Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.87 KB, 109 trang )


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




TRN DUY CNG



Tờn ti:
Giải pháp nâng cao chất lợng lao động tại xã Bình Xa,
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang


khóa luận tốt nghiệp đại học




H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Kinh t nụng nghip
Khoa : KT&PTNT
Khoỏ hc : 2010 - 2014




Thỏi Nguyờn, nm 2014


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




TRN DUY CNG



Tờn ti:
Giải pháp nâng cao chất lợng lao động tại xã Bình Xa,
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang


khóa luận tốt nghiệp đại học



H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Kinh t nụng nghip
Lp : K42 - KTNN - N01
Khoa : KT&PTNT
Khoỏ hc : 2010 - 2014
Ging viờn hng dn : ThS. Trn Vit Dng




Thỏi Nguyờn, nm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
báo cáo khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

Sinh viên
Trần Duy Cường



LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo khóa luận tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức
và cá nhân.
Trước hết tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các thầy cô giáo của trường đã dậy và giúp đỡ tôi trong
suốt khóa học này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy: Trần Việt Dũng, người
hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian tâm huyết, tận tình chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế, Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tận tình đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Bình Xa đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân
thành cảm ơn 60 người lao động tại xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh
Tuyên Quang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin
phục vụ đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên
khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng …. Năm 2014
Sinh Viên
Trần Duy Cường


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CC
:

Cơ cấu
CNH, HĐH
:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN – XD
:

Công nghiệp – xây dựng
CSHT
:

Cơ sở hạ tầng

TM – DV
:

Thương mại – dịch vụ
SL
:

Số lượng
LLLĐ
:

Lực lượng lao động
TN
:

Tốt nghiệp
ILO
:

Tổ chức lao động quốc tế
TSKH
:

Tiến sĩ khoa học
THCS
:

Trung học cơ sở
THPT
:


Trung học phổ thông
KHKT
:

Khoa học kĩ thuật
T
:

Threats (thách thức)
TW
:

Trung ương
S
:

Strengths (điểm mạnh)
W
:

Weaknesses (điểm yếu)
O
:

Opportunities (cơ hội)



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính của xã Bình Xa 26
Bảng 3.2: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí, số giờ nắng các tháng năm
2013 xã Bình Xa. 27
Bảng 3.3: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai xã Bình Xa giai đoạn 2011 -
2013 29
Bảng 3.4: Tình hình dân số và lao động xã Bình Xa giai đoạn 2011 – 2013 31
Bảng 3.5: Kết quả tổng hợp chỉ tiêu xã hội, môi trường xã Bình Xa giai đoạn
2011 – 2013. 37
Bảng 3.6: Lực lượng lao động phân theo lứa tuổi, giới tính xã Bình Xa năm
(2011 – 2013) 40
Bảng 3.7: Lực lượng lao động xã Bình Xa phân theo ngành nghề giai đoạn 2011 -
2013 43
Bảng 3.8: Tình trạng lao động xã Bình Xa theo tình trạng việc làm 46
Bảng 3.9: Thực trạng lao động theo tình trạng việc làm theo số liệu 48
điều tra 48
Bảng 3.10 : Lực lượng lao động xã Bình Xa phân theo trình độ văn hóa (2011 –
2013) 51
Bảng 3.11: Lực lượng lao động xã Bình Xa phân theo trình độ chuyên môn năm
(2011 – 2013) 53
Bảng 3.12 : Kết quả chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng xã Bình Xa giai doạn
2011– 2013 55
Bảng 3.13: Kết quả chăm sóc y tê, sức khỏe cộng đồng xã Bình Xa theo số liệu
điều tra 57
Bảng 3.14: Đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính phát triển công tác dạy
nghề 59
Bảng 3.15 : Số lượng tham gia lớp học nâng cao trình độ xã Bình Xa năm 60
Bảng 3.16: Kết quả đào tạo, nâng cao chất lượng lao động tại xã Bình Xa năm
2013 61
Bảng 3.17: Mức độ tham gia của người lao động vào các lớp đào tạo tại xã Bình
Xa năm 2013 62

Bảng 3.18 : Tình hình xuất khẩu lao động xã Bình Xa giai đoạn 2011– 2013 64
Bảng 3.20: Chất lượng lao động theo độ tuổi tại các hộ điều tra năm 2013 69
Bảng 3.21: Trình độ, văn hóa chuyên môn của người lao động tại các hộ điều tra
năm 2013 71
Bảng 3.22: Đánh giá của người lao động về nội dung các lớp đào tạo tại xã Bình
Xa năm 2013 73

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MƠ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Lý luận về lao động 4
1.1.2. Lý luận về việc làm 11
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động 13
1.2. Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới 16
1.2.2. Hoạt động nâng cao chất lượng lao động ở nước ta 17
1.2.3. Những bài học rút ra cho địa bàn nghiên cứu. 18
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 20
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin 20
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin 21

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 22
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 22
2.4.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22
2.4.2. Các chỉ tiêu về nhóm đối tượng nghiên cứu. 22
2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng nguồn lao động. 23
CHƯƠNG 3 : KIẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 25
3.1.2. Đất đai 28
3.1.3. Tình hình dân số và lao động 30
3.1.4. Tình hình kinh tế - xã hội 32
3.1.5. Tình hình cơ sở hạ tầng xã Bình Xa, huyện Hàm Yên , tỉnh Tuyên Quang . 37

3.2. Th
ực trạng chất lượng lao động xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
38
3.2.1. Thực trạngchất lượng lao động xã Bình Xa theo độ tuổi và giới tính 38
3.2.2. Thực trạngchất lượng lao động xã Bình Xa theo ngành nghề 42
3.2.3. Thực trạngchất lượng lao động xã Bình Xa theo tình trạng việc làm 46
3.2.4. Thực trạng chất lượng lao động xã Bình Xa theo trình độ văn hóa 49
3.2.5. Thực trạng chất lượng lao động xã Bình Xa theo trình độ chuyên môn 52
3.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng lao động xã Bình Xa 54
3.3.1. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng 55
3.3.2. Giáo dục đào tạo và nâng cao trình độ lao động 58
3.3.3. Xuất khẩu lao động 63
3.4. Đánh giá thực trạng chất lượng lao động xã Bình Xa 65
3.4.1. Theo ma trận SWOT 65
3.4.2. Theo độ tuổi 68
3.4.3. Theo trình độ văn hóa và chuyên môn 70
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động xã Bình Xa 75

3.5.1. Giới tính 75
3.5.2. Sức khỏe, tuổi 76
3.5.3. Trình độ văn hóa 77
3.5.4. Trình độ chuyên môn 78
3.5.5. Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động 79
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI XÃ
BÌNH XA, HUYỆN TUYÊN QUANG 80
4.1. Quan điểm – Phương hướng – Mục tiêu 80
4.1.1. Quan điểm: 80
4.1.2.Phương hướng: 80
4.2. Các giải pháp 81
4.2.1. Những giải pháp nâng cao chất lượng lao động xã Bình Xa 81
4.2.2. Kiến nghị 90
KẾT LUẬN 92
PHỤ LỤC 95
DANH MỤC THAM KHẢO 100
1


MƠ ĐẦU

1.1 . Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
với mục tiêu đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một
nước cơ bản công nghiệp vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi
chúng ta phải khai thác, sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực: nhân lực,
vật lực và các tiến bộ khoa học công nghệ.[1]
Sự thật là chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân
lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở các nước ta như giai đoạn hiện
nay. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cuộc cạnh

tranh giữa các nước và các công ty ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh tranh đó
thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài chính, chất lượng, giá
cả, v.v Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con
người.[2]. Thực tế đã chỉ ra rằng đối thủ cạnh tranh đều có thể sao chép
mọi bí quyết của công ty về sản phẩm, công nghệ, v.v Duy chỉ có đầu tư
vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí
quyết của mình. Cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó, vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội cần thiết phải phát triển nguồn lao động có chất lượng
và được đào tạo.
Bình Xa là xã nằm cánh trung tâm huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang 17km, có quốc lộ 2, quốc lộ 190, đường liên Huyện chạy qua. Theo
báo cáo tổng kết năm 2013, toàn xã có 9784 nhân khẩu hoạt động kinh tế
trong đó trên 60% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.[3]. Như vậy, kinh
tế - xã hội Bình Xa có nhiều sự biến đổi theo chương trình nông thôn mới
và nhu cầu về nguồn lao động có chất lượng rất lớn. Nguồn lao động được
2


đào tạo cũng là một điều kiện tốt để xã Bình Xa phát triển theo sự phát
triển chung của huyện Hàm Yên nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung.
Xuất phát từ những lí luận và thực tiễn, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại xã Bình Xa, huyện
Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá chất lượng lao động ở xã Bình Xa, huyện Hàm Yên. Trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động xã xã Bình
Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
Chất lượng lao động tại xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên

Quang. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động tại xã
Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang:
- Đánh giá thực trạng lao động theo độ tuổi và các hoạt động lao
động tại xã Bình Xa.
- Đánh giá thực trạng chất lượng lao động theo các nghành nghề tại
xã Bình Xa
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại xã
Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
1.3 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu.
- Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại xã Bình Xa,
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Xây dựng được cơ sở khoa học về giải pháp nâng cao chất lượng lao động
trên địa bàn xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang


3


1.4 Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài tài nêu ra được thực trang chất lượng lao động tạo xã Bình
Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời đưa ra những giải pháp
cụ thể trong việc nâng cao chất lượng lao động tại xã. Góp phần nhìn nhận
việc quan trọng của nâng cao chất lượng trên địa bàn xã.
1.5 Bố cục khóa luận.
- Khóa luận gồm mở đầu và 4 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chương 2: Đối tượng,nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp………
4.1. Quan điểm – Phương hướng – Mục tiêu
4.2. Các giải pháp





4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lý luận về lao động
1.1.1.1. Khái niệm
a. Lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạt động
đó con người tác động vào tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có lợi
nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và
phát triển phải không ngừng sản xuất, điều đó có nghĩa là không thể thiếu lao
động.[4].

Lao động là hoạt động chính của xã hội, là nguồn gốc và động lực
phát triển để phát triển xã hội. Sự phát triển của lao động, sản xuất là thước
đo sự phát triển của xã hội. Theo Ănghen: Lao động đã sáng tạo ra con
người và xã hội loài người. Vì vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình
thức và phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ.[4].
Dưới chủ nghĩa tư bản, lao động là hoạt động sáng tạo chính, nhưng
là lao động bắt buộc, lao động cưỡng bước, lao động sản xuất ra những sản
phẩm kỳ diệu cho người giàu nhưng nó lại làm cho người nông dân bị bần
cùng hóa.[4].
Trong Chủ nghĩa xã hội thì mỗi con người lao động để cải thiện đời
sống riêng của mình, phát huy sở trường và tính cách riêng của mình. Ở đây
không còn chế độ bóc lột người, một xã hội bình đẳng ai cũng có quyền lao
động.[4]
Nhờ đường lối của Đảng cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế, đưa đất nước bước vào thời kỳ CNH - HĐH chúng ta đã dần hình thành
5


hệ thống quan điểm về đổi mới chính sách lao động và việc làm thì lý luận
về lao động lại được đánh giá ở nhiều khía cạnh:
Lao động là phương thức tồn tại của con người, nó gắn liền với lợi
ích của con người, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường như hiện nay thì lao động được xem trên khía cạnh
năng suất và chất lượng, hiệu quả gắn với trách nhiệm người lao động. Lao
động phải đem lại lợi ích cho bản thân người lao động và xã hội, đáp ứng
nhu cầu xã hội và đảm bảo cuộc sống của mình.[5]
b. Chất lượng lao động
Chất lượng lao động là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc
trưng về trạng thái, thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối sống

và tinh thần của lao động. Nói cách khác là trình độ học vấn, trạng thái sức
khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã
hội… của lao động, trong đó trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp là tiêu
chí quan trọng để đánh giá phân loại chất lượng lao động.[6].
Chất lượng lao động thể hiện trạng thái nhất định của lao động với tư
cách là một khách thể vật chất đặc biệt, đồng thời là chủ thể của mọi hoạt
động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng lao động là tổng hợp những
nét đặc trưng phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt
động sản xuất và phát triển con người.[6].
1.1.1.2. Chất lượng lao động
Nói tới chất lượng lao động là nói tới lực con người, nguồn lực lao
động, không chỉ được biểu thị về số lượng mà còn biểu thị về chất lượng, nó
được thể hiện ở trình độ học vấn tay nghề, kỹ năng nghiệp vụ của người lao
động, thể hiện người lao động đã được đào tạo, thể hiện ở sức khỏe của
người lao động. Người lao động phải có sức khỏe tốt mới hoàn thành tốt
6


công việc của mình được, không những thế người lao động còn phải có đạo
đức, lối sống được thể hiện ra ở thái độ lao động, trách nhiệm trong công
việc mình làm.
Trong quá trình lao động sản xuất, lao động chất lượng cao đã đem
lại hiệu quả sản xuất tốt, đem lại năng suất chất lượng thành phẩm cao.
Thành quả lao động đó là sự kết tinh của sức lực và trình độ tay nghề của
người lao động, mặt khác nó còn là sự kết tinh của lòng ham mê hăng say
lao động, ý thức trách nhiệm của người lao động. TSKH Lương Việt Hải đã
khẳng định: "Trong thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ,
thể lực là một điều kiện tất yếu và tối cần thiết, là điều kiện cần của mọi
quá trình lao động, nhưng nó không còn là điều kiện đủ. Trí tuệ với năng
lực tinh thần và những phẩm chất tâm lý đóng vai trò quan trọng và quyết

định năng suất, hiệu quả và giá trị xã hội của lao động".[7].
Vì vậy, trình độ học vấn, tay nghề của người lao động là quan trọng,
là quyết định, song cũng không thể thiếu được ý thức đạo đức và sức khỏe
của người lao động. Có thể nói chất lượng lao động được kết hợp bởi 3 yếu
tố: Thể lực, trí lực và đạo đức lối sống.[8].
+ Thể lực: là trạng thái sức khỏe của con người biểu hiện ở sự phát
triển sinh học, không có bệnh tật, có sức khỏe lao động trong hình thái lao
động ngành nghề nào đó, có sức khỏe để học tập làm việc lâu dài thể lực
yếu sẽ hạn chế rất lớn đến sự phát triển trí lực của cá nhân và cộng đồng xã
hội nói chung.[8]
+ Trí lực: Là năng lực trí tuệ, tinh thần, là trình độ phát triển trí tuệ,
là học vấn chuyên môn kỹ thuật, là kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề. Nó quyết
định phần lớn khả năng sáng tạo của con người, nó càng có vai trò quyết
định trong phát triển nguồn lực con người, đặc biệt trong thời đại ngày nay
khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão.[8]
7


+ Lối sống đạo đức: Là sự phản ánh những chuẩn mực đạo đức xã
hội. Những giá trị từ chuẩn mực đó phản ánh bản chất của xã hội, lý tưởng
đạo đức của xã hội vươn tới, nhất là trong hoạt động, trong lối sống, nếp
sống hàng ngày. Lối sống đạo đức con người là sự thể hiện tính cách, tâm
lý sự giác ngộ, các giá trị văn hóa được kết tinh trong người lao động. Đạo
đức gắn liền với năng lực tạo nên những giá trị cơ bản của nhân cách chất
lượng người lao động, từ phương diện cá nhân đến phương diện xã hội và
biểu hiện ra ở ý thức lao động, thái độ lao động.[8]
Ngoài thể lực, trí lực, đạo đức lối sống, cái làm nên chất lượng lao
động là kinh nghiệm sống, sự tiếp thu tinh tế các ảnh hưởng văn hóa truyền
thống từ gia đình tới xã hội. Nó kết hợp với sức khỏe (thể lực) và dẫn dắt
con người đi vào trường học thực tiễn của sáng tạo và phát triển. Nói cách

khác chất lượng nhân lực là một tập hợp các chỉ số phát triển con người, là
chất lượng văn hóa mà bản thân nó và xã hội có thể huy động vào sự sáng
tạo tiếp theo các giá trị văn hóa của toàn xã hội, vì lợi ích của cá nhân và
toàn xã hội.[8].
1.1.1.3. Nâng cao chất lượng lao động
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học
công nghệ góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cách mạng
khoa học công nghệ dẫn đến việc sử dụng những công cụ, phương tiện hiện
đại, phức tạp, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao ngày
càng phát triển đòi hỏi người lao động phải có tri thức, hoàn thiện kỹ năng,
kỹ xảo, mở rộng trình độ hiểu biết để tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các
thành tựu khoa học - công nghệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học
công nghệ càng tiến về phía trước, càng đòi hỏi phải có một sự phát triển
cao về trí tuệ của người lao động để không ngừng tạo ra tri thức mới, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.[1].
8


Như vậy, trong số các nguồn lực thì động lực chủ yếu của sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chính là nhân lực. Chúng ta chỉ có thể
phát triển kinh tế - xã hội một khi chúng ta biết phát huy sức mạnh tổng
hợp của các nguồn lực, trong đó lấy việc phát huy nguồn lực con người làm
yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Tóm lại, con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của
lịch sử, vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn. Phát
huy `vai trò chủ thể của con người là nhằm phát huy tối đa nguồn lực con
người, tạo ra động lực mạnh mẽ để thực hiện thắng lợi trong công cuộc
phát triển đất nước.[10]
Đào tạo lao động: là một loại hoạt động có tổ chức, được thực hiện
trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và

nâng cao năng lực của con người.[11].
- Là quá trình học tập để chuẩn bị con người cho tương lai, để họ có
thể chuyển tới công việc mới trong thời gian thích hợp.
- Là quá trình học tập nhằm mở ra cho cá nhân một công việc mới
dựa trên những định hướng tương lai của tổ chức. Theo quan niệm này, khi
nói đến đào tạo nhân lực là nói đến việc trang bị cho người lao động: kiến
thức phổ thông, kiến thức chuyên nghiệp, kiến thức quản lý Từ đó cho
thấy:
- Đào tạo: Là hoạt động làm cho con người trở thành người có năng
lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập để làm cho người
lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công
tác của họ.
Đào tạo lao động là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và sự
phát triển chức năng của con người. Việc đào tạo nhân lực không chỉ được
thực hiện bên trong một tổ chức, mà còn bao gồm một loạt những hoạt
9


động khác được thực hiện từ bên ngoài như: học việc, học nghề và hành
nghề. Kết quả của quá trình đào tạo lao động sẽ nâng cao chất lượng, phát
triển lao động đó.[11].
Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tình chiến lược tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đào tạo lao động là điều kiện quyết định
đến việc nâng cao chất lượng lao động. Đào tạo và nâng cao chất lượng
lao động giúp cho không chỉ doanh nghiệp mà toàn xã hội:[11]
- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.
- Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc.
- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo và có chất
lượng là người có khả năng tự giám sát.
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.

- Duy trì và nâng cao chất lượng của lao động.
- Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào phát triển kinh tế -
xã hội.
- Tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước.
- Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và người sử dụng lao
động.
- Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.
- Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng
như tương lai.
- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người lao động.
1.1.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng lao động
 Đối với cá nhân và gia đình
Người lao động ở mọi trình độ, được đào tạo và không qua đào tạo
họ đều mong muốn có được công việc ổn định phù hợp với khả năng lao
động của họ và đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu dùng và mức sống.
10


Song những người lao động được đào tạo và có chất lượng có cơ hội kiểm
được việc làm với mức thu nhập phù hợp để trang trải trong cuộc sống
hàng ngày và chăm sóc gia đình hơn những người lao động không qua đào
tạo. Không những thế những người lao động được đào tạo và có chất lượng khi
tìm được một công việc như mong muốn thì họ sẽ yên tâm làm việc, chú trọng
vào công việc để công việc đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao trình độ tay nghề
tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng ngày càng cao và gia tăng thu nhập cho bản
thân.
 Đối với xã hội
Đào tạo và nâng cao chất lượng lao động là một vấn đề mang tính xã
hội. Mỗi con người khi trưởng thành đều có nhu cầu chính đáng và cũng là
quyền lợi là lao động và nâng cao trình độ lao động. Chính vì vậy, đào tạo

đầy đủ cho người lao động có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân và cả xã
hội. Khi Chính phủ có chính sách đào tạo người lao động thỏa đáng, điều
đó sẽ đem đến sự công bằng trong xã hội, tạo công ăn việc làm cho tất cả
lao động. Từ đó mà mọi người lao động có thu nhập, không phải lo ăn bám,
hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội có thể giảm bớt.[12].
Ngược lại, nếu không đào tạo người lao động có chất lượng, hiện tượng
thất nghiệp và thiếu việc làm sẽ tăng lên. Điều này luôn gắn liền với sự gia
tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cấp, ma túy, làm rối loạn trật tự an
ninh xã hội, tha hóa nhân phẩm người lao động. Thất nghiệp ở mức cao còn
gây ra sự bất ổn định về kinh tế và chính trị, có khi nó còn là tác nhân gây ra
sự sụp đổ của cả một thế hệ, làm mất niềm tin của người dân đối với Đảng và
Nhà nước



11


1.1.2. Lý luận về việc làm
1.1.2.1. Việc làm
Việc làm là mối quan tâm lớn nhất của mỗi quốc gia, của mọi người
dân. Nhìn chung các lý thuyết về việc làm, các học giả đều thống nhất rằng
một hoạt động được coi là việc làm khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Đó là các hoạt động không bị pháp luật ngăn cấm.
Thứ hai: Hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho người lao động hoặc
tạo điều kiện cho người lao động tham gia để tạo ra thu nhập hoặc giảm chi
phí trong gia đình hoặc tạo ra quyền có thể mang lại thu nhập trong tương
lai.
Việc làm là những hoạt động cần thiết của người lao động, trong
khuôn khổ pháp luật cho phép và có thu nhập chính đáng cho bản thân, gia

đình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hoạt động đem lại thu nhập
có thể lượng hóa hoặc cụ thể hóa dưới dạng như: người lao động được nhận
tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật từ người sử dụng lao động, tự
đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân
người lao động làm chủ, đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân
người thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình, do gia đình
quản lý. Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết
hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi tư liệu lao động
theo mục đích của con người. Theo quan điểm này việc làm có những đặc
trưng sau:
Trước hết việc làm là sự biểu hiện quan hệ của hai yếu tố sức lao
động và tư liệu sản xuất.[13].
Hai là, lấy lợi ích (vật chất, tinh thần) mà các hoạt động đem lại cho
cá nhân, xã hội và không bị ngăn cấm để xem xét hoạt động đó có được coi
12


là việc làm hay không. Trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản
xuất được thể hiện bằng công thức sau:
VL= C/L
Trong đó:
+ VL: Việc làm
+ C: Tư liệu sản xuất
+ V: Lượng lao động
Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của tổ chức lao động quốc
tế (ILO) và nghiên cứu cụ thể điều kiện của Việt Nam thì việc làm được
hiểu: “Người có việc làm là người đang làm việc trong lĩnh vực ngành
nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm đem lại thu nhập
để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp một phần cho xã hội”.[14]
Trong bộ luật lao động của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt

Nam năm 1994 Quốc Hội phê duyệt khẳng định: “Mọi hoạt động tạo ra thu
nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được coi là việc làm”.[15]
Phân loại việc làm
Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc. Tổ chức lao động quốc tế
phân “việc làm” thành các loại:
- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: Căn cứ vào số thời gian có
việc làm thường xuyên trong một năm.
- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: Căn cứ vào
số giờ thực hiện công việc trong một tuần.
- Việc làm chính và việc làm phụ: Căn cứ vào khối lượng thời gian
hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.



13


1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động
1.1.2.1. Giới tính
Chất lượng lao động ảnh hưởng rất nhiều bởi giới tính của người lao
động đặc biệt là trong các ngành có tính chất đặc thù thì yếu tố giới tính
càng được coi trọng khi đánh giá chất lượng người lao động. Trong các
ngành khai khoáng, công nghiệp nặng, hóa chất công việc đòi hỏi sức khỏe
và cường độ công việc cao thì lao động nam được ưu tiên tuyển dụng cao
hơn lao động nữ. Nhưng trong những ngành đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ
như may mặc, giày da,… thì nhu cầu về lao động nữ lại cao hơn rất nhiều
so với lao động nam. Không chỉ do đặc thù nghề nghiệp mà yếu tố giới
tính còn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển trong công việc.
Cường độ công việc cao và áp lực công việc lớn cũng đòi hỏi người lao
động có khả năng chịu đựng cao để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Mặc dù cả lao động nam và lao động nữ đều có khả năng chịu đựng nhiều
áp lực trong công việc. Tuy nhiên, lao động nam lại có khả năng chịu đựng
áp lực công việc cao hơn lao động nữ. Ngoài ra, lao động nữ do nhiều
nguyên nhân khách quan khác mà khả năng thăng tiến trong công việc bị
hạn chế hơn so với lao động nam.
1.1.2.2. Sức khỏe, độ tuổi
Thể lực là trạng thái sức khoẻ của con người, là điều kiện đảm bảo
cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể
đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong
lao động. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn ngày càng đóng vai trò
quyết định trong sự phát triển chất lượng lao động, song sức mạnh trí tuệ
của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh.
Chăm sóc sức khoẻ là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng lao
động, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người.[11]
14


Các tiêu chí cụ thể của thể lực là: có sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng
quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; có các thông số nhân chủng học đáp
ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao
đổi trên thị trường khu vực và thế giới; luôn tỉnh táo và sảng khoái tinh
thần.
1.1.2.3. Nhân tố trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của người lao động được hiểu là sự hiểu biết của
người lao động với những kiến thức phổ thông về tự nhiên xã hội. Trình độ
văn hóa giúp người lao động có nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội để tiếp thu những kiến thức về chuyên môn trong quá trình học tập
chuyên môn, áp dụng những khoa họ kĩ thuật vào công việc.[11]
Trong quá trình làm việc trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng
nhưng để có trình độ chuyên môn thì người lao động cần có trình độ văn

hóa tốt, phù hợp với trình độ chuyên môn đó. Trình độ văn hóa càng cao
tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ kĩ
thuật vào thực tiễn đời sống.
1.1.2.4. Trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là năng lực của trí tuệ qua học hỏi, rèn luyện
chuyên sâu về một ngành nghề nào đó, quyết định phần lớn khả năng lao
động sáng tạo của con người.[12]. Trình độ chuyên môn được xem là yếu
tố quan trọng hàng đầu của chất lượng lao động bởi tất cả những gì thúc
đẩy lao động hành động tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ và những gì
họ đã tích lũy được. Khai thác và phát huy tốt trình đọ chuyên môn trở
thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy chất lượng lao động. Trình
độ văn hoá, với một nền tảng học vấn nhất định là cơ sở cho phát triển trình
độ chuyên môn. Trình độ chuyên môn là điều kiện đảm bảo cho lao động
hoạt động mang tính chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá. Kỹ năng lao
15


động theo từng nghành nghề, lĩnh vực là một yêu cầu đặc biệt quan trọng
trong phát triển nguồn lao động ở xã hội công nghiệp.
Phạm vi của các chương trình đào tạo nghề ban đầu và đào tạo nâng
cao hiện nay đều chưa thể đáp ứng được nhu cầu và định hướng trong
tương lai, và có xu hướng không linh hoạt. Chính phủ Việt Nam đã nhận
thức được những vấn đề này và đã nỗ lực đáng kể nhằm cải cách và mở
rộng hệ thống đào tạo nghề về:

Cơ chế cấp tài chính hiệu quả.

Tổ chức hợp tác với các doanh nghiệp.

Sử dụng và bảo dưỡng trang thiết bị hiện đại.


Biên soạn chương trình đào tạo theo định hướng thị trường.

Đào tạo các nhân viên quản lý và giảng dạy có năng lực.

Trao đổi kinh nghiệm trong mạng lưới đào tạo quốc tế.

Đối thoại trong và liên khu vực và nâng cao tính minh bạch
Việc tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề
định hướng theo nhu cầu được coi là một nhiệm vụ rất quan trọng trong
quá trình cải cách (hiện đại hoá, phát triển, hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, hỗ trợ tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo). Chính phủ Việt Nam đang
đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 26% vào năm 2010 lên
50% vào năm 2020.[12]. Việc Luật Giáo dục được thông qua vào năm
2005 và Luật Dạy nghề được thông qua vào năm 2006 đã tạo cơ sở vững
chắc cho việc tiếp tục xây dựng các quy định và chức năng điều hành của
Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cũng như vai trò
của nền kinh tế.
1.1.3.5. Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động
Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động là không gian làm việc được
trang bị máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để
16


người lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn
ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả
năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động.Tổ chức phục vụ nơi
làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người.
Và những đòi hỏi của ngành nghề và lĩnh vực hoạt động cũng thúc đẩy
người lao động quan tâm và chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng

lao động cho phù hợp với yêu cầu của công việc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới
1.2.1.1. Hoạt động nâng cao chất lượng lao động ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước láng giềng có nhiều nét văn hóa và xã hội
tương đương với Việt Nam. Đây là một quốc gia có quy mô dân số và lao
động lớn nhất trên thế giới. Chính vì thế, chất lượng lao động ở Trung
Quốc luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Sau gần hai thập kỷ cải cách mở cửa, Trung Quốc đã giành được những
thành tựu nổi bật trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Với tỷ lệ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 10%, Trung Quốc trở thành một
nước có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương.[17]
1.2.1.2. Hoạt động nâng cao chất lượng lao động ở Singapore
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao
quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác với diện tích 697,25 km
2
và số dân 5,1 triệu
người (năm 2012) cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội Singapore đã
nhanh chóng nằm trong nhóm các nước công nghiệp mới. Để đạt được
những thành công trong phát triển kinh tê – xã hội như thế, Singapore đã
đầu tư rất nhiều cho đào tạo phát triển lao động. Không chỉ là nước có tốc
độ phát triển kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện mà Singapore
17


còn là nước thu hút được rất nhiều du học sinh từ các nước trong khu vực
Đông Nam Á do có hệ thống giáo dục có chất lượng.[18]
Hàng năm, chính phủ Singapore chi 2,65% GDP cho phát triển giáo
dục đào tạo nhân lực. Một mức chi còn cao hơn cả của Pháp nhưng vẫn

thấp hơn so với Đan Mạch vốn có cùng số dân. Tuy nhiên, Singapore
không chỉ dừng lại ở mức đó, ngân sách cho đào tạo phát triển lao động
tiếp tục được tăng đều. Và chính phủ cũng đã ấn định đạt mức 3% GDP chi
giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng lao động.[18]
1.2.2. Hoạt động nâng cao chất lượng lao động ở nước ta
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội luôn được coi là mục tiêu
cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, trong đó vấn đề tạo công ăn việc làm,
nâng cao chất lượng lao động và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư
ở nông thôn cũng như thành thị là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước.
Nhà nước ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách thích hợp cho
từng giai đoạn, với từng nơi. Đặc biệt, trong thập kỷ qua, vấn đề giải quyết
việc làm, đào tạo nâng cao chất lượng lao động đã được Nhà nước quan
tâm thể hiện bằng việc áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích
đầu tư trong nước và ngoài nước, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế và xã hội, tăng cường công tác đào tạo và giới thiệu việc làm, mở rộng
khả năng hợp tác lao động quốc tế, hình thành quỹ quốc gia giải quyết việc
làm, triển khai các chương trình tín dụng ở các địa phương, triển khai các
chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình 327, 773, định canh, định
cư, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn,… Trong đó chương trình
120 là chương trình lớn, tập trung chủ yếu vào phát triển kinh doanh, tạo
việc làm cho lao động, nâng cao chất lượng lao động và tăng thu nhập. Sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta cùng với sự cố gắng của nhân dân trong
những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

×