ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ THỊ THƠM
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DONG RIỀNG CỦA
HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ CÔN MINH - HUYỆN NA RÌ
TỈNH BẮC KẠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ THỊ THƠM
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DONG RIỀNG CỦA
HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ CÔN MINH - HUYỆN NA RÌ
TỈNH BẮC KẠN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & Phát triển nông thôn
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Tống Thị Thùy Dung
Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của cô giáo: ThS. Tống Thị Thùy Dung. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong khóa luận này hoàn toàn trung thực, chưa sử dụng để bảo vệ
một công trình khoa học nào.
Tác giả
Hà Thị Thơm
LỜI CÁM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc
biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo: ThS. Tống Thị
Thùy Dung người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Côn Minh, các hộ trồng Dong riềng tại
thôn Chợ A, thôn Bản Lài, thôn Chè Cọ đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu
hết sức quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự
động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và
bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và
sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Thái nguyên, tháng 06 Năm 2014
Sinh viên
Hà Thị Thơm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013 của xã Côn Minh 21
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế trong 3 năm 2011 - 2013 25
Bảng 3.3: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Côn Minh năm 2013 29
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng Dong riềng của xã Côn Minh 34
Bảng 3.5: Tình hình giá Dong riềng và Sắn của xã Côn Minh qua 3 năm
2011 - 2013 34
Bảng 3.6: Một số thông tin chung về các hộ điều tra 35
Bảng 3.7: Chi phí giống Dong riềng năm 2013 37
Bảng 3.8: Ngày công lao động và chi phí lao động trong sản xuất 37
Dong riềng 37
Bảng 3.9: Diện tích và cơ cấu trồng Dong riềng của hộ nông dân năm 2013. 39
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến hiệu quả sản xuất Dong riềng
năm 2013 42
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của trình độ văn hoá đến chi phí sản xuất Dong riềng
năm 2013 43
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của trình độ văn hoá đến hiệu quả sản xuất Dong riềng
năm 2013 45
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của các loại đất đến chi phí sản xuất Dong riềng
năm 2013 47
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các loại đất đến hiệu quả sản xuất Dong riềng
năm 2013 48
Bảng 3.18: So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất của Dong riềng và Sắn
năm 2013 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện giá Dong riềng và Sắn của xã Côn Minh qua 3 năm
2011- 2013 34
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 BC Báo cáo
2 BCH Ban chấp hành
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 BVTV Bảo vệ thực vật
5 BTC Bộ tài chính
6 CB Cán bộ
7 CSSKSS- KHHGĐ Chăm sóc sức khỏe sinh sản- kế hoạch hóa
gia đình
8 DT Diện tích
9 ĐVT Đơn vị tính
10 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
11 HQKT Hiệu quả kinh tế
12 HTX Hợp tác xã
13 NXB Nhà xuất bản
14 KH Kế hoạch
15 KH - KT Khoa học kỹ thuật
16 KTNN Kinh tế nông nghiệp
17 PTNT Phát triển nông thôn
18 PGS.TS. Phó giáo sư tiến sĩ
19 TS Thạc sĩ
20 TSCĐ Tài sản cố định
21 TB Trung bình
22 TH Tiểu học
23 THCS Trung học cơ sở
24 UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của khóa luận 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục của khóa luận 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về hộ nông dân 4
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 5
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây Dong riềng[12] 8
1.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dong riềng 9
1.1.5. Giá trị kinh tế của cây Dong riềng[12] 10
1.2. Cơ sở thực tiễn 11
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng trên thế giới 11
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại Việt Nam 12
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn 12
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại xã Côn Minh 13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 15
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15
2.2. Nội dung nghiên cứu 15
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu 15
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 15
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 16
2.4.3. Phương pháp so sánh 16
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 17
1.5.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ 17
2.5.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả 17
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Côn Minh 20
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 23
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Côn Minh 24
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn 32
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại các hộ điều tra 33
3.2.1. Tình hình sản xuất 33
3.2.2. Tình hình tiêu thụ 34
3.3. Tình hình sản xuất Dong riềng nông hộ tại 3 thôn 35
3.4. Kết quả sản xuất Dong riềng tại xã Côn Minh năm 2013 37
3.4.1.Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế qua kết quả điều tra sản xuất Dong
riềng tại xã Côn Minh năm 2013 38
3.4.2. Ảnh hưởng của Trình độ văn hoá đến kết quả điều tra Dong riềng tại xã
Côn Minh năm 2013 43
3.4.3. Ảnh hưởng của các loại đất đến kết quả sản xuất Dong riềng 46
3.4.4. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất Dong riềng 49
3.4.5. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất giữa Dong riềng và Sắn năm 2013 50
3.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình đầu tư và sản xuất Dong riềng. 50
3.5.1. Thuận lợi 50
3.5.2. Khó khăn 51
CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG 53
4.1. Quan điểm - định hướng - mục tiêu 53
4.2. Các giải pháp 53
4.2.1. Giải phát về kỹ thuật 53
4.2.2. Giải pháp về vốn 53
4.2.3. Giải pháp về quản lý, chính sách 54
4.2.4. Giải pháp về thị trường 54
4.2.5. Giá cả 55
4.2.6. Một số giải pháp canh tác bền vững đối với cây Dong riềng 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
1. Kết luận 56
2. Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò quan trọng đối với các nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chăn nuôi và trồng trọt đặc biệt
là trồng trọt đã góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở nhiều khu vực. Trong giai
đoạn hiện nay vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đang được Đảng
và Nhà nước ta hết sức quan tâm và chú trọng, nghị quyết Trung ương 4 khóa
XI ra đời như thổi thêm một luồng gió mới cho nông nghiệp, nông thôn và
nông dân Việt Nam. Trong đó, trồng trọt cũng như các chính sách hỗ trợ cho
người trồng trọt sẽ chú trọng vào mục tiêu giữ vững sản lượng và nâng cao
chất lượng, giá trị sản phẩm trồng trọt, tăng tỷ lệ sản phẩm trồng trọt đã qua
chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của ngành.
Xác định cây Dong riềng là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế
cao, nên trong những năm qua UBND huyện Na Rì đã có chủ trương và chính
sách hỗ trợ, đầu tư mở rộng diện tích trồng sản xuất. Nếu như năm 2012, diện
tích cây dong riềng mới đạt 10ha với năng suất 113 tạ/ha, thì đến năm 2013
diện tích đã tăng lên hơn 822ha với năng suất 654 tạ/ha. Một trong số các địa
bàn trồng dong riềng lớn phải kể tới xã Côn Minh có hơn 229ha, xã Cư Lễ
gần 85ha, Kim Lư 54ha xã Côn Minh có diện tích trồng nhiều nhất trên địa
bàn huyện và cho thu nhập rất cao. Cây Dong riềng chịu được nhiệt độ cao tới
27 - 38
0
C với gió khô và nóng, chịu rét khá và rất thích hợp cả vùng núi cao
và vùng thấp. Tỉnh Bắc Kạn có nhiều vùng mùa đông nhiệt độ dưới 10
0
C, các
loại cây trồng khác như: khoai lang, sắn không trông được, nhưng Dong riềng
vẫn phát triển tốt. Cây Dong riềng cũng chịu hạn tốt hơn ngô, khoai lang và
sắn. Những tỉnh miền núi như Bắc kạn có tiềm năng đất dốc, cây Dong riềng
là cây giảm nghèo và làm giàu nên được thâm canh hợp lý kết hợp chế biến.
Những năm gần đây, cùng với việc mở rộng diện tích, thu nhật từ cây
Dong riềng cũng tăng lên đáng kể, nhiều hộ đã đạt thu nhập trên 20 triệu đồng
mỗi vụ. Tuy nhiên, hiện nay tại Côn Minh đang tồn tại một nghịch lý là diện
tích trồng Dong riềng đang giảm xuống Tình hình tiêu thụ, chế biến dong
riềng bị ảnh hưởng do giá bán sản phẩm củ và tinh bột dong riềng thấp, người
2
dân có tâm lý không thu hoạch, đồng thời một số cơ sở chế biến dừng sản
xuất do giá bán tinh bột thấp không đáp ứng được chi phí hoạt động chế biến,
cho dù cây Dong riềng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây
lúa hoặc cây ngô. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là nơi tiêu thụ bột
dong gặp khó khăn, miến dong cũng không tiêu thụ hết, diện tích trồng chưa
được tập trung phân tán nhỏ lẻ, khâu vận chuyển từ nơi trồng đến khu thu
mua,các phân xưởng còn gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, đòi hỏi sự xem xét tình hình sản xuất Dong
riềng của địa phương, đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của cây trồng là
một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và
hiệu quả sản xuất Dong riềng để giúp nông hộ sản xuất Dong riềng có hiệu
quả hơn. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
Dong riềng của hộ gia đình tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”
sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế cây Dong riềng của hộ nông dân tại xã
Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và qua đó đề xuất một số giải pháp
nhắm phát triển sản xuất Dong riềng, nâng cao thu nhập đời sống cho hộ nông
nhân dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Côn Minh.
- Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại xã.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất Dong riềng tại xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc mở rộng
diện tích Dong riềng tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn nói riêng
và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
3. Ý nghĩa của khóa luận
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên, rèn luyện kỹ năng thực hành và nâng
cao kiến thức của bản thân.
3
- Biết phương pháp học tập, làm việc và nghiên cứu khoa học trong
thực tiễn.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sang tỏ lý luận về hiệu quả kinh tế sản
xuất Dong riềng tại địa phương.
- Kế thừa số liệu đã được thống kê thông qua cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên môn ở địa phương mình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình sản xuất Dong riềng và vị trí của cây Dong
riềng trong sự phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây Dong riềng.
- Là cơ sở để người dân tham khảo trước khi ra quyết định phát triển,
mở rộng sản xuất nhất là trồng Dong riềng.
4. Bố cục của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp và định hướng
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
Nghị quyết 10 của BCT (5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân là
một đơn vị kinh tế cơ sở. Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống
từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Luôn nằm
trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một
phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003, quan điểm của giáo sư Frank Ellis và
quan điểm của giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ gia đình có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất
vừa là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ và phát triển
của hộ và từ tự cung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình
độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt
động phi nông nghiệp với cá mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn
thế nào là một hộ nông dân.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất
giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất rất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong
khi khả năng khắc phục lại còn hạn chế.
- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố
sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia
đình nông dân trước những thiên tai.
- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của
hộ nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố
phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản.
5
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm
công việc của kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) [1].
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào, sản phẩm hàng hoá dịch vụ
được tạo ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào với trình độ công
nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định. Tuy vậy khi bắt tay vào thực tế sản xuất,
con người có nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu vào với những công nghệ
sản xuất khác nhau.
Nền kinh tế chịu sự chi phối bởi quy luật nguồn lực khan hiếm, trong
khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hoá dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng. Do
vậy, đòi hỏi xã hội phải lựa chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa
chọn, sao cho với một lượng nguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng
hàng hoá và dịch vụ cao nhất. Đây là mục tiêu của xã hội và của mỗi đơn vị
sản xuất kinh doanh [7].
HQKT được bắt nguồn từ sự thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật
chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong xã hội cũng như khả năng
khách quan của sự lựa chọn trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và sự giới hạn của nguồn lực. Quá trình tái sản xuất vật chất, sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra là kết quả của sự phối hợp các yếu tố đầu vào
theo công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định [1] .
Khi bắt tay vào sản xuất, nhà sản xuất có nhiều cách phối hợp các yếu tố
đầu vào với các công nghệ khác nhau. C.Mác nói rằng “Xã hội này khác xã hội
khác không phải sản xuất ra cái gì mà sản xuất ra cái đó bằng cách nào” [1].
Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối
bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của toàn xã hội về
hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng lên. Vì vậy, bắt buộc xã hội phải lựa
chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho sử dụng một
nguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao tối
đa nhất. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của xã hội và từng cơ sở
sản xuất, kinh doanh .
6
Nói cách khác trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho mình các cơ sở
sản xuất, kinh doanh ở một mức độ sản xuất nhất định phải tính toán làm sao
để có chi phí vật chất và chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp
nhất. Có như vậy thì lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như lợi ích của người
lao động và toàn xã hội mới được nâng lên, nguồn lực được tiết kiệm. HQKT
là sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn lực [3].
Hiệu quả có nhiều loại như: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, HQKT,
hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội, tuy vậy HQKT là trọng tâm nhất.
QKT là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng các hoạt động
kinh tế. Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng cao HQKT.
HQKT là thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức sản
xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng kết hợp các yếu tố đầu
vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như toàn bộ nền
kinh tế. Có thể nói HQKT là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất
lượng HQKT và phản ánh lợi ích chung của toàn xã hội, là đặc lượng của mọi
nền sản xuất xã hội [2].
Theo quy luật mối liên hệ phổ biến và sự vận động phát triển thì mọi
HQKT của các thành viên trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau và có tác
động đến HQKT của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Song, HQKT không đơn
thuần là một phạm trù kinh tế chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà nó còn gắn liền
với ý nghĩa xã hội [1].
Cơ sở của sự phát triển xã hội chính là sự tăng lên không ngừng của lực
lượng vật chất và phát triển kinh tế có hiệu quả tăng khả năng tích luỹ và tiêu
dùng không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học, chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc gia,…[4].
Do đó, trong quá trình sản xuất của con người không chỉ đơn thuần
quan tâm đến HQKT mà đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách tích cực và
hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái tự nhiên xung quanh.
Tóm lại, HQKT là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi hình thái
kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh
của con người. HQKT là trong quá trình sản xuất kinh doanh phải biết tiết
7
kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời
phải thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng
hoá dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy, kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng cái
cần tìm là lợi nhuận. Nhưng, để đạt được mục đích tối đa hoá lợi nhuận và
không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan tâm đến vấn đề HQKT,
phải tìm mọi biện pháp nâng cao HQKT.
1.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản
xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác
nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích
và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh
giá theo những góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh với lượng kế quả hữu ích thu được với lượng
hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền
vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
1.1.2.3. Một số loại hiệu quả cơ bản
- Hiệu quả được nhắc đến nhiều trong cuộc sống, nó được hiểu trên
nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau. Khi nói đến hiệu quả thấy rằng hoạt động
đó đạt kết quả tốt, tiết kiệm nguồn lực, được nhiều người chấp nhận [3].
- HQKT là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Phản ánh sản lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
sản xuất ra nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường, với chi phí nguồn lực bỏ ra
8
thấp và đạt mục tiêu sống còn của cơ sở sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận và
tối đa hoá lợi nhuận.
- HQKT xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục
tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí
để có được những kết quả đó. HQKT biểu thị mối tương quan giữa các kết
quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Do vậy, HQKT - xã hội phản ánh một cách tổng quát dưới
góc độ xã hội.
- Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các
lợi ích xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự công bằng trong xã hội, nó kích
thích phát triển sản xuất có HQKT cao. Nhờ phát triển sản xuất mà xã hội ngày
càng nâng cao được mức sống của người lao động cả về mặt vật chất và tinh
thần, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan hệ xã hội được cải thiện,
môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội cũng đều được nâng lên.
- HQKT là mối quan tâm duy nhất của kinh tế học nói chung và kinh tế học
vi mô nói riêng. Hiệu quả nói một cách khái quát nghĩa là không lãng phí [6].
- Hiệu quả phát triển phản ánh sự phát triển của các tế bào kinh tế, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, các khu vực, vùng kinh tế trong tổng thể nền kinh tế.
Sự phát triển này là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: đời sống
vật chất, đời sống tinh thần, trình độ dân trí, môi trường sống, Do kết quả
phát triển sản xuất và nâng cao HQKT mang lại.
Khi xem xét các loại hiệu quả cho thấy HQKT luôn là trọng tâm và quyết
định nhất. Và HQKT chỉ được nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện đầy đủ nhất
khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội, hiệu quả của việc bảo vệ, giữ gìn
môi trường sinh thái trong lành bền vững và hiệu quả phát triển.
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây Dong riềng[12]
- Cây Dong riềng có tên khoa học là Canna edulis Ker
- Là loại cây thân thảo đứng, cao từ 1,2 - 1,5m, màu tía.
- Thân ngầm phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Củ nằm ngay dưới
mặt đất.
- Lá hình thuôn, dài 50cm, rộng 25- 30cm có gân to chính giữa lá.
9
- Thời gian sinh trưởng 10 - 11 tháng (Tháng 2 năm trước đến tháng 1
năm sau).
- Một tháng đầu (từ khi cây mọc) là thời kỳ cây non.
- Năm tháng tiếp theo là thời kỳ cây đẻ nhánh phát triển hoàn chỉnh về
thân lá.
- Năm tháng cuối là thời kỳ củ phình to, tích lũy tinh bột. Thời kỳ này được
nhận biết từ khi Dong riềng đẻ nhánh đông đặc kín đất và cây bắt đầu ra hoa.
- Sau 12 tháng cây sinh trưởng trở lại: củ non nảy mầm, củ chính bị
sượng, tinh bột trong củ giảm dần.
- Tỷ lệ các loại dinh dưỡng đạm, lân, kali đối với Dong riềng: N: P
2
O
5
:
K
2
O theo tỷ lệ 2:1:1.
1.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dong riềng[17]
* Thời vụ trồng
Dong riềng là cây dài ngày, chịu hạn tốt, chịu rét khá. Do vậy, có thể
trồng quanh năm trừ những tháng quá nắng nóng hoặc quá rét. Tuy nhiên thời
vụ thích hợp nhất nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5, cụ thể từ 5/2 đến 5/3.
Trồng sau 6-8 tháng, cây có thể thu hoạch để lấy củ tươi; trồng sau 10- 12
tháng, có thể thu hoạch để chế biến tinh bột.
* Chọn củ giống
- Chọn củ giống đồng đều, đúng giống, không bị trầy xước và sạch
bệnh.
- Củ giống có nhiều mầm phát triển tốt, dùng tay bẻ mỗi mầm củ theo
hình ô van để trồng. Tuy nhiên, nên dùng thêm vôi bột hoặc tro bếp, để chấm
vị trí bẻ mầm trước khi trồng 2-3 ngày. Điều này giúp củ giống nhanh liền
sẹo, tránh bị nhiễm bệnh hoặc thối củ khi gặp thời tiết bất thuận.
* Chuẩn bị đất trồng
- Cây dong riềng là loại cây có thể trồng trên nhiều lại đất như: đất đồi
núi, đất vườn nhà, đất bạc màu, đất mặn …
- Dong riềng phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu. Do vậy, khi
làm đất trồng cần phải cày sâu từ 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ.
- Tuy nhiên, nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát
nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính
khoảng 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm sau đó trồng.
- Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng
1,4 – 2 m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15cm.
10
* Trồng củ giống
- Cần lấp một lớp đất mỏng lên trên, sau đó mới tiến hành đặt củ giống
để tránh củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân.
- Mật độ trồng: củ cách củ là 40 cm - 45cm; hàng cách hàng 45- 50cm.
- Xoay mầm củ hướng lên trên.
* Chăm sóc
Để cây sinh trưởng phát triển tốt cần phải bón thúc cho cây.
- Lượng phân bón thúc cho một sào Bắc bộ 360m
2
là: Phân đạm: 8-
10kg, Kali 7-8 kg
-Bón thúc chia làm 2 lần:
+ Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 30 ngày nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh:
1/2 đạm, 1/2 Kali.
+ Bón thúc lần 2: sau trồng 4 tháng để cây sinh trưởng phát triển tốt:
1/2 đạm, 1/2 Kali
- Để giảm bớt công bón trong mỗi lần, lưu ý nên phối trộn phân đạm và
Kali vào với nhau sau đó tiến hành bón. Cách bón: bón vào giữa 2 khóm cây,
không bón trực tiếp vào gốc, tránh có thể làm cây bị chết.
* Vun gốc:
- Vun gốc cho cây chia làm 2 thời điểm.
+ Vun gốc lần 1, kết hợp nhặt cỏ sau khi bón thúc lần 1 khoảng 1
tháng.
+ Vun gốc lần 2 vào thời điểm bón phân thúc phân lần 2 tức sau trồng 4
tháng và kết hợp nhặt cỏ dại.
- Mỗi lần vun xới xong, nếu có mùn rác, mục hoặc trấu thì phủ vào gốc
cây giúp cho củ to và năng suất cao.
1.1.5. Giá trị kinh tế của cây Dong riềng[12]
Dong riềng được trồng lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến như: chế biến tinh bột, lấy bột làm miến, bánh, hạt chân châu
nấu chè và các sản phẩm khác,… mang lại kinh tế rất cao cho người trồng và
chế biến. So với một số cây trồng, Dong riềng có khả năng thích nghi cao với
điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với nhiều loại sau bệnh. Hơn nữa,
Dong riềng còn là cây trồng dễ tính có thể trồng trên nhiều địa hình khác nhau
như: có thể trồng ở ruộng bậc thang hoặc tận dụng đất đồi, vườn nhà mà vẫn
cho năng suất,thích nghi với nhiều kiểu khí hậu, chịu nóng, chịu lạnh, chịu
bóng trồng Dong riềng không sợ bị mất mùa.
- Hiện nay, Dong riềng là cây trồng được bà con lựa chọn dễ trồng
thâm canh, phát triển hàng hóa và đạt giá trị kinh tế cao.
- Trung bình một ha trồng 1,5 - 2 tấn củ, sau 8 - 10 tháng có thể cho thu
11
hoạch. Năng suất trung bình đạt 50 - 120 tấn củ tươi/ha. Nếu trồng ở đất tốt,
một khóm có thể thu được 20 - 40kg, thân lá tận dụng cho chăn nuôi, làm phân
hữu cơ, lá dùng gói bánh, Dong riềng có độ che phủ đất dốc lớn, trồng vào mùa
xuân, thu hoạch giữa mùa khô nên có tác dụng hạn chế dòng chảy bảo vệ đất dốc
chống được xói mòn. Ngoài ra Dong riềng còn có giá trị trong y học.
- Một ha trồng Dong riềng thu nhập từ củ khoảng 80 - 100 triệu đồng/
năm, trừ chi phí khoảng 20 - 25 triệu đồng, lãi trung bình khoảng 60 - 80 triệu
đồng/ha. Khi trồng Dong riềng trên diện tích lớn chăm sóc tốt hoặc chế biến
thành bột có thể đem lại giá trị gấp 3 lần.
- Một năm trở lại đây Trung tâm nghiên cứu và phất triển Cây có củ -
Viện cây lương thực và cây thực phẩm phối hợp nghiên cứu chọn tạo ra một
số Dong riềng cho năng suất củ cao và chất lượng bột tốt như: DR1, V - Cip,
VC, số 49,…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng trên thế giới
Dong riềng là cây mọc ở nhiều nơi trên thế giới như nam Mỹ, Úc, Thái
Lan và Ấn Độ,… củ Dong riềng trồng ở Việt Nam có nơi gọi là củ chuối, củ
chóc rất giống củ riềng. Người ta thường luộc về ăn chơi thật ngon, ngọt lúc
còn thóc gạo dư giả, nhà quê ta còn dùng để chăn nuôi heo vì củ dong chưa
nhiều tinh bột.
Sản phẩm từ tinh bột cụ thể là miến Dong đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm của Việt Nam đủ điều kiện để xuất khẩu sang Lào, Đức,… các nước
Châu Âu, Mỹ, Canada và được bày bán ở các chợ, siêu thị lớn, cửa hàng tự
chọn cho người Việt Nam như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái nguyên, và các
tỉnh thành trên cả nước.
Công ty công nghệ Việt Hàn (có trụ sở tại thôn Lại Ốc - xã Long Hưng,
văn Giang, Hưng Yên) đã mua 25 tấn bột dong của xã Tứ Dân (Khoái Châu)
để xuất khẩu sang Colombia, một quốc gia ở nam Mỹ.
Việc xuất khẩu miến Dong đem lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng cho
các cơ sở, HTX, Doanh nghiệp, làng nghề sản xuất miến và đem lại thu nhập
hàng triệu đồng cho những người làm nghề này.
12
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại Việt Nam
Ở nước ta Dong riềng được trồng với diện tích lớn và cho năng suất cao
như: Hà Tây, Hưng Yên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Quảng Ninh,…
Để phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam,
trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện có
hiệu quả ở nhiều địa phương. Trong đó hoạt động chế biến các loại sản phẩm
cây trồng, vật nuôi sản xuất tại chỗ để tạo sản phẩm có giá trị cao phục khẩu
vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đã được khuyến khích. Nhiều lại sản
phẩm đã được tổ chức sản xuất ở quy mô làng nghề. Miến dong là một loại
sản phẩm chế biến từ tinh bột của Dong riềng, một loại cây trồng phù hợp với
nhiều vùng đất miền núi. Nhiều địa hình cấp xã, huyện ở các tỉnh miền núi đã
chọn cây Dong riềng và sản phẩm miến Dong là sản phẩm chủ lực trong cơ
cấu thu nhập từ trồng trọt của nhiều hộ nông dân.
Các làng nghề miến Dong nổi tiếng ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên,
Huyện Na Rì, huyện Ba Bể - Bắc Kạn, huyện Nguyên Bình - Cao Bằng,…
Trong một số năm qua đã nâng diện tích trồng Dong riềng lên hàng nghìn ha,
do áp dụng giống mới nên sản lượng củ thu được lên tới hàng vạn tấn. Từ củ
Dong riềng hàng nghìn hộ dân đã có thêm việc làm để nâng cao thu nhập
bằng việc sản xuất miến, góp phần cải thiện tích cực cuộc sống gia đình cũng
như điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại tỉnh Bắc Kạn
Trong vài năm trở lại đây, cây dong riềng đã khẳng định ưu thế của
mình trong việc giúp người dân xoá đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Từ
chỗ chỉ được canh tác và chế biến tại một số thôn thuộc xã Côn Minh (Na Rì).
Thì nay đã có rất nhiều xã và huyện đã đưa cây dong riềng vào canh tác. Sản
phẩm miến dong Na Rì, Ba Bể… được thị trường trong và ngoài tỉnh ngày
càng ưa chuộng.[13]
Hiện nay cây Dong riềng mang lại thu nhập từ 80- 90 triệu đồng/ ha
cho nông dân, chủ yếu là người dân tộc ở Bắc Kạn. Chế biến tinh bột dong
riềng cũng mang lại lợi nhuận cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nên
13
đến nay toàn tỉnh có 108 nhà máy, dây chuyền, cơ sở chế biến tinh bột dong
riềng ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Năm 2013, cây dong riềng được trồng nhiều ở Bắc Kạn, do điều kiện
địa lý, thổ nhưỡng, cây dong riềng phát triển tốt,hàm lượng tinh bột cao phù
hợp với địa hình có độ dốc cao,. Ngoài ra, sản phẩm miến dong Bắc Kạn
trong những năm gần đây đã thành thương hiệu, được nhiều người tin dùng.
Từ tình hình thực tế ở địa phương, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, tỉnh Bắc Kạn đã chọn cây dong riềng là cây thế mạnh, cho
năng suất, giá trị thu nhập cao trên một diện tích so với các loại cây trồng
khác. Tuy nhiên, để sản phẩm củ dong riềng khi thu hoạch tiêu thụ hết, không
bị ép giá, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các huyện, thị xã chủ động
các phương án chế biến, tổ chức ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở
chế biến bột dong, chế biến miến dong để bao tiêu sản phẩm củ dong riềng
cho nông dân.
Sở KH&CN tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện xong đề tài bảo hộ sản phẩm trí
tuệ tập thể miến Dong Bắc Kạn (một loại hàng hóa có giá trị được người nội
trợ nhiều nơi tin dùng vì chất lượng đặc biệt). Việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể
miến dong Bắc Kạn có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển các sản phẩm có nguồn gốc từ cây nông
nghiệp và các ngành nghề thủ công truyền thống, đồng thời tạo công cụ pháp
lý để nhà sản xuất, kinh doanh chống lại các hành vi giả mạo nhãn hiệu tập
thể. Tuy nhiên, bản thân các nhà sản xuất cũng phải tự hoàn thiện và bảo đảm
quy trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng nhất theo quy chế sử dụng
chung, để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng ổn định, nguồn
gốc rõ ràng.
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Dong riềng tại xã Côn Minh
Xã Côn Minh vẫn là địa phương thực hiện trồng, chế biến và sản xuất
các sản phẩm từ củ dong nhiều nhất của huyện. Vụ này, toàn xã thực hiện
trồng gần 229,2ha (chiếm gần 30% trong tổng diện tích trồng của huyện) tại
các vùng đã được quy hoạch như thôn Chè Cọ, Nà Cằm, Bản Cuôn, Áng Hin
Theo chính quyền xã, diện tích trồng năm nay của bà con nông dân giảm
14
khoảng một nửa so với năm trước, tuy nhiên thực hiện quy hoạch vùng trồng
theo sự chỉ đạo của huyện sẽ đảm bảo được đầu ra cho củ dong của người
nông dân. Mặt khác, hơn 20 cơ sở chế biến tinh bột, sản xuất miến dong của
xã cũng yên tâm, bởi đã có các vùng trồng quy hoạch sẽ đảm bảo cung cấp đủ
nguyên liệu cho các cơ sở này chế biến, sản xuất. Nghề miến dong Côn Minh
(Na Rì - Bắc Kạn) đã bước đầu chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài tỉnh.
Nghề làm miến dong đã thực sự góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân
xã vùng cao này. Cùng với việc phát triển nghề làm miến dong, xã Côn Minh
đã có chủ trương mở rộng vùng trồng cây dong riềng, tạo vùng nguyên liệu tại
chỗ để sản xuất miến dong. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là khi diện tích trồng
dong riềng tăng thì nỗi lo về đầu ra cho loại cây này cũng tăng theo.[16]
Vụ năm nay giá tinh bột giảm nên giá thu mua củ dong tại Côn Minh
từ 1.200 -1.000 đồng/kg. Tuy mất giá nhưng sau khi hạch toán trừ chi phí,
mỗi 1.000m
2
dong người dân vẫn có thể thu lãi từ 3 triệu đồng trở lên. Cây
dong riềng dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc thấp, năng suất cũng như
sản lượng luôn đạt cao nên đã đem lại nguồn thu đáng kể, giúp nhiều hộ đồng
bào xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả.
Năm 2009 được sự hỗ trợ về cơ chế, giống, vốn, phân bón của Nhà
nước, cây dong riềng ở Côn Minh đang ngày càng phát huy hiệu quả giúp dân
xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Mỗi vụ sản xuất, các cơ sở chế biến tinh bột
dong trên địa bàn thu hút từ 220-240 lao động. Lãnh đạo xã nhận định: Cây
dong riềng giúp người dân có việc làm và thu nhập trong vụ 3 (vụ trước đây
dân thường không canh tác gì); tình trạng khai thác rừng trái phép cũng vì thế
mà giảm đáng kể. Thu nhập từ cây dong riềng giúp 3,8% số hộ xây dựng
được nhà ở kiên cố, khang trang; 96,1% nhà bán kiên cố. Các ngành dịch vụ
phát triển, sức mua của người dân tăng mạnh. [14]
15
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình trồng Dong riềng tại địa bàn xã Côn Minh, huyện Na
Rì, tỉnh Bắc Kạn.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại địa bàn xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
2.1.2.2. Phạm vi thời gian
- Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là những số liệu hộ
thực hiện năm 2013,các số liệu thứ cấp là những số liệu thống kê tình hình
sản xuất và tiêu thụ Dong riềng của giai đoạn 2011 - 2013.
Thời gian nghiên cứ từ ngày: 8/1/2014 đến ngày 27/4/ 2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - văn
hóa - xã hội của xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Thực trạng của các hộ gia đình trồng Dong riềng tại xã Côn Minh.
- Phân tích, đánh giá các hộ gia đình trồng Dong riềng.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất Dong riềng giai đoạn 2011 - 2013 và hiệu quả
kinh tế đạt như thế nào?
- Những thuận lợi khó khăn của người dân trong quá trình triển khai
sản xuất Dong riềng thời gian gần đây?
- Định hướng phát triển sản xuất Dong riềng theo hướng bền vững và
hiệu quả như thế nào?
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Sử dụng các số liệu đã thống kê, báo cáo tổng kết của xã Côn Minh.