Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

dự án kinh doanh văn phòng phẩm.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.36 KB, 43 trang )

Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Lời mở đầu
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang diễn ra khắp toàn cầu như
là một tất yếu khách quan với mức độ ngày càng mạnh mẽ. Là một quốc gia có nền
kinh tế đang phát triển, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình chung này.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Củng cố thị trường đã có
và mở rộng thêm thị trường mới. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả,
phát triển thương mại, cả nội thương ngoại thương, bảo đảm hàng hoá lưu thông
thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài.”
Để đối mặt với những thử thách và thách thức đó chúng ta cần phải phát
triển hơn nữa hệ thống phân phối sản phẩm, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng
dễ dàng hơn. Phân phối sản phảm cũng là một mục tiêu sống còn của doanh
nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu và xu hướng này, nhóm chúng em đã có một kế
hoạch thành lập một công ty chuyên về hoạt động phân phối sản phẩm đồ dùng
học sinh và văn phòng phẩm, với hy vọng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm
văn phòng phẩm ngày càng tốt hơn.
Trong quá trình viết kế hoạch nhóm đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ rất
nhiều của thầy Nguyễn Duy Châu. Nhóm chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành và lời chúc tốt đẹp nhất đến thầy và gia đình của thầy. Chúc thầy mạnh khỏe
và công tác tốt, chúc gia đình thầy đón tết vui vẻ và hạnh phúc.
Rất mong nhận được những nhận xét của thầy, cô!
BẢN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
THEO PHÂN CÔNG CỦA NHÓM
Nhóm: 2 Lớp: QT11B
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 1
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Tên dự án
“Dự án kinh doanh văn phòng phẩm”
T
T
Họ Và Tên Nhiệm vụ được phân


công
Nhận xét đánh
giá của nhóm
Số buổi
vắng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 2
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Mục Lục
Lời mở đầu ........................................................................................................................................................ 1
Mục Lục ............................................................................................................................................................. 3
Tóm tắt ý tưởng kinh doanh ............................................................................................................................. 3
Phần 1 ................................................................................................................................................................ 5
I - Lịch sử và cơ sở hình thành ý tưởng kinh doanh ...................................................................................... 5
II - Nhận xét về kết quả nghiên cứu thị trường ............................................................................................ 6
........................................................................................................................................................................... 9
Phần 2 .............................................................................................................................................................. 10
I - Tổng quát về công ty ............................................................................................................................... 10
II - Thị trường mục tiêu .............................................................................................................................. 11
III - Chiến lược kinh doanh và Marketing .................................................................................................... 20
IV – Tài Chính ............................................................................................................................................... 30

Tóm tắt ý tưởng kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh này được xây dựng và sử dụng phục vụ công tác tổ
chức hoạt động, lập kế hoạch, hoạch định chính sách của công ty TNHH phân
phối Toàn Phát (Công ty chuyên cung cấp sản phẩm đồ dùng học sinh và văn
phòng phẩm). Kế hoạch kinh doanh còn là căn cứ để công ty có thể vay vốn ngân
hàng và các tổ chức tài chính.
Công ty TNHH phân phối Toàn Phát với tổng tài sản ban đầu là 2 tỷ đồng,
trong đó vốn của chủ sở hữu là 800 triệu, vay ngân hàng 1 tỷ, vay các tổ chức tài
chính 200 triệu. Với số vốn trên công ty sẽ dùng để mua trang thiết bị phục vụ việc
kinh doanh, hàng tồn kho, thanh toán các khoản phí thàng lập và làm vốn lưu động
nhằm đảm bảo thành công cho công ty sau khi thành lập.
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 3
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Dự tính sau một năm đi vào hoạt động, tổng tài sản của công ty tăng lên là
2.435209 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế là 662.251 triệu đồng. Sau năm thứ
hai tổng tài sản là 3.007136 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trước thuế là 999.78 triệu
đồng.
Ngoài phần nội dung của bản dự án kinh doanh công ty còn đính kèm thêm
bảng báo giá của nhà sản xuất, mẫu phiếu khảo sát thị trường và kết quả khảo sát
thị trường.
Người lập dự án kinh doanh
Công ty TNHH Phân phối Toàn Phát
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 4
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Phần 1
Tổng quan về quá trình hình thành ý tưởng
I - Lịch sử và cơ sở hình thành ý tưởng kinh doanh
Lý do để hình thành ý tưởng Kinh Doanh văn phòng phẩm và đồ dùng
học sinh của nhóm dựa trên:
Thứ nhất, Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ

150 của tổ chức thương mại thế giới gọi tắt là WTO. Việc gia nhập WTO đã đem
lại cho Việt Nam những thuận lợi và khó khăn nhất định. Theo cam kết của Việt
Nam với tổ chức thương mại thế giới thì kể từ ngày 01/01/2009 Việt Nam sẽ mở
cửa thị trường trong nước cho các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam. Khi đó các
nhà bán lẻ trong nước sẽ phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh lớn đó là các
tập đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giới. Như chúng ta đã biết khi hệ thống siêu thị
BigC và Metro vào Việt Nam thì hệ thống các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ của
chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn. Các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài họ luôn có
các chiến lược cạnh tranh về giá rất gay gắt như: bán theo giá của nhà sản xuất,
chiết khấu thương mại cao, khuyến mãi hấp dẫn…. Như vậy để đối đầu với làn
sóng cạnh tranh đó chúng ta phải làm gì?
Thứ hai, Tại Việt Nam hệ thống các siêu thị vẫn còn yếu chưa thể phục vụ
hết nhu cầu của người tiêu dùng, chúng ta vẫn còn duy trì cách buôn bán truyền
thống đó là buôn bán nhỏ và lẻ, các khu chợ cóc, chợ nhỏ vẫn còn tồn tại. Cùng với
đó là tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam, họ ngại khi đi đến các siêu thị hay các
đại lý lớn chỉ để mua một vài sản phẩm nhỏ, lẻ, giá trị thấp. Tâm lý ngại ra đường,
ngại đi xa để mua hàng hay ngán ngẩm với cảnh phải xếp hàng để chờ đến lượt
thanh toán. Chúng ta không có thói quen mua đồ về tích trữ trong nhà để có thể sử
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 5
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
dụng trong nhiều ngày. Đó chính là những lý do chủ yếu để các cửa hàng bán lẻ
vẫn còn tồn tại.
Thứ ba, Hiện nay số trẻ em đến độ tuổi đến trường rất đông và ngày càng
tăng, nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm ngày càng cao. Có rất nhiều trường được
mở và dân số của thành phố Hồ Chí Minh có dự đoán sẽ tăng cao trong những năm
tới.
Thứ tư, Nền kinh tế của Việt nam đang trong thời kỳ phát triển, tốc độ phát
triển vãn còn khá cao. Quy định về thành lập doanh nghiệp hay mở công ty mới
tương đối thuận lợi dẫn đến số lượng các công ty tăng lên rất nhanh. Xu hướng
hiện nay là các doanh nghiệp dịch vụ sẽ phát triển nhanh và dần chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng thu nhập quốc dân.
Theo Tổng cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh thì tổng mức bán lẻ hàng
hóa và cung cấp dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2009 đạt 114 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1%
so với tháng 10/2009. Tính chung cho 11 tháng là 1075,3 nghìn tỷ đồng tăng
18,5% so với cùng kỳ năm 2008. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm
2009 tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2008. Với những số liệu trên cho thấy Việt
Nam là một thị trường dầy tiềm năng và có sức thu hút lớn đối với các tập đoàn
bán lẻ quốc tế. Vậy chúng ta phải làm gì để có thể khai thác được thị trường này?
Dựa trên những đánh giá trên và nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
văn phòng phẩm cửa các cửa hàng, nhà sách, công ty, trường học. Nhóm chúng em
đã có một ý tưởng đó là mở một công ty phân phối văn phòng phẩm cho các cửa
hàng và công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
II - Nhận xét về kết quả nghiên cứu thị trường
Trước khi xây dựng dự án kinh doanh về phân phối văn phòng phẩm và đồ
dùng học sinh nhóm đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ nghiên cứu về nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm đồ dùng học sinh và văn phòng phẩm tại các cửa hàng và ở các
công ty. Số phiếu khảo sát là 300 phiếu với tỷ lệ là 2:1 (200 phiếu khảo sát nhu cầu
tiêu thụ tại các cửa hàng, nhà sách và 100 phiếu khảo sát nhu cầu sử dụng tại các
công ty, trường học).
Về khách hàng là cửa hàng và nhà sách: Cửa hàng bán lẻ chiếm 42%, cửa
hàng bách hóa chiếm 37%, nhà sách tư nhân chiếm 19%, loại hình kinh doanh
khác chiếm 2%. Về khách hàng là công ty và trường học: Công ty cổ phần chiếm
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 6
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
32%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 45%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 13%,
công ty khác và trường học chiếm 10%.
Qua quá trình khảo sát nhóm có nhận xét về sự tiêu thụ sản phẩm đồ dùng
học sinh và văn phòng phẩm như sau:
- Hầu hết các cửa hàng có bán văn phòng phẩm thì đều có bán sản phẩm là vở
học sinh, bút viết và các dụng cụ học sinh khác. Các cửa hàng có bán văn

phòng phẩm (giấy in, giấy photo, ghim bấm, bấm ghim…) chiếm 54%,
những sản phẩm là văn phòng phẩm thường chỉ được bán tại các cửa hàng
lớn và nhà sách.
- Những sản phẩm mà các công ty, trường học thường sử dụng là giấy in, giấy
photo, ghim bấm, sổ caro (sổ ghi chép), kẹp hồ sơ…. với tỷ lệ các công ty
chọn sử dụng rất cao (trên 80%).
- Số lần nhập hàng của các cửa hàng thì thường không cố định, bình thường
thì các cửa hàng nhập từ 2 - 3 lần/ tháng (44%), vào những tháng cao điểm
như tháng 8, tháng 9, tháng 10 thì số lần nhập hàng thay đổi và thường là
hơn 4 lần /tháng. Mức nhập hàng cho một lần cũng không cố định và ảnh
hưởng vào khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Số tiền bỏ ra cho một lần nhập
thường lớn hơn 400.000 đồng (chiếm 36%) và từ 200.000 – 400.000 đồng
(chiếm 34%).
- Tại các công ty thì số lần mua hàng trong một quý 3 tháng và số tiền chi ra
cho một lần mua hàng thì ổn định hơn. Chỉ có 3.5% công ty mua hàng từ 1-
2 lần/1 Quý, 46.5% công ty mua hàng từ 3 - 4 lần/1 Quý, 28.5% công ty mua
hàng hơn 5 lần/1 Quý. Mức mua mỗi lần, dưới 100.000 đồng chiếm tới 44%,
từ 100.000 – 200.000 đồng chiếm 40%, hơn 200.000 – 400.000 đồng chiếm
10%, hơn 400.000 đồng chỉ chiếm 6%. Qua đó cho thấy tuy số lần mua hàng
trong một quý và số tiền chi ra cho một lần mua ổn định, nhưng số lần mua
lại nhiều và số tiền chi ra cho một lần mua lại thấp, dẫn đến chi phí cao.
Công ty cần hướng tới nhóm khách hàng mua với số lượng lớn và phải có
biện pháp khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn cho một lần mua.
- Những sản phẩm mà các cửa hàng bán thường là của Thiên Long, Vĩnh
Tiến, Tân Thuận Tiến, Bến nghé….Khách hàng mua hàng chủ yếu của cửa
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 7
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
hàng thường là học sinh, sinh viên. Họ thường quan tâm đến giá của sản
phẩm và nhãn hiệu của sản phẩm.
- Hầu hết các cửa hàng thường mua hàng qua nhà phân phối, họ lựa chọn các

nhà phân phối giao hàng nhanh, mức chiết khấu cao. Ngoài ra yếu tố nhân
viên vui vẻ cung rất quan trọng. Điều mà họ thấy không hài lòng về các nhà
phân phối hiện tại là giao hàng chậm và thường không giao hàng tới những
cửa hàng nhỏ với lượng mua hàng ít.
- Các cửa hàng thường được nhà cung cấp hỗ trợ dụng cụ để bán hàng, họ
cũng mong muốn các nhà cung cấp hiện tại sẽ hỗ trợ kinh phí cho cửa hàng.
Hình thức thanh toán của của hàng thường là trả tiển ngay, trả từng phần và
trả theo tháng/quý.
- Các công ty, trường học mua hàng qua nhà phân phối chiếm 67%, mua tại
nhà sách, siêu thị chiếm 19%, mua trực tiếp tại nhà sản xuất và tại nơi khác
chiếm 14%. Đây chính là khách hàng tiềm năng và mang lại thu nhập lớn
mà công ty hướng tới. Lý do mà các công ty chọn mua qua nhà phân phối là
vì giá phù hợp và thuận tiện.
- Sản phẩm mà các công ty thường sử dụng là giấy in và giấy photo của
Double A, ngoài ra còn có các sản phẩm khác của thiên long. Sổ ghi chép
công ty thường lựa chọn loại vở của Vĩnh tiến.
- Đối với các công ty thì giao hàng nhanh là yêu cầu mà họ đặt lên hàng đầu,
sau đó là giá cạnh tranh.Các công ty và trường học thường thanh toán tiền
ngay hoặc trả theo tháng/quý.
- Bộ phận chịu trách nhiệm mua văn phòng phẩm tại các công ty, trường học
thường là phòng cung ứng, kế toán hoặc thủ quỹ.
- Các yêu cầu mà khách hàng thường yêu cầu nhà cung cấp là giao hàng
nhanh, hỗ trợ kinh phí bán hàng, có thể giao hàng với số lượng nhỏ, tăng
cường các chương trình Marketing quảng cáo.
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 8
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 9
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Phần 2
Nội dung kế hoạch kinh doanh

I - Tổng quát về công ty
1. Khái quát về công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Phân phối Toàn Phát
- Địa chỉ: 128, Lê Trọng Tấn, phường Tân Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
- ĐT: (08) 38722241 Fax: (08) 38623241
- Email:
- Website: www.toanphat.com.vn
- Logo, câu slogan của công ty: Hết mình vì sự hài lòng của khách hàng
- Loại hình kinh doanh: TMDV
- Sản phâm/ dịch vụ: Phân phối và bán sản phẩm đồ dùng học sinh và văn
phòng phẩm.
- Khách hàng: Cửa hàng, nhà sách, công ty, trường học, bệnh viện,…
- Thị trường hướng tới là thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận TP.
2. Mục tiêu và mục đích của công ty
Mục tiêu ngắn hạn:
- Công ty xác định mục tiêu ngắn hạn trong vòng từ 3 – 5 năm là khẳng định
chỗ đứng của công ty tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh, về phân phối và
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 10
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
tiêu thụ sản phẩm đồ dùng học sinh và văn phòng phẩm. Công ty dự kiến thị
phần của mình về cung cấp sản phẩm đồ dùng học sinh và văn phòng phẩm
cho các cửa hàng và công ty là: cung cấp sản phẩm cho từ 10 – 15 % các
cửa hàng và 10% các công ty và trường học. Thị phần tăng từ 3 – 4 % sau
một năm và tăng khoảng 5 % trong những năm kế tiếp.
- Khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng cao, với mức cạnh tranh năm
sau sẽ cao hơn năm trước.
- Đáp ứng khoảng từ 90 – 95% yêu cầu của khách hàng
- Doanh số bán dự kiến năm thứ nhất là 8156 triệu đồng, năm thứ hai là
9660.53 triệu đồng tăng khoảng 18.45% so với năm đầu.
Mục tiêu dài hạn:

- Công ty xác định mục tiêu dài hạn trong vòng từ 5 – 10 năm là tạo được uy
tín đối với khách hàng, gây dựng đươc thương hiệu tốt. Thị phần tăng
khoảng từ 5 – 10% và chiếm khoảng 25% ở khu vực cửa hàng , nhà sách và
15 - 20% ở khu vực công ty, trường học. Khả năng cạnh tranh khá. Dự tính
khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng là 98%.
- Doanh số bán dự kiến tăng khoảng 40% so với các năm đầu tiên, mở rộng
địa bàn phân phối ra các tỉnh lân cận và trong toàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Mở rộng quy mô công ty từ cấp 1 lên cấp 2, cấp 3 sau khoảng 10 năm hoạt
động.
II - Thị trường mục tiêu
1. Khách hàng của công ty
Các cửa hàng:
- Về quy mô: Bao gồm các cửa hàng bán lẻ, bách hóa tổng hợp, các cửa hàng
chuyên bán văn phòng phẩm và đồ dùng học sinh.
- địa điểm: nằm trên khu vực quận Tân Phú và các khu vực, quận lân cận như
Tân Bình, Bình Tân, Quận 10…
- Thu nhập của cửa hàng lớn hơn 3 triệu đồng/ tháng
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 11
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Nhà sách tư nhân:
- Về quy mô: Bao gồm nhà sách tư nhân, các siêu thị, các trung tâm chuyên
bán các sản phẩm văn phòng.…
- Địa điểm: Trên toàn thành phố Hồ Chí Minh và ở một số khu vực lân cận
- Doanh thu bán hàng đạt khoảng 15 triệu/ tháng
Công ty:
- Loại hình kinh doanh: Bao gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh
nghiệp tư nhân…các tiệm photo.
- Địa diểm: Trên toàn thành phố Hồ Chí Minh và ở một số khu vực lân cận
- Quy mô công ty bao gồm các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước,
công ty mới thành lập hoặc đã thành lập từ lâu.

Trường học:
- Quy mô: bao gồm tất cả các trường từ bậc mần non, tiểu học cho đến các
trường cao đẳng, đại học, các trung tâm anh văn, trung tâm giáo dục thường
xuyên…
- Địa điểm: Trên toàn thành phố Hồ Chí Minh và ở một số khu vực lân cận
Người tiêu dùng:
- Giới tính: cả nam và nữ
- Nghề nghiệp: Mọi nghề nghiệp mà có liên quan sử dụng đến sản phẩm của
công ty
- Độ tuổi: từ 11 tuổi trở lên
Phân tích khách hàng
• Cửa hàng:
a) Cửa hàng bán lẻ:
- Mặt hàng tiêu thụ: đa dạng bao gồm tập, bút , mực,VPP… các loại
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 12
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
- Chủ yếu là nhập hàng qua nhà phân phối và hình thức thanh toán đa số là trả
ngay
- Thuận lợi: có số lượng lớn, tập trung, dễ phân phối
- Khó khăn: mức tiêu thụ thấp và không ổn định
b) Cửa hàng bách hóa:
- Mặt hàng tiêu thụ : đa dạng bao gồm tập, bút , mực,VPP… các loại
- Chủ yếu là nhập hàng qua nhà phân phối và hình thức thanh toán là trả ngay
hoặc trả một phần
- Thuận lợi: có số lượng tương đối lớn, tập trung, dễ phân phối
- Khó khăn: mức tiêu thụ cao hơn cửa hàng bán lẻ nhưng cũng không ổn định
c) Nhà sách tư nhân:
- Mặt hàng tiêu thụ : đa dạng bao gồm tập, bút , mực,VPP… các loại
- Nhập hàng trực tiếp nơi sản xuất , cũng có 1 số qua nhà phân phối. Hình
thức thanh toán chủ yếu là theo tháng, quý

- Thuận lợi: mức tiêu thụ cao hơn các cửa hàng nhỏ
- Khó khăn: số lượng ít , chủ yếu họ nhập trực tiếp qua nhà sản xuất
d) Công ty: bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư
nhân… là thị trường chính và lớn nhất
- Mặt hàng tiêu thụ : chủ yếu là giấy A4, sổ ghi chép, ghim bấm, kẹp hồ sơ….
- Nhập hàng chủ yếu qua nhà phân phối. Hình thức thanh toán là trả ngay
hoặc có thể theo tháng, quý
- Thuận lợi: số lượng lớn, mức tiêu thụ khá cao và ổn định. Tập trung , dễ
phân phối
- Khó khăn: là thị trường béo bở nên sẽ gặp sự cạnh tranh cao
e) Trường học , bệnh viện:
- Mặt hàng tiêu thụ : chủ yếu là giấy A4, sổ ghi chép, ghim bấm, kẹp hồ sơ….
- Nhập hàng chủ yếu qua nhà phân phối. Hình thức thanh toán là trả ngay
hoặc có thể theo tháng, quý
- Thuận lợi: mức tiêu thụ khá cao và ổn định.
- Khó khăn: khó cho việc tiếp cận và chào hàng
Danh sách khách hàng dự kiến sẽ tiêu thụ
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 13
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
sản phẩm của công ty
- Cửa hàng:
T
T
Tên cửa
hàng
Địa chỉ Tên sản phẩm bán
Mức tiêu thụ
(nghìn đồng/lần)
1 Tâm Tâm
20/12c, Thống

Nhất, f16, GV Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
2 A.Đại
12/7a,Phạm Văn
Chiêu, f12, GV Vở, bút, thước,… 100-200
3 Dung
7/25,Thống
Nhất,f16,GV Vở, bút, mực, vpp.. 100-200
4 Mỹ Linh
10/5,Nguyễn Văn
Quá,q12 Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
5 Mai Linh
58/3,Phạm Văn
Chiêu,f12,GV Vở, bút, mực, vpp.. 100-200
6
Hoàng
Linh
57/21,Phan Huy
Ích, f12, GV Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
7
Hòa
Thành
128, Phan Huy
Ích, f12, TB Vở, bút, mực, vpp.. 100-200
8
Đức
Xương
4/1, Phan Huy
Ích, f12, GV Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
9 Báu
5/22b,Phạm Văn

Chiêu,f16,GV Vở, bút, mực, vpp.. >400
10 A.Định
75,Phan Huy Ích,
f15,qTb Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
11
Chị
Thanh
25,Huỳnh Văn
Nghệ, f12,GV Vở, bút, mực, vpp.. 100-200
12
Ngọc
Mai
29,Huỳnh Văn
Nghê, f15,TB Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
13 Thanh Tú
33/5a,Phạm Văn
Chiêu, f12, GV Vở, bút, mực, vpp.. 100-200
14
Minh
Công
77,Phan Huy Ích,
f15,TB Giấy A4,… 100-200
15 C.Lan
24,Phan Huy Ích,
f15,TB Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
16 A.Quấy 1/23d,Phạm Văn Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 14
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Chiêu, f16, GV
17

Phương
Thi
37/1b,Phạm Văn
Chiêu, f12, GV Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
18
Kim
Loan
44/7,Phan Văn
Hớn, q12 Vở, bút, mực, vpp.. 200-400
19
Phương
Nam
12/4a.Phan Huy
Ích, f15, TB Vở, bút, mực, vpp.. 100-200
20
Thủy
Tiên
26/9b, Phạm Văn
Chiêu, f12,GV Vở, bút, mực, vpp.. 100-200
- Công ty và trường học:
S
TT
Tên
công ty
Địa chỉ Tên sản phẩm bán
Mức tiêu thụ
(nghìn đồng/lần)
1
Trường
UK

80c,Phan Huy Ích,
f15,TB
Giấy in, ghim bấm,
kẹp hồ sơ… >400
2
Phúc
Yên
31,Phan Huy Ích,
f15,TB
Giấy in, sổ ghi
chép, ghim bấm… >400
3
Tân
Việt
25b,đ.19/5a,f.Tây
Thạnh,TP
Giấy in, sổ ghi
chép, ghim bấm… >400
4
Quốc
Thịnh
10a,Nhất Chi Mai,
f3,TB
Giấy in, sổ ghi
chép, ghim bấm… 100-200
5
Trường
Thuận
12,Dương Đức
Hiền,Tân Phú

Giấy in, sổ ghi
chép, ghim bấm… 200-400
6
An Gia
Thành
307b,Lê Trọng
Tấn, f.Sơn Kỳ,TP
Giấy in, sổ ghi
chép, ghim bấm… 100-200
7 Meripha KCN Tân Bình
Giấy in, sổ ghi
chép, ghim bấm… 100-200
8
Thành
Nguyên
Lổ 3, 19/5, fTây
Thạnh,TP
Giấy in, sổ ghi
chép, ghim bấm… 200-400
9
Bình
Minh
104a,Nhất Chi
Mai, f13,TB
Giấy in, sổ ghi
chép, ghim bấm… >400
10
Bohemia
19/5a,lổ,KCN TB
Giấy in, sổ ghi

chép, ghim bấm… 200-400
2. Phân tích Thị trường mục tiêu
• Sức mạnh cạnh tranh hiện tại
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 15
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
Hiện nay người tiêu dùng Việt Nam đang rất khó định hướng trong quyết
định mua hàng, vì phải đối mặt với hàng loạt sản phẩm có tính năng tương tự, đồng
thời với các chương trình khuyến mãi ồ ạt và quảng cáo rầm rộ, lựa chọn của người
tiêu dùng không chỉ hướng tới giá cả, chất lượng mà còn xem trọng sự tiện lợi và
dễ mua, tức là đang hướng tới vấn đề phân phối của nhà sản xuất. Kết quả điều tra
cho thấy, 36% người tiêu dùng cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới
quyết định mua hàng là sự dễ mua, tức là kênh phân phối; tiếp theo là thương hiệu:
31,7%; giá cả: 17,5%; chất lượng: 3,9%; khuyến mãi: 2,4%; mẫu mã: 2,1%; sản
phẩm mới: 1,7%; và các lý do khác: 4,7%. Chích vì vậy mà tình hình cạnh tranh
giữa các nhà phân phối văn phòng phẩm hiện nay rất là gay gắt hơn bao giờ hết.
• Mức độ thỏa mãn của khách hàng với dịch vụ hiện tại của đối thủ cạnh
tranh
Hiện tại, sự thỏa mãn của các khách hàng đối với các nhà cung cấp của họ,
cũng chính là đối thủ cạnh tranh của mình là khá tốt, điều này cũng là do sự cạnh
tranh khá gay gắt của các nhà phân phối dẫn đến đến việc phục vụ ngày càng tốt
hơn, nên khách hàng cung hài lòng hơn. Nhưng họ vẫn không thể tránh được một
vài khuyết điểm mà ta cần xem xét kỹ để tránh .
• Khả năng sinh lợi tiềm tàng
Trong nền kinh tế ngày càng phát triển của nước ta hiện nay,kéo theo việc xã
hội sẽ đô thị hóa hơn thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Do đó, ngoài
những thị trường mục tiêu trước mắt, trong tương lai chúng ta có thể mở rộng hơn
là đưa sản phẩm đến tận tay các khách hàng tiêu thụ. Công ty sẽ hướng tới viêc sẽ
phát triển thêm các chuỗi cửa hàng chuyên bán về dụng cụ văn phòng phẩm, cộng
với những dịch vụ như :đưa sản phẩm đến tận nhà cho học sinh sinh viên , gia đình
có nhu cầu; dịch vụ in ấn , photocopy tài liệu cho khách hàng….

Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 16
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
3. Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
 Nhà cung cấp văn phòng phẩm ĐỖ QUYÊN
• Ưu điểm : Đỗ Quyên là 1 nhà phân phối đã có thương hiệu trên thị trường
nên có thể nói đây là một con “cá lớn” . Thời điểm này nhà phân phối Đỗ Quyên
chiếm 32,59%thị phần
Bằng tiềm lực khá mạnh ,Đỗ Quyên có thể giảm giá , gia tăng mạnh mẽ hoạt
động tiếp thị với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo cung cách phục vụ nhiệt
tình và chuyên nghiệp, với tiêu chí Khách hàng là trên hết. Đỗ Quyên luôn cố gắng
đem lại sự hài lòng và lợi ích cho khách hàng
Ngoài ra , Đỗ Quyên còn xây dựng chiến lược quảng cáo trên web ,bán hàng
trên mạng đáp ứng nhu cầu hội nhập của nước ta.
• Nhược điểm :Chưa phân phối tới các cửa hàng nhỏ lẻ hay các nhà sách, đại lý
đó là nhược điểm lớn nhất, chủ yếu là khách hàng tìm đến hay đăng ký qua mạng
Đỗ Quyên còn nhiều nhược điểm như thái độ nhân viên không được thân
thiện vì khâu đào tạo quá máy móc
Ngoài ra, thì Đỗ Quyên còn bán sản phẩm với giá quá cao
 Nhà cung cấp văn phòng phẩm Ngọc Hà: Công ty TNHH Thương mại
và dịch vụ Ngọc Hà đã được Công ty Kokuyo Việt Nam chỉ định là đại lý uỷ
quyền của Kokuyo tại thị trường Việt Nam. Nên Ngọc Hà có một số ưu nhược
điểm sau:
• Ưu điểm : Ngọc Hà là một nhà phân phối đã có thương hiệu trên thị trường
quốc tế nên rất có lợi thế thị trường
Ngọc Hà có tiền lực về tài chích rất mạnh nên có thể cạnh tranh với các đối
thủ khác
Sẵn sàng cung cấp hàng hóa và dịch vụ, trợ giúp và tư vấn các tổ chức, đơn
vị khách hàng thực hiện công tác mua hàng có hiệu quả và sản xuất phân phối sản

phẩm tới các đơn vị tiêu dùng một cách nhanh nhất và chuyên nghiệp nhất
• Nhược điểm :Củng như Đỗ Quyên, Ngọc Hà chưa phân phối tới các cửa hàng
nhỏ lẻ hay các nhà sách, nhà đại lý
Áp dụng các kênh phân phối nước ngoài vào Việt Nam
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 17
Bài Thực Hành Tổng Hợp GVHD : Th.S Nguyễn Duy Châu
 Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà: Với mục tiêu là cung cấp
những sản phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, công ty đã xây dựng một chiến
lược tổng thể kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ. Cùng với đầu tư có trọng điểm,
nâng cao chất lượng, năng suất lao động và hiệu quả quản lý để hạ giá thành. Công
ty không ngừng đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng. Đồng thời, công ty tập trung nghiên cứu đầu tư hệ thống bán
hàng: từ bổ sung nhân sự quản lý, mạng lưới nhân viên tại từng thị trường đến áp
dụng những quy định hợp lý cho nhà phân phối… Vì vậy, mô hình quản lý ngày
càng chuyên nghiệp, hệ thống phân phối luôn ổn định.
Chiến lược phát triển đúng đắn và điều hành năng động của ban lành đạo đã
gặt hái được thành quả: công ty đạt mức tăng trưởng 30%/năm, lợi nhuận tăng
32%/năm, thu nhập bình quân của người lao động tăng 17%/năm.kết quả này đã
tạo một nền tảng vửng chắc trên đà phát triển của công ty để hội nhập với thị
trường thế giới.
• Ưu điểm : Cung cấp những sản phẩm bảo vệ môi trường.
Sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại, chất lượng cao
Giá thành thấp
Có hệ thống riêng của công ty
• Nhược điểm : Là một công ty chuyên sản xuất nên hệ thống phân phối chưa
được hoàn thiện
 Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long: Công ty cổ phần tập đoàn Thiên
Long được thành lập từ một cơ sở nhỏ dạng gia đình với vài chục công nhân, sản
phẩm đơn giản với quá trình sản xuất thủ công là chính. Qua nhiều năm hoạt động,

cơ sở dần tích luỹ kinh nghiệm, đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất, đầu tư thêm
nhiều trang thiết bị mới, hiện đại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm từ thị
trường phía Nam ra đến các thị trường miền Trung và miền Bắc.
Với hàng trăm mẫu thiết kế độc quyền phục vụ cho thị trường, Thiên Long
luôn là đơn vị tạo đột phá về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng trong ngành Bút
viết - Văn phòng phẩm tại Việt Nam. Sản phẩm Thiên Long được người tiêu dùng
trong và ngoài nước tin dùng. Thiên Long là thương hiệu được người tiêu dùng
nghĩ đến đầu tiên khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm bút viết và văn phòng phẩm tại
Việt Nam hiện nay.
• Ưu điểm : Mạng lưới Nhà phân phối Thiên Long phủ đều 64/64 tỉnh thành
trên cả nước với trên 100 Nhà phân phối, hơn 28,000 điểm bán hàng, 2 tổng kho tại
Miền Nam & Miền Bắc.
Nhóm TH : Nhóm 2 - QT11B Trang 18

×