Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.11 KB, 122 trang )

Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 1 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Tự sự là một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng. Nó đã xuất hiện
từ rất lâu nh Roland Barthes nói: Đã có bản thân lịch sử loài ngời thì đã có tự
sự. Trong các hình thức tự sự, tự sự văn học là phức tạp nhất. Nó đáng nghiên cứu
nhất và là đối tợng chủ yếu của tự sự học. Theo GS.TS Trần Đình Sử : Lý thuyết tự
sự có thể coi nh một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học
hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kunh, thì đó là một bộ phận cấu thành
của hệ hình lý luận hiện đại. [81]. Nghiên cứu văn học từ phơng diên tự sự cũng
là một hớng tiếp cận cần thiết nhằm khám phá sâu hơn cấu trúc văn bản - đặc biệt
là cấu trúc tiểu thuyết với những dấu hiệu đặc thù của nghệ thuật trần thuật.
Thời điểm sau năm 1975, đất nớc Việt Nam bớc sang trang mới, lẽ đơng
nhiên nền văn học của chúng ta cũng bớc vào một chặng đờng mới. Đặc biệt, từ
sau đại hội Đảng VI, năm 1986, văn học đã thực sự đợc cởi trói. Văn học lúc
này đứng trớc một tình thế thuận lợi cho sự phát triển: cá tính sáng tạo đợc tôn
trọng và có điều kiện để bộc lộ tối đa, giao lu quốc tế đợc mở rộng, tinh thần, tình
cảm, trình độ văn hoá, sự hiểu biết của con ngời đợc nâng cao. Hiện thực tuy
ngổn ngang, bề bộn nhng phong phú là mảnh đất màu mỡ của văn chơng.
Trên thực tế, ở Việt Nam, thời kỳ đổi mới với dấu mốc 1986 đã đánh dấu sự
chuyển hớng của văn học. Sự đổi mới t duy nghệ thuật đã tạo tiền đề cho sự cách
tân thể loại, trong đó có tiểu thuyết. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghệ
thuật tiểu thuyết ở các giai đoạn khác nhau và của các tác giả khác nhau, nhng
khám phá tính hiện đại, sự mới mẻ của tiểu thuyết từ phơng diện trần thuật, đặc
biệt là phơng diện ngời kể chuyện vẫn là vấn đề còn để ngỏ.
Nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới đã có những chuyển biến đáng ghi
nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết. Trong sự vận động chung của
nền văn học, tiểu thuyết một loại hình tự sự cỡ lớn, cỗ máy cái của nền văn học
hiện đại đã và đang nỗ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời


đại, của đời sống văn học và của đông đảo độc giả. Không khí dân chủ của môi
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 2 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
trờng sáng tạo đã giúp nhà văn ý thức sâu sắc hơn về t cách nghệ sĩ nơi mình.
Cha bao giờ những quan niệm về văn chơng, về nhà văn, về hiện thực và con
ngời, về đổi mới t duy nghệ thuật lại cởi mở, dân chủ nh lúc này. Nhiều cây bút
viết tiểu thuyết đã có ý thức cách tân trong cách nhìn và trong lối viết, có những tác
phẩm thành công hoặc đang trên đờng tìm tòi, thể nghiệm, song điều đáng nói ở
đây là tất cả đều hớng tới hệ quả: làm mới, làm hấp dẫn văn chơng nói chung và
tiểu thuyết nói riêng.
Nguyễn Khải sinh năm 1932, tại Hà Nội, mất năm 2008, tại Thành phố Hồ Chí
Minh, là một trong số rất ít nhà văn mà sự nghiệp sáng tác đã phản ánh rõ nét sự vận
động của nền văn học trớc 1975 và sự tìm tòi, đổi mới của văn học sau năm 1975.
Ông là một cây bút bền bỉ trong nghề với khoảng thời gian sáng tác dài. Đi qua hơn
nửa thế kỷ lao động, tìm tòi, khám phá sáng tạo, Nguyễn Khải đã có một khối lợng
tác phẩm khá lớn: trên 70 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết và khoảng trên 60 tác phẩm tạp
văn.
Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại từ sau cách mạng
tháng Tám. Ông thuộc số ít các nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc
đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn. Ông thuộc số
ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn có mặt ở những nơi mũi nhọn
của cuộc sống. Nguyễn Khải vẫn tự coi mình là một giọt nắng nhạt nhng sáng
tác của ông luôn bám sát từng bớc đi của đời sống với niềm hứng thú đặc biệt
hớng vào cái hôm nay để nghiên cứu, phân tích và đối thoại. Sáng tác của ông
vừa nóng hổi tính thời sự, vừa có tầm khái quát về những vấn đề thiết cốt đặt ra từ
đời sống xã hội và con ngời đơng thời. Tác phẩm của ông , vì thế, luôn đợc giới
nghiên cứu, phê bình quan tâm luận bàn và đông đảo bạn đọc hào hứng đón nhận.
Đúng nh ý kiến của Vơng Trí Nhàn trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn
Khải: Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn

đánh dấu những bớc chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm
tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu
tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con ngời thời đại với tất cả những cái hay, cái dở
của họ, đời sống tinh thần của họ phải đọc Nguyễn Khải [63]. Với ngòi bút hiện
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 3 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
thực đặc sắc, năng lực quan sát và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến
cho ngời đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nớc và con ngời
đơng thời. Trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, ông để lại cho đời 9 tiểu thuyết. Sự kết
tinh của nghệ thuật và độ chín của văn nghiệp Nguyễn Khải đợc ghi nhận khá rõ
nét ở các tiểu thuyết ông viết ở thời kỳ đổi mới.
Việc chọn đề tài: Ngời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ
đổi mới của chúng tôi là bắt nguồn từ tầm quan trọng của Tự sự học trong nghiên
cứu văn học những năm gần đây. Điều đó cũng giúp ngời viết nhận diện sâu sắc
hơn sự phát triển của nghệ thuật Tự sự, bớc chuyển mình của tiểu thuyết Việt Nam
nói chung, tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới nói riêng. Qua việc nghiên cứu đề
tài này, chúng tôi cũng muốn thấy đợc những thành tựu đổi mới của Nguyễn Khải,
khẳng định các giá trị sáng tác của nhà văn trong thời kỳ này, góp phần thiết thực
vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải, đồng thời góp phần xác lập
giá trị trong nghệ thuật tự sự mà Nguyễn Khải đã cống hiến cho văn học và cuộc
đời.
Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm đợc đa vào giảng
dạy trong nhà trờng phổ thông. Hớng nghiên cứu này, theo đây, sẽ góp một phần
không nhỏ giúp ngời giáo viên có thể khai thác sâu hơn chất lợng nghệ thuật của
tác phẩm, qua đó, cũng nâng cao chất lợng bài giảng của mình. Thực hiện đề tài kể
trên, chúng tôi mong muốn và hi vọng sẽ mang lại những đóng góp khoa học nhất
định đối với công tác nghiên cú và giảng dạy văn chơng.
Số lợng tác phẩm và chất lợng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Khải trong
suốt nửa thế kỷ đã xếp ông vào vị trí xứng đáng của nền văn học nớc nhà. Từ

những sáng tác ra đời ở thời kỳ mới vào nghề nh: Xung đột, Mùa lạc Nguyễn
Khải đã đợc giới nghiên cứu, phê bình đánh giá là một ngòi bút thông minh, sắc
sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hàng ngày, với những
gì đang diễn ra, với những vấn đề hôm nay đã khiến những trang viết sắc sảo, đầy
chất văn xuôi của Nguyễn Khải không những luôn luôn có độc giả mà còn khơi
gợi đợc hứng thú tranh luận, trở thành nơi giao tiếp đối thoại với đông đảo bạn
đọc.
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 4 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
1.1. Lịch sử nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Khải
Cùng với sự ra đời của hàng loạt tác phẩm nghệ thuật khẳng định tài năng
sáng tác của Nguyễn Khải, ngời đọc có thể tìm thấy một số lợng khá lớn, khá
phong phú những bài nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Khải đợc công bố dới
nhiều dạng khác nhau và đề cập đến nhiều phơng diện sáng tác khác nhau của sáng
tác Nguyễn Khải.
Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác gia, tác phẩm Nguyễn
Khải có bài viết của Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 1975 (tập
II), của Đoàn Trọng Huy trong Giáo trình văn học Việt Nam 1945 1975 ( phần
tác giả). Ngoài ra còn phải kể đến Lời giới thiệu của Vơng Trí Nhàn trong
Tuyển tập Nguyễn Khải (3 tập) và bài Nguyễn Khải: một đời gắn bó với thời đại
và dân tộc của Bích Thu
Những công trình nghiên cứu trên đã cho ngời đọc một hình dung khá cụ
thể về Nguyễn Khải cả ở sự nghiệp sáng tác, giá trị tác phẩm cùng phong cách riêng
của ông. Hầu hết các tác giả đều khẳng định: Nguyễn Khải là một trong những nhà
văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ sau 1945. Chiếm số lợng nhiều
nhất là các bài viết về từng tác phẩm cụ thể hoặc đi vào các phơng diện sáng tác
của Nguyễn Khải. Các bài viết về Nguyễn Khải có giá trị của nhiều nhà nghiên cứu
phê bình đăng trên các báo, tập san, tạp chí đợc tập hợp lại trong công trình
Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm ( do Hà Công Tài và Phan Diễm Phơng

tuyển chọn và giới thiệu).
Tác giả Nguyễn Văn Hạnh trong bài Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải đã
nhận ra cái nhìn đặc trng của nhà văn: Nhà văn có một cái nhìn nhạy bén, thấu suốt
vào một số những mặt chủ yếu, những vấn đề khá phức tạp của cuộc sống [21, tr.53].
Thống nhất với ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, tác giả Chu Nga trong
bài viết Đặc điểm ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải đã khẳng định: Với con mắt
sắc sảo của mình, nhìn vào ngõ ngách của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể rất
nhanh nhạy phát hiện ra những vấn đề phức tạp [57, tr.65].
Để công và dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con ngời và văn chơng
Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vơng Trí Nhàn. Với bài viết Nguyễn Khải trong
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 5 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1975, nhà nghiên cứu đã giúp
ngời đọc nhận ra nét căn bản trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là:
Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối
thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại một phong cách vừa dân dã vừa hiện
đại [64].
1.2. Lịch sử nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Nguyễn Khải
và tiểu thuyết của Nguyễn Khải.
Nguyễn Thị Bình trong bài viết Nguyễn Khải và t duy tiểu thuyết đã chỉ
ra một hình tợng ngời kể chuyện đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Khải: Có
một ngời kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà báo, là chú Khải cùng với
rất nhiều chi tiết tiểu sử nh biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình, muốn coi
mình là đối tợng của văn chơng ( ). Nhân vật này góp phần tạo ra giọng điệu tự
nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng trên các trang văn Nguyễn Khải [15, tr.141].
Vơng Trí Nhàn cũng cho rằng:Trong những trờng hợp thành công nhất của
mình, Nguyễn Khải hiện ra nh một ngời kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi
chia sẻ với mọi ngời mọi vui buồn khi quan sát việc đời [ 63, tr.120].
Tác giả Đào Thuỷ Nguyên trong cuốn Phơng pháp tiếp cận sáng tác của

Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại đã lu ý tới cái nhìn
xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con ngời đơng thời: con ngời trong thời
gian và lịch sử; con ngời trong các khả năng lựa chọn và thích ứng; con ngời trong
quan hệ gia đình; con ngời trong mâu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ
Nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy trong bài viết Vài đặc điểm phong cách
nghệ thuật Nguyễn Khải đã nhận ra tính chất đa giọng điệu trong sáng tác Nguyễn
Khải: Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi, là ngôn ngữ hiện
thực. Đặc bịêt là tính chất nhiều giọng điệu. Nhà văn thờng đứng ở nhiều góc độ,
nhiều bình diện để tả và kể. Không chỉ kể bằng giọng của mình, bằng lời của ngời
dẫn truyện, tác giả còn biết biến hoá thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau
[30, tr.92-93]. Nh vậy, yếu tố giọng điệu - một trong những yếu tố đặc trng của
hình tợng tác giả đã đợc nhà Nghiên cứu Đoàn Trọng Huy đề cập đến.
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 6 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
Trong chuyên luận Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
những năm 80 đến nay, nhà nghiên cứu Bích Thu đã tập trung sự chú ý vào một
yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải: Sức chinh
phục của truyện ngắn Nguyễn Khải những năm gần đây một phần đáng kể là do
nghệ thuật kể chuyện, trong đó giọng điệu trần thuật là một trong những yếu tố quan
trọng làm nên sức hấp dẫn trong các sáng tác tự sự của nhà văn [98, tr.122]. Tác
giả đã chỉ ra sự phức hợp giọng điệu đợc thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Khải
nh: giọng triết lý, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình,
chia sẻ; giọng hài hớc hóm hỉnh Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định: Sáng tác
của Nguyễn Khải từ những năm 80 cho đến nay không chệch ra khỏi quy luật tiếp
nối và đứt đoạn của văn học. Một giọng điệu trần thuật chịu sức hút của chủ nghĩa
tâm lý, kết hợp kể, tả, phân tích một cách linh hoạt, thông minh và sắc sảo. Lời văn
nghệ thuật Nguyễn Khải là lời nhiều giọng, đợc cá thể hoá mang tính đối thoại của
tự sự hiện đại [98, tr.132].
Ngoài ra còn một vài luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học

đề cập đến một vài khía cạnh trong sáng tác Nguyễn Khải nh:
Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong sáng tác Nguyễn
Khải Luận án tiến sĩ - Đào Thuỷ Nguyên
Triết luận trong truyện ngắn Nguyễn Khải Luận văn thạc sĩ Nguyễn
Thị Huấn
Chất triết lý trong văn xuôi Nguyễn Khải ( qua Xung đột, Mùa lạc, Hãy
đi xa hơn nữa và Ngời trở về ) Báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học-
2010- Phạm Trọng Đạt, Đỗ Thị Nhung.
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải (sau 1975) Luận
văn thạc sĩ Kiều Thu Huyền - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Đổi mới về nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Khải trong truyện ngắn
sau 1980 Lê Thị Ngọc Huyền NCS khoa Ngữ văn ĐHSPHN.
Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Khải Luận án tiến sĩ - Trần Văn Phơng
- ĐHSPHN.
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 7 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi

Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Khải
và các sáng tác của ông thời kỳ đổi mới, chúng tôi có thể sơ bộ rút ra những nhận
xét sau:
1. Số lợng các bài viết, các ý kiến đánh giá về tác phẩm của ông rất phong
phú. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định Nguyễn Khải là một nhà văn sắc
sảo, xông xáo, nhạy bén, đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống, có nhiều tìm tòi,
sáng tạo và đổi mới trong cách viết.
Các bài viết, các ý kiến đề cập đến tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới
đều chỉ ra những điểm mới trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn, giọng điệu
cho đến ngôn ngữ. Nhìn chung các bài viết đều khẳng định: Tiểu thuyết thời kỳ đổi
mới của Nguyễn Khải góp phần quan trọng trong việc đổi mới nền văn học nớc
nhà.

2. Song, văn chơng vốn là thế giới vô cùng, muôn màu, muôn vẻ nên việc
khám phá vẻ đẹp của văn chơng không bao giờ có điểm dừng. Mặc dù các nhà
nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh của góc nhìn tự sự, về nghệ thuật trần
thuật của tác phẩm Nguyễn Khải nhng vấn đề mà luận văn chúng tôi quan tâm thì
cha có một công trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống. Trên tinh thần tiếp thu,
phát triển thành tựu nghiên cứu của ngời đi trớc, chúng tôi mạnh dạn góp phần
nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: Ngời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời
kỳ đổi mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua công trình nghiên cứu Ngời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải
thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhằm hớng tới những mục đích cụ thể nh sau:
2.1. Cảm thụ tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới một cách sâu sắc hơn,
đồng thời chỉ ra đợc nét riêng đặc sắc từ góc nhìn tự sự, trên trục ngời kể chuyện,
từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải.
2.2. Khẳng định sự đóng góp to lớn của Nguyễn Khải trên thi đàn văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới.
2.3. Nâng cao khả năng cảm thụ, tiếp nhận vấn đề cho giáo viên trong quá
trình giảng dạy tác phẩm Nguyễn Khải ở trờng THPT.
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 8 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài Ngời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới,
chúng tôi tập trung xem xét các tài liệu, các vấn đề cơ bản sau:
3.1.1. Những tài liệu và công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật trần
thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới.
3.1.2. Những bài viết và công trình nghiên cứu về Nguyễn Khải và các tiểu
thuyết của ông thời kỳ đổi mới.
3.1.3. Xem xét nghệ thuật trần thuật, trên trục ngời kể chuyện trong các tiểu
thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải.

3.1.4. Những sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới và một số sáng tác
của các nhà văn khác nhằm thấy rõ sự chuyển hớng trong nghệ thuật kể chuyện của
Nguyễn Khải.
4. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung khai thác, tìm hiểu, khẳng định mối quan hệ thống nhất
hữu cơ giữa các yếu tố nổi trội:
4.1.1. Một số vấn đề lý luận chung về ngời kể chuyện
4.1.2. Ngời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải thời kỳ đổi mới.
4.1.3. Ngôn ngữ và giọng điệu của ngời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải thời kỳ đổi mới.
Mỗi phần tơng ứng với một chơng của Luận văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Mốc thời gian của văn học thời kỳ đổi mới mà chúng tôi nhắc đến ở luận văn
mang tính ớc lệ tơng đối. Lâu nay, chúng ta vẫn tính thời gian bắt đầu cho thời kỳ
đổi mới là năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nhng đối với văn hoc, sự đổi
mới có thể bắt đầu từ sớm hơn. Quá trình đổi mới của văn học đã manh nha từ
những năm đầu thập niên 80 với sự xuất hiện của một loạt tác phẩm của các tác giả
khác nhau nh: Thời xa vắng ( Lê Lựu), Cù lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Ma
mùa hạ (Ma Văn Kháng) Đối với Nguyễn Khải, dấu hiệu của sự đổi mới đợc tính
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 9 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
từ Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của ngời (1985). Do vậy, để làm rõ yêu
cầu đặt ra, luận văn tiến hành nghiên cứu và khảo sát các tiểu thuyết sau:
- Gặp gỡ cuối năm (1982)
- Thời gian của ngời (1985)
- Vòng sóng đến vô cùng (1987)
- Một cõi nhân gian bé tý (1989)

- Thợng đế thì cời (2003)
5. Phơng pháp nghiên cứu
5.1. Phơng pháp lịch sử xã hội
Văn học là bức tranh sinh động nhất về đời sống hiện thực. Văn học nói
chung và tiểu thuyết của Nguyễn Khải nói riêng mang hơi thở chung của thời đại.
Chính vì vậy, không xem xét đến yếu tố hiện thực, đặc biệt đấy lại là nhiệm vụ do
Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra thì không thể nào thấy đợc sự tất yếu phải thay đổi,
phải chuyển hớng của văn học nghệ thuật trong giai đoạn này. Sử dụng phơng
pháp lịch sử xã hội sẽ giúp cho việc lý giải những cơ sở thực tiễn và nguyên nhân
sự chuyển hớng của nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Khải.
5.2. Phơng pháp loại hình
Đây là một phơng pháp chủ đạo trong việc thực hiện đề tài. Nó giúp chúng
tôi phân biệt các tác phẩm sao cho đúng với yêu cầu của đề tài.
5.3. Phơng pháp hệ thống
Phơng pháp này giúp xem xét ngời kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải với t cách là một yếu tố hữu cơ của một cấu trúc chỉnh thể trong mối quan hệ
với các yếu tố khác.
5.4. Phơng pháp phân tích
Phơng pháp này giúp chúng tôi đi sâu khám phá giọng điệu của ngời kể
chuyện.
5.5. Phơng pháp so sánh
Văn học chịu sự chi phối trực tiếp và hết sức mạnh mẽ của hoàn cảnh xã hội.
Sự chuyển biến đổi mới của văn học gắn với quá trình vận động đổi mới đang diễn
ra trên toàn xã hội. Việc sử dụng phơng pháp so sánh (lịch đại, đồng đại) giúp
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 10 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
chúng tôi có điều kiện so sánh sự chuyển hớng về nghệ thuật trần thuật của
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới cũng nh đặc điểm nổi trội đặc sắc của nghệ thuật trần
thuật nói chung, ngời kể chuyện nói riêng của tiểu thuyết Nguyễn Khải so với tiểu

thuyết của các tác giả cùng thời.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến hành sử dụng
phơng pháp thống kê, khảo sát, phân loại cùng một vài thao tác của thi pháp học
nh một phơng pháp hỗ trợ.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
6.1. Góp phần quan trọng trong việc ứng dụng lý thuyết tự sự học vào việc
tìm hiểu các tác phẩm văn học, cụ thể là các tiểu thuyết Nguyễn khải thời kỳ đổi
mới.
6.2. Xác lập thêm tính vững chắc của khái niệm ngời kể chuyện, một
phơng diện trọng yếu của Tự sự học.
6.3. Góp phần làm sáng tỏ cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Khải trong việc cách tân tiểu thuyết trên bình diện nghệ thuật trần thuật. Từ
đó, khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trong sự vận động của tiểu thuyết Việt
Nam thời kỳ đổi mới.





Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 11 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
Nội dung
Chơng I
khái lợc chung về ngời kể chuyện

1.1. Giới thuyết về ngời kể chuyện trong tác phẩm tự sự
1.1.1. Khái niệm ngời kể chuyện
Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Mỗi tác phẩm văn
học chính là một hiện tợng, một lát cắt của đời sống con ngơì đợc thể hiện qua

cái nhìn, qua con mắt, qua sự cảm nhận, đánh giá mang tính chủ quan của nhà văn.
Vì thế, tác phẩm văn học bao giờ cũng thể hiện thái độ, quan điểm, lập trờng, t
tởng và sự sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống.
Nếu nh trong loại hình trữ tình, những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ chủ quan
của nhà thơ đợc thể hiện trực tiếp qua những lời lẽ, tâm tình, bộc bạch và thể hiện
thành nội dung chủ yếu của tác phẩm thì ở trong loại hình tự sự, một loại hình giàu
tính khách quan thì những điều đó đợc thể hiện khá rõ qua hình tợng nhân vật
ngời kể chuyện.
Cũng nh nhiều khái niệm lý luận văn học khác, khái niệmngời kể
chuyện cho đến nay dờng nh vẫn cha đợc các nhà lý luận thống nhất hoàn
toàn. Ngay trong tên gọi cũng có những cách gọi khác nhau, có ngời gọi là ngời
trần thuật, có ngời lại gọi là ngời kể chuyện và có ngời đã cho là hai khái
niệm này khác nhau. Sự phân biệt này cũng đều có cái lý riêng. Tuy nhiên, trong
luận văn này chúng tôi xem đây là những khái niệm đồng nghĩa.
Thuật ngữ ngời kể chuyện lâu nay có nhiều công trình nghiên cứu gọi là
ngời trần thuật. Theo Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học: Ngời
trần thuật là một ngời môi giới giữa các hiện tợng đợc miêu tả và ngời nghe
(ngời đọc), là ngời đợc chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra [18, tr.88].
Tác giả cũng khẳng định: Các phơng thức trần thuật cực kỳ nhiều vẻ. Hình thức
phổ biến nhất của miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hóa, mà
đằng sau là tác giả. Nhng ngời trần thuật hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 12 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
phẩm với hình thức một cái tôi nào đó. Những ngời trần thuật đợc nhân vật
hóa nh vậy, kể câu chuyện từ ngôi thứ nhất của chính mình có thể gọi một cách
tự nhiên là ngời kể chuyện [18, tr.92].
Định nghĩa ngời kể chuyện, Tz Todorov cho rằng: Ngời kể chuyện là
yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tởng tợng. Không thể có trần thuật
thiếu ngời kể chuyện. Ngời kể chuyện không nói nh các nhân vật tham thoại

khác mà kể chuyện. Nh vậy kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và ngời kể,
nhật vật mà nhân danh nó cuốn sách đợc kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt [85,
tr.79]. Trong khi đó, W. Kayser viết về ngời kể chuyện nh một vai trò ớc định:
Trong nghệ thuật kể, ngời kể chuyện không bao giờ là tác giả đã hay cha từng
biết đến, mà là một vai trò đợc tác giả nghĩ ra và ớc định [ 85, tr.79]. Và với
ông, đó cũng là một khái niệm mang tính chất cực kỳ hình thức: Ngời trần thuật-
đó là một hình hài đợc sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học .
ở nghệ thuật kể không bao giờ ngời trần thuật là vị tác giả đã hay cha nổi danh,
nhng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận [ 85, tr.245].
Giáo s Trần Đình sử cho rằng: Mọi nội dung t tởng, ý đồ sáng tạo đều do
tác giả nghĩ ra, nhng anh ta không trực tiếp đứng ra trần thuật, mà sáng tạo ra một
ngời trần thuật để thay mình làm điều đó. Khi sang tác, nhà văn nh ngời chép hộ
lời lẽ của ngời trần thuật do mình tạo ra [81, tr.145]. Ông cũng khẳng định rằng:
văn bản trần thuật có thể có nhiều ngời trần thuật. Lúc đó xuất hiện tầng bậc trần
thuật. Ví dụ trong Nghìn lẻ một đêm, ngời kể chuyện kể chuyện Quốc vơng và
nàng Sêhêradat. Đến lợt mình, nàng Sêhêradat lại kể các chuyện cụ thể, các nhân
vật cụ thể khác nhau lại tự kể chuyện mình.
1.1.2. Các kiểu ngời kể chuyện
Trong tác phẩm tự sự, ngời kể chuyện đóng vai trò quyết định, là ngời sắp
đặt, môi giới, gợi mở giữa câu chuyện trong tác phẩm với ngời đọc. Ngời trần
thuật phải chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp. Từ chỗ đứng, ngời trần thuật có
điểm nhìn, cách kể đối với câu chuyện sao cho lôi cuốn, hấp dẫn và theo ý đồ sáng
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 13 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
tạo của mình. Điều đó không chỉ đem lại vai trò mà còn làm nên một gơng mặt của
ngời kể chuyện.
Dựa theo các tiêu chí khác nhau ta có thể có những cách phân loại khác nhau
về loại hình ngời kể chuyện. Nếu dựa vào sự bộc lộ hay hàm ẩn của ngời kể
chuyện trong tác phẩm ta có thể phân thành ngời kể chuyện ngôi thứ nhất và ngời

kể chuyện ngôi thứ ba; nếu dựa vào thái độ của ngời kể chuyện đối với cái đợc kể
ta có ngời kể chuyện khách quan và ngời kể chuyện chủ quan; nếu dựa vào mối
quan hệ giữa ngời kể chuyện với ngời đọc ta có ngời kể chuyện đáng tin cậy và
ngời kể chuyện không đáng tin cậy; nếu dựa trên tiêu chí điểm nhìn của ngời kể
thì ta có ngời kể chuyện theo điểm nhìn biết hết và ngời kể chuyện theo điểm
nhìn hạn chế.
1.2. Chức năng của ngời kể chuyện trong tác phẩm tự sự
Việc tác giả lựa chọn kiểu ngời kể chuyện nào để kể hoàn toàn không phải
là một sự ngẫu nhiên mà nó mang tính quan niệm nhằm mục đích chuyển tải t
tởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Ta hiểu vì sao tác giả của những khúc
ngâm rất đậm chất tự sự nh Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm là đàn ông nhng
ngời kể chuyện trong những tác phẩm này lại là nữ. Có lẽ chỉ có thể ngời kể
chuyện là nữ thì mới có thể nói đợc một cách sâu sắc, chân thực nhất tâm trạng của
mình khi hạnh phúc bị chia ly không trọn vẹn. Thử hỏi nếu Chinh phụ ngâm,
Cung oán ngâm đợc kể theo điểm nhìn của một ngời kể chuyện đứng từ bên
ngoài thì tâm lý nhân vật có đợc miêu tả chân thực, tinh tế nh thế hay không? Hay
trong những năm gần đây ta thấy trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai- một nhà
văn nữ lại thấy hay xuất hiện trong tác phẩm của chị hình tợng ngời kể chuyện
xng tôi là nam. Phải chăng Trần Thùy Mai muốn đi sâu khám phá bản chất phụ nữ
qua con mắt đàn ông? Hay phải chăng nhà văn nữ này muốn khám phá thế giới bí
ẩn của đàn ông, muốn thử nghiệm những cảm xúc của đàn ông? Nh vậy, ngời kể
chuyện trong tác phẩm tự sự mang tính chất chức năng. Vì ngời kể chuyện là nhân
vật trung gian nối liền giữa nhà văn tác phẩm bạn đọc nên nghiên cứu chức năng
ngời kể chuyện ta cũng phải xem xét trong ba mối quan hệ này.

Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 14 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
1.2.1. Ngời kể chuyện với chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm.
Mỗi tác phẩm văn học có thể có nhiều khả năng kết cấu; mỗi khả năng kết

cấu thích hợp với một quá trình khái quát nghệ thuật của ngời nghệ sĩ. Ngời kể
chuyện phải thay mặt nhà văn cố gắng tìm cho mình một kết cấu tối u để làm cho
câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn ngời đọc. Vai trò tổ chức kết cấu tác phẩm của ngời
kể chuyện đợc thể hiện trên những bình diện sau:
Trớc hết là tổ chức hệ thống hình tợng nhân vật. Ngời kể chuyện có thể tổ
chức các quan hệ của nhân vật theo hình thức đối lập, đối chiếu, tơng phản hoặc bổ
sung. Chẳng hạn trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, ngời kể chuyện đã lựa
chọn quan hệ đối chiếu, tơng phản để làm cho nhân vật hiện lên sắc nét hơn. Đó là
Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc: Cả hai đều sống theo tiếng gọi của con tim, đều có
t tởng tiến bộ nhng về cá tính thì họ lại dờng nh trái ngợc nhau. Giả Bảo
Ngọc xốc nổi, Lâm Đại Ngọc thâm trầm; Giả hồn nhiên, cởi mở, Lâm quanh co, kín
đáo; Giả tin ngời và rộng lợng còn Lâm đa nghi và có phần hẹp hòi. Đó là Phợng
Th và Thám Xuân: Cả hai đều sắc sảo, đáo để nhng chính Phợng Th đã nhận ra
Thám Xuân thận trọng hơn và có học thức hơn. Tình Văn và Tập Nhân cũng vậy: Cả
hai đều là những ngời hầu xinh đẹp, có tình cảm sâu sắc với cậu chủ nhng tính cách
của Tình Văn đáng yêu hơn, tình cảm của Tình Văn trong sáng hơn Quan hệ gữa
Đônkihôtê và Panxa (Xecvantex); giữa Anh béo và Anh gầy (Sêkhốp); giữa Thúy
Kiều và Thúy Vân (Nguyễn Du) đều đợc ngời kể chuyện tổ chức theo lối này.
Thứ hai là tổ chức hệ thống sự kiện, liên kết chúng lại để tạo thành truyện.
Truyện ngắn Anh hùng bĩ vận của Nguyễn Khải là một ví dụ tiêu biểu cho sự nối
kết khéo léo và tài hoa của ngời kể chuyện. Tác phẩm gồm nhiều câu chuyện khác
nhau, có vẻ nh không liên quan đến nhau. Đó là một câu chuyện đáng buồn của
một xã đã từng lừng lẫy tiếng tăm với đủ thứ luận chứng cờ thởng nay lâm vào
khủng hoảng, bị dồn vào ngõ cụt. Câu chuyện thứ hai kể về nghề viết văn trong thời
kinh tế thị trờng. Bản thảo đã bị trả lại, cuộc sống của ngời cầm bút trở nên lao
đao, mất ổn định. Câu chuyện thứ ba kể về gia đình ông Cậy chủ một gia đình
trớc đây đã từng làm ăn rất phát đạt, bây giờ sa sút, thua lỗ, con cái phải tha hơng
khắp nơi. Chính ngời kể chuyện với sự tài tình khéo léo của mình đã kết nối các sự
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 15 -

Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
kiện riêng rẽ ấy thành một mạch truyện thống nhất, liền mạch để làm nổi bật vấn đề
anh hùng bĩ vận.
Với các cách kể khác nhau, cách tổ chức hệ thống sự kiện khác nhau, ngời
kể chuyện sẽ hình thành nên các dạng cốt truyện khác nhau: truyện tuyến tính, cốt
truyện tâm lý, cốt truyện chuyện lồng trong chuyện Có tác phẩm chỉ có một
ngời kể chuyện và cũng và cũng chỉ kể một câu chuyện (Đồng hào có ma
Nguyễn Công Hoan). Có tác phẩm chỉ có một ngời kể chuyện nhng kể nhiều câu
chuyện khác nhau (Đất kinh kỳ Nguyễn Khải). Có tác phẩm trong đó nhiều ngời
kể chuyện cùng kể về một câu chuyện (Khách ở quê ra Nguyễn Minh Châu).
Cũng có tác phẩm trong đó nhiều ngời kể chuyện kể nhiều câu chuyện khác nhau
(Ngời đàn bà trên chuyễn tàu tốc hành Nguyễn Minh Châu)
Chức năng tổ chức tác phẩm của ngời kể chuyện còn đợc thể hiện ở cách
tạo nên kết cấu văn bản nghệ thuật. Đó có thể là việc sắp xếp bố cục của trần thuật,
việc tạo nên độ lệch giữa phạm vi đầu cuối của trần thuật so với cốt truyện để tạo
cho trần thuật những khả năng biểu hiện lớn (Chí phèo Nam Cao). Đó cũng có thể
là việc lựa chọn kết hợp các thành phần trần thuật. Trong Bà Bôvary, ngời kể
chuyện bên cạnh việc sử dụng thành phần lời kể đã đa vào rất nhiều lời miêu tả,
chẳng hạn đó là lời miêu tả ngoại hình nhân vật Saclơ: Tóc hắn cắt dựng lên trên
trán, nh một tay hát lễ ở thôn quê, vẻ ngời phải chăng và rất lúng túng. Tuy vai
hắn không rộng, chiếc áo lễ lai vét bằng dạ màu be cài khuy chắc làm hắn khó chịu
vì kích hẹp (Bà Bôvary- Flôbe Trung Đức dịch Nxb. Văn học, 1980, tr.23).
Với cách miêu tả này, ngời kể chuyện đã chỉ ra những nét hài hớc của Saclơ trớc
cuộc sống. Saclơ vừa nghèo vừa chậm chạp, lố bịch nên mặc dù đợc nuôi dỡng
trong một gia đình có lối giáo dục t sản với những khát vọng ngoi lên để dành một
địa vị trong xã hội thì anh ta vẫn luôn là ngời bất lực bị vùi dập và lấn át. Đó còn là
việc tổ chức điểm nhìn trần thuật. Trong Vụ án (Kafka), ngời kể chuyện dứng ở
ngôi thứ ba từ bên ngoài nhng lại nơng theo điểm nhìn của nhân vật K để kể.
Ngời đọc bị lôi tuột vào nỗi hoảng sợ mơ hồ của K, vào cái mê cung không lối
thoát, vào cái tòa án bẩn thỉu trên gác xép tầng 5, vào những quán trọ lố nhố ngời

và mùi bia rợu
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 16 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
Tóm lại, ngời kể chuyện có vai trò rất lớn trong việc tổ chức kết cấu tác
phẩm. Chính Timofev cũng khẳng định: Hình tợng này có tầm quan trọng hết sức
to lớn trong việc xây dựng tác phẩm bởi các quan niệm, các biến cố xảy ra, cách
đánh giá các nhân vật và các biến cố đều xuất phát từ cá nhân ngời kể chuyện
[46, tr.44].
1.2.2. Ngời kể chuyện với chức năng dẫn dắt ngời đọc tiếp cận thế giới
nghệ thuật của tác phẩm.
Gorki khẳng định: Trong tiểu thuyết, trong truyện ngắn, những con ngời
đợc tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả; tác giả luôn bên
cạnh họ, tác giả mách cho ngời đọc hiểu rõ cần phải hiểu nh thế nào, giải thích
cho ngời đọc hiểu những ý nghĩa thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau những
hành động của nhân vật đợc miêu tả [48, tr.117]. Tác giả mà Gorki nói đến ở
đây chính là ngời kể chuyện. Bởi tác giả là ngời sáng tạo ra tác phẩm nhng tác
giả không bao giờ xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà lại h cấu ra ngời kể
chuyện để thay mặt mình dẫn dắt ngời đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật.
Trớc hết, ngời kể là ngời môi giới, gợi mở, giúp ngời đọc tiếp cận với
nhân vật, hiểu đợc những động cơ thầm kín trong những hành động của nhân vật,
rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật với mình. Trong Anna Karênina (Lep
Tônxtôi), ngời kể chuyện đã vừa kể, vừa tả, vừa giải thích, bình luận giúp ngời
đọc hiểu rõ hơn về nhân vật Anna. Mặc dù trong quan niệm của xã hội thợng lu
phong kiến Anna là một ngời phụ nữ sa đọa, đáng lên án nhng trong cái nhìn của
ngời kể chuyện nàng là một ngời phụ nữ đáng thơng chứ không đáng tội, một
phụ nữ đáng tôn trọng. Để ngời đọc hiểu thêm, yêu mến thêm nhân vật Anna,
ngời kể chuyện đã miêu tả nàng qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác trong tác
phẩm. Đối với Lêvin thì Anna là ngời đàn bà tế nhị, cởi mở ngoài cái thông
minh, duyên dáng, nàng còn là ngời thẳng thắn nữa. Với nữ công tớc

Oblonskaya, một ngời thẳng tính và sỗ sàng thì Anna đã làm cái điều mà tất cả
những ngời đàn bà, trừ tôi ra, đều là vụng trộm. Chị ấy không muốn lừa dối và đã
xử sự tốt. Ngời kể chuyện cứ dắt dẫn, gợi mở và truyền đến cho ngời đọc một sự
cảm thông đối với số phận của Anna.
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 17 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
Không chỉ giúp ngời đọc hiểu rõ hơn, sâu hơn về nhân vật mà ngời kể
chuyện còn hớng ngời đọc cùng suy ngẫm, chia sẻ và đồng cảm với những chiêm
nghiệm, những suy nghĩ của mình về cuộc đời. Đọc Chiếc áo khoác cuả Gôgon, qua
lời kể vừa mỉa mai, vừa thơng cảm của ngời kể chuyện, ngời đọc cảm thấy xót
xa cho số phận nhỏ bé của ngời viên chức trong bộ máy quan liêu của nớc Nga.
Hình ảnh chiếc áo khoác đã trở thành món ăn tinh thần, nó đã làm thay đổi cuộc
sống của bác Akaki Akakievits, nó làm cho cuộc sống của bác có phần đầy đủ
hơn. Bác trở nên linh lợi hơn, cơng quyết hơn. Chỉ một ớc mơ rất nhỏ bé cũng đủ
soi sáng phần đời còn lại của con ngời tội nghiệp này. Hay nh đọc Biến dạng của
Kafka, ngời đọc lại bị ám ảnh bởi thân phận cô đơn, bi đát, thân phận bị lu đày
của con ngời trong nền văn minh kĩ trị của xã hội hiện đại. Grego Samsa bị lu đày
giữa thế gian, lu đày trong cả gia đình mình bởi thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của những
ngời thân. Bà mẹ luôn muốn đóng cửa phòng anh lại, em gái bng chậu thức ăn
cho anh, dùng vải lót tay, ông bố thì xua đuổi anh một cách tàn nhẫn. tất cả mọi
ngời đều muốn giũ bỏ anh, họ muốn giải thoát cho chính mình. Khát khao dợc trở
lại làm ngời của Samsa hoàn toàn bị cự tuyệt. Và cuối cùng anh quyết định biến
mất, quyết định giải thoát mình khỏi chốn lu đày.
Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ngời kể chuyện thờng kể những
chuyện phi lý, phi lôgic, thờng cố tình đa vào trong câu chuyện mình kể những
chi tiết mâu thuẫn với nhau, vênh nhau một cách lộ liễu để kích thích sự phản ứng
của ngời đọc, buộc ngời đọc phải lên tiếng, phải đối thoại. Trong Kiếm sắc, Đặng
Phú Lân đã bị Gia Long chém chết bằng chính thanh bảo kiếm của mình. Nhng sau
đó ngời kể chuyện lại điềm nhiên kể: Lân và Hoa trốn lên Đà Bắc, giả làm ngời

Mờng, về sau lại lập trại sinh con ở đấy lại trở thành tổ phụ của ông Quách Ngọc
Minh. Trong truyện Phẩm tiết, ngời kể lại đa ra kết thúc khác về số phận của
Ngô Thị Vinh Hoa: ít lâu sau, ở vùng huyện lị Đà Bắc, ngời ta vớt đợc một xác
phụ nữ quý tộc nổi trên sông, trên tay có bế một đứa bé còn sống. Quan sở tại báo
cáo cáo về triều đình. Vua Gia Long cho ngời lên xem xét nhận ra ngời chết giống
hệt Ngô Thị Vinh Hoa Ngời kể chuyện đã đẩy ngời đọc vào những tình huống
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 18 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
hỗn độn buộc ngời đọc không thể tin cậy hoàn toàn vào những lời anh ta kể mà
phải tìm tòi để đa ra một cách kiến giải của riêng mình.
Ngời kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Khải là một ngời rất có ý thức
trong việc lôi kéo ngời đọc cùng tham gia vào câu chuyện, buộc họ phải phản ứng.
Ngôn ngữ của ngời kể chứa nhiều đối thoại ngầm. Trong Anh hùng bĩ vận, lời kể
nh là lời đối thoại của hai ý thức độc lập ngời kể chuyện xng tôi đã phân thân
để đối thoại với chính mình về nghề viết: Anh viết chính trị quá, cao siêu quá, bạn
đọc sẽ khó mua. Bạn đọc nào? Bạn đọc của tôi vẫn trung thành với tôi mà? Bạn đọc
quen thuộc của anh đã tới tuổi về hu rồi, đã về hu tiền ăn còn chả đủ lấy đâu tiền
mua sách. Có nhiều khi lời kể mang tính khiêu khích ngời đọc: Này các bạn trẻ,
các bạn chớ có vội cời, các bạn chớ có nghĩ một cách tự phụ rằng chỉ có lứa tuổi
các bạn mới biết mãnh lực tình yêu. Không nên chủ quan nh thế! Các bà nội trợ
cũng vẫn có, nếu nh cái ma lực ấy các cụ không tiêu xài quá phung phí lúc thiếu
thời. Không còn là các bạn đọc chung chung nữa, ngời kể chuyện hớng đích
danh tới các bạn trẻ buộc họ phải nhập cuộc, đồng tình hoặc phản đối.
1.2.3. Ngời kể chuyện thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về
cuộc sống, nghệ thuật.
Động lực của mỗi nhà văn đến với nghệ thuật có thể khác nhau thậm chí đối
lập nhau. Mặc dù vậy, tất cả những nhà văn chân chính đều gặp nhau ở một điểm là
mong muốn thể hiện một quan niệm, một t tởng về cuộc sống, về con ngời. Tuy
nhiên khác các nhà t tởng, các nhà văn không trình bày t tởng của mình bằng

những lời phát biểu trực tiếp mà trình bày một cách nghệ thuật thông qua các hình
tợng do mình h cấu nên trong đó có hình tợng ngời kể chuyện.
Qua nhân vật ngời kể chuyện ta phần nào đó thấy đợc t tởng, quan niệm
về cuộc sống của nhà văn. Trong tập Giamilia - Truyện núi đồi và thảo nguyên,
qua thái độ, quan niệm của ngời kể chuyện xng Tôi, ta thấy đợc t tởng của
nhà văn Aimatop. Trớc hết đó là một thái độ phê phán quyết liệt đối với những hủ
tục lạc hậu của lối sống gia trởng, lên án t tởng coi thờng phụ nữ, coi hạnh
phúc ngời phụ nữ chỉ là sinh con đẻ cái, trong nhà d dật. Gắn với thái độ lên án
những hủ tục lạc hậu đó, ngời kể chuyện trong tập truyện ngắn này còn bày tỏ một
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 19 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
sự nâng niu, trân trọng, thông cảm đối với ngời phụ nữ. Ngời kể chuyện trong
truyện ngắn Giamalia đã bày tỏ một cách trực tiếp tình cảm của mình đối với ngời
chị dâu, đã ca ngợi vẻ đẹp của chị, đồng cảm với việc chị dám vợt lên cuộc sống,
dám bớc qua những tập tục quái gở để đi tìm hạnh phúc chân chính, đích thực
của mình. Dù cho dân bản coi Giamalia là kẻ phản bội thì ngời kể chuyện vẫn
khẳng định: có một mình tôi không chê trách Giamalia. Tôi không phản bội chân
lý, chân lý của cuộc sống, chân lý của hai ngời đó. Sự đồng tình của ngời kể
chuyện đối với tình yêu của Giamalia cũng chính là tấm lòng nhân đạo của tác giả,
là t tởng tiến bộ của tác giả.
Trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, nhà văn đã thông qua nhân vật ngời kể
chuyện để bày tỏ thái độ phê phán, phẫn nộ của mình đối với chế độ phong kiến ăn
thịt ngời. Trong Cố Hơng, nhân vật ngời kể chuyện xng tôi thể hiện thái độ
đau buồn vì xã hội thối nát đã làm vẩn đục tình cảm con ngời, tạo nên một bức
tờng ngăn cách ngời vời ngời: Tôi đã lớn tiếng yêu cầu xóa bỏ sự ngăn cách
ngời lao động với trí thức, đạp đổ bức tờng do chế độ phong kiến dựng lên.
Trong Nhật ký ngời điên, nhân vật ngời kể chuyện xng tôi đã phê phán những
kẻ ăn thịt ngời; đã kêu gọi xã hội hãy cứu lấy trẻ em.
Bên cạnh quạn niệm về cuộc sống, qua nhân vật ngời kể chuyện ta còn thấy

quạn niệm của nhà văn về văn chơng nghệ thuật. Đọc truyện ngắn Nam Cao, nếu ta
tập hợp những suy nghĩ của nhân vật ngời kể chuyện lại thì có thể thấy đợc quan
niệm văn chơng tơng đối hoàn chỉnh, hệ thống và nhất quán của nhà văn. Đó là
quan niệm về mối quan hệ giữa văn chơng và hiện thực: Nghệ thuật không cần là
ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu
đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than (Trăng sáng). Đó là quan niệm về tính
sáng tạo độc đáo của văn chơng nghệ thuật: Văn chơng không cần đến những
ngời thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đa cho. Văn chơng chỉ dung nạp
đợc những ngời biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn cha ai khơi và sáng
tạo những gì chua ai có (Đời thừa). Ngời kể chuyện trong Những chuyện không
muốn viết đã chế giễu những nhà văn a dua, chạy theo mốt thời thợng, thấy
ngời ta ăn khoai cũng vác mai đi đào. Và trong truyện ngắn Nhỏ nhen, cũng qua
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 20 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
lời ngời kể chuyện, Nam Cao bộc lộ quan điểm coi trọng vai trò của chủ thể trong
sáng tạo văn học: Nhà văn phải biết cách dùng những câu chuyện chẳng có gì để
nói những cái sâu sắc.
Qua nhân vật Thuấn - ngời kể chuyện xng Tôi trong Tớng về hu,
Nguyễn Huy Thiệp đã nói đợc cảm nhận của mình về bản chất của sự sáng tạo
nghệ thuật. Thuần cứ mơ hồ cảm thấy những nghệ sĩ trác tuyệt là những con ngời
cô đơn khủng khiếp. Ngời kể chuyện trong Giọt máu cũng mơ hồ hiểu rằng học
đòi văn chơng là bớc vào một cõi mà ở đấy không thể nơng tựa vào bất cứ cái gì
ngoài bản thân mình. Trong Đất kinh kỳ, Nguyễn Khải cũng đã gửi gắm một quan
niệm khá sâu sắc về văn chơng qua lời ngời kể chuyện: Văn chơng đâu phải là
thứ để dành đợc ớp lạnh đợc, không dùng trớc thì dùng sau hoặc dùng dần. Nó
là sự sống mà lại là phần thiêng liêng mong manh dễ vỡ nhất của sự sống.
Từ sự phân tích trên ta có thể khẳng định: ngời kể chuyện là nhân tố tích
cực trong việc tổ chức tác phẩm, dẫn dắt định hớng và khơi gợi khả năng đối thoại,
tranh luận của ngời đọc. Ngoài ra, ngời kể chuyện còn là một điểm tựa để tác giả

bộc lộ những quan điểm của mình về cuộc sống, nghệ thuật. Chính vì ngời kể
chuyện có chức năng quan trọng đặc biệt nh thế nên nhà văn khi sáng tác rất có ý
thức trong việc lựa chọn cho mình một ngời kể chuyện thích hợp.
1.3. Các tiêu chí để nhận diện ngời kể chuyện.
1.3.1. Điểm nhìn kể chuyện.
1.3.1.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật
Khi xây dựng tác phẩm văn học, có lẽ điều khó khăn và quan trọng đối với
nhà văn là phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp, tức là điểm nhìn để kể
chuyện. Việc tìm chỗ đứng thích hợp là để xác lập cho ngời kể chuyện một điểm
nhìn trần thuật để từ đó câu chuyện đợc bắt đầu. Ngời kể chuyện chỉ có thể kể
đợc những điều họ cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy trong không gian, thời gian.
Việc gắn kết vấn đề điểm nhìn với vấn đề ngời kể chuyện là một việc làm vô cùng
cần thiết.
Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sáng tạo văn học
nói riêng và trong nghệ thuật tự sự nói chung. Việc xác định điểm nhìn để tái hiện
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 21 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
cuộc sống cũng giống nh việc khai phá một con đờng để đi vào khu rừng rậm.
Nếu xác định đúng sẽ tạo cho ngời đi cái thế nhìn xa, nhìn sâu, đa họ đến cái đích
cảm thụ tác phẩm mà nhà văn mong muốn.
Một trong những tìm tòi đổi mới kỹ thuật viết tiểu thuyết hiện đại là việc tăng
thêm các điểm nhìn trần thuật. Hiện nay đang có nhiều quan niệm về nội hàm thuật
ngữ điểm nhìn trần thuật không chỉ trong giới nghiên cứu văn học thế giới mà
ngay cả trong giới nghiên cứu văn học Việt Nam. Flubbock là một trong những
ngời đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa ngời kể chuyện với điểm nhìn: Tôi cho rằng
mọi vấn đề rắc rối về phơng pháp nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vấn đề điểm nhìn
vấn đề thái độ của ngời kể chuyện đối với việc trần thuật [81, tr.117]. Từ xa
tới nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về điểm nhìn. M. Bakhtin khi bàn về
tiểu thuyết Đôxtôiepxki đã xem điểm nhìn nh là cái lập trờng mà xuất phát từ

đó câu chuyện đợc kể, hình tợng đợc miêu tả hay sự việc đợc thông báo [49,
tr.86]. Theo Paul Rieour thì: Khái niệm điểm nhìn đánh dấu điểm tột cùng của một
sự nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa sự phát ngôn và cái phát ngôn. Nên
vấn đề điểm nhìn cũng đợc phân biệt rõ trong lời nói giao tiếp và trong truyện.
Theo P.G.S Nguyễn Thái Hòa : Điểm nhìn của lời nói giao tiếp là tọa độ của hai
trục: lơì nói hiển ngôn và hành vi giao tiếp và do thao tác suy ý ngời nhận có thể
tiếp nhận đợc [31, tr.88]. Cònđiểm nhìn nghệ thuật trong truyện về cơ bản cũng
đợc suy ý từ văn bản và hành động kể chuyện, nhng văn bản là hệ thống rất phức
tạp gồm nhiều tầng bậc và hành động kể (phát ngôn) cũng thể hiện ở nhiều thủ pháp
khác nhau. Tuy vậy, đó là mối quan hệ giữa Ngời viết Văn bản Ngời nhận ở
cả hai bậc hiển ngôn và hàm ẩn [ 31, tr.95-96].
Giáo s Phùng Văn Tửu quan niệm: Điểm nhìn đợc xác nhận trong hệ đa
phơng không gian, thời gian tạo thành góc nhìn. Điểm nhìn là kỹ thuật chọn chỗ
đứng để nhìn và kể [103, tr.178]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn nghệ
thuật đợc coi là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngời.
Từ góc độ thi pháp học, tác giả Trần Đình Sử quan niệm: Điểm nhìn văn
bản là phơng thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm
thụ thế giớ tính của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 22 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới, Nó là cái vị trí dùng để
quan sát, cảm nhận đánh gía bao gồm cả khoảng cách chủ thể và khách thể, cả
phơng diện vật lý, tâm lý, văn hóa [ 842,tr.149].
Nh vậy điểm nhìn nghệ thuật chính là vị trí đứng để kể chuyện của ngời
kể. Nó là một cấu trúc nghệ thuật hàm ẩn đợc ngời đọc tiếp nhận bằng thao tác
suy ý thông qua các mối quan hệ ngời kể và cốt truyện, ngời kể với nhân vật,
ngời kể và lời kể, ngời kể và ngời đọc hàm ẩn. Điểm nhìn trần thuật là một trong
những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Có đợc điểm nhìn, ngời kể
chuyện dễ dàng giao tiếp với bạn đọc và ngời tiếp nhận có thể khám phá đợc

những tầng nghĩa hàm ẩn trong tác phẩm. Nghệ thuật tự sự thể hiện trớc hết ở
những nét đắc sắc trong việc sử dụng điểm nhìn tự sự của nhà văn. Nếu vận dụng
linh hoạt các điểm nhìn trần thuật sẽ góp phần tạo nên tính sinh động và sự hấp dẫn
đặc biệt cho tác phẩm.
Nếu không có điểm nhìn sẽ không thể có nghệ thuật. Nghệ sĩ không thể
miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống đợc, nếu không xác định cho mình một
điểm nhìn đối với sự vật, hiện tợng: nhìn từ góc độ nào xa hay gần, cao hay thấp,
từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào [45, tr.310]. Điểm nhìn thể hiện sự chú ý,
quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Chính giá
trị của sáng tạo nghệ thuật đã góp phần đem lại cho ngời thởng thức cái nhìn mới
mẻ về cuộc sống. Điểm nhìn tạo nên sự đổi thay cho nghệ thuật. Theo Iu. Lốtman,
vấn đề điểm nhìn văn bản bao giờ cũng là vấn đề quan hệ giữa ngời sáng tạo và sản
phẩm sáng tạo. Nó không chỉ là điểm nhìn thuần túy quang học nh khái niệm tiêu
cự, tụ tiêu mà còn mang nội dung quan điểm, lập trờng t tởng, tâm lý con ngời
[82, tr.191]. Điểm nhìn cấp cho văn bản sự định hớng nhất định về chủ thể, vị thế
của tác giả. Theo lời Ephim Đôbin thì lúc đầu L.Tônxtoi kể chuyện Phục sinh từ
điểm nhìn ngời trần thuật, bắt đầu từ kỳ nghỉ hè Nêkhliuđôp về thăm dì và gặp
Maxlova, quyến rũ cô rồi bỏ rơi. Việc trần thuật bằng phẳng, nhạt nhẽo, và tác giả
quyết định thay đổi điểm nhìn, bắt đầu từ bi kịch của Maxlova, từ nạn nhân, dới
con mắt Nêkhliuđôp, kẻ gây ra sự lỡ làng cho cô gái. Sự việc đợc hồi tởng trong
cái nhìn mổ xẻ, hối hận. Tội ác và trừng phạt cuả Đôtxtoiepxki, Lâu đài của
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 23 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
Kapfka lúc đầu đợc kể bằng ngôi thứ nhất, sau suy tính lại, nhà văn chuyển sang
ngôi thứ ba. Những ví dụ này cho thấy điểm nhìn giúp nhà văn sắp xếp bố cục, phát
triển nội dung câu chuyện gắn với t tởng của nhà văn.
Nh vậy, nhà văn muốn phản ánh đợc thế giới quanh mình thì phải tạo cho
mình một chỗ đứng, một điểm nhìn để từ đó quan sát và phản ánh. V.E. Khalidev
cho rằng: Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tơng quan giữa các nhân vật

với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác là điểm nhìn của ngời trần thuật với
những gì mà anh ta miêu tả [88, tr.50]. Điều đó chứng tỏ điểm nhìn có tính chất
quyết định thành công của tác giả đối với đứa con tinh thần của mình. Điểm nhìn chi
phối cách t duy, sự nhạy bén và chiều sâu t tởng của nhà văn với cuộc đời. Điểm
nhìn chi phối cảm hứng sáng tác và bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn. Chọn đợc
điểm nhìn thích hợp nhà văn sẽ tạo đợc cho mình ấn tợng riêng, độc đáo trong từng
trang viết, làm nên phong cách không thể trộn lẫn với bất cứ một phong cách nào.
1.3.1.2. Các kiểu điểm nhìn trần thuật
Bản chất của khái niệm điểm nhìn là sự phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể
ngôn từ, tức ngời kể chuyện và khách thể ngôn từ là đối tợng đợc kể lại. Nó là
một vấn đề khá phức tạp. Trớc đây, ngời ta thờng chú ý tới ngôi trần thuật,
nhng đó chỉ là một biểu hiện ngữ pháp. Điểm nhìn nghệ thuật tuy gắn bó trực tiếp
với ngôi kể nhng rộng hơn ngôi kể. Vì có trờng hợp truyện kể theo ngôi thứ ba,
nhng nhiều khi ngôi thứ ba kết hợp với điểm nhìn của nhân vật. Ví dụ trong đoạn
trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (Truyện Kiều Nguyễn Du) điểm nhìn thể hiện
trong từ ngữ: ngời, kẻ là điểm nhìn bên ngoài, còn muôn dặm một mình, in gối
chiếc, soi dặm trờng là điểm nhìn bên trong của Thúy Kiều. Do đó, vấn đề ngời
kể chuyện chỉ có thể tìm hiểu thấu đáo khi gắn với điểm nhìn. Xung quanh vấn đề
điểm nhìn đã có rất nhiều ý kiến bàn luận. Có ngời cho rằng khái niệm điểm nhìn
quá rộng, quá chung đã đề xuất khái niệm nhãn quan (vision), có ngời đề nghị
dùng khái niệm điểm quan sát (post of observation), có ngời lại muốn dùng khái
niệm tiêu cự trần thuật (focus of narrative) Theo giáo s Trần Đình Sử: Khái
niệm điểm nhìn dễ hiểu hơn và nội dung phong phú hơn [ 82, tr.191].
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 24 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
Tuy có các ý kiến khác nhau nhng hầu hết các ý kiến đều thống nhất với
nhau ở chỗ xem điểm nhìn của ngời kể chuyện chính là phơng thức phát ngôn,
trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của anh ta. Nói tới
điểm nhìn của ngời kể chuyện trong tác phẩm tự sự, ta thờng nói tới mấy loại

điểm nhìn sau.
Thứ nhất là hình thức điểm nhìn biết hết. Trong trờng hợp này, ngời kể
chuyện là ngời thông tuệ, có khả năng am hiểu hoàn toàn về thế giới mình kể, am
hiểu cả hành động bên ngoài lẫn nội tâm bên trong của nhân vật. Ngời kể chuyện
luôn biết nhiều hơn và nói nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong tác phẩm. Ngời kể
chuyện trong văn học trung đại thờng kể theo hình thức này. Ngời kể chuyện
thờng giống nh một vị thần, có khả năng thấy nhân vật làm, nghe nhân vật nói,
hiểu hết mọi điều nhân vật nghĩ, theo dõi đầy đủ những đoạn đờng, những đoạn rẽ
ngoặt của nhân vật. Với cái nhìn thông suốt đó, ngời kể chuyện kể lại với một thái
độ khách quan, trung tính: Triều Lê Trang tông Dụ Hoàng đế trung hng cơ nghiệp
ở sông Tất Mã. Bấy giờ Thế Tổ Minh Khang Thái Vơng Trịnh Kiểm làm phụ chính,
giúp vua dẹp yên đợc đảng họ Mạc và trở lại Kinh đô cũ. rồi từ đó họ Trịnh đời đời
kế tiếp tớc Vơng, nắm giữ hết quyện bính trong tay, hoàng gia mỗi ngày một suy
yếu dần. (Hoàng Lê nhất thống chí Ngô Gia Văn Phái). Và hình thức ngời kể
chuyện này tiếp tục đợc các nhà văn hiện đại sử dụng để kể chuyện. Lép Tônxtôi
khi mới đặt bút viết Cái chết của Ivan Ilich nhà văn có ý định sử dụng theo cách kể
của một viên chức trong tay anh ta có cuốn nhật ký của Ivan Ilich. Sau đó ông đã
quyết định kể lại câu chuyện theo điểm nhìn biết hết của ngời kể chuyện từ ngôi
thứ ba. Trong th gửi con gái, ông đã nhấn mạnh: Cần phải viết từ điểm nhìn biết
hết của ngôi thứ ba, nếu không sẽ bị lúng túng [50, tr.168]. Với Lép Tônxtôi, nghệ
thuật là sự chọn lựa các khả năng thay thế và trong sự lựa chọn đầy khổ cực ấy có sự
lựa chọn điểm nhìn kể chuyện. Trong tác phẩm này, ngời kể không xuất đầu lộ
diện, anh ta dờng nh đứng trên tất cả các mối quan hệ của nhân vật để ghi lại một
cách chi tiết, tỉ mỉ về những buồn vui, sớng khổ, suy t của Ivan Ilich. Kết thúc
tác phẩm, ngời kể chuyện đã bày tỏ sự đánh giá của mình: Câu chuyện về cuộc
Lun vn thc s vn hc Nguyn Th Kiu Thỳy
- 25 -
Ngi k chuyn trong tiu thuyt Nguyn Khi thi k i mi
đời đã qua của Ivan Ilich là câu chuyện đơn giản nhất, bình thờng nhất và khủng
khiếp nhất.

Thứ hai là hình thức điểm nhìn bên trong, ngời kể chuyện hạn chế điểm nhìn
của mình vào điểm nhìn của nhân vật. Anh ta thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn
tợng của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật. Với điểm nhìn này,
ngời kể chuyện có khả năng thâm nhập sâu vào đời sống bên trong của nhân vật, có
thể biết đợc nhân vật đang nghĩ gì, sự hiểu biết của ngời kể chuyện hoàn toàn
bằng với sự hiểu biết của nhân vật. Kể chuyện theo điểm nhìn bên trong thờng có
hai dạng biểu hiện cơ bản:
Dạng biểu hiện thứ nhất là ngời kể chuyện xng Tôi, tự thú nhận, bộc bạch
chuyện của mình, kể về những tâm trạng, cảm giác mà mình đã nếm trải. Toàn bộ
tác phẩm Ngời tình của M.Duras là những hồi ức của nhân vật Tôi về ngời tình
của mình một chàng trai Trung Hoa. Có thể nói, chỉ dới hình thức ngời kể
chuyện xng tôi, tự bạch, tự phô diễn phần sâu thẳm của tâm hồn mình, Ngời tình
mới có thể có lời nói tối hậu về con ngời, mới có thể khám phá con ngời trong
con ngơì. Đọc tác phẩm Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ ta bắt gặp ngời kể
chuyện xng tôi đang giãi bày về tâm trạng đợi chờ ngời yêu một cách tuyệt vọng
của mình. Nguyễn Thị Thu Huệ đã khai thác triệt để điểm nhìn bên trong để phô
bày, bộc bạch những gì sâu thẳm nhất của đời sống tâm hồn. Đó là những trạng thái
cảm xúc hạnh phúc và đau khổ, hi vọng và thất vọng, những đam mê và rụt rè,
những hành động có ý thức và cả những ám ảnh vô thức của nhân vật Tôi. Ngời
đọc cũng nh bị lôi cuốn vào những đợt sóng tình cảm của nhân vật. Chính bằng
việc sử dụng điểm nhìn bên trong của nhân vật Tôi để kể chuyện, nhà văn đã tạo nên
ở ngời đọc ảo tởng về tính chân thật của câu chuyện vì họ cứ nghĩ đây chính là lời
thú nhận của chính ngời trong cuộc.
Một dạng biểu hiện nữa của ngời kể chuyện theo điểm nhìn bên trong là
ngời kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhng lại tựa vào điểm nhìn nhân
vật để kể. Trong tác phẩm Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ, Jemes Joào cũng sử
dụng hình thức kể chuyện này. Ngời kể chuyện đã nhập vai vào nhân vật Stephen,
nhập vào cảm xúc, hồi tởng, suy nghĩ của nhân vật, nhìn nhận thế giới theo những

×