Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu (EM) để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tại xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 58 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


BÙI VĂN THIỆU

Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG VI SINH VẬT HỮU HIỆU (EM)
ĐỂ XỬ LÝ PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐA PHÚC,
HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014










Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là việc hết sức cần thiết đối với sinh viên, nó chính
là cơ hội để sinh viên ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học trên
lớp vào thực tế, để hiểu rõ hơn những kiến thức mình đã có và học hỏi thêm
các kiến thức ngoài thực tiễn và những người đi trước. Những kiến thức học
tập được trong quá trình thực tập sẽ là hành trang trong từng bước đi trong
cuộc đời mỗi sinh viên sau khi ra trường đem những hiểu biết, kiến thức của
mình để xây dựng quê hương đất nước góp phần xây dựng đất nước càng
ngày giàu mạnh hơn.
Được sự nhất trí của khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lợi em đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu (EM) để xử lý phế
phụ phẩm nông nghiệp tại xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình”.
Em xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
TS. Nguyễn Thị Lợi đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập này.
Em xin trân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo, cán bộ khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận
tình dạy bảo, giúp đỡ em trong suốt bốn năm học vừa qua.
Tôi xin trân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ
UBND xã Đa Phúc, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
khóa luận.
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
gia đình, bạn bè và người than đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện bài khóa luận.
Vì trình độ, năng lực của bản thân cũng như thời gian thực hiện có hạn,
mặc dù đã rất cố gắng nhưng em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014

Sinh viên


Bùi Văn Thiệu

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 2

1.4. Ý nghĩa của đề tài 2

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3


Phần 2 4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học 4

2.1.1. Cơ sở lý thuyết 4

2.1.1.1. Khái niệm môi trường 4

2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường 4

2.1.1.3. Khái niệm nông nghiệp 4

2.1.1.4. khái niệm phế phụ phẩm nông nghiệp 5

2.1.1.5. Ảnh hưởng của rác thải nông nghiệp đến môi trường 5

2.2 Cơ sở pháp lý trong xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 6

2.3. Hiện trạng xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp trên thế giới và
Việt Nam 7

2.3.1. Tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn trên thế giới 7

Bảng.2.1 Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng các phương pháp khác nhau tại một số
nước trên thế giới 9

2.3.2. Xu hướng tận dụng chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân
bón ở Việt Nam 10


Bảng 2.2: Hiện trạng của nhà máy chế biến phân compost 11

tập trung ở việt nam 11

2.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt và rác thải nông nghiệp ở xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy,
tỉnh Hòa Bình 13

2.3.3.1. Thực trạng thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt 13

2.4. Một số biện pháp xử lý chất thải hữu cơ sinh hoạt và phế phụ phẩm nông nghiệp
đang được ứng dụng phổ biến hiện nay 14

2.4.1. Ủ rác thành phân bón hữu cơ 14

2.4.2. Bãi chôn rác vệ sinh 15

2.4.3. Đốt rác 16

2.4.4. Chôn rác dưới biển 16

2.4.5 Chôn rác nhiệt phân 17

2.5. Tình hình sử dụng chế phẩm VSV trong xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm
nông nghiệp làm phân bón 17

2.5.1. Một số loại chế phẩm sinh học được dùng trong xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt
và phế phụ phẩm nông nghiệp 17

2.5.1.1. Tác dụng của chế phẩm sinh học 18


2.5.1.2. Một số loại chế phẩm dùng trong xử lý rác thải và phế phụ phẩm nông nghiệp
18

2.5.2. Một số mô hình ứng dụng chế phẩm VSV trong xử lý chất thải hữu cơ và phế
phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam 19

2.5.2.1. Vĩnh Phúc 19

2.5.2.2. Nghệ An 20

2.5.2.3. Yên Bái 21

PHẦN 3 22

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

3.3. Nội dung nghiên cứu 22

3.4. Phương pháp nghiên cứu 22


3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 22

3.4.1.1.Số liệu thứ cấp 22

3.4.1.2.Số liệu sơ cấp 23

3.4.2. Phương pháp phỏng vấn 23

3.4.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 23

3.4.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu 23

3.4.1.2. Sơ chế nguyên liệu 23

3.4.1.3 . Công thức ủ 23

3.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu số liệu 24

PHẦN 4 26

KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC 26

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hôi xã Đa Phúc 26

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26

4.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình 26

4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn 26


4.1.1.3. Điều kiện đất đai 27

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 27

4.1.2.1. Dân số lao động 27

4.1.2.2. Điều kiện kinh tế 28

4.2. Đánh giá thực trạng phát sinh rác thải, phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch
và phương pháp xử lý tại xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình 30

4.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt 30

Bảng 4.1: Phân loại rác thải sinh hoạt 31

Bảng 4.2: Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 31

4.2.1. Chất thải, phế phụ phẩm nông nghiệp 32

Bảng 4.3: Hiện trạng thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp 32

sau thu hoạch 32

4.2.2. Trình dộ nhận thức của người dân về chế phẩm VSV và ủ phân hữu cơ bằng chế
phẩm VSV 33

Bảng 4.5: Nhận thức của cộng đồng vấn đề ủ phân bằng chế phẩm VSV 33

4.3. Kết quả nghiên cứu xử lý rác thải nông nghiệp bằng chế phẩm VSV 34


4.3.1. Diễn biến nhiệt độ của các công thức ủ 34

Bảng 4.6: Diễn biến nhiệt độ của các đống ủ trong quá trình ủ 34

4.3.2. Diễn biến trọng lượng và thể tích đống ủ 35

Bảng 4.7 Diễn biến nhiệt độ và thể tích 35

Bảng 4.8 Sự thay đổi trọng lượng và thể tích trước và sau khi ủ 37

4.3.3. Sự thay đổi màu sắc của các đống ủ trong quá trình ủ 38

Bảng 4.9 Sự thay đổi màu sắc trong quá trình ủ 38

Bảng 4.10 Hàm lượng các chỉ tiêu pH, mùn, Nito dễ tiêu, photpho dễ tiêu có trong các
công thức sau khi ủ 39

4.4. Lợi ích kinh tế và môi trường của việc xử lý rác thải hữu cơ nông nghiệp làm phân
bón VSV 40

PHẦN 5 42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1. Kết luận 42

5.2. Kiến nghi 43

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THÍ NGHIỆM 44


Nguyên liệu ban đầu 44

Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 44

Công thức 4 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Tiếng việt 45


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng các phương pháp khác nhau tại một số
nước trên thế giới 9
Bảng 2.2. Hiện trạng của nhà máy chế biến phân compost 11
tập trung ở việt nam 11
Bảng 4.1. Phân loại rác thải sinh hoạt 31
Bảng 4.2. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 31
Bảng 4.3. Hiện trạng thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp 32
sau thu hoạch 32
Bảng 4.5. Nhận thức của cộng đồng vấn đề ủ phân bằng chế phẩm VSV 33
Bảng 4.6. Diễn biến nhiệt độ của các đống ủ trong quá trình ủ 34
Bảng 4.7. Sự thay đổi trọng lượng và thể tích trước và sau khi ủ 36
Bảng 4.8. Sự thay đổi màu sắc trong quá trình ủ 38
Bảng 4.9. Hàm lượng các chỉ tiêu pH, mùn, Nito dễ tiêu, photpho dễ tiêu có trong các
công thức sau khi ủ 39
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BOD : Nhu cầu oxy sinh học
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BXD : Bộ Xây Dựng
CHXHCN : Công hòa xã hội chủ nghĩa
CTNH : Chất thải nguy hại
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
Nxb : Nhà xuất bản
UBND : Ủy Ban Nhân Dân
SL : Số lượng
STT : Số thứ tự
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP : Thành phố
TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam
VSV : Vi sinh vật
PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành nông nghiệp
cũng đã có những thay đổi rất đáng kể. Nhiều loại máy móc tiên tiến, công
nghệ trồng trọt, giống mới…ra đời, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển ngành
nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước và các loại cây hoa màu nhiệt đới
khác. Phương thức canh tác nhiều địa phương vẫn còn mang tính chất thủ
công truyền thống vì vậy mà năng suất chất lượng sản phẩm nông sản không
cao, các sản phẩm thải sau mỗi mùa vụ thu hoạch không được thu gom xử lý
thích hợp thông thường người dân sử dụng phương pháp đốt gây ô nhiễm môi
trường không khí, môi trường đất giết chết các loài sinh vật đất có lợi…gây
thoái hóa đất.
Để trả lại độ phì nhiêu cho đất biện pháp ưu việt nhất là sử dụng phân

hữu cơ để bón cho đất nhằm cải tạo đất. Phân bón hữu cơ sử dụng nguyên liệu
là các sản phẩm thải của cây trồng sau các kỳ thu hoạch dựa vào các chủng vi
sinh vật để phân giải nhanh và có nguồn dinh dưỡng cao, rất tốt cho cây cũng
như cho đất, giúp cải tạo làm đất tơi xốp. Mặt khác với mức sống trung bình
của một người nông dân hiện nay không thể dùng các loại phân bón hóa học
cho cây trồng với giá cả cao như hiện nay, việc dùng phân hữu cơ vi sinh
được làm từ các nguyên liệu có sẵn đã đáp ứng được mong muốn của người
nông dân, vừa tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng được nguồn phế phụ
phẩm từ nông nghiệp…
Xã Đa Phúc là một xã thuộc huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình trong
những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế, sản xuất nông nghiệp
của người dân ngày càng phụ thuộc vào phân bón hoá học và các loại thuốc
bảo vệ thực vật hóa học, các loại phân hữu cơ rất ít được người dân chú trọng
sử dụng. Các loại phế, phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, vỏ lá
mía, bã mía được để ngoài tự nhiên lâu phân hủy, tạo nơi phát triển cho các
loài gặm nhấm, côn trùng gây bệnh hoặc được đốt gây ô nhiễm môi trường.
Nếu tận dụng tốt các loại phế phụ phẩm trên sẽ là nguồn tài nguyên quý.
Hiện em đang là một sinh viên khoa Môi trường, vì vậy em rất quan
tâm đến các giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường sống xung quanh đặc
biệt là môi trường nông thôn. Đồng thời em sinh ra và lớn lên tại vùng nông
thôn, em quan tâm đến lợi ích của những người dân lam lũ trong xã hội, với
kiến thức đã học trên ghế nhà trường cùng với sự giúp đỡ tận tình của giảng
viên : TS. Nguyễn Thị Lợi em tiến hành thực hiện đề tài:
“Ứng dụng vi sinh vật hữu hiệu (EM) để xử lý phế phụ phẩm nông
nghiệp tại xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm EM để xử lý rác thải từ nông
nghiệp tại xã Đa Phúc, huyện Yên thủy, tỉnh Hòa Bình.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Ứng dụng thực tế sản xuất làm phân hữu cơ ở các hộ gia đình, trang trại.

- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với điều kiện của
địa phương, thu hút được sự tham gia và đồng ý của người dân địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Khóa luận giúp cho sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức đã
học vào trong thực tiễn.
- Đồng thời, khóa luận cũng giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng
và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Khóa luận giúp người dân tiếp cận với quy trình công nghệ sản xuất
phân hữu cơ vi sinh nhằm tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp, tận
dụng nguồn phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
2.1.1.3. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con
người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản
phẩm như lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông
nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp (Nguồn:Giáo

trình “Kinh tế nông nghiệp”,Vũ Đình Thắng) [15].
Như vậy, Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
Các điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt
trời trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông
nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành
sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng
tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông
nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác còn thô sơ
và lạc hậu.
2.1.1.4. khái niệm phế phụ phẩm nông nghiệp
Phế phụ phẩm nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình làm
nông nghiệp, quá trình chế biến các loại cây công nghiệp, cây lương thực, sản
xuất hoa quả, thực phẩm…thành phần gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần
lớn là các thành phần có khả năng phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm
rạ, chất thải từ chăn nuôi, giết mổ và một phần là các chất thải khó phân hủy
và độc hại.
2.1.1.5. Ảnh hưởng của rác thải nông nghiệp đến môi trường
1. Với môi trường không khí
Các loại rác thải nông nghiệp trong quá trình phân hủy sinh học đều
phát sinh ra các lạo khí như H2S, NH3, CH4, SO2, CO2… khi ngửi phải các
loại khí này con người thường bị kích thích đường hô hấp, gây đau đầu, viêm
kết mạc, mất ngủ, đau mắt, suy hô hấp. Với nồng độ cao chúng làm cản trở sự
vận chuyển Oxy, làm hại các mô thần kinh, thậm chí gây tử vong (Lê Văn
Khoa, 2003) [9].
2. Với môi trường đất
Trong thành phần rác thải nông nghiệp có chứa nhiều độc chất khi tích
trữ nhiều sẽ gây biến đổi các thành phần môi trường đất gây ô nhiễm môi
trường đất ngăn cản sự sống của nhiều loài sinh vật có ích như: giun, vi sinh
vật, nhiều động vật không xương sống. Làm môi trường đất giảm tính đa dạng
sinh học và phát sinh nhiều loài gặm nhấm, sâu bọ phá hoại cây trồng, các

loài trung gian lây bệnh cho con người và gia súc như ruồi, muỗi (Lê Văn
Khoa, 2003) [9].
3. Với môi trường nước
Theo thói quen người dân thường đổ rác tại các bờ suối, ao, hồ, cống
rãnh. Lượng rác này sau khi phân hủy sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng
nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Mặt khác, lâu dần những rác này sẽ làm
giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở dòng
chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả là các hệ sinh thái trong ao hồ bị hủy
diệt, gây ô nhiễm nguồn nước và phát sinh nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm
như tiêu chảy, tả lị trực khuẩn, thương hàn… ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng (Lê Văn Khoa, 2003) [9].
2.2 Cơ sở pháp lý trong xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Căn cứ luật BVMT 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/7/2006.
- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của chính phủ
về quyết định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT.
- Căn cứ nghị định 21/2008/NĐ – CP ngày 28/2/2008 của chính phủ về
sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ – CP.
- Căn cứ nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 09/04/2007 của chính phủ
về quản lý chất thải rắn.
- Căn cứ thông tư 199/TTg – CP ngày 03/04/1997 về những biện pháp
cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Căn cứ thông tư số 13/2007/TT – BXD ngày 31/12/2007 của bộ xây
dựng về hướng dẫn môt số điều của nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày
09/04/1007cuar chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Căn cứ quyết định 17/2011/QĐ – BXD ngày 07/08/2011 của bộ
trưởng bộ xây dựng ban hành định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi
trường – công tác thu gom, vân chuyển, xử lý rác.
- Căn cứ quyết định số 1630/QĐ – BTNMT ban hành ngày 01/10/2012

của bộ tài nguyên môi trường quy định về việc ban hành danh mục chế phẩm
sinh học được lưu hành trong xử lý chất thải tại Việt Nam.
- Căn cứ công văn số 1384/BXD ngày 08/09/2004 về quản lý chất thải
rắn đô thị và khu công nghiệp.
- TCVN 6696 – 2000 chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – yêu cầu
chung về BVMT.
2.3. Hiện trạng xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp trên
thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn trên thế giới
Theo Nguyễn Thị Oanh Hoa [6] trên thế giới ở một số nước có mô hình
thu gom, phân loại và xử lý rác thải rất hiệu quả:
1. Nhật Bản: Theo số liệu của cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng
năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó 12% là rác thải sinh
hoạt. Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi
chon lấp trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử
lý bằng cách đốt, hoặc chôn lấp tại các nhà máy xử lý rác.
Chi phí cho việc xử lý rác hàng năm tính theo đầu người khoảng 300
nghìn Yên (khoảng 2.500 USD). Như vậy lượng rác thải của Nhật Bản rất lớn
nếu không tái xử lý kịp thời thì môi trường sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản, chủ yếu sử dụng công nghệ
đốt để xử lý nguồn rác thải khó phân hủy. Các hộ gia đình được yêu cầu phân
chia rác thành ba loại: rác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hằng ngày để
đưa tới nhà máy sản xuất phân compost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu
cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón; loại rác không cháy được như vỏ chai
hôp được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu
quả không cao, có tái chế được nhưng hiệu quả không cao sẽ đưa đến nhà
máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này yêu cầu đựng trong những
túi riêng có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập
kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm
dân cư.

Đối với những loại rác có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa,
tivi, giường, bàn ghế… thì phải đăng ký trước đúng ngày quy định sẽ có xe
của công ty vệ sinh môi trường đến chở.
2. Đức: mỗi hộ gia đình được phát ba loại thùng rác có màu sắc khác
nhau màu xanh đựng giấy, màu vàng đựng túi nhưạ và kim loại còn màu đen
đựng những thứ khác. Các loại này được đưa đến nơi xử lý khác nhau.
Ở nơi công cộng, hè đương được đặt bốn thùng rác có màu khác nhau:
màu xanh đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại; màu đỏ đựng kính,
thủy tinh vỡ; màu xanh thẫm đựng các loại rác còn lại.
3. Hà Lan: Người dân Hà Lan phân loại rác thành nhiều loại khác
nhau, những gì có thể tái chế được thì tách riêng để sử dụng, còn những gì
không thể tái chế được sẽ tách riêng mang đi đốt hoặc chon lấp. Những thùng
rác với màu sắc và kiểu dáng đa dạng được bố trí khắp nơi trong thành phố.
Tại các siêu thị thường dặt các thùng màu vàng để đựng kính thủy tinh vỡ,
thùng màu xanh đựng giấy. Các khu dân cư cũng có cách quy định thùng
đựng rác khác một loại chứa rác có thể phân hủy và một loại chứa rác không
thể phân hủy được.
4. Tại Mỹ: hầu như thành phần rác trên đất nước mỹ không có sự
chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, co nhất không phải là thành phần rác hữu cơ như
các nước khác mà là rác vô cơ ( giấy các loại chiếm 38%). Điều này có thể lý
giải là bởi thói quen và nhịp độ phát triển nhanh của nước mỹ khiến người
dân thường xuyên sử dụng đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn thay vì dành thời gian để
nấu cơm ở nhà. Trong thành phần rác thải sinh hoạt thành phần hữu cơ chỉ
chiếm khoảng 10,4% và tỷ lệ kim loại chiếm khá cao7,7%. Như vậy trong rác
thải sinh hoạt của Mỹ các loại rác có thể qua phân loại, xử lý và tái chế, tái sử
dụng khá cao (các loại khó phân hủy như thủy tinh, kim loại, gốm sứ) chiếm
khoảng hơn 20%.
5. Tại Singapo: theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040.
Để bảo vệ môi trường, người dân Singapo phải thực hiện 3R: Reduce ( giảm
sử dụng), Reuse (dùng lại) và Recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng

bãi rác Sumakau càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt
rác mới. Tại Singapo khách du lịch dễ dàng nhìn thấy những hàng chữ bằng
tiếng Anh trên các thùng rác công cộng “Đừng vứt đi tương lai của bạn”
kèm với biểu tượng “recycle”.
Chính phủ Singapo còn triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao
nhận thức và sự hiểu biết về môi trường của người dân, nhằm khuyến khích
họ tham gia tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường. Chương trình
giáo dục về môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các cấp tiểu
học, trung học và đại học.
Ngoài các chương trình chính khóa, học sinh còn được tham gia các
chuyến đi dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở tiêu hủy các
chất phế thải rắn các nhà máy xử lý nước và các nhà máy tái chế chất thải
Bảng.2.1 Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng các phương pháp khác nhau
tại một số nước trên thế giới
Đơn vị: % khối lượng
STT Nước Tái chế
Chế biến
phân vi
sinh
Chôn lấp Đốt
1 Canada 10 2 80 8
2 Đan Mạch 19 4 29 48
3 Phần Lan 15 0 83 2
4 Pháp 3 1 54 42
5 Đức 16 2 46 36
6 Ý 3 3 74 20
7 Thụy Điển 16 34 47 3
8 Thụy Sỹ 22 2 17 59
9 Mỹ 15 2 67 16
(Nguồn Tạp chí bảo vệ môi trường, 3/2006)

[13]
Qua số liệu thống kê của 9 nước trong bảng .ta thấy hiện nay việc tái
chế và chế biến phân vi sinh còn thấp. Tỷ lệ tái chế cao nhất chỉ đạt 22%
(Thụy sỹ) thấp nhất là 3% ( Ý, Pháp). Nhìn chung chất thải rắn chất thải rắn
được chế biến thành phần vi sinh rất thấp từ 0 - 4% , ngoại trừ Thụy Điển có
tỷ lệ khá cao (34%).
Hai hình thức chôn lấp chiếm tỷ lệ khá cao với 83% ở Phần Lan, 80% ở
Canada (ở hình thức chôn lấp). Ở Thụy Sỹ phương pháp thiêu đốt chiếm tỷ lệ
59%, ở Đan mạch chiếm 48%.
2.3.2. Xu hướng tận dụng chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp
làm phân bón ở Việt Nam
Trước thực trạng ô nhiễm do rác thải ngày càng nghiêm trọng và xu
hướng tận dụng rác thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón
hữu cơ vi sinh trong nền nông nghiệp xanh ngày càng lớn. Một số nhà nghiên
cứu khoa học môi trường sinh thái nông nghiệp đã nghiên cứu và áp dụng
nhiều biện pháp khác nhau để sử dụng rác thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông
nghiệp làm phân bón hữu cơ. Qua nghiên cứu của các chuyên gia và tình hình
áp dụng thực tế tại các nước đi đầu như Mỹ, Anh, Canada đã cho thấy việc
tận dụng rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế phụ phẩm nông nghiệp đã đem lại
những lợi ích lớn cho quốc gia, cộng đồng và môi trường:
- Vấn đề ô nhiễm môi trường được giải quyết
- Tiết kiệm chi phí cho xử lý và chôn lấp rác thải
- Thu hẹp diện tích đất dùng cho các loại bãi rác, bãi chôn lấp rác thải
- Đem lại lợi ích cho các công ty và công nhân
- Các hooj nông dân có sử dụng phân bón hữu cơ an toàn hơn và tiết
kiệm chi phí mua phân bón vô cơ
- Đất canh tác trở nên màu mỡ, dễ canh tác hơn, các tính chất của đất
được giữ vũng không bị biến đổi.

Ở việt nam với đặc điểm là một nước nông nghiệp có dân cư đông đúc

thứ 13 trên thế giới trong khi đó diện tích đứng thứ 65, hằng năm lượng rác
thải sinh hoạt và phế phụ phẩm nông nghiệp phát sinh trong quá trình thu
hoạch và chế biến nông sản, thực phẩm rất lớn.
Với việc sản xuất lúa mỗi năm đạt 40 triệu tấn lúa, chỉ riêng rơm rạ, vỏ
trấu thải ra trong quá trình thu hoạch, xay xát thành hạt gạo đã chiếm cả chục
triệu tấn…
Bảng 2.2: Hiện trạng của nhà máy chế biến phân compost
tập trung ở việt nam
Địa điểm
của nhà máy
Công suất
(tấn/ngày)

Bắt đầu
hoạt động
Nguồn chất thải
hữu cơ
Hiện trạng
Cầu Diễm Hà
Nội
140
1992 mở
rộng 2002
Chất thải của các
hộ gia đình,
đường phố
Đang hoạt động có 3
loại 800, 1200, 2000
đồng/kg
TP Nam Định 250 2003

Chất thải sinh
hoạt chưa phân
loại
Đang hoạt động
cung cấp phân miễn
phí cho người nông
dân
Phúc Khánh,
Thái Bình
75 2001 Không rõ
Đang hoạt động
TP Việt Trì 35.2 1998 Không rõ
Đang hoạt động, 3
loại sản phẩm chất
lượng khác giá 200,
250 và 900 đồng/kg
Hóc môn, TP
HCM
240
1982 đóng
cửa năm
1991
Chất thải sinh
hoạt chưa phân
loại
Đóng cửa do khó
bán sản phẩm
Phúc Hòa, Tân
Thành, Bà Rịa
Vũng Tàu

30 Không rõ Không rõ
Không rõ
Tràng Cát, TP
Hải Phòng
30 2004
Bùn rác nạo vét từ
hệ thống cống
rãnh và rác thải
sinh hoạt chưa
phân loại
Đang ở giai đoạn
thử nghiệm
Thủy Phương,
Thừa Thiên
Huế
159 2004
Chất thải sinh
hoạt chưa phân
loại
Đang hoạt động
(Nguồn báo cáo diễn biến môi trường- 2005)[1]
Tháng 10 năm 2012 công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà
Tĩnh khánh thành nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải tại xã Cẩm Quan
huyện Cẩm Xuyên dự án nhà máy do công ty TNHH MTV làm chủ đầu tư có
mục tiêu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên
và các tỉnh lân cận.
Sau khi đi vào hoạt động công trình sẽ góp phần tận dụng rác thải sinh
hoạt để chế biến phân hữu cơ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn. Tổng
mức đầu tư dự án hơn 156 tỷ đồng,từ nguồn vốn vay ODA. Dự án có công

suất xử lý rác thải 200 tấn/ngày đêm. Hệ thống thiết bị, dây truyền của nhà
máy từ Vương quốc Bỉ. Hiệu suất xử lý rác của nhà máy đạt khoảng 97%
lượng rác đầu vào, tỷ lệ rác chôn lấp chỉ chiếm khoảng 3%. (nguồn
HaTinhOnline) [5].
Người dân xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) đang được hỗ trợ đưa mô hình
dùng chế phẩm EM Bokashi vào phân loại và xử lý rác thải tại nguồn.
Hoạt động này mở ra triển vọng trong việc ứng dụng công nghệ giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, làm tăng hiệu quả sản xuất Gia đình ông Tạ Đăng Phong
(thôn Yên Thái) đã được cung cấp thùng rác có ứng dụng chế phẩm EM để xử
lý rác ngay tại nhà.( Vietnam+) [19].
2.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt và rác thải nông nghiệp ở xã Đa Phúc, huyện
Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Xã Đa Phúc có dân số 5446 người, đa số các hộ gia đình đều thuần
nông nên lượng rác thải phát sinh từ trồng trọt và chăn nuôi rất lớn trung bình
3 – 4 tấn/ hộ/ năm chủ yếu là lá mía, rơm rạ. Trung bình lượng rác phát sinh
tại xã khoảng 2,5 – 3 tấn/ ngày. Rác thải sinh hoạt trung bình 0,3
kg/người/ngày. Những chất thải này thường không được người dân xử lý
thích hợp gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan môi trường nông thôn. Với
nguồn chất thải như vậy có thể sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho cho sản
xuất phân bón hữu cơ sinh học.
2.3.3.1. Thực trạng thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt
Từ kết quả điều tra và qua quan sát thực tế, có hơn 90% hộ gia đình thu
gom rác thải mang tính tự phát, trước đây rác thải đucợ đổ thành đống trong
các góc vườn, hè đường sau đó đốt đi hay để tự hoai mục.
Ngày nay nhận thức của mọi người đã được nâng lên tuy nhiên mới chỉ
dừng ở việc làm sạch trong gới hạn gia đình mình, mọi người chưa rác trong
các bao tải túi bóng sau đó amng đi vứt ra suối bờ rào khe núi… Thỉnh thoảng
trong các xóm có tổ chức làm sạch môi trường ở khu vực công cộng ven các
con đường. Hiện xã Đa Phúc vẫn chưa có hệ thống thu gom rác trên địa bàn vì
vậy rác được thải ra tự nhiên không có biện pháp xử lý để giảm ô nhiễm, khi

lượng rác tập trung tại các bãi rác tự phát nhiều thì được đốt gây ảnh hưởng
đến môi trường không khí khu vực.
2.4. Một số biện pháp xử lý chất thải hữu cơ sinh hoạt và phế phụ phẩm
nông nghiệp đang được ứng dụng phổ biến hiện nay
Để xử lý rác có rất nhiều cách, theo tài liệu tổng hợp của Công ty Môi
trường Tầm Nhìn Xanh [4], trên thế giới thường có các cách xử lý rác thải sau:
2.4.1. Ủ rác thành phân bón hữu cơ
Ủ rác thành phân bón hữu cơ khá phổ biến ở các nước đang phát triển ở
quy mô hộ gia đình. Ví dụ ở Canada, phần lớn các gia đình ở ngoại thành phố đều
tự ủ rác thải gia đình mình thành phân bón hữu cơ để bón cho vườn nhà mình.
Việc ủ rác thành phân bón có ưu điểm là giảm đáng kể khối lượng rác,
đồng thời cải tạo đất. Chính vì vậy phương pháp này được ưa chuộng ở các
quốc gia nghèo và đang phát triển.
Công nghệ ủ có thể chia làm 2 loại:
1. Ủ hiếu khí
Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, Trung Quốc. Công
nghệ ủ rác hiếu khí dựa vào hoạt động của vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt
của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí trong thành phần rác khô thực hiện qua quá
trình oxy hóa cacbondioxit (CO2) thường thì chỉ hai ngày sau nhiệt độ đống ủ
sẽ tăng lên khoảng 45
0
C.
2. Ủ kị khí (yếm khí)
Là phương pháp ủ không có sự có mặt của oxy được các loài VSV yếm
khí phân giải các loại chất hữu cơ tạo ra rất nhiều các chuỗi phản ứng hóa học
phức tạp và các sản phẩm của nó gồm có: khí metan, H2S, CO2, H2…(Công
ty môi trường Tầm Nhìn Xanh) [4].
2.4.2. Bãi chôn rác vệ sinh
Phương pháp này được nhiều đô thị áp dụng trong xủ lý rác thải. Ví dụ
ở Mỹ có 80% lượng rác thải đô thị xử lý theo phương pháp này, hay một số

nước cũng hình thành nên bãi chôn rác kiểu này.
Bãi chôn rác hợp vệ sinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày trải
rác thành lớp mỏng, sau đó ép chúng lại bằng xe cơ giới, sau cùng là trải lên
chúng một lớp đất mỏng khoảng 15cm công việc này cứ tiếp tục đến khi rác
đầy hố chôn. Bãi chôn rác vệ sinh thường có tính chống thấm cao và hệ thống
thu nước rácđể ngăn sự rò rỉ nước thải. Việc thực hiện bãi rác hợp vệ sinh có
nhiều ưu điểm:
- Do bị nén chặt và phủ lên một lớp đất nên các loại côn trùng, chuột,
bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở, các hiện tượng cháy ngầm hay cháy
bùng phát khó có thể xay ra, giảm thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm
không khí.
- Góp phần giảm ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
- Các bãi rác sau khi phủ đầy có thể xây làm các công viên giáo dục,
làm nơi sống của các loài động vật qua đó góp phần làm đa dạng sinh học
trong các khu đo thị.
- Chi phí điều hành bãi chôn lấp rác không quá cao.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm
- Các bãi chôn lấp cần diện tích lớn.
- Các lớp đất phủ bãi rác bị gió thổi mòn và phát tán đi xa.
- Các bãi rác này tạo khí metan và khí hydrosunfua độc hại có khả
năng gây cháy nổ,ngạt thở (Công ty môi trường Tầm Nhìn Xanh)
[4].
2.4.3. Đốt rác
Đốt rác ở đây được hiểu là đốt rác có kiểm soát các chất rắn có thể đốt
được, tuy nhiên nó không chỉ là việc đốt cháy một bãi rác ngoài trời. Đốt rác
là phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, thông thường
người ta xây dựng các lò đốt chuyên biệt, nhiệt độ trong lò có thể lên đến
hàng nghìn độ C, có thể đốt cháy các kim loại thủy tinh. Xử lý theo phương
pháp này có những điểm sau:
- Các côn trùng, vi sinh vật, chất gây ô nhiễm bị tiêu hủy.

- Diện tích xây dụng các lò đốt nhỏ hơn các bãi chôn rác.
- Các lò đốt có thể giảm khối lượng rác thải từ 80 – 90% số tro còn lại
được đem chôn lấp hoặc sử dụng vào mục đích khác.
- Các lò đốt có thể xây dụng gần thành phố do đó giảm chi phí vận
chuyển rác.
- Nhiệt độ phát tán trong quá trình đốt có thể tận thu cung cấp cho nhà
máy hay khu dan cư.
- Các lò đốt có thể xử lý được các chất có chu kỳ phân hủy rất lâu dài
như các loại vỏ xe, đệm cao su, các loại túi bóng, túi nilon…
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi cần phải có chi phí cao cho máy
móc và thiết bị (Công ty môi trường Tầm Nhìn Xanh) [4].
2.4.4. Chôn rác dưới biển
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chôn rác dưới biển có nhiều điểm có
lợi. Ví dụ thành phó New York, trước đây rác thải được chở đến các bến cảng
sau đó đucợ các xà lan đem chôn dưới biển ở độ sâu 100 feets, nhằm tránh
tình trạng lưới đánh cá bị vướng mắc.
Ngoài ra một số thành phố của Mỹ người ta còn xây dựng một số bãi
ngầm nhân tạo trên cơ sở sử dụng một số khối gạch bê tông phá vỡ từ các
công trình xây dựng thậm chí từ các ô tô thải bỏ. Làm điều này vừa giải quyết

×