Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2012 - 2013, sau 2014.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.05 KB, 70 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



DƯƠNG THỊ THƠ


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN 2013”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khoá học : 2010 – 2014
Giáo viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành




Thái Nguyên, năm 2014




65
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung quan trọng đối với mỗi sinh viên trước
lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại
những kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.
Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu khắt
khe của nhà tuyển dụng sau khi ra trường. Được sự nhất trí của nhà trường và
ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên
đề tài “Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Kạn năm 2012 - 2013, sau 2014”.
Hoàn thành bài khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy giáo - TS Dư Ngọc Thành, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Môi
trường, Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn.
Trông suốt quá trình thực tập, mặc dù em đã hết sức cố gắng nhưng do
thời gian thực tập, kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế
nên bản khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót.
Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và toàn
thể các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Dương Thị Thơ




66
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng nước và xử lý nước thải bệnh viện trên địa bàn các
tỉnh 23
Bảng 2.2. Một số các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong bệnh viện
tại Việt Nam 24
Bảng 3.1. Vị trí, số lượng và phương pháp lấy mẫu 27
Bảng 4.1. Quy mô một số khoa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 39
Bảng 4.2. Lượng rác thải rắn của Bệnh viện Đa Khoa Bắc Kạn 2013 42
Bảng 4.3. Phân loại chất thải rắn bệnh viện theo mức độ độc hại 42
Bảng 4.4. Các nguồn phát sinh nước thải của Bệnh viện Đa khoa 44
tỉnh Bắc Kạn 44
Bảng 4.5. Ký hiệu vị trí lấy mẫu 51
Bảng 4.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học nước thải trước xử lý của Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (NT1) 52
Bảng 4.7. Kết quả phân tích một đố số chỉ tiêu vật lý, sinh học nước thải trước xử lý
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn(NT1) 53
Bảng 4.8. Kết quả phân tích chỉ tiêu vật lý, sinh học của nước thải sau quá trình xử
lý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (NT2) 54
Bảng 4.9. Kết quả phân tích chỉ tiêu hóa học của nước thải sau quá trình xử lý của
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (NT2) 54
Bảng 4.10. So sánh kết quả phân tích chỉ tiêu nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Kạn. 55
1
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BOD : Nhu cầu oxi sinh học
BVMT : Bảo vệ môi trường
COD : Nhu cầu oxi hóa học
HCM : Hồ Chí Minh
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam
TC : Tiêu chuẩn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TSS : Tổng các chất rắn lơ lửng





68
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Cơ sở pháp lý 4
2.2. Cơ sở lý luận 5
2.2.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường 5
2.3. Tổng quan về tài nguyên nước trên Thế giới và Việt Nam 7
2.3.1. Tài nguyên nước trên Thế giới 8
2.3.2. Tài nguyên nước tại Việt Nam 8

2.3.3. Nước thải bệnh viện thành phần và tính chất 15
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước thải bệnh viện 16
2.3.5. Độc tính của một số chất trong nước thải bệnh viện tới môi trường và con
người 17
2.4. Cơ sở thực tiễn 20
2.4.1. Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện trên
Thế giới 20
2.4.2. Hiện trạng xử lý và xả nước thải ở một số bệnh viện tuyến TW tại Việt
Nam 21
2.4.3. Hiện trạng xử lý và xả nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn 25
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu 26
3.1.1. Công tác xử lý vệ sinh môi trường của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn 26
3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26
3.2. Nội dung nghiên cứu 26
3.2.1. Tổng quan về bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn 26
3.2.2. Tình hình sử dụng nước của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn 26
3.2.3. Đánh giá hiện trạng nước thải bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạ. 26
3.2.4. Đề xuất giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viện 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu 27



69
3.3.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật 27
3.3.2. Phương pháp kế thừa 27
3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa 27
3.3.4. Phương pháp lấy mẫu nước thải 27
3.3.5. Phương pháp đánh giá tổng hợp 27

3.3.6. Nghiên cứu các văn bản luật, các văn bản dưới luật và các quy định có liên
quan đến tài nguyên nước 28
3.3.7. Phương pháp thực nghiệm và phân tích tại phòng thí nghiệm 28
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 31
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 31
4.2. Tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 38
4.2.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 38
4.2.2. Công tác xử lý vệ sinh môi trường của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. 41
4.2. 3.Tình hình sử dụng nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 43
4.3. Đánh giá thực trạng nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 44
4.3.1. Lượng nước thải phát sinh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 44
4.3.2. Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Kạn. 45
4.3.3. Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. 51
4.3.4. Môi trường nước thải y tế 52
4.4. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viên 56
4.4.1.Biện pháp quản lý 56
4.4.2. Biện pháp lý hóa học 56
4.4.3. Biện pháp sinh học. 57
4.5. Một số biện pháp xử lý nước thải bệnh viện 57
4.5.1. Công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện theo nguyên lý hợp khối. 60
4.5.2. Công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện theo mô hình DEWATS 60
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.1. Kết luận 62
5.2. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64






1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Môi trường rất cần thiết cho sự tồn tại sinh trưởng và phát triển của con
người cũng như tất cả các loài sinh vật trên trái đất, môi trường có nhiều chức
năng quan trọng khác nhau đối với sự sống trên Trái đất. Song song với tiến
trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, thì vấn đề về môi trường, sức khoẻ của cộng đồng là nền tảng và là
động lực để phát triển đất nước và tham gia hội nhập quốc tế. Với sự tăng về
dân số cùng với sự phát triển của các khu đô thị thì việc phát triển về vấn đề
giáo dục, kinh tế - văn hóa- xã hội đặc biệt là phát triển y tế nhằm đảm bảo
sức khoẻ cho nguồn lực lao động được coi là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Năm 2010, Việt Nam có khoảng 1186 bệnh viện với công suất là 187843
giường. Hoạt động của bệnh viện ngoài mang lại phúc lợi cho xã hội và con
người thì trong quá trình hoạt động cũng gây các tác động tiêu cực tới môi
trường đặc biệt là ô nhiễm do nước thải y tế gây ra. Trên cả nước có khoảng
70% bệnh viện chưa có các biện pháp xử lý nước thải. Với tính chất độc hại,
nước thải bệnh viện có sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh nhất là
nước thải được thải ra từ các phòng khoa, bệnh viện lây nhiễm. Ngoài ra, các
chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu
diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong
hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi trường nước thải, làm mất khả năng xử lý
nước thải của vi sinh vật, nếu không quản lý tốt có thể gây ra những nguy cơ
đáng kể cho con người và môi trường.
Xuất phát từ thực trạng trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn trực
tiếp của thầy giáo Tiến sĩ Dư Ngọc Thành, em tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Kạn năm 2013”
Với mục tiêu xem xét chất lượng nước thải, và đưa ra những giải pháp
quản lý, các biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nước thông qua đó



2
từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội và môi trường bền vững.
1.2. Mục đích của đề tài
Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Kạn.
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của Bệnh viện
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường nước của Bệnh
viện trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
- Nghiên cứu sơ lược về bệnh viện Đa khoa thành phố Bắc Kạn.
- Xác định nhu cầu sử dụng nước cho từng hoạt động và tổng lượng
nước thải y tế của Bệnh viện đa khoa thành phố Bắc Kạn.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của Bệnh viện.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải
Bệnh viện.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan
- Đánh giá đầy đủ chính xác chất lượng nước thải y tế của Bệnh viện
- Kết quả phân tích phải chính xác
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học
- Giúp vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện kỹ năng điều tra tổng
hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.

- Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn để phục vụ công tắc bảo vệ môi trường.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc
có khoa học, giúp bố trí được thời gian và công việc một cách hợp lý.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được lượng nước thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý
nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.



3
- Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế nếu không được thu gom và
xử lý theo quy định.
Đề xuất một số biện pháp khả thi giúp cho công tác thu gom và xử lý
nước thải y tế một các phù hợp và khoa học với điều kiện của Bệnh viện
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.



4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật số 17/2012/QH13 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước.
- Nghị định số 149/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm
2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài
nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 34/2005/NĐ - CP ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Chính
phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2005/TT - BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện Nghị đinh 149/2004/NĐ -
CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý
chất thải y tế (Số 43/2007/QĐ - BYT) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005).
- Quyết định 153/2006/QĐ- TTg ngày 30/06/2006 của thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai
đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định 81/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- QCVN 28: 2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.



5
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường
a. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
* Khái niệm về môi trường
- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội
cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên
nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội

- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà
chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng
cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với
thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm,
vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ
tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng
vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật
pháp, nghị định, thông tư, quy định.
- Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
- Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005
“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm Tiêu chuẩn môi trường”.
- Ô nhiễm môi trường là khái niệm để chỉ sự xuất hiện của một chất lạ
trong môi trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành phần, tỷ lệ về hàm lượng
của các yếu tố có sẵn, gây độc hại cho cơ thể sinh vật và con người nếu như
hàm lượng của các chất đó vượt khỏi giới hạn thích nghi tiềm tàng của cơ thể.
- Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như
hoạt động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão,… hoặc các hoạt động do con người thực



6
hiện trong công nghiệp, giao thông, chiến tranh và công nghệ quốc phòng, trong
sinh hoạt, trong đó công nghiệp được xem là nguyên nhân lớn nhất.

- Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại,
tuy vậy chúng được phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải rắn, chất thải lỏng và
chất thải khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều chất, từ các hóa chất, các kim
loại nặng, đến chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay
gián tiếp gây nên sự ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là
bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên
đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước
ngầm bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước
ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm
nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây
hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm
thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
+ Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
+ Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.




7
b, Khái niệm về nước thải và phân loại nước thải
Khái niệm về nước thải
- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980 - 1995 và ISO 6170/1 - 1980. Nước
thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với qúa trình đó.
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử
dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. [14]
- Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất hoặc chảy qua vùng
đất ô nhiễm. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành mà nước thải được chia thành:
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải tự nhiên và nước thải đô thị.
+ Nước thải sinh hoạt là: nước thải ra từ khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, công sở, trường học hay các cơ sở khác. Chúng chứa khoảng 58%
chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản cuả nước thải sinh hoạt là hàm
lượng cao các chất hữu cơ không bền sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ),
chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), vi trùng, chất rắn và mùi.
+ Nước thải công nghiệp (hay nước thải sản xuất) là: nước thải từ các
nhà máy đang hoạt động sản xuất.
+ Nước thải tự nhiên là: Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên. ở
những thành phố hiện đại, nước mưa được thu gom bằng hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị là: chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát cuả một
thành phố. Đó là các hỗn hợp các chất thải kể trên.[14]
2.3. Tổng quan về tài nguyên nước trên Thế giới và Việt Nam
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít
nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44%
trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn

đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất
mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều
hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể
nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.



8
2.3.1. Tài nguyên nước trên Thế giới
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km
3
,
tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km
3
), còn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối
0,00007% tổng lượng nước trên Trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng
xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km
3
/năm. Lượng
nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km
3
, trong đó 8% cho
sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp). [9]
Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Lượng mưa ở sa mạc
dưới 100mm/năm, trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (Ấn Độ) có thể đạt
5000mm/ năm. Do vậy, có nơi thiếu nước, hạn hán, trong khi nhiều vùng mưa

lụt thường xuyên. Nhiều nước Trung Ðông phải xây dựng nhà máy để cất
nước ngọt hoặc mua nước ngọt từ quốc gia khác. Các biến đổi khí hậu do con
người gây ra đang làm trầm trọng thêm sự phân bố không đều tài nguyên
nước trên trái đất.
Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước.
Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 dẫn đến
nguy cơ suy giảm trữ lượng nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng nước.
Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô
nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO
3
, P, thuốc
trừ sâu và hoá chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh
v.v. Do vậy, vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho dân cư các vùng trên thế
giới đang là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức môi trường thế giới.
2.3.2. Tài nguyên nước tại Việt Nam
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam
là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6
lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên Thế giới. Tổng lượng mưa trên
toàn bộ lãnh thổ là 650 km
3
/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là
324km
3
/năm. Vùng có lượng mưa cao là Bắc Quang 4.000-5.000mm/năm,
tiếp đó là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn,



9
Ðèo Cả, Bảo Lộc, Phú Quốc 3.000-4.000 mm/năm. Vùng mưa ít nhất là Ninh

Thuận và Bình Thuận, vào khoảng 600-700 mm/năm.
Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt
Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng
550 km
3
. Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử
dụng ở Việt Nam rất phong phú, khoảng 150 km
3
nước mặt một năm và 10
triệu m
3
nước ngầm một ngày. Tuy nhiên, do mật độ dân số vào loại cao, nên
bình quân lượng nước sinh trong lãnh thổ trên đầu người là 4200m
3
/người,
vào loại trung bình thấp trên Thế giới.
Nguồn tài nguyên nước của Việt Nam không quá dồi dào mà lại còn
mang tính cực đoan. Điều này thể hiện qua sự phân bố rất không đều theo thời
gian: mùa khô và mùa mưa - mùa khô thì hạn hán, mùa mưa thì ngập úng, và
theo không gian - trong một thời điểm có vùng đang chịu lũ lụt lại có vùng đang
thiếu nước trầm trọng. Bên cạnh đó nguồn nước Việt Nam có xu thế suy thoái do
tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ không khí có xu thế ngày một
tăng lên và kịch bản có thể chấp nhận là đến năm 2070, nhiệt độ ở các vùng ven
biển có khả năng tăng thêm +1,5
0
C, vùng nội địa tăng +2,0°C. Việc này kéo theo
lượng hơi nước bốc lên khoảng 7,7% - 8,4%, nhu cầu tưới tăng lên, lượng dòng
chảy nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi. Còn hiện tượng
El Nino gắn liền với việc gây hạn hán rất nặng nề ở nước ta. [9]
Tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa

phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ, giảm trữ lượng nước ở các
hồ thuỷ điện lớn (Thác Bà, Trị An, Hoà Bình) hoặc lũ quét ở các tỉnh Sơn La,
Tuyên Quang, Nghệ An v.v Nguyên nhân chủ yếu là nạn chặt phá rừng.
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, mặn hoá các
thấu kính nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nước
ngầm ở các khu dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải không xử lý. Các
thấu kính nước ngầm đồng bằng Nam bộ đang bị mặn hoá do khai thác quá mức.
Ô nhiễm nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước) do các nguồn thải công
nghiệp và hoá chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng các hồ nội địa gia tăng.
Một số vùng cửa sông đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu.



10
Hiện nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước (nước mặt và
nước ngầm) đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các khu đô thị và
các thành phố công nghiệp. Chẳng hạn như nước ngầm đang được khai thác ở
một số nhà máy nước thành phố Hà Nội cũng đã bị ô nhiễm như Pháp Vân,
Mai Động hoặc như ở thành phố Hồ Chí Minh nước ngầm bắt đầu bị nhiễm
mặn và suy giảm khả năng khai thác.
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên
cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh
cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi
khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ,
thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật
bản, giun đỏ, trứng giun v.v
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác,
nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v Ðể đánh giá
chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng
chỉ số coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform,

thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước
bởi các tác nhân sinh học. Ðể xác định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu
trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định.
Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường
Ðể giải quyết các vấn đề môi trường trên cần phải có kế hoạch
nghiên cứu tổng thể và quy hoạch sử dụng tài nguyên nước một cách hợp
lý. Trong đó, cần quan tâm đúng mức các vấn đề xử lý nước thải, quy
hoạch các công trình thuỷ điện, thuỷ nông một cách hợp lý, bảo vệ và
phát triển tài nguyên rừng.
a, Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Nước là nguồn tài nguyên quý, tuy nhiên trong những năm qua, phần
lớn người dân và các tổ chức chưa nhận thức được trách nhiệm bảo vệ và sử
dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên này. Theo kết quả điều tra, Bắc Kạn còn là
một tỉnh nghèo. Nguy cơ thiếu nước, nhất là nước sạch là vấn đề được quan
tâm. Vì vậy, việc nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước một cách bền
vững là hết sức cần thiết.



11
Do đặc điểm địa hình là miền núi cao, vì thế Bắc Kạn là nơi khởi nguồn
của nhiều sông, suối mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác
nhau. Bắc Kan có 5 hệ thống sông chính, các sông chảy theo hướng nam vào
châu thổ Bắc Bộ gồm: sông Cầu, sông Năng (nhánh sông Gâm), sông Phó
Đáy, hệ thống sông Bắc Giang và sông Na Rì, hệ thống sông Bằng Giang
Sông Cầu bắt nguồn từ phía đông dãy núi Văn Ôn địa phận xã Phương
Viên, huyện Chợ Đồn, chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc
Giang, Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Đuống, sông Thương, sông Lục Nam
tại Phả Lại. Sông Cầu có phụ lưu là sông Chu, sông Đu, sông Công, sông
Nghinh Tường, sông Mỏ Linh. Thác Giềng ở phía hạ lưu Bắc Kạn, thác Bưởi

ở hạ lưu làng Hít và thác Huống cách thành phố Thái Nguyên khoảng 4km.
Diện tích lưu vực 6 030km
2
, chiều dài 290km, độ cao bình quân lưu vực
190m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực 31km, hệ số uốn khúc
2,02. Lưu lượng sông Cầu từ 1500mm/năm đến 2700mm/năm. Lưu lượng
hàng năm 4,2 tỷ m
3
. Sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Kạn có chiều dài
100km, ứng với lưu vực 1 660km
2
.
Tổng lượng dòng chảy trung bình năm của lưu vực sông Cầu như sau:
- Trên sông Cầu (đến cửa sông): 4,50 km
3
/năm, trong đó đóng góp của
sông Công là 0,8992 km
3
/năm (19,8%), sông Cà Lồ là 0,8800 km
3
/năm (19,5%).
- Mức bảo đảm nước trung bình năm của toàn lưu vực sông Cầu vào
khoảng 116.103 m
3
/km
2
và 2.250 m
3
/người. Giá trị này thấp hơn nhiều so với
mức bảo đảm nước trung bình của toàn lãnh thổ Việt Nam (2.500.103 m

3
/km
2

và 10.800 m
3
/người).
Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau
khá lớn, có thể tới 5 - 6m. Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bị
chặt phá nên dòng chảy sông suối có xu thế cạn kiệt
Chế độ thuỷ văn sông Cầu (tại trạm thác Giềng) có sự phân bố dòng
chảy cà lưu lượng như sau:
- Lưu lượng mùa mưa: 30 m
3
/s72,3% toàn năm
- Lưu lượng mùa cạn: 8,3 m
3
/s27,7% toàn năm
Do tính chất thượng nguồn và địa hình vùi dốc nên sông Cầu có độ dốc lớn
chảy qua thị xã. Bên cạnh đó do các hoạt động xây dựng và sinh hoạt người dân



12
trong thị xã nên dòng chảy của sông Cầu bị thu hẹp, mức nước dâng cao đã gây
lụt 2 bên sông, suối và các vùng trũng trong khu vực trung tâm thị xã.
Lưu vực sông Năng là phụ lưu của lưu vực sông Gâm, bắt nguồn từ huyện
Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Sông chảy qua huyện Pác Nặm theo hướng tây bắc
- đông nam. Đoạn chảy qua thị trấn Chợ Rã và các xã Cao Trĩ, Cao Thượng,
Nam Mẫu huyện Ba Bể, đến xã Bành Trạch thì đổi theo hướng đông nam - tây

bắc. Chiều dài toàn bộ sông chảy qua tỉnh Bắc Kạn là 70km, diện tích lưu vực
tính đến Thác Đầu Đẳng là 890km
2
, lưu lượng bình quân 42,1 m
3
/giây
Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng tây nam núi Tam Tao, huyện Chợ
Đồn chảy theo hướng tây bắc - đông nam, qua các xã Đồng Lạc, Ngọc Phái
sang tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc nhập vào sông Lô tại ngã ba Việt Trì với
chiều dài 190km, diện tích lưu vực 1610km
2
. Đoạn sông Phó Đáy chảy qua
địa phận tỉnh Bắc Kạn có chiều dài 60km, diện tích lưu vực là 390km
2
, lưu
lượng bình quân là 9,7m
3
/s. Mùa mưa sông Phó Đáy thường hay có lũ quét và
lũ ống gây nhiều thiệt hại về tài sản cho dân.
Sông Bắc Giang gồm lưu vực sông Na Rì và sông Bắc Giang. Sông Na
Rì bắt nguồn từ xã Liêm Thuý chảy theo hướng đông bắc - tây nam về tới Pác
Cáp thì đổi dòng chảy theo hướng tây sang đông chảy qua đất Lạng Sơn rồi
đổ vào sông Bắc Giang, chiều dài chảy qua tỉnh là 35km, diện tích lưu vực
1200km
2
. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm 24,2m
3
/s, có năm vào mùa lũ
lưu lượng lên tới 2100m
3

/s (năm 1979). Ngoài ra còn có 2 phụ lưu sông Tà
Cáy, Khao Poòng thuộc hệ thống sông Bằng Giang. [16]
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ phân bố đều khắp tạo
ra nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân
dân trong tỉnh.
Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu dùng hình thức
trạm bơm, khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dùng hình
thức công trình khai thác là các hồ chứa và trạm bơm thủy lợi. Các công trình
thuỷ điện có song với số lượng ít. Toàn tỉnh có khoảng 767 công trình thuỷ
lợi, trong đó có khoảng 39 hồ chứa, 26 trạm bơm, 488 kênh mương phục vụ
tưới tiêu cho 5980ha lúa vụ xuân và 7930ha lúa vụ mùa. Đã có 32 công trình
xuống cấp về chất lượng, một số công trình đã hư hỏng nặng.



13
b, Thực trạng sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn chủ yếu
dưới 4 loại hình là: khai thác sử dụng nước mặt phục vụ sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp; khai thác sử dụng nước cấp cho sinh hoạt đô thị; khai
thác sử dụng nước cấp cho sinh hoạt nông thôn tập trung; khai thác sử dụng
nước nhỏ lẻ hộ gia đình cá nhân.
Tuy vậy, việc đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước
trên các công trình thủy lợi là rất khó khăn và rất ít công trình được cấp phép
khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Theo đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nhìn
chung chất lượng nước mặt của Bắc Kạn tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phục
vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong các
con sông chính thì sông Bắc Giang là dòng sông bị ô nhiễm nhiều nhất, các
chỉ tiêu bị ô nhiễm là: BOD

5
, COD, TSS (nồng độ các chỉ tiêu này đã vượt
qua giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT). Nguyên nhân chính làm
ô nhiễm nước sông Bắc Giang là do hiện tượng khai thác cát, sỏi và vàng sa
khoáng tại dòng sông và các phụ lưu của sông đó gây ra. Tài nguyên nước
trong lòng đất chủ yếu được khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Tính
đến nay, Bắc Kạn có khoảng 37.730 công trình cấp nước sinh hoạt. Trong đó
bao gồm cả giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước tập trung, đường ống dẫn
nước tự chảy, 301.000 người được cấp nước sinh hoạt, chiếm trên 91% dân
số. Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng cho sinh hoạt khoảng
11.399 m
3
/
ngày đêm.
Qua tiến hành thanh kiểm tra 20 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài
nguyên nước cho thấy vẫn còn một số tổ chức, cá nhân thiếu ý thức, không chấp
hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Có 13 đơn vị hoạt động xả
nước thải vào nguồn nước và hơn 7đơn vị xả nước thải ra môi trường.
Trên thực tế, việc quy hoạch khai thác và sử dụng nước phần lớn là do
từng đơn vị thực hiện, chưa quan tâm tới việc đảm bảo nhu cầu nước cho môi
trường. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn cố tình vi phạm việc xả nước
thải chưa qua xử lý ra môi trường, người dân tự tiện đổ rác xuống sông, suối…



14
Mặt khác, nếu xét riêng từng vùng và theo từng tháng trong năm thì một số
tháng trong mùa khô xảy ra tình trạng thiếu nước mức bảo đảm chỉ đạt 60-
70%. Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, lấn chiếm bờ hồ, bờ sông không có quy
hoạch làm giảm khả năng tự làm sạch của dòng chảy mặt. Việc khai thác

khoáng sản và các hoạt động khác ở ven sông không hợp lý, thiếu quy hoạch
cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước Như vậy, tài nguyên nước
đang gánh chịu nguy cơ suy giảm cả về chất và lượng. Do vậy, không có gì bất
ngờ khi chất lượng nước mặt tại khu vực nội thị thành phố hiện đang bị ô
nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng nặng. Nếu diễn biến chất lượng nguồn nước mặt
như vậy thì hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất còn đáng lo
ngại hơn. Tình trạng hành nghề khoan, khai thác nước dưới đất tùy tiện đã làm
hạ thấp mực nước ngầm quá mức dẫn đến ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn
nước, có nguy cơ gây sụt lún mặt đất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội,
đời sống sinh hoạt của nhân dân. Việc phát sinh số lượng giếng hư hỏng không
sử dụng gia tăng, không được trám lấp, trám lấp không đúng quy trình kỹ thuật,
dẫn đến giảm số lượng, chất lượng nước dưới đất.
Nguồn nước thải ra môi trường gây ô nhiễm chủ yếu là nước sinh hoạt ở
đô thị, nông thôn.
Với dân số khoảng 39,983 người với mật độ dân số khoảng 274,71
người/km2. Theo định mức phát thải khoảng 100 lít/người/ngày đêm thì khi đó
nguồn nước thải vàomôi trường trung bình gần 4.00 m
3
. Thị xã Bắc Kạn có ba suối
Nông Thượng, suối Đức Xuân và suối Minh Khai tiếp nhận toàn bộ nước thải đô
thị sau đó chảy vào sông Cầu.
Hiện nay, vấn đề giả quyết cho nước sạch cho đô thị và nông thôn ở Bắc Kạn
đang được các ngành ,các cấp đẩy mạnh, quan tâm. Người dân trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn, ngoài số dân tập trung ở khu vực một số thị trấn, thị tứ được sử
dụng nước sạch từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh nước sinh hoạt, còn lại
phần lớn người dân ở các xóm, xã, thôn, bản thuộc các xã vùng cao trong tỉnh
khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lợi dụng thế năng nước từ các
khe núi và nước mạch lộ, nước tại các mó nước tự nhiên để xây dựng công
trình khai thác hoặc điểm khai thác nước tự chảy. Theo thống kê của Trung
tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, giai đoạn 2006 - 2013,




15
Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, các
nguồn vốn khác đã đầu tư hơn 210 tỷ đồng để xây dựng 430 công trình cấp
nước sạch tập trung trên địa bàn tỉnh. Bình quân, kinh phí để đưa được nước
sạch tới một hộ dân là khoảng 15 triệu đồng. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã
có khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh,
tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có 95% số dân ở nông thôn được sử dụng nước
hợp vệ sinh, trong đó 40% được sử dụng nước sạch đạt chuẩn của Bộ Y tế,
75% số hộ nông dân có nhà tiêu hợp vệ sinh, 65% số hộ nông thôn có chuồng
trại hợp vệ sinh, 60% số xã thu gom rác thải sinh hoạt. [16]
Nguồn nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người, gia súc gia
cầm là một nguồn ô nhiễm lớn đổ ra môi trường. Những hoạt động sinh hoạt
như tắm rửa, giặt giũ, tẩy rửa đã thải vào môi trường một lượng lớn hóa chất
độc hại có thời gian tồn dư cao trong môi trường, ngoài ra các hoạt động vệ
sinh khác của con người và gia súc cũng thải vào môi trường làm ô nhiễm
chất hữu cơ, gây mùi khó chịu và có thể tạo nên dịch bệnh.
2.3.3. Nước thải bệnh viện thành phần và tính chất
Nước thải bệnh viện gồm có:
- Các chất thải giống như nước thải sinh hoạt.
- Các vi sinh vật, vi khuẩn, virut được thải ra từ bệnh nhân có thể dẫn
đến lây lan.
- Các chất kháng sinh và các dược chất, kể cả các chất phóng xạ (dùng
trong chẩn đoán và điều trị).
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa chảy
trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn… chứa nhiều các hợp chất vô cơ hay hữu
cơ dễ bị phân hủy hay thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền bệnh rất
nguy hiểm cho người và động vật. Nếu loại nước thải này thải ra môi trường một

cách bừa bãi thì đây là nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và lan
truyền các thứ bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng tới điều kiện vệ sinh, sức khỏe của
nhân dân. Nước thải từ bệnh viện thường mang chất nguy hại do trong nước thải
thường lẫn các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, Cadmi, Arsen, Xianua… và
dung dịch máu từ quá trình tẩy rửa vết thương của bệnh nhân.



16
Nước thải bệnh viện là nguồn ô nhiễm động, phát triển dây chuyền,
gồm rất nhiều thành phần sống,các chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ, các thành
phần các chất đó liên tục tương tác với nhau nảy sinh thêm các thành phần
mới, chất mới với những nguy cơ mới.
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virút và các mầm bệnh
sinh học khác nhau trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại
hoá chất độc hại từ cơ thể và phế phẩm điều trị, các chất dùng trong quá trình
khử trùng, các đồng vị phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải
nguy hại. Những nghiên cứu mới đây cho thấy sự có mặt của một vài chất
trong số đó dẫn đến giảm hiệu quả xử lý nước thải.
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước thải này ô nhiễm
nặng nề về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100-1000 lần tiêu
chuẩn cho phép, với nhiều vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virut đường
tiêu hoá, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng
cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Sau khi hoà tan vào hệ thông thoát nước thải
sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thuỷ sản,
vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thuỷ canh và trở lại với con người.
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện
gây ra là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của nitơ(N), phốppho (P), các
chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong

nước thải làm giảm hàm lượng oxi hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới đời
sống của động, thực vật thuỷ sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị
phân huỷ sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân huỷ được xác định gián tiếp
thông nhu cầu ôxi sinh học (BOD) của nước thải. Thông thường, để đánh giá
độ nhiễm bẩn chất hữu có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD.
Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiên tượng phú dưỡng nguồn tiếp
nhân dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thuỷ sinh; các
chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn
cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là
nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm
như thương hàn, tả, lỵ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng động. Song các chất



17
hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân
hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu oxi sinh hóa (BOD) của nước
thải. Thông thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải,
người ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện
tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải,ảnh hưởng tới sinh vật sống trong
môi trường thủy sinh. Các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự
lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Như vậy chỉ tiêu
đặc trưng để đánh giá nước thải bệnh viện là: E.coli, COD, BOD, Chất rắn lơ
lửng, N, P [12]
2.3.5. Độc tính của một số chất trong nước thải bệnh viện tới môi trường và
con người
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện
gây ra là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P),
các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có
trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời

sống của động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị
phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp
thông qua nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) của nước thải.
* Tác động của coliform tới môi trường và con người
Các bệnh truyền nhiễm gây ra vi khuẩn, virut, động vật nguyên sinh
hoặc kí sinh là nguy cơ rộng khắp gây hại đối với sức khoả cộng đồng. Nguy
cơ này có liên quan đên nguồn nước là nước thải và nước sinh hoạt.
Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men latose để
sinh ra ở nhiệt độ 35
0
C. Colifrom có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật,
đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm
các giống như Citrobacte. Entrobacte, Escherichia, Klebesiella và cả Fecal coliform
(trong đó có E.coli là loài thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi
phân). Chỉ tiêu tổng số Colifrom không thích hợp dùng để làm chỉ tiêu chỉ thị cho
việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân. Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal
coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân) có
thể phát triển ở nhiệt độ 44
o
C. Do đó số lượng E.coli được coi là chỉ tiêu thích hợp
nhất cho việc quản lý nguồn nước



18
*Tác động của COD tới môi trường và con người
Trong hóa học môi trường, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu oxi hóa học
(COD viết tắt tiếng Anh: Chemical oxygen demand) được sử dụng rộng rãi để
đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Nền tảng cho thử nghiệm COD là gần như mọi trường hợp hữu cơ đều

có thể bị oxy hóa đầy đủ để tạo thành Đioxitcacbon bằng các chất oxy hóa
mạnh trong điều kiện môi trường axit. Khối lượng oxi hóa cần thiết để oxi
hóa một hợp chất hữu cơ thành đioxitcacbon , ammoniac và nước.
Quá trình chuyển hóa ammoniac thành nitrate được gọi là quá trình nitrat
hóa. Dưới đây là phương trình chính tắc để oxi hóa ammoniac thành nitrat.
Phương trình thứ hai này nên được áp dụng sau phương trình tạo thành
đioxitcacbon , ammoniac và nước để gộp hai quá trình oxi hóa trong sự nitrat
hóa nếu như nhu cầu oxi từ việc nitrat hóa phải được biết đến. Dicromac
không oxi hóa ammoniac thành nitrat, vì thế quá trình nitrat hóa này có thể bỏ
qua một cách an toàn trong thử nghiệm nhu cầu oxi hóa học tiêu chuẩn.
Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng các chất ô nhiễm
hữu cơ tìn thấy trong nước thải bề mặt, làm cho COD là một phép đo hữu ích
về chất lượng nước. Nó cần tiêu hiệu trên một lít dung dịch.Các nguồn tài liệu
cũ còn biểu hiện nó dưới dạng các đơn vị đo khác nhau như phần triệu (ppm).
Khi nhu cầu oxi hóa (vượt chỉ tiêu cho phép) thì khả năng tự làm sạch của
nước không đáp ứng được. Trong một thời gian dài sẽ gây ô nhiễm chất hữu
cơ trong nước, làm suy giảm chất lượng nước. Khi sử dụng nước này cho hoạt
đông tưới tiêu trong nông nghiệp có thể gây độc với các loại cây trồng.
* Tác động của BOD tới môi trường và con người
Nhu cầu oxi hóa sinh học hay nhu cầu oxi sinh học (ký hiệu: BOD,từ
viết tắt Tiếng anh của Biochemical hay Biological oxy gen Demand), là một
chỉ số và đồng thời là một thủ tục được cử dụng để xác định xem các sinh vật
sử dụng hết oxi trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng
trong quản lý và khảo sát chất lượng cũng như trong sinh thái học hay khoa
học môi trường. BOD không là một thử nghiệm chính xác về mặt định lượng
mặc dù nó có thể coi như là một chỉ thị về chất lượng nguồn nước. Nhu cầu
oxi sinh học là khối lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu co theo con




19
đường sinh học. BOD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm
thấy trong nước. Lượng BOD và COD thường theo một tỉ lệ nhất định và mỗi
nguồn nước khác nhau .Nếu hàm lượng BOD và COD quá cao sẽ làm suy
giảm chất lượng nước gây ảnh hưởng tớ sức khỏe con người và sinh vât [11]
* Tác động của chất phóng xạ tới môi trường
Các chất phóng xạ luôn có mặt trong tự nhiên: Đất đá, nước, tia vũ trụ,
cơ thể sinh vật. Con người có thể thích nghi với nền phóng xạ tự nhiên, trừ
những chỗ có nồng độ quá cao, phóng xạ có hai dạng: Bức xạ hạt (các hạt a,
b, proton, notron, notrion) và các bức xạ điện tử, chất phóng xạ thường tập
trung trong các mỏ phóng xạ và đất đá tự nhiên chứa chất phóng xạ, trong
chất thải hạt nhân, vũ khí phóng xạ, thanh nhiên liệu trong lò phản ứng hạt
nhân của các viện nghiên cứu, máy trị xạ trong bênh viện… Nếu hoạt động xả
thải của con người vô ý thức sẽ gây ra hậu quả khó lường đó là làm chậm quá
trình phân chia tế bào khiến thai nhi không phát triển đây đủ, làm đứt các sợi
dây nhiễm sắc thể, các đoạn đứt không được nối lại hoặc nối nhầm gây lệch
lạc di truyền quái thai dị dạng, da bị chiếu xạ có thể bị viêm tấy, hoại tử. Khi
chiếu xạ liều cao có thể gây chết, nếu bị chiếu xạ liều nhỏ nhưng kéo dài, có
thể gây bệnh phóng xạ mãn tính như huỷ hoại hệ thông tạo huyết giảm hồng
cầu, chảy máu nội tạng, giảm sức khoẻ đề kháng hay bị nhiễm trùng, phoáng
xạ đặc biệt gây tác hại đến cơ quan sinh sản làm rối loạn sinh sản, đột biến di
truyền, gây ra các bệnh ung thư máu, ung thư tuyên giáp, vú, dạ dày, gan,
tuyến nước bọt, trẻ em và phụ nữ có thai rất nhạy cảm với chất phóng xạ.
* Tác động của Clo tới môi trường và sức khỏe con người
Clo có mùi hăng nồng dễ nhận biết, clo là thành phần không thể thiếu
của các chất khử trùng, tẩy trắng vải, dụng cụ y tế, bể chứa nước bệnh
viện…Khi trong nước có các chất hữu cơ, Cloramin có thể kết hợp tạo thành
các hợp chất độc, khí Clo gây ngạt thở, đau rát xương ức, ho, ngứa mắt và
miệng, chảy nước mắt, tiết nhiều nước bọt, nếu bị nhiễm năng có thể đau đầu,
đau thượng vị, viêm da, thậm chí phù nề phổi [10].

×