Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Gia đình thời hiện đại trong truyện ngắn của một số tác giả nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.51 KB, 99 trang )


1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới
TS. Nguyễn Văn Nam, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học,
Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, nhà trường, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thị Lệ Thủy











2


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung
tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên


Nguyễn Thị Lệ Thủy















3

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu
6
6. Đóng góp mới của luận văn 7
7. Cấu trúc luận văn 7
NỘI DUNG
8
Chương 1. Đời sống gia đình - một đề tài chính của dòng văn học
thế sự

8
1.1. Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội và một hình thái tổ chức cơ
bản của đời sống con người

8
1.1.1. Khái niệm gia đình
8
1.1.2. Mối quan hệ gia đình và xã hội 10
1.2. Những biến đổi sâu sắc của gia đình trong lịch sử đương đại
12
1.3. Sự kết hợp truyền thống và sự phát triển những đặc tính mới trong

gia đình Việt Nam hiện đại

13
1.4. Đời sống gia đình là một trong những đề tài chủ yếu của dòng văn
chương thế sự và đời tư

14
1.5. Các nhà văn nữ với ưu thế riêng trong việc chiếm lĩnh đề tài gia
đình

15
Chương 2. Gia đình hiện đại trước những thách thức của thời cuộc

19
2.1. Tác động từ những khó khăn vật chất và hệ lụy của đời sống thời
kinh tế thị trường

20

4
2.1.1. Những khó khăn về đời sống vật chất của gia đình trong nền
kinh tế thị trường

20
2.1.2. Hệ lụy của đời sống thời kinh tế thị trường tới gia đình 24
2.1.3. Sự suy thoái đạo đức và lối sống
33
2.2. Dư âm của những truyền thống lạc hậu và âm vang của thời đại
toàn cầu hóa


40
2.2.1. Dư âm của những truyền thống lạc hậu
40
2.2.2. Âm vang của thời đại toàn cầu hóa
46
Chương 3. Gia đình hiện đại và những giá trị vĩnh cửu
50
3.1. Gia đình hiện đại - tổ ấm cho con người
50
3.2. Gia đình hiện đại - nơi bao dung những kẻ lầm lạc, tội lỗi trở về
hoàn lương

54
3.3. Gia đình hiện đại - bệ đỡ cho sự phát triển những phẩm chất
người tốt đẹp

58
Chương 4. Những phương thức biểu hiện đặc sắc
61
4.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
61
4.2. Nghệ thuật phân tích tâm lí, khắc họa tính cách nhân vật
70
4.3. Tổ chức văn hóa với các đặc sắc về nghệ thuật trần thuật: điểm
nhìn, sự độc đáo trong ngôn từ và đa dạng trong giọng điệu trần thuậ

77
4.4. Sử dụng các thủ pháp hiện đại: cấy ghép yếu tố hoang đường, kỷ
ảo, kỹ thuật dòng ý thức


84
KẾT LUẬN
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
92





5

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Truyện ngắn là một thể loại xuất hiện và tồn tại từ xa xưa dưới những
hình thức tự sự khác nhau. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày
nay truyện ngắn đã chiếm được vị trí quan trọng trên văn đàn. Trong sự bùng
rộ của truyện ngắn, chúng ta không thể không nhắc tới một số lượng đông đảo
của các tác giả nữ trẻ mà những sáng tác của họ đã góp phần làm nên màu sắc
đa dạng, muôn hình muôn vẻ của thể loại truyện này. Do đó chúng tôi chọn
hướng nghiên cứu là tiếp cận truyện ngắn của một số tác giả nữ trẻ tiêu biểu
của văn học đương đại với hi vọng có thể hiểu hơn về phong cách của các nhà
văn nữ và từ đó có cái nhìn chính xác hơn về diện mạo văn học đương đại.
Nếu như văn học thời kỳ trước đặc biệt là trong truyện ngắn và một số
thể loại khác khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã nhạt dần thì lúc
này, trong truyện ngắn khuynh hướng này đã được thay thế hoàn toàn bởi
khuynh hướng đời tư, cảm hứng thế sự, phản ánh đến từng số phận cá nhân cụ
thể Một trong những biểu hiện của khuynh hướng đời tư, cảm hứng thế sự
ấy là các truyện ngắn về đề tài gia đình. Bởi chính trong mỗi gia đình con

người đời thường cá nhân được thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất. Khi các vấn đề
nóng bỏng, lớn lao của dân tộc đang dần được giải quyết thì mỗi vấn đề của
gia đình trở thành mối quan tâm chung của xã hội. Phải chăng vì thông qua
hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình nhỏ ta vừa có cái nhìn khái quát chung về
bối cảnh xã hội hiện nay vừa hiểu hơn về thân phận mỗi cá nhân. Xuất phát từ
đó chúng tôi tiếp cận đề tài gia đình trong truyện ngắn.
Đề tài gia đình là đề tài không mới trong lịch sử văn học Việt Nam hiện
đại. Ngay từ những năm ba mươi của thế kỉ XX, nhiều sáng tác của Tự lực

6
văn đoàn đã khai thác đề tài này bằng việc tập trung phản ánh cuộc đấu tranh
giải phóng cá nhân, đấu tranh cho tự do hôn nhân để giành quyền sống cho
con người phụ nữ, chống lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến
Việt Nam. Từ sau 1945, đất nước phải trải qua ba mươi năm chiến tranh giải
phóng của dân tộc. Lúc này vận mệnh dân tộc được đặt lên hàng đầu. Vấn đề
cá nhân, gia đình trở thành thứ yếu. Đến những năm đầu của Đổi mới, các nhà
văn đã khơi lại mạch viết về chủ đề gia đình vốn bị ngưng đọng gần nửa thế
kỉ văn học. Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, các nhà văn tập trung bàn về
tính phức tạp trong các mối quan hệ thuộc nội bộ gia đình hoặc giữa gia đình
với xã hội, với dân tộc. Ở đây chúng ta nhìn thấy những biến đổi theo nhiều
mặt ở dưới nhiều góc độ khác nhau của gia đình hiện đại. Dưới cách đặt vấn
đề mới của tác giả, mối quan hệ ấy bỗng trở thành điểm thử thách sự bền
vững của gia đình trong một bối cảnh mới.
Gia đình vốn là cội rễ, ngọn nguồn của sự sống, cuộc đời. Gia đình
cũng là nơi trú ẩn của mỗi cá nhân, nơi thể hiện bản chất của con người sâu
sắc nhất, trần tục nhất. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, vấn đề gia đình nổi
lên như một tiêu điểm trọng yếu được cả giới hàn lâm, giới chính trị và các
nhà văn luôn quan tâm. Tìm hiểu về gia đình hiện đại, thiết nghĩ, không gì sâu
sắc bằng việc nhìn nhận nó trong đề tài này. Thông qua cách nhìn nhận của
các nhà văn, đặc biệt là các nữ nhà văn trẻ chúng ta có thể thấy được các vấn

đề của gia đình hiện đại, quan niệm của cá nhân các nhà văn về vấn đề này.
Với thiên tính nữ của mình các nữ nhà văn thường nhạy cảm trước các tác
động của xã hội tới gia đình, nhạy cảm với những sự biến đổi của tổ ấm, đồng
thời với cách nhìn nhân hậu, bao dung họ đã mang tới cho bạn đọc sự rung
cảm sâu sắc. Các nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc
Tư đã khơi sâu vào một trong những nguồn mạch chất liệu hấp dẫn: đời sống
gia đình thời hiện đại.

7
Xây dựng luận văn với nhan đề: Gia đình thời hiện đại trong truyện ngắn
của một số tác giả nữ (Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư)
người viết hy vọng cố gắng đi sâu vào phân tích đề tài gia đình trong truyện ngắn
của các tác giả trên với một cách nhìn nhiều chiều cùng với sự khái quát để chỉ
ra những nét đặc trưng của gia đình thời hiện đại trong các truyện ngắn đã lựa
chọn nghiên cứu, qua đó phác thảo được đầy đủ nhất diện mạo và những đặc
điểm cơ bản của gia đình hiện đại một cách có hệ thống từ lăng kính của các nhà
văn trong dòng văn chương thế sự - một trong những vấn đề nóng bỏng đang đặt
ra trong cuộc sống hôm nay.
Tìm hiểu Gia đình thời hiện đại trong truyện ngắn của một số tác giả
nữ (Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư), chúng ta hiểu thêm
về thể loại truyện ngắn cả về nội dung phản ánh lẫn nghệ thuật thể hiện trong
một thời kì văn chương mới. Chúng ta tìm thấy những nét tương đồng và dị
biệt giữa cây bút này và cây bút khác khi thể hiện cùng một đề tài. Những nét
tương đồng chính là sự gặp gỡ của những quan điểm, những tư tưởng gần gũi
nhau khi khám phá đời sống gia đình còn những điều dị biệt in dấu riêng,
phong cách riêng của mỗi nhà văn. Như vậy, những đặc điểm tiêu biểu trong
phong cách của các nhà văn cũng được biểu lộ. Chúng tôi hy vọng qua đề tài
Gia đình thời hiện đại trong truyện ngắn của một số tác giả nữ, phần nào
khẳng định được phong cách của các tác giả nữ. Tuy hướng tiếp cận của luận
văn là từ một vấn đề thuộc về nội dung (đề tài) song chúng tôi cũng không coi

nhẹ hình thức thể hiện của các tác phẩm khảo sát. Do đó chúng tôi hi vọng
luận văn sẽ có hướng tiếp cận chính xác đưa đến những kết quả khách quan
khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
Bàn về vần đề gia đình thời hiện đại đã có không ít những bài báo, tạp
chí, các bài nghiên cứu tìm hiểu về những thành tựu cũng như những đóng

8
góp của các nhà văn về vấn đề này, một trong số đó phải kể đến là Sự biến
động của cuộc sống trong gia đình hiện đại và Điều đáng lo ngại trong nhiều
gia đình hiện nay ở thành thị của Trường Giang (Khoa học và phát triển), Mái
nhà giữa cơn giông thời hiện đại của Nguyễn Hoàng Đức (Vietnamnet); Gia
đình Việt Nam hiện nay: Truyền thống hay hiện đại của Nguyễn Thị Thường
(Đại học Sư phạm Hà Nội). Hay Nguyễn Bảo Hưng có bài viết Mùa lá rụng trong
vườn và những vấn đề của đời sống gia đình hôm nay (Vietnamthuquan.net); hoặc
Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và
Phan Thị Vàng Anh - Luận văn của Trần Thị Thanh Mai. Đáng chú ý là lời
giới thiệu tập Truyện ngắn bốn cây bút nữ của nhà nghiên cứu Bùi Việt
Thắng. Ông cho rằng: “Chao chát và dịu dàng, thơ ngây và từng trải, đau đớn
và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực
của ngòi bút nữ có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn. Đọc Nguyễn Thị Thu
Huệ ta bị cuốn hút trong niềm vui và nỗi buồn bất tận. Đời sống hiện lên
trong từng trang sách của chị bề bộn, ngổn ngang, ấy vậy mà ngẫm nghĩ nó
đâu vào đấy. Nhà văn nghiêng viết về con người trong khối mâu thuẫn vừa cố
dính kết với gia đình như một “hang ổ cuối cùng”, lại vừa bị ngoại lực giằng
xé, lôi kéo ” [2, tr.35]. Liên quan đến truyện ngắn và nhân vật trong truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ còn có luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn
Thị Hoa với đề tài Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn
Thị Thu Huệ.
Với Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Trần Hữu Dũng đã có bài viết Nguyễn

Ngọc Tư, đặc sản miền Nam, cho rằng, mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư
là “Một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản
miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống”, chị đã tạo được chỗ đứng
khu biệt cho mình, không lẫn với bất cứ nhà văn nào và chị đã góp phần tạo
nên một nhánh văn chương đặc biệt không giống nhưng chuẩn mực không

9
kém những miền khác. Hoàng Thiên Nga trên báo văn nghệ số 39 ngày
24-09-2005 có bài Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận. Đây là bài
viết mang tính chất cảm nhận truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt là
truyện Cánh đồng bất tận, theo đó điểm đáng lưu ý của tác phẩm này là bút
pháp giản dị, gọn ghẽ, đầy ắp âm sắc Nam Bộ và ngòi bút quá đỗi tinh tế,
nhân hậu và trong lành.
Với Võ Thị Hảo có luận văn của Trần Bích Vân Nhân vật nữ trong
sáng tác của Võ Thị Hảo. Khi bàn về truyện ngắn của Võ Thị Hảo, tác giả
khóa luận Phạm Khánh Dung có nhận xét: Truyện của chị có lối kể chuyện
mạch lạc, tạo được sự xung đột căng thẳng, lôi cuốn, giàu chất trữ tình nhờ
kết hợp sự khéo léo giữa yếu tố ảo huyền với yếu tố hiện thực [22, tr.4].
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của độc giả về tác phẩm của các chị
cùng nhiều ý kiến bạn đọc trên trang web như giọng điệu, đặc trưng ngôn
ngữ, nội dung tự sự, không gian, thời gian Song có thể khẳng định cho đến
nay chưa có một công trình nào đi sâu vào truyện ngắn của họ một cách cụ
thể, có hệ thống. Hầu hết các bài viết chỉ dừng lại ở dạng giới thiệu, nhận xét
sơ bộ, trình bày cảm xúc về một truyện ngắn hoặc một tập truyện ngắn nào đó
của các tác giả. Đặc biệt là vấn đề gia đình, nếu có chăng thì chỉ được điểm
qua một vài nhận xét chứ chưa tiếp cận hết mọi góc độ, mọi khía cạnh cũng
như chưa có một vài cái nhìn xuyên suốt, toàn diện và những công trình
nghiên cứu chuyên biệt. Chính vì lý do đó mà chúng tôi lựa chọn đề tài: Gia
đình thời hiện đại trong truyện ngắn của một số tác giả nữ (Nguyễn Thị Thu
Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư) để nghiên cứu.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi hướng tới các mục đích sau:
- Rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học.
- Qua nghiên cứu, người viết mong muốn đóng góp một phần nào đó về:

10
+ Nội dung: với những biểu hiện, những góc cạnh khác nhau của gia
đình thời hiện đại trong các truyện ngắn của các nhà văn nữ.
+ Nghệ thuật: Luận văn không đi sâu khai thác các đặc điểm nghệ thuật
của từng tác giả mà chỉ khai thác những biện pháp nghệ thuật nổi bật như là
phương thức để thể hiện vấn đề gia đình thời hiện đại.
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ ra
đời sống gia đình thời hiện đại trong tập truyện ngắn của ba nhà văn nữ
Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Võ Thị Hảo ở các mặt: Gia đình
hiện đại trước những thách thức của thời cuộc và những giá trị vĩnh cửu của
nó qua một số phương thức biểu hiện đặc sắc như tình huống truyện, điểm
nhìn, giọng điệu trần thuật hay các thủ pháp hiện đại: cấy ghép yếu tố hoang
đường, kỳ ảo, kỹ thuật dòng ý thức
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, người nghiên cứu lấy một số truyện ngắn trong các tập
truyện ngắn của các tác giả nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Võ
Thị Hảo trên các phương diện nội dung và nghệ thuật làm đối tượng nghiên
cứu. Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi đi tìm kiếm, khẳng định sự linh hoạt
và những nét riêng độc đáo trong ngòi bút của ba nhà văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tập trung khai thác các tập truyện ngắn thể hiện một cách
nổi bật, độc đáo về đề tài gia đình của Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc
Tư và Võ Thị Hảo.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này có nhiều phương pháp nghiên cứu được đan xen
nhưng chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội

11
- Phương pháp thi pháp học
- Phương pháp hệ thống - tổng hợp.
6. Đóng góp mới của luận văn
Về mặt lí luận, với luận văn này, người viết sẽ làm nổi bật nét độc đáo
về nội dung và nghệ thuật trong các truyện ngắn của ba nhà văn nữ. Đồng thời
luận văn cũng khẳng định thêm sự đúng đắn tin cậy của con đường nghiên
cứu văn học hiện nay.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu
những đóng góp mới của ba nhà văn về vấn đề gia đình thời hiện đại trong
nghệ thuật tự sự của văn học Việt Nam. Thông qua đó góp phần khẳng định
tài năng và vị trí của các nhà văn trong nền văn học mới, giúp người đọc có
những kiến giải sâu sắc về các nhà văn này.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai thành 4 chương:
Chương 1. Đời sống gia đình - một đề tài chính của dòng văn học thế sự
Chương 2. Gia đình hiện đại trước những thách thức của thời cuộc
Chương 3. Gia đình hiện đại và những giá trị vĩnh cửu
Chương 4. Những phương thức biểu hiện đặc sắc










12


13
NỘI DUNG
Chương 1
ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH - MỘT ĐỀ TÀI CHÍNH
CỦA DÒNG VĂN HỌC THẾ SỰ
Gia đình luôn là đề tài, là mối quan tâm không của chỉ riêng văn học
mà của nhiều lĩnh vực khoa học, nghệ thuật khác trong đời sống. Bởi gia đình
chính là tổ chức cơ bản của đời sống con người, là nơi con người sinh ra, lớn
lên, trưởng thành và mất đi, là nơi con người thể hiện bản thể của mình sinh
động và chân thực nhất; đó cũng là nơi phản chiếu bộ mặt xã hội, sự biến đổi
của xã hội rõ nét nhất.
Trước khi tiếp cận các vấn đề cụ thể của đề tài chúng tôi tiến hành làm rõ
khái niệm gia đình, sự biến đổi của gia đình hiện đại, vị trí vai trò của gia
đình… Tuy nhiên do đây là một luận văn thuộc lĩnh vực nghiên cứu văn học
nên nội dung của chương 1 không phải là nội dung trọng tâm mà chỉ là những
công cụ nền tảng để chúng tôi đi sâu tìm hiểu ở các chương sau.
1.1. Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội và một hình thái tổ chức cơ bản
của đời sống con người
1.1.1. Khái niệm gia đình
Xung quanh khái niệm gia đình có nhiều cách định nghĩa khác xuất phát
từ đặc điểm của lĩnh vực nghiên cứu đó. Bởi gia đình là đối tượng nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học, là đối tượng phản ánh của nhiều lĩnh vực nghệ
thuật. Từ triết học, chính trị, tâm lý học, xã hội học đến các ngành nghệ thuật
như văn học, sân khấu, âm nhạc, hội họa…Hiểu cho đúng khái niệm là một

việc làm quan trọng. Bởi nó sẽ giúp ta tiếp cận chính xác đối tượng nghiên
cứu trong một phạm vi cụ thể. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một số cách hiểu
khái niệm gia đình từ những ngành khoa học khác nhau:
Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10, Nxb GD, 1995 khẳng định:

14
Gia đình là một cộng đồng cùng sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
hoặc quan hệ giáo dục. Như vậy, khái niệm gia đình ở đây dược tạo dựng từ các
mối quan hệ ràng buộc giữa các thành viên trong một cộng đồng người.
Trang Wikipedia Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia.org) có trích khái
niệm gia đình từ góc độ xã hội học như sau:
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các
thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm
đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên
cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Chủ nghĩa xã hội - khoa học cũng có bàn về gia đình với tư cách một
hình thái ý thức xã hội đặc thù: Gia đình là một trong những hình thức tổ
chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa -
xã hội đặc thù, được hình thành tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ
hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các
thành viên.
Mục Văn hóa - xã hội báo Đồng khởi có đoạn trích dẫn định nghĩa gia
đình trong Luật hôn nhân và gia đình 2010: Gia đình là tập hợp những người
gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi
dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định
của luật này (w.w.w.baodongkhoi.com.vn- 21.7.2012).
Như vậy, từ góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về
gia đình lại có cách khái quát khái niệm gia đình cụ thể phù hợp với nội dung

nghiên cứu khác.Thực tế cho thấy gia đình là một ‘thực thể’ phức hợp bao
gồm nhiều yếu tố: sinh học, tâm lí, văn hóa, kinh tế…Vì vậy, ở đây chúng tôi
đi đến cách hiểu khái niệm gia đình là: Gia đình là tế bào của xã hội, là môi

15
trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người;
gia đình được xây dựng trên các mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, huyết
thống, nuôi dưỡng… giữa các thành viên.
1.1.2. Mối quan hệ gia đình và xã hội
Gia đình chính là tế bào cơ bản của xã hội, là tổ chức xã hội ở quy mô
nhỏ nhất, là cơ sở tồn tại của mỗi cá nhân.
Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội
từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng. Trước tiên, gia đình là một
tế bào cơ bản của xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Rất quan
tâm tới gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội
tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
Như vậy, có thể ví xã hội như một cơ thể sống hoàn chỉnh và không
ngừng biến đổi được sắp xếp, tổ chức theo nhiều mối quan hệ trong đó gia
đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên.
Mỗi một chế độ xã hội được sinh thành vận động và biến đổi trên cơ sở
một phương thức sản xuất xác định và có vai trò quy định đối với gia đình.
Nhưng xã hội ấy lại tồn tại thông qua các hình thức kết cấu và quy mô gia
đình. Mỗi gia đình hạnh phúc và hòa thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại
và vận động một cách êm thấm. Mục đích chung của sự vận động biến đổi
của xã hội trước hết vì lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên xã hội và mỗi
gia đình - tổ chức và thiết chế xã hội đầu tiên, cơ sở nơi quần tụ của mỗi công
dân và thành viên của xã hội. Nhưng lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên
xã hội lại chịu sự chi phối của lợi ích các tập đoàn giai cấp thống trị trong xã
hội trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp. Do đó mối quan hệ gia đình
và xã hội là mối quan hệ hai chiều có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi

tìm hiểu đề tài này chúng tôi chú ý tới sự tác động của xã hội tới sự biến đổi
của gia đình hiện đại.

16
Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình
được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Những hình thức tổ chức cộng đồng đời sống gia đình đã xuất hiện từ nhu cầu
bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh
tồn và đặc biệt là từ nhu cầu tình cảm ngày càng cao mang tính đặc trưng của
loài người.
Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội, trước những yêu cầu của sản
xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời sống kinh tế, các quan hệ trong các
kiểu dạng tổ chức cộng đồng “tự nhiên” ban đầu dần trở lên chặt chẽ. Giữa
các thành viên cộng đồng xuất hiện những cơ chế rằng buộc lẫn nhau phù hợp
và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản
xuất. Gia đình trở thành một thiết chế của xã hội, một hình ảnh xã hội thu
nhỏ, nhưng không phải là sự thu nhỏ một cách giản đơn các quan hệ xã hội.
Gia đình là một hình thái cơ bản của tổ chức con người, một thiết chế xã hội
đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất.
Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội gia đình được coi là một thiết
chế cơ bản, đầu tiên và nhỏ nhất. Sự vận động của thiết chế tuân theo những
quy định chung của cả hệ thống, trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyền
thống của mỗi nền văn hóa, mỗi vùng và địa phương khác nhau và còn được
bộc lộ ở mỗi thành viên và thế hệ thành viên trong sự giao thoa của mỗi thành
viên và mỗi gia đình. Thông qua các hoạt động tổ chức đời sống trong gia
đình và của gia đình, mỗi cá nhân, mỗi gia đình tiếp nhận chịu sự chi phối và
phản ứng lại với những tác động của xã hội thông qua các tổ chức, các thiết
chế các chính sách… của xã hội. Sự đồng thuận hay không đồng thuận của
những tác động xã hội, nhà nước với những tổ chức sinh hoạt trong thiết chế
gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế độ xã hội mỗi thời đại.

Do đó có thể thấy gia đình là một thực thể sống động vừa là mô hình thu
nhỏ của xã hội vừa phản chiếu gương mặt xã hội lại cũng mang những đường

17
nét riêng góp phần tạo nên diện mạo chung đó. Mối quan hệ hai chiều này
khiến chúng ta không thể không chú ý khi nghiên cứu tìm hiểu về gia đình.
1.2. Những biến đổi sâu sắc của gia đình trong lịch sử đương đại
Theo dòng lịch sử, gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đối đầu với
một loạt thử thách lớn khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia
đình hiện đại. Để tồn tại và phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng
với các điều kiện mới, từng thanh viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các
mối quan hệ trong gia đình. Thực tế cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng cùng với những trào lưu tiến bộ về khoa học kĩ thuật có phần không
tương xứng với sự phát triển văn hóa xã hội làm mờ nhạt thậm chí đổ vỡ một
số hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Không ít các gia đình Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc
thậm chí tan vỡ theo sự suy thoái về các định hướng giá trị ảnh hưởng phần
nào tới sự phát triể của thế hệ trẻ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình gặp không ít khó khăn, khúc mắc và những vấn đề nan giải. Gia đình là
tế bào của xã hội. Vì thế, những đổi thay của xã hội tất yếu dẫn tới những biến
đổi sâu sắc trong gia đình và ngược lại. Những tác động tích cực hay tiêu cực
của xã hội đều ít nhiều biến đổi những kết quả hoặc hệ lụy đối với gia đình.
Mô hình xã hội theo phương thức sản xuất phong kiến tự cung tự cấp
khiến cho mô hình gia đình thường là các đại gia đình với sự cấu kết của
nhiều thế hệ khác nhau cùng chung sống. Gia đình truyền thống còn đặc biệt
đề cao vai trò của người đàn ông, với các quy tắc ứng xử bị chi phối bởi hệ tư
tưởng Nho giáo cũng như những truyền thống lâu đời của dân tộc. Đến thế kỷ
XX trong hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, gia đình ít nhiều bị xáo trộn
bởi hoản cảnh lịch sử bất thường. Lúc này các gia đình thường là thiếu hụt và
dồn sức cho cuộc chiến nên các vấn đề của riêng bản thân nó thường bị xem

nhẹ. Đến ngày nay khi hai cuộc kháng chiến đã qua đi, con người trở về với

18
nếp nhà của mình, vấn đề gia đình thời hiện đại lại trở thành vấn đề nóng
bỏng được chú ý quan tâm. Mô hình gia đình thời phong kiến, thời chiến đều
không còn phù hợp. Lúc này các gia đình vừa loay hoay với các vấn đề xã hội
vừa phải đối mặt với vấn đề riêng cụ thể của gia đình mình. Gia đình hiện đại
thường bị thu nhỏ về quy mô, cuộc sống chịu ảnh hưởng lớn từ đời sống hiện
đại đang trong quá trình hội nhập ngày một sâu rộng với quốc tế. Sự xâm
nhập của nền kinh tế thị trường của các vấn đề xã hội vào gia đình đang dần
dần làm biến bổi bộ mặt của gia đình truyền thống. Vậy gia đình hiện đại
trong các tác phẩm văn học của các nhà văn nữ mang diện mạo như thế nào?
Đây chính là vấn đề mà luận văn quan tâm làm rõ.
1.3. Sự kết hợp truyền thống và sự phát triển những đặc tính mới trong
gia đình Việt Nam hiện đại
Đây cũng là một trong những bốn định hướng cơ bản của nước ta trong
nội dung xây dựng ở gia đình Việt Nam hiện nay: Xây dựng gia đình mới ở
nước ta hiện nay phải trên cơ sở kế thừa, gìn giữ và phát huy các giá trị tốt
đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến
bộ về gia đình.
Như thế, gia đình Việt Nam bên cạnh việc giảm dần tính chất hạn chế
của gia đình truyền thống và tính chất phụ quyền, gia trưởng cần được kế thừa
và phát huy những giá trị tốt đẹp trong điều kiện mới. Trong số các giá trị đó
cần phải kế đến truyền thống vừa cố kết trong gia đình lại vừa đoàn kết tình
làng nghĩa xóm, tình yêu gia đình gắn bó với tình yêu dân tộc. Những giá trị
đó của nhân dân ta được hun đúc, phát triển thêm trong suốt hơn bảy mươi
năm đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong quá trình xây dựng gia đình mới cũng cần đặc biệt chú ý từng
bước khắc phục, loại bỏ những giá trị không còn phù hợp của gia đình truyền
thống (tính cục bộ theo họ tộc, địa phương, những nghi lễ rườm rà tốn kém


19
trong ma chay cưới hỏi, sự bất bình đẳng về giới tính…) và phát triển những
đặc tính mới của thời đại. Bởi trong điều kiện hiện nay, sự chuyển đổi giá trị
từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đang đòi hỏi phải tiếp thu có
chọn lọc các giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại. Những giá trị văn hóa ấy
lại chỉ có thể được chọn lọc, được tiếp thu trên cơ sở sự đảm bảo các giá trị
tốt đẹp của gia đình. Gia đình Việt Nam hiện đại vì thế phải là nơi có sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa tinh hoa truyền thống và những đặc tính mới của thời đại.
1.4. Đời sống gia đình là một trong những đề tài chủ yếu của dòng văn
chương thế sự và đời tư
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước chuyển mình theo nhịp
sống của công cuộc đổi mới. Thực tế biến động của lịch sử dân tộc tác động
đến văn học - quá trình đổi mới diễn ra sôi động tạo đà cho nhiều lĩnh vực
phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Văn học mang một mầu
sắc khác, một tinh thần khác, bắt đầu một giai đoạn khác. Khuynh hướng sử
thi cảm hứng lãng mạn nhạt dần, thay vào đó là sự lên ngôi của dòng văn
chương thế sự và đời tư. Bởi lẽ, từ không khí tự do, dân chủ trong đời sống
văn học đến nhu cầu đổi mới của những người cầm bút, nhu cầu của công
chúng thời đại mới cùng với hiện thực thời hậu chiến như Miền đất hứa làm
tiền đề cho sự tìm tòi, sáng tạo và nở rộ của văn chương.
Công cuộc đổi mới tác động đến đề tài văn học, làm mở rộng phạm vi
phản ánh. Mọi ngõ ngách của đời sống xã hội với nhiều mảng màu sáng tối
dần lộ diện. Đời sống gia đình được chú tâm nhiều. Số phận cá nhân, những
ham muốn, dục vọng, những toan tính mưu mô… được phản ánh trên nhiều
phương diện, đa góc độ. Gia đình hiện đại được miêu tả trên nhiều chiều: đẹp
có, mất mát có, tan vỡ có…
Văn chương hiện đại chú trọng phản ánh con người toàn diện, con người
cá nhân, con người trong gia đình và trong cộng đồng xã hội. Các nhà văn chú


20
tâm tới con người cá nhân với những bước thăng trầm của số phận gắn với
đời sống gia đình. Và đời sống gia đình cũng có thể nói đã trở thành một
trong những nét đặc trưng của tư duy tiểu thuyết. Độc giả có thể thấy nhiều
biểu hiện phong phú của gia đình hiện đại trong văn xuôi đương đại. Các tiểu
thuyết của các nhà văn Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Dạ Ngân đã phản ánh sâu sắc
những tác nhân xâm hại gia đình thời hiện đại, cùng với đó tác giả cũng
khẳng định những giá trị bền vững, vĩnh hằng của gia đình (ví dụ: Mùa lá
rụng trong vườn, Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông, Gia đình bé mọn, Côi cút
giữa đời…). Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn
Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban, Lê Minh Khuê… cũng đã thể hiện bức
tranh đa chiều về đời sống gia đình hiện đại với những mặt trái của nó và
những giá trị tốt đẹp vốn có của gia đình. (Chúng tôi có dịp phân tích kỹ các
biểu hiện này trong chương 2 và chương 3 của luận văn).
Với lượng tác phẩm khá lớn tập trung đề cập tới vấn đề gia đình hiện đại
như thế, chúng tôi thiết nghĩ hoàn toàn có thể khẳng định: Đời sống gia đình là
một trong những đề tài chủ yếu của dòng văn chương thế sự và đời tư. Thực tế
này cũng là hợp lí, bởi xét cho cùng văn chương đích thực phải phản ánh con
người với số phận, tính cách, hoàn cảnh sống… Cội rễ của con người ấy lại xuất
phát từ gia đình. Vì thế, gia đình là nền tảng của sự phản ánh hiện thực xã hội, là
gốc rễ của mỗi số phận con người, là ngọn nguồn lí giải cho sự vận động chiều
hướng con đường đời của mỗi nhân vật trong tác phẩm văn chương.
1.5. Các nhà văn nữ với ưu thế riêng trong việc chiếm lĩnh đề tài gia đình
Nói đến cái duyên của tác giả nữ trong tác phẩm văn chương nhất là truyện
viết về đề tài gia đình, đặc biệt ở truyện ngắn, độc giả không khỏi ngạc nhiên
thích thú và quan tâm tới sự tăng lên “đột biến” về số lượng. Từ số ít các nhà văn
trước đây như: Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như
Trang, Dương Thị Như Xuân Qúy… tới nay không thể thống kê đầy đủ các tên

21

tuổi như: Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Trần Thị Trường, Dạ Ngân, Vũ Thị
Hồng, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Hường, Quế Hương, Nguyễn Thị
Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu…
Trong truyện ngắn Việt Nam hiện nay đã hình thành một tỉ lệ đáng gờm
giữa phái yếu và phái mày râu là 2/3 - Một tỉ lệ đáng gờm bởi nhìn vào đó sẽ
thấy truyện ngắn trẻ hiện nay (và văn chương nói chung) mang gương mặt nữ
(Nhà văn hiện đại Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, Nxb Hội Nhà văn, 1999). Có thể
nói các nhà văn nữ không chỉ xuất hiện và khẳng định vị trí của mình trên văn
đàn ngày càng nhiều, nói như nhà văn Võ Thị Hảo thì đó là “ngày hội lặng lẽ
của các cây bút nữ” mà trong tác phẩm của họ, vấn đề tình yêu gia đình, cuộc
sống luôn đầy ắp những khám phá riêng, đa sắc diện: “Có thể thấy một xu thế
trong cách viết của nhiều cây bút nữ hôm nay là không né tránh hiện thực
phức tạp của cuộc sống. Những nhân vật lí tưởng trở lên hiếm hoi hơn, người
ta cũng nhìn thấy ở đây thái độ dũng cảm của các nhà văn nữ khi nhìn nhận
cuộc sống” (Vũ Đức Tân). Dường như họ đã đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn
họ vào trong trang sách, nói như cách diễn đạt của phương Tây - “họ tự ăn
mình” nên đọc truyện ngắn của các tác giả nữ, người đọc thấy rõ sự chân
thành ở từng nhịp đập sôi nổi của cuộc đời, thấy từng cảnh đời ở những trạng
huống khác nhau của mỗi gia đình, thấy được cái chất lý sự đàn bà, cái ồn ào
rất đời thường của những giọng nói không cần ẩn mình vì lí do công, dung,
ngôn, hạnh truyền thống, đồng thời lại rất sách vở và tự chủ theo cách riêng
của mình”. Mỗi nhà văn khi viết về gia đình hiện đại lại thể hiện những sắc
màu riêng, độc đáo bằng những phá cách, cá tính riêng của mình. Cuộc sống,
con người trong mỗi trang văn của tác giả nữ dường như đang chuyển động
với nhiều mảng màu đậm - nhạt, sáng - tối rất riêng thể hiện sự cá biệt, riêng
tư trong thế giới quan, nhân sinh quan mỗi thế hệ nhà văn trong thời đại.
Kiếm tìm nguyên nhân lí giả cho sự nở rộ của các nhà văn nữ, chúng tôi
nhận thấy có nhiều ý kiến: có người cho rằng đó là do tác động của chiến

22

tranh “Trước tiên là cái hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh… Nỗi đau hôm
qua ở họ thấm thía nên sự hồn sinh của dân tộc mình những năm sau này họ
cảm thấy đầy hơn. Ngoài ra cái hoàn cảnh bây giờ có nhiều cái khích thích
đời sống của mỗi người”. Lại có ý kiến nhìn nhận trong bình diện “những
biến động và chuyển dịch của các giá trị, chuẩn mực thuộc về văn hóa của
con người đặc biệt các giá trị chuẩn mực có quan hệ với vấn đề gia đình và
tình yêu nam - nữ thì dường như những yếu tố này tác động tới nữ giới nhiều
hơn”. Thêm nữa “hiện tượng đa số tác giả nữ xuất hiện và thành công với
truyện ngắn hình như cũng có mối liên hệ nhất định với sự lựa chọn thể loại.
Truyện ngắn không chỉ nhằm đạt tới mức độ phù hợp với khả năng đăng tải
của các trang báo, sâu xa hơn, truyện ngắn còn là thể loại văn chương phù
hợp với “các phiến đoạn hành động” mà các cây bút nữ thường cảm nhận và
suy nghẫm từ thế giới xung quanh” [11, tr.8]. Không những chỉ ra lợi thế của
phụ nữ trong sáng tác văn chương như giàu tình cảm, óc tưởng tượng, quan
sát tinh tế… mà các nhà phê bình còn dự cảm cả những hạn chế tồn tại trong
sáng tác của họ như: “Nguy cơ lặp lại mình, đơn điệu trong cái kiểu của mình,
nguy cơ ấy thấy khá rõ”; hoặc như “diện sống không rộng, thiếu cân đối hài
hòa với trí tuệ, thiếu năng lực tư duy tổng hợp”.
Cũng bởi những đối tượng phản ánh chính trong truyện ngắn của các tác
giả nữ là đời sống tình cảm của người phụ nữ như vấn đề tình yêu, hạnh phúc
gia đình của người phụ nữ trước sóng gió của cuộc đời nên phần lớn các nhà
nghiên cứu, phê bình và các luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, đại học đều hướng
vào một số nội dung chủ yếu là: Nhân vật nữ trong truyện ngắn của tác giả Y
Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thu Huệ; Hạnh phúc đời tư trong truyện ngắn một
số cây bút nữ; Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc trong một số cây bút nữ:
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Âm; Tìm hiểu yếu tố bi kịch
trong truyện ngắn một số cây bút nữ thời kì đổi mới; Tình yêu và hôn nhân

23
trong truyện ngắn các tác giả nữ: Trần Thị Trường, Võ Thị Hảo, Nguyện Thị

Thu Huệ. Hoặc dưới dạng đi tìm hiểu phong cách của một tác giả hoặc nhóm
tác giả như “Văn xuôi của phái đẹp” (Bích Thu), “Những tác phẩm tiêu biểu
của một cây bút nữ” (Lê Đức Hạnh), “Truyện Ngắn của một số cây bút nữ
thời kì đổi mới” (Luận văn thạc sĩ); “Tìm hiểu truyện ngắn Lê Minh Khuê”
(Luận văn tốt nghiệp đại học).
Qua đó đã bước đầu hình thành sự phát triển có tính đa dạng, tính hệ
thống của chặng đường văn xuôi nữ. Giúp độc giả thấy được những khát vọng
tình yêu mạnh mẽ sôi sục ở người phụ nữ, cả những vấn đề mang tính bi kịch
của tình yêu, hạnh phúc đôi lứa, những bi kịch của con người thời đại như
kịch dị dạng, người chịu sản phẩm truyền kiếp, bi kịch sau chiến tranh, bi
kịch tự thú - tìm cách - cô đơn Đặc biệt, độc giả thấy rõ hơn đặc điểm phong
cách của từng nhà văn nữ qua ánh sáng tác của họ. Lê Minh Khuê - giản dị,
chín chắn, viết nhiều về chiến tranh; “lối kể rành rẽ, tỉnh táo, không bi lụy,
không đan xen” (Lê Thị Đức Hạnh); Dạ Ngân: “Người đàn bà mang dấu
chấm hình thiên di ngọt ngào mà cứng cỏi (Dương Bình Nguyên); Nguyễn
Thị Thu Huệ “tài hoa và độc đáo”, Y Ban “một giọng nữ trầm trong văn
chương”, Võ Thị Hảo đi tìm cái đẹp cứu rỗi người mang tính huyền thoại,
Nguyễn Ngọc Tư “người phụ nữ miền Tây viết văn bằng bản năng và trải
nghiệm của chính mình”. Những gương mặt với những màu sắc riêng này đã
góp phần không nhỏ hình thành nên diện mạo chung của nền văn học đương
đại nước nhà. Bên cạnh đó thiên tính nữ của họ cũng là một nét đặc trưng gây
ấn tượng không nhỏ với người đọc đặc biệt là trong đề tài về gia đình.

24
Chương 2
GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CỦA THỜI CUỘC
Gia đình là một “tế bào” quan trọng của xã hội, là nơi trở về cuối cùng của
con người. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự phát triển của đời sống kinh tế,
sự phong phú về đời sống văn hóa một mặt đã mang tới cho gia đình hiện đại

nhiều cơ hội, điều kiện tốt tạo nên nền tảng cho hạnh phúc gia đình mặt khác
cuộc sống đương đại với bộn bề lo toan dường như đang gây ra những vết rạn
nứt, những cơn sốc, những chia rẽ và có thể là khủng hoảng trong đơn vị này.
Con người chịu tác động từ nhiều phía: những khó khăn vật chất trong thời buổi
kinh tế thị trường, tình cảm, đạo đức, lối sống dần bị suy thoái và cả những dư
âm của truyền thống lạc hậu… tất cả đã tạo nên bức tranh đa chiều về gia đình
hiện đại. Nghiên cứu văn chương hiện đại đặc biệt là truyện ngắn, độc giả dễ
nhận thấy các cây bút nữ trẻ đặc biệt quan tâm tới những vấn đề về cuộc sống
của các gia đình hiện nay. Họ đi vào tìm hiểu đời sống vật chất cũng như tâm tư,
tình cảm của con người theo nhiều hướng khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng
là muốn phản ánh hiện thực của đời sống hiện đại, mang tới cho bạn đọc những
cái nhìn đa chiều cùng những trăn trở về gia đình hiện đại trước những thách
thức của thời cuộc. Nổi cộm trong số đó là các vấn đề gia đình hiện đại trước
con bão thử thách của xã hội ngày nay. Các cá nhân trong gia đình, sự biến đổi
của gia đình cũng như nhân cách con người trong hoàn cảnh mới… đã trở thành
vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm, khai thác và phản ánh trong tác phẩm của
mình. Từ hướng tiếp cận này, luận văn của chúng tôi muốn phác lại những tác
động lớn mang tính thách thức của thời đại tới gia đình trong các tác phẩm của
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư. Số phận của mỗi gia đình
trong thách thức ấy chính là số phận của mỗi cá nhân và cũng chính là biến động
của xã hội.

25
2.1. Tác động từ những khó khăn vật chất và hệ lụy của đời sống thời
kinh tế thị trường
Cuộc sống hiện đại với những thay đổi chóng mặt của nền kinh tế thị
trường và quá trình hội nhập văn hóa đã góp phần to lớn vào sự biến chuyển
tư duy, nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người, làm thay đổi nhiều bình diện các
vấn đề của đời sống gia đình. Bên cạnh các nhà văn viết về đề tài cuộc sống
con người và gia đình sau chiến tranh với nỗi đau và dư âm để lại, thì phần

nhiều trong tác phẩm sau này họ viết về gia đình hiện đại dưới guồng máy xô
bồ của xã hội hiện đại đang vận động và cuốn con người theo, làm rạn nứt
từng mái ấm dưới nhiều khía cạnh khác nhau như: vấn đề của đồng tiền, lối
sống mới, sự cám dỗ và lừa lọc của con người, vấn đề ngoại tình, ly hôn…
2.1.1. Những khó khăn về đời sống vật chất của gia đình trong nền
kinh tế thị trường
Không phải tới thời kinh tế thị trường con người ta mới phải đối mặt với
cái nghèo, cái đói, cái thiếu thốn của vật chất với những khó khăn tưởng
chừng như không thể vượt qua. Nhưng ở thời kinh tế thị trường khi xã hội có
sự phân biệt giàu nghèo rõ ràng hơn con người ta càng phải đối mặt gắt gao
hơn với những vấn đề của đời sống vật chất. Trong thời chiến tranh người ta
có thể ăn hạt bo bo mà sống, có thể mặc áo vá mà vẫn tươi cười hạnh phúc.
Nhưng trong thời đại mới khi gia đình bên cạnh ngày một tiện nghi, sung túc
mà gia đình này vẫn đói khổ, thiếu thốn thì hạnh phúc cũng là điều xa vời.
Hôn nhân được xây dựng nền tảng từ tình cảm của con người, được gắn kết
cũng bởi tình thương yêu giữa các thành viên với nhau. Bên cạnh đó cũng
không ai có thể phủ nhận vai trò của vật chất với cuộc sống hôn nhân. Nó
chính là điều kiện đủ để duy trì cuộc sống, là cơ sở nền tảng để phát triển đời
sống tinh thần. Đứng trước những vấn đề của đời sống vật chất (có thể là
thiếu thốn, có thể là dư thừa, có thể là khát vọng kiếm tìm vật chất…), con

×