Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ tại xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.99 KB, 66 trang )



I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM



H TH NGI


Tờn ti:
Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ
tại xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai


KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC





H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Khuyn nụng
Lp : K42B - Khuyn nụng
Khoa : KT - PTNT
Khoỏ hc : 2010 - 2014
Ging viờn hng dn : PGS.TS. inh Ngc Lan






Thỏi Nguyờn, nm 2014


LỜI CẢM ƠN
Với phương châm “học đi đôi với hành”, lý thuyết gắn liền với thực
tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Hằng năm trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tổ chức cho hàng trăm sinh viên năm cuối đi thực tập. Đây là
một cơ hội quý báu cho sinh viên tiếp cận và làm quen dần với công việc sẽ
làm sau khi ra trường.
Được sự đồng ý và giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa KT & PTNT, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu
quả của mô hình trồng Thanh Long ruột đỏ tại xã Việt Tiến, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai”.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn. Đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình của cô giáo PGS.TS Đinh Ngọc Lan - giảng viên khoa Kinh tế và Phát
triển Nông thôn đã giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp của mình.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bộ UBND xã
Việt Tiến cùng toàn thể các hộ gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương.
Đây là lần đầu tiên thực hiện một khóa luận tốt nghiệp, trong quá trình
nghiên cứu còn nhiều lý do khách quan và chủ quan nên khó tránh khỏi thiếu
sót. Vì vậy, tôi rất mo0ng nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy
cô giáo và các bạn để khoá luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên


Hà Thị Ngời


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Việt Tiến năm 2013 32
Bảng 4.2: Số lượng các hộ tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật làm trụ, trồng và
chăm sóc thanh long ruột đỏ 39
Bảng 4.3: Mức độ áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế của các hộ được
phỏng vấn 39
Bảng 4.4: Ý kiến của các hộ về tác động của điều kiện tự nhiên, lao động đến quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây thanh long ruột đỏ 41
Bảng 4.5: Đánh giá chung của các hộ về quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
thanh long ruột đỏ 42
Bảng 4.6: So sánh chi phí vật tư của một sào Thanh long ruột đỏ 43
với một sào Cam địa phương 43
Bảng 4.7: So sánh chi phí công lao động một sào thanh long ruột đỏ với một sào
cam địa phương 44
Bảng 4.9: Số lượng các buổi tập huấn kỹ thuật của các xóm trồng thanh long ruột đỏ
xã Việt Tiến qua 3 năm 2011-2013. 47
Bảng 4.10: Ý kiến của các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn 48
Bảng 4.11: Đánh giá khả năng tạo việc làm, nâng cao thu nhập từ việc tham gia mô
hình 49
Bảng 4.12: Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây thanh long ruột đỏ ở hộ tham
gia mô hình 50



DANH MỤC CÁC HÌNH


Biểu đồ 4.1: Đánh giá chung của các hộ về quá trình sinh trưởng và phát triển của
thanh long ruột đỏ 42




DANH MỤC CÁC BẢNG VIẾT TẮT
Stt Chữ viết tắt Diễn giải
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 CBKN Cán bộ khuyến nông
3 CLĐ Công lao động
4 DN Doanh nghiệp
5 EU Liên minh châu Âu
6 EUREPGAP Thực hành nông nghiệp tốt và chất lượng trái cây ngon
7 GO Giá trị sản xuất
8 GAP Thực hành nông nghiệp tốt
9 HTX Hợp tác xã
10 IC Chi phí trung gian
11 KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
12 KT - XH Kinh tế - xã hội
13 KTTB Kỹ thuật tiến bộ
14 LMLM Lở mồm long móng
15 MH Mô hình
16 MHTD Mô hình trình diễn
17 MI Thu nhập hỗn hợp
18 NN- PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
19 NCCAQMN Nghiên cứu cây ăn quả miền nam
20 TLRĐ Thanh long ruột đỏ
21 TNHH - MTV Trách nhiệm hữu hạn - một thành viên
22 UBND Uỷ ban nhân dân

23 VA Giá trị gia tăng



MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
1.4. Giới hạn của đề tài 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Lý luận chung về mô hình 4
2.1.2. Đánh giá khuyến nông 6
2.1.3. Hiệu quả 9
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 13
2.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố thanh long ruột đỏ trên thế giới 13
2.2.2. Đặc điểm thực vật học và phân loại cây Thanh long ruột đỏ 14
2.2.3. Tình hình nghiên cứu thanh long trên thế giới và Việt Nam 15
2.2.4. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới và ở Việt Nam 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
3.3. Nội dung nghiên cứu 28

3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 28
3.4.2. Phương pháp xử lý thông tin 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Việt Tiến, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai 30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33


4.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã
Việt Tiến ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp 37
4.2. Thực trạng mô hình Thanh long ruột đỏ tại xã Việt Tiến 38
4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội 47
4.3.3. Hiệu quả về môi trường 50
4.4. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình 51
4.4.1. Thuận lợi 51
4.4.2. Khó khăn 52
4.5. Giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình 52
4.5.1. Giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật 53
4.5.2. Giải pháp về thủy lợi 53
4.5.3. Giải pháp về vốn 54
4.5.4. Giải pháp về thị trường 54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
5.1. Kết luận 55
5.2. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO 57

1
PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, cung cấp nhiều loại sản
phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường tiêu thụ rộng lớn của nền
kinh tế. Cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích lũy ban đầu cho sự nghiệp
phát triển của đất nước. Ở mỗi nước với các giai đoạn phát triển khác nhau thì
vai trò của ngành nông nghiệp cũng thể hiện khác nhau. Với một nước gần
70% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% lao động xã hội làm nông nghiệp
như nước ta thì việc phát triển nông nghiệp là nền tảng hết sức quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trải qua bao biến cố và thăng trầm của lịch sử nước nhà đến nay nông
nghiệp vẫn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi là mặt trận hàng
đầu đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển, hội nhập nền kinh tế cả nước
vào nền kinh tế toàn cầu. Thông qua các chủ trương chính sách hợp lý đã và
đang giúp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển đa dạng theo hướng
sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng khó tính.
Trong đó, chuyển dịch cơ cấu cây trồng tập trung vào những cây trồng cho
năng suất, chất lượng cao, hình thành và phát triển vùng sản xuất tập trung
đang là hướng đi vững chắc góp phần xây dựng và phát triển nền nông nghiệp
bền vững.
Việt Tiến là một xã vùng 2 nằm ở vùng hạ huyện của Bảo Yên, là một
xã thuần nông có nhiều thành phần dân tộc sinh sống như Tày, Mông, Dao,
Nùng,… Là quê hương có truyền thống cách mạng.
Do điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc hình thành vùng trồng
cây ăn quả. Việt Tiến là một trong những xã điểm được lựa chọn để triển khai
thực hiện và nhân rộng nhiều mô hình nông nghiệp trọng điểm nhằm tạo ra
bước đột phá cho sự phát triển một xã thuần nông tập trung chủ yếu các hoạt
động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Đến nay, diện mạo Việt Tiến đã
có nhiều khởi sắc.
2

Thanh long ruột đỏ là một sản phẩm mới, lạ, ngon, bổ dưỡng. Đặc điểm
của loại thanh long này là nhìn quả không to nhưng lại nặng cân, ruột đỏ tươi,
thơm giòn, đặt biệt rất ngọt, nhiều vitamin và khoáng chất. Cùng với giá trị
dinh dưỡng cao, thanh long ruột đỏ có chứa Lycopene, là một chất chống ôxy
hoá thiên nhiên, có thể chống bệnh ung thư, bệnh tim và làm giảm huyết áp.
Đây là loại trái cây đẹp mắt và có lợi cho sức khỏe.
Tuy giá của loại quả này cao so với thanh long ruột trắng nhưng nó lại
có vị đặc biệt thơm ngon, và trở thành món ăn cao cấp vừa ngon vừa lạ đối
với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trồng thanh long ruột đỏ mang lại
lợi nhuận cao, tuy nhiên do đầu ra bấp bênh, sản xuất còn nhỏ lẻ chưa tập
trung, đầu tư ban đầu cho mô hình khá cao. Do vậy thanh long ruột đỏ chưa
được coi là cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng. Xuất phát từ
thực tiễn thực hiện Nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu cây trồng tập
trung vào cây trồng cho năng suất cao và những loại cây có giá trị hàng hóa
cao hướng đến xuất khẩu, đem lại lợi nhuận. Sau khi khảo sát tình hình địa
phương, Cục Kinh tế hợp tác & PTNT phối hợp với Chi cục PTNT Lào Cai
thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trồng thanh long ruột đỏ" trên địa bàn
xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Bảo Yên nhằm
hình thành nên vùng trồng thanh long ruột đỏ tập trung theo hướng sản xuất
hàng hóa, Việt Tiến đã xây dựng mô hình và bước đầu đem lợi nhuận cho bà
con nông dân. Vậy hiệu quả của mô hình như thế nào? Có hình thành được
vùng sản xuất không? Có những khó khăn nào ảnh hưởng? Cần có những giải
pháp nào để mô hình nhân rộng và phát triển? Trước thực trạng đó, tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của mô hình trồng thanh long
ruột đỏ tại xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Việt
Tiến, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp

để nâng cao hiệu quả mô hình.
3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Việt Tiến,
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
- Đánh giá được thực trạng mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã
Việt Tiến.
- Đánh giá được hiệu quả của mô hình trồng thanh long ruột đỏ.
- Tìm hiểu được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình.
- Đề xuất được giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp có vai trò quan trọng trong quá
trình học tập của mỗi sinh viên là cơ hội cho sinh viên làm quen dần với việc
nghiên cứu khoa học, biết gắn kết những kiến thức đã học vào thực tiễn một
cách sáng tạo và khoa học. Quá trình nghiên cứu giúp cho sinh viên có điều
kiện tự khẳng định mình sau 4 năm học. Thời gian thực tập củng cố cho sinh
viên những kiến thức còn thiếu sót cần bổ sung để sau này trở thành một kỹ
sư Khuyến nông có năng lực chuyên môn tốt đáp ứng nhu cầu của công việc.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài về mô hình trồng Thanh long ruột đỏ giúp
cho huyện nhìn nhận đánh giá được hiệu quả của cây Thanh Long ruột đỏ và
là cơ sở để người dân so sánh hiệu quả cây thanh long ruột đỏ mang lại so với
cây trồng khác, cân nhắc có nên tiếp tục sản xuất cây thanh long nữa không?
Hay có nên đưa cây thanh long ruột đỏ vào sản xuất là cây trồng chính nữa
không? Những phân tích, đánh giá trong đề tài có thể làm tài liệu là cơ sở cho
các cấp chính quyền và hệ thống Khuyến nông đưa ra những hướng đi mới,
những định hướng cho việc chỉ đạo phát triển giống cây trồng chủ đạo.
1.4. Giới hạn của đề tài
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài mới chỉ phỏng vấn 40 hộ. Vì vậy chưa

đánh giá được hết hiệu quả mô hình, nhiều hộ nông dân không có sổ ghi chép về
các khoản thu chi nên thông tin chỉ là “ước khoảng”. Vậy nên rất khó trong việc
tính thu chi của từng hộ, do đó số liệu thu được chỉ mang tính tương đối.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận chung về mô hình
* Khái niệm mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có
những ưu điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô
hình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc
biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội
dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là
cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi
mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và
nghiên cứu. [9]
Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày
đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng
nghiên cứu. Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên
cứu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
[
5]
Mô hình (model) là một dạng thức trừu tượng của một hệ thống, được
hình thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó.
Theo Efraim Turban, mô hình là một dạng trình bày đơn giản hoá của thế giới
thực. Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hoá vấn đề và giúp

chúng ta trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể, không mơ hồ. [10]
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó
tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu. [2]
Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình,
các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng
mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng
5
cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để
mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và đều được
thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng
nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được
bản chất của đối tượng nghiên cứu. [8]
* Khái niệm về Mô hình trình diễn
Mô hình trình diễn là một hình thức hoạt động cụ thể nào đó được tái
tạo lại hoặc mới được tạo ra tại một điểm trong khu vực nhất định nhằm
làm mẫu để nghiên cứu, rút kinh nghiệm, tham quan học tập, từ đó có thể
nhân ra diện rộng.
Xây dựng các mô hình trình diễn (MHTD) nhằm chứng minh lợi ích và
tính khả thi của một kỹ thuật mới, đồng thời trình bày các bước áp dụng kỹ thuật
đó là một phương pháp được các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông thường áp
dụng trong chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ (KTTB) cho người dân. [7]
Xây dựng mô hình trình diễn gồm 9 bước với sự tham gia tích cực của
cán bộ và nông dân vào tất cả các hoạt động của mô hình. Tuy nhiên hình
thức và mức độ tham gia ở mỗi bước là khác nhau. Tiến trình xây dựng mô

hình có thể tóm tắt như sau:
Bước 1: Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu
Bước 2: Chọn địa điểm xây dựng MH và thành lập tổ chỉ đạo kỹ thuật
Bước 3: Thành lập nhóm cùng sở thích và tổ chức bộ máy điều hành
Bước 4: Đánh giá nhu cầu chuyển giao các KTTB
Bước 5: Chọn hộ xây dựng MH
Bước 6: Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động
Bước 7: Tổ chức thực hiện MH và giám sát đánh giá định kỳ
Bước 8: Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện MH
Bước 9: Tổ chức nhân rộng [1]

6
* Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là
nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu
biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự
đúng đắn của số liệu quan sát được và các giả định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơn
các hệ thống phức tạp.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có
thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng
vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem
lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có.
2.1.2. Đánh giá khuyến nông
2.1.2.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực
hiện mô hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của mô
hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
Đánh giá để khẳng định và so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn
lực thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau:

- Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định:
+ Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không.
+ Mức độ mà mô hình đã đạt được so với mục tiêu của mô hình thông
qua các hoạt động đã chỉ ra.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống
các kết quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể
làm chậm tiến độ thực hiện mô hình nếu như các vấn đề này không được giải
quyết kịp thời.
- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa
học, lấy mẫu theo phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.


7
2.1.2.2. Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành
3 loại chính như sau:
* Đánh giá tiền khả thi/khả thi
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mô
hình, để xem xét xem liệu hoạt động hay mô hình có thể thực hiện được hay
không trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức
tài trợ thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mô
hình hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mô hình hay hoạt động
có được đưa và thực hiện hay không.
* Đánh giá thực hiện
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là
đánh giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh
giá từng công việc ở từng giai đoạn nhất định.
Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mô hình dài hạn. Tùy

theo mô hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có
thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần.
Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, những
khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều
chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc mô hình hay
hoạt động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó.
Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện
mô hình. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chế, nguyên
nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều
chỉnh cho mô hình hay hoạt động khác.
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển
khai thực hiện các nội dung của mô hình hay nói cách khác là xét xem hoạt
động có đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào…
- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh
phí chi tiêu có đúng theo nguyên tắc đã được quy định hay không để có điều
chỉnh và rút kinh nghiệm.
8
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp
thực hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ
chức, cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc
phối kết hợp giữa các mô hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu
quả của sự phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mô hình
đã đưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có
đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi
trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm
đến vấn đề môi trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình có

thể áp dụng rộng rãi hay không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không.
* Tổng kết
Thông thường sau khi kết thúc một mô hình hay hoạt động, người ta tổ
chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện, đánh giá về
những thành công hay chưa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thất
bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình sau này.
2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá
* Khái niệm tiêu chí
- Khái niệm tiêu chí: Tiêu chí như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số
có thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay
một mô hình nào đó.
* Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá
- Đối với các tiêu chí mang tính định lượng
Là các tiêu chí đo đếm được cụ thể, các chỉ tiêu này thường được sử
dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể
được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng
vấn,… Cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng hoặc trên hiện trường:
Sự sinh trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng suất cây trồng,…
- Đối với các chỉ tiêu định tính
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản
ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: Cây sinh trưởng
9
chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu. Việc xác định các chỉ tiêu này thường
thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người tham gia giám
sát cũng như của người dân.
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá
Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính
toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích
và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục

tiêu đã đề ra: Diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến
nông đến đời sống, văn hóa, xã hội: Ảnh hưởng đến môi trường đất (xói mòn,
độ phì, độ che phủ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn
việc làm, bình đẳng giới,…).
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích hoạt động
khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân. [3]
2.1.3. Hiệu quả
2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế
* Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng
của hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình
tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự
nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người.
- Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của
các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên
nguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn
nhất. Nói cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì
phải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn
lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan
hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này,
hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái
quát hiệu quả kinh tế như sau:
10
+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng
chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan
này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ

giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ
thuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối
(thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng
có hiệu quả các nguồn lức sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả
kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh
giá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung.
Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số
giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh
giá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu
thức đó. Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc
đầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn
chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi
phí bỏ ra.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản
xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác
nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích
và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh
giá theo những góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
11
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được và được

xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với
lượng hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền
vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Tổng giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và
dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng
thu của hộ.

Trong đó:
P
i
: Là đơn giá sản phẩm thứ i
Q
i
: Là khối lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: Giống,
phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.

Trong đó: Cj

là khoản chi phí thứ j
+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của
doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:
VA = GO - IC

Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.
+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý
của người sản xuất bao gồm cả công lao động và lợi nhuận trong một thời
kỳ sản xuất.
GO
=

=
n
i
PiQi
1
*

IC
=

=
n
j
Cj
1

12
MI = VA - (A + T)
Trong đó :
VA là giá trị tăng thêm (gia tăng)
T là thuế nông nghiệp
A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định
+ Lợi nhuận:

P
r
= GO - TC
Trong đó:
GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất
+ Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: Là tỷ lệ giữa tổng khối
lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha). GO/sào
hoặc GO/ha.
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí : GO/TC
+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC
+ Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
* Công thức tính hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu
được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được - Chi phí sản xuất
Hay H = Q - C
2.1.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mô
hình nào là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người dân
trong vùng đều có việc làm và nguồn thu nhập ổn định lâu dài. Không ngừng
nâng cao nhận thức, trình độ, tay nghề cho người dân. Từ đó cải thiện mức
sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện công bằng xã hội. [4]
2.1.3.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi
trường sinh thái luôn được cải thiện và phát triển hướng tới một nền nông
13
nghiệp, nông thôn bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai

thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho
các thế hệ tương lai. [4]
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố thanh long ruột đỏ trên thế giới
Cây thanh long (tên tiếng Anh: Dragon fruit) thuộc họ xương rồng
(Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mêxicô và Colombia.
Trên thế giới thanh long thương phẩm thường được trồng với các loại khác
nhau là: Thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus) và thanh long ruột đỏ
hay tím (H. costaricensis) trồng ở Nicaragua và Guatemala và H. polyhizus
được trồng ở Israel. Dòng thanh long vàng (H. undatus) được trồng ở Mexico
và châu Mỹ Latinh và một loại thanh long vàng khác là Selenicereus magalani
có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ, được trồng với diện tích giới hạn tại
Colombia, quả được xuất khẩu sang châu Âu và Canada.
Thanh long ruột đỏ hay còn được gọi là thanh long Nữ Hoàng (tên khoa
học là Hylocereus) chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng cũng được rất nhiều
người ưa chuộng vì màu sắc đẹp và chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe.
Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho biết, thanh long ruột đỏ là kết
quả lai giống theo phương pháp cổ điển giữa giống thanh long ruột trắng từ
Bình Thuận và giống thanh long ruột đỏ từ Colombia. Đây là giống được
chọn lọc từ 188 cá thể lai qua quá trình đánh giá nhanh cá thể lai, khảo sát
năng suất, chất lượng các cá thể lai tuyển chọn và trồng thử nghiệm trên diện
rộng tại Tiền Giang, Long An và Bình Thuận. [11]
Hiện nay thanh long ruột đỏ đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ và với kỹ
thuật sản xuất tiên tiến thanh long ruột đỏ là sản phẩm được chứng nhận
Global GAP,… đã được các đối tác Mỹ, Nhật, Châu Âu tin dùng. [12]
Thanh long ruột đỏ là cây trồng rất phổ biến hiện nay ở các nước trên
thế giới, đặc biệt các nước ở châu Âu và châu Á như: Úc, Đài Loan, Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, vậy nên đây là mặt hàng có sự cạnh tranh rất lớn trên
thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam.
14

2.2.2. Đặc điểm thực vật học và phân loại cây Thanh long ruột đỏ
2.2.2.1. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Khác hẳn với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó
không phải là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh long có hai loại
rễ: địa sinh và khí sinh.
Rễ địa sinh (rễ chùm) phát triển từ phần lõi ở gốc hom. Sau khi đặt
hom từ 10 - 20 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ
tăng dần và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn
đạt đường kính từ 1 - 2 cm.
Rễ khí sinh: Là loại rễ mọc từ phần đoạn thân cây trên mặt đất, có
nhiệm vụ giữ cho cây bám chặt vào giá đỡ, góp phần vào việc hút nước, chất
dinh dưỡng nuôi cây.
- Thân - cành
Thanh long ruột đỏ trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ,
trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột.
Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài. Thân,
cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh. Số lượng cành trên
cây tăng theo tuổi cây: Cây một tuổi trung bình có độ 30 cành, hai tuổi độ 70
cành, ba tuổi độ 100 cành và bốn tuổi 130 cành, ở cây 5 - 6 tuổi chỉ duy trì độ
150 - 170 cành.
- Hoa, trái, hạt
Thanh long ruột đỏ là cây ngày dài. Hoa xuất hiện sớm nhất vào trung
tuần tháng 3 - 10 dương lịch, rộ nhất từ tháng 5 - 8 dương lịch. Trung bình có
từ 4 - 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm.
Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 - 35 cm, màu trắng
hay vàng dợt. Hoa thường nở tập trung từ 20 - 23 giờ đêm và đồng loạt trong
vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện nụ tới
hoa tàn độ 20 ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% đến 40%, về sau tỷ lệ
này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
Là cây có tính chống hạn thích hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ

rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát 40%, hạt
15
đất 40% sẽ giúp cho cây hấp thụ dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 -
100 mm cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt. [29]
2.2.2.2. Phân loại
Đặc tính giống là một vấn đề quan trọng, hiểu biết đầy đủ sẽ giúp
chúng ta chủ động trong sản xuất và vận dụng được những thuận lợi để đem
lại kết quả cao. Hiện nay ở nước ta trồng chủ yếu hai giống là: Ruột trắng vỏ
đỏ và ruột đỏ vỏ đỏ.
Thanh long ruột trắng vỏ đỏ: Hiện được trồng rải rác khắp các tỉnh từ
Bắc tới Nam nhưng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền
Giang,…
Thanh long ruột đỏ vỏ đỏ: Có hai loại khác nhau là: Thanh long ruột đỏ
giống Đài Loan và thanh long ruột đỏ lai tạo của 2 giống thanh long ruột trắng
Việt Nam và thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Côlômbia.
Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan được Chi nhánh
TCty Rau quả Việt Nam tại Lạng Sơn trồng khảo nghiệm, bước đầu được
đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột đỏ tím, ăn ngọt (độ
đường 16 - 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng,
Bộ NN - PTNT đã cho phép Viện Rau quả trồng thí điểm để nhân giống ra
diện rộng.
Quả thanh long Đài Loan có 3 loại: Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, thanh
long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ vàng ruột trắng, đều có tên quốc tế
Hylocereas; tên khoa học H. Undatus Britton & Rose, S. Megelanthus moran.
Giống cây thanh long Đài Loan có 4 loại:
- Ruột trắng vỏ đỏ: Là giống cây của Việt Nam được đem về từ Đài
Loan năm 1988.
- Ruột trắng vỏ đỏ: Dòng từ Mêhicô, được đem vào Đài Loan năm 1995.
- Ruột trắng vỏ vàng: Được đưa vào từ Mêhicô.
- Ruột đỏ vỏ đỏ: Là thanh long được lai từ giống thanh long ruột trắng

Bình Thuận và thanh long ruột đỏ từ Colombia. [30]
2.2.3. Tình hình nghiên cứu thanh long trên thế giới và Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu thanh long trên thế giới
16
Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit,
thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc
Mehico và Colombia. Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây
ăn trái mới được phát hiện trong những năm gần đây. Hiện nay loại trái cây
này đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới.
Theo Jean Bourdenut (CIRAD - FLHOR) thì thanh long Việt Nam là
loại thanh long ruột trắng, giống thuần do nhân vô tính bằng hom. Sau đó ông
đã đưa vào Việt Nam hai giống ruột đỏ và ruột vàng (1995), hiện đang trồng
và theo dõi, sức sinh trưởng của hai giống mới nhập yếu hơn và cũng theo
Jean Bourdeaut thanh long của ta trái to và ngọt hơn.
Giống ruột đỏ và ruột vàng có quả nhỏ hơn và vỏ dày hơn. TS.
Suraphong Kosiya - chinta cho biết ông hai giống ruột trắng và đỏ thì được
giống ruột hồng.
Đã có nhiều nghiên cứu về giống thanh long theo Carranza A. E thì có
các loài H. trigonus, H. tetragonus, H. pentagunus, Nước ta cần du nhập và
lai tạo để ngày càng có nhiều giống mới hấp dẫn hơn.
2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu thanh long ở Việt Nam
Thanh long được người Pháp du nhập vào Việt Nam cách đây trên 100
năm, trước đây thanh long được trồng chỉ cho vua và các gia đình quý tộc
dùng. Trước đây được trồng chủ yếu ở Bình Thuận (Phan Thiết), Ninh Thuận,
Buôn Ma Thuột, Long An.
Một số người cho rằng thanh long ở Việt Nam có ba giống: dạng quả
tròn, quả dài, quả chôm chôm (quả nhỏ). Qua điều tra chúng tôi nhận thấy có
cả 3 dạng quả trên cùng một cành, trên cùng một cây. Dạng quả tùy thuộc vào
điều kiện sinh thái, nhất là chế độ ánh sáng và chế độ chăm sóc. [13]
Năm 1995, thạc sĩ Trần Thị Oanh Yến (phó phòng chọn tạo giống -

Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) nhận được của một người bạn Pháp
hơn chục cành thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Colombia. Cô đem về
trồng khảo nghiệm.
Hai năm sau, thanh long ra hoa, kết trái. Cô thấy giống này ra hoa rất
mạnh nhưng trái không đẹp, lại nhỏ nhưng có ruột đỏ. Sau đó, cô cùng các
đồng sự (gồm Th.S Phạm Ngọc Liễu và Trần Kim Cương) chọn giống thanh
17
long Bình Thuận để chuẩn bị cho tiến trình “mai mối”. Một kế hoạch lai tạo
giữa thanh long ruột đỏ Colombia và thanh long ruột trắng Việt Nam bắt đầu
được thực hiện
Năm 1998 bắt đầu lai tạo, Th.S Oanh Yến chọn ra hai giống thanh long
ruột đỏ và ruột trắng làm bố mẹ. Thanh long ruột trắng thường 10h - 12h đêm
mới thụ phấn, còn ruột đỏ thì mãi tới 3h - 4h sáng. Khi đến thời điểm tung
phấn, cô cho thụ phấn giữa hai giống trắng và đỏ.
Khi trái chín hoàn toàn, Th.S Oanh Yến bổ ra. Ồ, thanh long ruột đỏ,
màu thịt đỏ tím hồng trông rất đẹp. Cô lại trích lấy hạt, những hạt giống thanh
long ruột đỏ đầu tiên.
Hạt thanh long nhỏ như hạt mè, cô gieo trong nhà lưới, nâng niu cả
năm trời trong đó như nuôi trẻ sơ sinh trong lồng kính. Rồi niềm vui đến với
cô: Những “chú” thanh long ra hai lá mầm đầu tiên rồi từ từ vươn lên
Cô chọn được 96 cây trắng lai đỏ, 92 cây đỏ lai trắng trồng khảo
nghiệm trên các vùng đất Tiền Giang, Long An và Bình Thuận. Lại phải tiếp
tục tuyển chọn, theo dõi thêm bốn năm nữa, đến 2002 mới chọn được 12 cá
thể lai vượt trội để trồng so sánh năng suất. Sau đó, Th.S Oanh Yến lại dành
thêm ba năm nữa mới tuyển chọn được dòng thanh long ruột đỏ nổi trội nhất
đưa ra sản xuất.
Năm 2005, sau khi phân tích độ chắc thịt, độ brix, năng suất cao, hình
dạng bên ngoài đẹp, chất lượng tốt, hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu cây
ăn quả miền Nam mới tuyển chọn và phóng thích, đưa ra sản xuất đại trà, đặt
tên là “Thanh long ruột đỏ (H14) Long Định 1”.

Từ năm 2002 - 2005, Hội đồng khoa học cơ sở Viện NCCAQ MN cho
tiến hành sản xuất thử đối với 12 cá thể lai. Một dòng lai ưu tú nhất mang mã
số TLL2 - 1 được tuyển chọn và đề nghị Hội đồng khoa học Bộ NN - PTNT
đánh giá đề tài lai tạo giống thanh long ruột đỏ đạt mức xuất sắc, cho phép
đưa vào sản xuất ở các tỉnh trồng thanh long ở phía Nam. Tên giống thương
phẩm là thanh long ruột đỏ (Long Định 1). Nguồn gốc giống thanh long ruột
đỏ là cá thể lai số 66 thuộc tổ hợp lai mã số TLL2 - 662.
Năm 2009 một nhóm các nhà khoa học Phòng chọn tạo giống, Viện
Cây ăn quả miền Nam đã chọn lọc và tiến hành lai hữu tính giữa giống thanh
18
long Ruột đỏ Long Định 1 và giống thanh long Ruột trắng Chợ Gạo. Sau thời
gian đánh giá chất lượng quả tập đoàn con lai và dòng lai thanh long có triển
vọng trồng khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng, nhóm đã cho ra đời giống
thanh long ruột tím hồng LĐ5 đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2010 giống thanh
long LĐ5 được Bộ NN - PTNT công nhận sản xuất thử tại đồng bằng sông
Cửu Long và Đông Nam bộ.
Hiện nay, viện Cây ăn quả miền Nam cũng đang bảo tồn 20 giống
thanh long từ nguồn thu thập trong nước và du nhập từ nước ngoài cùng 40
giống thanh long lai, phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn gene, chọn tạo
giống [14]
2.2.4. Tình hình sản xuất thanh long trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.4.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ thanh long trên thế giới
PGS.TS Nguyễn Minh Châu cho biết thanh long đang được trồng ở
nhiều nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, nhiều nước
ở khu vực Đông Nam Á, Hiện nay, thanh long Việt Nam vẫn đang có ưu thế
trong xuất khẩu nhưng trong tương lai sẽ rất khó khăn do áp lực cạnh tranh sẽ
rất lớn từ các nước trên. Thanh long Việt Nam muốn phát triển bền vững, giữ
vững thị trường buộc phải nâng cao chất lượng, giữ vững và mở rộng diện
tích sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP.
Tại Trung Quốc

Gần 80% thanh long Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc
nhưng nước này lại đang có chính sách mở rộng phát triển loại trái cây này.

Mới đây, Trung Quốc đang có chính sách khuyến khích người dân phát
triển trồng thanh long trên diện tích lớn. Cụ thể là ở hai tỉnh Quảng Đông và
Quảng Tây phía Nam Trung Quốc. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành
xuất khẩu thanh long của Việt Nam những năm tới vì Trung Quốc là thị
trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam về loại trái cây này.

Tìm hiểu sâu hơn vấn đề mới biết không phải bây giờ Trung Quốc mới
trồng thanh long mà họ đã trồng được vài năm ở đảo Hải Nam nhưng giờ mới
bắt đầu phát triển rộng.
“Không chỉ Trung Quốc, một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Thái
Lan, Hàn Quốc, Đài Loan cũng trồng thanh long với diện tích lớn từ nhiều

×