Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ LOAN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP ĐA NGHỀ ĐÔNG THỌ,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà nội,ngày


tháng

Tác giả luận văn

Lê Thị Loan

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Hội đồng khoa học Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, các giảng viên của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giảng dạy và
hướng dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn các cơ quan ban ngành trên
địa bàn huyện Yên Phong cũng như Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đã tận tình giúp đỡ, cung cấp
tài liệu, tạo điều kiện, đóng góp nhiều ý kiến cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Dương Nga,
người đã tận tình bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy, phương pháp nghiên cứu và trực
tiếp hướng dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi
của thầy cô, các bạn đồng nghiệp và độc giả để luận văn được hoàn thiện và đề tài có
giá trị thực tiễn cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội,ngày

tháng


Tác giả luận văn

Lê Thị Loan

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, hộp và biểu đồ ..................................................................................... viii
Tóm tắt luận văn .............................................................................................................. ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng lao động tại các
cụm công nghiệp ............................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận..................................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Phân loại lao động .............................................................................................. 6

2.1.3.

Tiêu chí đánh giá chất lượng lao động................................................................ 7


2.1.4.

Đặc điểm lao động tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề ....... 9

2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................................ 14

2.2.1.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động trên thế giới ................................ 14

2.2.2.

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam ................................. 17

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 21

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 21

3.1.2.

Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................... 24


iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 32

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin .............................................. 32

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu, thông tin ................................................................ 33

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 33

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 35
4.1.

Thực trạng chất lượng lao động trong cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ,
Yên Phong, Bắc Ninh ................................................................................................ 35

4.1.1.


Tình hình chung các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ ......35

4.1.2.

Quy mô lao động tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, Yên Phong,
Bắc Ninh.................................................................................................................37

4.1.3.

Thực trạng chất lượng lao động quản lý trong các doanh nghiệp .................... 41

4.1.4.

Thực trạng chất lượng lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp
tại cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên Phong ............................ 46

4.1.5.

Thu nhập bình quân của lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên Phong .................................. 58

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động trong các doanh nghiệp tại
cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ ........................................................................ 60

4.2.1.

Công tác tuyển dụng và nguồn tuyển dụng lao động ....................................... 61


4.2.2.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ............................................................................. 64

4.2.3.

Điều kiện an sinh .............................................................................................. 74

4.2.4.

Chính sách văn hóa, thể dục, thể thao .............................................................. 81

4.2.5.

Chế độ phúc lợi đối với người lao động ........................................................... 84

4.3.

Giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong cụm công nghiệp đa nghề
Đông Thọ .................................................................................................................... 86

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 86

4.3.2.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong Cụm công nghiệp
đa nghề Đông Thọ. ........................................................................................... 88


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ....................................................................................................................... 94

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 97

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CN

Công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

DN


Doanh nghiệp

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

HĐH

Hiện đại hóa

KCN

Khu công nghiệp



Lao động

LĐTBXH

Lao động thương binh xã hội

MTV

Một thành viên

SL

Số lượng


SXKD

Sản xuất kinh doanh

THPT

Trung học phổ thông

TL

Tỷ lệ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Phong năm 2015 ............................ 26
Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Yên Phong ............................................................. 27
Bảng 3.3. Nguồn thông tin số liệu thứ cấp ................................................................... 32
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 33
Bảng 4.1. Số lượng các doanh nghiệp chia theo loại hình kinh doanh qua các năm .......36
Bảng 4.2. Quy mô lao động trong các doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh

qua các năm.................................................................................................. 38
Bảng 4.3. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp theo loại lao động qua các năm ...... 40
Bảng 4.4. Trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp ...................................................... 41
Bảng 4.5. Trình độ đào tạo và giới tính của chủ doanh nghiệp.................................... 43
Bảng 4.6. Đánh giá khả năng tư duy và phân tích vấn đề của cán bộ quản lý ............. 44
Bảng 4.7. Đánh giá khả năng tự trau dồi và nâng cao năng lực bản thân của đội
ngũ cán bộ quản lý ....................................................................................... 45
Bảng 4.8. Phân loại lao động trực tiếp theo độ tuổi qua các năm gần đây................... 46
Bảng 4.9. Giới tính của lao động trực tiếp ................................................................... 47
Bảng 4.10. Sức khỏe người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp tại Cụm
Công nghiệp đa nghề Đông Thọ .................................................................. 49
Bảng 4.11. Trình độ học vấn của người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp ..... 50
Bảng 4.12. Trình độ đào tạo của lao động trong các doanh nghiệp tại Cụm công
nghiệp đa nghề Đông Thọ ............................................................................ 51
Bảng 4.13. Số liệu điều tra về trình độ bậc nghề của người lao động ............................ 53
Bảng 4.14. Đánh giá khả năng tự trau dồi nâng cao năng lực bản thân của lao
động trực tiếp tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề
Đông Thọ ..................................................................................................... 54
Bảng 4.15. Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của lao động trực tiếp ............................. 55
Bảng 4.16. Đánh giá thái độ làm việc của lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp
trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ ................................................. 56
Bảng 4.17. Doanh thu bình quân/lao động năm 2015 của các doanh nghiệp tại
Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ .......................................................... 59

vi


Bảng 4.18. Thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp tại cụm công
nghiệp đa nghề Đông Thọ ............................................................................ 60
Bảng 4.19. Tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lao động tại các

doanh nghiệp trên địa bàn Cụm công nghiệp Đông Thọ ............................. 66
Bảng 4.20. Các hình thức đào tạo người lao động của các doanh nghiệp trong
Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ năm 2015 ......................................... 69
Bảng 4.21. Chi phí đầu tư cho đào tạo đội ngũ lao động của các doanh nghiệp trên
địa bàn Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ qua các năm......................... 71
Bảng 4.22. Đánh giá của người lao động về khóa đào tạo ............................................. 73
Bảng 4.23. Đánh giá của người lao động về chế độ lương ............................................. 77

vii


DANH MỤC HÌNH, HỘP VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ............................... 22

Hộp 4.1.

Đánh giá về thái độ làm việc của lao động trực tiếp tại công ty
TNHH CPRO Việt Nam ............................................................................ 57

Hộp 4.2.

Tình hình thực hiện nội quy làm việc cho lao động tại công ty
TNHH BS Tech Vina ................................................................................ 58

Hộp 4.3.

Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng lao động tuyển dụng ............... 62


Hộp 4.4.

Xác định nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho lao động ........................ 67

Biều đồ 4.1. Mức lương trung bình một lao động làm việc tại các doanh nghiệp
trong cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ qua các năm .......................... 75

viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp tại những cụm công nghiệp
không những góp phần to lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp cũng như tạo sự ổn định
về chính trị - xã hội thông qua việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói,
giảm nghèo, tăng phúc lợi xã hội. Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng
doanh nghiệp với 33 doanh nghiệp đi vào hoạt động năm 2015, thu hút được 4520 lao
động vào làm việc. Tuy nhiên chất lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp chưa
cao, còn nhiều bất cập như lao động quản lý chiếm tỷ lệ khá lớn; trình độ của chủ doanh
nghiệp còn khá thấp kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu,
rộng về vấn đề liên quan đến hoạt động của từng doanh nghiệp. Trình độ của người lao
động còn thấp, tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn, lao động có tay nghề chiếm tỷ lệ
thấp; tỷ lệ lao động trẻ chiếm rất cao (lao động dưới 30 tuổi chiếm gần 73%).
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động trong các doanh nghiệp tại cụm
công nghiệp đa nghề Đông Thọ là: Công tác tuyển dụng và nguồn tuyển dụng lao động
chưa phù hợp và người lao động được tuyển về phải qua đào tạo thì mới có thể vào làm
việc; nguồn lao động tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông không có trình độ tay
nghề; Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn khá nhiều bất cập vì thiếu nguồn lực cho đào tạo,
chất lượng đào tạo chưa cao; các điều kiện an sinh cho người lao động còn nhiều bất
cập, đặc biệt là thu nhập cho người lao động; các chính sách về văn hóa, thể dục, thể

thao; các chế độ phúc lợi đối với người lao động. Giải pháp để nâng cao chất lượng lao
động trong cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ là UBND huyện tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp vào đầu tư; giúp đỡ doanh nghiệp đào tạo cho người lao động. Đối với
ban quản lý các khu công nghiệp ở huyện Yên Phong cần có cơ chế bảo vệ người lao
động; trích lập quỹ để đào tạo cho người lao động. Đối với các doanh nghiệp cần có
chính sách thu hút lao động đã qua đào tạo và có chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao
chất lượng lao động. Đối với người lao động cần tích cực nâng cao trình độ, tay nghề,
và thái độ làm việc. Cùng với đó là có các chính sách thu hút nguồn lao động chất lượng
cao về làm việc tại các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp.
Từ khóa: Chất lượng lao động, Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, đào tạo

ix


THESIS ABSTRACT
Enhencing enterprises labor quality in the industrial zone not only contributed
greatly to the development of the business but also improved political stability - society
through employment, raise incomes workers, eliminate hunger, reduce poverty and
increase social welfare. Dong Tho Multi-craft industrial park in Yen Phong District, Bac
Ninh Province in recent years has been strong growth in the number of enterprises with
33 ones which operated in 2015, attracting around 4520 workers. However, the quality
of employees working in enterprises is not too high, Its has several shortcomings such
as labor management sizeable proportion; the ability of business owners is relatively
low skills and critical thinking problems requires understand deeply and broadly about
some issues relating to the operation in each enterprises. Qualifications of workers is
low, the proportion of unskilled workers accounted for a large number, skilled workers
stand at the low rate; the ratio of child labor (workers under 30 years old accounted for
nearly 73%) are calculated with high figure.
There are several factors which affecting the quality of labor in the Dong Tho
industry sector: Firstly, business recruitment and employment resources are not

appropriate and the workers must be recruited through the new training able to work;
workforce enrollment mainly unskilled workers who lack of knowdge; In addition, the
training and retraining have some problems due to shortage of resources for training,
training quality is not high; welfare conditions for workers is inadequate, especially
income for workers; policies, physical and sports culture; the welfare schemes for
workers. It have some solutions to improve the quality of labor in Dong Tho multi-craft
industrial zone: firstly, the local authorities enabling businesses to invest; support
businesses employees trainning. Secondly, the management of industrial parks in Yen
Phong district should have a mechanism to protect workers; set aside funds to train
workers. Besides, enterprises should have policies to attract trained labor and training
policies to support raising the quality of worker. Moreover, employees should actively
improve the qualifications, skills, and attitudes to work, along with policies to attract
high-quality workers to work in businesses.
Key words: Labor quality, Dong Tho industry zone, trainning

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc
liệt, con người đang được coi là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất
trong các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ
hội nhấp quốc tế, lao động trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hơn bao giờ
hết của nền kinh tế; đồng thời lao động cũng là một trong những yếu tố hàng đầu
quyết định của sự phát triển, nếu không đáp ứng sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự
phát triển kinh tế - xã hội; chỉ khi nào lao động được sử dụng một cách có hiệu
quả thì các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp mới có thể hoạt động một cách
trơn tru và đạt được những hiệu quả, thành công nhất định trong sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ như mong đợi. Việc nâng cao chất lượng lao động là mục tiêu

hàng đầu đối với các Cụm công nghiệp nói riêng đã và đang trở thành một trong
những yếu tố cần thiết trong mỗi nền kinh tế và quốc gia; tạo động lực tăng
trưởng, phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt cùng với sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì phải tìm mọi cách để trang bị
cho mình đội ngũ lao động đủ lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, phát triển mạnh về chất lượng lao
động trong các doanh nghiệp tại những cụm công nghiệp không những góp phần to
lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp cũng như tạo sự ổn định về chính trị - xã
hội thông qua việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm
nghèo, tăng phúc lợi xã hội. Hơn nữa, chất lượng lao động trong các doanh nghiệp
có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn, dễ dàng thích ứng với sự biến động của thị
trường, phù hợp với điều kiện từng vùng kinh tế nước ta.
Hiện nay, lao động trong các doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh nói chung và
huyện Yên Phong nói riêng còn hạn chế cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt là
chất lượng lao động trong tại Cụm công nghiệp trên địa bàn xã Đông Thọ, huyện
Yên Phong; những năm gần đây, các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp trên
địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ (chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, doanh nghiệp FDI...). Việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp
đầu tư vào Cụm công nghiệp là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện về vốn, mặt
bằng, công nghệ và trình độ lao động của huyện Yên Phong hiện nay. Tuy nhiên

1


việc nâng cao chất lượng lao động trong Cụm công nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn, chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó xuất phát từ những hạn chế và khó
khăn từ phía doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp, mặt khác chúng ta cũng chưa có
nhiều chính sách để khuyến khích nâng cao chất lượng lao động trong Cụm công
nghiệp phát triển một cách bền vững.
Trong thời gian qua với tổng số vốn đăng ký đầu tư của Công ty cổ phần

đầu tư địa ốc Sông Hồng vào Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ:
597.348.397.000đ, số công ty đang hoạt động: 33 với 4.520 lao động tại các
doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ chưa hợp lý trong từng
lĩnh vực hoạt động, trình độ lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp trong Cụm còn hạn chế (chiếm khoảng 30%) dẫn đến hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh thấp (chiếm 15%), không có lãi (25%), thậm chí một số
doanh nghiệp còn bị thua lỗ chiếm 10%, phá sản (10%) (Ban quản lý các khu
công nghiệp Yên Phong, 2015). Việc tìm ra phương hướng và biện pháp nâng
cao chất lượng lao động nhằm thúc đẩy sự phát triển của Cụm công nghiệp là
việc làm cấp thiết và có ý nghĩa to lớn đối với Cụm công nghiệp đa nghề Đông
Thọ trên địa bàn huyện Yên Phong.
Vấn đề đặt ra là chất lượng lao động trong Cụm công nghiệp như thế nào?
Lao động trong Cụm công nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư
hay không?
Nhận thấy được tầm quan trọng và xuất phát từ những vấn đề trên để nâng
cao chất lượng lao động giúp cho Cụm công nghiệp hoạt động có hiệu quả và
phát triển cao hơn nhằm đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, tôi tiến hành chọn
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại Cụm công
nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chất lượng lao động tại Cụm công nghiệp đa nghề
Đông Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại
Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động, chất lượng lao động;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao
động tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ;

2



- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động tại Cụm công nghiệp đa
nghề Đông Thọ trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thế nào là lao động, chất lượng lao động?
- Thực trạng chất lượng lao động trong các Cụm công nghiệp đa nghề
Đông Thọ huyện Yên Phong trong thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng lao động tại Cụm công
nghiệp đa nghề Đông Thọ?
- Để nâng cao chất lượng lao động tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông
Thọ cần có những giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động tại các công ty
trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Các chính sách, hoạt động, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động
tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng lao động
tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, Yên Phong, Bắc Ninh
* Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Cụm công nghiệp đa nghề
Đông Thọ, Yên Phong.
* Phạm vi về thời gian:
+ Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài thu thập trong 3 năm (2013 2015).
+ Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015
đến tháng 10/2016.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần đóng góp những lý luận và thực tiễn về nâng cao chất
lượng cho lao động nghề tại các cụm công nghiệp. Chỉ ra những hạn chế, thiếu

sót cần khắc phục trong thực tế để giúp nâng cao chất lượng lao động trong Cụn
Công nghiệp đa nghề Đông Thọ.

3


Luận văn đóng góp những giải pháp cho lãnh đạo UBND huyện Yên
Phong, Ban quản lý các khu công nghiệp huyện Yên Phong, các Doanh nghiệp
đang hoạt động trong cụm công nghiệp đa nghề và người lao động,… nhằm nâng
cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp đang lao động làm việc tại cụm
công nghề Đa Thọ, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Lao động
Theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam 2013, nguồn lao động là một
bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động có việc làm hoặc thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ trong gia đình hay
chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người
nghỉ việc hoặc nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ Luật lao động) (Quốc
hội, 2013).
Nguồn lao động được đánh giá qua khái niệm lực lượng lao động. Theo quan
niệm của tổ chức lao động thế giới ILO: lực lượng lao động là một bộ phận dân số
trong độ tuổi quy định, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.
Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực

hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong
đó, lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người
trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp).
Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao
động nhưng không có nhu cầu lao động (Bùi Văn Nhơn, 2006).
Nguồn lao động có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế quốc dân cũng
như đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Bởi vì lao động tạo ra của cải và là
lực lượng lao động chính trong xã hội, lao động là tầng lớp phát triển của xã hội.
Học thuyết giá trị của Adam Smith cho rằng lao động là nguồn gốc giá trị của hàng
hoá. Tức là giá trị của hàng hoá do lao động trừu tượng kết tinh lại trong hàng hoá,
do đó trong quá trình trao đổi, cái quyết định giá trị và theo đó, là giá cả của một
loại hàng hoá nào đó là lao động của người sản xuất bỏ trực tiếp vào hàng hoá.
Theo C.Mác: “Lao động là hoạt động có mục đích để sáng tạo ra những giá
trị sử dụng và lao động là sự kết hợp giữa sức lao động của con người và tư liệu
lao động để tác động vào đối tượng lao động”. C.Mác đã nói “Lao động trước hết
là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng

5


sức lao động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự
trao đổi chất giữa họ với tự nhiên”.
Theo Tổ chức Lao động khoa học quốc tế: “Lao động là hoạt động có mục
đích của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện
tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người” (Bùi Văn Nhơn, 2006).
Theo Bộ luật Lao động: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con
người tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần của xã hội” (Quốc hội, 2013).
Vậy lao động được hiểu là hoạt động có mục đích và quan trọng nhất của
con người, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời
sống của bản thân, gia đình và toàn xã hội.

2.1.1.2. Khái niệm về chất lượng lao động
Chất lượng lao động có vai trò to lớn đối với công cuộc đẩy mạnh CNH HĐH của đất nước. Đồng thời nó cũng là nhân tố tác động tới quá trình phát triển
của các doanh nghiệp. Chất lượng lao động được đánh giá theo những nhóm chỉ
tiêu chủ yếu như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, sức khoẻ,
các yếu tố về tâm lý…Như vậy, chất lượng lao động thể hiện mối quan hệ giữa
các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của người lao động. Chất lượng lao
động là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người lao động
trong doanh nghiệp nhất định.
Chất lượng lao động là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao
động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi
mục tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngươi lao động. Hay chất lượng lao
động có thể được hiểu là trạng thái nhất định của người lao động thể hiện mối quan hệ
giữa các yếu tố cấu thành bên trong của người lao động.
Theo Bùi Văn Nhơn (2006) giải thích thì: Chất lượng lao động gồm trí tuệ,
thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội trong đó: “Thể lực của người lao động: sức
khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần”, “Trí lực của người lao động: trình độ văn
hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người lao động”
“Phẩm chất tâm lý xã hội: kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong công
nghiêp, có tinh thần trách nhiệm cao …”.
2.1.2. Phân loại lao động
Theo Lee Myung-Bak (2012) Phân loại lao động có ý nghĩa quan trọng
trong việc quy hoạch lao động, phục vụ trực tiếp cho việc tính toán, lập dự toán

6


cho việc tính toán chi phí lao động trực tiếp, gián tiếp. Có nhiều cách phân loại
lao động có mục đích, ý nghĩa và yêu cầu quản lý khác nhau.
Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của
doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận trong doanh nghiệp được chia thành 2

loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
- Lao động trực tiếp: gồm những người trực tiếp tiến hành hoạt động SXKD
tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định.
Theo nội dung công việc thì lao động trực tiếp gồm: Lao động sản xuất kinh
doanh chính, lao động phụ trợ, lao động của các hoạt động khác.
Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động trực tiếp được phân thành:
lao động có tay nghề cao và lao động có tay nghề trung bình.
- Lao động gián tiếp: Gồm những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh
doanh trong doanh nghiệp.
Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn, loại lao động này
được chia thành: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản
lý hành chính
Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được phân thành
các loại: Chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự, nhân viên.
Phân loại lao động trong doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc nắm bắt
thông tin về số lượng và thành phần lao động, về trình độ nghề nghiệp của người
lao động trong doanh nghiệp, về sự bố trí lao động trong doanh nghiệp từ đó thực
hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Mặt khác, thông qua phân loại
lao động trong toàn doanh nghiệp và từng bộ phận giúp cho việc lập dự toán chi
phí nhân công trong chi phí SXKD, lập kế hoạch quỹ lương và thuận lợi cho việc
kiểm tra tình hình thực hiện các kế hoạch và dự toán này.
2.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng lao động
Trong thực tế, chất lượng lao động là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc
của người lao động với yêu cầu công việc của doanh nghiệp và đảm bảo cho
doanh nghiệp thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu
của người lao động. Đó là các yếu tố về trình độ tay nghề, tinh thần, thể lực và trí
lực của người lao động.
Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Văn Diềm (2012), các yếu tố ảnh

7



hưởng tới chất lượng lao động cho các doanh nghiệp: Hiện nay, trong các
doanh nghiệp tùy thuộc vào tính chất công việc yêu cầu chất lượng lao động
khác nhau. Đối với lao động trực tiếp yêu cầu các tiêu chí đánh giá chất lượng
lao động như sau:
- Thể lực của đội ngũ lao động là tình trạng sức khỏe, khả năng lao động
của họ. Thể lực được biểu hiện qua tình trạng sức khỏe. Theo tổ chức Y tế thế
giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không
phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên
cả bên trong và bên ngoài, cả thể chất và tinh thần. Sức khỏe vừa là mục đích của
phát triển, vừa là điều kiện của sự phát triển. Trong mối quan hệ với phát triển
kinh tế, việc đảm bảo các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe làm tăng chất lượng
nguồn lao động cả trong hiện tại và tương lai. Người lao động có sức khỏe tốt có
thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung
trong khi làm việc.
Để đánh giá chất lượng lao động về mặt thể lực, có nhiều chỉ tiêu được áp
dụng trong đó các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng là:
+ Chiều cao trung bình của thanh niên tuổi từ 18-35 (đơn vị cm)
+ Cân nặng trung bình của thanh niên (đơn vị kg)
- Trí lực của lao động là trí tuệ, chỉ số IQ. Khi tham gia vào quá trình sản
xuất, con người không chỉ sử dụng chân tay mà còn sử dụng cả trí óc. Bên cạnh
sức khỏe, trí lực là một yếu tố không thể thiếu của người lao động. Sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu lao động phải có trình độ học vấn cơ
bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng làm việc tốt để có khả năng tiếp
thu và áp dụng công nghệ mới, có khả năng làm việc chủ động, linh hoạt và sáng
tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động tiên tiến, hiện đại. Đó là
những biểu hiện, phản ánh chất lượng lao động trong điều kiện hiện nay.
Nhân tố trí lực thường được xem xét đánh giá trên hai giác độ: Trình độ văn
hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành. Việc đánh giá hai yếu

tố này thường dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau:
+ Trình độ văn hóa: là trình độ học vấn cao nhất của lao động. Chỉ tiêu này
đánh giá khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ
bản, thực hiện những việc đơn giản nhằm duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa
được cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình
học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

8


+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là trình độ nghiệp vụ được đào tạo về lĩnh
vực nào đó, có thể là đào tạo nghề, đào tạo từ bậc sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại
học,… hoặc trong các chuyên ngành của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm giúp
cho lao động đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động. Trình độ chuyên môn còn
biểu hiện ở kiến thức và những kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ
trong quản lý, kinh doanh cũng như các hoạt động nghề nghiệp, trình độ chuyên
môn của lao động kỹ thuật thường tính từ công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên.
Chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động là tỷ
lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động hiện có. Chỉ tiêu này được
dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn của lao động trong mỗi
doanh nghiệp.
- Thái độ làm việc: Là quan điểm đánh giá, phán xét, thể hiện xu hướng
phản ứng của cá nhân với một vài khía cạnh của môi trường. Thái độ làm việc
trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết định sự tận tâm làm việc hay
chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì mình đang có hay có chí tiến
thủ muốn vươn xa hơn. Ngày nay, trong công việc, cùng với sự cạnh tranh về trí
tuệ và năng lực của những nhân viên trong công ty là sự cạnh tranh về thái độ
làm việc. Thái độ làm việc trực tiếp quyết định hành vi một con người, quyết
định sự tận tâm làm việc hay chỉ ứng phó với công việc, bằng lòng với những gì
mình đang có hay có chí tiến thủ muốn vươn xa hơn. Khi bạn làm việc với thái

độ tích cực, lòng quyết tâm cao thì bạn sẽ đạt được những gì mình mong muốn.
Đối với lao động gián tiếp(hay còn gọi là quản lý) thì ngoài các tiêu chí
đánh giá trên còn đòi hỏi có thêm các kỹ năng như: kỹ năng nắm bắt và ohaan
tích vấn đề mới, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phán đoán và dự bá, kỹ năng
giao tiếp và ứng xử, kỹ năng lắng nghe... tất cả đều giúp cho người quản lý đạt
được mục đích mà họ mong muốn mà có thể đôi bên sẽ cùng có lợi.
2.1.4. Đặc điểm lao động tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp
đa nghề
“Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các DN, cơ sở sản xuất công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sông, được
đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa...vào đầu tư sản xuất kinh doanh do ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập”.

9


Cụm công nghiệp đa nghề bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt
hàng khác nhau như: sản xuất chế biến thức ăn gia súc, sản xuất bánh kẹo, sửa
chữa và bán sản phầm về cơ khí, thiết bị máy móc, sản xuất linh kiện điện tử, chế
tạo cơ khí, sản xuất dây đồng, chế biến thực phẩm, kinh doanh lâm sản, sản xuất
nhôm, đồ dùng gia đình, chế biến nông lâm sản....
2.1.4.1. Tính chất công việc
Tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề, nhu cầu thuê mướn
lao động trực tiếp chủ yếu là lao động phổ thông; nhu cầu thuê mướn lao động
quản lý nhiều nhưng đòi hỏi lao động có kinh nghiệm, có trình độ. Sản phẩm của
các doanh nghiệp đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nên lao động quản lý được thuê
trong Cụm công nghiệp phải là những lao động có trình độ, kinh nghiệm làm việc
và đòi hỏi có năng lực cao.

2.1.4.2. Thời gian làm việc
Đối với những công ty đã phát triển mạnh, nhìn chung người lao động có
việc làm đều đặn. Thông thường người lao động làm việc từ 8 - 10 giờ trong
ngày (theo ca hoặc theo giờ hành chính tùy từng doanh nghiệp). Những công ty
chưa phát triển ổn định, sản xuất cầm chừng mang tính thời vụ, thời gian làm
việc bình quân của người lao động rất thấp từ 4 - 6 giờ trong ngày.
2.1.4.3. Thu nhập của người lao động
Đối với lao động trực tiếp và gián tiếp, công lao động được đánh giá theo
thỏa thuận, việc thanh toán và trả công cho người lao động theo quy định của
pháp luật. Mức thù lao của người lao động phần lớn do chủ doanh nghiệp quyết
định, thường tương xứng với hao phí sức lao động thực tế của người lao động
bỏ ra.
2.1.4.4. Các vấn đề khác
Thị trường lao động trong Cụm công nghiệp còn có một số vấn đề nảy sinh
như: Nhà ở, sân chơi thể thao cho lao động, đăng ký hộ khẩu thường trú cho lao
động ở xa, nhà trẻ cho các cháu là con công nhân lao động, vấn đề trật tự xã
hội,….
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động
Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Văn Diềm (2012), các yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng lao động cho các doanh nghiệp bao gồm:
- Công tác tuyển dụng và nguồn lao động tuyển dụng: Nếu công tác tuyển

10


dụng của các doanh nghiệp tốt thì sẽ giúp cho doanh nghiệp loại bỏ được các lao
động chất lượng kém và tuyển dụng được nguồn lao động có chất lượng tốt và
nâng cao chất lượng lao động cho doanh nghiệp. Cùng với đó nếu nguồn lao
động tuyển dụng có trình độ, chất lượng tốt sẽ góp phần cho các doanh nghiệp có
nguồn tuyển dụng lao động dồi dào và sẽ làm cơ sở cho các doanh nghiệp xác

định và tuyển dụng được lao động có chất lượng cao.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: là các hoạt động học tập nhằm giúp cho
người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đó là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc, là
những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động đê
làm việc có hiệu quả hơn. Đào tạo và bồi dưỡng là quá trình học tập làm cho
người lao động có thể thực hiện các chức năng nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong
công tác của họ. Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ hành vi… của
mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể thự hiện một cách có năng suất và hiệu quả
trong lĩnh vực công tác của họ.
Đối với doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ
đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát sự
tiến hoá và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đảm bảo cho doanh
nghiệp có một lực lượng lao động giỏi, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của
doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thế giới đang dần chuyển
sang một phương thức sản xuất mới, hùng hậu hơn trước đây, nền kinh tế đã làm
cho các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải thích ứng tốt đối với môi trường kinh
doanh và phải đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh. Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực sẽ càng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng và công tác này còn làm cải
thiện được mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới xoá ỏ được sự thiếu hiểu biết,
sự tranh chấp, sự ngăn chặn sự cang thẳng mâu thuận tạo ra bầu không khí đoàn
kết thân ái cùng phấn đấu phát triển. Để đạt được hiệu quả cao hơn và khả năng
công tác tốt hơn.
Đối với người lao động trong điều kiện sự phát triển của khoa học công
nghệ, người lao động luôn phải nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp chuyên
môn để không bị tụt hâu. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực sẽ
giúp họ nâng cao kiến thức và tay nghề giúp họ tự tin hơn làm việc có hiệu quả
hơn. Phát huy khả năng, khám phá khả năng của từng người, trở nên nhanh nhẹn
đáp ứng sự thay đổi của môi trường.


11


Ngoài ra công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực còn có ý
nghĩa rất to lớn đối với xã hội, nhờ có hoạt động này mà người lao động không
những nâng cao được tay nghề mà còn tăng sự hiểu biết về pháp luật. Đẩy mạnh
sự hợp tác và phát triển trong đoàn thể và góp phần cải thiện được thông tin giữa
các nhóm và cá nhân trong xã hội, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, các
doanh nghiệp có vị trí hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, mà ngày nay các nhà quản lý
giỏi không chỉ dừng lạỉ các chương trình đào tạo có tính chất đối phó mà họ có
nhãn quan nhạy cảm, nhìn xa trông rộng trong nhiều năm tới. Để chuẩn bị cho
những thay đổi trong tương lai, thực tế đã khẳng định những doanh nghiệp nào
thích ứng một cách năng động với những thay đổi thì nhất định sẽ thành công.
- Điều kiện an sinh cho người lao động: Thị trường lao động phát triển thì
người chủ doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được người lao động có trình độ, kỹ
năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người lao
động cũng dễ dàng tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của
mình. Sự phát triển của hệ thống thông tin thị trường lao động, của trung tâm giới
thiệu việc làm sẽ là cầu nối tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Mối quan hệ giữa cung và cầu lao động sẽ ảnh hưởng đến mức tiền công trả cho
người lao động. Do vậy, nếu điều kiện an sinh của doanh nghiệp cho người lao
động tốt sẽ thu hút được người lao động có chất lượng tốt đến với doanh nghiệp,
giữ chân được lao động chất lượng cao. Cùng với đó là điều kiện an sinh tốt sẽ
góp phần thúc đẩy lao động làm việc hiệu quả hơn và tự trau dồi kiến thức để
nâng cao trình độ cho mình.
Cải thiện điều kiện an sinh cho người lao động trong doanh nghiệp góp
phần đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Bất kể
người lao động nào khi thiết lập quan hệ lao động với doanh nghiệp cũng mong
muốn có điều kiện và môi trường làm việc tốt; tiền lương và phúc lợi đảm bảo

được cuộc sống trước mắt và lâu dài; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế; được quan tâm, hỗ trợ khi gặp khó khăn; được tôn trọng; được nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ… tất cả những vấn đề này đạt được đến đâu đều phụ
thuộc vào việc thực hiện trách nhiệm điều kiện an sinh của doanh nghiệp đối với
người lao động. Doanh nghiệp quan tâm đến thực hiện và đảm bảo điều kiện an
sinh với người lao động tức là họ sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi, nhân phẩm, đảm
bảo việc làm và tăng thu nhập, giúp người lao động nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ… Khi doanh nghiệp thực hiện tốt điều kiện an sinh sẽ góp phần

12


tăng năng suất lao động, hiệu quả và lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, thúc
đẩy sự phát triển bền vững, thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện ngày càng cao các
tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế về điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng…
- Chế độ phúc lợi của doanh nghiệp tốt như xem xét nhìn nhận lại những
việc mà các nhân viên đã làm. Đánh giá phẩm chất đạo đức, tư cách pháp nhân,
trình độ chuyên môn, thông thường mỗi năm đánh giá một lần. Từ đó có các chế
độ khen thưởng, chế độ đãi ngộ với nhân viên. Nếu chế độ phúc lợi được quan
tâm tại nhiều doanh nghiệp và được đánh giá trên chất lượng sản phẩm, năng suất
công việc. Bất cứ người lao động nào cũng muốn nhận được lời khen. Một chính
sách đãi ngộ hợp lý cần phải ghi nhận và biểu dương khen ngợi thành tích làm
việc cũng như tác phong của người lao động sẽ giúp họ làm việc tốt hơn và cố
gắng phấn đấu hơn nữa.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, để thu hút nguồn nhân lực, doanh nghiệp
phải không ngừng cải thiện môi trường làm việc cũng như chính sách phúc lợi
phù hợp. Có thể nói, lương và phúc lợi chính là công cụ hữu hiệu để động viên
người lao động gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc;
giúp doanh nghiệp ổn định và vượt qua những giai đoạn khó khăn nhằm đạt được
sự phát triển bền vững.

Công ty ngày càng phát triển, cần phải định hướng lại chính sách phúc lợi,
nếu không bạn sẽ không đạt được những thay đổi mong muốn. Một công ty quyết
định phát triển doanh số bán hàng của nó trên một loại sản phẩm nhất thiết phải
phát triển các chính sách ưu đãi lương thưởng tính trên doanh thu. Với các món
tiền thưởng và các món tiền khuyến khích khác tính trên kết quả mà công ty
thưởng cho nhân viên, hệ thống trả lương linh hoạt là một công cụ chiến lược
mạnh mẽ. Một hệ thống phúc lợi nên có thể tạo ra một đòn bẩy mạnh mẽ, vì vậy
nên cần lập quỹ tiết kiệm dành cho nhân viên. Công ty có thể phải thiết lập mục
tiêu rõ ràng, đặc biệt là về thay đổi phúc lợi, để đảm bảo tính hợp lý của hệ thống
phúc lợi. Một nhân viên sẽ đánh giá cao khi biết đề xuất không chỉ các tiêu chuẩn
mà người ta sẽ đánh giá dựa trên đó mà còn xác định nó như thế nào.
- Chính sách văn hóa, thể dục, thể thao: nếu chính sách này được thực hiện
tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng lao động, làm cho cán bộ nhân viên trong
doanh nghiệp đoàn kết hơn, gắn kết với nhau, cùng nhau trao đổi học hỏi kinh
nghiệm và nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên, nâng cao năng suất và hiệu
quả làm việc trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng

13


trong phát triển kinh doanh và phát triển cộng đồng. Có rất nhiều doanh nghiệp
tiến hành rất bài bản và đầy đủ các biện pháp cần thiết để cải tiến chất lượng hoạt
động, chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhưng vẫn không thành công.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò (tích cực nếu nó phù hợp với môi trường
thay đổi, với tiến bộ xã hội và tác động tiêu cực khi nó đã lỗi thời) trong việc
như: tạo ra bản sắc riêng và tính thống nhất trong cam kết của lãnh đạo và của
mọi thành viên trong doanh nghiệp về mục đích và mục tiêu mà doanh nghiệp
đạt được. Văn hóa doanh nghiệp có thể cải tiến hoặc có thể bóp méo một hệ
thống thông tin chính thức trong doanh nghiệp; tác động tới tiến trình cải tổ của
doanh nghiệp... thông qua gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi chiến lược xây

dựng văn hóa là một hướng tiếp cận để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa, xem nó là bài thuốc chữa bách bệnh cho
doanh nghiệp. Hơn nữa, thực tế cho thấy, một số ít doanh nghiệp khi sử dụng
hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp đã không đủ kiên trì trong củng cố các giá
trị văn hóa mà họ đề xướng, rút cục văn hóa mà lãnh đạo doanh nghiệp đề xướng
vẫn chỉ là khẩu hiệu treo trên tường, là bài phát biểu trong các sự kiện mang tính
nghi lễ.
Chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động ngày một tốt hơn sẽ góp
phần thúc đẩy người lao động làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp. Từ các hoạt
động thể dục thể thao bổ ích giúp cho người lao động giải tỏa căng thẳng sau giờ
làm việc, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công việc. Do vậy các hoạt
động mang tính chất quần chúng trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến việc
nâng cao hiệu quả làm việc trong doanh nghiệp.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động trên thế giới
- Giáo dục và đào tạo thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu, chế độ tăng lương
và tăng thưởng là đòn bẩy để thúc đẩy nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm và
tính sáng tạo trong sản xuất.
- Chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế.
- Xây dựng đội ngũ nhân tài có chất lượng cao, điều chỉnh nhân tài một cách
hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng
nhân tài, sử dụng nhân tài một cách khoa học...
- Luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu để phát huy
cao nhất tiềm năng của mình.

14


×