ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẶNG THỊ HƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ
TẠI XÃ SƠN HẢI HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT & PTNT
Khoá học : 2010 – 2014
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không
trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Hương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khoá luận này trước tiên tôi xin chân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn
các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong suốt quá trình
học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi đặc biệt chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo
Bùi Đình Hòa đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để tôi hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong UBND và người
dân xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong thời gian thực tập, điều tra và nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp
42KTNN Khoa Kinh tế & PTNT và toàn thể bạn bè - những người đã giúp đỡ
tôi, cùng tôi chia sẻ khó khăn trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện
tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với cha
mẹ, anh, chị - những người đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong quá trình học
tập để có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đặng Thị Hương
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BNN : Bộ nông nghiệp
BNNPTNT : Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
BTB : Bắc trung bộ
CPSX : Chi phí sản xuất
CNH- HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐB : Đông bắc
ĐNB : Đông nam bộ
HU : Huyện ủy
HQKT : Hiệu quả kinh tế
HTX : Hợp tác xã
KQSX : Kết quả sản xuất
KH-CN : Khoa học công nghệ
NN-PTNT : Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
NTB : Nam trung bộ
NQ – CP : Nghị quyết – Chính phủ
NQ – TW : Nghị quyết – Chính phủ
TTLT : Thông tư liên tịch
TCTK : Tổng cục thống kê
TB : Tây bắc
TT : Trang trại
UBND : Ủy ban nhân dân
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Một số đặc điểm của con gà 5
1.1.2 Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 9
1.1.3. Hiệu quả kinh tế 18
1.2. Cơ sở thực tiễn 24
1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi
của một số nước trên thế giới 24
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi
ở nước ta 29
1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở
huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai 32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu 35
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 35
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 36
2.4.3. Phương pháp phân tích 36
2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Sơn Hải, huyện
Bảo Thắng 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên cuả xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng 39
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng 43
3.2. Thông tin cơ bản về các trang trại điều tra 49
3.2.1. Quá trình thành lập và phát triển 49
3.2.2. Tình hình về chủ các trang trại. 52
3.2.3. Tình hình đất đai của các trang trại 53
3.2.4. Tình hình sử dụng lao động 54
3.2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 57
3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 58
3.3.1. Doanh thu của trang trại chăn nuôi gà 58
3.3.2. Chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại
chăn nuôi gà 59
3.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn
nuôi gà 61
3.4. Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà 62
3.5. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại chăn nuôi 64
3.6. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát
triển trang trại chăn nuôi gà ở xã Sơn Hải huyện Bảo Thắng 66
3.6.1. Những thành tựu 66
3.6.2. Những hạn chế 66
Chương 4. GIẢI PHÁP 68
4.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi 68
4.1.1. Nhóm giải pháp về đất đai 68
4.1.2. Nhóm giải pháp về đầu tư và vốn 68
4.1.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ 69
4.1.4. Nhóm pháp về lao động và nguồn nhân lực giải 70
4.1.5. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
5.1. Kết luận 72
5.2. Kiến nghị 73
5.2.1. Đối với nhà nước 73
5.2.2. Đối với địa phương 73
5.2.3. Đối với chủ trang trại 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa
phương trong cả nước 29
Bảng 2.3: Tình hình chăn nuôi của xã Sơn Hải năm 2011 - 2013 48
Bảng 3.1: Sự phát triển trang trại chăn nuôi ở xã Sơn Hải
năm 2011 - 2013 50
Bảng 3.3 : Tình hình đất đai của các trang trại 53
Bảng 3.5: Nguồn đất để xây dựng các trang trại 54
Bảng 3.6 : Tình hình lao động của các trang trại 54
Bảng 3.7: Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại 56
Bảng 3.8: Nguồn vốn của các trang trại (Tính bình quân một trang trại) 56
Bảng 3.9: Doanh thu bình quân của trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn
Hải năm 2013 58
Bảng 3.10: Chi phí đầu tư bình quân của một trang trại chăn nuôi gà ở
xã Sơn Hải năm 2013 59
Bảng 3.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn
nuôi gà ở xã Sơn Hải năm 2013 61
Biểu đồ 3.1: Sự phát triển trang trại chăn nuôi ở xã Sơn Hải
năm 2011-2013 51
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đạt những thành tựu quan
trọng, đóng góp cơ sở kinh tế ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Song, quy mô nông nghiệp trong những năm qua còn nhỏ lẻ,
manh mún, ước tính có khoảng từ 75-100 mảnh ruộng ở Việt Nam, tính trung
bình mỗi hộ có từ 7-8 mảnh. Khoảng 10% của tổng số mảnh này có diện tích
rất nhỏ 100 m2/mảnh hoặc nhỏ hơn, tính bình quân chỉ khoảng 0,2 ha/đầu
người [11]. Chất lượng nông sản chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và
chưa chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức cạng tranh còn kém, số nông
dân tiếp cận và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp
còn ít, khả năng tiếp cận vốn và thông tin thị trường còn rất hạn chế . . .
Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2006
và chính phủ Việt Nam phải thực hiện một loại các cam kết theo quy định của
WTO, trong đó có một số các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và nông sản
như giảm thuế suất nông sản nhập khẩu, bãi bỏ các khoản trợ cấp không phù
hợp quy định của tổ chức này. Điều đó đã đặt nông nghiệp Việt Nam trước
những khó khăn và thử thách rất lớn, đòi hỏi chính phủ và nông dân phải có
những nhận thức đúng đắn, đánh giá và phát huy những mô hình kinh tế có
hiệu quả trong nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản nhằm
đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, có hiệu
quả cao đã được hình thành từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh tế trang
trại đã tạo ra cho xã hội phần lớn sản phẩm hàng hóa chứ không như các hộ
tiểu nông sản xuất tự cung tự cấp. Loại hình này cũng đã và đang hình thành ở
nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây, là hình thức tổ
chức kinh tế khơi dậy và phát huy những tiềm năng sẵn có, thích hợp trong
2
việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa và áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất
kinh doanh trong nông nghiệp.
Sơn Hải là một xã nằm tiếp giáp thị trấn Phố Lu là xã có nền kinh tế,
chính trị, văn hoá - xã hội phát triển của huyện Bảo Thắng, có ưu thế về giao
thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. Tạo ra thế mạnh trong việc giao
lưu để phát triển và mở rộng thị trường.
Sự hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi ở xã Sơn Hải chuyển từ
chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp tạo ra khối lượng sản
phẩm hàng hóa lớn, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Tuy nhiên kinh tế trang trại chăn nuôi của xã vẫn còn một số tồn tại chủ yếu
đó là: Thiếu vốn nên đa số các trang trại xây dựng cơ bản không đồng bộ, quy
mô trang trại chưa lớn đầu tư cho các trang trại cũng chưa thực sự xứng với
tiềm năng phát triển của địa phương. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các chủ
trang trại có trình độ hiểu biết chưa cao, kinh nghiệm còn thiếu, kiến thức
kinh doanh và khả năng tiếp cận thị còn nhiều hạn chế.
Để kinh tế trang trại thực sự trở thành thế mạnh của xã, góp phần phát
triển bền vững nông nghiệp nông thôn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa bảo
vệ sinh thái môi trường, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp chính quyền
và người dân có cái nhìn đúng đắn nhất, hiệu quả nhất đối với việc khai thác
tiềm năng về phát triển kinh tế của địa phương. Bởi vậy tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn
Hải huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai ”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn
Hải – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai.
Xác định những thuận lợi, khó khăn của hộ chăn nuôi trang trại gà để
từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
3
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
+ Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Sơn Hải huyện
Bảo thắng tỉnh Lào Cai
+ Tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại xã Sơn Hải
+ Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của trang trại chăn nuôi gà
+ Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi ở xã đồng
thời phát hiện các tiềm năng chưa được khai thác để nâng cao hiệu quả kinh tế
trang trai chăn nuôi của xã trong những năm tới.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong quá
trình chăn nuôi trang trai gà trong năm tiếp theo.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Nhiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố những kiến thức cơ bản và
kiến thức đào tào chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trong nhà
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc với những
kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài làm cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp phân tích, đánh giá tình hình định
hướng ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội thực tế vận dụng
kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là bàn đạp cho việc
xuất phát những ý tưởng nghiên cứu khoa học sau này.
4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Qua đề tài giúp cho người chăn nuôi hiểu biết thêm những hiệu quả
kinh tế và những hiệu quả khác từ chăn nuôi trang trại gà từ đó họ có thể
mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trang trại gà trên quy mô rộng hơn trên địa bàn xã
và trên toàn huyện
- Kết quả đề tài sẽ là cơ sở cho cấp chính quyền đia phương và các nhà
đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát
triển hơn nữa quy mô chăn nuôi trang trại gà theo hướng công nghiệp.
- Kết quả đề tài cũng giúp cho các hộ gia đình nông thôn hiểu hơn về
hiệu quả chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trang trại gà tại xã Sơn Hải nói
riêng, để họ mạnh dạn đầu tư phát triển tốt hơn thu được nhiều lợi nhuận hơn.
4. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Các giải pháp, định hướng
5
Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số đặc điểm của con gà
1.1.1.1 Đặc điểm sinh học của con gà
Về mặt giải phẫu học: Gà là một loại gia cầm (có lông vũ) với đặc điểm
là bộ máy tiêu hoá không răng, hệ thống bài tiết không có đường tiểu tiện
riêng, ở dưới gia không có tuyến mồ hôi.
Về hoạt động sinh lý: Gà chịu nóng kém (do sự thoát hơi nước để điều
chỉnh nhiệt của cơ thể kém), có thân nhiệt cao hơn các hoạt động vật có vú
0,5-10C. Dân ta thường ví “nóng như da gà” là vì vậy.
Tuy không có răng nhưng gà có một dạ dày cơ (mề) rất khoẻ đủ để
nghiền bóp mọi loại thức ăn thông thường, ngoài ra hệ thống men tiêu hóa lại
rất lớn. Điều này được thể hiện ở việc gà ăn rất khoẻ.
Từ những đặc điểm trên, gà có một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻ nhiều,
lớn nhanh), và do vậy, con gà có những thế mạnh và điểm yếu qua cách nhìn
của người chăn nuôi như sau:
Điểm mạnh: Là hiệu xuất chuyển hoá thức ăn thành sản phẩm ở gà rất:
một gà mái có thể sinh ra một lượng sản phẩm (trứng) nặng gấp 8 lần cơ thể
của nó trong vòng 12 tháng (trong khi muốn đạt được điều này lợn lái cần 40
năm, bò cái cần 80 năm); một gà thịt đạt khối lượng cơ thể gấp 50 lần khối
lượng sơ sinh chỉ sau 8 tuần lễ (con số này ở lợn là 20 lần trong 26 tuần, ở bò
là 6-7 lần trong 52 tuần…). Như vậy tiền năng về sức sản xuất ở gà là rất lớn.
Điểm yếu: Cần chú ý đến 2 điều: Một là: Vì không có tuyến mồ hôi, lớp
mỡ dày (nhất là gà giống thịt) thân nhiệt cao nên gà chỉ thích hợp với những nơi,
những lúc có nhiệt độ thấp, gà chịu rét tốt nhưng chịu nóng rất kém. Hai là: Do
cường độ trao đổi vật chất rất cao nên gà rất mẫn cản với các bệnh về dinh
6
dưỡng và thời tiết, khí hậu, đặc biệt với các giống gà cao sản: Điều thường gặp
nhất là các bệnh do thiếu vitamin và khoáng(vi lượng) trong thức ăn.
Cần thấy hết tính nghiêm trọng của việc này vì tính thường xuyên của
nó. Thường xuyên đến mức khó phát hiện và dễ “bỏ qua”, chỉ đến khi quá
nặng, hoặc sau một chu kỳ sản xuất, “tổng kết” lại mới nhận ra được, lúc đó sự
thiệt hại về vật chất, kinh tế đã là rất lớn. Lấy một ví dụ nhỏ để chứng minh:
một gà nuôi lấy thịt, vì một lý do nào đó trong một tuần lễ liền không tăng
trọng (trong khi vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, nên người ta cũng khó
phát hiện ra), như vậy nó đã làm thất thoát một số tiền - riêng về thức ăn - là
(0,07kg * 7 ngày* 2500đ = 1225đ). Nếu đàn gà hàng trăm, hàng nghìn con thì
sẽ dễ dàng suy ra sự thiệt hại cho cả đàn, và tất cả nhiên, sự thiệt hại không
dừng lại ở đó. Vì hậu quả của việc ăn uống, nuôi dưỡng không thích hợp sẽ còn
tác động lên đàn gà trong nhiều ngày tiếp theo không dễ khắc phục được ngay.
Nói một cách khác căn cứ vào những đặc điểm sinh lý, sinh thái của gà,
ngành chăn nuôi tạo ra một môi trường sống tối ưu thì con gà sẽ cho ta sản
phẩm đúng với tiềm năng mà nó có [5].
1.1.1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gà.
Chỉ tiêu kinh tế
• Đối với gà thịt có 2 loại giống:
- Gà trắng (có nguồn gốc từ Mỹ) là loại gà siêu thịt
+ Diện tích chuồng nuôi 6 con/ m
2
+ Thời gian suất chuồng là 45 ngày tuổi
+ Chỉ số tiêu tốn thức ăn (FCR): 1,8 kg – 1,9 kg thức ăn thì được 1 kg gà
+ Khối lượng lúc suất chuồng là 3 kg
- Gà lông màu (gà ta):
+ Diện tích chuồng nuôi 7 con/ m
2
+ Thời gian suất chuồng là 60 – 70 ngày tuổi
7
+ Chỉ số tiêu tốn thức ăn: 2,5 kg – 2,6 kg thức ăn thì được 1 kg thịt gà
+ Trọng lượng suất chuồng: 2 kg – 2,5 kg
• Đối với gà đẻ
+ Từ khi bóc trứng cho đến lúc đẻ ra được quả trứng đầu tiên là được
19 tuần tuổi (đẻ đều là 20 tuần tuổi) tương đương với 140 ngày.
+ Thời gian khai thác trứng là 11 – 12 tháng
+ Chỉ số tiêu tốn thức ăn(ECR): Trong thời gian hậu bị là 17 tuần tuổi
cho đến hết thời gian hậu bị (tức từ khi nở ra đến lúc chuẩn bị đẻ quả trứng đầu
tiên) 1 con ăn hết 6 kg thức ăn (thức ăn ăn không hạn chế). Từ 17 tuần tuổi (bắt
đầu lên lồng) ăn theo định mức ăn 115g – 118g trong 1 ngày/1 con gà.
+ Tỷ lệ đẻ: Hậu bị tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật (chế độ ánh sáng, gà 5
tuần tuổi là rất mẫn cảm với ánh sáng nếu để ánh sáng quá thì gà không đẻ
được vì vậy phải làm đúng kỹ thuật này) là 97% - 75%.
Quy trình nuôi gà
- Bước 1: Sát trùng, quét dọn chuồng trại trước khi bắt đầu nuôi gà là
bước quan trọng nhất
Quét nền, sát trùng bằng NAOH nhằm diệt bệnh ký sinh trùng (cầu
trùng) ở gà là một loại vi khuẩn vào trong ruột cắn đứt ruột làm chết con gà.
Và khi gà bị nhiễm loại ký sinh trùng này thì sẽ không có một loại thuốc nào
để chữa được vì vậy phòng bệnh là tốt nhất.
- Bước 2: Chọn con giống
Chọn con giống phải có lý lịch rõ ràng, đã được tiêm phòng các loại
bệnh, có phiếu kiểm nghiệm (xét nghiệm về máu). Con giống trong 7 ngày
đầu phải quây ấm cẩn thận (nhiệt độ là 30-35oC).
- Bước 3: Chăm sóc, luôn tuân thủ các bước đúng kỹ thuật để đạt hiệu
quả co trong chăn nuôi.
- Bước 4: Phòng bệnh cho gà
8
Các bệnh cần chống cho gà là: Bệnh gà rù, bệnh hen xuyễn. Dưới đây
là bảng lịch dùng thuốc thú y cho gà tại trang trại điều tra.
Ngày tuổi Loại thuốc Phòng bệnh
Liều
dùng
Ghi chú
5
Cocciavac Cầu trùng 1 Nhỏ miệng
Mac5 + Clone30 Newcastle + IB 1 Nhỏ mắt
14 IBM IZ 228E Gumbor 1 Nhỏ miệng
18 Gumboro D78 Gumboro 1 Cho uống
28
Newcavac Newcastle 0,25ml Tiêm dưới da
Mac5 + clone30 Newcastle + IB 1 Nhỏ mắt
EA + Pox Đậu 1 Xiên màng cánh
42
Coryza Sổ mũi truyền nhiễm 0.3ml Tiêm cơ ức
IB4/91 Biến chủng của IB 1 Nhỏ mắt
8 tuần Mac5 + Clone30 Newcastle + IB 1 Nhỏ mắt
10 tuần
Mac5 + Clone30 Newcastle + IB 1 Nhỏ mắt
ILT Viêm thanh, khí quản tn
1 Nhỏ mũi
EA + Pox Đậu 1 Xiên màng cánh
15 tuần
Mac5 + Clone30 Newcastle + IB 1 Nhỏ mắt
Coryza Sổ mũi truyền nhiễm 0,3ml Tiêm cơ ức
IBND – EDS Hội chứng giảm đẻ 0.5ml Tiêm cơ ức
Trước và sau khi làm vaccin 2 ngày cho uống thuốc bổ. Sau khi làm
vacxin cho uống kháng sinh liều phòng để hạn chế nhiễm khuẩn. Gà thật sự
khỏe mạnh mới tiến hành làm vacxin, thời gian làm vacxin có thể sớm hoặc
muộn hơn 3 ngày so với lịch trên tùy thuộc vào tình hình sức khẻo đàn gà và
tình hình thực tế của trang trại.
9
1.1.2 Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi
1.1.2.1. Khái niệm
Trong những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều cơ quan nghiên cứu
như cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều nhà khoa học, nhà quản lý đã quan
tâm nghiên cứu về kinh tế trang trại. Một trong những vấn đề được đề cập
nhiều là khái niệm kinh tế trang trại. Về thực chất trang trại và kinh tế trang
trại là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau, có rất nhiều quan
điểm khác nhau về kinh tế trang trại như :
Xuất phát từ quan điểm của LêNin ”Ấp trại tuy vẫn là nhỏ nếu tính theo
diện tích, nhưng lại hoá thành ấp trại lớn nếu xét về quy mô sản xuất”. Ở đây
ta có thể hiểu khái niệm trang trại thể hiện quy mô tính theo diện tích nhưng
cũng có thể đó là quy mô sản xuất thể hiện bằng thu nhập [1].
Theo GS.TS Nguyễn Đình Hương” Trang trại là một loại hình tổ chức
sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng
hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ
độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất
tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ luôn gắn với thị trường” [8].
Còn theo Th.s Nguyễn Phượng Vỹ ” Trang trại là một hình thức tổ
chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành trên cơ
sở kinh tế nông hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hoá” [8].
Theo Nghị Quyết TW số 06/NQ – TW ngày 10/11/1998, đã xác định:
“ trang trại gia đình thực chất là kinh tế hộ sản xuất hang hoá với quy mô
lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả” [11].
Cũng như khái niệm về trang trại, trong thời gian qua cũng có nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra khái niệm về kinh tế trang trại như:
10
Theo PGS.TS Lê Trọng: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế
cơ sở, là doanh nghiệp tổ chức sản xuất trực tiếp ra nông sản phẩm hàng hoá
dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu
tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang thiết bị tư liệu
sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, được nhà nước
bảo hộ theo luật định” [8].
Theo tác giả Trần Trác: “Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức
sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của một nông hộ theo cơ
chế thị trường” [8].
Theo quan điểm của Nghị Quyết 03/2000 NQ – CP về việc “khuyến
khích phát triển kinh tế trang trại” cho rằng “Bản chất của kinh tế trang trại là
hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu
dựa vào kinh tế hộ gia đình” [10].
Như vậy, nói kinh tế trang trại là nói mặt kinh tế của trang trại. Bởi
ngoài ra còn có thể nhìn nhận trang trại từ mặt xã hội và môi trường. Điều này
có nghĩa rằng khái niệm trang trại rộng hơn khái niệm kinh tế trang trại.
Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố sản xuất kinh doanh và các mối
quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình hoạt động của trang trại. Còn trang
trại là nơi diễn ra các hoạt động và mối quan hệ đó, nhìn chung trang trại gồm
những đặc điểm cơ bản sau:
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hoá. Đây là đặc
điểm cơ bản của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá
- Các yếu tố vật chất của sản xuất, trước hết là ruộng đất và tiền vốn
trong trang trại được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu của sản
xuất hàng hoá.
- Trang trại tự chủ hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh
11
- Chủ trang trại là người có trình độ, năng lực tổ chức quản lí, có kinh
nghiệm và kiến thức nhất định về sản xuất, kinh doanh.
- Phần lớn các trang trại đều có thuê mướn lao động.
- Các chủ trang trại đều có thu nhập vượt trội so với mức bình quân của
nông dân trong vùng.
1.1.2.2. Phân loại trang trại ở Việt Nam
Cũng như các nước trên thế giới, trang trại nông, lâm, ngư nghiệp của
nước ta bao gồm nhiều loại khác nhau. Việc phân loại trang trại rất quan trọng
trong việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp với từng loại
hình. Theo thông tư 69/200- TTLT/BNN- TCTK thì trang trại được phân theo
các hình thức sau:
Theo thu nhập: các trang trại được phân loại theo thu nhập, theo hai
hướng chính là trang trại sản xuất và trang trại kinh doanh. Trong đó trang trại
sản xuất thu nhập từ sản xuất là chính, trang trại kinh doanh thu nhập chủ yếu
từ hoạt động kinh doanh [4].
Theo quy mô đất đai gồm: trang trại nhỏ từ 2- 5 ha. Trang trại vừa từ 5-
10 ha. Trang trại có quy mô lớn từ 10-30 ha trang trại có quy mô lớn vượt quá
hạn điền lớn hơn 30 ha [4].
Theo cơ cấu sản xuất có các loại trang trại như sau:
Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là trang trại kết hợp của các
hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh khác nhau mang tính tổng hợp. sản
phẩm làm ra số lượng một loại không lớn nhưng đa dạng về chủng loại.
Trang trại chuyên môn hóa: là trang trại chỉ tạo ra một hoặc hai sản
phẩm chính như trang trại chuyên chăn nuôi lợn, chuyên chăn nuôi gia cầm,
trồng cây ăn quả [4].
Phân loại theo hình thức quản lý:
Trang trại hợp doanh theo cổ phần: là trang trại theo nguyên tắc cổ
phần, trang trại này thường có quy mô lớn, sử dụng lao động làm thuê.
12
Trang trại liên doanh: là trang trại do một số chủ hộ có đất, vốn, tư liệu
sản xuất nhưng có quy mô nhỏ hợp nhất với nhau, để trở thành trang trại có
quy mô lớn. hoặc mỗi chủ trang trại có một thế mạnh hợp tác lại với nhau để
tạo ra một sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trang trại gia đình: là trang trại chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, do một
chủ hộ đứng ra làm công tác quản lý, độc lập sản xuất, có tư cách pháp nhân
và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu [4].
Phân loại theo mối quan hệ sở hữu và lao động:
Trang trại gia đình: là trang trại mà trong đó người chủ sở hữu đồng
thời là người lao động, có thể thuê hoặc không thuê thêm lao động.
Trang trại tư bản tư nhân: là trang trại mà người chủ sở hữu không lao
động hoặc có lao động nhưng làm công tác quản lý, thuê lao động là chủ yếu [4].
1.1.2.3. Vai trò, vị trí của kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất
nông nghiệp. Ở nước ta chăn nuôi cung cấp khoảng 30% tổng sản phẩm nông
nghiệp. Việc nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cải thiện
điều kiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn phụ thuộc đáng kể vào sự phát
triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta cung cấp
khoảng trên 1,6 triệu tấn thịt các loại, trên 40 nghìn tấn sữa và trên 3 tỷ quả
trứng. Ngành chăn nuôi thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.
Các cơ sở công nghiệp chế biến được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở
phát triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp các nguyên liệu
cho công nghiệp để sản xuất ra các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị.
Các sản phẩm phụ lò mổ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: bào
chế thuốc, sản xuất bột máu, bột xương dùng trong chăn nuôi [12].
13
Ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nông
nghiệp các nước. Loại hình trang trại gia đình ở các nước phát triển có vai trò
to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, đại bộ phận nông sản phẩm
cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các trang trại gia đình. Kinh tế
trang trại ở nước ta cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp đất
nước. Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây, song vai trò của nó đã
thể hiện rõ nét cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Về mặt kinh tế các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình
trạng sản xuất phân tán, manh mún và thâm canh cao.
Mặt khác qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần
thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ
sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở
những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác, sử dụng một
cách đầy đủ và hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn so với
kinh tế nông hộ. Do vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Về mặt xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm
tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho
lao động. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn phát triển kết cấu hạ tầng
trong nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức quản lý
sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế trang trại góp phần giải quyết các ván
đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta.
Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ, vì lợi ích thiết thực,
lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan
tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh
thái trang trại và sau đó nữa là phạm vi từng vùng. Các trang trại ở trung du,
14
miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh
đất trống, đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm
này đã tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước.
1.1.2.4. Đặc trưng của kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi
Việc nghiên cứu đặc trưng của kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng
trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn quản lý. Bởi vậy khi nghiên cứu
các loại hình trang trại chúng ta cần nắm vững những đặc trưng của chúng.
Kinh tế trang trại có 5 đặc trưng cơ bản sau đây:
Chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa dịch vụ theo nhu cầu
của thị trường, có lợi nhuận cao. So với kinh tế nông hộ thì đây là một đặc trưng
cơ bản của kinh tế trang trại. Giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của nó
là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang trại là nhỏ, vừa hay lớn. Quy mô
của trang trại thường lớn hơn nhiều lần so với quy mô của kinh tế nông hộ và có
tỷ suất nông sản hàng hóa trên 85% [7]. Riêng về quy mô ruộng đất chẳng
những nhiều hơn nhiều lần mà còn rất tập trung, liền vùng, liền khoảng.
Kinh tế trang trại đã sản xuất hàng hóa thì hàng hóa luôn gắnvới thị
trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính quyết
định chiến lược sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng, chất lượng và
hiệu quả kinh doanh của trang trại.
Kinh tế trang trại có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn,
tốt hơn kinh tế nông hộ vì trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Nói chung các trang
trại không những sử dụng công cụ lao động thô sơ mà đã trang bị nhiều loại máy
móc và áp dụng nhiều quy trình công nghệ mới vào các ngành sản xuất dịch vụ
theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp. Đây chính là yếu tố
quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
Các trang trại có thể sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình,
nhưng chủ yếu là thuê mướn lao động làm thường xuyên quanh năm hoặc làm
15
theo thời vụ với số lượng nhiều ít khác nhau theo quy mô của trang trại. Số
lượng lao động làm thuê bao giờ cũng lớn hơn số lượng lao động tự có của
gia đình trang trại.
Các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ
thuật làm giàu cũng như có nhưng điều kiện nhất định để tạo lập trang trại
1.1.2.5. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
A. Tiêu chí cũ (Trước năm 2011)[4]
Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được
xác định là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây:
+ Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm:
- Ðối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên
- Ðối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên từ 50 triệu đồng trở lên
+ Qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông
hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
a. Ðối với trang trại trồng trọt
i. Trang trại trồng cây hàng năm
Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung
Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên
ii. Trang trại trồng cây lâu năm
- Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung
- Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên
- Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên
iii. Trang trại lâm nghiệp
- Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước
b. Ðối với trang trại chăn nuôi
i. Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, vv
- Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên
- Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên
16
ii. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, vv
- Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối
với dê, cừu từ 100 con trở lên
- Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn
sữa) dê thịt từ 200 con trở lên.
iii. Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, vv có thường xuyên từ
2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối
với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
i. Ðối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có
tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ
sản và thuỷ đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá .
B. Tiêu chí mới (Kể từ năm 2011 trở đi)[4]
Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT tại điều 5 cho rằng một
trang trại phải hội tụ 3 đặc điểm cơ bản sau:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
-3.1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
-2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị hàng hóa đạt 700 triệu đồng/ năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000
triệu đồng/ năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu phải có
diện tích tối thiểu 31ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu
đồng/ năm trở lên.
17
1.1.2.6. Điều kiện cơ bản để phát triển trang trại và kinh doanh có hiệu quả
+ Về ruộng đất và quy mô ruộng đất: Tư liệu sản xuất chủ yếu và điều
kiện cơ bản để thành lập và phát triển trang trại chính là ruộng đất. nếu không
có ruộng đất thì không thể tiến hành sản xuất ra nông sản và nông sản hàng
hóa. Tuy nhiên, để thành lập một trang trại theo đúng nghĩa của nó thì quy mô
ruộng đất phải phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh tế và tổ chức kỹ thuật của
từng trang trại nhất định mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Điều kiện ruộng đất nông nghiệp của nước ta không lớn. Mức ruộng đất
sử dụng bình quân là thấp, khoảng 0,59 ha/hộ và phân bố không đều. Những
nơi có bình quân ruộng đất cao hơn (trong đó ở trung du và miền núi còn có
nhiều đồi gò, đất lâm nghiệp) và những nơi có truyền thống sản xuất hàng hóa
(chẳng hạn như ĐBSCL) có số diện tích đất canh tác bình quân một nông hộ
cao hơn khoảng 0,94 ha/hộ thì nhịp độ phát triển kinh tế trang trại sẽ nhanh
hơn. Ngược lại ở ĐBSH chỉ có khoảng 0,3 ha/hộ thì chậm hơn rất nhiều.
Nói chung, ở nước ta tùy thuộc vào phương hướng kinh doanh mà có
thể hình thành quy mô điện tích trang trại. Hiện nay, diện tích của các trang
trại từ trên dưới 5 ha canh tác có thể lên đến trên dưới 30, 40, 50 ha hay hàng
trăm ha ở nơi có thể là trang trại hợp tác của hai hay một nhóm ông chủ.
+ Về kỹ thuật: có khả năng trang bị và áp dụng những kỹ thuật mới từ ít
đến nhiều, từ thấp đến cao.
+ Những điều kiện cơ bản để trang trại kinh doanh có hiệu quả:
Nhà nước cần có hệ thống chính sách đúng đắn, đồng bộ và ổn
định.Người chủ trang trại phải có ý đồ kinh doanh (sản xuất cái gì? Sản xuất
cho ai? Sản xuất như thế nào? Lợi ích ra sao?) và phải có năng lực tổ chức sản
xuất, dịch vụ và quản lý các hoạt động kinh doanh.
Có thị trường ổn định, có vốn, phải huy động được một lượng vốn
tương ứng với yêu cầu mở rộng kinh doanh bằng nhiều cách và nhiều nguồn.
18
1.1.3. Hiệu quả kinh tế
1.1.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng nhìn
chung chúng ta có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung
nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa dịch vụ và với tất cả các
phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt khác hiệu quả kinh tế cũng là một phạm
trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, nó phản ánh
trình độ các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi các
nguồn lực rất có hạn,nhu cầu hàng hóa của xã hội ngày càng tăng và đa dạng,
nâng cao hiệu quả kinh tế là một xu thế khách quan của sản xuất.
Cụ thể đối với ngành nông nghiệp, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối
tương quan so sánh với lượng hiệu quả thu gom được và lượng chi phí bỏ ra
trong một thời gian nhất định của một phương án sản xuất nhất định, hay một
cây trồng, một con gia súc nào đó đạt được trong tương quan so sánh tối ưu
giữa đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất khác nhau, như điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của ngành sản xuất nào đó. Khi xác định hiệu quả kinh tế
chúng ta cần xem xét và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối với tương đối,
qua đó biết được tốc độ và quy mô sản xuất đó. Tuy nhiên trong điều kiện thị
trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của người sản xuất kinh doanh là thu
nhập và lợi nhuận cao, do vậy hiệu quả kinh tế trong sản xuất thiên hướng về
mặt kinh tế nhiều hơn so với mặt xã hội.
Có nhiều quan điểm về khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế ở mỗi
nơi, mỗi vùng thì khác nhau. Nhưng hầu hết các quan điểm đều phản ánh mối
quan hệ giữa kết quả hoạt động sản xuất với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Theo quan niệm của LN CARIMÔP – Kinh tế chính trị Mác Lê Nin,
cho rằng: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế hoạch hoá trên