Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông – huyện Thông Nông – tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.42 KB, 74 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
  



HOÀNG THẾ VINH


Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG LÚA BT13
TẠI XÃ ĐA THÔNG - HUYỆN THÔNG NÔNG
TỈNH CAO BẰNG”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : K 42 Khuyến nông
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lành Ngọc Tú






Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội áp
dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh
viên có khả năng tự mình nghiên cứu, trau dồi và bổ sung thêm những kiến
thức chuyên môn, rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, tác phong của người
cán bộ khuyến nông.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông – huyện
Thông Nông – tỉnh Cao Bằng”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nói chung và các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT nói
riêng, đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập
tại nhà trường và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt tôi xin
chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Lành Ngọc Tú đã giành nhiều thời gian chỉ
bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác, các cô, các
chú cùng toàn thể các anh chị tại Trạm khuyến nông huyện Thông Nông,
UBND xã Đa Thông và toàn thể bạn bè và gia đình, đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Do thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên
khóa luận của tôi không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong

nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 09 tháng 06 năm 2014
Sinh viên



Hoàng Thế Vinh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật
KHKT Khoa học kỹ thuật
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
DT Diện tích
NS Năng suất
SL Sản lượng
CC Cơ cấu
PTBQ Phát triển bình quân
PTNT Phát triển nông thôn
UBND Ủy ban nhân dân
NN Nông nghiệp
CN Công nghiệp
TTCN Tiểu Thủ công nghiệp
XD Xây dựng
GTXS Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
Đ Đồng




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích năng suất và sản lượng của một số nước sản xuất lúa
gạo hàng đầu trên thế giới năm 2012 14
Bảng 2.2. Diện tích năng suất và sản lượng trồng lúa của nước ta năm
2010-2012 15
Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất của xã Đa Thông 25
Bảng 4.2:Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2011 -2013 27
Bảng 4.3: Số hộ và diện tích tham gia mô hình của toàn xã năm 2013 34
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu nông học và NS giống lúa BT13, vụ mùa 2013
tại Cao Bằng 36
Bảng 4.5: Chi phí lao động tính cho 1 ha lúa năm 2013 37
Bảng 4.6: So sánh chi phí sản xuất giữa sản xuất lúa BT13 và Đoàn kết vụ
mùa năm 2013(tính cho 1 ha) 38
Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa BT13 và Đoàn kết 39
năm 2013 (cho 1 ha lúa vụ mùa) 39
Bảng 4.8: Số lượng tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật của các xóm
trong xã Đa Thông qua năm 2013 41
Bảng 4.9: Ý kiến của các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn 42
Bảng 4.10: Mức độ áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế của các
hộ được phỏng vấn 43
Bảng 4.12: Đặc tính chịu sâu bệnh hại của lúa BT13 47
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ được điều tra 48
Bảng 4.14: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất lúa BT13 49
Bảng 4.15: Tính bền vững của mô hình 51
Bảng 4.16: Mức độ chấp nhận của những người chưa tham gia mô hình 52


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Bản đồ hành chính của xã Đa Thông 22
Biểu đồ 4.1: Sự ra quyết định của nam và nữ đối với việc tham gia mô
hình sản xuất lúa BT13 45



MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích 2
1.3. Mục tiêu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận về mô hình 4
2.1.1. Lý luận chung về mô hình 4
2.1.2. Đánh giá khuyến nông 6
2.1.3. Hiệu quả 9
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 13
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 13
2.2.2. Các khảo nghiệm giống lúa BT13 tại Việt Nam và Cao Bằng 16
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 19
3.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Phạm vi nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 20
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 20
3.4.3. Phương pháp so sánh 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đa Thông 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 24


4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và lao động của xã Đa Thông ảnh hưởng đến sản xuất. 32
4.2. Thực trạng mô hình sản xuất lúa BT13 trong năm vừa qua 33
4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình 35
4.3.1. Một số đặc điểm của giống lúa BT13 35
4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 37
4.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình 41
4.3.4. Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình sản xuất lúa BT13 46
4.4. Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình 50
4.4.1. Đánh giá tính bền vững của mô hình 50
4.4.2. Đánh giá khả năng nhân rộng mô hình 51
4.5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của mô hình sản xuất lúa BT13 53
4.5.1. Thuận lợi 53
4.5.2. Khó khăn 53
4.5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất lúa
VT13 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1. Kết luận 57
5.2. Kiến nghị 58
TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO 60




1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất
là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công
nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp không lớn
nhưng khối lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn lịch sử của các nước trên
thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng mới có sự an
toàn lương thực. Nếu không đảm bảo an toàn lương thực thì khó có thể ổn
định về chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển.
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với
ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Lúa đứng thứ hai về diện tích và sản lượng. Lúa
gạo còn là nguồn lương thực cho hơn nửa dân số thế giới. Trong khi dân số
thế giới tiếp tục tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm theo thời gian
thì việc tăng sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của con người là một
vấn đề cấp bách cần được giải quyết để đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Đối với người dân châu Á nói chung hay người dân Việt Nam nói riêng thì
cây lúa là cây lương thực hàng đầu. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong đời
sống con người, gắn liền với bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Ngoài ra lúa còn
làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp hay lúa là hàng hóa
để xuất khẩu… Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê
Việt Nam. Đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn
minh lúa nước, nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống ở nước ta.
Ngày nay với mục tiêu xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì ngành nông nghiệp phải chịu một áp lực rất lớn trong việc

cung cấp lương thực thực phẩm để giải quyết được vấn đề cấp thiết là đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia và phát triển nông nghiệp và nông thôn ở
Việt Nam. Song song với việc tăng năng suất, chất lượng của các sản phẩm
lúa gạo thì việc duy trì, bảo tồn và phát triển các giống lúa đặc sản của địa
phương cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền nông nghiệp



2
nước ta, vì đó là bảo vệ nét đẹp văn hóa phi vật thể nhưng rất quan trọng của
đất nước.
Để thực hiện mục tiêu bảo vệ, duy trì và phát triển các giống cây trồng
vật nuôi địa phương thì nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện nhằm
bảo vệ nguồn gen động, thực vật trên khắp cả nước.
Xã Đa Thông là một xã khó khăn thuộc huyện miền núi khó khăn người
dân sống chủ yếu vào nền nông nghiệp. Trong đó cây lúa đóng vai trò cung
cấp lương thực thực phẩm và thu nhập chính cho người dân. Tuy vậy với xu
thế phát triển nên kinh tế hiện nay các giống lúa ở địa phương thường cho
năng suất và chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Vậy nên theo chương trình dự án của viên nghiên cứu vào năm 2013 đã cho
địa phương trồng thử nghiệm giống lúa BT13.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương. Tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông, huyên
Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích
Nghiên cứu được hiệu quả của mô hình lúa BT13 tại xã Đa Thông,
huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
tính bền vững và khả năng nhân rộng cao của mô hình.
1.3. Mục tiêu
- Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đa Thông,

huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất của mô hình lúa BT13 tại xã Đa
Thông – Thông Nông – Cao Bằng.
- Đánh giá được hiệu quả và mức độ tham gia của người dân đối với mô hình.
- Phân tích được tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình.
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình, đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trong thực tiễn sản xuất.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản
và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà



3
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những
kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ hội đề mỗi sinh viên có cơ hội để vân dụng
những kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở để hình
thành các ý tường sau này.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được một số bảng tổng hợp
về tình hình sản suất lúa BT13 tại địa phương.

- Từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và
những khó khăn, trở ngại trong quá trình sản xuất lúa BT13 và đưa ra các
giải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh
viên của các lớp khóa sau.





4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về mô hình
2.1.1. Lý luận chung về mô hình
* Khái niệm mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có
những ưu điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô
hình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc
biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội
dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là
cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi
mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và
nghiên cứu[1]. Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được
trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối
tượng nghiên cứu [10].
Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày

đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng
nghiên cứu[3]. Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng
nghiên cứu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó
tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu.
Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình,
các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng
mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng
cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.



5
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để
mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và đều được
thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng
nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được
bản chất của đối tượng nghiên cứu.
* Mô hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo
ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức
lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng
minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu trong nền
sản xuất. Từ những công cụ thô sơ nay đã được thay thế bằng những công cụ
sản xuất hiện đại làm giảm hao phí về sức lao động trên một đơn vị sản phẩm,

đó là mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong những nội dung kinh tế của
sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài
những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà mô hình sản xuất là hình mẫu
trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các điều kiện sản xuất trong điều kiện sản
xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích ích kinh tế.
* Mô hình trồng trọt[1]
Mô hình trồng trọt là mô hình tập trung vào các đối tượng cây trồng
trong sản xuất nông nghiệp, là mô hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới về cây trồng như: lúa, ngô, rau, khoai tây, lạc…
Mô hình trồng trọt giúp hoàn thiện quá trình nghiên cứu của nhà khoa
học trong lĩnh vực nông nghiệp. Mà nông dân vừa là chủ thể sản xuất vừa là
nhà thực nghiệm, đồng thời nông dân là đối tượng tiếp thu trực tiếp các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, và họ cũng là người truyền bá kỹ thuật này cho
các nông dân khác cùng làm theo. Mô hình trồng trọt cần được thực hiện trên
chính những thửa ruộng của người dân, trong đó người dân sẽ đóng vai trò
chính trong quá trình thực hiện, còn nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông



6
đóng vai trò là người hỗ trợ thúc đẩy để giúp nông dân thực hiện và giải quyết
những khó khăn gặp phải.
* Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là
nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu
biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự
đúng đắn của số liệu quan sát được và các giả định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơn
các hệ thống phức tạp. Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn
quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để

điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có
thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng
vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem
lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có.
2.1.2. Đánh giá khuyến nông
2.1.2.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện mô hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
mô hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu[4].
Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn
bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản
và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau:
- Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định:
+ Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không.
+ Mức độ mà mô hình đã đạt được so với mục tiêu của mô hình thông
qua các hoạt động đã chỉ ra.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống
các kết quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể
làm chậm tiến độ thực hiện mô hình nếu như các vấn đề này không được giải
quyết kịp thời.



7
- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa
học, lấy mẫu theo phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.

- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
2.1.2.2. Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3
loại chính như sau:
* Đánh giá tiền khả thi/ khả thi
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mô hình,
để xem xét xem liệu hoạt động hay mô hình có thể thực hiện được hay không
trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ
thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mô hình
hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mô hình hay hoạt động có
được đưa và thực hiện hay không.
* Đánh giá thực hiện
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh
giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá
từng công việc ở từng giai đoạn nhất định.
Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mô hình dài hạn. Tùy
theo mô hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có
thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần.
Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, những
khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều
chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc mô hình hay
hoạt động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó.
Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện
mô hình. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chết, nguyên
nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều
chỉnh cho mô hình hay hoạt động khác.




8
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai
thực hiện các nội dung của mô hình hay nói cách khác là xét xem hoạt động
có đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào…
- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh
phí chi tiêu có đúng theo nguyên tắc đã được quy định hay không để có điều
chỉnh và rút kinh nghiệm.
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp
thực hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức,
cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết
hợp giữa các mô hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự
phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mô hình đã
đưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm
bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi
trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm
đến vấn đề môi trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình
có thể áp dụng rộng rãi hay không, nếu có áp dụng thì cần diều kiện gì không.
* Tổng kết
Thông thường sau khi kết thúc một mô hình hay hoạt động, người ta tổ
chức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện, đánh giá về
những thành công hay chưa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thất
bại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình sau này.
2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá
* Khái niệm tiêu chí
- Khái niệm tiêu chí: Tiêu chí như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có
thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một
mô hình nào đó.

* Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá
- Đối với các tiêu chí mang tính định lượng
Là các tiêu chí đo đếm được cụ thể, các chỉ tiêu này thường được sử
dụng để kiểm tra tiến độ công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thể
được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng



9
vấn… cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng hoặc trên hiện trường:
sự sinh trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng xuất cây trồng…
- Đối với các chỉ tiêu định tính
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản
ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởng
chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu. Việc xác định các chỉ tiêu này thường
thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người tham gia giám
sát cũng như của người dân.
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá
Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính
toàn diện hơn. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích
và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục
tiêu đã đề ra: diện tích, năng xuất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến
nông: tổng thu, tổng chi, thu- chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mô hình hay hoạt động khuyến
nông đến đời sống, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến môi trường đất (sói mòn,
độ phì, độ che phủ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ăn
việc làm, bình đẳng giới,…).
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích hoạt động

khuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân.
2.1.3. Hiệu quả
2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế
* Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng
cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên
để phục vụ cho lợi ích của con người.
- Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của
các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên
nguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn



10

nhất. Nói cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì
phải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn
lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan
hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này,
hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái
quát hiệu quả kinh tế như sau:
+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa
lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng
chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan
này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ
thuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được

và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối
(thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng
có hiệu quả các nguồn lức sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả
kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh
giá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung.
Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số
giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh
giá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu
thức đó. Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc
đầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiên hạn
chế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi
phí bỏ ra.



11

Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản
xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác
nhau sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích
và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh
giá theo những góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các

nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng
hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế
không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
các nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền
vững. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và
hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu
của hộ. [2]
GO = ∑P
i
Q
i
Trong đó: P
i
là đơn giá sản phẩm thứ i
Q
i
là khối lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân
bón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC = ∑C
i

Trong đó: C

i
là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của
doanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:
VA = GO – IC



12

Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.
+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý
của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản
xuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ rau.
MI = VA – (A + T)
Trong đó : VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệp
A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
+ Lợi nhuận:
TP
r
= GO – TC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất
+Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượng
sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha)
GO/sào hoặc GO/ha
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí : GO/TC
+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC

+ Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó[5].
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất
Hay H = Q/C
Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất
Hay H = Q - C



13

2.1.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mô
hình nào thì đó chính là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi
người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không
ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện
công bằng xã hội[3].
2.1.3.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi
trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện phát triển nông, nghiệp
nông thôn bền vững. Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý
các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ

tương lại[3].
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2010) cho thấy, có 114
nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa
trên trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa
trong khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất
trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc(9,5 tấn/ha) El Salvador (7,9
tấn/ha) (Hoàng Long, 2012).
Năng suất lúa ở các châu lục chênh lệch với nhau khá xa. Châu Úc có
năng suất đứng đầu thế giới 81,70 tạ/ha sau đó là châu Âu 55,9 tạ/ha rồi đến
Bắc Mỹ. Có thể giải thích về điều này như sau: đây là những vùng có đất đai,
khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước. Hầu hết các khu vực này đều có
nền công nghiệp phát triển nên nông nghiệp được hỗ trợ mạnh mẽ, hơn nữa
với diện tích trồng lúa không lớn buộc họ phải thâm canh để có đủ sản lượng
lương thực đáp ứng nhu cầu trong khu vực, mặt khác trình độ dân trí, trình độ
canh tác cao, các tiến bộ kỹ thuật được đáp ứng đầy đủ là những yếu tố làm
cho năng suất ở những khu vực này là khá cao. Châu Mỹ Latinh và châu Phi
có năng suất lúa thấp nhất thế giới. Năng suất lúa châu Á được xếp vào hàng
thứ 4 sau châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng năng suất lúa ở châu Á vẫn
cao hơn năng suất bình quân của thế giới.



14

Chiếm trên 90% diện tích và sản lượng lúa gạo toàn cầu, châu Á có
ảnh hưởng tới tình hình lúa gạo của thế giới trong quá khứ hiện tại và cả
tương lai. Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện

tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản
lượng lúa trên thế giới. Châu Á chiếm ưu thế sản lượng lúa gạo thế giới, với
90% sản lượng (559 triệu tấn) năm 2007. Các dự đoán của FAO cho rằng sản
lượng lúa gạo của châu Á có thể 5 tăng khoảng 0,9% mỗi năm để đạt đến 720
triệu tấn vào năm 2030. Các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới
năm 2011 là 8 nước châu Á:Ấn Độ, Trung Quốc,Indonesia, Bangladesh, Thái
Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines[11].
Trong những năm gần đây diện tích trồng lúa ở một số nước đang có xu
hướng giảm dần. Đây cũng là hướng tất yêu đặc biệt là ở các nước phát triển.
Do việc thay đổi cây trồng phù hợp với con người, bên cạnh đó là quá trình
đô thị hóa ở các nước phát triển. Tuy nhiên sản lượng của các nước trồng lúa
vẫn liên tục tăng . Theo số liệu của FAO ta có bảng diện tích năng suất sản
lượng như sau:
Bảng 2.1. Diện tích năng suất và sản lượng của một số nước sản xuất lúa
gạo hàng đầu trên thế giới năm 2012
Nước DT(ha) NS(tấn/ha) SL(tấn)
Trung Quốc 30557000 6,7410 205985229
Ấn độ 42500000 3,5960 152600000
Indonesia 13443443 5,1360 69045141
Việt Nam 7753163 5,6135 43661570
Bangladesh 11553452 2,9333 33889632
(Nguồn FAOSTAT 2012)
Qua bảng 2.1 cho ta thấy: Ấn độ là nước trồng nhiều lúa nhất nhưng
năng suất và sản lượng thì lại là Trung Quốc lại là nước đạt cao nhất với lần
lượt là 6,7410 tấn/ha, 205.985.229 tấn.



15


2.1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt nam
Việt Nam là đất nước có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời. Sản
xuất lúa gáo ở nước ta tập chung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
và Đồng bằng song Hồng, khoảng 80% hộ gia đình nông thôn trong cả cstham
gia vào sản xuất gạo.
Trong giai đoạn 1968 – 1975 cuộc Cách Mạng Xánh sảy ra cả 2 miền
Nam và Bắc Việt Nam nhớ thành tựu về hệ thống tưới tiêu, phân bón và đặc
biệt về giống đã làm cho sản lượng lúa tăng 8,8 triệu tấn trong năm 1967 –
1975. Tuy nhiên do chiến tranh và áp dụng biện pháp kinh tế không hữu hiệu,
trong giai đoạn 1962 – 1988 nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan,
Mỹ… Số lượng nhập cao nhất là 1.260.000 tấn vào năm 1970. Năm 1989 đến
nay nhờ cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi Việt Nam đã chuyển vị trí
từ nước nhập khẩu thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
Từ đó đến nay sản lượng lúa gạo của Việt Nam không ngưng tăng lên
trong 10 năm từ 1990 – 2000 tăng từ 19.225 triệu tấn lên 32,700 triệu tấn.
Lượng xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng lên, năm 2000 là 4.500 triệu tấn.
Một tốc độ tăng hiếm gặp cũng là cao nhất những nước trông lúa trên thế giới.
Trong những năm gần đây, từ năm 2000 đến nay diên tích trồng lúa của
nước ta có xu hướng giảm dần. Đây cũng là xu hướng tất yếu vì các nguyên
nhân: Thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với từng vùng, từng loại đất để
tăng hiệu quả kinh tế và do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng nên đất
đai nông nghiệp bị giảm nhanh. Nhưng sản lượng lúa của nước ta không giảm
mà còn tăng lên, lượng xuất khẩu ra thế giới cũng tăng theo[11].
Theo thống kê của FAO thì trong những năm gần đây thì sản xuất lúa
của Việt Nam có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể từ năm 2010 -2012 sản lượng
năng suất và diện tích trổng lúa của Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2. Diện tích năng suất và sản lượng trồng lúa của nước ta năm
2010-2012
Năm DT(ha) NS(tấn/ha) SL(tấn)
2010 7489400 5,3416 40005600

2011 7655440 5,5383 42398346
2012 7753163 5,6135 43661570
(Nguồn FAOSTAT 2012)



16

Qua bảng trên ta thấy đươc sự tăng trưởng về sản xuất lúa ở nước ta khá
nhanh cả về diện tích, suất và sản lượng chứng tỏ chúng ta đã biết áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhiều hơn để nâng cao năng suất cũng như
chất lượng sản phẩm.
2.2.2. Các khảo nghiệm giống lúa BT13 tại Việt Nam và Cao Bằng
2.2.2.1. Tại Việt Nam
Giống BT13 chọn tạo từ giống lúa Khẩu Sửu của Điện Biên bằng
phương pháp chọn lọc cá thể. Từ vụ xuân 2006 được Bộ môn Cây lương thực
và Cây thực phẩm, Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tiếp tục
chọn tạo và làm thuần[12].
Trong vụ lúa mùa 2011 và vụ xuân 2012 vừa qua, tỉnh Hà Giang tiến
hành khảo nghiệm năm giống lúa thuần có năng suất cao, đó là các giống PB1,
PB2, PB8, T10 và BT13. Mục đích tìm ra các giống lúa thuần thích hợp với
các điều kiện canh tác, thổ nhưỡng và phù hợp với các điều kiện thời tiết của
cả 2 vụ xuân và vụ mùa… trên địa bàn của tỉnh để đưa vào cơ cấu gieo trồng
tại các địa bàn gieo cấy của tỉnh
Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Cả năm giống lúa thuần đều có khả
năng sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết của cả vụ xuân và vụ mùa; thời
gian sinh trưởng trung bình trong vụ xuân của năm giống lúa thuần trung bình
từ 110 – 120 ngày, trong điều kiện vụ mùa từ 95 – 105 ngày; khả năng chịu
rét và chống đổ khá; chống chịu tốt đối với các đối tượng sâu bệnh hại chủ
yếu trên cây lúa như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi

khuẩn và bệnh khô vằn…; cả năm giống lúa thuần đều có khả năng đẻ nhánh
khá và cho tỷ lệ bông hữu hiệu cao; năng suất bình quân trong vụ Xuân đạt từ
5,7 – 6,0 tấn/ha, năng suất bình quân trong vụ mùa đạt từ 6,2 – 6,5 tấn /ha
( cao hơn các giống lúa thuần khác từ 3,5 – 4,0 tạ/ha) và có chất lượng gạo
thơm ngon.
Trên cơ sở thành công của quá trình khảo nghiệm của cả vụ xuân và vụ
mùa, 5 giống lúa thuần PB1, PB2, PB8, T10 và BT13 đã được Sở NN&PTNT
Hà Giang đề nghị UBND tỉnh đưa vào cơ cấu gieo trồng trên địa bàn của tỉnh
trong vụ mùa 2012 và những năm tiếp theo[13].



17

Kết quả theo dõi sâu bệnh hại trên đồng ruộng tại một số điểm khảo
nghiệm trong vụ xuân 2008 tại tỉnh Phú Thọ thu được kết quả sau: So với đối
chứng là giống KD18 tại hầu hết các điểm BT13 đều có mức độ nhiễm thấp
hơn. BT13 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng 7 – 12 ngày,
đồng thời năng suất thực thu đạt trung bình 7,0-7,5 tấn/ha, cao hơn đối chứng
KD18 tới 0,8-9,5 tạ/ha. Kết quả khảo nghiệm giống BT13 tại xã Tú Lệ-Văn
Chấn- Yên Bái tại vụ xuân 2007 thấy năng suất BT13 đạt 51 tạ/ha cao hơn đối
chứng 16,5 tạ/ha, tăng 46,7%.
Từ các kết quả khảo nghiệm trong năm 2007 và 2008 cho thấy BT13 là
giống cho năng suất khá ổn định trong các điều kiện canh tác và thời vụ khác
nhau của từng tiểu vùng sinh thái ở miền núi phía Bắc. Như đã nói BT13 là
giống lúa thuần ngắn ngày. Thích ứng rộng, tiềm năng năng suất cao, ít sâu
bệnh, thích hợp cho canh tác vụ mùa vùng trung du và vụ xuân vùng cao[12].
Trên cơ sở các khảo nghiệm về giống lúa BT13 đã thành công tại các
tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái… Viện KHKT nông lâm miền núi phía bắc
đã xây dưng kế hoạch triển khai thực hiện tại Cao Bằng vào năm 2013.

2.2.2.2. Tại Cao Bằng
Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã xây dựng kế hoạch
ngay từ đầu năm nên đã chủ động triển khai các nội dung của dự án kịp thời,
đúng tiến độ và thời vụ, phù hợp với kế hoạch sản xuất tại địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Viện đã phối hợp với Sở
NN&PTNT tỉnh Cao Bằng và các cơ quan địa phương: Trạm Khuyến nông
huyện Thông Nông, xã Đa Thông triển khai các nội dung của dự án. Lãnh đạo
các cấp từ tỉnh đến địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi như chỉ đạo các
Phòng, Ban, cán bộ kỹ thuật phối hợp tham gia dự án từ khâu tổ chức đến
triển khai thực địa. Đối với địa phương trực tiếp triển khai dự án, lãnh đạo đã
cử cán bộ kỹ thuật cùng phối hợp với cán bộ Viện trực tiếp chỉ đạo và theo
dõi các mô hình sản xuất.[6]
Cán bộ chuyên trách của địa phương nhiệt tình, chịu khó, vững kiến
thức chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao những tiến bộ kỹ
thuật mới cho nông dân.



18

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra
Qua tìm hiểu về thực trạng phát triền lúa của Việt nam cũng như trên
thế giới và đặc biệt là sự phát triển của giống lúa BT13, đã được nghiên cứu
và thực hiện thành công ở nhiều địa phương ở nước ta. Để thực hiện thành
công việc sản xuất mô hình lúa BT13 tại Cao Bằng tôi rút ra một số bài học
kinh nghiệm sau:
- Khi chọn hộ tham gia mô hình cần chọn hộ có tâm huyết, kinh nghiệm,
trách nhiệm, có đủ vốn đối ứng và sẵn long chia sẻ kinh nghiệm với những
nông dân có nhu cầu, như thế góp phần làm giàu cho chính họ và nhân rông
mô hình.

- Sự ham thích, kiên trì, tận tụy chăm sóc quản lý của hô nông dân
quyết định lớn đến sự thành công của mô hình.
- Cán bộ tận tình giúp đỡ, truyền đạt những khoa học kỹ thuật, có kiến
thức chuyên sâu tốt.
- Cần mở nhiều hơn các lớp tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật mới,
đặc biệt là phải tìm ra thị trường tiêu thụ cho người nông dân.
- Phải có sổ nhật ký và nhắc nhở nông dân ghi chép hàng ngày và cán
bộ kiểm tra định để tiện theo dõi để giúp đỡ nông dân dễ dàng hoạch toán
được hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình, là sỏ để truy xuất nguồn gốc sản
phẩm là sản phẩm xuất khẩu.
- Có các chính sách hỗ trợ như: Vốn, giống, vật tư nông nghiệp… từ dự
án, chính sách của nhà nước.



19

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các xóm thực hiện mô hình sản xuất lúa BT13
tại xã Đa Thông - huyện Thông Nông - tỉnh Cao Bằng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Đa Thông - huyện Thông Nông - tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian nghiên cứu: 10/01/2014 – 15/4/2014
- Địa điểm nghiên cứu: Các xóm tham gia mô hình trong xã Đa Thông – huyện
Thông Nông – tỉnh Cao Bằng.
3.3. Nội dung nghiên cứu
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đa Thông - huyện Thông
Nông - tỉnh Cao Bằng.

- Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
 Thực trạng sản xuất của mô hình lúa BT13 tại xã Đa Thông - huyện
Thông Nông - tỉnh Cao Bằng.
 Đánh giá hiệu quả và mức độ tham gia của người dân đối với mô hình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình
- Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình
- Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình
 Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình.
- Đánh giá tính bền vững của mô hình
- Đánh giá khảnăng nhân rộng của mô hình
 Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình, đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trong thực tiễn sản xuất.
- Thuận lợi
- Khó khăn
- Giải pháp

×