Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Truyện ngắn, Tuỳ bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.17 KB, 106 trang )


1




























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2






ĐINH THỊ THANH BÌNH





TRUYỆN NGẮN, TÙY BÚT NGUYỄN TUÂN
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

( 2 QUYEN, MAN CHIN, KHONG CARO, 105 TỜ/QUYEN)












HÀ NỘI, 2011


2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự ra đời của Mĩ học tiếp nhận (Tiếp nhận văn học) là một trong
những thành tựu đáng chú ý của Lí luận văn học hiện đại. Văn bản văn học
cần đến người đọc lý tưởng để thiết lập đời sống cho mỗi tác phẩm. Với
những thành tựu của tư duy lí luận hiện đại, Mĩ học tiếp nhận đã phủ định tính
chất khép kín của văn bản văn học, thay vào đó là tính chất mở và dấu ấn
sáng tạo cá nhân. Mĩ học tiếp nhận cũng nêu lên những giá trị dễ thay đổi,
những giá trị đó trực tiếp gắn với cá nhân người đọc qua quá trình đi tìm chủ
ý tác giả. Đồng thời nó cũng tìm ra vai trò đích thực của “người đọc – chủ thể
tiếp nhận”. “… từ đây lịch sử văn học không chỉ đơn giản là các con số cộng
của tác giả và tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và người tiếp
nhận trong những biến chuyển lịch sử của nó” [8,167].
Những năm đầu thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều nhà lí luận nghiên
cứu về vấn đề tiếp nhận(đặc biệt ở phương Tây), có thể kể đến các học giả
tiêu biểu như Roman Ingarden với công trình “Tác phẩm văn học”;
Heidegger và những đồng nghiệp của ông đã tạo ra những biến thể mới của
Hiện tượng học như Tường giải học, Mĩ học tiếp nhận;…Những năm 60 của
thế kỷ XX nổi bật với Hans Robert Jauss với công trình “Lịch sử văn học như
là sự khiêu khích đối với khoa học văn học”; Wolfgang Iser cùng nhiều nhà
khoa học khác… đã đặt ra vấn đề: Sự hiểu văn bản văn học xảy ra như thế
nào? Và lí luận văn học sau một thời gian dài chỉ chú ý đến tác giả và văn
bản, lần đầu tiên đã quan tâm đến người đọc, nghiên cứu vai trò của chủ thể

tiếp nhận đối với sự tồn tại của một tác phẩm văn học.
Cùng với xu thế nghiên cứu này, những năm 70 của thế kỷ XX ở Việt
Nam cũng bắt đầu có sự nghiên cứu về tiếp nhận văn học. Đầu tiên là các bài
nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Phan Anh. Những năm

3
sau đó xu hướng nghiên cứu này trở nên sôi nổi hơn với sự đóng góp ý kiến
của nhiều nhà nghiên cứu như Hoàng Trinh, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Lai,
Nguyễn Thanh Hùng, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Huỳnh Như Phương,…
GS Trần Đình Sử đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề
tiếp nhận như: Mấy vấn đề về tiếp nhận văn học, Lý luận tiếp nhận và phê
bình văn học, Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận,… đã lý giải những vấn đề
cơ bản của lý thuyết tiếp nhận giúp chúng tôi có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề
tiếp nhận để có thể vận dụng vào đề tài đang nghiên cứu.
PGS.TS Trương Đăng Dung là nhà nghiên cứu tìm hiểu vấn đề tiếp
nhận văn học một cách khoa học và hệ thống hơn cả. Tác giả đã đặt ra vấn đề:
tính chất mở của tác phẩm là điều kiện của sự thưởng thức thẩm mĩ trong
công trình “Từ văn bản đến tác phẩm văn học”. Nhà nghiên cứu cũng nhấn
mạnh vai trò của chủ thể tiếp nhận trong bài “Phương thức tồn tại của tác
phẩm văn học” rằng : “Tác phẩm văn học phụ thuộc vào những hoạt động cụ
thể hóa có chủ ý của người đọc, và bản thân tác phẩm cũng hiện ra đúng với
diện mạo của nó nếu gặp được sự cụ thể hóa lí tưởng… Như vậy tác phẩm
văn học là vật hai lần có ý thức” [7,164]. Sau đó là nhiều những công trình
nghiên cứu, bài viết đóng góp cho sự đổi mới trong tư duy lí luận văn học ở
Việt Nam, bài viết “Văn bản văn học và sự bất ổn của nghĩa”, “Tác phẩm
văn học như là cấu trúc ngôn từ động”, chuyên luận “Tác phẩm văn học như
là quá trình”, “Trên đường đến với tư duy lí luận văn học hiện đại”,…
Có thể thấy những bài viết, những công trình nghiên cứu về lý thuyết
tiếp nhận đã mở ra những hướng nghiên cứu mới, tích cực trong việc tìm
hiểu, đánh giá một tác phẩm văn học, trong đó cần thấy rõ vai trò của người

đọc đối với việc tạo lập nghĩa cho tác phẩm . Đồng thời các công trình nghiên
cứu về tiếp nhận văn học cho thấy lý thuyết tiếp nhận tồn tại như một ngành
nghiên cứu riêng trong khoa học văn học. Chúng tôi trân trọng những kết quả

4
nghiên cứu đó và xem đó là những gợi ý có giá trị trong quá trình thực hiện
đề tài luận văn của mình.
1.2. Nguyễn Tuân là một cây bút đặc sắc, có thể gọi là “đặc biệt” trong
lịch sử văn học Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đánh giá cao vị trí của
Nguyễn Tuân: “Nguyễn Tuân là một trong mấy nhà văn mở đường và đắp
nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX,… Nguyễn Tuân đã đặt viên đá riêng
vào cái nền còn mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta, và viên đá của Nguyễn
Tuân là một hòn đá tảng, mà tôi tin là sẽ chắc bền trong thời gian”. Và thực
tế con người, văn nghiệp của Nguyễn Tuân cũng đã khẳng định vị trí “hòn đá
tảng” ấy, một cái tôi độc đáo, một phong cách đặc sắc. Tuy vậy, việc đánh giá
sự nghiệp của Nguyễn Tuân không phải điều đơn giản, và không phải bao giờ
cũng có sự thống nhất. Điều này chứng tỏ Nguyễn Tuân là một hiện tượng
văn học không đơn nghĩa, thu hút nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Vì thế,
tiếp nhận văn chương Nguyễn Tuân cũng rất phong phú, đa dạng.
Cuộc đời hơn năm mươi năm cầm bút của Nguyễn Tuân đã để lại một
khối lượng tác phẩm khá lớn mang phong cách riêng độc đáo. Cho tới nay đã
qua một khoảng thời gian dài kể từ ngày tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tuân
ra đời, qua nhiều thăng trầm biến động của lịch sử dân tộc, nhiều thế hệ bạn
đọc, văn chương của ông vẫn luôn được nâng niu, trân trọng. Nghiên cứu về
Nguyễn Tuân cũng như các tác phẩm văn chương của ông đã trở thành đề tài
rộng lớn, thu hút được đông đảo bạn đọc yêu văn chương.
Trong số các nhà nghiên cứu “tâm huyết” với Nguyễn Tuân cần phải
nhắc tới GS Nguyễn Đăng Mạnh. Ông không phải là người đầu tiên nghiên
cứu Nguyễn Tuân, nhưng là người nghiên cứu Nguyễn Tuân khá sâu sắc và
toàn diện. Có thể kể tên một số bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh về Nguyễn

Tuân như “Con người Nguyễn Tuân”, “Nguyễn Tuân viết phê bình văn học”,
“Nguyễn Tuân viết phê bình văn học”, “Tản mạn về Nguyễn Tuân”, “Nguyễn

5
Tuân viết Yêu ngôn”, “Nguyễn Tuân xê dịch, Nguyễn Tuân ẩm thực”,
“Nguyễn Tuân một phong cách độc đáo và tài hoa,…Các bài viết của ông đã
cung cấp cho người đọc một cái nhìn bao quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự
nghiệp, quan điểm nghệ thuật, phong cách sáng tác, đặc trưng thể loại, nghệ
thuật ngôn từ,…
Bên cạnh đó còn có GS Phong Lê, GS Phan Cự Đệ, GS Trương Chính,
nhà văn Vũ Ngọc Phan, các nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, Ngọc Trai, Hà
Văn Đức, Nguyễn Thị Thanh Minh, Hoài Anh, Tôn Thảo Miên …
Ngoài phần giới thiệu chung về quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân,
mỗi nhà nghiên cứu lại đi sâu tìm hiểu một vài khía cạnh tiêu biểu của ông.
Phong Lê nhấn mạnh cái Tôi và thể tùy bút; Phan Cự Đệ tập trung nêu bật
phong cách nghệ thuật qua việc phân tích cái tôi Nguyễn Tuân qua các thời
kì, ông cho rằng cái Tôi trước cách mạng của Nguyễn Tuân là cái Tôi “cá
nhân lập dị”, sau cách mạng cái Tôi “tự mài giũa đi những nét gai ngạnh bên
ngoài để tự làm giàu thêm bằng sự phong phú của tâm hồn bên trong”; nhà
nghiên cứu Vương Trí Nhàn có nhiều bài viết nghiêng về việc đề cao thể loại
tùy bút Nguyễn Tuân, khẳng định “Nguyễn Tuân- tên tuổi còn mãi với thể tùy
bút”. Vũ Đức Phúc, Hoàng Như Mai, Nam Mộc, Văn Tâm, Ngọc Trai ,…
nhấn mạnh đến phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cùng với đó, cái đẹp trong quan niệm, trong văn chương Nguyễn Tuân
cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm: tác giả Hà Văn Đức với Nguyễn
Tuân và cái Đẹp, Hoài Anh có bài Nguyễn Tuân, nhà nghệ sĩ đã đưa cái đẹp
thăng hoa, Nguyễn Thành có bài Nguyễn Tuân người săn tìm cái Đẹp,
Nguyễn Thị Thanh Minh với Nguyễn Tuân và cái Đẹp,… và hầu hết các ý
kiến đều cho rằng Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ, trong tư
tưởng cũng như trong trang viết của ông cái đẹp luôn gắn với cái tài.


6
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân và vai trò của nhà văn
đối với tiếng Việt cũng là vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm. Đáng chú ý
là các bài viết của Mai Quốc Liên, Hà Bình Trị, Nguyễn Đăng Mạnh, Lại
Nguyên Ân, Anh Đức,… Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận “Nguyễn Tuân là
bậc thày của nghệ thuật ngôn từ”, là người luôn có ý thức trân trọng và mở
rộng các khả năng của tiếng Việt.
Tuy nhiên giới nghiên cứu phê bình cũng nêu lên cái hạn chế, điểm yếu
của văn chương Nguyễn Tuân. Họ nhìn nhận Nguyễn Tuân là “nhà văn chủ
quan nhất trong các nhà văn”, “nói đến tâm tình hơn là nói đến sự việc, chú
trọng cảm giác mình hơn là nhìn thực tế bên ngoài” (Trương Chính) [33,64],
vì trọng cái đẹp hình thức không cần nội dung mà nhiều khi “nội dung tác
phẩm Nguyễn Tuân thật phù phiếm, lông bông, không có ý nghĩa xã hội gì
đáng kể” (Nguyễn Đăng Mạnh) [33,106],…
Các bài nghiên cứu, các ý kiến đánh giá về Nguyễn Tuân rất nhiều, khó
có thể kể hết được, nhưng nghiên cứu Nguyễn Tuân và các tác phẩm truyện
ngắn, tùy bút của ông từ góc độ tiếp nhận của các nhà nghiên cứu phê bình
văn học, từ những thẩm định của họ thì chưa có một công trình nào. Với suy
nghĩ như vậy nên chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân
nhìn từ góc độ tiếp nhận.
Mặt khác, để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, nhiều chiều về con người
và văn chương Nguyễn Tuân nói riêng, văn xuôi Việt Nam hiện đại nói
chung, chúng tôi chọn đề tài Truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc
độ tiếp nhận.
1.3. Nguyễn Tuân là một tác giả quen thuộc và có vị trí quan trọng
trong sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học. Các tác phẩm của ông
được tuyển chọn vào chương trình Ngữ văn phổ thông gồm:
- “Chữ người tử tù”


7

- “Người lái đò sông Đà”.
Là giáo viên dạy văn, nhận thấy việc giảng dạy các tác phẩm của
Nguyễn Tuân còn nhiều hạn chế, chưa khám phá được đầy đủ, trọn vẹn về
tác giả cũng như tác phẩm của ông, nên chúng tôi đã lựa chọn “Truyện
ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận” làm đề tài luận văn
với hi vọng sẽ có cái nhìn bao quát và sâu sắc hơn về văn chương Nguyễn
Tuân.
2. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn khảo sát các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê
bình về truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân một cách có hệ thống, từ đó
thấy được các cách tiếp nhận văn chương của ông. Đồng thời qua sự tiếp
nhận của các nhà nghiên cứu giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát, khách
quan về “hiện tượng” Nguyễn Tuân.
- Góp phần vào việc giảng dạy tốt hơn các tác phẩm Nguyễn Tuân
trong trường phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trong đề tài, chúng tôi tìm hiểu một cách khái quát về lý thuyết
tiếp nhận văn học trong sự vận động chung của tư duy lí luận văn học.
- Nắm vững tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua các sáng tác
truyện ngắn, tùy bút ở các thời kì trước và sau cách mạng. Đồng thời nắm
vững quan điểm đánh giá của giới nghiên cứu phê bình về sáng tác của
Nguyễn Tuân để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn từ góc độ tiếp nhận.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Trong đề tài, chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong lí
thuyết tiếp nhận văn học trong sự vận động chung của tư duy lí luận văn
học.

8

- Các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, tùy bút của tác giả Nguyễn
Tuân.

- Những bài nghiên cứu, đánh giá về văn chương Nguyễn Tuân. Trong
khuôn khổ cho phép của luận văn, chúng tôi chú trọng tìm hiểu các bài nghiên
cứu phê bình văn chương Nguyễn Tuân nói chung và thể truyện ngắn, tùy bút
nói riêng được tuyển chọn trong các sách: Nhà văn Nguyễn Tuân – con người
và văn nghiệp, Ngọc Trai tuyển chọn, Nxb Hà Nội, 1991; Nguyễn Tuân –
người đi tìm cái đẹp, Hoàng Xuân tuyển chọn, Nxb Văn học, 1997; cuốn
“Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm” do Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới
thiệu, Nhà xuất bản giáo dục, 2007.
- Ngoài ra có một số bài viết được đăng tải trên các trang web, các báo,
tạp chí như Tạp chí nghiên cứu văn học, Văn nghệ quân đội, Diễn đàn văn
nghệ Việt Nam, Ngôn ngữ,…
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
6. Dự kiến đóng góp
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống sự tiếp nhận truyện ngắn,
tùy bút Nguyễn Tuân, tập hợp thống kê các bài nghiên cứu để có cái nhìn tổng
quát, đầy đủ nhất về lịch sử tiếp nhận văn chương Nguyễn Tuân.
- Luận văn cũng nêu lên vị trí, những đóng góp quan trọng của nhà văn
Nguyễn Tuân trong nền văn học nước nhà.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm ba chương:

9


Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết tiếp nhận và khái quát tình hình tiếp
nhận văn chương Nguyễn Tuân.
Chương 2: Truyện ngắn Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận.
Chương 3: Tùy bút Nguyễn Tuân nhìn từ góc độ tiếp nhận.






















10
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ KHÁI QUÁT
TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VĂN CHƯƠNG NGUYỄN TUÂN
Một số vấn đề về lí thuyết tiếp nhận
Tác phẩm văn học được sáng tạo ra là để thưởng thức, tiếp nhận – đó là
một sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào vấn đề thưởng thức,
tiếp nhận cũng được đặt cho nó một vị trí xứng đáng. Đã có những khoảng
thời gian lí luận văn học chỉ tập trung nghiên cứu khâu sáng tác hoặc tách rời
sáng tác với các quy luật tiếp nhận. Nếu lí luận văn học về sáng tác gắn liền
với ý thức về cá tính sáng tạo của nhà văn, thì lí luận văn học về tiếp nhận đề
cập tới tính sáng tạo của người đọc. Tác phẩm văn học tồn tại trong độc giả
không phải như một dấu tích mà là một hiện tượng sống nhờ nhu cầu của
người đọc, khả năng phát hiện, sáng tạo của chính chủ thể tiếp nhận. Bởi vậy
có thể nói, khi nghiên cứu lịch sử của tác phẩm văn học, một vấn đề cần được
quan tâm là sự tiếp nhận của người đọc.
1.1.1. Khái niệm Tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học là một lĩnh vực rộng lớn của lí luận văn học còn
đang “mở cửa” đón đợi những ý kiến, nhận định, những kết quả nghiên cứu
khác nhau. Nếu coi hoạt động văn học bao gồm hai lĩnh vực lớn: sáng tác và
tiếp nhận thì sự tiếp nhận văn học đã hàm chứa một nửa lí luận văn học.
Trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, không
quá dài so với lịch sử văn học nhưng đã diễn ra sự vận động mạnh mẽ của tư
duy lí luận văn học. Vào cuối thế kỷ XIX, lí luận văn học tìm ra vai trò của
tác giả, đến đầu thế kỷ XX phát hiện ra yếu tố văn bản và đến giữa thế kỷ XX,
lí luận văn học đã tìm ra vai trò đích thực của người đọc đối với tác phẩm văn
học.
11
Theo nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung, tư duy lí luận văn học hậu
hiện đại đã đạt được một bước tiến quan trọng trong việc khám phá ra văn bản
văn học như một cấu trúc ngôn từ động, tác phẩm văn học như là kết quả của
quá trình cắt nghĩa văn bản của người đọc. Lí luận văn học tiền hiện đại đã

đặt giả thiết về vị trí của ý nghĩa tác phẩm trong mối quan hệ tác giả - tác
phẩm, trong sự chủ ý tạo nên văn bản văn học. Còn lí luận văn học hiện đại
thì thừa nhận tính nội tại của tác phẩm, cho rằng tác phẩm là khách thể, cấu
trúc ngôn ngữ chứa đựng ý nghĩa tác phẩm. Nhưng tư duy lí luận văn học hậu
hiện đại nêu lên ý nghĩa của văn bản văn học trong mối quan hệ mới hơn, mối
quan hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận. Các lí thuyết hậu hiện đại cho rằng
nghĩa của văn bản không ổn định mà nó mang tính quan hệ, được tạo nên do
một quá trình. Lí luận văn học tiền hiện đại và hiện đại đều xem nghĩa của
văn bản văn học là ổn định, có thể tìm thấy ý nghĩa duy nhất của văn bản văn
học. Các quan điểm của lí luận văn học hậu hiện đại phủ nhận giả thiết về ý
nghĩa ổn định của văn phẩm văn học, và cho rằng nghĩa của tác phẩm mang
tính chất quan hệ, nó được mở ra từ sự đối thoại giữa văn bản và người tiếp
nhận. Nghĩa của văn bản văn học trong quan niệm hậu hiện đại mang tính thời
gian, tác phẩm văn học là kết quả của quá trình cắt nghĩa văn bản của người
tiếp nhận.
Theo quan niệm của tư duy lí luận truyền thống, tác giả là người đóng
vai trò trung tâm của tác phẩm. Tìm hiểu tác phẩm, người đọc đi tìm hiểu chủ
ý của tác giả trước và trong khi sáng tác. Những khái niệm của mĩ học sáng
tạo như: chủ đề, đề tài, cốt truyện, tư tưởng,… được dùng để thẩm định, đánh
giá giá trị tác phẩm. Khi tác giả đặt dấu chấm cuối cho văn bản tác phẩm của
mình cũng là lúc ý và nghĩa của nó dừng lại. Bạn đọc sau khi gấp trang sách
lại không phải thắc mắc hay day dứt về tính cách nhân vật, hay số phận nhân
vật sẽ đi về đâu,… bởi những thông tin đó đã được “trình bày” khá đầy đủ
12
trong tác phẩm, độc giả chỉ việc sẵn sàng lĩnh hội. Vì thế, sản phẩm mà mỗi
người đọc lĩnh hội được là giống nhau – đó chính là cái chủ ý của tác giả. Tuy
nhiên, lí luận văn học hiện đại đã có bước vượt lên trên lí luận tiền hiện đại
bằng việc phát hiện ra sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn
học. Lí luận hiện đại đã nhìn thấy những yếu tố đặc thù của văn bản văn học
và phương thức tồn tại của tác phẩm văn học thông qua người đọc. Giữa thế

kỷ XX, với sự xuất hiện của mỹ học tiếp nhận, lí luận văn học quan tâm nhiều
hơn đến độc giả - người cụ thể hóa cho văn bản. Từ đây văn bản văn học
mang thông điệp đối thoại có được vị thế mới: làm đối tác đối thoại. Đây là
một đóng góp có ý nghĩa lí luận của mỹ học tiếp nhận nói chung và lí luận
văn học hậu hiện đại nói riêng. Và như vậy, “lịch sử văn học không chỉ đơn
giản là con số cộng các tác giả tác phẩm mà còn được hiểu là các tác phẩm và
người tiếp nhận trong những chuyển biến lịch sử của nó” [8,167]. Tác phẩm
không chứa đựng những giá trị và ý nghĩa cố định mà luôn biến đổi trong
cuộc đối thoại không ngừng giữa văn bản và những thế hệ độc giả.
Xuất phát từ đặc trưng đời sống thẩm mĩ của văn học – loại hình nghệ
thuật đặc biệt – nghệ thuật ngôn từ, khi đề cập đến hành động tiếp nhận, các
tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tiếp nhận văn học là
hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt
đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm
hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc:
cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản
dịch, chuyển thể,…” [15,325]. Định nghĩa này bao gồm ba nội hàm cơ bản:
đầu tiên, đây là khái niệm dùng để chỉ hoạt động đọc và cảm thụ tác phẩm của
người thưởng thức. Tiếp theo, định nghĩa này khái quát được các cấp độ trong
quá trình tiếp nhận: giai đoạn đầu là đọc hiểu văn bản, sau đó phát hiện ra tư
tưởng tác phẩm. Kế tiếp sự chiếm lĩnh về nghĩa là sự thưởng thức các giá trị
13
tư tưởng cũng như nghệ thuật. Cao hơn là cấp độ bản thể hóa, ranh giới giữa
văn bản nghệ thuật và độc giả xóa nhòa. Thứ ba, khi khái quát quá trình tiếp
nhận, định nghĩa còn nhấn vào sự tương tác qua lại của người đọc và chủ thể
sáng tạo: một phần qua sự phản hồi cảm thụ của người đọc những giá trị ẩn
trong tác phẩm được phát hiện và ghi nhận; và nhà văn khi quan sát hoạt động
tiếp nhận của độc giả giúp họ định hướng được thị hiếu thẩm mĩ của công
chúng. Đồng thời cũng chính nhờ các sáng tác mà người đọc có điều kiện mở
rộng thêm vốn hiểu biết, kinh nghiệm về cuộc sống cũng như năng lực thẩm

mĩ cho cá nhân.
Cũng có chung quan điểm với định nghĩa mà Từ điển thuật ngữ văn
học đã nêu, các tác giả của cuốn Giáo trình lí luận văn học, tập 1, Bản chất
và đặc trưng văn học cho rằng “tiếp nhận văn học là hoạt động tiêu dùng,
thưởng thức, phê bình văn học của độc giả thuộc nhiều loại hình, nhiều trình
độ khác nhau”[43,159]. Có sáng tác văn học đương nhiên phải có tiếp nhận
văn học và chính sự tiếp nhận đã tác động trở lại sáng tác, khiến cho cả hai
khâu này thực sự góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mĩ
của con người trong đời sống. Bởi tác phẩm văn học là một hiện tượng động,
không nhất thành bất biến, có sự mở rộng ý nghĩa vô tận nhờ độc giả.
Có thể thấy, về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối
thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Quá trình này đòi hỏi độc
giả phải tham dự với tất cả khối óc, hứng thú, tri thức và sự sáng tạo. Trong
tiếp nhận văn học người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên mình,
nhập mình vào để sống, trải nghiệm nội dung của tác phẩm, vừa duy trì cho
mình một khoảng cách thẩm mĩ để đánh giá tác phẩm từ bên ngoài, để đối
thoại với tác giả, cắt nghĩa tác phẩm. Tiếp nhận văn học là một hoạt động
sáng tạo của người đọc, nó thúc đẩy ảnh hưởng văn học, làm cho tác phẩm
14
không đứng yên mà luôn lớn lên, phong phú hơn. Không thể nói đến lịch sử
của tác phẩm văn học nếu không có hoạt động tiếp nhận.
“Tư tưởng cơ bản của mỹ học tiếp nhận là luận đề của các nhà lãng
mạn trường phái Jena: “Độc giả sống, đi tìm gặp nhà văn, tích cực tham gia
vào quá trình sáng tác”[22,92]. Và với tư tưởng cơ bản này mà đặc trưng cho
mĩ học tiếp nhận là sự từ bỏ các quy phạm và chuẩn mực kinh điển vốn được
dùng làm tiêu chuẩn của văn học và phê bình văn học. Tiêu chuẩn cơ bản để
đánh giá tác phẩm là thực tiễn xã hội, hiệu quả xã hội của nghệ thuật theo
mức độ biểu hiện của nó trong phản xạ của độc giả.
Thông thường các nhà lí luận xem phạm vi nghiên cứu của tiếp nhận
văn học bao gồm “toàn bộ quá trình biến văn bản nghệ thuật thành tác phẩm

nghệ thuật”, quá trình thực hiện sự tồn tại xã hội của tác phẩm, sự tác động và
làm phong phú lẫn nhau giữa người đọc và tác phẩm. Về bản chất, quá trình
này gồm ba phương diện. Thứ nhất, nghiên cứu tác phẩm như là một sản
phẩm nghệ thuật được sáng tác ra để tiếp nhận, thưởng thức tác phẩm như
một văn bản, một thông báo nghệ thuật, một cấu trúc cảm thụ hướng tới sự
tưởng tượng của người đọc. Thứ hai, về sự đọc, cắt nghĩa tác phẩm các quy
luật của giao tiếp nhận, tâm lí học tiếp nhận văn học, giải thích học, sự đồng
sáng tạo của người đọc. Thứ ba, các quy luật và vấn đề lịch sử - xã hội của
tiếp nhận: cách đọc phân tâm học, huyền thoại như một phương tiện của giao
tiếp đại chúng.
Như vậy, tiếp nhận văn học có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc
hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của văn học. Nhờ tiếp nhận văn học, hoạt
động sáng tạo nghệ thuật trở nên có ý nghĩa, có mục đích và những giá trị
chân chính của tác phẩm được bảo tồn, được phát triển phong phú thêm lên,
trở thành một yếu tố hiện thực, một nhân tố tích cực của đời sống tinh thần
con người. Và nói đến vai trò của tiếp nhận văn học tức cũng là nói đến vai
15
trò của người đọc. Người đọc giúp tác phẩm đi hết vận số của mình và với
chức năng đó anh ta trở thành nhân tố không thể thiếu của quá trình văn học.
1.1.2. Độc giả với tiến trình văn học
Với lí thuyết tiếp nhận hiện đại, đặc biệt là sự khẳng định vai trò của
người đọc như là đồng sáng tạo với nhà văn trong việc tạo ra giá trị mới cho
tác phẩm văn học, tư duy lí luận văn học đã có một sự phát triển. Đó là sự
chuyển dịch trung tâm từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc. Với quan
niệm này, tác phẩm văn học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động
của ngôn ngữ, nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía
người đọc để tạo nên những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học.
Tác phẩm là một “quá trình”, tồn tại qua nhiều giai đoạn: ý đồ, tưởng
tượng, văn bản, sự khách thể hóa ý đồ trong một cấu trúc có tính ký hiệu, sự
cảm thụ của người thưởng thức. Và như thế, một tác phẩm văn học gồm một

phần có thực, khách quan và một phần khác do người đọc phát hiện ra, cấu
tạo ra, đó là quá trình biện chứng luân hồi: người sáng tác – tác phẩm – người
tiếp nhận – tác phẩm – người sáng tác. Và như thế người tiếp nhận có vai trò
trung tâm trong tiến trình ấy.
1.1.2.1. Vai trò của độc giả với tác giả
Trước hết, xét về mối quan hệ giữa độc giả và nhà văn – đó là quan hệ
có tính “đối thoại – hợp tác”.
Theo lí luận văn học truyền thống, tác phẩm văn học là nơi truyền tải tư
tưởng, quan niệm nghệ thuật, quan niệm sống, kí thác tâm sự của tác giả; xem
sự sáng tạo văn học là độc quyền của nhà văn, và khi nhà văn viết xong coi
như đã hoàn thành quá trình sáng tạo, nên không quan tâm đến sự tiếp nhận
của người đọc. Không như vậy, tư duy lí luận văn học hiện đại và lí luận văn
học hậu hiện đại rất coi trọng vai trò của người đọc và coi người đọc là đồng
sáng tạo với nhà văn.
16
Nhà văn Nguyễn Hiến Lê khi bàn về “nghề văn” đã khẳng định: “nhà
văn có thể không cần tiền, không cần vàng nhưng nhất định phải cần độc giả”
[25,206]; thêm vào đó ông cũng nhấn mạnh: “tất nhiên có tác phẩm kén độc
giả, có tác phẩm không, có người viết cho đương thời, có kẻ viết cho hậu thế,
nhưng đã viết thì ai cũng mong có người đọc mình, nếu không thì viết làm
gì?” [25,206]. Còn theo Huỳnh Phan Anh thì “trong một ý nghĩa nào đó nhà
văn là kẻ qua nhịp cầu của tác phẩm mình, mà tìm đến người đọc” [1,12].
Theo ý kiến của PGS Đoàn Đức Phương “Tiếp nhận văn học thực chất là một
quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận là mối quan
hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và
người chia sẻ, cảm thông. Bao giờ người viết cũng mong người đọc hiểu
mình, cảm nhận được những điều mình muốn gửi gắm, ký thác” [40].
Từ góc nhìn của lý thuyết tiếp nhận, trong quan niệm của các nhà
nghiên cứu, người đọc đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình
sáng tạo của nhà văn, là động lực sáng tạo của nhà văn. Vì thế nhà văn sáng

tác là hướng tới người đọc, là tìm về với người đọc, là đối thoại với người
đọc, là người bạn tri âm tiềm ẩn. Không chỉ có vậy, người đọc còn là người
đồng sáng tạo với nhà văn. Người đọc là người sáng tạo nên những ý nghĩa
mới cho tác phẩm mà nhiều khi nhà văn - người sáng tạo ra cũng không nghĩ
tới. Như thế, theo Nguyễn Văn Trung: “Có thể gọi độc giả cũng là một tác
giả. Độc giả không phải là người biết chấp nhận một cách thụ động, nô lệ,
nhưng tự do theo tác giả và sự ưng thuận đó là cần thiết để cho tác giả có thể
xây dựng tác phẩm. Vì thế tác phẩm là một công trình chung” [59,229]. Các
tác giả yêu cầu người đọc không còn là người tiếp nhận ngay một thế giới
hoàn hảo, đầy đủ đóng kín đối với chính họ mà ngược lại người đọc phải
tham gia vào quá trình sáng tác, đến lượt mình người đọc cũng phải sáng tạo
ra tác phẩm. Sáng tạo ở người đọc là sáng tạo trong tiếp nhận, sáng tạo trên
17
nền của một sáng tạo khác nhằm mục đích hiểu, thưởng thức, lí giải, bình giá
tác phẩm, khai thác từ tác phẩm những giá trị tinh thần có ích cho mình và
cho đời sống, ý thức xã hội, và bằng cách đó làm cho tác phẩm thực sự sống
một cuộc sống đầy ý nghĩa. Trong quá trình tiếp nhận, vai trò đồng sáng tạo
với tác giả của độc giả được thể hiện đầu tiên ở chỗ trong khi tiếp nhận tác
phẩm, người đọc đã lấp đầy những “khoảng trống mà nhà văn có ý thức hoặc
vô tình tạo nên”. Người đọc bằng hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của
mình đã cụ thể hóa cấu trúc kí hiệu của tác phẩm, làm phát lộ những hàm
ngôn, những ẩn ý tiềm tại trong “mạch lạc” của nó, làm dậy lên tiếng nói của
những khoảng lặng, tìm ra cái lôgíc của những kết nối bất ngờ. Và cao hơn,
người đọc còn phát hiện ra những ý nghĩa mới của tác phẩm cùng những mối
liên hệ chỉnh thể tương ứng với chúng. Như vậy, trong tư duy lí luận văn học
hiện đại, quan hệ giữa tác giả và độc giả là mối quan hệ tương tác, có tính
chất đối thoại, mang tính bình đẳng, không phải quan hệ phụ thuộc, áp đặt
nhau. Đây cũng là một quá trình chuyển hóa nội tại, là sự thẩm thấu vào nhau
giữa thế giới của người đọc và thế giới của văn bản được tác giả tạo nên.
“Người đọc đúng đắn có bổn phận góp phần sáng tạo với tác giả, một tác

phẩm hoàn thành bao giờ cũng chỉ xong một nửa, còn một nửa để dành cho
người đọc”[62,1]. Sự hiện hữu của tác phẩm văn học sẽ là hư vô nếu không
có sự tham dự của người đọc. Bởi lẽ vai trò của người đọc không chỉ được
xác lập khi văn bản ra đời, thoát ly khỏi nhà văn để bước vào hành trình của
hoạt động tiếp nhận, mà sự tham dự của người đọc đã có ngay từ khi bắt đầu
hành trình sáng tạo của nhà văn.
1.1.2.2. Vai trò của độc giả với văn bản
Coi trọng quá trình khám phá ý đồ sáng tạo của tác giả, tác phẩm văn
học trong quan niệm của lý luận văn học truyền thống đồng nhất với thế giới
tư tưởng của nhà văn, bị hệ tư tưởng của nhà văn chi phối hoàn toàn. Ý nghĩa
18
của tác phẩm bị chi phối bởi tác giả dựa trên những ấn tượng, phán đoán chủ
quan của người đọc. Và như vậy, người đọc thụ động hoàn toàn trong việc
khám phá tác phẩm. Không như vậy, lý luận văn học hiện đại và hậu hiện đại
lại có những quan điểm hoàn toàn khác. Theo quan điểm của một số nhà
nghiên cứu văn học, tác phẩm văn học là một “đề án tiếp nhận”, “một tiềm
năng để tiếp nhận”, “một cấu trúc mời gọi”, “một chương trình nhận thức”,
“một mã nghệ thuật”, “một sơ đồ”. Nhưng đề án ấy, công trình ấy chỉ được
mở ra, được thực hiện trong thước đo của người đọc, với tính sáng tạo của
anh ta.
Theo nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung “tác phẩm văn học như một
quá trình”, vì “mọi tác phẩm đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung và không
bao giờ đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản, quá trình văn học là quá trình
tương hỗ với hai yếu tố: ảnh hưởng thông qua văn bản và sự tiếp nhận thông
qua người đọc, người tiếp nhận tái tạo tác phẩm và tác phẩm tái tạo lại người
đọc”[7]. Còn theo Heidegger “không thể truy bản chất của tác phẩm văn học
chỉ từ hoạt động sáng tạo của riêng tác giả. Nhà văn, tác phẩm, người đọc gắn
kết với nhau không thể tách rời, cái này là xuất xứ và hiệu quả của cái kia và
ngược lại” [7,114].
Như vậy, đối với tác phẩm, người đọc có vai trò quan trọng, là người

sáng tạo thứ hai và làm cho tác phẩm thực sự “sống”. Người đọc là yếu tố nội
tại của quá trình văn học. Tác phẩm văn học chỉ có được đời sống khi được
người đọc tiếp nhận và chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của nó. Chỉ
khi được tiếp nhận bởi người đọc thì quá trình sáng tạo của nhà văn mới hoàn
tất. Ngay khi xuất hiện, văn bản văn học là một hệ thống kí hiệu mang tính
“hàm hồ”, là cấu trúc mở hướng đến người đọc. Nói cách khác, văn bản văn
học không phải là vật thể tồn tại một cách ổn định, không chứa đựng những
giá trị và ý nghĩa cố định mà luôn biến đổi không ngừng nghỉ trong cuộc đối
19
thoại giữa văn bản và người đọc. Đây là tính chất mở, là tiền đề để văn bản
trở thành tác phẩm văn học. Toàn bộ cấu trúc văn bản nghệ thuật gồm ngôn
từ, hình tượng, kết cấu, thể loại, tư tưởng,… nên được khảo sát không phải
như một thành quả đã sản sinh mà như một đối tượng của sự cảm thụ, thưởng
thức và tiếp nhận. Trong quá trình tiếp nhận, cấu trúc văn bản được thổi thêm
nguồn sức sống của thời đại mới - những nhân tố xuất hiện khi quá trình sáng
tạo của nhà văn kết thúc. Người đọc có vai trò tích cực trong việc sản sinh ra
ý nghĩa tác phẩm. Trong công trình Lịch sử văn học: một thách thức đối với
lý luận văn học, Hans Robert Jauss đại biểu xuất sắc của trường phái
Konstanz đã viết: “không thể quan niệm đời sống của tác phẩm văn học trong
lịch sử nếu không có sự tham gia tích cực của những người mà tác phẩm phục
vụ. Chính sự tác động của họ sẽ đưa tác phẩm đi vào dòng chảy liên tục và
sinh động của kinh nghiệm văn học, nơi mà chân trời tiếp nhận không ngừng
biến đổi, nơi mãi diễn ra sự chuyển đổi từ cách tiếp nhận thụ động sang cách
tiếp nhận chủ động, từ việc đọc đơn thuần đến việc lĩnh hội có phê phán, từ
chuẩn mực thẩm mỹ đã được chấp nhận sẵn đến chỗ vượt qua nó bằng sự
sáng tạo mới…”[43,190].
Như vậy, tác phẩm văn học chỉ “sống thực sự” khi nó được người đọc
tiếp nhận. Như cách nói đơn giản của Nhật Tiến “một tác phẩm in rồi không
đến tay người đọc khác nào một công trình xây dựng đang bị bỏ hoang phế
rồi tàn lụi trong sự quên lãng của mọi người” [52,110].

Trong sự giao tiếp giữa tác phẩm với độc giả, cần chú ý tính chất cá thể
hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Chính ở đây năng lực, thị
hiếu, sở thích của cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tuỳ theo lứa tuổi, trình
độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm sống nhiều hay ít mà có kết quả tiếp
nhận cụ thể, riêng biệt cho mỗi người.
20
Có thể thấy, tiếp nhận văn học là một quá trình tích cực, nó làm biến
đổi giá trị và ý nghĩa của tác phẩm qua các thế hệ cho đến hiện tại, khi mà ta
đối diện với tác phẩm trong chân trời riêng của mình, ở vị thế của người đọc.
Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mỹ làm cho
sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ động, tích cực
của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm. Tác phẩm văn
học tuy miêu tả cuộc sống cụ thể, toàn vẹn, sinh động, nhưng vẫn còn rất
nhiều điều mơ hồ, chưa rõ. Người đọc phải quan sát, tri giác để làm nổi lên
những nét mờ, khôi phục những chỗ bị bỏ lửng. Không chỉ có tác phẩm tác
động tới người đọc, mà còn có việc tác động, tìm tòi của người đọc đối với
văn bản. Thiếu sự tiếp nhận tích cực của người đọc thì tác phẩm chưa thể hiện
lên thật sinh động, đầy đặn, hoàn chỉnh. Qua quá trình ấy, có những lớp nghĩa
trở nên mòn cũ, ngược lại, có những lớp nghĩa mới được phát hiện, bổ sung,
làm cho đời sống của các giá trị nghệ thuật luôn luôn vận động. Bởi thế, song
song với hoạt động sáng tạo của nhà văn là hoạt động sáng tạo của người đọc,
cả hai tác động và gắn bó mật thiết với nhau.
Không dừng lại ở việc khẳng định người đọc là chủ thể tiếp nhận văn
học, lý thuyết tiếp nhận còn chỉ rõ vai trò tích cực và chủ động trong toàn bộ
tiến trình văn học. Bằng sự ẩn mình mà liên tục, người đọc chi phối cả quá
trình sáng tạo, biên tập, phổ biến, phê bình và thưởng ngoạn văn học. Người
đọc có vai trò quan trọng đối với đời sống văn học. Nếu xét trên phạm vi cả
một nền văn học, có thể nói “văn học nào, người đọc ấy”, đồng thời “người
đọc nào thì văn học ấy”. Có người đọc tầm thường nên có văn học tầm
thường; có người đọc khe khắt thì có văn học quanh co, nói bóng gió; và khi

có người đọc cởi mở thì sẽ có văn học phóng khoáng. Và như thế người đọc
trở thành một nhân tố của tiến trình văn học bao gồm các khâu sáng tác, phổ
biến, thưởng ngoạn và phê bình. Tác động đến tư duy nghệ thuật, sự lựa chọn
21
đề tài, sự thể hiện chủ đề, phương thức xây dựng nhân vật, cách kết cấu và
nghệ thuật ngôn từ của nhà văn là “người đọc tiềm ẩn” ( Wolfgang Iser). Thị
hiếu của người đọc, nhất là những người đọc có thế lực chi phối đời sống văn
học và thị trường chữ nghĩa đương thời giữ vai trò quan trọng trong việc công
bố và phổ biến tác phẩm. Khi phát hành, tác phẩm lại chịu sự cọ xát giữa
dòng xoáy của những luồng dư luận khác nhau mà tiêu biểu là nhà phê bình,
nhà báo…đại diện cho những độc giả với những khuynh hướng tư tưởng,
quan niệm thẩm mỹ khác nhau. Khi vừa được đưa ra, tác phẩm văn học đi vào
đời sống tinh thần của một lớp công chúng cùng thời với nhà văn. Tác phẩm
có thể nhận được sự cộng hưởng của lớp độc giả này mà không bị giãn cách
quá nhiều bởi không gian và thời gian. Những tác phẩm có cuộc sống dài lâu
không chỉ đối diện với những độc giả đương thời mà còn với người đọc của
các thế hệ sau này.
Từ khi ra đời, một tác phẩm văn học có thể có nhiều cách tiếp cận và
giải mã khác nhau, trong đó có cả những sự giải mã nằm ngoài tầm kiểm soát
và dự đoán của tác giả, tức không hoàn toàn trùng khớp với ý đồ tư tưởng và
nghệ thuật của tác giả, do sự chi phối của những điều kiện lịch sử - chính trị,
xã hội và của nền tảng văn hóa cùng thị hiếu của cá nhân người đọc hay từng
thế hệ người đọc. Do vậy mà công chúng văn học luôn biến đổi, loại hình này
ngày nay chiếm đa số nhưng ngày mai có thể trở thành thiểu số và ngược lại.
Sự biến đổi này phụ thuộc vào một nhân tố rất quan trọng được mỹ học tiếp
nhận gọi là tầm đón đợi của công chúng. Đó là hệ quy chiếu thuộc về kinh
nghiệm văn học của người tiếp nhận, là tầm hiểu biết về văn học, là nhu cầu,
thị hiếu, trình độ thưởng thức kết tinh từ kinh nghiệm sống, hứng thú, quan
điểm và lý tưởng thẩm mĩ của người đọc đã có trước khi họ tiếp xúc, tìm hiểu
tác phẩm.

22
Là một khái niệm cốt lõi của mỹ học tiếp nhận, “tầm đón đợi” có thể
được diễn giải theo những cách khác nhau, nhưng mọi ý kiến cơ bản đều xuất
phát từ cách hiểu của Hans Robert Jauss. Theo ông, tầm đón đợi là “những sự
chờ đợi đặc trưng mà tác giả có thể tính đến ở công chúng, trong trường hợp
không có những tín hiệu thể hiện, chúng vẫn có thể xác nhận được nhờ ba yếu
tố nêu trước một cách chung chung: đầu tiên là từ những chuẩn mực đã quen
thuộc hoặc từ những thi pháp nội tại của thể loại; thứ hai là từ mối quan hệ ẩn
kín đối với những tác phẩm quen thuộc của môi trường văn học; thứ ba là từ
đối lập giữa hư cấu và hiện thực, chức năng thi pháp và thực tiễn của ngôn
ngữ mà người đọc nhạy cảm thường xuyên có khả năng so sánh. Yếu tố thứ
ba bao gồm cả việc người đọc có thể nhận biết tác phẩm mới trong tầm đón
đợi văn học hẹp hơn hoặc trong tầm nhìn rộng hơn của kinh nghiệm sống của
mình” [7,406].
Khái niệm Tầm đón đợi nói lên khoảng cách và sự đứt quãng trong mối
quan hệ giữa tác phẩm và người đọc đương thời, có thể dẫn đến sự va chạm,
có khi xung đột giữa tầm đón đợi của công chúng với tầm đón đợi mà tác
phẩm đề xuất. Nghiên cứu tiếp nhận văn học chính là khảo sát mối quan hệ
giữa tầm đón đợi của tác phẩm và tầm đón đợi của độc giả. Và lịch sử văn
học có thể được xem như sự kế tiếp, cọ xát và điều chỉnh của những tầm đón
đợi. Hans Robert Jauss cũng khẳng định rằng tính lịch sử của tác phẩm có cơ
sở là kinh nghiệm tiếp nhận của độc giả. Việc nghiên cứu tác phẩm phải
thông qua sự nghiên cứu tầm đón đợi của công chúng.
Từ khái niệm tầm đón đợi, khi tìm hiểu về các kiểu người đọc có thể
thấy rõ sự tồn tại hai kiểu người đọc cơ bản: Người đọc tầm thường (Trương
Đăng Dung gọi là người đọc ngây thơ) gồm những người đọc không chuyên,
việc đọc tác phẩm văn học như một nhu cầu giải trí đơn thuần. Người đọc đặc
biệt (Trương Đăng Dung gọi là người đọc lý tưởng) là những độc giả có trình
23
độ chuyên sâu, việc đọc mang tính chất nghề nghiệp như nhà văn, nhà phê

bình. “Tầm đón đợi” của hai kiểu người đọc này có sự khác nhau rõ rệt. Đối
với kiểu người đọc thứ nhất, trong ý thức của họ, tác phẩm văn học là một
khách thể, không có điều gì ẩn kín cần phải suy nghĩ. Tác phẩm phản ánh
cuộc sống thì nó phải như cuộc sống. Còn ở kiểu người đọc thứ hai, tác phẩm
gây được hứng thú của họ phải là những tác phẩm buộc họ phải suy nghĩ, trăn
trở để phân loại tìm ra giá trị đích thực của tác phẩm văn học và nâng cao tầm
đón đợi của mình. Như thế có nghĩa, tầm đón đợi không phải cố định. Đọc
một tác phẩm mới và khó sẽ nâng cao tầm đón đợi của người đọc. Và tầm đón
đợi mới ấy đòi hỏi văn học không ngừng sáng tạo đổi mới. Điều này cho thấy,
tiếp nhận văn học không chỉ dừng lại ở việc nó giúp khám phá thêm nhiều
mặt, nhiều khía cạnh về nội dung ý nghĩa, về nghệ thuật còn “ẩn náu” bên
trong trong tác phẩm, mà tiếp nhận văn học còn góp phần tích cực vào việc
nâng cao trình độ đọc, thưởng thức của độc giả, đồng thời là một động lực
kích thích sự sáng tạo mới trong văn học.
Như vậy, từ những điều đã nêu ở trên, chúng tôi có thể khẳng định tác
phẩm văn học không đồng nhất với văn bản, với chính nó, mà là một sản
phẩm mang tính quan hệ, nó chỉ thực sự được xác lập đời sống nhờ vào mối
quan hệ với người đọc. Tác phẩm văn học vì thế là sự cụ thể hóa trong người
đọc. Không có một tác phẩm duy nhất trong người đọc. Mà qua mỗi lần tiếp
nhận ở từng độc giả, qua những sự tiếp nhận khác nhau ở những bạn đọc khác
nhau, qua sự tiếp nhận từ thời đại này đến thời đại khác tác phẩm được mở ra
vô tận về tầm nhìn, nới rộng và tăng thêm về ý nghĩa. Tư duy lí luận văn học
hậu hiện đại với lí thuyết mỹ học tiếp nhận đã tìm ra và khẳng định rõ vai trò
của người đọc, đúng như nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung đã nhận định:
“Với mĩ học tiếp nhận, có thể nói hành trình của một tác phẩm văn học chỉ
thực sự bắt đầu khi người ta đọc nó. Đó là cuộc hành trình cho thấy không thể
24
quan niệm một cách đơn giản truyền thống văn học như là lịch sử truyền
thống của những giá trị văn học được sắp xếp ổn định và nhất trí theo những
tiêu chí bất biến nào đó” [6,176].

1.1.3. Cộng đồng diễn giải
Lý thuyết tiếp nhận ra đời khẳng định vai trò của người đọc đối với tác
phẩm văn học, làm thay đổi tư duy lý luận văn học truyền thống trong quan
niệm về bản chất của tác phẩm văn học. Đến với văn bản văn học, người đọc
trở thành chủ thể tiếp nhận, có ưu thế tự do trước văn bản và tác giả. Tuy
nhiên các nhà lí luận cũng chỉ ra rằng sự tự do của chủ thể tiếp nhận cũng chỉ
là sự tự do trong ràng buộc. Đó là sự ràng buộc của Cộng đồng diễn giải.
Cộng đồng diễn giải là một khái niệm quan trọng của Mỹ học tiếp
nhận. Trong những năm gần đây, thuật ngữ này đã được một số học giả giới
thiệu ở Việt Nam. Cộng đồng diễn giải là khái niệm do Stanley Fish đề xuất.
Tác giả Trương Đăng Dung trong bài “Những giới hạn của cộng đồng diễn
giải” đã trích ý kiến của Stanley Fish nhấn mạnh vai trò của cộng đồng diễn
giải rằng: “Cộng đồng diễn giải chứ không phải văn bản hay người đọc tạo
nên các nghĩa của văn bản” [dẫn theo 17,75]. Như vậy có nghĩa các nghĩa của
một tác phẩm được hình thành là do ảnh hưởng của cả một thiết chế cộng
đồng. Theo tác giả Diêu Lan Phương trong bài “Tính tưởng tượng của cộng
đồng diễn giải” giới thiệu “cộng đồng diễn giải được Fish quan niệm là những
nhóm độc giả chia sẻ một tập hợp các quy ước để hiểu các tác phẩm văn học
theo những cách thức nhất định; và các đặc tính hình thức của tác phẩm văn
học chỉ tồn tại khi chúng được kích hoạt bởi các cộng đồng độc giả” [42]. Sự
ổn định và đồng nhất của các nhóm người đọc quy định phương thức tồn tại
của tác phẩm văn học. Cũng theo tác giả này “Cộng đồng diễn giải còn có thể
hiểu là tập hợp một nhóm người có chung kinh nghiệm đọc” [42]. Tuy nhiên
một kinh nghiệm đọc có tính ổn định cao lại không hoàn toàn có lợi cho sự
25
phát triển văn chương. Ở một tác phẩm xuất sắc thường có sự phá vỡ kinh
nghiệm của cả người đọc và tác giả. Phá vỡ Tầm đón đợi của độc giả chính là
một trong những thành công của tác phẩm. Vượt ngoài tầm đón đợi đồng
nghĩa với việc tạo nên bất ngờ, không dự đoán trước được khi người đọc thâm
nhập vào thế giới của tác phẩm văn học. Cho nên, phá vỡ kinh nghiệm để tiếp

tục tạo ra những kinh nghiệm mới luôn luôn diễn ra trong cộng đồng diễn
giải; nó khiến cho cộng đồng diễn giải luôn vận động. Như vậy, “nghĩa của
một tác phẩm trong diễn trình tiếp nhận, trải qua các thời kì có sự thay thế của
các cộng đồng diễn giải, sẽ có hai xu hướng: mất đi một số nghĩa nào đó,
đồng thời lại có thêm những ý nghĩa mới. Tuy thế, dù kinh nghiệm đọc của
Cộng đồng diễn giải – được thể hiện và hiện thực hóa trong quá trình viết và
đọc, một mặt tạo ra nghĩa cho văn bản; nhưng mặt khác, chính văn bản sẽ có
tính độc lập tương đối của nó, nó sẽ không tuân theo sự sai khiến hay là nô lệ
của một mặc định cứng nhắc nào”[42].
Dựa trên những thành tựu của lý luận văn học thế kỷ XX, chúng tôi sẽ
cố gắng soi vào diễn trình tiếp nhận truyện ngắn, tùy bút Nguyễn Tuân để từ
đó thấy được hai thể loại văn xuôi nói trên của Nguyễn Tuân được nhìn nhận
như thế nào qua sự tiếp nhận của người đọc. Đồng thời thấy được những đóng
góp của Nguyễn Tuân đối với nền văn học Việt Nam.
1.2. Khái quát vấn đề tiếp nhận văn chương Nguyễn Tuân
1.2.1. Nguyễn Tuân cuộc đời và văn nghiệp
1.2.1.1. Cuộc đời nhà văn Nguyễn Tuân
Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10/07/1910 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội
trong một gia đình nho học đã thất thế, mang tư tưởng bất đắc chí dưới chế độ
thực dân phong kiến.
Nguyễn Tuân sinh ra trong gia đình Nho học nhưng giữa lúc Nho học
thất thế, nhường chỗ cho Tây học và ông lớn lên giữa hoàn cảnh xã hội đang

×