trực tiếp
tới môi trường nước, không khí và đất trong khu vực dân sinh. Trước đây, làng
nghề tái chế giấy Phong Khê thải ra môi trường một lượng nước thải là 5.000
m³/ngày, hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước vượt TCCP Việt Nam gấp

nhiều lần và là nỗi kinh hoàng của người dân.
Kết quả điều tra khảo sát của Sở Tài nguyên & Môi trường Bắc Ninh
năm 2008 tại khu vực này cho thấy, nước thải tại làng nghề Phong Khê có
hàm lượng chất hữu cơ khá cao, hàm lượng chất thải rắn lơ lửng vượt TCCP
15
từ 1,8- 4,1 lần. Đặc biệt, nước thải từ bể ngâm kiềm có độ pH vượt TCCP 1,4
lần. Do phải nhận nguồn nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy tái chế xã Phong
Khê chứa nhiều chất hữu cơ, hóa chất, phẩm màu, chất tẩy rửa đã làm cho
dòng sông Ngũ Huyện Khê là một nhánh nối với sông Cầu đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Theo điều tra sức khỏe của người dân tại làng giấy tái chế cho
thấy trung bình Trạm y tế xã tiếp nhận hàng chục ca khám bệnh và mua thuốc
mỗi ngày. Các bệnh thường gặp là da liễu, hô hấp, đường ruột, tuổi thọ trung
bình của người dân làng nghề chỉ đạt xấp xỉ 60 tuổi, thấp hơn trung bình khu
vực gần 10 tuổi.
2.3.4. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường và sức khỏe con người
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên
phạm vi một khu vực (thôn, xã, làng…) nông thôn. Khu vực này là tập hợp của
nhiều loại hình ô nhiễm dạng điểm (cơ sở sản xuất nhỏ) ảnh hưởng trực tiếp tới
không gian liền kề và chính khu sinh hoạt dân cư nên tác động trực tiếp đến sức
khoẻ cộng đồng.
- 100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt
quá tiêu chuẩn cho phép
- Nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm tuy nhiên ở các mức độ
khác nhau.
- Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản
xuất, đặc biệt là ô nhiễm bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử
dụng nhiên liệu là than củi
- Môi trường đất đa số các làng nghề chưa có biểu hiện ô nhiễm do hoạt
động sản xuất làng nghề.
Đối với môi trường lao động (vi khí hậu), hầu hết điều kiện lao động ở

các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn như độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm, độ
nhiệt cao.
* Ảnh hưởng đến môi trường nước
Tại các làng nghề, 100% mẫu nước thải đều có các thông số vượt quá
tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, như ở các
làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm nước thải cống chung tại
khu vực sản xuất chứa hàm lượng BOD
5
rất cao, có khi lên tới 2000 mg/l, như
16
làng nghề bún thôn Đoài (Bắc Ninh). Hoặc hàm lượng COD trong nước thải cao
hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 3,2– 8,93 lần (Bộ TN&MT, 2008) [1].
Chế biến nông sản thực phẩm là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra
một lượng nước thải không nhỏ, giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải các làng nghề sản xuất bún, bánh đều có BOD
5
vượt quá TCCP từ
121,8 – 140 lần; COD vượt quá TCCP từ 9,7 – 87 lần (Bộ TN&MT, 2008) [1].
Các chất thải độc hại khó phân hủy cũng là một số vấn đề môi trường
nóng bỏng đặt ra cho các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại và dệt
nhuộm, thuộc da. Các kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Hàm
lượng các chất độc hại đang ở mức báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều
lần. Tại các làng nghề tái chế kim loại có nơi hàm lượng Pb
2+
vượt tiêu chuẩn
cho phép tới 4,1 lần, Cu
2+
vượt quá 3,25 lần. Hàm lượng Phenol trong nước thải
tại làng nghề tái chế giấy cũng vượt quá TCCP 10 lần. Các kết quả khảo sát cho
thấy: nước mặt ở các làng nghề có mức độ ô nhiễm khác nhau. Tại làng nghề

ươm tơ Cổ Chất, hàm lượng COD trong nước mặt rất cao, COD = 341 mg/l
(gấp 9,7 lần so với TCCP), đặc biệt độ màu lên tới 2029,5 Pt – Co (Bộ TN&MT,
2008) [1].
Các chất thải đổ vào môi trường nước không qua khâu xử lý không chỉ
làm hủy hoại môi trường nước mà còn làm hủy hoại môi trường sinh thái, giảm
đa dạng sinh học vùng.
* Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu
xây dựng, gốm, sứ, nhựa Ước tính tải lượng ô nhiễm không khí do đốt than để
nung vôi, nung gốm, sứ từ hàng trăm lò thủ công lên tới hàng triệu m
3
khí độc.
Dân cư làng nghề và cả các xã khác đều phải sống chung với khói bụi, hơi nóng
và khí thải độc hại của các làng nghề này.
Kết quả khảo sát tại các làng nghề tái chế nhựa cho thấy: nồng độ hơi khí
ô nhiễm hầu hết đều vượt TCCP, cụ thể là: Bụi trong không khí dao động trong
khoảng 0,45 – 1,33 mg/m
3
, vượt TCCP 0,5 – 4 lần. Hàm lượng THC đo được ở
khu vực các bãi rác của làng nghề tái chế nhựa là 5,36 mg/l vượt TCCP 1,16 lần
(Bộ TN&MT, 2008) [1].

×