Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước và đề xuất một số giải pháp xử lý nước thải tại nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.4 KB, 70 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐOÀN TUẤN HUY

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN CAO NGẠN
THÁI NGUYÊN




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi Trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Ngô Thị Hồng Gấm
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm






THÁI NGUYÊN - 2014
MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 2

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường 3

2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải 6

2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước 7

2.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam 7

2.2.1.Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới 7

2.2.2 Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam 9

2.2.3. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam 11


PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 17

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 17

3.3. Nội dung nghiên cứu 17

3.4. Phương pháp nghiên cứu 17

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 17

3.3.2. Phương pháp phân tích 17

3.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 18

3.3.4. Phương pháp so sánh kết quả phân tích 18

3.3.5. Tổng hợp viết báo cáo 18

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19

4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội phường Quan Triều và đặc điểm cơ
bản của nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên. 19

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của phường Quán Triều 19

4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 19


4.1.1.2. Khí hậu 19

4.1.1.3. Thuỷ văn 19

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên 20

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 21

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 23

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 23

4.2. Đặc điểm cơ bản của nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên 25

4.2.1. Vị trí địa lý của Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên 25

4.2.2. Khái quát về Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên 25

4.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 26

4.2.4. Hiện trạng sử dụng nguyên, nhiên liệu tiêu thụ và công nghệ xử lý chất
thải của công ty Nhiệt Điện Cao Ngạn - Vinacomin 30

4.2.5. Cơ sở hạ tầng và hệ thống thoát nước 32

4.3. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình sử lý nước thải của
công ty 32

4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của công ty 32


4.3.2. Hiện trạng nước thải của nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên
34

4.3.2.1. Các nguồn thải 34

4.3.3. Quy trình xử lý nước thải của công ty 37

4.3.3.1.Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 37

4.2.3.2. Quy trình vận hành xử lý nước thải có dầu 41

4.2.3.2. Quy trình vận hành xử lý nước thải công nghiệp 44

4.3. Đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái
Nguyên 47

4.3.1.Chất lượng nước ngầm 47

4.3.2. Chất lượng nước mặt 49

4.3.3. Thành phần phân tích chất nước cấp và nước thải xả khỏi nhà máy 52

4.4. Một số công nghệ về xử lý nước thải tại nhà máy 52

4.5. Đánh giá chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý 54

4.6. Ảnh hưởng do hoạt động sản xuất của công ty tới môi trường và cuộc
sống của người dân xung quanh công 55


4.7. Kết luận về công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy 58

4.8. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước do nước thải nhà máy gây ra 58

4.8.1. Giải pháp liên quan đến thể chế chính sách 59

4.8.2. Giải pháp giảm thiểu nước thải 59

4.8.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và xã hội hóa công tác BVMT 61

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 62

5.1. Kết luận 62

5.2. Đề nghị 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Nguồn phát sinh và khối lượng thải của nước thải của Công ty
Nhiệt điện Cao Ngạn 29

Bảng 4.2. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường nước và chất ô nhiễm chỉ thị 30

Bảng 4.3. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt : 34

Bảng 4.4. Thành phần tính chất nước cấp và nước thải xả khỏi nhà máy. 35


Bảng 4.5. Các nguồn phát sinh nước thải của nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn
Thái Nguyên 37

Bảng 4.6: Nguyên nhân và phương pháp xử lý sự cố nước thải sinh hoạt tại
nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên 41

Bảng 4.7: Nguyên nhân và phương pháp xử lý sự cố nước thải chứa dầu tại
nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên 44

Bảng 4.8: Nguyên nhân và phương pháp xử lý sự cố nước thải công nghiệp tại
nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên 46

Bảng 4.9: Nguyên nhân và phương pháp xử lý sự cố nước thải chứa dầu tại
nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên 46

Bảng 4.10 Kết quả phân tích nước ngầm năm 2010-2011 47

Bảng 4.11 Kết quả phân tích nước ngầm năm 2014 48

Bảng 4.12. Kết quả phân tích nước mặt năm 2010-2011 49

Bảng 4.13. Kết quả phân tích nước mặt năm 2014 51

Bảng 4.14. Thiết bị vận hành xử lý nước thải chính của nhà máy 53

Bảng 4.15. So sánh chất lượng nước sau khi xử lý 54

Bảng 4.16. Bảng tổng hợp một số bệnh thường gặp tại một số tổ thuộc
phường Quán Triều và Tổ Điện lực 2, phường Quang Vinh 57


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty 26

Hình 4.2. Sơ đồ khối công nghệ dây chuyền sản xuất 27

Hình 4.3 :Sơ đồ công nghệ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt 38

Hình 4.4 : Sơ đồ công nghệ chính xử lý nước thải chứa dầu 42

Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ chính xử lý nước thải công nghiệp 44



1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời
sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất, nước và
môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái
sinh thế giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi
chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự
tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò
dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể.
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời
sống tinh thần cho cộng đồng dân cư. Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng
vai trò quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu con người. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có

vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ
thoáng khí trong đất…
Công ty Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên thành lập từ ngày 24 tháng
10 năm 2003. Công tác quản lý từng bước được hoàn thiện phù hợp với điều
kiện cụ thể của công ty và cơ chế đổi mới của nhà nước, công ty được cấp
chứng chỉ hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Để đạt được
các tiêu chuẩn trên cũng như dần nâng cao sản phẩm thì sự hoạt động của
công ty cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường nước.
Trước khi thải ra môi trường thì nồng độ các chất trong nước thải vượt quá
tiêu chuẩn cho phép nên trước khi xả ra môi trường công ty đã phải dùng dây
truyền làm sạch nước sao cho đủ tiêu chuẩn cho phép để thải ra môi trường.

2

Xuất phát nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của khoa Quản lý tài
nguyên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Th.S Ngô Thị Hồng Gấm, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá hiện trạng môi trường nước và đề xuất một số giải pháp xử lý
nước thải tại nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên".
1.2. Mục đích của đề tài
- Thông qua nghiên cứu đề tài nắm được hiện trạng chất lượng nước
thải của nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên.
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải.
- Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại công ty
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm, giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường nước.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân em có
cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp
em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp

và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty trước hoạt động sản
xuất đến môi trường; Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước
do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến
môi trường, bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực quanh công ty.





3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường
- Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định
nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ
thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể,
một quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn.
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật.
Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết
cho loài này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung
một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại
và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các

thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ
định nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không
phải là môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của
sinh vật màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường
của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại.
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn.
Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm
toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái
hữu hình (đô thị, hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ
thuật ), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các

4

tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.
Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh
trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung
cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người”.
Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ chính
xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con
người không thể tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn
(Human environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố
vật lý, hóa học của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điều
kiện kinh tế - xã hội tác động hàng ngày đến sự sống của con người.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi
trường trở thành độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những
chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi
trường. Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên,

như hoạt động núi lửa, bão lũ, …. hoặc các hoạt động do con người thực hiện
trong công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt. [3]
* Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do con người đối
với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người,
cho động vật nuôi và các loài hoang dã, ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá.
Như vậy, sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính
chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người
và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một
ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số

5

bệnh cho người. Hiến chương châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nước như
sau: “Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với
chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho
công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi
cũng như các loài hoang dại”.[2]
Việc thải các chất thải hoặc nước thải vào môi trường nước sẽ gây ra ô
nhiễm nước về vật lí, hóa học, hữu cơ, nhiệt hoặc phóng xạ. Việc thải đó phải
không được gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả
năng đồng hóa các chất thải của nước (khả năng pha loãng, tự làm sạch…).
Những hoạt động kinh tế – xã hội của cộng đồng, những biện pháp xử lí nước
đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đền này.
Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo:
+ Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão,
lũ lụt… Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công
nghiệp… kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ hoặc các sản phẩm của hoạt
động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn

được gọi là ô nhiễm điện.
+ Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước từ các vùng dân cư, khu
công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và
phân bón trong nông nghiệp… vào môi trường nước.
Theo thời gian, các dạng gây ô nhiễm có thể diễn ra thường xuyên hoặc tức
thời do sự cố rủi ro.
Theo bản chất của các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân biệt: ô
nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vi sinh vật, cơ học
hay vật lí (ô nhiễm nhiệt hoặc do các chất lơ lửng không tan), ô nhiễm phóng
xạ…

6

Theo phạm vi thải vào môi trường nước, người ta phân biệt: ô nhiễm
điểm (ví dụ như từ một miệng cống thải nhà máy) và ô nhiễm diện (ví dụ ô
nhiễm từ một vụ tràn dầu trên một vùng biển…)
Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm
biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm…
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nước thải
Nước thải là: “một dạng lỏng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước
dùng, nước mưa, nước mặt, nước ngầm, …) và chất thải từ sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, vui chơi giải trí, giao thông
vận tải”
- Khái niệm nguồn nước thải
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra
chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công
nghệ xử lý :
*Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.

*Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất) : là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là
chủ yếu.
*Các hoạt động nông nghiệp : nước thải từ các nguồn chuồng trại chăn
nuôi, các loại thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt cỏ, các loại thuốc diệt nấm,…
*Nước chảy tràn : nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa, rửa đường xá
*Hoạt động tàu thuyền : dầu mỏ và các chất thải từ tàu thuyền,…

7

2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật tài nguyên nước 1998 ngày 20/05/1998 và quy định 197/1999/NĐ-
CP của chính phủ quy định về việc thực hiện luật Tài nguyên nước.
Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ
quy định về đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường
chiến lược, cam kết bảo vệ môi trư
ờng.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng,tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường.
- Quyết định số 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ xung nghị định
80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của
luật Bảo vệ Môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt
Nam về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và

Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- TCVN5945-2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- TCVN5942-1995 Chất lượng nước - tiêu chuẩn nước mặt.
- TCVN 5944-1995 Chất lượng nước - tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
2.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1.Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Nhiều quốc gia có tài nguyên nước thuộc vào hàng trung bình trên thế
giới nhưng lại ẩn chứa nhiều dấu hiệu không bền vững. Việc khai thác và sử

8

dụng một cách không hợp lý đang dẫn tới việc suy thoái tài nguyên nước.
Biến đổi khí hậu cũng đang làm cho nhiều nơi rơi vào tình cảnh khan hiếm
nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, đe dọa tới an ninh lương thực, làm gia
tăng tình trạng nghèo đói và bất ổn xã hội. Theo báo cáo mới nhất của Liên
hiệp quốc, đến năm 2050, nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng
19%. Lúc đó, cần huy động đến 90% nguồn nước trên thế giới. Trong khi đó,
sự phân bố và sử dụng nguồn nước đang bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý.
Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova, một trong thành viên trong Ban soạn
thảo báo cáo nói: “Việc sử dụng các nguồn nước hiện không hợp lý. Trong
tương lai, sự bất bình đẳng càng sâu sắc hơn, những nguy cơ còn lớn hơn”.
Khu vực đang chịu nhiều thách thức nhất thế giới hiện nay là các nước
Mỹ Latin và Caribbean. Các thách thức nghiêm trọng liên quan đến nước mà
khu vực này đang phải đối mặt xuất phát từ biến đổi khí hậu, thủy học, hoạt
động quản lý và xử lý nguồn nước. Thêm vào đó, còn có những khác biệt về
tính chất và hiệu quả của các hệ thống thể chế, sự bất tương đồng trong phân
phối, cấu trúc nhân khẩu của dân số cũng như các nhân tố vĩ mô liên quan đến
buôn bán quốc tế. Dân số đô thị trong khu vực đã tăng gấp 3 lần trong 4 thập
kỷ qua, đặc biệt ở các thành phố nhỏ và trung bình và theo Liên hiệp quốc sẽ
tiếp tục tăng nhanh từ 460 triệu người hiện nay lên 609 triệu người vào năm

2030 với nhiều thành phố quy mô hơn 1 triệu dân. Mỹ Latin đã trở thành khu
vực đô thị hóa nhất trong các nước đang phát triển với hơn 80% dân số sống ở
đô thị. Đô thị hóa không chỉ thay đổi cơ cấu dân cư mà còn đặt ra nhiều vấn
đề ưu tiên đối với các chính phủ, trong đó có hệ thống cung cấp nước đô thị.
Trong khi đó, theo các báo cáo được công bố Diễn đàn Nước toàn cầu lần thứ
6 mới đây cho thấy, hiện vẫn còn có tới 3 tỷ người trên thế giới không được
tiếp cận nguồn nước an toàn cho sức khỏe. Mục tiêu thiên niên kỷ là giảm nửa
số người không được tiếp cận nước sạch đã đạt được đúng hạn vào 2010,

9

nhưng tình hình vẫn rất nghiêm trọng. Nước bẩn vẫn là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong trên thế giới, mỗi phút có tới 7 người trên hành tinh thiệt mạng.
Ủy viên châu Âu về hợp tác quốc tế, cứu trợ nhân đạo, Kristalina Georgieva,
nhấn mạnh: “Các thảm họa về nước gây nhiều thiệt hại cho con người, cộng
đồng. Đặc biệt, những người nghèo dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhiều
nhất”. [13]
2.2.2 Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong
phú, bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm ở các thủy vực tự nhiên và
nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, giếng khơi, hồ đập, ao, đầm
phá và các túi nước ngầm. Theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến
năm 2020, Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km
trở lên, trong đó có 109 sông chính. Trong số này có 9 sông là sông Hồng,
sông Thái Bình, sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia-
Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long và bốn nhánh sông là
sông Đà, sông Lô, sông Sê San, sông Srê Pok đã tạo nên một lưu vực trên
10.000 km
2
, chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ngòi Việt

Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm
phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn
được biết đến như hồ Lắk rộng 10 km
2
tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2
km
2
ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5km
2
tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5km
2
tại Hà
Nội. Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa sông vùng duyên hải miền Trung như
Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Việt Nam còn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo
với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ m
3
nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1
tỷ m
3
đang được sử dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị
An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn
quốc phục vụ tưới tiêu như:

10

Cấm Sơn - Bắc Giang, Kể Gỗ-Hà Tĩnh
Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt là ở
Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất
ngập nước nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng
sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước. Tiêu biểu như hồ Ba Bể, đất

ngập nước Xuân Thủy, Tiền Hải, Bàu Sấu, Cần Giờ và Chàm Chim.
Mặc dù tài nguyên nước của Việt Nam có trữ lượng dồi dào, nhưng trên thực
tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì phân bố không đều. Nhiều
vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán
Chất lượng nước cũng bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống
và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Ước tính khoảng 37% lượng
nước mất đi do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến 50%. Nguyên nhân là một
phần hệ thống tưới tiêu của Việt Nam được xây dựng từ thập kỷ 60, 70 của thế
kỷ trước đến nay đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng. Trong khi đó hệ thống tưới
tiêu hiện tại chỉ có khả năng cung cấp nước cho khoảng 50-60% theo yêu cầu.
Trong những năm gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam
được cải thiện đáng kể về mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp
phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Luật Tài nguyên nước đã
được chính thức ban hành từ năm 1998 và các văn bản hướng dẫn pháp quy
tiếp theo, đã cung cấp các quy định về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác
và sử dụng tài nguyên nước trên toàn quốc. Sự thay đổi về thể chế trong quản
lý tài nguyên nước đã khuyến khích được quá trình phi tập trung hóa, đẩy mạnh
sự tham gia rộng rãi của các thành phần ngoài nhà nước trong việc khai thác, sử
dụng và bảo vệ nguồn nước, cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới tiêu.
Đặc biệt, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII,
kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. Luật này quy định việc điều tra cơ
bản tài nguyên nước; bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng,

11

chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý nhà nước về tài
nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam. Tài nguyên nước quy định trong Luật
này bao gồm nước mưa, nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất. Riêng
nước biển, nước khoáng và nước nóng thiên nhiên được điều chỉnh bằng pháp
luật. [13]

2.2.3. Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày
20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Đến
hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có
hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ
ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công
nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có
nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công
nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không
vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt
động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận
hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân
mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải
rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ
môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan
chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn
- Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng
làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi
trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy,
lượng NH
3
(amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm

12

dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu
vực, hàm lượng nồng độ NH
3

trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép
(như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định
nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần Tác nhân chủ yếu của
tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm
phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình
quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m
3
nước thải từ
các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp,
khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải
tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến
chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận Có nơi, hoạt động của các nhà
máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh
đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho
sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm,
điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi
trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số
địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng
đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ
về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô
nhiễm chất thải công nghiệp Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng,
đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi
trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.Cùng với sự ra đời
ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống
cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm
ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản
xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm

13


không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than,
lượng bụi và khí CO, CO
2
, SO
2
và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá
cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có
2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc
làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao
động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước,
trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông
Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất
của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc
hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người
dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát
của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối
với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên
quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên
tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi
trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các
ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn
Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát
nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh
hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà
không có bất kỳ.


14

một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống
kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra
hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước
thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc.
Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả
nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh
thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí,
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng
nhất.Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu á về mức độ ô nhiễm bụi.
- Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -
400.000 m
3
/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải,
chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước
thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m
3
/ngày đang
xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy
hoà tan, các chất NH
4
, NO
2
, NO
3

ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt
quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần
4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng
3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng
không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt
quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD;
Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.

15

Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông
nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là
nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc
không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô
nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung
bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông
Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản
xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn
nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường
nước và sức khoẻ nhân dân. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích
mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là
751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo
quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.
Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi
trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho
môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh
vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện

thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người
dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ
quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi
trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là
loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời

16

sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định
về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các
quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn
nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa
phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng.
Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong
việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình
trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.
Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước
ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt
Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường
nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý
môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt
Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi
đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)



17

PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nước thải của công ty Nhiệt Điện
Cao Ngạn – Vinacomin Thành Phố Thái Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước tại Phường Quan Triều Thành
Phố Thái Nguyên
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: Ngõ 719, đường Dương Tự Minh, phường Quan Triều - thành
phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên Thời gian tiến hành: Từ 20/01/2014-
30/04/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội phường Quan Triều
- Đặc điểm cơ bản của nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên
- Đánh giá chất lượng nước thải của công ty Nhiệt Điện Cao Ngạn –
Vinacomin Thành Phố Thái Nguyên
- Để xuất một số giải pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn
Thái Nguyên, số liệu quan trắc môi trường có liên quan, số liệu về thực trạng
sản xuất của nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên.
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan.
3.3.2. Phương pháp phân tích
* Chỉ tiêu phân tích
- Phân tích các chỉ tiêu nước mặt.


18

- Phân tích các chỉ tiêu nước ngầm.
- Phân tích các chỉ tiêu nước thải
Các số liệu phân tích được mang tính chất kế thừa
- Thành phần phân tích nước mặt :
pH,
o
C , BOD
5
, COD , TSS , độ cứng, Cd, Pb, Hg, Fe, Cl
-
, SO
2-
4
, S
2-
, NH
4-
N,
tổng N , tổng P và coliform
- Thành phần phân tích nước ngầm: pH , độ cứng, TDS , As , Cd , Mn ,
Fe ,NO
3-
N , coliform
- Thành phần phân tích nước thải xả khỏi nhà máy: pH,
o
C , BOD
5
,

COD , TSS , độ cứng, Cd, Pb, Hg, Fe, Cl
-
, SO
2-
4
, S
2-
,
NH
4-
N, tổng N , tổng P và coliform
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu các số liệu được xử lý thống kê
trên máy tình bằng word và Excel.
3.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Áp dụng phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi trên
thực địa
- Tiến hành phỏng vấn trên địa bàn khu dân cư quanh công ty.
3.3.4. Phương pháp so sánh kết quả phân tích
- Sử dụng các tiêu chuẩn để so sánh.
3.3.5. Tổng hợp viết báo cáo







19

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội phường Quan Triều và đặc điểm
cơ bản của nhà máy Nhiệt Điện Cao Ngạn Thái Nguyên.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của phường Quán Triều
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Quán Triều là phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên,
diện tích tự nhiên là 279 ha, với mật độ dân số trung bình là 2.446
người/1km
2
. Địa giới hành chính tiếp giáp với các đơn vị:
+ Phía Đông tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ;
+ Phía Bắc tiếp giáp với Phường Tân Long;
+ Phía Tây, phía Nam tiếp giáp Phường Quang Vinh.
4.1.1.2. Khí hậu
Quán Triều mang tính chất khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm của miền Bắc nước ta. Được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Nhiệt độ: Trung bình hàng năm là 23,6
0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ
trung bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm
là tháng 7 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình là 28,9
0
C, thấp nhất là tháng 12 đến
tháng 1 nhiệt độ trung bình là 17
0
C.
+ Lượng mưa: Tương đối phong phú, lượng mưa trung bình hàng năm
cao với 2.007 mm, trong đó lượng mưa lớn nhất đạt 3.008 mm, lượng mưa

thấp nhất đạt 997 mm.
4.1.1.3. Thuỷ văn
Nằm chung trong hệ thống thuỷ văn của thành phố Thái Nguyên
nhưng tác động lớn nhất lên hệ thống thủy văn trên địa bàn phường là Sông

×