Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.37 KB, 63 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN THỊ DUNG



Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT ĐIỀU TIẾT
SINH TRƯỞNG GA3 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
HOA LILY YELLOWEEN TRONG VỤ XUÂN HÈ 2014
TẠI THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học
Khóa học : 2010 - 2014







Thái Nguyên, 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN THỊ DUNG


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT ĐIỀU TIẾT
SINH TRƯỞNG GA3 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
HOA LILY YELLOWEEN TRONG VỤ XUÂN HÈ 2014
TẠI THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Khoa : Nông học

Lớp : 42 TT
Khóa học : 2010 - 2014


Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Tố Nga
Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, 2014


LỜI CẢM ƠN

Đối với mỗi sinh viên, để kết thúc quá trình học tập đều phải trải qua
giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, sinh viên đã có một
lượng kiến thức lý thuyết cơ bản, và thực tập tốt nghiệp là điều kiện để củng
cố và hệ thống toàn bộ lượng kiến thức đó. Bên cạnh đó, thực tập tốt nghiệp
còn giúp cho sinh viên làm quen với điều kiện sản xuất thực tế, vững vàng
hơn về chuyên môn và biết vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất cũng như
cho quá trình làm việc khi ra trường.
Từ những cơ sở trên và được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Nông học em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh trưởng GA
3
đến sinh trưởng, phát
triển của hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên”. Đề tài
được tiến hành tại Khu công nghệ cao - khoa Nông học - Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, thời gian thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014.
Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn sự giúp

đỡ tận tình của cô giáo TS. Đặng Thị Tố Nga cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong khoa Nông học, gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để
luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5, năm 2014
Sinh viên


Trần Thị Dung







DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT



- ABA : Axit abxixic
- cs : Cộng sự
- CT : Công thức
- CTV : Cộng tác viên
- GA : Gibberellin
- GA
3
: Axit gibereclic

- KTST : Kích thích sinh trưởng
- Nxb : Nhà xuất bản
- TGST : Thời gian sinh trưởng
- Tr.đ : Triệu đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Giá trị sản lượng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu của Thế giới
năm 2007 8
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2011 10
Bảng 2.4. Kết quả xử lý GA
3
trên một số loại hoa 14
Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân Hè 2014 tại
thành phố Thái Nguyên 29
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến các giai đoạn sinh trưởng, phát
triển của giống lily Yelloween 30
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây hoa lily Yelloween 32
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
hoa lily Yelloween 34
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của nồng độ GA

3
đến động thái ra lá của hoa lily
Yelloween 36
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các nồng độ GA
3
đến tốc độ ra lá của
hoa lily Yelloween 38
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến một số chỉ tiêu về hình thái của
hoa lily Yelloween 40
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến yếu tố cấu thành năng suất 42
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các nồng độ GA
3
đến số hoa trên cây 43
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các nồng độ GA
3
đến độ bền hoa lily Yelloween
thí nghiệm 44
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của GA
3
đến tình hình bệnh đốm nâu hại
hoa lily Yelloween 46
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của giống lily Yelloween ở các nồng độ GA
3

khác nhau 47


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Công thức hóa học của GA
3
4
Hình 4.1 Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của
hoa lily Yelloween
32
Hình 4.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 34
Hình 4.3: Biểu đồ động thái tăng số lá 37
Hình 4.4: Biểu đồ tốc độ ra lá của hoa lily Yelloween 38

MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Sự cân bằng hocmon trong cây 3
2.1.2. Chất điều tiết sinh trưởng Gibberellin (GA) 4
2.1.3. Nguyên tắc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng 6
2.1.4. Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong
sản xuất hoa 6
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam 7
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 7

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam 9
2.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới và ở Việt Nam 12
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới 12
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây hoa ở Việt Nam 13
2.4. Những nghiên cứu chung về hoa lily 16
2.4.1. Nguồn gốc - phân loại 16
2.3.2. Đặc điểm thực vật học 17
2.4.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục 19
2.3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng thân 19
2.4.3.2. Đặc điểm phát dục 20
2.4.4. Điều kiện sinh thái của hoa lily 21
2.4.4.1. Nhiệt độ 21
2.4.4.2. Ánh sáng 22
2.4.4.3. Nước 22
2.4.4.4. Không khí 22
2.4.4.5. Đất 22

2.4.4.6. Dinh dưỡng 23
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 24
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1. Nội dung nghiên cứu 24
3.3.2 .Phương pháp nghiên cứu 24
3.4. Cách tiến hành thí nghiệm 25
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25
3.5.1. Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển 25
3.5.2. Theo dõi năng suất, chất lượng của giống hoa lily Yelloween 26
3.5.3. Theo dõi tình hình sâu bệnh 26
3.5.4. Hiệu quả kinh tế 27

3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng 27
3.6. Phương pháp xử lý số liệu 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Diễn biến thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên 29
4.2. Ảnh hưởng của GA
3
đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hoa
lily thí nghiệm 30
4.3. Ảnh hưởng của GA
3
đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa lily
thí nghiệm 32
4.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 32
4.3.2. Động thái ra lá của hoa lily 36
4.3.3. Ảnh hưởng của GA
3
đến một số chỉ tiêu về hình thái của hoa lily
Yelloween thí nghiệm 39
4.4. Ảnh hưởng của GA
3
đến một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa lily
Yelloween thí nghiệm 41
4.4.1. Ảnh hưởng của các nồng độ GA
3
đến yếu tố cấu thành năng suất hoa
lily Yelloween thí nghiệm 41
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến yếu tố cấu thành 42
năng suất 42

4.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ GA
3
đến sự phân loại hoa 43

4.4.2. Ảnh hưởng của GA3 đến độ bền hoa lily thí nghiệm 44
4.5. Tình hình sâu, bệnh hại hoa lily thí nghiệm ở các nồng độ GA
3
khác nhau 45
4.6. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của giống lily Yelloween ở các nồng độ
GA
3
khác nhau (tính cho 360m
2
/ vụ). 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48
5.1. Kết luận 48
5.2. Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
I. Tài liệu tiếng Việt 49
II. Tài liệu nước ngoài 51
III. Tài liệu trên Website 51

1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoa là sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp
của thiên nhiên được cây cỏ chắt lọc ban tặng cho con người. Trong cuộc

sống của con người, hoa tượng trưng cho cái đẹp, là nguồn cảm giác ngọt
ngào của cuộc sống. Chúng là một sản phẩm thiết yếu trong các dịp lễ tết, hội
nghị,… Vì vậy, hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái, thư giãn
khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn đem lại cho người trồng hoa giá trị
kinh tế cao hơn hẳn so với những cây trồng khác.
Ở Việt Nam, nghề trồng hoa đã có từ lâu đời và có ý nghĩa lớn trong nền
kinh tế của các vùng trồng hoa, do đó hình thành nhiều vùng trồng hoa quy
mô lớn, nhiều kinh nghiệm như: Đà Lạt (Lâm Đồng), Mê Linh (Vĩnh Phúc),
Tây Tựu, Vĩnh Tuy (Hà Nội), Đằng Hải (Hải Phòng), Sapa (Lào Cai)… Rất
nhiều hộ gia đình trồng hoa có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/ 1 sào Bắc Bộ/
năm (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004) [5].
Khí hậu nước ta thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của nhiều loài hoa
khác nhau và hoa lily cũng vậy. Hoa lily cắt cành là một loại hoa đẹp, hiện
đang là một trong 6 loại hoa cắt phổ biến và có giá trị nhất (Hồng, Cúc,
Phăng, Lay ơn, Đồng tiền, Lily). Tuy lily là loại hoa mới phát triển gần đây ở
nước ta nhưng do có dáng đẹp, mùi thơm quý phái, màu sắc hấp dẫn, quanh
năm có hoa nên lily là loại hoa được rất nhiều người ưa chuộng. Mà hiện nay
ở nước ta hoa lily mới được trồng ở một số tỉnh, thành phố có nghề trồng hoa
phát triển như Đà Lạt, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,… với tỷ lệ nhỏ
cả về diện tích và số lượng.
Thái Nguyên có khí hậu mát mẻ, phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển
của hoa lily. Hơn nữa, trên địa bàn thành phố tập trung nhiều cơ quan, xí
nghiệp, trường học và có hệ thống giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, đời
sống không ngừng nâng cao. Do đó mà nhu cầu về hoa cũng ngày càng lớn.
Nhưng, trong thực tế sản xuất và tiêu thụ hoa tại Thái Nguyên vẫn gặp phải
những khó khăn như: Về màu sắc, chủng loại hoa còn đơn điệu, sản xuất hoa

2

còn nhỏ lẻ, trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, đầu tư ban đầu chưa cao,

các phương pháp bảo quản hoa chưa được áp dụng rộng rãi… Nên chưa đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là vào những dịp lễ tết. Do
vậy, để giải quyết những khó khăn trên nhằm tìm ra nồng chất điều tiết sinh
trưởng GA
3
thích hợp để nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily, chúng tôi
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều tiết sinh
trưởng GA3 đến sinh trưởng, phát triển của hoa lily Yelloween trong vụ
Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích của đề tài
Xác định được nồng độ GA3 thích hợp nhất đối với hoa lily Yelloween
trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của giống hoa lily Yelloween trong vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: giúp sinh viên
có được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình trồng và chăm
sóc hoa, từ đó góp phần củng cố lý thuyết đã học, biết cách thực hiện một đề
tài khoa học.
Ý nghĩa thực tiễn: xác định nồng độ GA3 thích hợp nhất đối với hoa lily
Yelloween trong vụ Xuân Hè 2014 tại Thái Nguyên hoa có năng suất, chất
lượng tốt để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng.

3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1. Sự cân bằng hocmon trong cây
Khác với động vật và người, ở thực vật bất cứ mọi hoạt động sinh trưởng
phát triển nào, đặc biệt là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá, hoa,
quả…), sự biến đổi qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đều được
điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại hocmon, hay nói cách khác là bởi sự cân
bằng của các hocmon trong cây quyết định. Vì vậy, trong bất cứ một cơ quan,
bộ phận nào của cây cũng đều tồn tại đồng thời nhiều hocmon có hoạt tính
sinh lý rất khác nhau để điều chỉnh mọi hoạt động sinh lý của chúng.
Người ta phân ra hai loại cân bằng hocmon là cân bằng chung và cân
bằng riêng.
* Sự cân bằng chung
Cân bằng hocmon chung là sự cân bằng của hai tác nhân đối kháng nhau
đó là các chất kích thích sinh trưởng và các chất ức chế sinh trưởng. Sự cân
bằng chung sẽ điều chỉnh toàn bộ quá trình phát triển cá thể của cây từ giai
đoạn nảy mầm đến khi kết thúc chu kỳ sống của mình. Tại bất cứ thời điểm
nào trong đời sống của cây, ta cũng có thể chỉ ra một tỷ lệ nhất định giữa ảnh
hưởng kích thích và ảnh hưởng ức chế.
Việc điều khiển thời gian ra hoa của cây cũng có nghĩa là điều khiển sự
cân bằng hocmon chung trong cây. Người ta có thể làm cho cây trồng ra hoa
sớm hơn (sớm đạt cân bằng giữa tác nhân kích thích và ức chế) hoặc ngược
lại, làm cho cây đạt cân bằng hocmon này muộn hơn để cây ra hoa quả muộn.
Có thể sử dụng các điều kiện ngoại cảnh hoặc các biện pháp kỹ thuật để điều
khiển cân bằng hocmon chung đó của cây theo hướng có lợi cho con người.
* Sự cân bằng riêng
Trong cây có nhiều quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan
khác nhau như sự hình thành rễ, thân, chồi, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín,
sự già hóa, sự ngủ nghỉ cũng được điều chỉnh bằng sự cân bằng hocmon gọi là
cân bằng hocmon riêng. Cân bằng hocmon riêng là sự cân bằng của hai hoặc

4


vài hocmon quyết định đến một biểu hiện sinh trưởng phát triển nào đấy của
cây. Sự cân bằng hocmon riêng có thể được thiết lập giữa các chất kích thích
sinh trưởng như sự hình thành rễ hoặc chồi, hiện tượng ưu thế ngọn
(auxin/xytokinin) hoặc thông thường là giữa chất kích thích sinh trưởng và ức
chế sinh trưởng như sự ngủ nghỉ và nảy mầm (ABA/GA), sự chín, sự rụng, sự
hình thành củ.
Tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây được biểu hiện
bằng các quá trình phát sinh hình thái riêng biệt trong cây đều được điều
chỉnh bằng các cân bằng hocmon nhất định. Hiểu biết quy luật điều chỉnh
hocmon của các cân bằng riêng này rất có ý nghĩa trong việc điều chỉnh cây
trồng theo hướng có lợi cho con người. Hầu hết các ứng dụng của chất điều
hòa sinh trưởng đối với cây trồng đều dựa trên các cân bằng hocmon này(Vũ
Quang Sáng, 2010) [15].
2.1.2. Chất điều tiết sinh trưởng Gibberellin (GA)
*Giới thiệu về Gibberellin
Gibberellin là nhóm phytohocmon thứ hai được phát hiện vào năm 1955
- 1956. Khi nghiên cứu cơ chế gây nên bệnh lúa von (cây lúa sinh trưởng
chiều cao quá mức gây nên bệnh lý), các nhà khoa học đã chiết tách được chất
gây nên sinh trưởng mạnh của cây lúa bị bệnh. Đó chính là axit giberelic (GA
-
3
). Gibberelin cũng được xem là một phytohocmon quan trọng của thế giới
thực vật.

Hình 2.1. Công thức hóa học của GA
3

Ngày nay, người ta đã phát hiện ra trên 100 loại giberelin trong cây và ký
hiệu là GA

1
, GA
2
, GA
3
, trong đó GA
3
có hoạt tính sinh lý mạnh nhất và

5

dạng GA được sản xuất và sử dụng hiện nay trong sản xuất. GA
3
được sản
xuất bằng con đường lên men và chiết xuất sản phẩm từ dịch nuôi cấy nấm.
Giberelin được tổng hợp chủ yếu trong lá non và một số cơ quan non
đang sinh trưởng như phôi hạt đang nảy mầm, quả non, rễ non cũng có khả
năng tổng hợp GA. Sự vận chuyển của nó trong cây theo hệ thống mạch dẫn
và không phân cực như auxin. GA trong cây cũng có thể ở dạng tự do và dạng
liên kết với các hợp chất khác.
* Vai trò sinh lý của GA
- Hiệu quả rõ rệt nhất của GA là kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng về
chiều cao của thân, chiều dài của cành, rễ, sự kéo dài của lóng cây hòa thảo.
Hiệu quả này có được là do ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA lên sự
dãn theo chiều dọc của tế bào.
Trong tự nhiên, tồn tại các dạng đột biến lùn. Các đột biến này có chiều
cao thấp hơn nhiều so với các cây bình thường. Đây là các dạng đột biến gen
đơn giản, do khiếm khuyết một gen nào đó trong quá trình tổng hợp giberelin.
Với các đột biến này thì việc xử lý GA sẽ rất hiệu quả. Trong sản xuất, nếu
muốn tăng chiều cao, tăng sinh khối thì người ta có thể xử lý GA.

- GA kích thích sự nảy mầm của hạt, củ nên có tác dụng đặc trưng trong
việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Trong sản xuất, muốn phá trạng thái
ngủ nghỉ, tăng tỷ lệ nảy mầm của các hạt, củ… thì có thể xử lý GA
3
cho chúng.
- Trong nhiều trường hợp, GA có hiệu quả kích thích sự ra hoa. Theo học
thuyết ra hoa của Trailakhyan thì GA là một trong hai thành viên của hocmon
ra hoa (florigen) là GA và antesin. GA cần cho sự hình thành và phát triển của
trụ dưới hoa (cuống hoa), còn antesin cần cho sự phát triển của hoa. Xử lý ra
hoa cho cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn hoặc làm cho bắp cải,
su hào ra hoa trong điều kiện của Việt Nam.
- GA có hiệu quả trong việc phân hóa giới tính đực. Nó ức chế sự hình
thành hoa cái và kích thích hình thành hoa đực. Có thể sử dụng GA để tăng tỷ
lệ hoa đực cho cây có hoa đực, hoa cái riêng biệt như bầu bí…
- GA có ảnh hưởng kích thích lên sự hình thành quả và tạo quả không
hạt. Hiệu quả này cũng tương tự như của auxin, nhưng một số cây trồng có
phản ứng đặc hiệu với GA như nho, anh đào… Trong việc sản xuất nho thì

6

biện pháp xử lý GA có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng tỷ lệ đậu quả và
quả không hoặc ít hạt, tăng năng suất quả nho.
Ngoài ra GA có ảnh hưởng điều chỉnh lên một số quá trình trao đổi chất
và hoạt động sinh lý của cây. GA là một trong những chất có ứng dụng khá
hiệu quả trong sản xuất (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang
Sáng, 2006) [17].
2.1.3. Nguyên tắc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng
Việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong nghề trồng hoa cũng tuân
theo các nguyên tắc chung như khi sử dụng chúng đối với các cây trồng khác
trong nông nghiệp, những nguyên tắc đó là:

- Nồng độ của các chất điều tiết sinh trưởng: Thông thường ở nồng độ
thấp chúng có tác dụng kích thích sự xúc tiến nảy mầm, tăng chiều cao, tăng
khối lượng… ở nồng độ cao chúng ức chế sinh trưởng ngọn hay toàn cây, gây
rụng lá, xúc tiến ra hoa…
- Chất điều tiết sinh trưởng thực vật không phải chất dinh dưỡng nên
không thể thay thế cho phân bón. Vì vậy muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng
các chất điều tiết sinh trưởng phải phối hợp với phân bón, đặc biệt là các
trường hợp muốn tăng chiều cao và sinh khối của hoa.
- Mặc dù việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng thực vật với nghề trồng hoa
có nhiều thuận lợi nhưng ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với đất đai, nước, sức
khỏe con người không phải là không có, nhất là khi sử dụng nhiều và thường
xuyên. Do đó phải sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng đúng nồng độ, đúng thời
điểm và đúng phương pháp (Nguyễn Xuân Linh, 2002) [8].
2.1.4. Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản
xuất hoa
Các chất điều hòa sinh trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình
điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây. Nói cách khác, hầu như tất cả các
quá trình hoạt động của cây đều có sự tham gia của các chất điều hòa sinh
trưởng (Lê Văn Tri, 2001) [22].
Các chất điều hòa sinh trưởng có khả năng điều hòa sinh trưởng phát
triển cây và dẫn tới tăng năng suất cây trồng. Tùy theo mục đích thu hoạch lá,
hoa, quả, thân hay rễ mà người ta phải sử dụng tùy chất điều hòa sinh trưởng

7

riêng biệt hay hỗn hợp. Nhìn chung, khi phun chất điều hòa sinh trưởng lên
cây trồng vào đúng giai đoạn thì có thể cho năng suất tăng trung bình từ 10 -
15%, nhiều trường hợp tăng cao hơn, từ 15 - 50% (Lê Văn Tri, 2001) [22].
Với nghề trồng hoa, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng có nhiều thuận
lợi. Đó là:

- Hoa không phải thực phẩm cho con người và vật nuôi, do đó các ảnh
hưởng độc hại (nếu có) của chất điều hòa sinh trưởng không ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người và vật nuôi.
- Nói chung, ở nồng độ rất thấp các chất điều hòa sinh trưởng đã phát
huy tác dụng đối với cây trồng nói chung và hoa nói riêng nên dư lượng của
nó trong đất, nước không đáng kể.
- Tác dụng của chất điều hòa sinh trưởng đối với hoa nhanh, rõ rệt
- Các chất điều hòa sinh trưởng có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực
vật học của cây hoa như: thay đổi chiều cao cây, màu sắc lá, thời gian sinh
trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa… (Nguyễn Xuân Linh,
2002) [8].
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
Bước vào thế kỷ 21, người tiêu thụ trên thế giới đã có những đòi hỏi mới
về chất lượng cuộc sống: Ngon với thức ăn bổ dưỡng hơn, đẹp với những tiện
nghi vật chất và tinh thần phong phú hơn. Vì yêu cầu ăn ngon, sống đẹp ngày
càng được xem trọng cho nên Hoa - Cây cảnh đã trở nên một nhu cầu không
thể thiếu trong mọi sinh hoạt: hoa sinh nhật, hoa thăm hỏi, hoa tiệc cưới, hoa
trang trí văn phòng, hoa tôn vinh lễ hội, hoa cho ngày Cha Mẹ. Và hoa theo cả
con người cho tận đến khi kết thúc cuộc đời của mỗi người.
Chính vì vậy mà yêu cầu về hoa tăng rất nhanh và có một thị trường rất
lớn, kim ngạch nhập khẩu lên đến gần 102 tỷ USD (2003) với mức tăng
trưởng 6% mỗi năm, cao gấp nhiều lần so với thị trường các loại nông sản
khác vốn được xem trọng như gạo, cà phê, chè (Bảng 2.1).

8

Bảng 2.1: Giá trị sản lượng một số mặt hàng nông sản nhập khẩu của
Thế giới năm 2007
Loại hàng nhập khẩu Giá trị sản lượng (USD)

Rau & Quả 97.900.226.000
Hoa - Cây cảnh 101.840.000.000
Gạo 9.249.026.000
Cà phê 7.548.041.000
Cao su 7.488.707.000
Chè 3.059.002.000
Hạt điều 1.569.312.000
Hồ tiêu 511.307.000
Thế giới 669.063.000.000
(Nguồn: [31]
Tuy nhiên tình hình sản xuất Hoa - cây cảnh trên thế giới ngày nay đã có
nhiều chuyển biến. Những nước sản xuất hoa - cây cảnh vốn nổi tiếng như Hà
Lan, Pháp nay đã trở thành những nước nhập khẩu và cũng là thị trường tiêu
thụ. Thay vào đấy, những nước đang phát triển, nơi lao động đang còn rẻ và
giá trị đất chưa cao như Trung Quốc, Malaysia, Nam Phi, Do Thái, Ấn Độ,
Colombia, Kenya, Ethiopia và Ecuador lại trở thành những nước sản xuất và
xuất khẩu. Về mặt địa lý, có thể nói Nam Phi, Kenya và Zimbabwe là những
đại gia xuất khẩu hoa - cây cảnh sang châu Âu trong khi Colombia là nước
chủ chốt xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ở châu Á, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, và
gần đây Trung Quốc là những nước xuất khẩu, phần lớn sang Nhật Bản. Nhìn
chung, thị trường nhập khẩu hoa - cây cảnh trên thế giới được phân phối như
sau: Đức với 22 tỷ đô la Mỹ, chiếm 22%; Hoa Kỳ với 15 tỷ đô la Mỹ, chiếm
15%; Pháp và Anh với 10 tỷ đô la, chiếm 10%; Hà Lan với 9 tỷ đô la, chiếm
9%; Nhật Bản với 6 tỷ đô la, chiếm 6%; Ý và thụy Sĩ với 5 tỷ đô la, chiếm
5%. Giới chuyên gia còn cho rằng các nước thuộc khối Đông Âu cũ cũng sẽ
trở thành nơi sản xuất hoa - cây cảnh trong tương lai [27].
* Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới
Năm 1997, Hà Lan có 356ha lily, đứng thứ 2 trong tổng diện tích hoa cắt
trồng bằng củ (sau Tuylip). Sở dĩ hoa lily được phát triển mạnh trong những


9

năm gần đây là do người Hà Lan đã tạo ra rất nhiều giống mới có hoa đẹp,
chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao. Ngoài ra còn do kỹ thuật điều khiển
hoa phát triển nhanh có thể cho hoa quanh năm. Một nguyên nhân nữa là do
có sự đầu tư cơ giới hóa trong việc trồng và chăm sóc đã làm giảm giá thành,
vì vậy đã làm hiệu quả kinh tế việc trồng hoa lily cao hơn hẳn trước đây.
Hiện nay, Hà Lan mỗi năm trồng 18.000ha hoa lily, trong đó xuất khẩu
70%. Nhật Bản là nước có truyền thống dùng hoa cắm và cũng là một trong
những nước tiêu thụ và nhập khẩu hoa cắt lớn nhất Châu Á (mỗi năm khoảng
500 triệu USD). Nhật cũng là nước sản xuất hoa lớn, diện tích sản xuất hoa
năm 1992 của nước này là 4.600ha với 36.000 hộ, sản lượng đạt 900 tỷ Yên.
Trong đó, hoa lily đứng ở vị trí thứ 4 sau hoa cúc, hồng và cẩm chướng.
Những năm gần đây Hàn Quốc là một trong những nước phát triển nghề
trồng hoa mạnh, lượng xuất khẩu hoa của Hàn Quốc lớn nhất khu vực Đông Bắc
Á. Theo thống kê năm 2002, Hàn Quốc có 15.000ha trồng hoa với 1,2 vạn người
tham gia, giá trị sản lượng đạt 700 triệu USD, gấp 8 lần năm 1989, trong đó, lily
là loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại hoa ở Hàn Quốc.
Công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan rất tiên tiến, trình độ
canh tác còn cao hơn Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản; năm 2001 nước này đã có
490ha trồng hoa lily, trong đó xuất khẩu lily cắt cành đạt 7,4 triệu USD.
Hà Lan là nước có công nghệ tạo giống và trồng hoa lily tiên tiến nhất
hiện nay. Mỗi năm Hà Lan tạo ra từ 15 - 20 giống mới, sản xuất 1.315 triệu củ
giống lily, cung cấp cho 35 nước khác nhau trên toàn thế giới.
Ngoài các nước kể trên còn nhiều nước trồng lily lớn khác như: Mỹ,
Đức, Mêhico, Côlômbia, Israen…(Đào Thanh Vân và cs, 2007) [23]
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để có thể trồng
được nhiều loại hoa và cây cảnh. Sản phẩm hoa và cây cảnh có vai trò quan
trọng trong cuộc sống khi thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày

càng cao. Thị trường trong nước rộng lớn và phong phú, bên cạnh đó tiềm
năng xuất khẩu cũng đầy hứa hẹn, hoa và cây cảnh Việt Nam nếu được tổ
chức tốt từ khâu sản xuất, quảng bá đến tiêu thụ sẽ tạo tiềm lực kinh tế lớn
cho ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu

10
cây trồng [30]. Nếu như trước những năm 1995, nước ta chủ yếu sử dụng
những loại hoa, cây cảnh truyền thống như quất, đào, mai, hoa cúc, lay-ơn,
thược dược, thì trong những năm trở lại đây một số chủng loại hoa, cây cảnh
mới, cao cấp đã dần được chú trọng và đang có xu hướng tăng dần về số
lượng và giá trị. Có sự thay đổi nói trên là do nhu cầu của người tiêu dùng
luôn hướng đến những chủng loại cây hoa, cây cảnh mới lạ có chất lượng cao
(màu sắc đẹp, độ bền lâu, có hương thơm…), được nhập từ nước ngoài bằng
nhiều con đường khác nhau. [32]
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2011

Chỉ tiêu 2000 2005 2008 2011
Tổng diện tích (ha) 6.800 11.200 12.600 16.200
Giá trị sản lượng
(Tr.đ)
950.000 1.960.000 4.410.000 6.800.000
Giá trị thu nhập TB
(Tr.đ/ha/năm)
140 275 350 420
Mức tăng diện tích
so với 2000 (lần)
1,0 2,1 1,9 2,4
Mức tăng giá trị sản
lượng so với 2000

(lần)
1,0 2,0 4,6 7,2
(Trịnh Khắc Quang, 2013) [13]
Sản xuất hoa cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, Lâm Đồng… Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa
hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng; thị trấn Sapa (Lào Cai) là nơi có tiềm
năng trồng hoa xuất khẩu vì có khí hậu lạnh nhưng quy mô nhỏ. Khu vực
miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt nhưng chủ yếu phục vụ thị trường
tại chỗ. Các tỉnh Nam Bộ tập trung sản xuất hoa nhưng chủ yếu là các loại
hoa vùng nhiệt đới. Tỉnh Lâm Đồng, nơi được mệnh danh là xứ sở của các
loài hoa, có diện tích trồng hoa 1.100ha với sản lượng không dưới 800 triệu
cành mỗi năm nhưng xuất khẩu vẫn chưa mạnh.


11
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, thị trường xuất khẩu hoa tươi của Việt
Nam chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia và Arập Xêút.
Xuất khẩu hoa của các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng
thường gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường Bắc Mỹ, Trung Âu vì
hai thị trường này chủ yếu nhập hoa từ các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ và các
nước Nam Âu. Ngoài những yếu tố khắt khe về kỹ thuật, vị trí địa lý làm tăng
chi phí vận chuyển cũng là điều bất lợi cho xuất khẩu hoa Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, mục tiêu xuất khẩu hoa của Việt Nam trong thời
gian tiếp theo sẽ là hướng tới mở rộng các thị trường đã có ở Châu Á vì thuận
lợi khi xuất khẩu hoa sang thị trường này là khoảng cách địa lý không xa, chi
phí vận chuyển thấp, bảo quản dễ dàng và tìm kiếm khách hàng dựa vào mối
quan hệ thương mại sẵn có, còn mục tiêu lâu dài là mở rộng thị trường sang
các nước Bắc Mỹ như Canada, Mỹ và các nước Trung Âu [29].
Ngoài ra, để phát triển thị trường hoa tươi, người trồng hoa nên áp dụng
khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào tất cả các khâu sản xuất, xúc tiến thương

mại, bán hàng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và giảm giá
thành sản phẩm. Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa các vùng miền trồng hoa phù
hợp với điều kiện về địa lý, khí hậu, và thị trường của từng loại hoa.
* Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam
Lily là loại hoa quý hiếm ở Việt Nam, hiện nay mới được trồng ở một số
tỉnh thành phố có nghề trồng hoa phát triển như: Đà Lạt, Tp.Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Hải Phòng… So với các chủng loại hoa khác thì chủng loại hoa này chiếm
tỷ lệ rất nhỏ cả về diện tích và số lượng (Đào Thanh Vân và cs, 2007) [23].
Đà Lạt là nơi hiện đang có diện tích trồng lily nhiều nhất so với các địa
phương khác trên cả nước (chiếm khoảng 8% trong tổng diện tích trồng hoa),
còn ở Hà Nội, Hải Phòng chỉ mới trồng mang tính chất thử nghiệm. Tình hình
phát triển hoa lily ở Đà Lạt khá thuận lợi, một phần do thiên nhiên ưu đãi cho
sự phát triển của các giống hoa nói chung và cho hoa lily nói riêng, một phần
do kỹ thuật trồng lily của Đà Lạt tương đối cao nên hoa sinh trưởng khá tốt.
Hiện nay, Lily là một trong những loại hoa đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho một số công ty hoa ở Đà Lạt (Đào Thanh Vân và cs, 2007) [23]. Theo
thống kê của ngành nông nghiệp, chỉ tính riêng Đà Lạt, hiện nay diện tích

12
trồng hoa lily dao động từ 70 - 100 ha/năm, giá trị kinh tế từ việc trồng hoa
lily đem lại ước tính gấp 6 lần so với trồng hoa cúc [27].
Một số đặc điểm chung của nghề trồng lily ở Việt Nam như:
- Là một loại cây trồng mới, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu.
- Thiếu sự chỉ đạo thống nhất, sản xuất thiếu tính đồng bộ.
- Diện tích ít, sản lượng thấp, chất lượng hoa chưa cao.
- Đầu tư cho khoa học kỹ thuật chưa nhiều, củ giống trong nước bị thoái
hóa nghiêm trọng, phần lớn giống phải nhập từ nước ngoài, do đó bị động và
dẫn đến giá thành sản xuất cao (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004) [5].
2.3. Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây hoa trên thế giới

Cho đến ngày nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về cây hoa trên thế giới:
nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng hoa.
Năm 1990 khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thành phần môi trường
dinh dưỡng, Lunegent và Wardly (1990) [24] đã kết luận: đoạn thân cúc cao
1-2cm cho phát triển trong môi trường nuôi cấy Bencilademine thì chúng hình
thành 2-3 chồi so với mẫu bản và không có rễ bất định, còn trong môi trường
0,1-0,3 mg/l Indolebutyric acid thì hình thành 1-2 chồi và có rễ bất định.
Điều khiển quang chu kỳ là vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu để thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình hình thành và nở hoa. Hiện tượng
cảm ứng hình thành hoa trong điều kiện ngày ngắn có thể bị ngăn lại hoặc làm
chậm lại khi điều kiện ánh sáng ngày dài bị làm ngắn bằng cách chiếu sáng có
cường độ yếu trong suốt thời gian ban đêm. Matthew G. Blanchard và cs
(2009) [25] đã nghiên cứu ảnh hưởng của chiếu sáng bổ sung đến sự nở hoa
của cây hoa cúc trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn trong nhà kính.
Năm 1928, Nhật Bản có những nghiên cứu đầu tiên về lily, đó là
nghiên cứu về lai giống giữa L.formosanum và L.longiflorum. Sau đó mở rộng
nghiên cứu ra nhiều lĩnh vực khác như: giải quyết hiện tượng bất dục do lai xa
khác loài, nuôi cấy mô, nuôi cấy noãn sào trong môi trường dinh dưỡng cơ
bản - MS. (Murashige and Skoong, 1962) [26]

13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây hoa ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, chất điều tiết sinh trưởng và phân bón lá
ngày càng được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu để tăng năng suất,
chất lượng cây hoa cúc.
Năm 2000, Đặng Văn Đông khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chế
phẩm và chất kích thích sinh trưởng như Spray N-Grow 1%; Atonik 0,5%;
GA
3
50ppm đều có tác dụng rõ rệt tới sự sinh trưởng, phát triển của cúc Vàng

Đài Loan. Trong đó GA
3
tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng,
làm tăng chiều cao và rút ngắn thời gian nở hoa, Spray N-Grow và Atonik tác
động mạnh ở giai đoạn sinh thực, nâng cao tỷ lệ nở hoa và kéo dài độ bền hoa
cắt. Còn 2 loại thuốc Spray-GA
3
100ppm cũng có ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông làm tăng tỷ lệ nở hoa, đặc biệt là
chiều cao cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng (Đặng Văn
Đông, Đỗ Thị Lưu, 1997) [4]
Khảo sát hiệu ứng tăng trưởng thực vật của chế phẩm Oligoalginat
(OA) bằng kĩ thuật bức xạ trên cây hoa cúc, Lê Quang Luận sử dụng dung
dịch OA phun lên lá cúc ở các nồng độ khác nhau khi cúc được 12 - 14 ngày
tuổi sau giam cành. Kết quả là dung dich OA có nồng độ 80ppm làm tăng quá
trình sinh trưởng về chiều cao, số lá, đường kính hoa, tăng trọng lượng cành
hoa. (Lê Quang Luận, 1999) [10]
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng GA
3
đến sinh
trưởng phát triển của cây và chất lượng 1 số giống hoa cúc thí nghiệm, tác giả
Đặng Ngọc Chi (2006) [2] đã thử nghiệm ở các nồng độ 100ppm, 200ppm,
300ppm, 400ppm. Kết quả cho thấy chất lượng cành hoa của tất cả các giống
cúc Đồng Tiền trắng, Chi Xanh, Mặt Trời, CN19, CN20, Cao Bồi tím và Tua
Vàng được nâng cao đặc biệt về chiều cao khi xử lý GA
3
ở nồng độ 200ppm.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm GA
3
, phân bón lá, Kích

phát tố hoa trái đến năng suất phẩm chất hoa cúc CN97 trồng trong vụ Đông -
Xuân ở các vùng trồng hoa Hà Nội, Nguyễn Xuân Linh và CTV (2006) [9] đã
kết luận: GA
3
, phân bón lá, Kích phát tố hoa trái đều ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển của cúc CN97 vào vụ Đông - Xuân. Trong đó GA
3
có tác
dụng mạnh ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, còn Kích phát tố hoa trái cho

14
hiệu quả ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Sử dụng kết hợp cả 3 chế phẩm
GA
3
, phân bón lá,Kích phát tố hoa trái đã làm tăng chiều cao cây, hoa đạt chất
lượng tốt trong điều kiện ra hoa trái vụ.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của GA
3
và phân bón lá Yogen No.2 cho
giống cúc Vàng Thược Dược trong vụ Đông Xuân TS Đặng Thị Tố Nga,
2011 [11] đã kết luận phun GA
3
100ppm + phân bón lá Yogen No.2 20g/8l có
tác dụng tăng chiều cao cây và số cành cấp 1, tăng khả năng chống chịu sâu
bệnh cho giống cúc Vàng Thược Dược trong vụ Đông Xuân.
Trong nghề trồng hoa, cây cảnh, Giberellin được sử dụng ở nhiều mục đích
khác nhau. Kết quả nghiên cứu trên một số loại hoa được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 2.4. Kết quả xử lý GA
3
trên một số loại hoa

Loại hoa Nồng độ
(ppm)
Thời điểm xử lý Tác dụng
Layon 50 Ngâm củ có mầm
(1ngày)
Mọc đều, tăng số
hoa/cành, rút ngắn TGST
từ 5 - 7 ngày
Hồng (trắng,
đỏ)
50 Bắt đầu có nụ Tăng chiều dài cuống
hoa
Cúc vàng 20 10 ngày sau trồng Tăng sinh trưởng, tăng
chiều dài cuống hoa
Cúc trắng 50 10 ngày sau trồng và
bắt đầu có nụ
Tăng sinh trưởng, tăng
chiều dài cuống hoa
Violet,
magic
20 10 ngày và 60 ngày
sau trồng
Tăng sinh trưởng, tăng số
lượng hoa
(Lê Văn Tri, 1998)
Đối với cây quất trước khi bán 1 tháng phun GA
3
20ppm, chồi và lá
lộc phát triển mạnh, quả chậm chín, vỏ quả mượt và căng (Vũ Quang
Sáng, 2010) [15].

Để kéo dài cánh hoa loa kèn và làm chậm thời gian thu hoạch từ 7 - 10
ngày, người ta đã nhỏ ướt dung dịch Giberellin 500ppm lên đỉnh sinh trưởng khi
cây đang phân hóa mầm hoa (Vũ Quang Sáng, 2010) [15].
Đối với cây hoa trà: Sử dụng CCC cho cây trà thì chỉ cần một năm sau khi

15
giâm cành là có thể cho ra hoa. Cây được xử lý thì ra hoa, còn cây không được xử
lý thì vẫn duy trì ở trạng thái dinh dưỡng (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang
Thạch, 1993) [16]
Tại trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội, Bộ môn sinh lý - Hóa sinh thực
vật đã nghiên cứu thành công việc điều khiển cho hoa loa kèn ra hoa trái vụ
theo ý muốn. Hoa loa kèn trắng có thể ra hoa sớm hơn đối chứng 5 - 7 ngày
nếu được phun GA
3
nồng độ 50ppm sau trồng 90 ngày (Nguyễn Xuân Linh,
2002) [8].

* Tình hình nghiên cứu hoa Lily
Hiện nay, các giống hoa lily trồng ở Việt Nam chủ yếu được nhập nội từ
Hà Lan, Đài Loan hoặc Trung Quốc. Các nghiên cứu về hoa lily tập trung ở
một số hướng: Khảo nghiệm để lựa chọn được những giống nhập nội phù hợp
với điều kiện sinh thái từng vùng; nghiên cứu sản xuất củ giống bằng phương
pháp tách vảy củ, kỹ thuật in vitro hay nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc
hoa lily.
Nghiên cứu khảo nghiệm hoa lily được thực hiện ở nhiều vùng phía Bắc
bước đầu đã thu được kết quả khả quan (Trần Duy Quý, 2004) [14].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Đông từ năm 2002 đến năm
2004 đã xác định được 3 giống lily: Tiber, Siberia và Acapulco có khả năng
trồng phù hợp ở khu vực phía Bắc; kết quả khảo nghiệm tại các tỉnh Lạng
Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên… đã khẳng định được 2 giống

Tiber và Sorbonne sinh trưởng, phát triển tốt tại địa phương
Với mục tiêu làm phong phú thêm bộ giống hoa lily ở Việt Nam, Năm
2008 Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tiến hành nhập nội và trồng khảo nghiệm
10 giống hoa lily có nguồn gốc từ Hà Lan, đó là: Brunello, Ceb Dazzle,
Yelloween, Belladonna, Gold City, Ventimiglia, Palmares, Valparaiso, Tiber,
Simplon, Sorbonne (Đối chứng). Các giống này được trồng trong vụ Đông
Xuân 2008 - 2009 tại 2 điểm là Gia Lâm - Hà Nội và Mộc Châu - Sơn La. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong 10 giống lily trồng khảo nghiệm, 3 giống
thuộc dòng thơm là: Belladonna, Ventimiglia và Palmares có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt; năng suất, chất lượng hoa cao hơn so với các giống
khác và giống đối chứng Sorbonne ở một số chỉ tiêu chất lượng hoa. Đặc biệt,

16
các giống này có ưu điểm hơn so với giống đối chứng ở khả năng chống chịu
sâu bệnh hại (Trịnh Khắc Quang và cs, 2008) [12].
Nghiên cứu sản xuất giống lily ở Việt Nam cũng đem lại một số kết quả
như: Nghiên cứu phương pháp tạo củ in vitro trên một số giống hoa lily nhập nội
(Nguyễn Thái Hà và cs, 2003) [6]. Nghiên cứu sản xuất củ hoa lily bằng phương
pháp tách vảy củ tại miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Tỉnh và cs, 2013) [21].
Nghiên cứu khả năng tạo củ của lily bằng cách tạo củ sơ cấp lily trong ống
nghiệm (Hà Thị Thúy và cs, 2005) [18]. Nghiên cứu nhân giống củ lily bằng kỹ
thuật in vitro trong môi trường cơ bản (MS) có bổ sung 12% đường sacaroza,
nhiệt độ phòng 25 - 27
0
C, độ ẩm 70%, cường độ chiếu sáng 3000lux do tác giả
Nguyễn Thị Lý Anh - Viện Sinh học Nông nghiệp - Trương Đại học Nông
nghiệp I. Kết quả cho thấy các cây trồng từ củ in vitro có khối lượng trên 1g/củ
và được xử lý ở nhiệt độ 5
0
C trong 3 tháng đã sinh trưởng, phát triển tốt và có

chất lượng củ thu hoạch cao (Nguyễn Thị Lý Anh, 2005) [1].
Một số nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lily: sử dụng chất
kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá, che bóng cho cây… thực hiện ở Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn… đã xác định được một số chất kích thích sinh
trưởng: GA
3
có tác dụng làm tăng chất lượng hoa (Đỗ Tuấn Khiêm, 2007) [7].
Chế phẩm kích thích sinh trưởng Atonik có tác dụng tốt đến sinh trưởng và chất
lượng hoa (Phạm Mai Chinh, 2007) [3]. Trong các năm 2003 - 2008, Viện Nghiên
cứu Rau quả đã tiến hành nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả
của sản xuất hoa lily ở phía Bắc Việt Nam. Kết quả đã đưa ra được một số biện
pháp kỹ thuật tiên tiến như: mật độ thích hợp trồng lily là 20 - 25 củ/m
2
, xử lý mát
củ giống ở nhiệt độ 12 - 13
0
C trước khi trồng 15 ngày sẽ cho chất lượng hoa cao
hơn so với trồng ngay ra ruộng, tưới nước cho lily bằng hệ thống tưới nhỏ giọt và
biện pháp kích thích nở hoa sớm bằng cách tăng nhiệt độ và phun chế phẩm dinh
dưỡng (Nguyễn Văn Tỉnh và cs, 2008) [19].
2.4. Những nghiên cứu chung về hoa lily
2.4.1. Nguồn gốc - phân loại
* Nguồn gốc
Trung Quốc là nước trồng hoa lily sớm nhất. theo tài liệu cổ “Thần
nông bản thảo” thì củ lily có tác dụng thanh phế, nhuận táo, tư âm, thanh

×