Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiệu quả một số biện pháp phục hồi sinh cảnh nhằm bảo tồn loài Voọc đen má trắng có sự tham gia của cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ÂU THỊ TIẾN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI SINH
CẢNH NHẰM BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG
(TRACHYPITHEUS FRANCOISI) CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG
HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014




THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




ÂU THỊ TIẾN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤC HỒI SINH
CẢNH NHẰM BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG
(TRACHYPITHEUS FRANCOISI) CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG
HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Thành
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm




THÁI NGUYÊN - 2014
LỜI NÓI ĐẦU

Với lòng biết ơn chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy
giáo TS. Dư Ngọc Thành, giảng viên khoa Môi Trường, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên người đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các cô, chú, anh, chị, cán bộ Ban
quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng huyện Võ Nhai đã
tạo mọi điều kiện, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại
Khu bảo tồn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo
khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em
những kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện học tập cho em trong suốt thời gian
thực tập tại khoa cũng như trong suốt khóa học vừa qua.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Âu Thị Tiến







DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa
1 CBGV Cán bộ giáo viên
2 CITES
Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động thực vật hoang dã nguy cấp
3 CBD Công ước về đa dạng sinh học
4 DT Diện tích
5 ĐDSH Đa dạng sinh học
6 FFI Tổ chức phi chính phủ
7 IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế
8 KBT Khu bảo tồn
9 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
10 LSNG Lâm sản ngoài gỗ
11 SĐVN Sách đỏ Việt Nam
12 THCS Trung học cơ sở
13 THPT Trung học phổ thông
14 UBND Ủy ban nhân dân
15 UNDP
Quỹ môi trường
16 UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học
và văn hóa của Liên hợp quốc
17 UNEP Chương trình môi trường Liên hợp quốc
18 TB Trung bình
19 VQG Vườn quốc gia
20 WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên





DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Phân bố và tình trạng của các loài Voọc giống Trachypithecus 11
Bảng 2.2. Danh sách loài làm thức ăn cho Voọc đen má trắng 12
Bảng 2.3. Đa dạng thực vật ở KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng
và một số VQG và KBTTN có địa hình núi đá vôi 18
Bảng 2.4. Những loài động vật quý hiếm
trong Khu bảo tồn Thần Sa- Phượng Hoàng 19
Bảng 4.1. Diễn biến diện tích rừng đặc dụng KBT giai đoạn 2006 – 2013 26
Bảng 4.2. Số lượng quần thể, cá thể Voọc đen má trắng
được phát hiện năm 2009 32
Bảng 4.3: Số lượng quần thể, cá thể Voọc đen má trắng
được phát hiện năm 2013 33
Bảng 4.4. Tỷ lệ khai thác trước và sau khi thành lập KBT 42
Bảng 4.5. Nhận thức của người dân về Khu bảo tồn 43
Bảng 4.6. Nhận thức của người dân về bảo tồn VĐMT 44









DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 4.1: Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng 23
Hình 4.2: Một số hình ảnh về sinh cảnh sống 36
Hình 4.3: Người dân tộc vào rừng săn bắn thú 38
Hình 4.4: khai thác gỗ bừa bãi 38
Hình 4.5: đốt nương làm rẫy 40
Hình 4.6: khai thác vàng tại bản Ná 41






















MỤC LỤC


PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Yêu cầu của đề tài: 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Các khái niệm 4
2.1.2. Các công ước quốc tế 6
2.1.3. Cơ sở pháp lý 6
2.2. cơ sở thực tiễn 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9
2.2.3. Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng trên Thế giới 16
2.2.4. Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam 16
2.3. Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng 17
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 17
2.3.2. Giá trị phong phú và đa dạng loài của KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 18
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21
3.1.3 Địa điểm 21
3.1.4. Thời gian nghiên cứu 21
3.2. Nội dung nghiên cứu 21

3.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Khu bảo tồn 21
3.2.2. Đặc điểm hình thái ngoài, số lượng quần thể, sinh cảnh sống
và tập tính của Voọc đen má trắng 21
3.2.3. Các yếu tố đe dọa tới loài Voọc đen má trắng 21
3.2.4. Các hoạt động bảo tồn loài Vọoc đen má trắng có sự tham gia
của cộng đồng địa phương 21
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng
trong công tác bảo tồn loài Voọc đen má trắng 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin…………………………………… 21
3.3.2. Phương pháp kế thừa 22
3.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu Error! Bookmark not
defined.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Khu bảo tồn 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2 . Điều kiện kinh tế xã hội 27
4.2. Đặc điểm hình thái ngoài, số lượng quần thể, sinh cảnh sống
và tập tính của Voọc đen má trắng 31
4.2.1. Đặc điểm hình thái ngoài 31
4.2.2. Số lượng quần thể 32
4.2.3. Sinh cảnh sống và tập tính 34
4.3. Các yếu tố đe dọa tới loài Voọc đen má trắng 36
4.4. Các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng 42
4.4.1. Các hoạt động của cộng đồng trước và sau khi thành lập Khu bảo tồn 42
4.4.2. Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn Voọc đen má trắng 42
4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng
trong công tác bảo tồn loài VĐMT 44
4.5.1. Giải pháp giảm thiểu các mối đe dọa 45
4.5.2. Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao

nhận thức cho cộng đồng địa phương 48
4.5.3 Tăng cường tuần tra bảo vệ rừng 49
4.5.4. Các biện pháp nhằm phục hồi sinh cảnh phù hợp với Vooc đen má trắng 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2.Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52




1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các loài linh trưởng là đối tượng quan tâm hàng đầu trong các
chiến lược bảo tồn của các quốc gia và các tổ chức bảo tồn phi chính phủ. Ở
Việt Nam, có nhiều loài linh trưởng rất quý hiếm như Voọc đen má trắng,
Vượn cao vít, Voọc mũi hếch, Chà vá chân nâu… là những loài đặc hữu của
Việt Nam và đa số đang bị sắn bắn nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng.
Các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn loài và sinh cảnh được thành lập liên tục
trong những năm qua là để khắc phục tình trạng suy thoái và góp phần tích
cực trong công tác bảo tồn thiên nhiên.
Hệ thống rừng núi đá tập trung ở các xã phía Bắc huyện Võ Nhai là một
trong ít khu vực còn lại diện tích và trữ lượng rừng tự nhiên đáng kể trong
tỉnh Thái Nguyên. Nằm trong vùng núi đá miền Bắc Việt Nam và có tính đa
dạng sinh học như khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kim Hỷ (Bắc Cạn),
KBTTN Hữu Liên (Lạng Sơn) Với tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao có
thể khẳng định đây là một mẫu rừng đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi
đá vôi tỉnh Thái Nguyên. Nhằm bảo tồn tính đa dạng của khu vực, KBTTN

Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên được
thành lập ngày 07/12/1999 theo Quyết định số 3890/QĐ - UB của Uỷ ban
nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên. KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng
nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km về phía đông bắc. Tổng
diện tích của Khu Bảo tồn (KBT) là 18.858,9 ha, trong đó rừng tự nhiên
có 17.640 ha, rừng trồng 194 ha, đất không có rừng là 1.025 ha.[2].
KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng là khu có hệ động vật phong phú với 295
loài trong 93 họ, 30 bộ, 5 lớp Động vật có xương sống.
Hiện ở Việt Nam có khoảng 100 cá thể Voọc đen má trắng (VĐMT),
trong đó theo báo cáo của FFI thì hiện tại có khoảng 7 - 8 cá thể VĐMT còn
tồn tại trong KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng. Voọc đen má trắng
(Trachypithecus francoisi) (Pousargues, 1898) là loài linh trưởng quý hiếm,
chỉ phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam, loài này phân bố hẹp
trong vùng Đông Bắc. Theo Sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2010) xếp loài ở cấp
2
đe dọa VU còn Sách Đỏ Việt Nam 2007 xếp loài ở cấp EN. Chính vì vậy cần
phải điều tra nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về loài Voọc đen má
trắng nói chung và đánh giá tình trạng quần thể VĐMT tại KBTTN Thần Sa –
Phượng Hoàng làm cơ sở để đề xuất giải pháp bảo tồn loài linh trưởng quý
hiếm này.
Trước tình hình đó, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Dư
Ngọc Thành. Tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số biện pháp
phục hồi sinh cảnh nhằm bảo tồn loài Voọc đen má trắng (trachypitheus
francoisi) có sự tham gia của cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần
Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá hiệu quả biện pháp phục hồi sinh cảnh có sự tham gia của
người dân trong việc tham gia quản lý vào bảo tồn đa dạng sinh học tại
KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng.

1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được những sinh cảnh sống chính của VĐMT tại KBTTN
Thần Sa - Phượng Hoàng.
- Đánh giá được tình trạng quần thể và những mối đe dọa đến sự tồn tại
của loài này.
- Tìm hiểu vai trò của cộng đồng dân cư các dân tộc ở các xã (Thần Sa,
Thượng Nung, Sảng Mộc) vùng lõi KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng trong
việc tham gia bảo tồn Voọc đen má trắng.
- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động tham gia của
cộng đồng vào việc bảo tồn Voọc đen má trắng .
1.3. Yêu cầu của đề tài:
- Xác định quần thể Voọc đen má trắng tại KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng.
- Đánh giá vai trò của cộng đồng dân cư trong việc tham gia bảo tồn
- Các giải pháp đưa ra cụ thể, thiết thực và có tính khả thi cao…
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
3
- Đây là cơ hội cho học viên, sinh viên vận dụng những kiến thức đã học
và những hiểu biết của mình về lĩnh vực đánh giá môi trường sinh thái, đa dạng
sinh học và công nghệ tin học vào thực tiễn, đồng thời cũng có cơ hội nâng cao
sự hiểu biết về việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng và tích hợp các phần mềm tin học ứng
dụng. Đề tài là cơ sở khoa học, tư liệu tham khảo có ý nghĩa cho sinh viên
chuyên ngành môi trường, và các chuyên ngành có liên qian.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách
đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc thực hiện các chương trình, dự án
bảo tồn đa dạng sinh học đối với các loài động vật quý hiếm, đặc biệt là loài
Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) tại KBTTN Thần Sa – Phượng

Hoàng.
- Quy trình thực hiện có thể áp dụng để mở rộng quy mô và ứng
dụng ở nhiều vùng trên toàn quốc, đặc biệt là các VQG, khu dự trữ sinh
quyển, KBT, v.v








4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm
* Khái niệm bảo tồn
Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của
con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện
tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng
của thế hệ tương lai”.
Khái niệm Bảo tồn sinh học (Biological Conservation) là biện pháp đặc
biệt để duy trì và bảo vệ động thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện có hai phương pháp bảo tồn sinh học đang được sử dụng là:
- Bảo tồn nguyên vị (in-situ conservation) là khoanh vùng bảo tồn
động, thực vật tại nơi gốc mà chúng sống. Bảo tồn nguyên vị bao gồm các
phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các
sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Theo Hiệp hội Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu bảo tồn: Loại I: Khu bảo tồn

nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã), Loại II : Vườn quốc gia, chủ yếu để
bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du lịch, giải trí , giáo dục; Loại
III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc
biệt; Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một
số sinh cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan
đất liền hay cảnh quan biển, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp,
sử dụng cho giải trí và du lịch; Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên
nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích sử dụng một cách bền vững các hệ sinh
thái và tài nguyên thiên nhiên. [10]
- Bảo tồn chuyển vị (ex-situ conservation) là biện pháp di chuyển động
thực vật từ nơi nguyên gốc mà chúng đã và đang sống đến nơi khác để gìn giữ
bảo vệ, kể cả gìn giữ hay bảo quản toàn bộ hoặc một phần động thực vật trong
điều kiện đông lạnh (cryo-reservation) ở trong phòng thí nghiệm. Mục đích
của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ
trong trường hợp: (1) nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu
5
giữ lâu hơn các loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực
nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng.
Biện pháp này được áp dụng khá phổ biến, đặc biệt, trong trường hợp nơi ở
nguyên gốc của động thực vật bị thu hẹp hoặc bị đe dọa khác cần phải di
chuyển động thực vật để bảo vệ, nhân nuôi và thả lại tự nhiên hoặc phục vụ
nghiên cứu, đào tạo, du lịch [10]
* Khái niệm về cộng đồng
Theo Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 “cộng đồng dân
cư thôn là tập hợp toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn,
làng, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”.
- Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH:
Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta đã nhận thấy rằng các khu bảo tồn
thiên nhiên, VQG có vai trò quan trọng trong toàn bộ việc quy hoạch đất đai
và phát triển kinh tế của đất nước. Các khu bảo tồn đã đem lại nhiều lợi ích

cho nhân dân. Giá trị của các khu bảo tồn ngày càng được công nhận và có lẽ
trong tương lai sẽ lớn hơn nhiều. Các khu bảo tồn không những là nơi lưu trữ
các vật liệu thiên nhiên để phát triển công nghệ sinh học cho ngành y tế, nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp mà còn giữ chức năng tự nhiên của các hệ
sinh thái, bảo vệ đất đai, điều hòa khí hậu, chống lại sự thay đổi khí hậu toàn
cầu và giúp con người thích nghi với một thế giới đang thay đổi (Meneely,
1996). Mặc dầu các khu bảo tồn có tầm quan trọng như vậy, nhưng quản lý
các khu bảo tồn quả thật không dễ dàng, nhất là đối với các nước đang phát
triển. [5]
Do vậy, một bài toán mà chúng ta cần phải giải là tạo nên sự gắn bó
vốn đã có và phát huy vai trò và sự tham gia của mỗi cộng đồng cư dân vào
việc bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG.
- Khái niệm đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học (Biodiversity) là sự giàu có, phong phú và đa dạng về
nguyên liệu di truyền, về loài và các hệ sinh thái. Vì vậy, đa dạng sinh học
bao gồm đa dạng ở mức độ trong loài là sự đa dạng, phong phú các gen trong
quần thể gọi là đa dạng di truyền hay đa dạng gen; đa dạng ở mức độ loài là
6
sự phong phú các loài gọi là đa dạng loài; và sự phong phú về các hệ sinh thái
gọi là đa dạng sinh thái (Lê Trọng Cúc, 2002).
2.1.2. Các công ước quốc tế
1. Về công ước quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều chương trình như
chương trình con người và sinh quyển (MAB – Man and Biosphere
Programme) của UNESCO.
2. Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực
vật hoang dã nguy cấp) vào năm 1994.
3. Công ước về biến đổi khí hậu (Climate change): thỏa thuận này đòi
hỏi các nước công nghiệp phải giảm đến mức tới hạn các chất gây ô nhiễm
như Dioxit cacbon và các khí nhà kính khác do họ ngây ra và phải thường
xuyên làm báo cáo về kết quả của tiến trình này. Công ước nêu rõ các khí nhà

kính phải được duy trì ổn định ở mức không làm ảnh hưởng đến khí hậu trên
trái đất.
4. Công ước về đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity):
Công ước đa dạng sinh học được UNEP khởi thảo từ năm 1988, trải qua nhiều
lần gặp gỡ và bàn bạc giữa các quốc gia đến ngày 5/6/1992 tại hội nghị quốc
tế về môi trường và phát triển Rio, 168 nước đã ký vào bản công ước và được
thực thi vào ngày 28/11/1994.
2.1.3. Cơ sở pháp lý
1. Luật bảo vệ môi trường 29/11/2005
2. Nghị định 80/2003/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
3. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 1-4-2005).
5. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của chính phủ về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
7. Công ước buôn bán quốc tế các động thực vật nguy cấp (CITES) mà
Việt Nam đã trở thành thành viên ngày 20 tháng 04 năm 1994.
7
8. Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của hội đồng bộ trưởng
quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quí, hiếm và chế độ quản
lý, bảo vệ.
2.2. cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cuộc khủng hoảng các loài động, thực vật hoang dã còn tồi tệ hơn cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Ðó là cảnh báo
của Phó Giám đốc chương trình về các loài vật của Nhóm bảo tồn đa dạng
sinh học thuộc Liên đoàn quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) G.Cri-xtốp-phơ
Vi khi ông ví von đây là thời điểm để thừa nhận rằng thiên nhiên là "công ty"
lớn nhất thế giới đang đem lại lợi nhuận 100% cho con người. Vậy mà thiên

nhiên đang bị tàn phá nặng nề, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi
trường. Ông kêu gọi các chính phủ nỗ lực, nếu không nói là nhiều hơn nữa,
trong việc cứu lấy thiên nhiên như họ đã làm đối với các lĩnh vực kinh tế và
tài chính.
Các loài thực vật và động vật tạo nên sự kỳ diệu trong thế giới hoang
dã đều có vai trò cụ thể, đóng góp thiết yếu cho cuộc sống con người như
cung cấp lương thực, thuốc men, ô-xy, nước và cân bằng hệ sinh thái. Khí
hậu thay đổi dẫn tới môi trường sống thay đổi và các loài động, thực vật cũng
phải thay đổi chu kỳ sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường
di cư để thích nghi với môi trường mới, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Theo
một nghiên cứu mới đây về đa dạng sinh học quốc tế, các nhà khoa học cảnh
báo, hơn một phần ba loài động vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài 47.677 loài nằm trong danh sách Ðỏ, một đánh giá có thẩm quyền nhất
của các nước về các loài vật trên Trái đất có nguy cơ tuyệt chủng và được đưa
ra dựa trên nghiên cứu của hàng nghìn nhà khoa học, hiện nay 17.291 loài
đang bị đe dọa, trong đó 21% là động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư,
70% thực vật và 35% loài không xương sống. Các loài động vật lưỡng cư
là nhóm sinh vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trên Trái đất với 1.895
trong số 6.285 loài nằm trong danh sách bị đe dọa. Trong số này, 39 loài
tuyệt chủng, 484 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, 754 loài bị đe dọa và 657
loài không được bảo vệ. Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những
8
lo ngại số loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị đe dọa phá vỡ
hoàn toàn hệ sinh thái. Những con số trên báo động nguy cơ các loài sinh
vật biến mất vĩnh viễn mặc dù các nhà lãnh đạo trên thế giới đều cam kết sẽ
hành động để đảo ngược xu hướng đó.
Công ước về đa dạng sinh học (CBD) có hiệu lực năm 1993 đã đưa ra
ba mục tiêu: bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng sự đa dạng sinh học một cách
bền vững; chia sẻ lợi ích của đa dạng sinh học một cách công bằng. Hiện nay,
168 quốc gia đã ký công ước trên, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2010 giảm

đáng kể tỷ lệ mất đa dạng sinh học ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc
gia. Tuy nhiên, theo các nhà bảo tồn, loài người chưa tiến hành đủ các biện
pháp để ngăn chặn những mối đe dọa chính. Mất đi môi trường sống ảnh
hưởng đến 40% động vật có vú. Giám đốc IUCN, bà G.Xmát cảnh báo, hiện
có những bằng chứng khoa học về một cuộc khủng hoảng tuyệt chủng nghiêm
trọng. Sự mất đa dạng sinh học xảy ra nghiêm trọng nhất ở khu vực Trung và
Nam Mỹ; Ðông, Tây và Trung Phi, nhất là ở Ma-đa-ga-xca; Nam và Ðông-
Nam Á. Các nước châu Phi cảnh báo rằng, hệ sinh thái của châu lục này dễ
tổn thương nhất thế giới trước những biến động của thời tiết. Nạn đói, khan
hiếm nước, tình trạng sa mạc hóa, năng suất nông nghiệp giảm khiến chất
lượng cuộc sống con người ở châu Phi xuống thấp. Châu Phi chiếm khoảng
một phần của hàng nghìn nhà khoa học, hiện nay 17.291 loài đang bị năm
các loài cây, động vật có vú và chim trên thế giới, chiếm một phần sáu loài
lưỡng cư và bò sát. Khoảng một phần năm số loài chim ở miền nam châu
Phi đã di cư theo mùa ở châu Phi và một phần mười di cư giữa châu Phi và
các châu lục khác trên thế giới.
Vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn đã trở thành một vấn đề chiến lược
trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và
tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên toàn phạm vi
thế giới. Đó là (IUCN), (UNEP), (WWF), (IPGRI)… Loài người muốn tồn tại
lâu đời trên hành tinh này thì phải có một dạng phát triển mới và phải có cách
sống mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của con người phụ thuộc vào tài
nguyên của trái đất, nếu những tài nguyên đó bị giảm thì cuộc sống của chúng
ta và con cháu của chúng ta sẽ bị đe dọa. Để tránh sự hủy hoại tài nguyên của
9
chúng ta phải tôn trọng trái đất và sống một cách bền vững, dù muộn còn hơn
không chú ý, vì thế hiệp hội thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa
dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992,
với 150 nước đã kí vào Công ước về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Năm
1990 WWF đã cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng đa dạng sinh vật

(The importance of biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đưa ra
chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy) Wri, IUCN, và
WWF đưa ra chiến lược sinh vật toàn cầu (Global biological strategy). Năm
1991 Wri, Wcu, WB, WWF xuất bản cuốn bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới
(Conserving the world’s biological diversity) hoặc IUCN, UNEP, WWF xuất
bản cuốn “ hãy quan tâm đến thế giới” (Caring for the earth).
Bên cạnh đó, hàng ngàn tác phẩm, hàng ngàn những công trình khoa
học khác nhau ra đời và hàng ngàn tác phẩm khác nhau được tổ chức nhằm
thảo luận về quan điểm về phương pháp luận và thông báo kết qủa đã đạt
được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực
được nhóm họp tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và
phát triển đa dạng sinh học.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những năm trước 1973, mẫu vật Voọc đen má trắng đã thu được
ở nhiều tỉnh Đông Bắc Việt Nam như: Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà
Giang và Tuyên Quang. Theo khảo sát từ những năm 1990 trở lại đây chỉ còn
gặp ở Hữu Lũng ( Lạng Sơn);Vị Xuyên, Phú Linh ( Hà Giang); Ba Bể, Chợ
Đồn, Na Rì ( Bắc Cạn); Na Hang (Tuyên Quang). (Phạm Nhật, 2002. Sách đỏ
Việt Nam 2007).
Lê Hiền Hào 1973 vùng phân bố của Voọc đen má trắng rất rộng và có
thể gần như trên khắp miền Đông Bắc. Voọc đen má trắng sống từng đàn.
Trước đây đàn Voọc thường rất đông, 20-30 con. Các mẫu vật con cái thu được
có phôi nhiều vào tháng 9 đến tháng 3, và đẻ từ tháng 3 đến tháng 6. Theo nhận
định từ nhiều nguồn thông tin mùa sinh sản của Voọc đen má trắng kéo dài từ
tháng 3 đến tháng 7. Mỗi con mẹ thường chỉ đẻ một con non.
10
Phạm Nhật, 2000 Khảo sát thực địa ở Phong Quang - Hà Giang, Ba Bể,
Chợ Đồn, Na Rì – Bắc Cạn trong những năm gần đây cho thấy: Đàn Voọc
đen má trắng có số lượng thay đổi phổ biến từ 5 - 15 con.
Phạm Nhật, 2002 xung quanh khu vực sống của Voọc đen má trắng có

rất nhiều điều kiện cho chúng uống nước và tắm, nhưng hình như chúng
không thích uống nước và tắm. Hầu như chưa ai nhìn thấy chúng uống nước
và tắm.
KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng huyện Võ Nhai thuộc vùng Đông
Bắc là nơi phân bố của 7 loài Linh trưởng. Gồm có: Cu li lớn, Khỉ vàng,Khỉ
mặt đỏ,Voọc đen má trắng, Voọc mũi hếch, Vượn đen… Trong đó có loài
VĐMT đang bị đe dọa ngày 1 nghiêm trọng do tình trạng săn bắt và mất nới
sống. Qua điều tra phỏng vấn kết hợp với điều tra thực địa của các cơ quan,
các tổ chức phi chính phủ cho thấy hiện tại trong khu vực vùng lõi của KBT
còn có 7 – 8 cá thể VĐMT (theo báo cáo của FFI).
Voọc đen má trắng là loài thú linh trưởng cỡ lớn có bộ lông dày, sợi
lông dài, mềm và màu đen. Đỉnh đầu có mào lông màu đen. Lông hai má
trắng, đám trắng khá rộng và vượt quá chỏm vành tai. Đuôi thon đều, dài hơn
thân, lông đuôi màu đen. Voọc đen má trắng từ lúc mới sinh, da mặt, da tai,
da lòng bàn tay, lòng bàn chân màu trắng hồng, mắt xanh đen. Toàn thân màu
vàng hoe. Màu lông, da tai, da mặt, da chân, tay chuyển dang màu đen theo
quá trình sinh trưởng. Ba tuần tuổi màu lông bắt đầu chuyển dần sang màu
đen, sau ba tháng tuổi bộ lông giống con trưởng thành.
Ở Việt Nam, ngoài VĐMT, giống Voọc đen (Trachypithecus) còn có 6
loài và phân loài nữa. Số liệu thống kê về phân bố và tình trạng của các loài
thuộc giống Voọc đen được tóm tắt ở bảng sau.







11
Bảng 2.1. Phân bố và tình trạng của các loài Voọc giống Trachypithecus


Tên loài
Tình
trạng
trong
SĐTG
IUCN
2004
Tình
trạng
trong
SĐVN
2007
Phân bố
Voọc đen
má trắng
Trachypithecus
francoisi
(Pousargues, 1898)
VU EN
Quảng Tây - Trung
Quốc Đông Bắc
- Việt Nam
Voọc đầu
trắng
T.p. poliocephalus
(Trouessart.1911)
CR CR Cát Bà - Việt Nam
Voọc
mông

trắng
T. delacouri
(Osgood, 1932)
CR CR
Ninh Bình, Hòa
Bình, Thanh Hóa
(Việt Nam)
Voọc gáy
trắng
T.hatinhensis
(Dao, 1970)
EN EN
Quảng Bình -Việt
Nam
Voọc đen
tuyền
T. ebenus
(Brandon-Jones,
1995)

Lào
Quảng Bình - Việt
Nam
Voọc xám
T.crepuscules
(Elliot,1909)
VU
Việt Nam, Mianma,
Thái Lan, Trung
Quốc, Lào,

Campuchia
Voọc bạc
T.germaini
(Milne- Edwards,
1876)
DD VU
Nam và Đông Nam
Á

(Nguồn: Lê Hiền Hào (1973), Thú Kinh tế miền Bắc Việt Nam
Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.)

12
Bảng 2.2. Danh sách loài làm thức ăn cho Voọc đen má trắng

STT Họ Tên khoa học
Tên địa
phương
Tên Việt
Nam
Phần được
ăn
L H Q
1 Aceraceae Acer tonkinensis Thin pất Thích + +
2 Anacardiaceae

Choerospondias
axillaris
Mạy mừu Xoan nhừ


+
+
3 Anacardiaceae

Spondias
lakonensis
Mạy thố
Dâu da
xoan

+
4 Anacardiaceae

Toxicodendron
succedaneum
lắc cây Sơn ta +

5 Anacardiaceae

Toxicodendron
wallichii
var.microcarpum
Lắc vài Sơn lá to +

6 Annonaceae
Mitrephora
maingayi
Tác rảy Nhọc
+
7 Araceae Pothos pilulier Tràng pháo


— +
8 Araceae
Pothos chinensis

Toong
muồng
Ráy leo
lá hẹp

+
9 Arecaceae
Caryota
bacsonensis
Móc
bắc sơn

+ +
10 Bignoniaceae Oroxylon indicum Mác ca Nuc nác +
11 Bignoniaceae
Radermachera
boniana
Boọc bịp —
+ +
12 Caesalpiniaceae

Bauhinia rubro-
villosa
Khau tải
Móng bò

lửa
+

13 Clussiaceae Garcinia brateata Mạy quý — +
14 Clussiaceae
Garcinia
paucinervis

Mạy quý Trai lý
+
15 Cucurbitaceae Trichosanthes Qua lâu — + +
13
kirilowi
16 Cucurbitaceae
Trichosanthes
truncata
— Khau Ca +
+
17 Dioscoraceae
Dioscorea
persimilis
Mằn phia Củ mài +

18 Ebenaceae
Diospyros kaki
var. silvestris

Hồng
rừng


+
19
Erythropalace
ae
Erythropalum
scandens
Phắc hiến
Dây
hương
+

20 Euphorbiaceae

Baccaurea
ramiflora
Mác phầy
Dâu gia
đất

+
21 Euphobiaceae Bischofia javanica

Mạy phát Nhội +
22 Euphobiaceae Bridelia ovata
Ca nom
nam
Thổ mật
xoan

+

23 Euphobiaceae Bridelia retusa Ca nom Thổ mật +
24 Euphobiaceae
Cephalomappa
sinensis
Mạy puôn
Mạy
puôn
+

25 Euphobiaceae
Sapium
rotundìfolium
Mạy củ
Sòi lá
tròn

+
26 Fagaceae
Cyclobalanopsis
glauca
Mạy cô Dẻ 1 +
+
27 Icacinaceae
Apodytes
dimidiate
— — +

28 Icacinaceae Iodes cirrhosa Mộc thông — +
29 Juglandaceae
Engelhardtia

roxburghiana
Dạ vày chẹo +
+
30 Lauraceae
Cryptocarya
lyoniifolia
Kháo đăm —
+
31 Lauraceae Litsea monopetala

Khảo mi
Mò lá
tròn

+
32 Lauraceae
Neolitsea
ellipsoidea
Kháo tháp
bút

+
14
33 Meliaceae
Cipadessa
baccifera
Mạy phật
lấu
Cà muối
lá vàng


+
34 Meliaceae Toona sinensis Xoan hôi Tông dù +
35
Menispermace
ae
Diploclisia
glaucescens

Dây nam
hoàng
+

36 Moraceae
Artocarpus
tonkinensis
Mạy thoát Chay
+
37 Moraceae
Broussonetia
papyrifera
Mạy sla Dướng +
+
38 Moraceae
Maclura
cochinchinensis
Năm
ngành
Mỏ quạ
+

39 Moraceae
Ficus
cardiophylla
Mạy noa
cây

+
40 Moraceae Ficus cyrtophylla Mạy rà bô Sung +
41 Moraceae
Ficus
heteropleura

Si leo
(sp)

+
42 Moraceae Ficus hookeriana Mạy lùng Đa +
43 Moraceae Ficus microcarpa Mạy si — +
44 Moraceae Ficus sagittata Sung leo +
45 Moraceae Ficus talbotii Mạy tăng Sung +
46 Moraceae
Ficus tinctoria
ssp. Gibbosa
Rày rèn 1 Sung
+
47 Moraceae Ficus tsiangii Mắc giả Sung +
48 Moraceae
Ficus virens var.
virens
Rày vài Sung

+
49 Myrsinaceae Embelia undulata Mắc quây
Chua
ngút

+
50 Myrsinaceae
Myrsine
kwangsiense
Sù vài —
+
51
Rhamnaceae

Zizyphus
oenopolia
Mạy ganh
mèo
Táo rừng +
+
52 Rhamnaceae? Ziziphus sp. or — Sếu +
15
Or Ulmaceae? Celtis sp.?
53 Rosaceae
Eriobotrya
cavaleriei
— Phì phà
+
54 Rubiaceae
Pavetta

hongkongensis
Khỉ bẻ —
+
55 Rutaceae Citrus sp. Cam phia
Cam
rừng

+
56 Sapindaceae Allophylus sp. Trường +
57 Sapindaceae
Boniodendron
minius
Sung sao —
+
58 Sapindaceae
Dimocarpus
fumatus ssp.
Indochinensis
Mạy vảy
Nhãn
rừng

+
59 Sapotaceae
Madhuca
pasquieri
Mạy long
dắt
Sến
+

60 Sapotaceae
Sinosideroxylon
wightianum
Mạy long
dắt
Sến đá
+
61 Saurauiaceae
Saurauia
napaulensis

Nóng hoa
nhọn

+
62 Saurauiaceae
Saurauia
thyrsitlora
Mắc miều Nóng sổ
+
63 Sapintaceae sp. Mác vòng — +
64
Schisandracea
e
Kadsura coccinea — Na rừng
+
65 Sterculiaceae Sterculia nobilis Lác nuổi
Sảng
lông


+
66 Sterculiaceae
Sterculia
quadrifida
Mạy loảng Sảng đá
+
67 Tiliaceae
Excentrodendron
tonkinense
Mạy
nghiến
Nghiến +

68 Ulmaceae Celtis tetrandra Năng sơ Sếu 4 nhị +
69 Ulmaceae Celtis timorensis Mạy năng Sếu +
16
khi
70 Ulmaceae Ulmus lancifolia — — +
71 Verbenaceae Vitex quinata
Mạy gia
sảng
Bình linh
+
72 Vitaceae
Ampelopsis
cantoniensis
Khau pú
chướng
Chè dây
+

73 Vitaceae
Tetrastigma
hooherii
Tứ thư
thon
Khau tải
+
74 Vitaceae
Tetrastigma
hemsleyanum
— Tứ thư
+
75 Vitaceae
Tetrastigma
planicaule
Khau tẹp
Tứ thư
gân dẹt

+
76 Vitaceae
Tetrastigma
retinervium
Khau tải
Tứ thư
gân rõ

+
77 Vitaceae Vitis.sp
Khau mắc

ít
Nho rừng
+
78 Sapindaceae Sp. Mạy xả — +
(Nguồn: Ha Noi 2005. PRCF-Viet Nam -Trung tâm
tài nguyên thực vật rừng Việt Nam)
2.2.3. Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng trên Thế giới
Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng là xu hướng đang được các nước
trên thế giới quan tâm, áp dụng nhằm hài hòa các mục tiêu như: giá trị đa
dạng sinh học và quản lý các Khu bảo tồn được đảm bảo; Cộng đồng dân cư
quanh các khu bảo tồn được tham gia vào công tác bảo tồn, có trách nhiệm và
được hưởng lợi từ đó; giảm được các xung đột giữa công tác bảo tồn với sinh
kế và sự phát triển của cộng đồng dân cư. Một số mô hình đã thực hiện thành
công như tại Philipin, Srilanka, Bawngladet, Thái Lan
2.2.4. Bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam
Trong những năm qua tại một số Vườn Quốc gia, các Khu bảo tồn tại
Việt Nam đã thực hiện chính sách đồng quản lý và thu được kết quả rất khả
quan như:

×