Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Các biện pháp phát triển văn hóa quản lý cho đội ngũ lãnh đạo các trường Mầm non huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.75 KB, 107 trang )





CáC BIệN PHáP PHáT TRIểN VĂN HóA QUảN Lý
CHO ĐộI NGũ LãNH ĐạO CáC TRƯờNG MầM NON
HUYệN QUAN HóA, TỉNH THANH HóA
!"#$% &'()*+
,-./"01234213213
5678
9:&9; )<=(>?+"72@AB
CD134
E,F
Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: " Biện pháp
phát triển văn hoá quản lý của đội ngũ lãnh đạo trường Mầm non huyện Quan
Hoá, tỉnh Thanh Hoá". Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Để có được luận văn này, tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất
tới cô giáo - Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Thuý - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tới lãnh đạo phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Quan Hoá, các cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non đã giúp đỡ
để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn những
thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ độc giả để đề tài nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
'+ &#

,G@H
ĐNLD Đội ngũ lãnh đạo
CBQL Cán bộ quản lý


CĐ Cao đẳng
CSVC Cơ sở vật chất
ĐH Đại học
GD – ĐT Giáo dục - đào tạo
GV Giáo viên
LĐ Lãnh đạo
LĐNT Lãnh đạo nhà trường
NT Nhà trường
QL Quản lý
TH Trung học
UBND Ủy ban nhân dân
VHNT Văn hóa nhà trường
VHQL Văn hóa quản lý
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
,
MỞ ĐẦU 1






 ! 


"!#  


$%% 



&' %()% 
 

*)') ) 

"
+,-./0
 
"
12 3 2%4

$
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ L LUN V VĂN HA QUN L CỦA ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO TRƯ$NG MẦM MON 6
5!62 ( 

&


789:-;6
 
<

 !"#$
%&'( !"#%
)* !"#%
3=>5-)3:962

$
%+, /,$

%0 1+2$
%%3(.
%)045
%$+56
"7)93?496@0AB3=>

*
$9#C@DC63=>

*
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HOÁ QUN L CỦA ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CÁC TRƯ$NG MẦM NON HUYỆN
QUAN HOÁ, TỈNH THANH HOÁ 31
EFG


.3B496@37HAB3=>#:69IJ
9
 
"
78(9!5(:(;<6(= !"#>:?@"A:6
2 B* 0=CD7=%)
7<6E8>:?@"A:62(F(= !"#%
%GBH I!1:H= !"#>JKJ2 B* 0=C
D70=$)
;-F.3B4K6@07HAB93=>
#:6KIJK

$1
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HA QUN L CHO ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CÁC TRƯ$NG MẦM
NON HUYỆN QUAN HA, TỈNH THANH HA 65
;FL:)93?4K6@07HAB93=>
#:6KIJK

&$
#MNOG:)9))93?4K6@7HAB93=>#:
6KIJK
 
&$
% B.L:!M!N/$
% B.L:!M!5<'
%% B.L:!M!N"O5P,'CH<(9!
%) B.L:!M!N:QM?
9G:)9))93?4K6@07HAB93=>#:6KI
JK

&1
%%RSRQ/TC;" B(UE8:?@"A:6(F(V:F(
= !"#W
%%RSXUB/<M? Y:(= !"#:?@"A:6
2 Z !"#:'/,
%%%R%S7 B./[(9\1G0 1=(= !"#I%
%%)R)S0 B:? Q"<6:? !"#2)
"C6@@:9G:)9)

*&
%)+,:Y>(]#9H B.
%)^4:I_]#9H B.
%)%K<4?/ (Z88]#9H B.

%))`H !]#9H B.a
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 83
KẾT LUN VÀ KIẾN NGHỊ 84
C-

+"
CF

+&
JI(bRcD70=Cd1?(,Cd13ceJ770=a
JI(bRc BCf3ceJ7 B* 0=a
%JI(JKJ2 B* 0=a
TÀI LIỆU THAM KHO 88
,
GPQR6STUVWXYZZ[\]QR\Y^_`aUbUQ^QXSTcQ6SdQedZ[^QR$QfUg<<+h<i   
GPQRaYaZ[jkQRUbUQ^QXSTcQ6SdQedhXdQXed 
GPQRG\]SX\cQ6ZXVQRlSdmnQfQRlSPQop"<
GPQR"XqaZ[rQR6ZXVQRsQatdX\cSZ[juQRaYaZ[jkQRUbUQ^QaVQRovWXSTcQ6SdQed"&
GPQR$XqaZ[rQRwfQXedlSPQopZ[^QRlSPQopUV\Z[jkQRxjWXrUatdQXyZ[jkQR$
GPQRzZlSPmXP^QRX\cUaYa{\cQWXYW   *1
,7FI
G\]S|}G\]SX\cQ6ZXVQRlSdWX~UaX•ZQX€QaYaXatdQXylSPQop 1
G\]S|}•G\]SX\cQ6ZXVQRlSdWX^QRaYaXlSPQop    "
G\]S|}XqaZ[rQR6aXST‚QUVQatd\cSZ[juQRaYaZ[jkQRUbUQ^QaVQRovWXSTcQ6SdQ
edhXdQXed   ""
G\]S|}"XqaZ[rQR6Z[^QRaYaX^rZ|ƒQRZ[ST„QZX…QRatdQXyZ[jkQR"1
G\]S|}$…\Zj†QRlSdQZX‡a{vaatd&o^r\6   $
G\]S|}&XˆQRTzSZ…PQXXjuQRatdaXtZ[j†QRaX‰QXxYaXZŠ\wfQXedlSPQop$$
G\]S|}*XˆQRTzSZ‹PQXXjuQRatdwfQXedwŒQRU\„Q  $&
G\]S|}+XˆQRTzSZ…PQXXjuQRZŠ\6mX\QRjk\o•QX|r^oyQˆR\Š\  $+

G\]S|}zZlSPmXP^QRX\cUaYa{\cQWXYW  *1
,JK
32%)(+?LMN!&
Ngày nay văn hóa được xem như là một trong yếu tố để cải thiện hiệu
quả chất lượng nhà trường. Một nhà trường chất lượng phải là một tổ chức có
văn hóa cao. Văn hóa nhà trường là những giá trị bao trùm và ảnh hưởng sâu
xa tới các hoạt động của nhà trường.Vì thế, một số công trình nghiên cứu về
văn hóa nhà trường đã chỉ ra rằng: “Văn hóa vừa là mục tiêu mà nhà trường
hướng tới và vừa là công cụ để quản lý nhà trường”.[28] Và để tạo ra “nét
riêng” ở mỗi nhà trường thì người Hiệu trưởng với những hoạt động quản lý
độc đáo của họ sẽ xây dựng, gìn giữ và duy trì các giá trị văn hóa truyền
thống của nhà trường cũng như của nhân loại. Đó là con đường hình thành
văn hóa quản lý của đội ngũ quản lý nhà trường và đứng đầu là Hiệu trưởng.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến việc gìn giữ
những bản sắc văn hóa và trong đó nhà trường là môi trường phát huy được
tốt nhất và đảm bảo được sự hòa nhập nhưng không hòa tan những giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo, được cụ thể hóa trong Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm
2013 của Ban Bí thư TW Đảng: “Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt”. Một trong những
đóng góp để tạo ra sự thành công này chính là vai trò của văn hóa quản lý
trong đội ngũ lãnh đạo nhà trường. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát
triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nước ta được xây dựng ngày càng
đông đảo, phần lớn bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối
sống lành mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, đã
góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài

1
Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục trong
thời kỳ CNH- HĐH đất nước, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục còn bộc lộ
những hạn chế, bất cập. Số lượng giáo viên còn thiếu, đặc biệt ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đội ngũ CBQL còn thiếu so với nhu
cầu, số lượng CBQL có trình độ chuyên môn trên chuẩn, được bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ quản lý, bồi dưỡng về lý luận chính trị từ trung cấp trở
lên còn ít. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL chưa cao, trình độ và năng
lực điều hành quản lý còn bất cập, đặc biệt trong tham mưu, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện v v
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ
thông, hình thành cơ sở để tạo ra các giá trị nền tảng cho các em. Giáo viên đa
phần là nữ và họ phải thực hiện vai trò vừa là mẹ vừa là cô ở trường. Vì vậy
đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo ngoài các kỹ năng chung cần phải có kỹ năng đặc thù
chuyên biệt dành cho mầm non để quản lý nhà trường. Đối với đội ngũ cán bộ
quản lý mầm non các tỉnh miền núi và đặc biệt là những vùng miền núi giáp
biên giới thuộc huyện Quan Hóa thì người quản lý nhà trường (đứng đầu là
Hiệu trưởng) sẽ phải thể hiện văn hóa quản lý như thế nào để phù hợp với
điều kiện đặc biệt của địa bàn quản lý nhưng vẫn phải đáp ứng được tiêu chí
hiệu quả chung của chất lượng giáo dục trong bậc học mầm non. Vì vậy việc
phát triển văn hóa quản lý cho lãnh đạo của địa bàn huyện là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin chọn đề tài: “ 
 !"#$%
&'()*(” để nghiên cứu.
D2,*+LO+ &+P
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng văn hóa quản
lý của đội ngũ lãnh đạo các trường Mầm non huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh
Hóa để đề xuất các biện pháp phát triển văn hóa quản lý nhằm tăng hiệu quả
quản lý cho đội ngũ lãnh đạo các trường mầm non của huyện.
2

Q2/&N9R S!='+NT &+P
+,-,./!012
Các biện pháp phát triển văn hóa quản lý của đội ngũ lãnh đạo nhà
trường mầm non huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
+,3,412
Văn hóa Quản lý của đội ngũ Lãnh đạo trường Mầm non huyện Quan
Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
42&#NUN &+P
Nếu trong trường Mầm non, đội ngũ lãnh đạo hình thành được văn hóa
quản lý tích cực, lành mạnh và kết hợp với thủ tục hành chính pháp lý để quản
lý thì sẽ làm cho công tác quản lý nhà trường có chất lượng và hiệu quả hơn.
V2&WXS* &+P
- Tìm hiểu cơ sở lý luận để phát triển văn hóa quản lý cho đội ngũ lãnh
đạo nhà trường Mầm non theo cách tiếp cận văn hóa nhà trường.
- Đánh giá thực trạng văn hóa quản lý trong các hoạt động quản lý của
trường Mầm non.
- Đề xuất biện pháp phát triển văn hóa quản lý cho đội ngũ lãnh đạo
của trường Mầm non.
02&;&YS!ZYXS& &+P
- Văn hóa nhà trường bao gồm có ba yếu tố cấu thành nên: văn hóa
quản lý; văn hóa giảng dạy; văn hóa học tập. Trong phạm vi nghiên cứu, luận
văn chỉ nghiên cứu về văn hóa quản lý của các Hiệu trưởng trường Mầm non
công lập trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá thực trạng Văn hóa quản lý các trường Mầm non công lập
trên địa bàn huyện.
- Đề xuất ra các biện pháp để phát triển Văn hóa quản lý cho đội ngũ
lãnh đạo trường Mầm non công lập.
3
[2\9] Z'Z &+P
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:

5,-,6!7128
Thu thập, phân tích các tài liệu, hồ sơ về lý luận quản lý giáo dục, văn
hóa nhà trường,….
5,3,6!79:;:%
Trao đổi với lãnh đạo nhà trường để thu thập các thông tin phục vụ cho
nghiên cứu.
5,+,6!7<
Xây dựng các phiếu hỏi để nghiên cứu các vấn đề như: kỹ năng quản
lý; phong các quản lý; phẩm chất đạo đức nhà quản lý.
5,=,6!7>
Ghi chép lại các hoạt động của đội ngũ lãnh đạo được thể hiện qua các
biên bản quan sát.
5,?,6!7&1@AB>CD
Phỏng vấn các lãnh đạo làm công công tác quản lý trong các nhà
trường, cán bộ phòng Giáo dục và các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề này.
5,E,6!7:%
Khảo nghiệm các biện pháp phát triển văn hóa quản lý cho đội ngũ lãnh
đạo trường mầm non công lập.
5,5,6!7/:1
Xử lý bằng phần mềm SPSS, Excel.
^2 _>$%$`S!Na+N&b+c>LMN!&
- Về cơ sở lý luận: Nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về văn hoá
quản lý của Hiệu trưởng trường Mầm non công lập.
4
- Về thực tiễn: Những biện pháp phát triển văn hoá quản lý cho đội ngũ
lãnh đạo đặc biệt là các trường MN trên địa bàn huyện Quan Hoá và của Hiệu
trưởng các trường có điều kiện tương tự.
d2eNfg+$`Sh
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục từ viết tắt, tài liệu
tham khảo luận văn được trình bày trong 3 chương.

9] 3" Cơ sở lý luận về văn hóa quản lý của đội ngũ lãnh đạo các
trường Mầm non.
9] D" Thực trạng Văn hóa quản lý của đội ngũ lãnh đạo nhà
trường Mầm non huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
9] Q" Các biện pháp phát triển văn hóa quản lý của đội ngũ lãnh
đạo các trường Mầm non trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
5
9] 3
F7J5i6j
klmnoE,K,,
3232p q>SeLM &+P
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, việc nâng cao chất
lượng giáo dục ở các bậc học luôn luôn được Đảng và Nhà nước chú ý, đặc
biệt là giáo dục mầm non. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có một số
công trình nghiên cứu về quản lý nhà trường dưới tiếp cận văn hóa nhà
trường, văn hóa học đường nhưng được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau
và làm cho các quan niệm về văn hóa nhà trường phổ thông được hiểu hết sức
phong phú.
-,-,-,F!GH
Các công trình nghiên cứu tại một số trường phổ thông của quận Dacle
(bang Florida), Chicago và San Diego. Các tác giả như: Rosenholtz (1989),
Fullan và Hargreaves (1991), Lortie (1975), Aston và Web (1986), Fullan và
Hargreaves (1991), Stein (1998), Lambert (1998), Fullan (2001), Dufour&
Eaker (1998), Susan Jonson (1990), Hord (1998) và Levine (1990), đã đưa
ra một loạt các biện pháp nhằm phát huy sự nỗ lực của giáo viên và các nhà
quản lý để phát triển một văn hoá nhà trường có tính hợp tác hơn. Họ mong
muốn xây dựng một văn hoá nhà trường chuyên nghiệp, có khả năng hỗ trợ
việc đổi mới liên tục về phương pháp giảng dạy, về chương trình học thuật,
một bầu không khí nhà trường chuyên nghiệp, sự tin tưởng, sứ mệnh được sẻ
chia và đáp ứng được cho tất cả các học sinh của nhà trường.

Một số công trình nghiên cứu ở Mỹ của Cross, Bazon, Dennis và Isaac
(1989) tìm hiểu về năng lực văn hóa để nhằm khuyến khích sự hiểu biết về
văn hoá, sự trao đổi về ngôn ngữ, sự phối hợp giữa các gia đình, các nhà
6
chuyên môn, học sinh và cộng đồng. Sự phối hợp phải nâng cao kết quả học
tập một cách bình đẳng cho tất cả học sinh và đem lại sự gắn bó chặt chẽ, sự
cung cấp các dịch vụ để thích ứng với các vấn đề về chủng tộc, văn hoá, giới,
địa vị, kinh tế và xã hội. [27]
Qua các nghiên cứu về văn hóa nhà trường có thể thấy rằng: Các quan
niệm về quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hoá nhà trường hết sức phong
phú và chưa thật sự đồng nhất. Văn hóa nhà trường phụ thuộc vào sự đánh giá
văn hóa qua cách thức làm việc trong nhà trường hoặc là người Hiệu trưởng,
v v
-,-,3,FIJ%
Ở Việt Nam hiện nay một số các nghiên cứu về văn hóa nhà tường
được đề cập theo các xu hướng sau:
Quản lý nhà trường theo tiếp cận văn hóa nhà trường: Nguyễn Thị Mỹ
Lộc, Phạm Thành Nghị, Lê Tiến Hùng, Phạm Quang Huân, Phan Thị Hoa
Hương, Lê Hiển Dương, Trần Quốc Thành, … tập trung vào phân tích những
quan niệm của các tác giả nước ngoài về văn hóa nhà trường và đưa ra một số giải
pháp cho các nhà trường phổ thông hiện nay ở Việt Nam ở các vấn đề cụ thể:
- Vai trò của người quản lý trong việc kiến thiết và phát triển môi
trường văn hóa lành mạnh và hiệu quả.
- Xác định văn hóa nhà trường đóng vị trí then chốt để nhà trường đạt
được mục tiêu trong thời kỳ hội nhập thông qua việc hình thành khả năng tư
duy chiến lược của nhà trường.
- Phân tích vấn đề quản lý sự phát triển văn hóa nhà trường chính là tác
động để tạo ra sự dịch chuyển các cấp độ của văn hóa nhà trường v v
Tất cả những quan niệm này mới chỉ dừng ở việc mô tả mà chưa phân
tích sâu vào bản chất của văn hóa nhà trường, chưa xác định được nếu thay

đổi bất cứ một tiêu chí nào của văn hóa nhà trường thì sẽ thay đổi chính nhà
7
trường hiện có từ hệ thống giá trị, những hành vi và những cái đang diễn ra
trong nhà trường.
Quản lý nhà trường theo tiếp cận hệ thống giá trị văn hóa của nhà
trường của tác giả Phạm Minh Hạc nhấn mạnh đến việc xây dựng văn hóa
nhà trường (hay còn gọi là văn hóa học đường) bằng giáo dục giá trị được thể
hiện qua ba mặt của văn hóa nhà trường: cơ sở vật chất, môi trường giáo dục
và giao tiếp ứng xử. Xây dựng một hệ giá trị trong nhà trường để mọi thành
viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu đạo đức xã hội, giá trị nhân cách hay
chúng ta còn gọi là dạy người bên cạnh dạy chữ và dạy nghề.
Quản lý nhà trường thông qua xây dựng văn hóa học đường theo quan
niệm của tác giả Vũ Dũng thì văn hóa học đường được đánh giá qua mối quan
hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường và môi trường sư phạm của
nhà trường.
1) Hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động đào tạo trong
nhà trường, là lối sống văn minh trong trường học. Văn hóa học đường như là
một sự ứng xử thể hiện ở: ứng xử của người dạy và học; ứng xử giữa người
lãnh đạo và giáo viên; ứng xử giữa các đồng nghiệp.
2) Xây dựng một môi trường sống văn minh, lịch sự. Nó thể hiện ở chỗ:
- Nhà trường phải là môi trường sống trong lành, sạch sẽ và không có
tiếng ồn.
- Môi trường mang yếu tố thẩm mỹ không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc
của thầy cô, của học sinh mà còn qua hình thức của ngôi trường, các phòng
học, logo, biểu ngữ, khuôn viên nhà trường
Quản lý nhà trường theo mô hình văn hóa “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của nhóm tác giả như: Phạm Văn Khanh, Lê Ngọc Việt, … lại
phân tích mô hình văn hóa học đường dưới góc độ của mô hình trường học
thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. [5]
8

Nhìn chung, những quan niệm, định nghĩa được các tác giả đưa ra còn
chưa hệ thống và chưa đi sâu vào bản chất thực sự của văn hóa nhà trường.
Hiện nay đang có một số cách hiểu về văn hóa tổ chức trong vấn đề của quản
lý nhà trường như sau:
Một là đồng nghĩa văn hóa với các hoạt động cơ bản, bề nổi của giao
tiếp như: nghe, nói, đọc, viết. Còn có bề sâu của nó là ứng xử, là cách thức
nhìn nhận, những quan điểm về cuộc sống, công việc và thời gian.
Hai là coi văn hóa là sự đã rồi và không thể, không cách nào thay đổi.
Ba là quan niệm văn hóa nhà trường là thứ quá trừu tượng để bàn và ưu
tiên cho những thứ thực dụng hơn.
Bốn là coi văn hóa là sản phẩm từ bên ngoài và nếu muốn áp dụng thì
nhà trường chỉ cần áp dụng một mô hình nào đó được coi là thành công để
đưa vào tổ chức của mình.
Năm là hiện nay các nhà trường đều không có văn hóa nhà trường và
bây giờ đang phải xây dựng. Đây là một hạn chế trong quá trình phát triển văn
hóa nhà trường. Vì trên quan điểm đúng đắn nhất thì quản lý nhà trường trên
quan điểm tiếp cận văn hóa chính là việc xem văn hóa như là một công cụ để
quản lý mà ở trong đó văn hóa như “một cái cây” đã có sẵn ổn định lâu đời
chỉ có điều nhà quản lý tiếp tục vun trồng cho “cái cây” phát triển tốt hơn [25]
Theo tác giả Lê Thị Ngọc Thúy thì lại nhấn mạnh đến các loại hình văn
hóa trong nhà trường như: văn hóa quản lý, văn hóa giảng dạy và văn hóa học
tập trong nhà trường tạo nên các thể hiện sinh động của văn hóa tổ chức nhà
trường. Đồng thời có đề xuất Bộ tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường tiểu học
và được xem như là vừa là công cụ và vừa là mục để nhà trường hướng tới
xây dựng tổ chức có văn hóa cao.
Đặc biệt vấn đề văn hóa quản lý được đề cập tới trong chuyên đề tập
huấn số 5 về văn hóa nhà trường của chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng phổ
9
thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore từ 2008 - 2010. Trong
chuyên đề này có nêu vai trò của Hiệu trưởng là một người dẫn dắt, tạo nên

sự khác biệt về bản sắc giữa trường này với trường khác thông qua chia sẻ
tầm nhìn, sứ mệnh và các hoạt động khác trong nhà trường. Tuy nhiên chuyên
đề này chỉ mang tính chất khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu điển hình cụ thể
vì thế chưa phản ánh hết được tính ứng dụng thực tiễn và chưa minh họa được
nhiều kết quả về văn hóa quản lý một cách sinh động. Điều này cũng làm ảnh
hưởng đến sự vận dụng tác nghiệp cho đội ngũ quản lý nhà trường phổ thông
nói chung và mầm non nói riêng. Đó là những lý do mà chúng tôi sẽ nghiên
cứu để làm rõ hơn vấn đề này.
32D2,rN./='&&WXS!N`N s$&q>
-,3,-,IH!"9K
-,3,-,-,4%
Mỗi một nhà trường là một tổ chức thu nhỏ trong xã hội, khi bàn về văn
hóa nhà trường không thể không nhắc tới văn hóa tổ chức.
Văn hóa tổ chức bao gồm những nhu cầu văn hóa, ngôn ngữ chung,
khái niệm được chia sẻ, những ranh giới tổ chức được xác định, các
phương pháp để lựa chọn thành viên tổ chức, phương pháp phân bổ quyền
lực, sức mạnh, vị trí và các nguồn lực, các chuẩn mực để giải quyết những
mối quan hệ tình cảm giữa các cá nhân với nhau, các tiêu chí để thưởng
phạt, các cách thức để đối mặt với những sự việc không dự báo trước được
và có tính căng thẳng.
Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị, niềm tin được chia sẻ, phát
triển trong một tổ chức và định hướng hành vi của các thành viên. [28]
Có nhiều cách tiếp cận nội hàm văn hoá nhà trường (VHNT), theo đó
cũng xuất hiện rất nhiều định nghhĩa khác nhau về VHNT, tuỳ theo mỗi người
nhấn mạnh ở khía cạnh này hay khía cạnh khác.
10
Kent.D.Peterson cho rằng: " Văn hoá nhà trường là tập hợp các chuẩn
mực, giá trị và niềm tin, các nghi lễ và nghi thức, các biểu tượng và truyền
thống tạo ra " vẻ bề ngoài" của nhà trường". [29]
Stephen Stolp cho rằng: " Văn hoá nhà trường như một cấu trúc, một

quá trình và bầu không khí của các giá trị và chuẩn mực dẫn dắt giáo viên và
học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả". [28]
Schein (1983) và Deal và Peterson (1990) thì cho rằng: Văn hóa nhà
trường là một tổ hợp bao gồm những tiêu chuẩn, quy phạm, giá trị, niềm tin,
nghi lễ, những biểu tượng và sự kiện đã diễn ra tạo nên “nét riêng” của
trường. [29]
Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống, các lễ nghi đó được xây
dựng cùng với thời gian khi giáo viên, học sinh, phụ huynh và các nhà quản lý
cùng nhau làm việc, giải quyết những khó khăn, phát triển sự kỳ vọng về phối
hợp và hành động cùng nhau.
Từ những định nghĩa trên ta có thể nhận thấy:
- Những "nét riêng" trong văn hóa của mỗi nhà trường thì ngoài sự góp
phần của giáo viên và nhân viên, học sinh thì nhà quản lý đóng vai trò quyết
định đến điều đó. Do "tầm" và "tâm" của nhà quản lý quyết định đến sự thể
hiện độc đáo của mỗi nhà trường trên một phông nền văn hóa chung của hệ
thống giáo dục quốc dân. Hay nói một cách khác đó là sự thể hiện của văn
hóa quản lý của mỗi người Hiệu trưởng.
- VHNT bao hàm những cái có thể nhìn thấy được, có thể sử dụng được
(biểu tượng, phương châm, khẩu hiệu, quy tắc, những mong đợi ).
- VHNT không chỉ đơn thuần là tạo ra một môi trường học tập hiệu
quả, chúng còn tập trung tới nhiều giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh
hưởng tới đời sống tinh thần của giáo viên và học sinh.
11
-,3,-,3,H/LH!"
Mỗi một nhà trường đều có lịch sử tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và
phát triển của nhà trường qua thời gian đã tạo ra những giá trị văn hóa riêng.
Tuy nhiên văn hóa nhà trường đều cấu thành bởi những thành tố cơ bản sau:
a) Hiện thực bên ngoài
* Phần nổi có thể nhìn thấy
- Đó là những thực thể hữu hình như những đồ vật: cơ sở vật chất

trường lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học và sinh hoạt chung.
- Đó là những thực thể vô hình như các triết lý, nguyên tắc, phương
pháp giải quyết vấn đề và tiến hành các hoạt động giáo dục, các thủ tục,
chương trình công tác…
- Các chuẩn mực hành vi: nghi thức tập thể, cách tổ chức các lễ nghi,
cách tổ chức thăm viếng, liên hoan…trong tập thể giáo viên, học sinh.
- Các hình thức sử dụng ngôn ngữ: Khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ
xưng hô giao tiếp giữa thầy và thầy, thầy và trò, trò và trò, các truyền thuyết,
truyện tiếu lâm được xây dựng và trình bày…
- Các hoạt động tôn vinh truyền thống dân tộc, yếu tố thiện thực bao
gồm các thành tố như biểu tượng, nghi lễ, giai thoại, các mẫu hành vi nhìn và
nghe thấy.
* Bầu không khí nhà trường
Bầu không khí nhà trường là cái mà con người nhận thức về các quan
hệ trong nhà trường, là cái mà con người chia sẻ về những cái tức thì và nhìn
thấy được. Bầu không khí xuất hiện từ nhận thức về văn hoá được chia sẻ
giữa mọi người. Đó chính là cách ứng xử giữa các thành viên với nhau, với
người ngoài, môi trường làm việc, v.v
* Phong cách ứng xử hàng ngày
12
Đó là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng
ngày. Tuỳ theo hệ giá trị được thừa nhận và những ngầm định nền tảng của
mỗi tổ chức nhà trường mà có những loại hình phong cách ứng xử được chọn
lựa phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo viên có một phong cách ứng xử
khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách, nghiêm túc; xuề xoà, vui
nhộn hay công thức, trang trọng; nơi nhiệt tình, quan tâm nhưng có nơi lạnh
nhạt, bàng quan, …
* Phong cách làm việc
Mỗi tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên
một phong cách làm việc riêng. Cùng là người giáo viên với công việc dạy

học nhưng có tập thể giáo viên làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có tập
thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ giáo viên tận
dụng mọi thời gian để làm việc say mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc kiểu
công chức hành chính “sáng cắp ô đi, tối xách về”; có đội ngũ giáo viên làm
việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập thể
làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”.
b) Các giá trị và nhất trí hành vi
Giá trị là những thứ con người mang theo và coi trọng (Phạm Thành
Nghị, 2009), những gì được thừa nhận là tích cực, tốt đẹp thậm chí hoàn hảo,
các tiêu chuẩn thậm chí về chuẩn mực tư duy, chất lượng và hành vi,.v v
Giá trị không được hình thành tức thì mà được thử thách, sàng lọc và
khi đã hình thành thì nó có tác dụng lâu bền, được duy trì giữa các thế hệ. Giá
trị được tạo nên từ các nhất trí cơ bản và niềm tin.
Các nhất trí cơ bản chính là cái mà tất cả thành viên của nhà trường đều
thừa nhận hay nhất trí khi làm việc với nhau; niềm tin được tạo nên từ các
nhất trí cơ bản và chính là tiền đề được cho là đúng để định hướng hành vi;
13
Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống, các lễ nghi đó được xây
dựng cùng với thời gian khi giáo viên, học sinh, phụ huynh và các nhà quản lý
cùng nhau làm việc, giải quyết những khó khăn, phát triển sự kỳ vọng về phối
hợp và hành động cùng nhau.
c) Các ngầm định tiềm ẩn
Các ngầm định tiềm ẩn bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ
và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo
thành nét chung trong tập thể nhà trường. Những ngầm định khó thấy này
được coi là những quy ước có tính bất thành văn, có tính đương nhiên và tạo
nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trường và làm
nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của họ.
-,3,-,+,IMLH!"
VHNT có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của giáo viên, là yếu tố

lan toả khắp nhà trường và khó xác định. Freiberg (1988) mô tả VHNT
" như không khí mà chúng ta thở. Không ai nhận ra nó cho đến khi nó bị ô
nhiễm". [28]
a) VHNT có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của
nhà trường.
Khi nhà trường có VH tích cực lành mạnh thì ở đó có sự phát triển đội
ngũ, cải cách chương trình thành công, ở những trường học như vậy giáo viên
và học sinh để trưởng thành.
VHNT tạo động lực làm việc. Động lực sư phạm được tạo nên bởi
nhiều yếu tố, trong đó VHNT là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh
kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. VHNT giúp giáo viên, nhận viên thấy
rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Đó là nền tảng tinh
thần cho sự sáng tạo - điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà
đối tượng là tri thức và con người.
14
b) VHNT với chất lượng và thương hiệu nhà trường
VHNT ảnh hưởng nhiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình GD
trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện. Nó ảnh hưởng
tới suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong trường, do đó
nó có thể nâng cao hoặc cản trở tới chất lượng dạy học - giáo dục trong nhà
trường.
VH có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với xây dựng thương
hiệu nhà trường, bởi lẽ VH là mang tính chất đặc thù riêng của mỗi nhà
trường hơn bất kỳ một tổ chức nào.
VHNT tích cực giúp người dạy, người học có cảm giác tự hào, hãnh
diện vì được là thành viên của nhà trường đó, được làm việc vì mục tiêu của
nhà trường.
VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát những hành vi của các cá nhân
bằng các chuẩn mực, quy tắc và bằng dư luận do các thế hệ nhà trường gây
dựng nên. Đồng thời nhờ có VHNT các thành viên trong nhà trường thống

nhất về các nhận thức vấn đề, cách đánh giá, cách lựa chọn, cách định hướng
và hành động Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại với nhau thành
một khối, tạo dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái quy tắc
và chuẩn mực thông thường.
Tóm lại, VHNT đã làm tăng hiệu quả của các hoạt động trong nhà
trường, trên cơ sở đó mà tạo nên những nét đặc trưng khác biệt cho trường
học. Đó là cơ sở để nâng cao uy tín, " thương hiệu" của nhà trường, tạo đà cho
các bước phát triển tốt hơn.
-,3,3,I
-,3,3,-,4%
Văn hóa quản lý là tập hợp các giá trị và chuẩn mực về kỹ năng quản
lý, phong cách quản lý và phẩm chất nhân cách của nhà quản lý thông qua
15
các hoạt động quản lý nhằm thay đổi hành vi và ý thức của người khác hoặc
của nhiều người khác trong cùng tổ chức để định hướng và tăng hiệu quả lao
động, đạt mục tiêu của tổ chức đề ra. [21]
Thông qua hoạt động quản lý dưới sự vận hành của BGH và đứng đầu
là Hiệu trưởng và qua đó đã thể hiện sự độc đáo riêng biệt khác nhau ở mỗi
nhà trường. Tùy vào mỗi tổ chức sẽ có văn hóa quản lý khác nhau. Vì vậy,
văn hóa quản lý phải phù hợp với các giá trị chuẩn mực chung của văn hóa tổ
chức, văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc và mang những sắc thái độc đáo
riêng biệt bởi những đặc điểm về văn hóa, tâm lý, xã hội cá nhân của mỗi nhà
quản lý.
-,3,3,3,BN
Thương hiệu của mỗi nhà trường có được đâu đó đều có hình ảnh của
người quản lý, để xây dựng được "cái riêng" cho nhà trường mình người lãnh
đạo cần có những yếu tố:
a) Phẩm chất nhân cách của nhà quản lý
- Có tầm nhìn xa trong việc xây dựng và phát triển học thuật và nền tri
thức cho nhà trường.

- Biết sử dụng tổng hợp cả lời khuyên, sự khích lệ.
- Biết sử dụng cả sự cưỡng chế: theo luật và quy chế.
- Tạo dư luận lành mạnh cho tập thể.
- Công bằng, vị tha, có lòng yêu người yêu nghề, say mê với công việc.
b) Kỹ năng của nhà quản lý
Kỹ năng là khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều
khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết công việc hay tình huống nào đó
phát sinh trong cuộc sống. Hiệu trưởng trong công tác của mình cần có các kỹ
năng sau:
16
- Kỹ năng giao tiếp: tuân thủ theo nguyên tắc của cấu trúc hành vi giao
tiếp có văn hóa và thể hiện qua lời nói, điệu bộ và nội dung giao tiếp.
- Kỹ năng ra quyết định: thể hiện trong thời điểm ra quyết định, phong
cách ra quyết định.
- Kỹ năng nhận diện sáng suốt và đánh giá chuẩn xác các hiện trạng
văn hóa trong tổ chức để điều chỉnh, thay đổi và phát triển.
- Kỹ năng quản lý xung đột.
- Kỹ năng quản lý thông tin.
- Kỹ năng quản lý thông tin.
- Kỹ năng quản lý sự thay đổi.
- Kỹ năng quản lý bản thân.
c) Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý
Theo tác giả Võ Thành Khối - Nguyễn Xuân Tảo: “Kiểu hoạt động lãnh
đạo hay phong cách lãnh đạo quản lý là toàn bộ những định hướng, lề lối,
cách thức đặc thù của một nhà lãnh đạo quản lý trong hoạt động của mình tác
động vào các đối tượng quản lý khác nhau.” [16, Tr.40]
Được coi là nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền
với nhiều người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người. Phong
cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản
lý mà con người thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động

người khác của người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
và hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân
cách của họ. Trong một nhà quản lý có thể là sự pha trộn của rất nhiều phong
cách khác nhau có thể vừa dân chủ, vừa độc đoán, vừa giao phó và vừa chỉ thị
mệnh lệnh. Trong một nhà trường, phong cách lãnh đạo của người quản lý
cũng sẽ thể hiện một số phong cách như trên hoặc thể hiện một vài phong
17
cách điển hình trong từng tình huống cụ thể và tùy thuộc vào tính cá nhân của
mỗi người. Một nhà trường có văn hóa cao thì phong cách quản lý của người
Hiệu trưởng sẽ được thể hiện như sau:
- Lãnh đạo thể hiện phong cách hợp tác với các thành viên trong thảo
luận mọi nhiệm vụ của tổ chức và thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở bàn bạc, chia
sẻ các công việc với các thành viên trong tổ chức.
- Lãnh đạo thể hiện sự dân chủ, trao quyền, uỷ quyền, đi đôi với xác
định và sử dụng các nguồn nhân lực một cách thận trọng và hiệu quả.
- Lãnh đạo xây dựng các mục tiêu, sứ mệnh của tổ chức để dẫn dắt quá
trình ra quyết định và định hướng các hoạt động hàng ngày của tổ chức
- Lãnh đạo biết linh hoạt và chia sẻ quyền lực hay trao quyền/ủy quyền
ra quyết định cho cấp dưới. Quyết đoán trong việc ban hành các quyết định
trong tổ chức.
-,3,3,+, H!"
Như chúng ta đã biết: Văn hóa quản lý chỉ được thể hiện rõ khi người
quản lý tham gia vào các hoạt động quản lý. Dấu hiệu để nhận biết văn hóa
quản lý của họ chính là thông qua các cách họ thể hiện, hiệu quả công việc và
phẩm chất nhân cách của họ. Trong một cách hiểu tương đối nào đó thì có thể
phân chia các loại văn hóa quản lý theo nội dung quản lý của Hiệu trưởng để
đánh giá các chỉ số của văn hóa quản lý đã thể hiện. Theo cách hiểu này sẽ có
6 loại văn hóa quản lý của Hiệu trưởng như sau:
a) Văn hóa phát triển và hoàn thiện bản thân của người đứng đầu tổ

chức (Hiệu trưởng)
Sự lãnh đạo của BGH và đặc biệt người Hiệu trưởng là chìa khoá cho
thành công của nhà trường và việc đầu tư cho cá nhân để tạo nên phong cách
lãnh đạo có hiệu quả tùy theo từng bối cảnh cụ thể cũng được xem là một
18
trong các yếu tố quan trọng góp phần phát triển và hoàn thiện bản thân của
người đứng đầu tổ chức (Hiệu trưởng).
b) Văn hóa quản lý chuyên môn
Trong Quản lý chuyên môn, VHQL của đội ngũ lãnh đạo được thể
hiện qua:
- Xây dựng tầm nhìn về phát triển chuyên môn và học thuật trong nhà
trường;
- Biết sử dụng các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động nhằm phát triển chuyên môn và học
thuật.
- Có khả năng vận dụng tốt những kiến thức chuyên môn đã có để dẫn
dắt các thành viên ưu tú tham gia vào đội tuyển của nhà trường.
- Có kỹ năng tập hợp sự đóng góp trí tuệ của các thành viên trong và
ngoài nhà trường thông qua việc tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo khoa học
và các lớp học tập bồi dưỡng, để nâng cao trình độ chuyên môn và học thuật
trong nhà trường.
- Biết đánh giá được những trình độ năng lực về chuyên môn của từng
thành viên trong nhà trường để có các chương trình bồi dưỡng cho phù hợp.
- Luôn có ý thức trong việc trau dồi chuyên môn và học thuật và tăng
cường các hoạt động nhằm thúc đẩy để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
c) Văn hóa quản lý thông tin: Văn hóa quản lý thông tin của Hiệu
trưởng thể hiện như sau:
- Các nhà quản lý cần phải biết chủ động khai thác và làm chủ các
thông tin trong và ngoài nhà trường.
- Xây dựng phương án xử lý, biết đánh giá và kiểm soát được thông tin

trong và ngoài nhà trường.
19

×