Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Quýt tại xã Quang Thuận – huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.27 KB, 70 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÝ THẾ VƯƠNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÂY QUÝT TẠI XÃ QUANG THUẬN –
HUYỆN BẠCH THÔNG – TỈNH BẮC KẠN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT & PTNT
Khoá học : 2010 – 2014



Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


LÝ THẾ VƯƠNG


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÂY QUÝT TẠI XÃ QUANG THUẬN –
HUYỆN BẠCH THÔNG – TỈNH BẮC KẠN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : K42 - KTNN
Khoa : KT & PTNT
Khoá học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hà Văn Chiến


Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN

- Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của Th.s Hà Văn Chiến
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Sinh viên


Lý Thế Vương













LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp với đề tài “ Đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất cây Quýt tại xã Quang Thuận- huyện Bạch Thông –
tỉnh Bắc Kạn”.
Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và
PTNT – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ
và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Hà Văn Chiến đã tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các ban nghành đoàn thể, các nhân
viên cán bộ và nhân dân tại xã Quang Thuận –huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian tôi về địa phương nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể cá nhân, bạn bè
người thân đã quan tâm giúp đỡ trong quá trình thực khóa luận tốt nghiệp.
Sinh Viên



Lý Thế Vương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Diễn giải
ATTP An toàn thực phẩm
BHYT Bảo hiểm y tế
BVTV Bảo vệ thực vật
CN – TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghệp
CNH Công nghiệp hóa
CPLĐ Chi phí lao động
CPVT Chi phí vật tư
DTGT Diện tích gieo trồng
DTTH Diện tích thu hoạch
ĐVT Đơn vị tính
GTSP Giá trị sản phẩm
HĐH Hiện đại hóa
HQKT Hiệu quả kinh tế
HTX Hợp tác xã
KTCB Kiến thiết cơ bản
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH


Bảng 1.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt 12
Bảng 1.2: Phân hạng thích nghi đất cho cây Quýt 13
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Quang Thuận từ năm 2011 – 2013 27
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính của xã Quang
Thuận 2011-2013 29
Bảng 3.3 Tình hình sử dùng lao động trong các ngành của xã Quang Thuận giai
đoạn 2011-2013 33
Bảng 3.4 : Diện tích và sản lượng quýt của xã Quang Thuận 35
Hình 3.1: Sơ đồ tiêu thụ quýt tại xã Quang Thuận 39
Bảng 3.5 Chi phí sản xuất 1 ha quýt thời kì KTCB
(quýt từ 4 – 10 năm tuổi). 45
Bảng 3.6: Chi phí sản xuất quýt trên 1ha, thời kì kinh doanh 45
Bảng 3.7: Hiệu quả sản xuất kinh doanh quýt theo tình hình kinh tế hộ điều tra
(tính trên 1 ha quýt cho thu hoạch). 47
Bảng 3.8: HQKT sản xuất cây quýt trên 1ha của hộ năm 2013 48
Bảng 3.9: Trình độ văn hóa của chủ hộ 50
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3 . Đối tượng Nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài 3
1.5. Bố cục của khoá luận: 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số khái niệm có liên quan 4
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế 4
1.1.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế 6
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế 7
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu về HQKT 8
1.1.5. Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất quýt 10
1.2 Tổng quan về cây quýt 10
1.2.1.Khái niệm về cây quýt (citrus reticulata) 10
1.2.2.Giá trị dinh dưỡng của quýt 11
1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt 11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây Quýt 13
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường 13
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 14
1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật 16
1.4. Một số mô hình trồng sản xuất quýt tiêu biểu ở Việt Nam 18
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao HQKT sản xuất quýt Thái Lan trên đất núi của anh
Trương Nuôi, ở thôn Tân An, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ 18
1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao HQKT sản xuất Quýt Bắc Sơn 19
1.4.3. Mô hình trồng quýt cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Quang Hán (Trà
Lĩnh). 20
1.4.4. Vườn quýt đường của gia đình anh Nguyễn Văn Hiệp. thôn Cây Nhãn, xã
Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 21
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
2.2. Nội dung nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu 22
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 23
2.4.3. Phương pháp phân tích 24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1 Đặc điểm tự nhiên địa bàn nghiên cứu 26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
3.2. Thực trạng sản xuất quýt tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn 34
3.3. Hiệu quả sản xuất Quýt của xã 40
3.3.1. Xác định chi phí 40
3.3.2. Thời kỳ KTCB 41
3.3.3. Thời kỳ kinh doanh 44
3.4. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh quýt 46
3.5. Đánh giá HQKT và nâng cao HQKT sản xuất cây Quýt của xã 47
3.5.1. Đánh giá HQKT sản xuất cây quýt các nhóm hộ trong xã 47
3.5.2. Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây quýt của xã Quang Thuận 49
3.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, HQKT sản xuất cây quýt tại xã Quang
Thuận 49
3.6. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây quýt
tại xã Quang Thuận 53
3.7. Giải pháp nâng cao HQKT cho sản xuất quýt tại xã. 55
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
4.1. Kết luận 59
4.2. Kiến nghị 60



1


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người.
trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan
trọng không thể thiếu đối với nên nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao
và. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày càng có vai trò
quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho
hàng vạn lao động từ nông thôn đến thành thị. Sản phẩm cây ăn quả ngoài việc
cũng cấp cho thị trường trong nước, đồng thời là nguồn xuất khẩu sang các nước
khu cũng như một số thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu, Hoa Kỳ. Cùng với
sự phát triển của các ngành công nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ở Việt Nam ngoài
việc sử dụng ăn tươi, còn là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Do đó cây ăn
quả có vai trò rất quan trọng trọng sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Xã Quang Thuận là một xã thuần nông thuộc huyện Bạch Thông tỉnh Bắc
Kạn. Trong những năm gần đây một số hộ dân trong xã đã chọn cây Quýt để
phát triển, thay thế cây trồng khác. Bước đầu cho thấy cây Quýt đã và đang dần
thích hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân. Vì thế tại xã, các hộ nông
dân cũng đang dần học hỏi phát triển nhân rộng mô hình trồng Quýt với diện tích
ngày càng lớn và nhân rộng sang các xã giáp đó. Tuy nhiên hiện nay quy mô các
hộ trồng Quýt tại xã còn nhiều hạn chế, hiệu quả sản xuất chưa cao so với tiềm
năng của của cây trồng. Chưa có đề tài nghiên cứu nào đánh giá thực trạng của
trồng sản xuất quýt tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Từ
thực tế đó đặt ra những câu hỏi bức thiết: Cơ sở lý luận hay thực tiễn nào để
đánh giá hiệu quả sản xuất của các hộ? Đánh giá hiệu quả sản xuất của các hộ
trồng Quýt như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của
việc trồng Quýt? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất Quýt, phát triển
quy mô trồng Quýt theo hướng bên vững? Xuất phát từ những vấn đề bức thiết



2

của thực tế, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây Quýt
tại xã Quang Thuận – huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển
sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân tại xã Quang
Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận, huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng sản xuất quýt trên địa bàn xã quang Thuận.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt theo kết quả điều tra từ đó đưa ra
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây quýt.
- Đánh giá hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường trong sản xuất quýt.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải khi
trồng cây quýt.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây
quýt trong sản xuất.
1.3 . Đối tượng Nghiên cứu
- Các hộ trồng Quýt tại xã Quang Thuận - Huyện Bạch Thông – tỉnh
Bắc Kạn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và
những kiến thức được đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến

thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên nắm được những
kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này.


3

- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức để
tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý tưởng trong điều
kiện thực tế.
1.4.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài
- Đánh giá được những gì đã làm được và chưa làm được nhằm đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập, nâng
cao hiệu quả kinh tế nông hộ.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương, các
nhà đầu tư tham khảo khi đưa ra những quyết định, hướng đi mới để xây dựng kế
hoạch phát triển quy mô trồng cây Quýt .
1.4.3. Những đóng góp mới của đề tài
- Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá
được tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như nghề trồng quýt nói
riêng của người dân Quang Thuận.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính
quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở
ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây quýt nói riêng hướng tới phát
triển kinh tế bền vững.
1.5. Bố cục của khoá luận:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
* Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái niệm
về hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các
hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nền
sản xuất xã hội do nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu công tác quản lý, tổ chức.[1]
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù xã hội với những đặc trưng phức tạp nên
đánh giá hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và mang tính chất phức tạo.
Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất
định, tạo ra được khối lượng sản xuất hàng hóa nhiều nhất, hay nói cách khác là ở
một mức sản xuất nhất định cần phải làm như thế nào để có chi phí tài nguyên lao
động thấp nhất. Điều đó cho ta thấy hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các
yếu tố đầu vào và đầu ra.[1]
- Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó
không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất
là đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần văn hóa cho xã hội. Hiệu quả kinh tế phản
ánh thực chất các nhu cầu của xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét hiệu quả
kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà thông qua đó tìm ra các giải pháp

phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu quả kinh tế đóng vai trò quan trọng
trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra những giải pháp có
lợi nhất.[1]
* Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì “bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ
các yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội”.[1]


5

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp
nên việc xác định và so sánh hiệu quả kinh tế và vấn đề hết sức phức tạp, khó
khăn và mang tính tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau
với từng loại nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh
tế tự cung tự cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào
hạch toán kinh tế trong điều kiện lấy công làm lãi thì người nông dân chú ý tới
thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê
lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có liên
quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào (Inputs) và các yếu tố đầu ra (Outputs) của
quy trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của
quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
+ Đối với yếu tố đầu vào
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng nhất
và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa
lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ tiêu hiệu
quả có tính chất tương đối.
Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi phí

cố định là không chính xác mà chỉ có tính tương đối.
Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa như: Thông tin, tuyên truyền, cơ
sở hạ tầng nên không thể tính toán được một cách chính xác.
+ Đối với yếu tố đầu ra
Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một cách cụ
thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng hóa được như: Bảo vệ môi
trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.
Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại
không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất
xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy, nghiên


6

cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà còn thông
qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn.
Vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mọi thành viên
trong xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động
và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu
quả kinh tế gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy
luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian làm việc.[1]
1.1.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân
lực, vật lực để đạt được kết quả cao nhất hay nói cách khác kiệu quả kinh tế là
một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn trong
một hoạt động kinh tế, đây là đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội, do
nhu cầu đời sống vật chất ngày càng cao. Sau đây là một số quan điểm về hiệu
quả kinh tế:

* Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng
trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi
nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là không lãng
phí. Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn năng lực sản
xuất đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, sự chênh lệch
giữa sản lượng tiềm năng thực tế và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm năng mà
xã hội không sử dụng được phần bị lãng phí.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống
của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
* Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất
kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.


7

* Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa chung
là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử dụng
(nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Từ kết quả trên tác giả David Colman kết luận rằng: Hiệu quả kinh tế là
thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi
kết quả đạt được chỉ bằng với chi phí bỏ ra là lãng phi nguồn lực, khi sử dụng
tiết kiệm nguồn lực để đạt được một kết quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng
khác nhau nhưng vẫn phải dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với
chi phí nguồn lực bỏ ra.[2]
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến
bộ và sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các
hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo

ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những
kết quả đạt được đó là: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giải quyết vấn
đề việc làm, góp phần ổn định chính trị xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội
tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa cho người
dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh tế -
xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khách quan
không thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho
một cá nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh
hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân
loại chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù: hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này khác
nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả
kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.


8

Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh
quan hệ so sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và
chưa xem đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại
lượng tuyệt đối.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so
sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt
được tổng hợp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được
các kết quả đó. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo

các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu
quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng
ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch
vụ,…Trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho từng ngành
hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ là xét riêng cho từng vùng, từng
tỉnh, từng huyện.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất vật chất và dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản
xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại: Hiệu quả sử dụng vốn;
Hiệu quả sử dụng lao động; Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị; Hiệu quả sử
dụng đất đai, năng lượng; Hiệu quả sử dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý.
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu về HQKT
* Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu về HQKT
- Phải đảm bảo tính thống nhất, thể hiện ở nội dung các chỉ tiêu và phương
pháp xác định tính toán.
- Phải đảm bảo tính toàn diện của hệ thống, bao gồm chỉ tiêu tổng quát chỉ


9

tiêu bộ phận, chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và chỉ tiêu bổ sung.
- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của sản xuất cây quýt. Xét về mặt
nội dung HQKT có mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, nó so
sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả kinh tế phản ánh hoạt
động cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, còn HQKT là tỷ số chênh
lệch giữa kết quả quá trình sản xuất và chi phí bỏ ra để có kết quả đó (là mối

quan hệ so sánh giữ kết quả và chi phí của nền sản xuất).
Do tính phức tạp của vấn đề đánh giá HQKT sản xuất cây quýt đòi hỏi
phải có một hệ thống chỉ tiêu đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống
chỉ tiêu của nền kinh tế quốc dân và ngành nông nghiệp; đảm bảo tính toàn diện
và hệ thống; đảm bảo tính khoa học và dễ tính toán. Trong quá trình nghiên cứu
đề tài, em đã sử dụng một số hệ thống chỉ tiêu:
* Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh:
- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Được tính bằng tiền của toàn
bộ sản phẩm trên một diện tích trong một cây giống nhất định hoặc nó là giá trị
bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị
để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường trong một chu kỳ sản xuất nhất định
thường là một năm. Với cây quýt thì giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng
thu hoạch nhân với giá bán thực tế ở địa phương.
- Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên bằng tiền mà chủ thể phải bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và
dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra một khối lượng sản phẩm như:
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, lãi suất tiền vay,…
- Giá trị gia tăng (VA - Value Added) là phần giá trị tăng thêm của người
lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số giữa
giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá
trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income) là thu nhập thuần tuý của người sản
xuất, đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho người sản xuất. Bao gồm thu nhập của


10

công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu được khi
người sản xuất trên từng cây trồng trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ

sản xuất.
MI = [VA - (A +T)]
A: Giá trị khấu hao; T: Giá trị thuế nông nghiệp (nếu có)
- Lợi nhuận (Pr - Profit): Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi
công lao động gia đình :Pr =MI - L x Pi
Trong đó: L: Số công lao động của gia đình;
Pi: Giá ngày công lao động ở địa phương.
1.1.5. Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất quýt
Ngoài các chỉ tiêu chung giống như các ngành kinh tế khác, sản xuất cây
quýt được đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu chính sau:
- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính cho 1 ha đất trồng trọt.
- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 ngày công lao động.
- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng chi phí trung gian.
- GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng tổng chi phí.
- Năng suất lao động: Năng suất lao động = GO/LĐ.
- Chi phí trên đơn vị diện tích = IC/1 ha.
- GO,IC,VA lần lượt tính trên 1kg quả tươi được thu.
Nói đến vấn đề HQKT của một ngành sản xuất vật chất cụ thể, người ta
thường quan tâm đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
1.2 Tổng quan về cây quýt
1.2.1.Khái niệm về cây quýt (citrus reticulata)
Quýt thuộc chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ
Cửu lý hương (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở
đông nam châu Á.
Là giống cây ăn quả có múi trồng nhiều nhất ở Việt Nam có tên khoa học
là Citrus Reticulata. Cây quýt là một cây nhỏ, lá mọc so le, mép có răng cưa nhỏ
mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc
ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ mọng, nhẵn



11

bóng, hơi lồi lõm dễ bóc, trong có những múi xếp hình nan hoa bánh xe. Khi
chín ăn ngọt ngon. Trong múi có chứa nhiều hạt.[11]
1.2.2.Giá trị dinh dưỡng của quýt
Quả quýt dùng để ăn tươi, là loại quả có giá trị dinh dưỡng phong phú,
trong 100 g thực phẩm hấp thụ hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm
lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5,5 lần lê, vitamin B1 gấp 8
lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần lê. Các thành phần dinh
dưỡng trong quýt chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ
và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là
người già mắc bệnh tim.
Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch,
phòng chống mạch máu vỡ, thấm máu. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng
hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Cho nên người xơ cứng mạch
máu, thiếu vitamin C nên thường xuyên uống nước vỏ quýt ngâm.
Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich,
chống sự phát triển của u bướu. Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức
xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ
da cho những người thường sử dụng máy tính.[12]
1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt
Quýt là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi
phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, bón phân, thu
hoạch và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, phát triển cây quýt cần
có sự đầu tư hợp lý và loại bỏ những phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, kém
hiệu quả. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của cây quýt.
* Về nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây quýt từ 12 – 39
0
C

nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 – 29
0
C, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 15
0
C là
trồng được quýt.
- Nước: Lượng mưa hàng năm là 1000 - 1500mm và phân bố đều là trồng
quýt tốt.


12

- Ánh sáng: Quýt ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém,
khó phân hóa mầm hoa, ít quả dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích
hợp 10.000 đến 15.000 lux.
- Đất đai: Vùng có tầng đất dày >1m, thoát nước tốt nhất trong mùa mưa
và có mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5 đến 6,5.
* Về nhân tố kỹ thuật
- Giống: Chọn giống sạch bệnh, giống cây đã được tuyển chọn tốt.
- Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai
đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Bảng 1.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt
Năm
tuổi
Phân chuồng
(kg/cây)
Đạm
(g/cây)
Lân
(g/cây)

Kali
(g/cây)
Vôi bột
(kg/cây)

1 - 2 25 - 30 80 - 150 100 - 150 100 - 150 0,5
4 - 5 35 - 40 200 - 250 150 - 200 150 - 250 0,7- 0,8
6 - 7 45 - 50 300 - 400 250 - 300 300 - 400 1,0
Trên 10 50 - 60 400 - 800 350 - 400 240
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bạch Thông)
- Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng xen các cây khác (cây họ
đậu) vào thời kỳ cây chưa khép tán để giữ ẩm, làm đất tơi xốp mặt khác lại giúp
tăng thêm thu nhập từ các cây ngắn ngày đó. Các cây trồng xen phải cách gốc
quýt từ 0,8 - 1m.
Tạo tán cây con: Tạo hình trong 2 - 3 năm cắt ngọn để cây phân cành, để
lại 3 - 4 tầng cành, các tầng cách nhau từ 50 - 60 cm, mỗi tầng cành chọn lấy 3
cành mập, khoẻ, đều nhau, phân bố đều ra các hướng, những cành chọn để lại
hàng năm bấm ngọn cho ra nhiều cành ngang để có tán to và thấp.
Cắt tỉa cành đã có quả:
+ Cành quả hàng năm thường cho chồi ngọn và chồi nách lá ở gần ngọn
phát triển thành, do đó không được cắt bớt cành nụ.
+ Những cành đã có quả rồi phần lớn năm sau không ra quả nữa, nên cắt
bớt 1/3 cho mọc ra cành mới để năm sau ra quả.


13

+ Những cành cắt bỏ: Nên cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành mọc
thẳng đứng hoặc những cành bị sâu bệnh nặng, những cành mọc dầy để tạo cho
tán thoáng, ánh sáng có thể xuyên qua.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây Quýt
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường
Đất đai là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất và chất lượng cây
quýt. Các thành phần trong đất cũng ảnh hưởng quan trọng đến mùi vị đặc trưng
của cây. Đất đóng vai trò là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng,
song với các loại đất ở các địa hình khác nhau lại có thành phần cơ giới, tính
chất vật lý hoá học khác nhau.
Đất và dinh dưỡng thích hợp cho cây Quýt:
- Yêu cầu đất phải thoát nước và tơi xốp, độ mầu mỡ cao, độ PH thích hợp
là 5,5-6. Đất chua phải bón vôi.
- Đạm cần cho toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất quả
của cây Quýt. Bón đạm cho Quýt vào tháng 1-2, tháng 5-6, tháng 8-9.
- Lân cần cho sự phát triển của bộ rễ và phân hóa mầm hoa
- Kali cần cho sự phân hóa mầm hoa và trao đổi chất, khả năng tích lũy
đường và khả năng chống chịu.
Bảng 1.2: Phân hạng thích nghi đất cho cây Quýt
Yếu tố
Mức độ thích nghi
Rất thích
hợp
Thích hợp Ít thích hợp

Không thích
hợp
Độ dốc 8-25
o
3-8
o
, 25-30
o

0-3
o
>30
o

Độ dày tầng đất > 100 cm 70-100 cm 50-70 cm < 50 cm
Đá lẫn, đá lộ đầu

Không Ít Trung bình Nhiều
Độ cao tuyệt đối > 900 m > 900 m 700-900 m < 700 m
Lượng mưa > 2.000 mm > 2.000 mm < 2.000 mm
Nhiệt độ >25˚C >19
0
<19
0
C >29
0
C
(Nguồn: Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân Tỉnh Bắc Kạn)


14

Nhiệt độ: Quýt có thể sống và phát triển ở nhiệt độ từ 13
0
c- 39
0
c, thích hợp
nhất từ 23
0

c-29
0
c, ngừng sinh trưởng dưới 13
0
c.
Ánh sáng: Quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích
hợp là 10000-15000 lux ( tương đương với ánh sáng lúc 4-5 giờ chiều ở Việt Nam
Lượng mưa: Quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và phân bố đều trong năm.
Vì vậy, để khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai đòi hỏi con người phải
có sự bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp để vừa có năng suất cao lại bảo vệ được
đất không bị thoái hoá là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
Việc tập trung sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây Quýt phải dựa
trên quan điểm hệ sinh thái bền vững, tức là phát triển phải đảm bảo ổn định, tận
dụng tối đa các mặt thuận lợi và tránh các mặt không thuận lợi của thời tiết, củng
cố độ phì của đất, cung cấp chất dinh dưỡng và không ngừng cải tạo nâng cao
chất lượng của đất.
Bên cạnh đó các yếu tố khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm cũng cần
sự quan tâm sát sao của người trồng quýt. Vì trong một số điều kiện thích hợp, vi
khuẩn, sâu bệnh sẽ sinh sôi và phát triển gây hại đến cây trồng. Khi nắm rõ được
diễn biến thời tiết thì người nông dân sẽ có cách điều chỉnh thích hợp bằng cách
áp dụng biện pháp KHKT, nhằm phòng ngừa thiên tai làm ảnh hưởng xấu đến
cây trồng.
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Thị trường tiêu thụ
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác
ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái gì? Sản
xuất như thế nào và sản xuất cho ai?. Có như vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh
mới có thể thu được kết quả và HQKT cao. Như vậy, trước khi quyết định sản
xuất, nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường và nắm vững dung lượng thị
trường, nhu cầu thị trường và môi trường kinh doanh sẽ tham gia.

Trong nông nghiệp, do yêu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm là đòi hỏi
tất yếu để lựa chọn cơ cấu cây trồng để đạt lợi nhuận và HQKT cao nhất.
Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế, nhu cầu về sản


15

phẩm quả có những đòi hỏi khác nhau. Khi thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về
vật chất và tinh thần cũng thay đổi theo hướng vừa tăng về số lượng, chất lượng
và giá cả lúc này có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu thì yêu
cầu về chất lượng sản phẩm lại càng khắt khe và nghiêm ngặt, tuy vậy nếu ta đáp
ứng được các quy định, yêu cầu đó thì kết quả và HQKT thu được sẽ rất cao.
Giá cả: Trong kinh tế thị trường giá luôn thay đổi đã ảnh hưởng rất lớn
đến kết quả và HQKT sản xuất cây Quýt. Tác động của thị trường đến sản xuất
kinh doanh trước hết là thị trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) chưa ổn định đối
với các loại sản phẩm quả vì sản xuất ở nước ta chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường đầu ra. Song thị trường đầu vào cũng có ảnh hưởng tới kết quả và HQKT
sản xuất cây Quýt, đó là: giá các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, vốn sản xuất và lao động, có vai trò hết sức quan trọng trong việc
phát triển sản xuất, hình thành giá cả sản phẩm, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi
trạng thái sản xuất, nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm quả, gây tác
động lớn tới kết quả và HQKT. Việc tổ chức khai thác, bảo quản, tránh hư hỏng
sản phẩm quả sau thu hoạch làm giảm phẩm chất và giá bán.
1.3.2.2. Vốn
Vốn là yếu tố quan trọng không những để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản
xuất nông nghiệp, trồng cây Quýt cần lượng vốn đầu tư ban đầu lớn hơn so với các
loại cây trồng khác. Hơn nữa, vốn giúp cho các hộ sản xuất cây Quýt có điều kiện
thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó mới có điều
kiện giảm chi phí sản xuất và nâng cao HQKT. Phát triển sản xuất cây Quýt tại xã
Quang Thuận hiện nay chủ yếu ở các hộ nông dân có kinh tế giàu, khá và trung bình

do vậy muốn phát triển nhanh về diện tích, quy mô trồng cây cam sành đòi hỏi phải
có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn như: cho vay với lãi suất ưu đãi, trợ giá cây giống,
phân bón,
1.3.2.3. Lao động
Lao động là yếu tố quyết định đối với mỗi quá trình sản xuất. Việc trồng
và chăm sóc cây Quýt có yêu cầu kỹ thuật riêng, đòi hỏi người lao động phải có
trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất nhất định như: Hiểu


16

biết về chế độ, kỹ thuật chăm sóc, bón phân hợp lý, năm nào sai quả bón phân
tăng lên, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, phòng chống sâu bệnh hại, giữ
cho bộ rễ phát triển mạnh, bộ khung tán phát triển hợp lý, khi thu hoạch quả
không bẻ quá nhiều ảnh hưởng đến sinh lý của cây.
1.3.2.4. Tổ chức sản xuất và chính sách
+Tổ chức sản xuất:
Cây Quýt phù hợp với phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, đem lại
HQKT cao. Vì vậy, cần phát triển mô hình dạng kinh tế vườn đồi, vườn rừng,
theo hình thức trang trại là mô hình thích hợp. Diện tích vườn Quýt, lao động và
sách lược kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vườn có diện tích lớn,
phải đầu tư sức lao động nhiều, thu hoạch và tiêu thụ rải vụ. Vườn có diện tích
nhỏ, có thể xem xét sách lược đặc biệt hoá sản phẩm. Quản lý chất lượng ngay từ
khâu chọn giống, trồng và chăm sóc, cần tiêu chuẩn hoá sản xuất, tiêu chuẩn hoá
sản phẩm, quả sạch và phẩm chất cao là yêu cầu cấp thiết của tổ chức sản xuất,
quản lý sản xuất.
+ Chính sách:
Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng đến kết quả và HQKT trong sản xuất
Quýt còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đó là: Chính sách vĩ
mô của Nhà nước về vốn, đất đai, chính sách phát triển nông nghiệp,…có tác

động tích cực để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất Quýt như: Hỗ
trợ giá nguyên liệu đầu vào ( Phân bón, giống cây trồng, kỹ thuật ), đồng thời
mở rộng các chính sách hỗ trợ vốn sản xuất, cấp phép cho các hộ trong xã đấu
thầu đất thuộc nông trường huyện quản lý để tăng diện tích trồng quýt.
1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật
-Về giống
Trên thế giới cũng có nhiều loại quýt, sau đây là một số loại chính: Quýt
Satsuma: Chịu rét tốt, trồng nhiều ở các nước Nam Nhật Bản, Trung Quốc và
một số nước khác. Giống quýt này không hạt, chín sớm.
Quýt Ponkan: Gồm nhiều loại quýt trồng ở các nước Đông Nam Á nhưng
mỗi nước có một tên gọi khác nhau.

×