Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.78 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG



NGUYỄN PHƯƠNG THẢO



Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ TIÊN HỘI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Lan


Thái Nguyên, 2014
Lời cảm ơn
Thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên tại các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian cần thiết giúp cho sinh viên củng cố


toàn bộ kiến thức đã học trên giảng đường, đồng thời giúp sinh viên làm quen
với thực tế, nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học, trau dồi cho sinh
viên tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành cán bộ
có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất, góp
phần xứng đáng vào sự phát tiển của nước nhà.
Xuất phát từ cơ sở đó, là một sinh viên của khoa Môi trường, trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên. Sau thời gian học tập trau dồi kiến thức tại trường,
em đã tiến hành chuyên đề ”Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã
Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, Ban chủ nhiệm
khoa, Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS
Đỗ Thị Lan; các cô chú trong UBND xã Tiên Hội và gia đình người thân, bạn bè
đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để
chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Phương Thảo



MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.2. Cơ sở thực tiễn 5
2.3. Cơ sở pháp lý 7

2.4 Các loại ô nhiễm nước 9
2.5 Nguyên nhân ô nhiễm nước 11
2.5.1 Nguyên nhân tự nhiên 11
2.5.2 Nguyên nhân nhân tạo 11
2.6. Vài nét về tài nguyên nước 13
2.6.1. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới 13
2.6.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam 13
PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tiên Hội, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên 20
3.3.2. Nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp cung cấp nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp 21
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn 21
3.4.3.Phương pháp khảo sát thực tế 21
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu 21
3.4.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25
4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh

Thái Nguyên 30
4.2.1. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội 30
4.2.2. Thực trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội 31
4.2.3. Ý kiến của người dân về chất lượng nước sinh hoạt 38
4.3. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát môi trường nước sinh hoạt tại xã
Tiên Hội 40
4.3.1. Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - tuyên truyền một cách thường
xuyên và rộng rãi 40
4.3.2. Biện pháp kinh tế 41
4.3.3. Biện pháp kĩ thuật – công nghệ 41
4.3.4. Giải pháp chính sách – pháp luật 49
4.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường 49
PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
5. 1 Kết luận 51
5.2 Kiến nghị 51
THAM KHẢO TÀI LIỆU 53

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Kết quả giáo dục trên địa bàn xã Tiên Hội năm 2013 27
Bảng 4.2. Số lượng các loại hình cấp nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội 31
Bảng 4.3. Các địa điểm lấy mẫu nước 31
Bảng 4.4. Chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại xã Tiên Hội. 34
Bảng 4.5. Các nguồn cấp nước sinh hoạt 39
Bảng 4.6. Mức độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt 39
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Bản đồ phạm vi hành chính xã Tiên Hội 23

Hình 4.1. Biểu đồ độ cứng 35
Hình 4.2. Biểu đồ clorua 35
Hình 4.3 Biểu đồ COD trong nước 36
Hình 4.4 Biểu đồ Fe trong nước 37
Hình 4.5. Mô hình giếng đào 43
Hình 4.6. Mô hình giếng khoan bơm tay. 44
Hình 4.7 Đầu lọc và ống lắng sử dụng cho giếng khoan 44
Hình 4. 8. Mô hình làm thoáng và lọc nhanh nước ngầm 45
Hình 4.9. Mô hình giàn phun mưa và bể lọc chậm. 47
Hình 4.10. Mặt cắt bể lọc nước hộ gia đình 48
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
ĐKTN – KTXH : Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDTT : Thể dục thể thao
TNN : Tài nguyên nước
TTCN-XD : Tiểu thủ công nghiệp xây dựng.
UBND : Uỷ ban nhân dân
VSMT : Vệ sinh môi trường

1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Cũng giống như đất và không khí nước là nguồn tài nguyên vô cùng
quan trọng đối với con người và sinh vật trên trái đất. Có thể nói sự sống của
con người và mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào nước. Tài nguyên
nước rất phong phú và đa dạng, nước có trữ lượng lớn trên toàn thế giới với ¾
diện tích bề mặt trái đất là các đại dương nhưng tồn tại chủ yếu ở dạng rắn và
lượng nước có thể sử dụng cho sinh hoạt lại khá hạn chế. Con người đã từng
coi tài nguyên nước là vô hạn, chính vì thế đã sử dụng nước một cách lãng
phí, thiếu hiệu quả. Không những vậy cùng với sự phát triển của xã hội con
người sử dụng nước ngày càng nhiều. Tuy nước là nguồn tài nguyên có khả
năng tái tạo nhưng với mức độ sử dụng như hiện nay đã đưa nhiều quốc gia
vào tình trạng thiếu nước. Vì vậy, để có thể đảm bảo nguồn tài nguyên nước
phục vụ cho các hoạt động của con người và để bảo vệ nguồn nước khỏi bị
suy thoái, cạn kiệt giúp cho việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các
địa phương, khu vực, các ngành không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức
tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống, đồng thời có ý thức đối với
hành động, việc làm của mình để không gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt đối
với nguồn tài nguyên quan trọng này.
Tiên Hội là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nền kinh tế
còn chậm phát triển, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy trong thời gian qua cùng với sự phát triển
của kinh tế, xã hội thì vấn đề môi trường trên địa bàn xã đang bộc lộ nhiều bất
cập. Môi trường đất, môi trường không khí, môi trường nước đang dần bị ô
nhiễm kéo theo đó là ô nhiễm nước sinh hoạt. Điều này đã gây ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt
tại xã Tiên Hội chủ yếu là nước giếng. Trên địa bàn có sông Công chảy qua, là
2
một thủy vực rất quan trọng trong việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp,
sinh hoạt cũng như các hoạt động khác. Tuy nhiên do các hoạt đông phát triển
kinh tế, hoạt động sản xuất gạch trái phép… bên cạnh đó là một xã thuần nông

chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, do lạm dụng phân bón, hóa chất BVTV,
cùng với chất thải chăn nuôi, rác thải, nước thải sinh hoạt chưa được thu gom,
xử lý đã gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa
bàn xã. Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước sinh hoạt của
người dân tại các vùng nông thôn, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng
tại địa phương, tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số
giải pháp để khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước sạch tại địa phương. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị
Lan - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên
địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1 Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Nắm được tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Tiên Hội,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn
xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương.


3
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Tiên Hội,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ, trung thực, khách quan.

- Các mẫu nghiên cứu và phân tích đảm bảo tính khoa học và đại diện
cho khu vực nghiên cứu.
- Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước chính xác.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra tính khả thi, phù hợp với
điều kiện địa phương.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: Rèn luyện cho bản thân đức tính tìm tòi, học
hỏi, nghiên cứu. Vận dụng kiến thức đã học vào trong nghiên cứu thực tiễn.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ kết luận của đề tài giúp ta thấy được hiện
trạng môi trường nước sinh hoạt để đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại địa phương.












4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con

người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật.
Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật.
Nước và một số khái niệm có liên quan
* Nguồn nước (Water Resources): là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc
nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, hồ, ao, đầm, biển, các
tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
* Nước sạch (Clean Water): Nước sử dụng đạt yêu cầu vệ sinh và an toàn sức
khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nước trong, không màu
+ Không có mùi lạ, không có tạp chất
+ Không có chứa các chất tan có hại
+ Không có mầm bệnh.
- Các nguồn nước tự nhiên hoặc qua xử lý đạt Tiêu chuẩn nước sạch cho sinh
hoạt và ăn uống đều là các nguồn nước sạch, bao gồm:
+ Nước sạch cơ bản: Là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng nước
sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng nước thường xuyên.
+ Nước sạch quy ước:
5
• Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm nước.
• Nước giếng khoan có chất lượng tốt và ổn định.
• Nước mưa hứng và trữ sạch.
• Nước mặt (nước sông, suối, rạch, ao) có xử lý lắng trong và tiệt trùng.
* Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ
sinh của con người.
* Nguồn nước sinh hoạt: là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt
hoặc có thể xử lý thành nước sinh hoạt.

* Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học
và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
* Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn
nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được
quan trắc trong các thời kỳ trước đó.
* Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của
nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai
thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.
* Phát triển tài nguyên nước: là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác sử
dụng bền vững TNN và nâng cao giá trị TNN.
* Bảo vệ tài nguyên nước: Là biện pháp nhằm phòng chống suy thoái, cạn kiệt
nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển TNN (Dư
Ngọc Thành 2012) [4].
2.2. Cơ sở thực tiễn
Vai trò của nước
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố
khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu của con người
6
trong sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp,
sản xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp.
Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, bao phủ ¾ bề mặt Trái đất. Trong đó
nước biển chiếm 97 %, nước ao, hồ, sông, suối và nước ngầm chỉ chiếm 1%
nhưng lại là nguồn nước quan trọng đối với con người là nguồn cung cấp
nước sinh hoạt và sản xuất công- nông –ngư nghiệp. Nói đến sự sống là nói
đến nước nó là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho
các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Nước rất quan trọng và cần thiết
đối với chúng ta. Ở những nước phát triển mỗi người cần 100 – 200 lít nước
sạch mỗi ngày, còn ở các nước chậm phát triển tối thiểu cũng cần 40 – 50 lít
nước sạch dùng cho sinh hoạt. Mức trung bình để đảm bảo cho sinh hoạt của

mỗi người khoảng 60 – 80 lít mỗi ngày. Trong đó chỉ khoảng 3 – 3,5 lít nước
sạch dùng cho ăn uống. Ở đâu có nước ở đó có sự sống [7].
* Đối với cơ thể con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được
vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Đối với cơ thể nước còn quan trọng hơn cả
chất đạm, chất béo, chất đường và muối khoáng. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng
cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước
tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có
trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt Huyết tương chiếm khoảng
20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước tham gia vào việc hình
thành các dịch tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như tạo
thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước đóng
vai trò quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không
ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng
được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch
nước. Nước còn giúp các phế nang luôn ẩm ướt, có lợi cho việc hô hấp. Nước
7
còn được gọi là dầu bôi trơn của các khớp xương trong cơ thể, là một chất
hoãn xung của hệ thần kinh. Vì vậy uống nước không chỉ đơn thuần là giải
khát. Hàng ngày nếu lượng nước nạp vào cơ thể không đủ, hoặc bị mất nước
do các nguyên nhân như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, xuất huyết….sẽ sinh ra
chứng mất nước. Cơ thể mất nhiều nước sẽ gây ra tình trạng bứt rứt không
yên, kém ăn dẫn đến tay chân tê dại, thở dốc, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng
cao thậm chí cơ bắp co giật. Khi mất nước đến một mức độ nhất định có thể
gây ra tử vong (mất nước 5 % có thể hôn mê, mất nước 15- 20 % có thể tử
vong). Nước được coi là một phần tất yếu của sự sống (Vũ Quang, 2006 ) [9].
* Đối với đời sống và sản xuất
- Đối với đời sống sinh hoạt: Nước được sử dụng cho nhu cầu ăn uống tắm
giặt, hoạt động vui chơi giải trí ( bơi lội, lướt ván…)
- Đối với hoạt động công nghiệp: Nước được sử dụng trong các khâu của quá trình sản

xuất như công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp hóa chất, luyện kim…
- Đối với hoạt động nông nghiệp: nước là yếu tố không thể thiếu đối với cây
trồng, vật nuôi. Dân gian có câu ” Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đối với cây
trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh
sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…
- Nước còn có vai trò quan trọng trong hoạt động giao thông vận tải. thủy
điện…
- Tóm lại, nước có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là rất cần
thiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau.
2.3. Cơ sở pháp lý
Pháp luật của mỗi quốc gia về bảo vệ tài nguyên nước là một hệ thống phức tạp
các quy chuẩn pháp lý về sử dụng, khôi phục, bảo vệ, cải thiện các nguồn nước. Tùy
theo điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và lịch sử mà luật pháp và quản lý nhà nước
của mỗi quốc gia nhau.
8
- Ở nước ta, Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có 10 chương 79
điều. Đây là sự thể hiện pháp chế, đường lối, chủ trương và quan điểm của
nhà nước về tài nguyên nước. Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí và điều kiện vật
chất – kỹ thuật cần thiết cho các biện pháp khoa hoc kỹ thuật bảo vệ TNN,
một mặt thiết lập các biện pháp pháp chế cần thiết cho nhiệm vụ quản lý và
bảo vệ TNN.
- Luật bảo vệ môi trường 2005 đã có các quy chuẩn để các cấp thực hiện công
tác quản lý và bảo vệ TNN ở địa phương như các điều 45, 46, 47, 48 đã quy định các
tiêu chuẩn để bảo vệ TNN trong các hoạt động sản xuất như hoạt động khai khoáng, du
lịch…
- Ngoài các bộ luật, Chính phủ còn ban hành các nghị định bổ sung,
hướng dẫn thi hành các bộ luật như:
+ Nghị định 201/2013/ND-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
tài nguyên nước.
+ Nghị định số 142/2013/NĐ-CP: Quy định về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
+ Nghị định số 117/2009/NĐ- CP: Quy đinh về các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thủ tục xử
phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.
+ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP: Về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng
hợp TNN và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Nghị định có 5
chương 21 điều.
+ Nghị định 149/2004/ NĐ-CP. Quy định cho phép thăm dò, khai thác,
sử dụng TNN, xả nước thải vào nguồn nước. Nghị định có 5 chương 25 điều
khoản hướng dẫn thi hành.
+ Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của chính phủ Ban
hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác,sử dụng dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước.
9
+ Thông tư 13/2014/TT-BTNMT: Quy định kỹ thuật điều tra đánh giá
TNN dưới đất.
+ Thông tư 19/2013/TT - BTNMT: Quy định kỹ thuật quan trắc tài
nguyên nước dưới đất.
+ Thông tư 30/2011/TT-BTNMT: Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc
môi trường nước dưới đất.
+ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
ngày 27/07/2004 của chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
+ Quyết định 15/2008/ QĐ-BTNMT: Quy định bảo vệ tài nguyên nước
dưới đất.
- Ngoài ra còn có các căn cứ kỹ thuật như:
+ QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước
+ QCVN 02:2009/BYT :Tiêu chuẩn nước sinh hoat

+ QCVN 08:2008/BTNMT :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
+ QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm
+ TCVN 6000:1995 : Tiêu chuẩn lấy mẫu nước ngầm
+ TCVN 6096:2004: Tiêu chuẩn nước uống đóng chai
2.4 Các loại ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước như dựa vào nguồn gốc ô nhiễm
gồm ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Dựa vào môi
trường ô nhiễm gồm ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Dựa vào
tính chất của ô nhiễm gồm ô nhiễm vật lý, hóa học hay sinh học.
- Ô nhiễm vật lý:
10
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu
cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu
cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học
như muối sắt, mangan, clor tựdo, hydro sulfur, phenol làm cho nước có vị
không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ.
Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi
tanh của cá.
- Ô nhiễm hóa học:
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu,
Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do
sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong
nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng
lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất

cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các
cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa
sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá
sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô
nhiễm hóa học.
- Ô nhiễm sinh học:
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các
chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên
men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân
tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh [12]
11
2.5 Nguyên nhân ô nhiễm nước
2.5.1 Nguyên nhân tự nhiên
Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên
nhân gây ô nhiễm nước.
- Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản
phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật
chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm
vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng
nước ngầm hòa vào dòng lớn.
- Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và
cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc
do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công
trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt, ) có
thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên

nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn
nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm… nước lấy
từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…[12]
2.5.2 Nguyên nhân nhân tạo
Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy
giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà
không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải
12
sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng
0,5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng
thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50
năm gần đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu
người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và
phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước
cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ
các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải
trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước
thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat,
protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức
sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong
nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống
càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà
quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan
và gây ô nhiễm môi trường.

* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá
mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các
chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân
13
còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol,
Monitor Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không
hề trang bị bảo hộ lao động.
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan
trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất
tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng
nước.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa
sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt Đa số vỏ
chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom
để bán phế liệu
* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu
công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp
ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trườnghay các
con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước. [12]
2.6. Vài nét về tài nguyên nước
2.6.1. Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới
Trên phạm vi lục địa trữ lượng nước mặt bao gồm: nước băng tuyết
(98,83 %), giả thiết khối băng hà tan thành nước thì mực nước đại dương có
thể nâng lên 66,4 m. Lượng nước băng tuyết bằng dòng chảy sông trong 600

năm; nước hồ (1,15 %) ước tính có khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong số đó
có 145 hồ có diện tích trên 100 km² chiếm 95 % trữ lượng nước hồ, trong đó
khoảng 56 % là nước nhạt. Hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất trên Trái đất là
hồ Baican (Cộng Hòa Liên Bang Nga) chứa 2.300 km³ nước và sâu tới 1.741
m. Có hơn 10.000 hồ nhân tạo, tổng diện tích hữu ích ước tính gần 5.000 km²;
nước đầm lầy ( 0,015 %) có diện tích 2.682 km² với dung tích 11.470 km³;
14
nước sông chỉ chiếm 0,005 %, dung tích khoảng 1.200 km³ song nó luôn luôn
vận động và tuần hoàn nên nhanh chóng được phục hồi (Dư Ngọc Thành,
2012) [4].
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống
hằng ngày và là đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện sinh
hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
2.6.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
a. Tình hình sử dụng nước
Mặc dù Việt Nam là một quốc gia được ưu đãi về TNN, đặc biệt về
nước ngọt (lượng mưa 2000 mm/ năm bằng 2,6 lần mức trung bình trên thế
giới) nhưng nguồn nước dồi dào này cũng có giới hạn, nguồn nước cạn kiệt,
thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Tình trạng thiếu nước đang diễn ra do việc khai
thác bừa bãi và sử dụng lãng phí đó là nguyên nhân làm biến đổi chất lượng,
số lượng TNN trên thế giới và các vùng lãnh thổ. Tình trạng ô nhiễm nước
mặt đang có xu hướng tăng do nước thải và nước mưa không được xử lý, 60%
công trình xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu. Nước thải sinh hoạt ở thành phố,
đô thị cũng được xả trực tiếp vào hệ thống sông, suối dẫn đến tình trạng ô
nhiễm cục bộ. Nguồn nước sạch Việt Nam còn bị hao hụt do lũ lụt và hạn hán.
Thiếu nước sạch chính là nguyên nhân chủ yếu gây nguy hại cho sức khỏe con
người (Đặng Ngọc, 2007) [5].
b/ Hiện trạng môi tường nước

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình
trạng ô nhiễm nước là điều đáng lo ngại.
15
Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh và gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề đối với TNN trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở
nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước
thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất
công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có thiết bị và công
trình xử lý nước thải.
Ví dụ: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy nước thải
thường có độ pH trung bình 9 – 11 BOD, COD có thể lớn đến 700 mg/l và 2500
mg/l; làm lượng chất rắn lơ lửng…cao gấp nhiều lần cho phép.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông
nghiệp, hiện nay có 76 % dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi có cơ sở
hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không
được xử lý lên thấm xuống đất và bị rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nước
ngày càng cao. Do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các nguồn nước
ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường và sức
khỏe người dân.
c/ Các loại hình sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn
Việt Nam là nước nông nghiệp lâu đời, đời sống nhân dân đã được cải
thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Việc sử dụng nước sinh hoạt cũng rất
phong phú, phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình như giếng đào, giếng
khoan hay bể lọc nước. Đối với các hộ đơn lẻ và các mô hình cấp nước tập
trung như hệ thống nước tự chảy, hệ thống nước cấp bằng xử lý nước mặt lấy
từ sông suối.
Để có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt phục vụ nhu cầu hàng ngày của
nhân dân không phải chúng ta khai thác trực tiếp từ nhiên nhiên là được nước
sạch mà cần phải qua nhiều phương pháp, công nghệ làm sạch nước. Hiện nay

người ta khẳng định nước là nguồn truyền bệnh rộng nhất, nhanh nhất và nguy
16
hiểm nhất. Do vậy mọi nguồn nước dùng cho sinh hoạt đều phải được xử lý
nhằm loại bỏ các chất độc hại. Qua thời gian nghiên cứu các nhà môi trường
đã đưa ra một số mô hình xử lý cụ thể các thành phần gây ô nhiễm để cải thiện
chất lượng nước.
- Nước máy: Là nước qua xử lý, tuy nhiên cũng có thể bị nhiễm bẩn
trên đường dẫn nước, dụng cụ chứa nước không sạch hoặc do sự cố khi xử lý.
+ Ưu điểm: Cấp nước cho nhiều hộ gia đình, số lượng dân được sử
dụng nước sạch lớn, chất lượng tốt.
+ Nhược điểm: Chi phí cao, cán bộ phải có chuyên môn cao.
Tất cả các hệ thống cấp nước luôn có 4 bộ phận:
Công trình thu nước → Công trình xử lý nước → Hệ thống phân phối nước →
Điểm tiêu thụ nước.
- Nước giếng đào: Là giếng khai thác nước ngầm ở tầng nông nằm dưới
mặt đất từ 5 – 10 m, nguồn nước này có nhiều khoáng chất nhưng dễ bị ô
nhiễm bởi nước mặt và các yếu tố bên ngoài.
+ Ưu điểm: Phù hợp cho các hộ gia đình, chi phí vận hành bảo dưỡng
thấp, sử dụng vật dụng và sức lao động ở địa phương, dễ sử dụng có thể gắn
các thiết bị lấy nước như bơm tay, bơm điện.
+ Nhược điểm: Không phù hợp với vùng có lũ, dễ bị ô nhiễm do các tác
động bên ngoài, không đủ nước vào mùa khô, hay khó tìm nguồn nước tốt ở
một số vùng.
- Nước giếng khoan: Là giếng được khoan xuống đất để lấy nước từ
nguồn nước ngầm. Được khai thác ở tầng nông khoảng 40 – 60 m, tầng sâu
khoảng 250 m. Nguồn nước này ít bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh nhưng hay bị
chi phối bởi các cấu trúc địa tầng, khoáng sản.
+ Ưu điểm: ít ô nhiễm, chiếm ít diện tích, chi phí vận hành, bảo dưỡng
thấp, đủ nước quanh năm, phù hợp với mọi hộ gia đình.
17

+ Nhược điểm: Chi phí cao, cần chuyên gia kỹ thuật, chất lượng tùy
thuộc vào từng vùng, nước chứa nhiều ion sắt, mangan, canxi, magie
- Tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước mà người ta thiết kế các mô
hình xử lý thích hợp như:
+ Hệ thống xử lý bằng giàn phun mưa để nước có thể tiếp xúc nhiều
với không khí hoặc chất xúc tác.
+ Bể lọc nhanh
+ Bể lọc chậm
+ Bể lọc nước hộ gia đình
• Ưu điểm: Loại bỏ các loại cặn sắt, cặn lơ lửng trong nước, đơn giản,
dễ làm, không tốn kém.
• Nhược điểm: Phải thường xuyên thau rửa khi sử dụng.
d/ Tài nguyên nước và những thách thức trong tương lai
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng
khoảng 847 km³/năm chiếm 8 % trữ lượng toàn quốc, trong đó dòng chảy nội
địa là 340 km³ chiếm 40%, dòng chảy ngoài vào là 507 km³ chiếm 60 % tổng
lượng dòng chảy.
Nếu xét chung cho cả nước thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương
đối phong phú, chiếm khoảng 2 % tổng lượng dòng chảy của các sông trên
Thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35 % diện
tích Thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là
biến đổi mạnh mẽ theo thời gian ( dao động giữa các năm và phân phối không
đều trong năm) và phân bố không đều giữa các sông và các vùng (Dư Ngọc
Thành, 2012) [4].
Thách thức về TNN
+ Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ
làm gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài
18
nguyên nước. Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch
cho ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của

con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ
ngày càng mạnh mẽ
+ Sự tác động của biến đổi khí hậu cũng khiến suy giảm nguồn nước.
+ Mạng lưới sông ngòi phân bố không đồng đều, lượng mưa không cân
bằng trên cả nước và mùa khô kéo dài đã làm ảnh hưởng đến việc cấp nước ở
một số vùng.
+ Việt Nam là một đất nước nằm ở hạ lưu do đó rất nhiều các con sông
quan trọng rút nước từ các nước láng giềng đổ về. Chất lượng và trữ lượng
của nước mặt cũng do đó mà phụ thuộc vào việc sử dụng nước ở các quốc gia
vùng thượng lưu. Cơ sở hạ tầng cấp nước và quản lý nước thải, phòng chống
lụt bão v v… vẫn đang thiếu hụt và nhu cầu về đầu tư lại rất lớn trong vài
thập kỷ tới.
+ Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh và việc tăng cường trong
sản xuất nông nghiệp dẫn tới nhu cầu về nước sạch tăng nhanh và mức độ ô
nhiễm nước cao hơn. Các thể chế ở Việt Nam chưa có đủ năng lực cần thiết
để quy hoạch việc sử dụng nguồn tài nguyên nước cũng như kiểm soát ô
nhiễm nguồn nước một cách hiệu quả.
e/ Tình hình cung cấp nước sạch
Nước sử dụng cho sinh hoạt chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 2 % so
với tổng nhu cầu. Hiện nay chỉ khoảng 80 % dân số Việt Nam được sử dụng
nước sạch trong đó nông thôn chỉ chiếm 40 %. Theo Chiến lược của Chính
phủ đến năm 2020 là 100% dân số được sử dung nước sạch. Theo Chiến lược
này tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc
gia với số lượng tối thiểu 60lít/người-ngày (Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, 2006) [3].

×