Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh - huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 63 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG


Tên đề tài:

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG KHÁNH,
HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 - 2014



Thái Nguyên, năm 2014




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM THỊ MAI PHƯƠNG



Tên đề tài:

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG KHÁNH,
HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Lớp : K42 - ĐCMTA
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khoá học : 2010 - 2014


Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Thi
Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các trường
Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào
thực tế, là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên
tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Quản lý Tài Nguyên, trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng Khánh,
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn"
Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, cảm ơn các thầy cô
giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở
Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em trong thời gian nghiên cứu đề tài, thực tập tại đơn vị.
Em đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc
của thầy giáo ThS.Nguyễn Quang Thi, Giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong quá trình

thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã quan
tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan nên khoá
luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để giúp em hoàn thành khoá
luận được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Phạm Thị Mai Phương
ii
MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Khái quát về công tác quản lý đất đai tại Việt Nam 4
2.1.1. Sơ lược về quản lý nhà nước về đất đai của nước ta qua các thời kỳ 4

2.1.2. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo luật đất đai năm 2003 6
2.2. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính 7
2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính 7
2.2.2. Căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 7
2.2.3. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 8
2.2.4. Giá trị pháp lý của cơ sở dữ liệu địa chính 9
2.2.5. Nội dung cơ sở dữ liệu địa chính 9
2.3. Cơ sở dữ liệu thông tin địa chính 11
2.3.1. Một số kết quả đề tài dự án liên quan đã nghiên cứu trong nước 11
2.3.2. Một số mô hình đã sử dụng trong và ngoài nước 12
2.3.3. Một số định hướng về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 15
2.4. Thực hiện xây dựng cơ cở dữ liệu địa chính 18
2.4.1. Các trường hợp xây dựng CSDLĐC 18
2.4.2. Các điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 20
2.4.3. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chính 21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu 25
iii
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 26
3.4.5. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội xã Bằng Khánh, huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27

4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 29
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Bằng Khánh 33
4.2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng 33
4.2.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần
đây 35
4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Bằng Khánh 35
4.3.1. Bước 1: Công tác chuẩn bị 35
4.3.2. Bước 2: Thu thập tài liệu 35
4.3.3. Bước 3: Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có 37
4.3.4. Bước 4: Xây dựng dữ liệu không gian địa chính 38
4.3.5. Bước 5: Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính 39
4.3.6. Bước 6: Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất 40
4.3.7. Bước 7: Hoàn thiện dữ liệu địa chính 41
4.3.8. Bước 8: Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata 41
4.3.9. Bước 9: Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu 42
4.3.10. Bước 10: Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính 45
4.3.11. Bước 11: Đóng gói, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính 46
4.4. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Bằng
Khánh 46
4.4.1. Những thuận lợi 46
iv
4.4.2. Những khó khăn 48
4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 49
4.5.1. Đối với Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn 49
4.5.2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện 51
4.5.3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã 51
4.5.4. Đối với chủ sử dụng đất 52
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Kiến nghị 53

v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.2: Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung 14
Hình 2.1: Kiến trúc CSDL quốc gia về tài nguyên môi trường 16
Hình 4.1: Cơ sở dữ liệu địa chính 39
Hình 4.2: Giao diện màn hình tìm kiếm 43
Hình 4.3: Biểu đồ thống kê đăng ký cấp giấy QSDĐ theo đơn vị hành chính cấp xã 44
Hình 4.4: Bản đồ thửa đất thuộc tờ số 20 - Xã Bằng Khánh 44
Hình 4.5: Giao diện chương trình ứng với đối tượng sử dụng là Cá nhân, hộ gia đình 45














vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4.1: Tình hình phân bổ dân cư và đất ở của xã Bằng Khánh 32
Bảng 4.2: Thống kê diện tích đất đai theo mục đích sử dụng xã Bằng Khánh 34



























vii



DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CSDLĐC : Cơ sở dữ liệu địa chính
CSDL : Cơ sở dữ liệu
CNTT : Công nghệ thông tin
ELIS : Hệ thống thông tin đất đai và môi trường
GIS : Hệ thống thông tin địa lý
GCN : Giấy chứng nhận
GML : Geography Markup Language
TN &MT : Tài nguyên và Môi trường
TT : Thông tư
UBND : Ủy ban nhân dân
XML : eXtensible Markup Language


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở văn hoá, an ninh, quốc phòng. Nếu biết quản lý và khai thác
tốt, mỗi quốc gia sẽ tự khai thông cho mình một nguồn nội lực dồi dào sẵn có phục
vụ mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Nước ta hiện nay đang trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kéo theo nhu
cầu đất đai của các ngành ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, bên cạnh đó
tình hình sử dụng đất của các địa phương trong cả nước cũng ngày một đa dạng và
phức tạp.
Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển mạnh, nó cho phép
ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội. Để đáp ứng và
khai thác tốt phương pháp tiên tiến này trong ngành Quản lý đất đai thì yêu cầu đặt
ra là phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức cũng như chất lượng thông tin.
Thông tin đất giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai, nó là cơ sở cho
việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch hợp lý nhất cho các nhà
quản lý phân bổ sử dụng đất, cũng như trong việc ra các quyết định liên quan đến
đầu tư và phát triển nhằm khai thác và sử dụng hợp lý đối với tài nguyên đất đai gắn
liền với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường.
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống
quản lý đất đai hiện đại. Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức
triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn. Một số tỉnh đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính, tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả
và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, nhiều
địa phương còn lại việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lập
bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà
chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh, nên chưa
được khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên.
2
Xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình là một trong những xã còn nhiều bất cập
trong công tác quản lý đất đai, các số liệu điều tra cơ bản, các loại bản đồ, sổ sách,
liên quan đến tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu trữ kồng kềnh, tra cứu
thông tin khó khăn, làm cho công tác quản lý đất đai của xã gặp nhiều vướng mắc
và ít có hiệu quả.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo: Ths.Nguyễn Quang Thi, em tiến hành nghiên cứu đề tài "Xây dựng cơ
sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác Quản lý Đất đai trên địa bàn xã Bằng
Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn"
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Ứng dụng công nghệ GIS và phần mềm chuyên dụng trong xây dựng cơ sở
dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cho công tác Quản lý Đất đai
trên địa bàn xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn phù hợp với các yêu
cầu về quản lý và sử dụng đất dựa trên chính sách, pháp luật của nhà nước về đất
đai và hoàn cảnh thực tiễn tại địa phương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Các nguồn số liệu điều tra thu thập trên địa bàn nghiên cứu phải trung thực,
khách quan.
- Các thông tin xây dựng đảm bảo phải đầy đủ và chính xác.
- Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin phải thống nhất, có tổ chức và
thích hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
- Cơ sở dữ liệu địa chính phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy trình, quy
định, tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai.
- Cơ sở dữ liệu đáp ứng nhu cầu phân tích, xử lý, lưu trữ số liệu, cung cấp
thông tin và có thể trao đổi dữ liệu với hệ thống thông tin khác.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
+ Cơ hội cho bản thân củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường
+ Giúp sinh viên nắm chắc về công tác quản lý đất đai và được tiếp cận với hệ
thống quản lý đất đai hiện đại
3
+ Nắm được quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cho công tác quản
lý đất đai.

- Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc ứng dụng vào thực tiễn các phương pháp và
nghiên cứu mô hình phù hợp dựa trên các thông tin sẵn có trên bản đồ địa chính,
góp phần vào công tác quản lý đất đai để sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách
hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.






4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái quát về công tác quản lý đất đai tại Việt Nam
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng quyền
lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác động đến quá
trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ cho
việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Quản lý đất đai bằng
quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp và công cụ
quản lý: Phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; thông qua quy hoạch, kế
hoạch trên cơ sở luật pháp.
2.1.1. Sơ lược về quản lý nhà nước về đất đai của nước ta qua các thời kỳ
2.1.1.1. Thời kỳ phong kiến và thực dân phong kiến
 Thời kỳ phong kiến dân tộc (từ năm 938 đến năm 1858)
Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh
của nhà nước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại bộ
phận bao gồm ruộng làng, xã, ruộng quốc khố và ruộng phong cấp. Chính vì thế dân
ta có câu: “Đất vua, chùa làng”.
Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch sử lâu đời, để nắm

vững và quản lý đất đai nhà nước phong kiến đã lập ra hồ sơ quản lý đất đai như: Sổ
địa bạ thời Gia Long, sổ địa bạ thời Minh Mạng.
 Thời kỳ thực dân phong kiến
Do chính sách cai trị của thực dân pháp, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều
chế độ quản lý điền địa khác nhau:
- Chế độ quản lý thủ điền thổ tại Nam kỳ
- Chế độ bảo tồn điền trạch, sau đổi thành quản thủ địa chánh tại Trung kỳ
- Chế độ bảo thủ để áp (còn gọi là để đương) áp dụng với bất động sản của
người Pháp và kiều dân kết ước theo luật lệ Pháp quốc
- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 29-3-1925 áp dụng tại Bắc kỳ
- Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21-7-1925 (sắc lệnh 1925) áp dụng tại Nam
kỳ và các nhượng địa Pháp quốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
5
2.1.1.2. Thời kỳ từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay
 Từ năm 1980 đến năm 1988
Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 của hội đồng Chính phủ
“về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất
trong cả nước”, đây được coi là văn bản đầu tiên quy định chế độ quản lý đất đai
thống nhất cả nước sau khi đất nước được thống nhất.
Quản lý nhà nước ruộng đất bao gồm các nội dung như sau:
- Điều tra, khảo sát và phân bố các loại đất
- Thống kê, đăng ký đất đai
- Quy hoạch sử dụng đất
- Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý sử dụng đất
- Giải quyết các tranh chấp về đất
- Quy định các chế độ, thể lệ quản lý việc sử dụng đất và tổ chức việc thực
hiện các chế độ, thể lệ ấy.
 Từ năm 1988 đến nay
- Luật đất đai năm 1988: Nội dung của Luật gồm 6 chương 57 điều, được

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 22 tháng 12 năm 1987 và được
công bố ngày 08 tháng 01 năm 1988. Đây là bộ luật đầu tiên của Nhà nước ta quy
định quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng
đất. Luật quy định Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng
ổn định lâu dài, có thời hạn và tạm thời, người sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và quy định: Chế độ quản lý sử dụng các loại đất (5
loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất
chưa sử dụng) lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Luật đất đai 1993: Nội dung của gồm Luật 7 chương 89 điều, được quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 07 năm 1993. Trong quá
trình thi hành Luật đất đai 1998 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp, Luật đất đai
1993 ra đời thay thế luật đất đai 1988. Luật đất đai 1993 khẳng định lại quyền sở
hữu đất đai đồng thời quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về đất đai (7 nội
dung). Phân định rõ đất đai thành 6 loại (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đô
6
thị, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng). Luật quy định
quyền của UBND các cấp trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền của Chính phủ trong việc giao đất theo hạng
mức đất và loại đất.
- Luật đất đai 2003: Nội dung của luật gồm 7 chương 146 điều được nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày
01/07 năm 2004. Luật này khắc phục tồn tại của luật đất đai 1993 và các luật sửa
đổi bổ sung năm 1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất phù hợp với tiến
trình hội nhập quốc tế.
Luật đất đai 2003 khác cơ bản luật đất đai 1993 ở một số nội dung sau:
+ Phân định rõ 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp (bao gồm đất nông
nghiệp và đất lâm nghiệp quy định ở luật đất đai 1993), Nhóm đất phi nông nghiệp
(bao gồm đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng và một phần đất chưa sử dụng
ở luật đất đai 1993). Luật quy định rõ đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất

sử dụng cho khu kinh tế, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của
UBND cấp huyện và cấp tỉnh (chính phủ không làm chức năng này).
+ Quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất ở Việt
Nam: được giao đất, được thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công
cộng, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở.
2.1.2. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo luật đất đai năm 2003
Để xác định vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ
trung ương đến địa phương, tại điều 6 chương I Luật đất đai 2003 nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa việt nam đã nêu nội dung quản lý nhà nước về đất đai:
1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
7
c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
đ) Quản lý việc giao, đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
f) Thống kê, kiểm kê đất đai;
g) Quản lý tài chính về đất đai;
h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
j) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
k) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
l) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm
bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
2.2. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính
2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính là tổng hợp các dữ liệu về bản đồ địa chính và các thông tin
thuộc tính của thửa đất, các thông tin tổng hợp và chiết xuất của hệ thống hồ sơ địa chính:
sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai được thiết lập trên cơ sở đo
đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động đất đai và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. các thông tin được sắp xếp, tổ chức để quản lý, truy cập,
khai thác trên máy tính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, huyện, xã
và thường xuyên được cập nhật để phục vụ cho công tác quản lý đất đai [5].
2.2.2. Căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Việc xây dựng CSDLĐC dựa trên:
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
8
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về thu
thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất (GCN);
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ TN&MT hướng dẫn

việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ TN&MT quy định
kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính;
- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24/4/2013 của Bộ TN&MT quy định
về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (XDCSDLĐĐ); -
- Thông tư số 30/2013/TT-BTNMT ngày 14/10/2013 của Bộ TN&MT quy định
thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp GCN, xây
dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính
2.2.3. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
- CSDLĐC được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh
và các huyện, thành phố thuộc tỉnh;
- Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản để thành lập
CSDLĐC;
+ CSDLĐC của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã, phường, thị
trấn thuộc huyện, thành phố;
+ CSDLĐC cấp tỉnh được tập hợp từ CSDLĐC của tất cả các huyện , thành phố
thuộc tỉnh;
+ CSDLĐC cấp Trung ương được tổng hợp từ CSDLĐC của tất cả các tỉnh
trên phạm vi cả nước. Mức độ tổng hợp CSDLĐC do Sở Tài nguyên và Môi trường
quy định cụ thể sao cho phù hợp với yêu cầu quản lý của từng giai đoạn;
- Việc xây dựng CSDLĐC phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách
quan, kịp thời và thực hiện theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính,
9
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất (sau đây viết tắt là GCN) [9].
2.2.4. Giá trị pháp lý của cơ sở dữ liệu địa chính
- Thông tin trong CSDLĐC đã được kiểm tra, nghiệm thu theo quy định thì
có giá trị pháp lý như trong hồ sơ đất đai dạng giấy.
Trường hợp thông tin không thống nhất giữa CSDLĐC với hồ sơ đất đai (hồ
sơ địa chính, hồ sơ quy hoạch, hồ sơ giá đất, hồ sơ thống kê, kiểm kê…) thì xác định

theo tài liệu của hồ sơ đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền ký, duyệt cuối cùng.
- Đối với trường hợp đo đạc lập bản đồ địa chính thay thế các tài liệu, số liệu
đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây mà chưa cấp đổi GCN thì thông tin về mã
thửa đất, ranh giới thửa và diện tích thửa đất được xác định theo CSDLĐC phù hợp
với tài liệu đo đạc lập bản đồ địa chính mới, đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra, nghiệm thu xác nhận [9].
2.2.5. Nội dung cơ sở dữ liệu địa chính
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất,
sổ theo dõi biến động đất đai.
 Bản đồ địa chính được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên có liên quan đến việc
sử dụng đất bao gồm các thông tin:
- Dữ liệu về vị trí, hình dạng, kích thước, tọa độ, số thứ tự, diện tích, mục đích
sử dụng của các thửa đất;
- Dữ liệu về vị trí, hình dạng, diện tích của hệ thống thủy văn gồm sông ngòi,
kênh, rạnh, suối; hệ thống thủy lợi gồm hệ thống dẫn nước đê, đập, cống; hệ thống
đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu và các khu đất chưa sử dụng;
- Điểm tọa độ địa chính, địa danh và ghi chú thuyết minh
- Vị trí tọa độ các mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, dữ liệu về
đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch
giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.
 Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó
đang sử dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được thành lập
để quản lý việc sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng
người sử dụng đất.
Nội dung của sổ địa chính bao gồm:
10
- Người sử dụng đất gồm: tên, địa chỉ và thông tin về chứng minh nhân dân,
hộ chiếu, hộ khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh của tổ
chức kinh tế, giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
- Các thửa đất mà người sử dụng đất sử dụng gồm mã thửa, diện tích, hình

thức sử dụng đất (sử dụng chung hay sử dụng riêng), mục đích sử dụng, thời hạn sử
dụng, nguồn gốc sử dụng, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
- Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm giá đất, tài sản gắn liền với
đất (nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây lâu năm, rừng cây), nghĩa vụ tài chính
chưa thực hiện, tình trạng đo đạc, lập bản đồ địa chính, những hạn chế về quyền sử
dụng đất (thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có
quyết định thu hồi, thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, thuộc địa bàn có quy
định hạn chế diện tích xây dựng).
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất gồm những
thay đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về chế độ sử dụng đất, về quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Sổ mục kê đất đai là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng
không có ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình
sử dụng đất. Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa
đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai. Nội dung sổ mục kê đất đai bao gồm:
- Thửa đất gồm số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc người được giao
đất để quản lý, diện tích, mục đích sử dụng đất và những ghi chú về thửa đất (khi
thửa đất thay đổi, giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất công ích, )
- Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành lang
bảo vệ an toàn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi; công trình theo tuyến;
sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến; khu vực đất
chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ gồm tên đối tượng, diện tích
trên tờ bản đồ; trường hợp đối tượng không có tên thì phải đặt tên hoặc ghi ký hiệu
trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính.
 Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ để ghi những biến động về sử dụng đất
trong quá trình sử dụng đất. Nội dung của sổ theo dõi biến động đất đai gồm tên và
địa chỉ của người đăng ký biến động, thời điểm đăng ký biến động, số thứ tự thửa
đất có biến động, nội dung biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng, thay
11
đổi về thửa đất, về người sử dụng đất, về chế độ sử dụng đất, về quyền của người sử

dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.3. Cơ sở dữ liệu thông tin địa chính
2.3.1. Một số kết quả đề tài dự án liên quan đã nghiên cứu trong nước
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trên
cả nước, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn
gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Một số tỉnh (điển
hình như Đồng Nai, An Giang) và một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
khác (thuộc thành phố Hải Phòng, các tỉnh Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Bình
Thuận, thành phố Hồ Chí Minh) đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và tổ
chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác, sử dụng rất hiệu quả và được cập
nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện.
Theo [5], Nhiều chương trình dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã
được triển khai ở cấp Trung ương. Các dự án điển hình là xây dựng cơ sở dữ liệu
kiểm kê đất đai từ năm 2000 đến năm 2010, dự án xây dựng hệ thống thông tin đất
đai và môi trường đã xây dựng hệ thống ELIS, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích
hợp tài nguyên và môi trường và một số dự án khác.
Trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu số, chúng ta cũng đã nhận
được sự giúp đỡ rất có hiệu quả của các tổ chức Quốc tế như Chương trình CPLAR
và Chương trình SEMLA của Thụy Điển, Chương trình nâng cấp đô thị
do Hiệp hội các đô thị Việt Nam và Hiệp hội đô thị Canada thực hiện. Một giải
pháp đồng bộ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số đã được đề cập trong dự
án VLAP do Ngân hàng thế giới tài trợ với tổng kinh phí (cả vốn vay và vốn đối
ứng) lên tới 100 triệu USD.
Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu đất đai hiện tại mới chỉ là cơ sở dữ liệu địa
chính cơ bản (lõi - Core Cadastral Database) là công cụ trợ giúp trong những lĩnh
vực sau:
- Kê khai, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, quản lý biến động đất đai;
- Hỗ trợ quy hoạch hóa, kế hoạch hóa sử dụng đất đai;
- Trợ giúp trong công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về

đất đai.
12
Thực hiện Chương trình Tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi
trường (SEMLA/ Chương trình) - Chương trình hợp tác giữa Chính phủ Thuỵ Điển
và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2004-2009,
chuyên đề Hệ thống thông tin đất đai và môi trường (ELIS) đã được Ban quản lý
chương trình SEMLA giao cho các đơn vị thực hiện.
Bắc Ninh là một trong số ít các tỉnh ở Việt Nam có cơ sở dữ liệu quản lý đất
đai tương đối đầy đủ. Bắc Ninh đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý và
xây dựng các cơ sở dữ liệu địa chính, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất
và một số chuyên đề khác. Bắc Ninh đã sử dụng ELIS như hệ thống cơ bản quản lý
toàn bộ số liệu địa chính (bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính) dạng số trên phạm vi
toàn bộ địa bàn tỉnh.
Nhìn chung những kết quả đạt được là đáng khích lệ và đáp ứng được những
đòi hỏi cấp bách của các địa phương trong công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất,
góp phần không nhỏ trong việc bình ổn xã hội, làm tăng thu cho ngân sách thông qua
việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu đất đai hiện
nay mới chỉ giới hạn phục vụ trong ngành tài nguyên môi trường là chủ yếu và cũng
chủ yếu do ngành tài nguyên và môi trường xây dựng. Chính vì lẽ đó hiệu quả chưa
cao và đôi khi dẫn đến lãng phí trong đầu tư do đầu tư chồng chéo và thiếu chia sẻ
thông tin. Vấn đề đặt ra là cần phải nhanh chóng xây dựng một cơ sở dữ liệu đa mục
tiêu, đa người sử dụng và do nhiều cơ quan cùng tham gia xây dựng [5].
2.3.2. Một số mô hình đã sử dụng trong và ngoài nước
2.3.2.1. Mô hình sử dụng ở nước ngoài
Nhằm đáp ứng được nhu cầu về công tác quản lý đất đai, nhiều nước đã sử
dụng CSDL đa chức năng có cấu thành cơ bản là cơ sở dữ liệu bản dồ (các loại bản
đồ địa chính, địa hình, chuyên đề, ảnh hàng không, viễn thám,…) và một số CSDL
thành phần phục vụ quản lý đất đai. Tại Thụy Điển, việc quản lý đất đai và bất động
sản được kết hợp với việc xây dựng một hệ thống CSDL đa chức năng gồm một số

CSDL dùng chung: CSDL bản đồ gồm bản đồ địa chính, bản đồ sử dụng đất,
ảnh,…CSDL bất động sản, CSDL dân số, CSDL lao động, việc làm, CSDL nhà và
công trình - địa chỉ, các dữ liệu thông tin khác. Mô hình của Thụy Điển rất phù hợp
cho các nước đang phát triển, vì hầu hết các nước này đang từng bước xây dựng và
13
phát triển CSDL địa chính, hoàn thiện dần CSDL quản lý đất đai, dạng mô hình này
phù hợp và thích ứng cả về hai mặt đó là tích tụ thông tin và trình dộ công nghệ
thông tin [5].
Tại Úc và Mỹ, người ta đều sử dụng CSDL địa chính đa chức năng nhằm
cung cấp thông tin đa mục tiêu cho công tác quản lý.
2.3.2.2. Mô hình sử dụng ở trong nước
Nước ta sử dụng mô hình cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất từ trung ương đến
địa phương. Cơ sở dữ liệu cấp trung ương là tổng hợp cơ sở dữ liệu địa chính cấp
tỉnh trên phạm vi cả nước. Mức độ tổng hợp do Tổng cục Quản lý đất đai quy định
cụ thể cho phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai của từng giai đoạn.
Cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( sau đây gọi
là cấp tỉnh) là tập hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp
huyện thuộc tỉnh.
Cơ sở dữ liệu của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung
là cấp huyện) là tập hợp cơ sở dữ liệu địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp
xã thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc thì
cấp huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu địa chính.
Cổng thông tin đất đai tại Tổng cục Quản lý đất đai sẽ cung cấp các số liệu tổng
hợp để phục vụ mục đích quản lý nhà nước về đất đai đồng thời hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân tra cứu thông tin chi tiết về thửa đất và chủ sử dụng đất thông qua các cổng
thông tin đất đai tại các tỉnh.
Cơ sở dữ liệu tại cấp tỉnh có thể được thực hiện theo mô hình:
- Cơ sở dữ liệu tập trung
- Cơ sở dữ liệu phân tán
- Kết hợp cả hai mô hình trên

Cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh Lạng Sơn được xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật
CSDL bằng hệ thống phần mềm Elis và mô hình tập trung để quản lý và vận hành.
Cơ sở dữ liệu địa chính cấp xã là một bộ phận của cơ sở dữ liệu địa chính cấp
huyện. Cơ sở dữ liệu địa chính các xã sau khi hoàn thiện sẽ được đóng gói theo đơn
vị hành chính cấp huyện và được và tích hợp vào hệ thống CSDL địa chính cấp
tỉnh, đươc quản lý, vận hành tập trung tại cấp tỉnh. Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất cấp tỉnh truy cập vào CSDLĐC cấp tỉnh thông qua mạng LAN hoặc mạng
14
WAN. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thông qua hạ tầng mạng
truy cập vào CSDL này để tác nghiệp đối với dữ liệu thuộc thẩm quyền. Các dịch
vụ công, các thông tin chia sẻ với các ngành khác phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin
của người dân và tổ chức được thực hiện thông qua cổng thông tin đất đai cấp tỉnh.
Cấp xã truy cập vào CSDLĐC cấp tỉnh để khai thác thông tin [6].
Trường hợp sử dụng mô hình CSDL tập trung nhưng trang thiết bị máy chủ,
thiết bị lưu trữ và hạ tầng mạng chưa đáp ứng được yêu cầu để vận hành, truy cập
trực tiếp của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, UBND cấp xã vào
CSDLĐC tập trung tại cấp tỉnh thì triết xuất CSDLĐC cấp tỉnh ra bản sao theo từng
huyện và cài đặt vào máy chủ của cấp huyện để khai thác sử dụng và cập nhật chỉnh
lý biến động đất đai thường xuyên [9].


Hình 2.2: Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung
Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn đã và đang đo đạc, lập bản đồ địa
chính, cấp GCN, tuy nhiên nguồn tài liệu, thông tin chưa đầy đủ các điều kiện theo
quy định để thực hiện xây dựng CSDL đất đai, do đó mới chỉ thực hiện xây dựng
CSDLĐC.
15
2.3.3. Một số định hướng về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Để xây dựng được một cơ sở dữ liệu địa chính, trước hết chúng ta phải phân
tích được nhu cầu của các đối tượng liên quan đến việc sử dụng và xây dựng cơ sở

dữ liệu từ Chính phủ đến các Bộ, ngành; từ Trung ương đến địa phương và người
dân. Trên cơ sở đó đề xuất một thiết kế tổng thể về thể chế, chính sách, kỹ thuật, cơ
chế xây dựng, chia sẻ và cập nhật cơ sở dữ liệu.
Theo [5], Quản lý đất đai là cơ quan đầu mối xây dựng dữ liệu vĩ mô do các
cơ quan Trung ương quản lý như: số liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả
nước và các vùng kinh tế, dữ liệu đất các tổ chức, dữ liệu đất lúa cần bảo vệ nghiêm
ngặt, dữ liệu đất các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, dữ liệu đất
sân gold, dữ liệu về quy hoạch không gian, quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông,
quy hoạch các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình ngầm, dữ liệu về đất
lâm nghiệp Trong đó dữ liệu thuộc Bộ ngành nào quản lý theo chức năng thì do
Bộ, ngành đó xây dựng, cập nhật nhưng được tích hợp về cơ sở dữ liệu đất đai
Trung ương theo chuẩn thống nhất. Dữ liệu chi tiết đến từng thửa đất, loại sử dụng
đất, chủ sử dụng đất do các địa phương xây dựng, bảo trì, cập nhật và được tích
hợp lên cơ sở dữ liệu đất đai Trung ương. Theo thiết kế chung của Bộ Tài nguyên
và Môi trường kiến trúc cơ sở dữ liệu có thể thiết kế tổng thể theo mô hình kiến trúc
tổng thể sau:
16

Hình 2.1: Kiến trúc CSDL quốc gia về tài nguyên môi trường

×