Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.09 KB, 83 trang )


1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM


NGUYN TH MINH CHU


Tờn ti:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch,
huyện Hơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh


KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC




H O to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Kinh t Nụng nghip
Lp : K42B - KTNN
Khoa : KT - PTNT
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn : TS. Bựi ỡnh Hũa





Thỏi Nguyờn, nm 2014



2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Thầy giáo: TS.Bùi Đình Hòa.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào. Các thông tin
trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Thị Minh Châu











3
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại UBND xã Phúc Trạch, em đã rút ra được rất
nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết.

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn và đặc biệt là thầy giáo: TS. Bùi Đình Hòa đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
Em cũng bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban lãnh đạo xã Phúc Trạch cùng
các anh chị làm việc tại UBND xã Phúc Trạch - huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh
đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện khóa luận. Đặc biệt, em xin gửi
lời cảm ơn bà con nông dân, các hộ trồng cây bưởi Phúc Trạch ở các xóm 6, 9, 11
đã tích cực cùng trao đổi, cung cấp những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành đề
tài tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm
giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động
viên và giúp đỡ em về tinh thần cũng như vật chất trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện




Nguyễn Thị Minh Châu


4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Phúc Trạch giai đoạn 2011 -
2013 35
Bảng 3.2: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Phúc Trạch giai đoạn
2011 - 2013 37
Bảng 3.3 : Diện tích bưởi Phúc Trạch của xã qua 3 năm 2011- 2013 43
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi kinh doanh của xã Phúc Trạch
2011-2013 44
Bảng 3.5: Thông tin chung về các hộ gia đình đã điều tra 48
Bảng 3.6: Năng suất và sản lượng bưởi Phúc Trạch của các hộ điều tra 49
Bảng 3.7: Chi phí trồng mới và kiến thiết cơ bản cho 1 ha bưởi Phúc Trạch. 50
Bảng 3.8: Chi phí đầu vào cho 1 ha bưởi Phúc Trạch ở giai đoạn kinh doanh năm
2013 52
Bảng 3.9: Kết quả sản xuất kinh doanh bưởi Phúc Trạch của các nhóm hộ điều tra
(tính trên 1 ha bưởi cho thu hoạch) 54
Bảng 3.10: So sánh kết quả, HQKT của sản xuất bưởi Phúc Trạch và cam chanh tại
xã Phúc Trạch năm 2013 (tính trên 1 sào trồng trọt) 55
Bảng 3.11: HQKT SX cây bưởi Phúc Trạch các nhóm hộ trong xã năm 2013 56
Bảng 3.12: Các yếu tố của ma trận SWOT trong tình hình sản xuất bưởi Phúc
Trạch ở hộ nông dân 58
Bảng 3.13: Ma trận SWOT 59
Bảng 4.1: Quy hoạch phát triển diện tích cây ăn quả xã Phúc Trạch năm 2020 63
Bảng 4.2: Quy hoạch phát triển năng suất và sản lượng cây ăn quả của xã Phúc
Trạch đến năm 2020 64

5
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 CC Cơ cấu

3 ĐVT Đơn vị tính
4 GO/1 đ chi phí Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí
5 GO/IC Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian
6 GO Tổng giá trị sản xuất
7 HQKT Hiệu quả kinh tế
8 HTX Hợp tác xã
9 IC Chi phí trung gian
10 KTCB Kiến thiết cơ bản
11 KTST Kích thích sinh trưởng
12 LĐ Lao động
13 MI/1đ chi phí Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí
14 MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian
15 MI Thu nhập hỗn hợp
16 Pr/1đ chi phí Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí
17 Pr/IC Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian
18 Pr Lợi nhuận
19 PTBQ Phát triển bình quân
20 UBND Ủy ban nhân dân
21 VA/1đ chi phí Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí
22 VA/IC Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian
23 VA Giá trị gia tăng

6
MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 9


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 10

2.1. Mục tiêu chung 10

2.2. Mục tiêu cụ thể 10

3. Ý nghĩa của đề tài 10

3.1. Ý nghĩa khoa học 10

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 10

4. Đóng góp mới của đề tài 11

5. Bố cục của khóa luận 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12

1.1. Cơ sở lý luận 12

1.1.1. Vị trí, vai trò của cây bưởi Phúc Trạch trong sự phát triển kinh tế. 12

1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế 14

1.2. Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn tại xã
Phú Diễn, huyện Từ Liêm. 18

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Da Xanh tại

xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách. 18

1.2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng
tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 19

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây
bưởi Phúc Trạch 20

1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường 20

1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 21

1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật 23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25


7
2.2. Nội dung nghiên cứu 25

2.3. Câu hỏi nghiên cứu 25

2.4. Phương pháp nghiên cứu 25


2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 25

2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 26

2.4.3. Phương pháp phân tích 27

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi
Phúc Trạch 29

2.5.1. Hệ thống các chỉ tiêu mô tả đặc điểm và nguồn lực của hộ điều tra 29

2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi của hộ 30

2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi 30

2.5.4. Những chỉ tiêu về hiệu quả xã hội 31

2.5.5. Những chỉ tiêu về cải tạo môi trường sinh thái 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Phúc Trạch 32

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Phúc Trạch 36

3.2. Thực trạng sản xuất cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch 42

3.2.1. Hiện trạng sản xuất 42


3.2.2. Tình hình sử dụng giống 45

3.2.3. Tình hình sử dụng các kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch 45

3.2.4. Tình hình tiêu thụ 46

3.3. Đánh giá hiệu quả của cây bưởi Phúc Trạch theo kết quả điều tra . 48

3.3.1. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu 48

3.3.2. Tình hình đầu tư trong sản xuất cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc
Trạch 49

3.3.2. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh bưởi Phúc Trạch 53

3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây
bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch. 55

3.4.1. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Phúc Trạch và cây cam
chanh của xã Phúc Trạch 55


8
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Phúc Trạch các nhóm
hộ trong xã Phúc Trạch 56

3.4.3. Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây bưởi Phúc Trạch tại
xã Phúc Trạch 57


3.5. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu
quả kinh tế của bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch. 58

3.6. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch. 60

3.6.1. Những mặt đạt được 60

3.6.2. Những mặt còn hạn chế 60

Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH TẠI XÃ PHÚC TRẠCH 62

4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng về nâng cao hiệu quả kinh tế
của cây bưởi Phúc Trạch trên địa bàn xã Phúc Trạch 62

4.1.1. Quan điểm 62

4.1.2. Định hướng phát triển 62

4.1.3. Mục tiêu của địa phương 63

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch ở xã
Phúc Trạch 64

4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật: 64

4.2.2. Giải pháp về vốn đầu tư: 67

4.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ bưởi Phúc Trạch 68


4.2.4. Giải pháp về khuyến nông 68

4.3. Kiến nghị 69

4.3.1. Đối với huyện Hương Khê 69

4.3.2. Đối với xã Phúc Trạch 70

4.3.3. Đối với hộ nông dân trồng bưởi Phúc Trạch 70

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72



9
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại trái cây đa dạng,
có chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Bởi vậy, để thị
trường cây ăn quả phát triển thì vấn đề hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu.
Khi đó người sản xuất sẽ đưa ra các phương hướng phát triển dựa trên lợi thế sẵn có
để tạo chỗ đứng vững cho sản phẩm trên thị trường.
Trong điều kiện phát triển kinh tế theo định hướng thị trường có sự quản lý
của nhà nước, ngành nông nghiệp Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự
nghiệp phát triển đất nước. Vì thế sản phẩm nông nghiệp không chỉ tập trung vào
sản xuất lúa gạo mà phải đa dạng hóa sản phẩm, dựa trên nhu cầu của thị trường

trong nước và thế giới để thay đổi cơ cấu cây trồng. Do đó nhà nước cần định
hướng cho người nông dân tập trung trồng những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với ngành trồng trọt thì việc phát triển cây ăn quả là một hướng phát triển đầy
tiềm năng để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân và góp phần phát triển kinh
tế đất nước.
Cùng với sự phát triển của đất nước thì đời sống nhân dân ngày càng được
cải thiện bởi vậy nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy hoa quả
đang được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Do đó để đáp
ứng được thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm.
Cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng đang là những loại cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi đặc sản nổi tiếng
như: bưởi Tân Triều, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch… Đặc biệt
bưởi Phúc Trạch là một trong 7 cây ăn quả của cả nước được Bộ NN&PTNT công
nhận là cây ăn quả quý cấm xuất khẩu giống từ năm 2002 và được Cục Sở hữu trí
tuệ (Bộ KH&CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa năm
2004. Bưởi Phúc Trạch(có tên khoa học là Citrus grandis Osbeck hoặc Citrus
Maxima (Burn) Meer), tép màu hồng, nhiều nước nhưng rất giòn, dễ tách ra khỏi
múi và không ướt. Cứ 100 gram tép bưởi Phúc Trạch cung cấp cho cơ thể 39 calo,
dịch quả chiếm 84-86%, độ khô 11,4012,5%, độ axit từ 0,5-0,7%, độ đường từ 7,7-
8,3%, vitamin C 44-62mg [13]. Đây là loại hoa quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
cho người tiêu dùng. Bưởi không những thơm ngon, bổ, mát mà còn mang lại nhiều

10

lợi ích như: cung cấp Vitamin C, giảm cholesterol, ngăn ngừa sỏi thận, phòng
chống ung thư, làm đẹp…[17].
Bưởi Phúc Trạch được xác định là cây chủ lực phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống của người dân Hương Khê. Tuy nhiên người trồng bưởi Phúc Trạch vẫn
còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất bởi vậy chưa mạnh dạn mở rộng quy mô,

đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Xuất phát từ những vấn đề đó tôi đã chọn
khóa luận nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch tại xã
Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh" nhằm đánh giá thực trạng sản xuất
của địa phương, đưa ra những khó khăn và hướng giải pháp góp phần tăng hiệu quả
kinh tế cho xã Phúc Trạch nói riêng và huyện Hương Khê nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch trên cơ sở
thực tiễn tại xã Phúc Trạch. Từ đó, nêu lên những khó khăn và đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch góp phần
cải thiện cuộc sống cho người dân, phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn xã
Phúc Trạch.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế,
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Phúc Trạch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây
bưởi Phúc Trạch trên địa bàn xã Phúc Trạch năm 2011 - 2013.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất và nâng cao hiệu
quả cây bưởi Phúc Trạch.
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Giúp cho sinh viên hoàn thiện hơn trong học tập và tạo mối quan hệ giữa lý
thuyết và thực tế.
- Làm quen với phương pháp tiếp cận mới giúp làm quen dần với công việc
của ngành nghề mình đang theo học. Nâng cao khả năng sử các phương pháp
nghiên cứu, tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp xã Phúc Trạch xây dựng quy hoạch phát triển sản


11

xuất cây bưởi Phúc Trạch. Bên cạnh đó đây cũng là tài liệu đối với các địa phương
có điều kiện tương tự.
4. Đóng góp mới của đề tài
Đánh giá một cách tương đối về hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch.
Đánh giá được sự ảnh hưởng của các nhân tố: trình độ học vấn của chủ hộ, lượng
phân bón, khoa học kỹ thuật tới hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây
bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch.


12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Vị trí, vai trò của cây bưởi Phúc Trạch trong sự phát triển kinh tế.
1.1.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển cây bưởi Phúc Trạch
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất của cả nước
nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng đã có sự thay đổi quan trọng chuyển dần sang
nền sản xuất hàng hóa đặc biệt là sự phát triển cây ăn quả tạo nên những bước tiến,
khẳng định vị trí quan trong trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu
chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng theo hướng hiệu quả cao [15].

Vùng bưởi Phúc Trạch cho chất lượng ngon nhất được phân bố trong địa
hình lòng chảo, được bao bọc bởi 2 dãy núi Trường Sơn và Trà Sơn. Đặc thù này về
địa hình đã tạo cho vùng trồng bưởi ở Hương Khê có những đặc trưng riêng về điều
kiện khí hậu [17].
Bưởi Phúc Trạch có chất lượng nổi tiếng từ lâu, bởi vậy người dân Hương
Khê sử dụng bưởi Phúc Trạch như là sản vật trong giao tiếp xã hội: làm quà biếu,
thiết đãi các vị khách quý …
Ngày này, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân được
nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm quả ngày càng lớn. Giá trị thương phẩm cao,
lượng cung - cầu trên thị trường nhiều góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
nhiều người lao động.
Như vậy, phát triển sản xuất bưởi Phúc Trạch đã và đang tạo ra một lượng
của cải vật chất lớn cho xã hội, bảo vệ được cây ăn quả quý, tăng thu nhập cho
người dân, cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn. Nó góp phần vào việc thúc đẩy
nhanh hơn công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm
bớt chênh lệch về kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng núi cao và
đồng bằng.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất cây bưởi Phúc Trạch
* Đặc điểm kinh tế cây bưởi
Đời sống kinh tế của cây bưởi tương đối dài, khoảng 15 năm hoặc có thể
hơn. Do vậy những biện pháp cơ bản trong khâu trồng mới: Chọn giống, làm đất,
bón phân, trồng xen cây ngắn ngày cải tạo đất cũng như các giải pháp về chính sách
kinh tế tác động đến cây bưởi là rất quan trọng, nếu làm tốt thì cây bưởi sẽ có khả

13

năng làm cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.
Sản xuất bưởi là một trong những cây trồng có khả năng sinh lời cao trong
sản xuất nông nghiệp nhất là tại xã Phúc Trạch. Vì:
- Chu kì kinh doanh của cây bưởi lâu năm, ít phải trồng mới so với một số

cây trồng khác, trong cùng điều kiện sản xuất như nhau thì sản xuất bưởi cho hiệu
quả cao hơn.
- Về sản xuất bưởi: 1 sào bưởi với năng suất khoảng 11,9 tạ/sào tương đương
gần 6 sào lúa hai vụ (năng suất khoảng 2 tạ/sào).
- Bưởi là loại cây trưởng thành mạnh ở xã Phúc Trạch, chống chịu tốt với thời
tiết và nó chỉ có thể phát triển tốt trong 4 xã là xã Phúc Trạch, xã Hương Trạch, xã
Lộc Yên, xã Hương Đô. Bên cạnh đó bưởi Phúc Trạch đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý,
là sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường. Đây là một đặc điểm giúp cho người
nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển cây bưởi.
- Bưởi Phúc Trạch cần lượng vốn đầu tư lớn, đầu tư cho 1 sào khá cao. Đầu
tư ban đầu cho 1 sào bưởi trồng mới khoảng 14 triệu đồng nhưng sau 3 - 4 năm mới
cho sản phẩm và ước tính khoảng 8 - 9 năm mới hòa vốn.
Vì thế để phát triển bưởi đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ
những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những
phong tục tập quán trồng bưởi lạc hậu… Để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa
có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài
nước. Nếu coi cây bưởi là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng
chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi góp phần tăng
thu nhập cải thiện đời sống người dân trồng bưởi.
* Đặc điểm kỹ thuật cây bưởi
Để phát triển cây bưởi cần chú ý về điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết,
khí hậu… Bởi vậy, việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên từng
vùng. Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, quy
trình kỹ thuật chặt chẽ, sự chăm sóc kỹ lưỡng hằng ngày của người lao động. Việc
tổ chức sản xuất cần chuyên môn hóa từng vùng để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Cây bưởi Phúc Trạch sinh trưởng trải qua hai thời kỳ: kiến thiết cơ bản và kinh
doanh. Điều kiện tự nhiên của xã Phúc Trạch đã tạo nên nét riêng biệt cho sản phẩm
bưởi Phúc Trạch.
- Địa hình: Bưởi Phúc Trạch được phân bố trong địa hình lòng chảo, được
bao bọc bởi 2 dãy núi Trường Sơn và Trà Sơn. Dãy Trường Sơn trải dài theo sườn


14

phía Tây có độ cao từ 800m - 1510m, dãy Trà Sơn nằm ở sườn phía đông có độ cao
100m - 350m so mức nước biển. Do đó tần suất xuất hiện gió Lào và tốc độ gió
Lào ở Phúc Trạch ít và nhẹ hơn các vùng phụ cận đã làm hạn chế bớt những tác hại
của gió lào đến chất lượng quả bưởi [13].
- Đất đai:
+ Bưởi Phúc Trạch phân bố trên chân đất có độ cao 10m - 40m, độ dốc <
15
0
. Xét về nguồn gốc phát sinh, bưởi Phúc Trạch phân bố thích hợp trên các loại
đất thuộc nhóm phù sa và nhóm đất xám feralit.
+ Các chỉ tiêu nông hóa thổ những của các loại đất thích hợp cho việc trồng
bưởi Phúc Trạch là Mn
2+
10 - 30mg/1kg đất.

+ Độ pH thích hợp là 3,8 - 4,2 [13].

- Thời tiết khí hậu:
+ Nhiệt độ : Nhiệt độ trong các tháng phát triển và tích lũy của bưởi Phúc
Trạch tương đối cao khoảng 36 - 39
0
C, vào thời điểm nắng nóng nhất nhiệt độ có
thể lên tới 41
0
C, biên độ nhiệt độ tối cao và tối thấp 14 -24
0
C. Vì thế cần có biện

pháp che bóng, giữ ẩm, tưới nước thích hợp.
+ Tình hình phân bố lượng mưa và bốc hơi: Lượng mưa ở Phúc Trạch chủ yếu
tập trung trong 3 tháng 8, 9, 10. Lượng mưa trong 3 tháng này là 1345,2 mm tương
đương 60,5% lượng mưa cả năm. Trong giai đoạn phát triển quả từ tháng 4 đến tháng 7
lượng mưa rất ít dao động từ 70 mm đến 150 mm. Trong những tháng này lượng mưa
chỉ tương đương hoặc thấp hơn lượng bốc hơi [12].
Yếu tố nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ lớn và khô hạn trong những tháng phát
triển và tích lũy quả là những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đặc thù
của bưởi Phúc Trạch.
Bưởi là cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời, có thể trồng bưởi bằng
chiết cành hoặc ghép cành. Trước đây, sản xuất bưởi mang tính tự phát, tự cung tự
cấp. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì sản
xuất bưởi cũng phát triển theo, thị trường bưởi đã trở thành thị trường rộng lớn .
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao

15

hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ
những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng. Yêu cầu của công tác quản
lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế làm xuất hiện
phạm trù hiệu quả kinh tế [5].
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi vì
nếu cùng một kết quả xuất phát từ hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm

này chúng có cùng một hiệu quả.
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản phẩm xã
hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả kinh tế sẽ cao khi nhịp độ tăng của các chỉ
tiêu đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh vì sao? Hơn
nữa, điều kiện sản xuất hiện tại khác với năm trước, yếu tố bên trong bên ngoài của
nền kinh tế bị ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó, quan điểm này chưa thỏa đáng.
Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm đó được sản
xuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị được đánh giá toàn diện từ ba
khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu quả là
một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý. Hơn nữa việc
xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lý luận và cả thực tiễn.
Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã
hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi
thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất không ngừng phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu [11].
Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn vấn đề tiết
kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ môi
trường [4]. Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá
toàn diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Do đó khi xem xét hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét trên tất cả các góc độ để
có cái nhìn toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu.
1.1.2.2. Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế chung nhất, có liên qua trực tiếp đến nền
sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác [9].
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa kết

16

quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra [5].

Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là phương án đạt
được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư [11].
Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế. Đây
là phần phức tạp, còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế
đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức độ
đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong điều kiện cụ thể, trong giai đoạn nhất định. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế
là mục tiêu chung và xuyên suốt trong mọi thời kỳ, tiêu chuẩn là lựa chọn đánh giá
bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau [7].
Mặt khác tùy thuộc vào nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế quốc dân và hiệu quả xí nghiệp. Vì vậy nhu cầu thì đa dạng, thay đổi theo
thời gian tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Mặt khác nhu
cầu còn nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu khả năng thanh toán và nhu cầu theo ước
muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên đơn vị chi phí là tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả kinh tế hiện nay [6].
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa
mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra,
trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành đáp ứng khả
năng cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá
hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra [3].
1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
a, Phân loại theo nội dung và bản chất
Có thể xem xét hiệu quả kinh tế theo nhiều góc độ khác nhau tương đối sau:
Hiệu quả kinh tế là thể hiện mối tương quan đạt được về mặt kinh tế với chi
phí bỏ ra ra để đạt kết quả đó [4].
Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được tổng hợp
trong ở các lĩnh vực kinh tế và trong xã hội với các chi phí bỏ ra ðể ðạt ðýợc kết quả
ðó nhý: bảo vệ môi trýờng, lợi ích công cộng, trật tự xã hội…

Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng, đây là kết
quả tổng hợp của nhiều yếu tố như tình hình đời sống, dân trí của công dân, nhân

17

dân, phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của cả vùng…
Hoạt động kinh tế luôn luôn nhằm đạt được mục đích kinh tế và mục đích xã
hội. Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội luôn gắn với nhau. Hiệu quả kinh tế xem
xét dưới góc độ là kết quả sản xuất gồm các chỉ tiêu kinh tế như tổng giá trị sản
phẩm, tổng chi phí, tổng sản lượng, thu nhập, lợi nhuận…Hiệu quả xã hội được
đánh giá thông qua các chỉ tiêu về giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ môi trường,
an ninh chính trị xã hội… trong thời kỳ trước mắt cũng như lâu dài [14].
Hiệu quả phát triển được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ phát triển,
mức độ tái sản xuất mở rộng, sự tăng trưởng về kinh tế xã hội.
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế cho là quan trọng nhất và quyết
định nhất. Hiệu quả kinh tế chỉ được đánh giá đầy đủ và đúng đắn nhất khi có sự
liên kết hài hòa của hiệu quả xã hội và hiệu quả phát triển.
b, Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi đối tượng xem xét
Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như
các ngành địa phương, các ngành sản xuất đến một phương án sản xuất hay một
quyết định quản lý… Có thể phân loại phạm trù hiệu quả kinh tế theo phạm vi và
đối tượng xem xét như sau:
Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế tính chung trong toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế ngành là hiệu quả tính riêng cho từng ngành sản xuất vật
chất như ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…, trong nông nghiệp được chia
thành hiệu quả kinh tế cây công nghiệp, hiệu quả kinh tế cây lương thực, hiệu quả
kinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: tính theo từng vùng, khu vực và địa
phương (từng tỉnh, từng huyện)…

Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như hộ gia đình,
HTX, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất.
Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư vào sản
xuất như biện pháp giống, chi phí phân bón, chi phí bảo vệ thực vật…
c, Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng đất.
- Hiệu quả sử dụng lao động.
- Hiệu quả sử dụng vốn.
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ.
- Hiệu quả sử dụng biện pháp kỹ thuật.

18

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn tại xã
Phú Diễn, huyện Từ Liêm.
Bưởi Diễn chín vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch. Khi bưởi được hái
xuống, không nên bổ ăn ngay. Bưởi Diễn ăn ngon nhất khi ngắt xuống 2 tuần, để
xuống nước, múi bưởi căng mọng đầy hấp dẫn. Bưởi để lâu, vỏ bưởi bị khô quắt lại
nhưng múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm ngây ngất lòng người. Bưởi
Diễn là một trong 5 loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của
người miền Bắc [19].
Tại vườn anh Nguyễn Hữu Hùng với 3 sào đất trồng bưởi cho thu nhập bình
quân từ 50 đến 60 triệu đồng. Theo anh Hùng anh thường xuyên thăm vườn để phát
hiện các loại sâu bệnh, không để cỏ dại mọc quanh gốc bưởi, khi có dấu hiệu của
sâu bệnh phải dùng thuốc trị ngay. Anh cho biết, nếu cây bưởi mà để sâu đục thân
tấn công, không xử lý ngay thì coi như là hỏng cả cây, chăm sóc mấy cây cũng
không hồi phục được. Anh Hùng chia sẻ kinh nghiệm: ” Phải chịu khó quan sát, tìm
hiểu, nắm bắt khoa học kỹ thuật, chăm sóc cho cây bưởi không bị sâu bệnh, bón đủ
và cân đối phân thì cây bưởi diễn mới sai quả và đậu quả được.”

Bưởi Diễn chính gốc không bao giờ được bán ngoài các sạp hàng. Theo ông Phí
Văn Chân - Phó Chủ nhiệm HTX Phú Diễn khẳng định: “ Không bao giờ có chuyện
bưởi Diễn chính gốc mang ra bán ngoài đường. Loại bưởi có chất lượng ở mức trung
bình khá thì cũng đã được khách hàng đến đặt hết và thu mua ngay tại vườn.”
Thấy được HQKT cao và khả năng tiêu thụ tương đối ổn định nên bưởi Diễn
được người dân nơi đây coi là những loại cây trồng chủ lực mang lại thu nhập khá
cho nhiều hộ gia đình [10].
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Da Xanh tại
xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách.
Bưởi da xanh, trong những năm qua nhờ thị trường tiêu thụ mạnh, giá cả tăng
cao, nhiều nông hộ trong xã mạnh dạng chuyển đổi cây trồng từ cây có giá trị kinh tế
thấp sang trồng bưởi da xanh. Xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách hiện có 1.038 ha diện
tích vườn cây ăn trái, năng suất bình quân hàng năm đạt trên 12 ngàn tấn [18].
Anh Đặng Văn Minh đã mạnh dạn tham gia và trồng 4.600 m
2
bưởi da xanh
chuyên canh. Anh tâm sự: ”Trồng bưởi theo tiêu chí Việt GAP không khó, tuy nhiên
việc chọn giống ở những nơi có uy tín, đáng tin cậy cũng là khâu quan trọng để hạn

19

chế mầm bệnh phát sinh sau này”. Về kỹ thuật trồng, anh phấn khởi cho biết:” Cũng
nhờ các nhà khoa học hướng dẫn kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn, trao đổi kinh
nghiệm với các nhà nông Trồng bưởi chuyên canh dễ ra hoa, đậu trái, thu nhập lại
cao hơn nhiều”. Năm 2013 anh thu hoạch được 16,5 tấn, giá trung bình 20.000
đồng/kg. Cũng theo anh Minh, việc trồng bưởi da xanh theo tiêu chí Việt GAP vừa đáp
ứng nhu cầu thị trường, giá cả cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh tại xã Hòa Nghĩa được thành lập năm
2009. Qua hơn 4 năm thành lập, Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh xã Hòa Nghĩa,
đạt nhiều kết quả quan trọng mà điển hình có được quy trình cơ bản chung cho việc

trồng và chăm sóc bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP. Sau khi thành lập tổ, năng
suất chất lượng trái bưởi da xanh của các tổ viên nâng lên đáng kể đặc biệt đáp ứng
được tiêu chuẩn trái cây sạch an toàn, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Trước đây
những hộ trồng bưởi da xanh trong ấp phải chạy vạy khắp nơi hỏi thăm giá cả để
bán, ngày nay khi đến vụ thu hoạch thương lái đến tận vườn để mua mà nông dân
không sợ bị ép giá [18].
Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh xã Hòa Nghĩa được Viện Nghiên cứu Cây
ăn quả miền Nam chọn thực hiện mô hình tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh theo
tiêu chuẩn Việt GAP. Mục đích nhằm giúp nông dân sản xuất đồng bộ tạo ra sản
phẩm sạch, an toàn chất lượng cao, cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước…
1.2.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng
tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Bưởi Đoan Hùng hay còn gọi là bưởi Phủ Đoan, quả chín có màu vàng sáng,
cùi mỏng, tôm mọng nước, múi ráo, màu trắng ngà, khi ăn ngọt mát, có mùi thơm
đặc trưng. Bưởi Đoan Hùng có hai giống bưởi chính đó là bưởi Bằng Luân và bưởi
Sửu. Bưởi này có cây thấp là là mặt đất, không cao như các giống bưởi khác, người
cao có thể với tay hái được quả. Sau 5 năm trồng, cây đã cho quả có chất lượng tốt,
đến lúc cây được 15 tuổi thì cho năng suất cao, từ 100 - 160 quả [20].
Hiện nay, ở Bằng Luân có khoảng 900 hộ trồng bưởi với diện tích 170ha.
Trong xã vẫn còn một số ít cây bưởi 70 - 80 năm tuổi và khoảng vài trăm cây bưởi 50
năm tuổi đang cho quả rất “sung sức”: Từ 200 - 500 quả/cây. Nếu là cây đứng một
mình, có thể cho gần 1.000 quả/cây. Đặc biệt, những cây bưởi càng lâu năm tuổi thì
chất lượng quả càng ngon và đảm bảo có thể để được lâu, không bị khô tép bưởi như
những quả bưởi tơ của cây mới trồng.

20

Ông Nguyễn Ngọc Nga, xã Bằng Luân chia sẻ: ”Gia đình ông có trên 200
gốc bưởi Bằng Luân, cây nào cũng sai trĩu quả. Bưởi đến mùa thu hoạch không cần
phải mang đi bán, khách hàng đến đặt mua cả vườn và tự thu hoạch, gia chủ không

phải vất vả gì. Do được mùa nên năm 2013, gia đình ông cầm chắc gần 300 triệu
đồng từ việc trồng bưởi”.
Năm 2013, huyện đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương, Sở
Nông nghiệp &PTNT, Trung tâm khuyến nông, UBND các xã, thị trấn vùng dự án
triển khai mở rộng diện tích mô hình: “Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm
phục hồi và phát triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng”[20]. Mô hình đã góp
phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống bưởi đặc sản theo hướng hàng hóa,
ổn định sản lượng và chất lượng sản phẩm bưởi quả, bảo vệ thương hiệu bưởi đặc sản
từ đó tạo dựng niềm tin để nông dân yên tâm với nghề trồng bưởi. Khảo sát tại các
vườn cho thấy bưởi Bằng Luân, năng suất bình quân đạt 80 quả/cây, lãi thuần trên
307 triệu đồng/ ha Bước đầu, bưởi đã giúp nông dân Đoan Hùng thoát nghèo và dần
trở nên giàu có.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi
Phúc Trạch
1.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường
Ở Việt Nam, thị trường rau quả ngày càng sôi động với nhiều loại trái cây
đặc sản được đầu tư phát triển. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, “ đất nào cây ấy”, mỗi
loại hoa quả lại phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau [15].
Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ trong không khí, lượng
mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản
lượng và chất lượng bưởi. Tuy nằm giáp biên giới Việt - Lào nhưng do yếu tố địa hình
vùng trồng bưởi Phúc Trạch nằm trọn trong thung lũng được khép kín bởi 2 dãy núi
Trường Sơn và Trà Sơn nên tần suất xuất hiện gió Lào chỉ 4 - 5 ngày/tháng và tốc độ gió
thấp chỉ 1,36 - 1,69 m/s, ít và nhẹ hơn các vùng phụ cận đã làm hạn chế bớt những tác
hại của gió. Sông Ngàn Sâu là con sông chính, chạy dọc suốt địa bàn huyện Hương Khê
110 km. Yếu tố nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ lớn và khô hạn trong những tháng phát
triển và tích lũy quả là những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đặc thù của
bưởi Phúc Trạch trồng ở Hương Khê [13].
Bởi danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của bưởi Phúc Trạch là sự liên
quan rất chặt chẽ giữa vùng chất lượng bưởi với các điều kiện sinh thái. Do đó để


21

chuyên môn hóa sản xuất cây bưởi Phúc Trạch thì phải xây dựng hệ sinh thái bền
vững tức là phát triển phải đảm bảo ổn định.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch lâu dài thì trong quá trình
sản xuất các hộ nông dân trên cơ sở tận dụng các mặt có lợi của địa phương phải tích cực
cung cấp chất dinh dưỡng, cải tạo chất lượng của đất trồng. Đất đai là tư liệu sản xuất
quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây bưởi Phúc Trạch nói riêng.
Đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng sản phẩm.
Các hộ gia đình trồng bưởi phải thay đổi suy nghĩ, có cái nhìn tổng quát để
có những định hướng phát triển rõ ràng, áp dụng các khoa học công nghệ trên cơ sở
bảo vệ hệ sinh thái và môi trường.
1.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Thị trường tiêu thụ
Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất như
thế nào? và sản xuất cho ai? [5]. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu,
buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu hỏi này người sản xuất tìm
kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường
đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ
nào, giá cả có phù hợp hay không, từ đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu
một cách toàn diện. Khi bắt tay vào sản xuất sản phẩm thì người sản xuất phải xác
định được quy trình sản xuất cụ thể, sản xuất như thế nào để tiết kiệm tối đa chi phí
sản xuất, các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ phải có mối liên kết chặt chẽ
với nhau. Cuối cùng là vấn đề sản xuất cho ai? ở đây muốn đề cập tới khâu phân
phối. Hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? ai là người được hưởng lợi
ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới kích thích được sự
phát triển sản xuất có hiệu quả [8].
Khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì sản
phẩm hàng hóa trên thị trường càng có tính cạnh tranh cao. Với điều kiện tự nhiên

thuận lợi cho bưởi Phúc Trạch phát triển, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng thì việc
phát triển và đưa bưởi trở thành sản phẩm quan trọng trên cơ sở chính sách kinh tế
có tác dụng như đòn bẩy mạnh mẽ, là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện
nay của xã Phúc Trạch nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Bên cạnh đó tích cực
nâng cao năng suất, chất lượng của bưởi Phúc Trạch để phân phối sản phẩm trên cả
nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm.

22

1.3.2.2. Giá cả
Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ chế
thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người sản xuất. Do đó, việc ổn định giá
cả và mở rộng thị trường tiêu thụ bưởi là hết sức cần thiết cho sản phẩm bưởi Phúc
Trạch góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp.
Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường bưởi, một yếu tố cần thiết là thị
trường đầu ra. Cần có một đầu ra ổn định để bưởi Phúc Trạch phát huy hết giá trị
của một sản phẩm đã có thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó thị
trường đầu vào cũng ảnh hưởng hưởng tới kết quả sản xuất cây bưởi, đó là: giá các
yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn sản xuất và lao
động, có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất, hình thành giá
cả sản phẩm, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất
lượng và khối lượng sản phẩm quả, gây tác động lớn tới kết quả và hiệu quả kinh tế.
1.3.2.3. Vốn
Trong sản xuất bưởi Phúc Trạch, vốn luôn là yếu tố không thể thiếu và nó
mang tính quyết định đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất. Hơn nữa, vốn giúp
cho các hộ sản xuất cây bưởi Phúc Trạch có điều kiện thâm canh, tăng năng suất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó mới có điều kiện giảm chi phí sản xuất
và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh
doanh đều cần vốn để đầu tư sản xuất, mặt khác chu kỳ sản xuất bưởi Phúc Trạch
lại dài ngày nên sự thu hồi vốn là khá chậm, dẫn đến nông hộ sẽ gặp khó khăn nếu

không có vốn từ đó ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng. Do vậy muốn phát triển
nhanh về diện tích, quy mô trồng cây bưởi Phúc Trạch đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của
Nhà nước về vốn như: cho vay với lãi suất ưu đãi, trợ giá cây giống, phân bón,
1.3.2.4. Lao động
Con người là tác nhân quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt
trong sản xuất bưởi Phúc Trạch đòi hỏi con người phải có kinh nghiệm sản xuất,
trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn để áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa
cành, phòng chống sâu bệnh hại nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng bưởi
Phúc Trạch. Hơn thế, con người phải nắm bắt được nhu cầu thị trường để ra những
quyết định sản xuất hợp lý từ đó cung cấp được sản phẩm phù hợp với thị hiếu và
đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Do vậy, người trồng bưởi phải có kinh
nghiệm sản xuất, nhạy bén và năng động.

23

1.3.2.5. Chính sách, pháp luật của Nhà Nước
Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đóng góp một phần quan trọng vào
thành tựu của đất nước nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có chính sách ưu đãi riêng cho ngành hàng rau quả. Sản xuất, chế biến
và tiêu thụ rau, quả chỉ được hưởng những chính sách dành cho ngành nông nghiệp
nói chung. Ví dụ như: Chính sách về đất đai, Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP, Nghị
quyết 03/2000/NQ-CP, các chính sách về tín dụng,… Nhìn chung, những chính
sách khuyến khích phát triển sản xuất đã tác động tích cực đến ngành nông nghiệp,
trong đó có ngành hàng rau quả và tạo nên những bước biến đổi lớn, từng bước hình
thành các vùng sản xuất rau và cây ăn quả tập trung.
Như vậy, các chính sách pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn để
phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cây bưởi Phúc Trạch.
1.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật
- Giống bưởi: Bưởi là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, giống bưởi tốt có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu chọn, tạo và sử

dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất được các nhà khoa học và người sản
xuất quan tâm từ rất sớm. Tuy giống bưởi Phúc Trạch mang tính chất địa lý nhưng để
sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao thì người sản xuất phải chọn lựa giống cẩn
thận, chọn giống có năng suất cao, không sâu bệnh, ổn định, phẩm chất tốt. Bởi vậy
chọn giống tại trung tâm giống bưởi ghép của huyện sẽ giúp người dân có những giống
bưởi tốt được ghép cành đúng quy trình kỹ thuật và chọn lọc kỹ càng.
- Làm đất: Đối với đất trồng mới cần làm đất cẩn thận trước khi thực hiện
sản xuất bưởi Phúc Trạch. Trong quá trình làm đất cần loại bớt cỏ dại, xử lý đất
bằng vôi bột, belate, basudin và quan trọng là phải thiết kế thoát nước giữa các băng
luống. Bởi vì thời tiết khắc nghiệt, lũ lụt nhiều nên khi làm đất cần làm đúng quy
trình để tránh ngập úng trong quá trình sản xuất.
- Khoảng cách và mật độ trồng: Để năng suất cao cần đảm bảo mật độ và
khoảng cách trồng bưởi thích hợp. Có nghĩa là hàng cách hàng 500 - 600cm, cây
cách cây 500 - 600cm, tức khoảng 330 - 450 cây/ha. Bên cạnh đó cần trồng thêm
các cây chắn gió, chắn nắng, đây chính là những đai rừng chắn gió mạnh thường
xuyên gây hại cho quá trình phát triển của cây bưởi và chắn nắng từ phía Tây ảnh
hưởng trực tiếp tới mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm.
- Thời vụ và cách trồng: Thời vụ trồng tốt nhất vào vụ xuân, khoảng tháng 2
đến tháng 3, có thể trồng vào vụ thu, tháng 9, 10.

24

Cách trồng: đào 1 lỗ 30cm x 30cm giữa tâm hố, xé bao ngoài bầu cây, đặt
nhẹ bầu vào giữa tâm hố, gạt đất nén chặt, tránh làm vỡ bầu. Dùng cọc và dây mềm
để cố định cây, tránh gió lay ảnh hưởng đến việc bén rễ của cây. Khi đặt cây chú ý
để tư thế cho thuận lợi cho sự phát triển tán cây, tán lá ở tư thế tự nhiên. Trồng xong
tưới nước đủ ẩm, tủ rơm rác xung quanh, cách gốc 10cm để giữ ẩm cho đất. Đây là
biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây
bưởi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng bưởi [13].
- Chăm sóc: Trong quá trình chăm sóc bón phân cho bưởi là một biện pháp

kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởng của cây bưởi, tăng năng suất và chất
lượng bưởi. Trước khi trồng bưởi 1 - 2 tháng cần bón lót để cung cấp chất dinh
dưỡng cho đất, khi cây con từ năm thứ hai trở đi thì bắt đầu bón thúc cho cây. Các
đợt bón phân nên tiến hành làm cỏ sạch sẽ. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây bưởi
sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh
tác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho bưởi là một biện
pháp không thể thiếu được.
Bên cạnh đó cần trồng xen cây ngắn ngày vào giai đoạn 1-3 năm đầu, khi
tán cây bưởi còn bé, để hạn chế sự phát triển cỏ dại, tăng thu nhập, cải tạo đất nên
trồng xen các cây lạc đỗ. Nên trồng cách xa gốc bưởi 80 - 100 cm. Tưới đủ nước
cho cây bưởi vào những ngày hạn hán, tủ gốc giữ ẩm cho cây bưởi giai đoạn tháng
5 đến tháng 8. Việc tủ gốc chỉ nên tiến hành trong mùa nắng hạn, sang mùa mưa
cần tiến hành dọn gốc sạch sẽ hạn chế sự phát triển các nấm bệnh.
Tỉa cành, tạo hình là biện pháp giúp cho cây có được bộ khung cân đối, tán
cây thoáng tăng khả năng quang hợp, chống chịu được với điều kiện tự nhiên như:
gió, bão, giảm bớt sâu bệnh trú ngụ phát triển. Cây nhanh ra hoa kết quả, tập trung
dinh dưỡng cho cây, tạo cho cây có năng suất cao, ổn định.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phải phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Khi phát hiện
các loại sâu bệnh thì cần xem xét kỹ lưỡng để chọn loại thuốc sâu cho phù hợp và
phun đúng liều lượng, không ảnh hưởng đến chất lượng quả khi thu hoạch. Các loại
sâu, bệnh hại thường gặp trong quá trình sản xuất cây bưởi Phúc Trạch là: sâu nhớt,
sâu đục cành, ngài chích hút, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo.
- Thu hoạch: Đối với bưởi Phúc Trạch cần thu hoạch đúng thời điểm để đảm
bảo chất lượng, không thu hoạch sớm quá khi quả bưởi chưa tích lũy và chuyển hóa
các chất đầy đủ, không thu hoạch muộn quá quả bưởi bị tiêu hao dinh dưỡng. Thời
điểm thu hoạch tốt nhất là từ 25/8 đến 5/10 hàng năm.

25

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu
quả kinh tế đối với những hộ trồng bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch, huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Phúc Trạch, huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi thời gian: Thu thập các thông tin đã được công bố cần thiết phục vụ
cho khóa luận trong những năm gần đây, các số liệu thống kê từ năm 2011-2013 và các
số liệu đã điều tra tại các hộ trồng bưởi Phúc Trạch năm 2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế của xã Phúc Trạch.
- Nghiên cứu về thực trạng sản xuất cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch
trong những năm gần đây.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc Trạch theo số liệu đã điều tra được.
- Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất cây bưởi
Phúc Trạch trên địa bàn xã Phúc Trạch.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất
cây bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao cần phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi Phúc
Trạch trên địa bàn xã Phúc Trạch.
- Tình hình thực tế tại địa phương như thế nào? Việc tăng hiệu quả kinh tế
cho cây bưởi Phúc Trạch có khả thi không?
- Từ những khó khăn có những giải pháp khắc phục ra sao, giải pháp nào là
tối ưu nhất? Tại sao?
2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
Để đạt được kết quả cao trong quá trình nghiên cứu thì việc chọn điểm
nghiên cứu là một việc quan trọng. Điểm nghiên cứu phải là đại diện tiêu biểu cho

×