Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp quản trị kinh doanh tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam(VINAPACO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.75 KB, 22 trang )

Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin cảm ơn ban lãnh đạo và Đoàn thể Tổng công ty
Giấy Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập tại Tổng công ty.
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại-
Trường Đại học Thương Mại và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Phùng Mạnh Hùng đã
giúp đỡ em trong thời gian làm báo cáo thực tập, để em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Tuy nhiên, với nguồn kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian thực tập tại
Tổng công ty có hạn nên bài báo cáo sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót về các mặt. Kính
mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và ban lãnh đạo Tổng công ty để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Quý
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 1
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CL : Chiến lược
GĐTCT : Giám đốc Tổng công ty
MTKD : Môi trường kinh doanh
DN : Doanh nghiệp
SP : Sản phẩm
MKT : Marketing
TCT : Tổng công ty
BGĐ : Ban giám đốc
NL : Nguyên liệu
NLCT : Năng lực cạnh tranh
NVLSX : Nguyên vật liệu sản xuất
NVBH : Nhân viên bán hàng


NTD : Người tiêu dùng
ĐTCT : Đối thủ cạnh tranh
NQT : Nhà quản trị
CSMKT : Chính sách marketing
CLKD : Chiến lược kinh doanh
SXKD : Sản xuất kinh doanh
CBNV : Cán bộ nhân viên
NVL : Nguyên vật liệu
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 2
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
AT-VSLĐ-PCCN: An toàn- Vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 3
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diễn biến quy mô và chất lượng lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam qua
các năm 2012, 2013, 2014.
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo khối ngành kinh doanh qua các năm 2012, 2013, 2014.
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo giới tính.
Bảng1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam qua các năm
2012, 2013, 2014.
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 4
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Hình 1.2: Cơ cấu lao động theo khối ngành năm 2012- 2014.
Hình 1.3: Cơ câu tổ chức laođộng theo giới tính qua các năm.
Hình 2.1: Tình hình thực hiện công tác hoạch định chiến lược.
Hình 2.2: Tình hình thực hiện công tác triển khai chiến lược của Tổngcông ty GiấyViệt
Nam.
Hình 2.3: Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân lực.

Hình 2.4: Tình hình thực hiện các chức năng quản trị
Hình 2.5: Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp
Hình 2.6: Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 5
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
LỜI MỞ ĐẦU
Tổng Công ty Giấy Việt Nam là một tổng công ty nhà nước đã có rất nhiều cố gắng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh và là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành
giấy, luôn đạt chỉ tiêu đề ra và thương hiệu sản phẩm đứng vững trên thị trường, với
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh giấy các loại đảm bảo cân đối nhu cầu thiết yếu về giấy,
cung ứng vật tư, nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị cho ngành giấy, thực hiện xuất nhập khẩu
giấy và các loại hàng hoá khác có liên quan đến ngành giấy theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Sau khoảng thời gian được đi thực tế tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, em đã làm bài
báo cáo thực tập tổng hợp khái quát về các nội dung quản trị tại Tổng công ty Giấy Việt
Nam với mục đích hiểu rõ về công tác quản trị các hoạt động tại Tổng công ty và tìm hiểu
những mặt hạn chế cũng như những thành tựu mà Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đạt
được trong việc thực hiện các công tác quản trị tại doanh nghiệp trong những năm gần
đây.
Bài báo cáo bao gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Khái quát về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam
Phần II: Phân tích và đánh giá khái quát những vấn đề tồn tại chính cần giải
quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Phần III: Đề xuất hướng đề tài khóa luận.
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 6
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY
VIỆT NAM (VINAPACO)
1.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp:
- Địa chỉ: 25A Lý Thường Kiệt, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Email:
- Website:
- Mã số thuế: 0104103528
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Tổng công Ty Giấy Việt Nam thành lập theo Quyết định số 256/TTg ngày
29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ theo mô hình Tổng Công ty 91.
- Ngày 01/02/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 29/2005/QĐ-
TTg về việc chuyển Tổng công ty Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con.
- Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 983/QĐ-TTg về
việc chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Giấy Việt Nam thành Công ty TNHH một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Ngày 15/4/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2386/QĐ-BCT về ban
hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty khác.
- Kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng
sản phẩm và dịch vụ do VINAPACO thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc
công bố;
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng
thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh - an toàn lao động; bảo vệ an
ninh, quốc phòng; trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài nguyên, môi trường; di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh;
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động; bảo đảm quyền tham gia quản lý
VINAPACO của người lao động theo quy định của pháp luật;
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 7

Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
- Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật.
HĐ quản trị
Tổng Giám đốc
Ban Kiểm soát
Kế toán trưởng
Phó Tổng giám đốc Nguyên liệu
Phó Tổng giám đốc Đầu tư
Phó Tổng giám đốc Tài chính
Phó Tổng giám đốc Kinh doanh
Phó Tổng giám đốc Kỹ thuật - Sản xuất
- Phòng Kỹ thuật
- Nhà máy Giấy
- NM Hoá chất
- XN Bảo dưỡng
- C.ty giấy Tissue S.Đuống
- Phòng Kinh doanh
- Tổng kho
- CN Tổng C.ty tại TP.HCM
- TT DVKD giấy tại Hà Nội
- XN Dịch vụ
- Phòng Tài chính Kế toán
- Văn phòng
- P.Tổ chức lao động
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 8
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
- P.Kế hoạch
- P.Xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng
- P.Xây dựng cơ bản
- Ban quản lý dự án Nhà máy SX giấy và bột giấy Thanh Hoá

- P.Lâm sinh
- C.ty chế biến và XNK dăm mảnh
- C.ty vận tải và chế biến lâm sản
- XN khảo sát và thiết kế lâm nghiệp
- 16 lâm trường
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 9
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân lực, nhân sự)
Từ hình 1.1 có thể nhận thấy cấu trúc tổ chức tại Tổng công ty Giấy Việt Nam có các
ưu điểm và hạn chế sau:Ưu điểm: Phát huy được năng lực chuyên môn của từng bộ phận
và phòng ban chức năng, dễ dàng kiểm soát được các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn của Tổng công ty nói chung và của từng phòng ban nói riêng.
Hạn chế: Giữa các phòng ban dễ xảy ra mẫu thuẫn trong việc đưa ra các ý kiến, mục tiêu
và các đề xuất dẫn đến việc không có sự thống nhất giữa các phòng ban đối với các kế
hoạch mà Tổng công ty đã đề xuất.
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất kinh doanh bột giấy, giấy các loại (giấy in, viết, photocopy, giấy tissue)
và các sản phẩm từ giấy;
- Trồng và khai thác rừng nguyên liệu giấy, sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ gỗ
rừng trồng (dăm mảnh, đồ gỗ các loại);
- Sản xuất, kinh doanh điện, nước, hơi nước, vật tư máy móc, thiết bị, hóa chất
ngành giấy
- Các ngành, nghề kinh doanh khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công
Thương.
1.2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.2.1. Số lượng và chất lượng lao động của doanh nghiệp
Năm

Trình
độ lao động
2012 2013 2014
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Sau đại học 500 8.08% 550 8.68% 450 6.93%
Đại học 4250 68.68% 4500 70.98% 5000 76.92%
Cao đẳng 1438 23.24% 1290 20.35% 1050 16.15%
Tổng lao động 6188 100% 6340 100% 6500 100%
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 10
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
Bảng 1.1: Diễn biến quy mô và chất lượng lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam
qua các năm 2012, 2013, 2014.
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Nhìn từ bảng 1.1 có thể thấy quy mô lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam tăng theo
thời gian ( năm 2012: 6188 người, năm 2014: 6500 người), chất lượng lao động của TCT
cũng được chú trọng hơn qua các năm, trình độ đại học ngày càng tăng và tỷ lệ lao động
hệ cao đẳng cũng giảm dần theo các năm (từ 23.24% năm 2012 xuống còn 16.15% năm
2014 ), còn số lao động trình độ sau đại học lại có biến động không đồng đều do nhu cầu
sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao theo từng giai đoạn và thời kỳ thực hiện
chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, cũng do một số cán bộ công nhân viên chức đã hết
nhiệm kỳ và độ tuổi lao động theo quy định của Nhà nước.
1.2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
1.2.2.1. Theo khối ngành kinh doanh
Năm
Khối
ngành KD
2012 2013 2014
Khối sản xuất
công nghiệp
4205 4340 4470

Khối lâm
nghiệp
1983 2000 2030
Tổng lao động
6188 6340 6500
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo khối ngành(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
kinh doanh qua các năm 2012, 2013, 2014
Qua bảng 1.2 có thể thấy được lực lượng lao động của Tổng công ty Giấy Việt Nam
chủ yếu tập trung vào khối ngành sản xuất công nghiệp với các ngành nghề kinh doanh
chính, còn khối lâm nghiệp hoạt động chủ yếu là trồng và khai thác rừng nguyên liệu
giấy, nên lượng lao động cho khối ngành này ít hơn so với khối sản xuất công nghiệp.
1.2.2.2. Theo giới tính
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 11
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
Qua bảng 1.3 có thể thấy được số lao động nam chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp và
đa số là ở khối sản xuất công nghiệp vì đây là khối ngành doanh nghiệp chủ yếu dùng để
sản xuất và phải thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Còn lao động nữ chiếm
chủ yếu trong bộ phận hoàn thành và kiểm nghiệm, văn phòng. Còn lao động nữchiếm chủ yếu
trong bộ phận hoàn thành và kiểm nghiệm, văn phòng với khối lượng công việc ít độc hại và
cần đến sự chính xác, cẩn thận các khâu thực hiện.
Năm
Giới
tính
2012
201
3
2014
Nam
4288
449

0
4800
Nữ
1900
185
0
1700
Tổng lao động 6188
634
0
6500
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo giới tính (Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
1.3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh cuả doanh nghiệp
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Tài sản cố định 1.086.922 2.425.017 2.647.546
Tài sản lưu động 2.197.947 3.605.052 5.709.081
Tổng tài sản 3.284.869 6.030.069 8.456.627
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm 2012, 2013, 2014)
Qua bảng cơ cấu về vốn của TCT có thể thấy tài sản cố định của Tổng công ty tăng đều
qua các năm, nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng số tài sản của Tổng công ty. Còn
đối với tài sản lưu động thì chiếm tỷ trọng lớn và có sự thay đổi giữa các năm là khá cao.
Qua đây có thể thấy việc sử dụng vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện
khá linh hoạt và phù hợp với xu hướng phát triển của Tổng công ty.
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 12
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Vốn chủ sở hữu 1.328.078 2.046.498 1.636.239
Nợ phải trả 1.956.791 3.983.571 6.820.388
Tổng nguồn vốn 3.284.869 6.030.069 8.456.627
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm 2012, 2013, 2014)
Từ bảng cơ cấu nguồn vốn có thể thấy, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty có sự thay đổi
bất định. Giai đoạn 2012- 2013 thì nguồn vốn chủ sở hữu tăng và ngược lại gia đoạn
2013- 2014 thì lại giảm. Nguyên nhân là do trong giai đoạn sau Tổng công ty thực hiên
Đề án tái cơ cấu tổ chức và tách một số đơn vị trực thuộc thành các doanh nghiệp liên kết.
Còn về vốn đi vay thì Tổng công ty tăng dần qua các năm gần năm gần đây, nguyên nhân
dẫn đến tình trạng đó là Tổng công ty đang thực hiện xây dựng một số nhà máy để phục
vụ cho công tác cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong các năm
2012, 2013, 2014
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Giá trị sản xuất công nghiệp 1254 1310 1441
2 Doanh thu 3325 3355 3407
3 Lợi nhuận 49 59 65
4 Nộp ngân sách 115 149 157
(Nguồn: Văn bản Hội nghị người lao động năm 2014 Tổng công ty Giấy Việt Nam)
Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam có thể
thấy rằng các chỉ tiêu kinh doanh của công ty đều tăng trong vòng 3 năm trở lại đây.
Doanh thu năm 2012 là 3325 tỷ đồng, năm 2013 tăng 30 tỷ đồng so với năm 2012 và năm
2014 tổng doanh thu tăng lên 3407 tỷ đồng.Điều này cho thấy tổng công ty đã rất cố gắng
để phát triển phát huy tối đa năng lực của tổng công ty để công ty làm ăn có lãi và không
bị thua lỗ. Tổng công ty đã đạt được mức doanh thu như vậy là do áp dụng tốt máy móc

Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 13
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
kỹ thuật mới, và sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Doanh thu hoạt
động tài chính của tổng công ty không phải là ngành nghề kinh doanh chính, tổng công ty
thu về chủ yếu là từ lãi tiền gửi ngân hàng, và nhận cổ tức từ các công ty khác mà tổng
công ty đầu tư.
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH
CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI TỔNG
CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện báo cáo này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp xây dựng phiếu điều tra: Nhằm đánh giá tổng quan các hoạt động quản trị
của DN, nội dung điều tra tập trung vào: Tình hình thực hiện công tác quản trị chiến lược;
Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản; Tình hình thực hiện công tác quản trị
tác nghiệp; Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân sự; Tình hình thực hiện công tác
quản trị dự án và quản trị rủi ro. Đối tượng điều tra của phương pháp này là các nhà quản
trị các cấp, nắm giữ các chức vụ và có thời gian công tác lâu dài tại DN. Trong báo cáo
này tác giả tiến hành điều tra với quy mô mẫu là 10 người (danh mục đối tượng điều tra
được đính kèm trong phần phụ lục).
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Ngoài phương pháp điều tra, đểlàm rõ tình hình cụ
thể thực hiện các hoạt động và nguyên nhân dẫn tới các thành công và hạn chế, tác giả sử
dụng thêm phương pháp phỏng vấn. Đối tượng phỏng vấn được tác giả lựa chọn là ông:
Phạm Minh Việt chức vụ: Kiểm soát viên.
2.2. Kết quả xử lý dữ liệu
2.2.1. Tình hình thực hiện công tác quản trị chiến lược tại Tổng công ty Giấy Việt Nam
2.2.1.1. Hoạch định chiến lược
Qua hình 2.1có thể thấy được công tác hoạch định chiến lược của Tổng công ty Giấy
Việt Nam được thực hiện ở mức trung bình khá. Cụ thể như sau:
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 14
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng

- Phân tích môi trường kinh doanh: thông qua các chỉ số đánh giá về mức độ đáp
ứng thì có thể thấy hoạt động này được Tổng công ty thực hiện ở mức trung bình
khá với tổng phần trăm là 70%. Theo kết quả phỏng vấn phân tích môi trường
kinh doanh tại doanh nghiệp được tiến hành định kỳ 5 năm/lần. Ngoài ra, TCT cũng đánh
giá môi trường bên trong và bên ngoài để nắm bắt được tình hình môi trường kinh doanh.
Cụ thể như sau:
+ Môi trường bên trong thì DN đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
• Nhân sự:CBNV của DN có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu đối với chuyên ngành
của mình cùng với đó là lòng nhiệt tình đối với công việc của CBNV.
• Tài chính: với nguồn vốn điều lệ khá cao(luôn ở mức trên 1.300 tỷ đồng) và sự
theo dõi thường xuyên về biến động tài chính mà DN luôn có nguồn vốn để quay
vòng trong kinh doanh.
• Công nghệ: TCT đã cho xây dựng một bộ máy chuyên về sửa chữa và bảo dưỡng
máy móc, trang thiết bị. Cùng với đó là việc nâng cấp hệ thống dây chuyền cũng
như trang thiết bị sản xuất của DN theo định kỳ 10 năm/ lần.
+ Môi trường bên ngoài TCT dựa vào các yếu tố sau:
• Phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh: Hiện tại, TCT coi Công ty cổ phần Giấy
Hải Tiến là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có những theo dõi đối với động thái
cạnh tranh của Công ty cổ phần Giấy Hải Tiến.
• Phân tích khách hàng: DN theo dõi hành vi mua của tập khách hàng là các đại lý
bán buôn, bán lẻ và khối văn phòng trong các doanh nghiệp.
- Phân tích tình thế chiến lược:hoạt động này được công ty khá là chú trọng, quan tâm
và được đánh giá ở mức độ khá tốt với tổng phần trăm là 80%. Theo kết quả phỏng
vấn DN chưa sử dụng mô thức TOWS để hoạch định các phương án CL. Tuy nhiên
hoạt động kinh doanh có các phương hương cơ bản như sau:
• Mục tiêu chiến lược:giai đoạn 2015- 2020 doanh thu các năm tăng 10% so với năm
trước, tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu tăng dần theo các năm.
• Phạm vi KH tập trung khai thác là KH tổ chức
• Khu vực thâm nhập thị trường chủ yếu là thị trường truyền thống Hà Nội và Tp.
HCM. Ngoài ra, DN cũng phát huy các lợi thế hiện tại của mình như: sp đa dạng,

chất lượng giấy tốt với độ trắng và độ dày cao, giá cả phù hợp với NTD.
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 15
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
- Xây dựng/ phát triển các năng lực cạnh tranh:được đánh giá ở mức trung bình khá.
Theo kết quả phỏng vấn ông Phạm Minh Việt thì được biết năng lực cạnh tranh của
TCT so với ĐTCT là khả năng cung ứng nguồn cung NVLSX và mạng lưới phân
phối sâu rộng tại khu vực thị trường Hà Nội. Để củng cố cho NLCT DN đã cho xây
dựng và phát triển các khối ngành lâm nghiệp và các khu rừng NVL cũng như hệ
thống phân phối của mình tại thị trường truyền thống.
2.2.1.2. Triển khai chiến lược
Theo kết quả điều tra phỏng vấn ông Phạm Minh Việt, hiện nay DN đang triển khai
khai thác các khu vực thị trường truyền thống tại Hà Nội và Tp.HCM cùng với đó
DN đang có xu hướng mở rộng sang thị trường miền Trung, tuy nhiên định hướng
chủ đạo là thâm nhập thị trường và tình hình triển khai định hướng ở mức độ là
trung bình khá. Cụ thể:
- Quản trị mục tiêu ngắn hạn: được đánh giá là ở mức trung bình khá. Theo kết quả phỏng
vấn, DN có phân định mục tiêu hàng năm rõ ràng và mục tiêu của DN trong năm 2015 là
doanh thu và lợi nhuận tăng 20% so với năm trước. Mục tiêu thì được các NQT chia sẻ
đến từng phòng ban và nhân viên tùy theo năng lực làm việc. Ngoài ra, DN còn có cơ chế
thưởng phạt cho NVBH tùy vào doanh số bán nhưng DN chủ yếu áp dụng các mức
thưởng/ phạt: 5%, 10% và 15% trên doanh thu.
- Xây dựng/ triển khai CSMKT: được đánh giá là trung bình. Theo kết quả phỏng vấn
cho thấy DN tập trung vào một vài biến số như sau:
+ Chính sách sp: sp của TCT khá đa dạng: giấy in, viết, giấy Tissue, hóa chất, dăm
mảnh xuất khẩu, gỗ dán và một số sp khác.
+ Chính sách phân phối: DN có một hệ thống phân phối khá rộng với hơn 2000 điểm
phân phối và DN luôn quan tâm đến công tác mở rộng và phát triển hệ thống phân
phối trong thời gian tới.
+ Chính sách giá: Đối với các KH tổ chức khi mua sp của TCT thì có các mức chiết
khấu khác nhau cho từng đơn hàng như: 5% cho các đơn hàng có số lượng dưới 5000

tập và 10% hoặc 15% cho các đơn hàng trên 5000 tập.
+ Chính sách xúc tiến: Do KH của TCT là các tổ chức nên hoạt động này DN chưa có
sự quân tâm đúng mức, DN chủ yếu sử dụng hình thức quảng cáo thông qua các đại
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 16
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
lý bán buôn hay kênh phân phối của mình để giới thiệu sp. Vì vậy mà tính hiệu quả
trong công tác này khá là thấp.
- Xây dựng cấu trúc tổ chức: được đánh giá ở mức độ trung bình khá. Theo hình 1.1 cho
thấy công tác tổ chức của DN được tổ chức theo chức năng của các bộ phận, phòng ban rõ
ràng nên việc triển khai CL thâm nhập thị trường của DN được đảm bảo.
- Phát triển văn hóa DN và lãnh đạo CL: được đánh giá ở mức độ khá tốt. Theo kết quả
phỏng vấn, DN thường có các hoạt động ngoại khóa như: tổ chức thi thể dục thể thao cho
các nhân viên hay tổ chức các chuyến du lịch cho nhân viên và gia đình họ vào những dịp
nghỉ lễ. Ông Vũ Thanh Bình (Tổng Giám đốc TCT) vớiphong cách lãnh đạo chuyên
quyền vàdân chủ của mình thì đã tạo được uy tín đối với các nhân viên trong TCT. Tùy
theo từng giai đoạn của CLKD mà GĐTCT có những sự điều chỉnh trong phong cách lãnh
đạo của mình đối với CBNV trong TCT.
2.2.1.3. Đo lường và kiểm soát chiến lược
Hình 2.3 cho thấy công tác đo lường và kiểm soát chất lượng được thực hiện ở mức độ
trung bình khá. Cụ thể như sau:
- Mức độ thường xuyên điều chỉnh CLKD: được đánh giá là trung bình khá, trải qua
thời gian hoạt động lâu dài TCT thường xuyên có sự điều chỉnh trong phương
hướng KD: những ngày đầu thành lập thì TCT tập trung khai thác thị trường Hà
Nội với sp chủ đạo là giấy viết. Đến nay, phương hướng KD của DN không chỉ có
một loại sp mà thay vào đó là sự đa dạng hóa sp và quy mô KD cũng dần được mở
rộng sang các khu vực thị trường ở trong nước như: Đà Nẵng, Tp. HCM.
- Tình hình sử dụng các công cụ đo lường: được đánh giá ở mức trung bình yếu. Theo
kết quả phỏng vấn, TCT có sử dụng các chỉ số doanh thu, lợi nhuận được gửi lên từ
kênh phân phối để theo dõi hiệu quả triển khai CLKD. Tuy nhiên, DN lại chưa có sự
chú trọng và quan tâm đên sự phản hồi từ phía KH.

2.2.2. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản.
Theo hình 2.4 thì công tác thực hiện các chức năng cơ bản là khá tốt điều đó được thể
hiện thông qua:
- Hoạch định TCT Giấy Việt Nam phấn đấu phát triển bền vững thành một TCT
hàng đầu về sản xuất bột giấy và giấy trong khu vực ASEAN vào năm 2020.Tiếp
tục phát huy những giá trị truyền thống được các thế hệ CBCNV Tổng công ty xây
dựng, vun đắp. Duy trì sản xuất bền vững, không ngừng gia tăng lợi ích cho
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 17
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
CBCNV, cổ đông, khách hàng và đóng góp ngày càng nhiều cho cộng đồng, xã
hội.
- Việc lãnh đạo điều hành, chỉ đạo, điều hành trong quản lý, sản xuất cũng như trong kinh
doanh TCT đều xây dựng kế hoạch, quy chế, cơ chế, nội quy và quy định trên cơ sở quyết
định của nhà nước làm cơ sở, căn cứ điều hành và quản lý để tận dụng, phát huy hết năng
lực sẵn có nhằm đảm bảo mọi hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu
quả cao nhất.
- Cơ cấu bộ máy quản lý của TCT Giấy Việt Nam là tổng hợp các bộ phận quản lý lãnh đạo
khác nhau, được chuyên môn hóa và có quyền hạn, trách nhiệm nhất định, được bố trí
thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý
và thực hiện mục đích chung đã xác định của TCT.
- Tuy nhiên, kiểm soát của TCT thì lại ở mức trung bình yếu với 80%. Đa số các chuyên
gia trong TCT cho rằng: nguyên nhân mà Tổng công ty Giấy Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn trong khâu kiểm soát là do trong những năm gần đây TCT đang thực hiện công tác
tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhằm bảo đảm TCT có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh
vực SXKD chính, nâng cao hiệu quả SXKD và năng lực cạnh tranh.
- Công tác thu thập thông tin của TCT được thực khá tốt, đảm bảo đưa ra được các quyết
định đúng đắn và phù hợp với mục tiêu chung của toàn công ty cũng như mục tiêu của
các cấp kinh doanh. Đối với quá trình thu thập thông tin thì TCT đã tiến hành thu thập
thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để có những thông tin chính xác và cần
thiết cho việc ra các quyết định đối với từng phòng ban chức năng.

2.2.3. Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp
Theo hình 2.5 có thể thấy công tác quản trị tác nghiệp được thực hiện ở mức trung bình
khá. Cụ thể:
- Quản trị bán hàng: được đánh giá ở độ trung bình khá. Theo kết quả phỏng vấn,
các điểm bàn hàng của DN và các đại lý phân phối được phân bổ dàn trải đồng đều
và NVBH được đào tạo các kỹ năng và am hiểu về sp, tâm lý của người tiêu dùng.
- Quản trị mua hàng: DN chủ động được nguồn cung ứng thông qua các khu rừng của DN.
NVL được khai thác và chuyển vào các nhà máy được đặt cạnh đó.
- Quản trị dự trữ: đối với NVL sau khi được khai thác thì các nhà máy xử lý và mang vào
sử dụng cho quá trình sản xuất. Còn về sp thì được bảo quản tại các kho bảo quản với
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 18
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
điều kiện thoáng mát, dễ vận chuyển và sp được đóng gói bằng giấy nilon để tránh độ ẩm
cao.
- Quản trị cung ứng/ dịch vụ:được đánh giá ở mức trung bình yếu. Sau khi bán các sp DN
chưa thực hiện các dịch vụ đi kèm mà chỉ có chiết khấu đối với các KH mua với số lượng
và quy mô lớn.
2.2.4. Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân sự
Qua hình 2.4 thấy công tác quản trị nhân sự được thực hiện trung bình yếu. Cụ thể như
sau:
- Đối với công tác tuyển dụng nhân sự được đánh giá ở mức trung bình khá với 80%
trên tổng phần trăm. Đây là nguồn đầu vào về chất lượng nhân sự cho công ty ở
thời kỳ hiện tại và trong tương lai của DN do đó hoạt động này được chú trọng và
quan tâm. Ngoài ra, TCT cũng đã xây dựng bản mô tả công viêc để phục vụ cho
công tác tuyển dụng nhân sự.
- Bố trí và sử dụng lao động: được thực hiện ở mức trung bình yếu với tổng phần
trăm là 70%. TCT chưa có sự bố trí, sắp xếp và sử dụng hợp lý lực lượng lao động
hiện có với các khối ngành kinh doanh.
- Với công tác đào tạo nguồn nhân lực: được thực hiện ở mức trung bình yếu với
80%. Theo kết quả phỏng vấn, hiện tại TCT có xây dựng các lớp học đào tạo kỹ

năng cho CBNV nhưng lại chưa đem lại hiệu quả cao.
+ Với công tác đãi ngộ nhân lực: được thực hiện ở mức khá tốt với 70%. Theo kết
quả điều tra phỏng vấn thì có thể thấy công tác đãi ngộ nhân lực của TCT là một
trong những hoạt động được đánh giá cao của cả nhân viên lẫn ban quản trị của
TCT. Ngoài các hoạt động kinh doanh chính TCT còn tổ chức các hoạt động như:
tổ chức thi đua khen thưởng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và tạo điều kiện
cho nhân viên có khả năng thăng tiến trong công việc
2.2.5. Tình hình thực hiện công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro
2.2.5.1: Quản trị dự án
Qua hình 2.5 có thể thấy công tác quản trị dự án của Tổng công ty Giấy Việt Nam được
thực hiện ở mức trung bình khá. Cụ thể như sau:
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 19
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
- Xây dựng và lựa chọn dự án: hiện tại công ty thực hiện ở mức trung bình khá với
60%. Theo kết quả phỏng vấn TCT đang thực hiện một số dự án như: Nhà máy sản
xuất ván Veneer, dự án lò hơi đốt nhiên liệu sinh học…
- Triển khai dự án: được thực hiện ở mức trung bình yếu với 70%/ tổng số. Theo kết
quả phỏng vấn thì nguyên nhân chủ yếu là do sự trì trệ của nền kinh tế dẫn đến các
nhà đầu tư thiết chặt kinh tế và nguồn chi phí của mình.
- Nghiệm thu và tổng kết dự án: được thực hiện ở mức trung bình khá với tổng phần
tram là 70%. Theo kết quả phỏng vấn thì sau mỗi giai đoạn thực hiện của các dự án
thì TCT luôn thực hiện đánh giá các kết quả đạt được của mỗi dự án và các mặt
còn hạn chế để từ đó quản lý tiến độ, chất lượng của dự án.
2.2.5.2. Quản trị rủi ro
Công tác quản trị rủi ro được đánh giá ở mức độ trung bình yếu. Cụ thể:
- Né tránh rủi ro: được thực hiện ở mức trung bình với 40%. Theo kết quả phỏng
vấn TCT đã thực hiện tổ chức Hội nghị tập huấn AT-VSLĐ-PCCN cho CBNV.
- Phòng ngừa rủi ro: được đánh giá là trung bình yếu khi mà TCT chỉ tổ chức thực
hiện “chương trình 5s” để phòng ngừa rủi ro.
- Giảm thiểu rủi ro: công tác hoạt động này tại TCT chưa được thực hiện tốt, trong quá

trình các dự án được triển khai thì các NQT cấp cao chưa có sự linh hoạt trong việc sử
dụng các công cụ đo lường, phân tích để có thể nhận dạng và làm giảm khá năng rủi
ro xảy ra.
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trên cơ sở phân tích và đánh giá các lĩnh vực quản trị khác nhau trong doanh nghiệp, tác
giả nhận thấy tại Tổng công ty Giấy Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế sau liên quan
đến chuyên ngành quản trị quản trị kinh doanh:
 Ưu điểm:
- Tổng công ty chú trọng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp riêng đề cao tinh thần
đoàn kết, tương trợ nhau, tôn trọng ý kiến cá nhân
- Tổng công ty chú trọng đến công tác đãi ngộ nhân lực cả về tài chính lẫn phi tài
chính và tạo được môi trường làm việc thân thiện giữa các cấp trong DN.
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 20
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
- Tổng công ty luôn có sự điều chỉnh CL để phù hợp với điều kiện KD.
- Tổng công ty đã xây dựng được các khu rừng NVL và tạo được lợi thế cạnh tranh
cao trên thị trường so với các đối thủ của mình.
 Hạn chế:
- Phân tích tình thế chiến lược mang tính chủ quan không dựa trên mô thức TOWS
- Xây dựng triển khai chính sách marketing chưa toàn diện khi mà Tổng công ty
chưa có sự quan tâm đến các chính sách xúc tiến để nâng cao hiệu quả trong công
tác bán hàng.
- Công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực tại Tổng công ty chưa được chú trọng
và chưa đem lại hiệu quả cao.Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực của TCT cần được
đa dạng hóa với nhiều hình thức khác nhau để giúp cho CBNV có được trình độ
chuyên môn cao.
Trên cơ sở các hạn chế đã được chỉ ra tác giả lựa chọn ba vấn đề sau làm cơ sở đề xuất
định hướng khóa luận:
- Công tác bố trí và đào tạo nhân lực chưa được quan tâm
- Xây dựng/ triển khai các biến số của chính sách marketing chưa được toàn diện.

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI:
1. Các giải pháp marketing nhằm triển khai chiến lược thâm nhập thị trường
Hà Nội tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
2. Hoàn thiện công tác đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có của
Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 21
Trường Đại học Thương Mại GVHD: Ths. Phùng Mạnh Hùng
KẾT LUẬN
Trên đây là công tác thực hiện các hoạt động quản trị của Tổng công ty Giấy Việt Nam
mà em đã tìm hiểu và phân tích dựa trên nền tảng kiến thức đã được thầy, cô giảng viên
trường Đại học Thương mại giảng dạy trong thời gian học ở trường và kiến thức thực tế,
đi thực tập tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Trong bài báo cáo này, em đã trình bày khái quát về công ty, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, kỹ thuật thu thập, phân tích và xử lý thông tin và các hoạt động quản trị
cơ bản của Tổng công ty như: quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị dự án, quản
trị tác nghiệp, quản trị rủi ro.
Qua đây có thể thấy được công tác quản trị tại Tổng công ty có những mặt đã được
triển khai và thực hiện khá tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hoạt động mà Tổng
công ty cần phải chú ý quan tâm để công tác quản trị tại Tổng công ty được hoàn thiện
hơn và mang lại những thành công lớn trong tương lai.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Phùng Mạnh Hùng, ban
lãnh đạo và các anh/chị trong Tổng công ty Giấy Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ để em
hoàn thành tốt bài báo cáo.
Nguyễn Văn Quý- K47A3- MSV: 11D100156 Page 22

×