Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.85 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



VƯƠNG THỊ ANH



Tên đề tài:
“ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO TỒN CỦA GIỐNG CHÈ TRUNG
DU TẠI MỘT SỐ XÃ PHÍA TÂY THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : K42 - PTNT
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Hữu Thọ








Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập lý thuyết tại trường và thời gian thực tập tốt
nghiệp tại cơ sở, nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, bạn
bè, tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Được sự đồng ý của ban
Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Thọ tôi tiến hành nghiên cứu chuyên
đề “ Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã
phía Tây thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & Phát triển nông thôn,
cùng tất cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của
thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Hữu Thọ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
để tôi hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới ban lãnh đạo, cán bộ UBND xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên tỉnh
Thái Nguyên đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số
liệu phục vụ cho bản khóa luận này.
Do còn thiếu kinh nghiệm nên mặc dù đó cố gắng hết sức nhưng không tránh
khái những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày…tháng…năm 2014

Sinh viên






Vương Thị Anh

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQ Bình quân
BQC Bình quân chung
ĐVT Đơn vị tính
FAO Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế
FAOSTAT Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hợp Quốc tế
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
HTX Hợp tác xã
SL Số lượng
UBND Ủy ban nhân dân
BVTV Bảo vệ thực vật
KHTS Khấu hao tài sản
CC Chè cành
CTD Chè trung du
MI Thu nhập hỗn hợp
TC Tổng chi phí
IC Chi phí trung gian
GO Tổng giá trị sản xuất
VA Giá trị gia tăng
MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3
3.1.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận 3
PHẦN II:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1. Cơ sở lí luận của đề tài 4
1.1 Một số đặc điểm chung của sản xuất chè 4
1.1.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè 4
1.1.2 Khái niệm một số loại giống chè 5
1.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè 6
2. Cơ sở thực tiễn 13
2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 13
2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 13
2.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới 15
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè của Việt Nam 16
2.2.1. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam 16
2.2.2 Tình hình tiêu thụ chè của Việt Nam 18
2.3. Tình hình sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên 20
2.3.1. Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè của Thái Nguyên 20
2.3.2. Tình hình sản xuất 21
2.3.3. Chế biến, tiêu thụ chè ở Thái Nguyên 22
PHẦN III : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 24
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2. Nội dung nghiên cứu 24
3. Phương pháp nghiên cứu 24

3.1. Phương pháp chọn mẫu 24
3.2. Phương pháp thu thập số liệu 24
3.3. Phương pháp xử lý số liệu 26
3.4. Phương pháp phân tích thông tin 26
4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 27
4.1. Các chỉ tiêu phân tích: 27
4.2. Các chỉ tiêu so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè 28
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
30
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố
Thái Nguyên 30
1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên 30
1.1.1 Vị trí địa lý 30
2.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn 31
2.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai: 32
2.1.5. Tài nguyên - thiên nhiên 32
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên 33
1.2.1. Tình hình kinh tế của thành phố Thái Nguyên 33
1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất chè tại xã 35
1.3.1 Thuận lợi 35
1.3.2 Khó khăn 36
2.1 Tình hình sản xuất chè của vùng chè Tân Cương 38
2.2 Tình hình tiêu thụ chè của vùng chè Tân Cương 40
3. Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của cây chè cành và cây chè Trung du
trên địa bàn xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu 41
3.1 Tình hình chung của hộ nghiên cứu 41
3.1.1 Thông tin chung về các hộ 42
3.1.2. Tình hình sản xuất chè của hộ 44
3.2 Chi phí sản xuất của cây chè Trung du và cây chè cành của hộ điều tra 45
3.3. Chi phí lao động trong sản xuất chè của hộ 48

3.4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây chè Trung du và cây chè cành của hộ 50
4. Hiệu quả xã hội của việc bảo tồn và phát triển chè trung du đối với xã hội 51
5. Thực trạng khó khăn thuận lợi trong phát triển sản xuất chè của hộ tại xã
Tân Cương, Phúc trìu, Phúc xuân. 52
5.1 Thuận lợi 55
5.2 Khó khăn 56
6. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình bảo tồn chè trung du 57
6.1. Thuận lợi 57
6.2.Những mặt còn hạn chế 57
6.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở thành phố Thái
Nguyên 58
7. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển chè trung du. 58
7.1. Phương hướng. 58
7.2. Giải pháp phát triển chè trung du 59
PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
6.1. Kết luận 63
6.2. Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè 8
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất chè năm 2013 của một số nước trên thế giới 14
Bảng 2.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm từ 2008 - 2012 15
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất của chè Việt Nam từ năm 2008 - 2012 18
Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 2009 – 2013 19
Bảng 3.1: Tình hình sản xuất chè của vùng chè Tân Cương qua 3 năm 2011 –
2013 38
Bảng 3.2 : Một số thông tin chung về các hộ điều tra 42

Bảng 3.3: Diện tích chè Trung du và chè cành của các hộ điều tra 43
Bảng 3.4 :Tình hình sản xuất chè cành và chè Trung du của hộ điều tra 44
Bảng 3.5: So sánh chi phí đầu vào bình quân 1 sào chè cành so với 1 sào chè
Trung du của hộ điều tra 46
Bảng 3.6 : So sánh chi phí lao động bình quân cho 1 sào chè cành với 1 sào
chè Trung du của hộ điều tra 48
Bảng 3.7: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất 1 sào chè Trung du và
chè cành hộ 50
Bảng 3.8: Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất chè của hộ 53



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


Hình 2.1: Tỉ lệ cơ cấu giống của tỉnh Thái Nguyên năm 2010 21
Hình 3.1: Sơ đồ các kênh tiêu thụ chè của vùng chè Tân Cương 41
1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng lâu đời trên đất nước ta và
ngày càng có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Đã từ lâu chè có vị trí không thể thay thế ở một số vùng của đất nước
trong quá trình phát triển. Sản phẩm chè được tiêu dùng phổ biến ở đất nước
ta bởi tác dụng của chè được kiểm chứng qua chiều dài lịch sử. Ngành chè
nước ta hiện nay vừa có lợi thế vừa có khả năng to lớn để phát triển không
những nội lực trong ngành được phát huy mạnh mẽ mà còn có các điều kiện
bên ngoài cũng rất thuận lợi để phát triển chè. Mặt khác cây chè phát triển còn

tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động rất lớn ở các vùng nông thôn,
đem lại thu nhập cho họ góp phần xoá đói giảm nghèo, giúp nông thôn rút
ngắn khoảng cách về kinh tế với thành thị, thiết lập công bằng xã hội.
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha),
cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng
đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên
liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Người sản
xuất chè của nói riêng tại một số xã phía Tây của thành phố Thái Nguyên và
người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên nói chung đã có những kỹ thuật chăm
sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ
nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên
những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, có vị chát vừa
phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao;
100% sản phẩm chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ
nội địa và có xuất khẩu (1). Thành phố Thái Nguyên được biết đến với danh trà
Tân Cương. Vùng chè đặc sản Tân Cương cách trung tâm T.P Thái Nguyên từ
5 đến 10km về phía Tây, tập trung chủ yếu ở 3 xã Tân Cương, Phúc Xuân,
Phúc Trìu, với diện tích chè trên 1.300ha. Nơi đây không những nổi tiếng vì có
sản phẩm chè ngon mà còn có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có núi, sông và
2

rất gần khu du lịch Hồ Núi Cốc. Năm 2013, ước tính có hơn 10.000 lượt du
khách đến tham quan vùng chè đặc sản Tân Cương (2).
Vùng chè đặc sản Tân Cương là vùng sản xuất chủ yếu dựa vào nông
nghiệp. vùng chè Tân Cương đang từng bước có chính sách, kế hoạch, định
hướng giúp nông dân làm giàu trên chính đất quê hương của mình. Hình thức
sản xuất chủ yếu của xã là kinh tế hộ gia đình. Do đó việc tìm ra hướng đi đúng
đắn cho kinh tế hộ là việc làm cần thiết.
Chè Trung du là chè đặc sản của vùng chè Tân Cương nhưng trên thực
tế diện tích trồng chè Trung du của vùng chè Tân Cương giờ còn rất ít (gần

40%) và đang đứng trước nguy cơ bị mất dần và được trồng thay thế bằng chè
cành. Do đó, vấn đề đặt ra là bảo vệ và phát triển giống chè Trung du một
cách cụ thể từ đó giúp người sản xuất chè tại xã đưa ra hướng phát triển cho
mình để đem lại hiệu quả cao nhất, và phát huy được thế mạnh của địa
phương. Là một sinh viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tôi muốn góp
một phần nhỏ kiến thức của bản thân vào trong công cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế của vùng. Chính vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Đánh giá khả năng bảo tồn của giống chè Trung du tại một số xã phía Tây
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được đầy đủ, chính xác thực trạng sản xuất và phân tích, so
sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè Trung du và cây cành tại xã Tân
Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân thành phố Thái Nguyên. Từ kết luận để đưa ra
các giải pháp bảo tồn giống chè Trung du đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
doanh và thị trường tiêu thụ chè để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của
người nông dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất chè
tại địa phương.
- Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất chè cành và chè
Trung du tại xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân.
3

- Đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giống chè Trung du
tại vùng chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản

và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà
trường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những
kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những
kiến thức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được
những kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,
nghiên cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả
năng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định
hướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vân
dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
3.1.2. Ý nghĩa của thực tiễn của đề tài
- So sánh hiệu quả kinh tế của loại chè này giúp cho người nông dân
biết được hiệu quả của các loại chè và những khó khăn thuận lợi cũng như cơ
hội và thách thức của họ khi sản xuất các loại chè này.
- Góp phần phát triển cây chè tại địa phương một cách bền vững và
hiệu quả nhờ việc nghiên cứu so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như vấn
đề xoay quanh việc phát triển cây chè.Tận dụng quỹ đất hiện có và chưa khai
thác hoặc thay thế một số cây trồng kém hiệu quả tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương,
các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mới, hướng đi mới để phát triển
giống chè phù hợp với địa phương phát triển lâu dài và bền vững.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
- Phần I: Mở đầu
- Phần II: Tổng quan đề tài nghiên cứu
- Phần III: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu.
- Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Phần V: Kết luận và kiến nghị.
4



PHẦN II:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1 Một số đặc điểm chung của sản xuất chè
1.1.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Chè đóng vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội, văn hóa của con người. Cây chè
được trồng khắp mọi nơi trên thế giới. Với nhiều giống chè khác nhau, chè
mang đến cho thế giới những sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của hầu hết
người tiêu dùng trên thế giới. Ngoài tác dụng là nước giải khát chè còn được
coi như một loại thần dược phòng và chữa bệnh cho con người, là lớp thực vật
bảo vệ đất và môi trường.
Sản phẩm chè của nước ta không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng nội địa mà còn được xuất khẩu nhiều nơi trên thế giới. Góp phần mở
rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong nước, đồng thời thu về
nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước.
Đối với người nông dân sản xuất chè, ngoài việc tạo công ăn việc làm
ổn định và đem lại thu nhập cho gia đình góp phần dùy trì và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho họ. Hầu hết người nông dân làm chè họ ít bị thấp nghiệp
và có thu nhập cao và ổn định hơn hầu hết cây trồng khác trong vùng.
Ngoài giá trị về kinh tế, cây chè đã góp phần bảo vệ môi trường, phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc. Vì là cây công nghiệp dài ngày và phát triển
tương đối ổn định (chè Trung du chu kì sống khoảng 30 – 40 năm, chè giống
mới 15 – 20 năm) đã góp phần bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững cho 1
đất nước còn đang phát triển như nước ta (Lê Tất Khương, Đỗ Ngọc Quý,
2000)[5].
Như vậy, việc phát triển sản xuất chè không những góp phần đem lại hiệu
quả kinh tế cho xã hội mà góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, cải

thiện đời sống ở nông thôn, làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và
nông thôn. Không những vậy việc sản xuất chè còn góp phần thúc đẩy nhanh hơn
5

quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, giảm bớt khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn, giữa các vùng miền khác nhau trong cả nước[1].
1.1.2 Khái niệm một số loại giống chè
+ Giống chè Trung du (hay còn gọi là chè ta) đây thực chất là giống
chè Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ rất lâu đời, ở vùng Trung du
Bắc Bộ. Giống có khả năng thích ứng với vùng đất khô cằn, khả năng chịu
sâu bệnh tốt và thích hợp ở mức trung bình cho cả sản xuất chè đen và chè
xanh. Hiện này, giống này chiếm khoảng 60% tổng diện tích chè của cả nước.
+ Giống chè lai: Có các loại giống lai phổ biến như LDP1, LDP2
Chè lai có đặc điểm chung là năng suất cao hơn vì búp to hơn, dậy mùi thơm
hơn nhưng vị thường nhạt hơn.
+ Giống chè TRI777: Thuộc biến chủng chè Shan, cây sinh trưởng khá,
búp to có lông tuyết, mật độ búp thấp, góc độ phân cành hẹp, tán tương đối
rộng. Đây là giống thích hợp chế biến chè xanh và chè đen chất lượng cao. Dễ
giâm cành, cây sinh trưởng khoẻ, khi trồng có tỷ lệ sống cao. Khả năng chống
chịu đối với sâu bệnh hại kém: bị bọ xít muỗi và rệp phảy phá hại nặng.
+ Giống mới: Các giống chè mới thường được nhập từ nước ngoài như:
Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc Các giống này thường có
mùi thơm đặc trưng, hoàn toàn khác mùi hương chè thông thường.
+ Giống Kim Tuyên (Kim Huyên, A17 hoặc dòng 27) có nguồn gốc là
giống vô tính của Đài Loan, được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là
giống Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm
1975. Nhập nội vào Việt Nam từ 1994. Trồng ở các tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái,
Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên.
+ Giống chè Phúc Vân Tiên: Có nguồn gốc là giống vô tính của Trung
Quốc, chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại

Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to từ 1957-1971 bởi Viện Nghiên
cứu chè tỉnh Phúc Kiến nhập nội vào Việt Nam năm 2000 [12].
Còn nhiều giống chè khác, nhưng trên đây là giống chè phổ biến được
trồng tại Việt Nam. Cách phân biệt của nông dân thì người ta thường gọi giống
chè Trung du (chè ta) là giống chè truyền thống vì nó được đưa vào Việt Nam
6

khá lâu đời (trồng bằng hạt). Giống chè lai (LDP1, LDP2 ) + giống chè mới
(Giống chè TRI777, Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Thúy Ngọc ) người
ta gọi chung là chè cành mới xuất hiện vài chục năm trở lại đây và có đặc điểm
phân biệt là khi trồng người ta dùng cành giâm ươm sau đó mang đi trồng.
Nhìn chung các giống chè có những đặc điểm và quy trình chăm sóc
tương đối giống nhau. Tuy nhiên, mỗi loại giống chè có những đặc điểm riêng
nhất định. Sau đây chúng ta xét nhưng đặc điểm chung của cây chè.
1.1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật
khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì thế
để phát triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú
trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại
bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu… Để tạo ra được những
sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu
tư sản xuất trong và ngoài nước. Cây chè là cây trồng mũi nhọn của địa
phương vì thế cần phải thực hiện theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm chè góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống
người dân trồng chè.
Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè
a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất
tốt, sâu, chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm.
Dưới đây, chúng ta xét một số điều kiện sinh thái chủ yếu:

+ Điều kiện đất đai và địa hình:
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc
lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng
chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ
pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là
80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
- Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung Du phần lớn là feralit vàng đỏ
được phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần
7

lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ
bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ
pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn 1 mét và thoát nước.
- Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng
chè. Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không trồng
trên núi cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng
bằng. Kinh nghiệm nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao
Xrilanca có mùi thơm của hoa mà hương vị đó không thể có được trong chè
trồng ở khu vực thấp.
Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới
thường có độ cao cách mặt biển từ 500 đến 800 m. Vùng chè ngon có tiếng ở Ấn
Độ trồng ở độ cao cách mặt biển 2.000 m. Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng
chè càng có xu hướng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh
hưởng không tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè [8].
+ Điều kiện độ ẩm và lượng mưa:
Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều
nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng
quan trọng hơn. Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối
với cây chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân
lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng

100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Chè yêu cầu độ ẩm
không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào
khoảng 85%.
Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới
thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực
tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doomđome ở Bắc Ấn Độ lượng mưa
phân bố nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lượng chè thu hoạch được
trong năm cũng tập trung vào thời kỳ đó. Vùng chè Mlanji (Nam Phi) lượng
mưa tập trung vào tháng 11 đến tháng 4 nên sản lượng chè cao nhất trong năm
8

cũng tập trung vào thời kỳ này. Ở ta phân bố sản lượng chè trong năm cũng có
quan hệ rõ rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng [8].
Bảng 1.1: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè
Tháng 1-2 3-4 5 6 7 8 9 10 11-12

Sản lượng chè trong
năm (%)
0,39 7,2 -5,3 10,4 14,7

16,6

13,2 16,5 10,6 4,06
Lượng mưa tháng
(mm)
50 50–100
> 100
vụ thu hoạch chè chủ yếu
50
(Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ)

Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng trồng chè của nước ta
tương đối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè.
+ Điều kiện độ nhiệt không khí:
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất
định. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956)
thì cây chè bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 10
o
C. Độ nhiệt bình quân hàng
năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5
o
C và sinh trưởng tốt
trong phạm vi 15 - 23
o
C. Giới hạn độ nhiệt thấp đối với sinh trưởng của chè biểu
hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trưởng trong mùa đông và sinh trưởng trở lại
khi có độ nhiệt ấm áp của mùa xuân trong những vùng khí hậu á nhiệt đới. Đối
với sinh trưởng của cây trong thời kỳ này thì độ nhiệt không khí trở thành nhân
tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000
o
C.
Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo
giống, có thể từ -5
o
C đến -25
o
C hoặc thấp hơn[8].
+ Điều kiện ánh sáng:
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính
chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng
tán xạ. ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi

cho quang hợp và sinh trưởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số nước
9

như Ấn Độ, Xrilanca thường áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè
để hạn chế độ nhiệt cao và ánh sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây
và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn
ươm, người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh.
Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ [8].
+ Không khí:
Không khí rất cần cho sự sống của thực vật. Hàm lượng CO
2
trong
không khí khoảng 0,03%, song chỉ cần có một biến động nhỏ cũng ảnh hưởng
rất lớn đến quang hợp. Chè là một cây ưa bóng râm, cường độ quang hợp
cũng thay đổi theo hàn lượng CO
2
có trong không khí. Nói chung hàm lượng
CO
2
trong không khí tăng lên đến 0,1 - 0,2% thì cường độ quang hợp tăng lên
rất rõ rệt [8].
b. Nhóm nhân tố về kỹ thuật
+ Ảnh hưởng của giống chè: Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất
dài, giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy,
việc nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản
xuất được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm.
Lựa chọn thế hệ sau được tiến hành theo các đặc tính của tính trạng bên
ngoài của cây như: Thân, cành, lá, búp, hoa, quả Giống chè ảnh hưởng tới
năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng

sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.
Mỗi sản phẩm chè đòi hỏi một nguyên liệu nhất định, mỗi vùng, mỗi điều
kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc một số giống chè. Vì vậy, để góp
phần đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng lợi thế so sánh của mỗi vùng sinh
thái cần đòi hỏi một tập đoàn giống thích hợp với điều kiện mỗi vùng.
Để đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất chè ở Việt Nam và góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của sản xuất chè cần áp dụng
đồng bộ các giải pháp, trong đó nghiên cứu và triển khai giống chè mới là giải
pháp rất quan trọng, cần thiết cho việc phát triển cây chè cả về trước mắt và
lâu dài.
10

+ Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng
nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn
cỗi, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm
giảm sản lượng thậm chí còn chết. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp
giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và
chất lượng cao.
+ Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng
chè cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc ,điều
kiện cơ giới hóa. Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau,
nếu mật độ quá thưa hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp,
lâu khép tán, không tận dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ
dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ chè cho hợp lý.
+ Đốn chè: Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển của cây chè mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, chất lượng chè. Do vậy, kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học chú ý
nghiên cứu.
Kỹ thuật đốn chè ở Việt Nam đã được đề cập từ lâu, đầu tiền từ những
kinh nghiệm của thực tiến sản xuất. Trước năm 1945 nhân dân vùng Thanh

Ba -Phú Thọ đã có kinh nghiệm đốn chè kinh doanh: "Năm đốn - năm
lưu".Những công trình nghiên cứu về đốn chè ở Trại Thí nghiệm chè Phú Hộ
- Phú Thọ từ năm 1946 - 1967 đã đi đến kết luận hàng năm đốn chè tốt nhất
vào thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra các mức đốn hợp lý cho
từng loại hình đốn:
- Đốn Phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3 - 5cm, khi cây
chè cao hơn 70cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1 - 2cm.
- Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 - 65cm.
- Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 - 50cm.
- Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 - 15cm.
Nghiên cứu về đốn chè các tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979), Đỗ Ngọc
Quỹ (1980) đều cho thấy: đốn chè có tác dụng loại trừ các cành già yếu, giúp
cho cây chè luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế ra hoa, kết quả,
11

kích thích hình thành búp non, tạo cho cây chè có bộ lá, bộ khung tán thích
hợp, vừa tầm hái.
+ Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng
phân rất cao ở trong đất, trong khi đó chè lại thường được trồng trên sườn đồi,
núi cao, dốc, nghèo dinh dưỡng Cho nên, lượng dinh dưỡng trong đất trồng
chè ngày càng bị thiếu hụt.
Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi
trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện pháp không thể
thiếu được. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước đều cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 - 60%. Hiệu
quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè, kết quả nghiên cứu
trong 10 năm cho (1988-1997) ở Phú Hộ cho thấy:

Đạm và Lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi, lớn hơn
vai trò của tổ hợp Đạm và Kali. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng và năng suất chè ở các giai đoạn khác nhau, tác giả Chu Xuân Ái, Đinh
Thị Ngọ, Lê Văn Đức 1998 cho thấy: phân lân có vai trò với sinh trưởng cả về
đường kính thân, chiều cao cây, độ rộng tán của cây con. Bón phân cân đối
giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ bón đạm và kali hoặc chỉ
bón mỗi đạm. Thời kỳ đầu của giai đoạn kinh doanh sự sinh trưởng tán chè tiếp
tục đòi hỏi đủ phân P, K nên cơ sở bón đủ đạm. Như vậy, cây chè cần được
cung cấp N, P, K với lượng cân đối hợp lý và thường xuyên. Tuy nhiên, mỗi
giai đoạn cây cần với liều lượng khác nhau với nguyên tắc: từ không đến có, từ
ít đến nhiều, bón đúng lúc đúng cách, đúng đối tượng và kịp thời.Nếu bón phân
hợp lý sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống
chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh dẫn đến tăng năng suất.
+ Hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho
12

chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái
quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây chè.
+ Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu hái
có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá lâu
chất lượng chè sẽ giảm và có thể bị ôi. Do vậy khi thu hái không để dập nát
búp chè và để trong túi quá lâu.
+ Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản
phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên
liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh chế
thành phẩm.
Chế biến chè đen gồm các công đoạn: Hái búp chè - Làm héo - Vò -Lên
men - Sấy khô - Vò nhẹ - Phơi khô. Chè đen thường được sơ chế bằng máy

móc hiện đại với năng suất chất lượng cao, trong các khâu này đòi hỏi quy
trình kỹ thuật phải nghiêm ngặt tạo hình cho sản phẩm và kích thích các phản
ứng hóa học trong búp chè.
Chế biến chè xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp dụng
rất phổ biến từ trước đến nay, quy trình gồm các công đoạn: từ chè búp xanh
(1 tôm 2 lá) sau khi hái về đưa vào chảo quay xử lý ở nhiệt độ 100
0
C với thời
gian nhất định rồi đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm bớt tỷ
lệ nước trong chè. Sau khi vò xong lại đưa chè vào quay xử lý ở nhiệt độ cho
đến khi chè khô hẳn (chú ý nhiệt độ phải giảm dần). Sau khi chè khô ta có thể
đóng bao bán ngay hoặc sát lấy hương rồi mới bán, khâu này tùy thuộc vào
khách hàng. Đặc điểm của chè xanh là có màu nước xanh óng ánh, vị chát
đậm, hương vị tự nhiên, vật chất khô ít bị biến đổi.
Chế biến chè vàng: Yêu cầu của việc chế biến khác với chè xanh và chè
đen, chè vàng là sản phẩm của một số dân tộc ít người trên các vùng núi cao,
được chế biến theo phương pháp thủ công [4].
c. Nhóm nhân tố về kinh tế
+ Thị trường và giá cả: Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản:
sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?. Câu hỏi sản xuất
13

cái gì được đặt lên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả
lời câu hỏi này người sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu
cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất
ra được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay
không, từ đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện.
Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào hai loại chè chính
là chè đen và chè xanh. Chè đen được bán ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ,
còn chè xanh được tiêu thụ ở thị trường Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn

Quốc ). Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường chè cần lưu ý tới độ co giãn
cung cầu về chè là vấn đề sản xuất cho ai? ở đây muốn đề cập tới khâu phân
phối. Hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? ai là người được hưởng
lợi ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới kích thích
được sự phát triển sản xuất có hiệu quả.Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế
thị trường, sự biến động của cơ chế thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của
người sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng. Do
đó, việc ổn định giá cả và mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết
cho ngành chè góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành
nông nghiệp.
+ Cơ cấu sản xuất sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm là quan điểm có
ý nghĩa thực tiễn cao, vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Đa dạng hoá sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường và tiêu thụ được nhiều
sản phẩm hàng hoá nhưng đồng thời phải phát huy những mặt hàng
truyềnthống đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, được thị trường chấp nhận.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Hiện nay, hàng tỷ người trên thế giới đã sử dụng chè làm thứ nước
uống hàng ngày. Ngay cả ở các nước Tây Âu thì số người chuyển từ uống
cafe sang uống chè ngày càng nhiều. Đến nay, trên thế giới có trên 50 quốc
gia trồng chè từ 42 độ Bắc (Gruzia) đến 27 độ Nam (Achentina) với lịch sử có
từ rất lâu đời khoảng 4000 năm, cây chè được phân bố từ 30 vĩ độ Nam đến
14

45 vĩ độ Bắc. Chè được trồng tập trung nhiều nhất ở châu Á , sau đó đến châu
Phi và ít nhất Châu Đại Dương. Chè được trồng ở độ cao khá lớn , phân bổ từ
0m đến 220m so với mặt nước biển (Lê Tất Khường, 2006) [3]. Theo FAO (
2013) thì tình hình sản xuất chè trên thế giới tính đến năm 2011 như sau:
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất chè năm 2013 của một số nước trên thế giới

STT Tên nước Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ khô/ha)
1
Trung Quốc 1.514,00 10,83
2
Ấn Độ 580,00 16,67
3
Kenya 187,86 20,12
4
Việt Nam 114,80 18,00
5
Indonesia 122,70 11,61
6
Brazil 2,29 15,37
7
Nhật Bản 46,20 20,57
8
Thế giới 3.256,76 14,35
(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2013)
Về năng suất chè của thế giới. Nhật Bản là nước có năng suất chè cao
nhất đạt 20,57 tạ chè khô/ha, vượt hơn năng suất bình quân của thế giới là
14,35 tạ chè khô/ha. Việt Nam tính đến năm 2013 đạt năng suất 18,00 tạ chè
khô/ha vượt hơn năng suất của thế giới.
Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất thế giới, tuy nhiên về năng suất
chè thấp hơn năng suất chè thế giới. Cụ thể: năm 2013 năng suất chè Trung Quốc
đạt 10,83 tạ chè khô/ha thấp hơn thế giới 3,52 tạ chè khô/ha. Điều này cho
chúng ta thấy năng suất chè phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau không những
điều kiện tự nhiên mà còn bị tác động bởi yếu tố con người.
+ Về sản lượng chè thế giới
Sản lượng chè toàn thế giới năm 2011 là 4.668,99 tấn tăng 689,85 tấn
tương đương 17,33% so với năm 2007. Châu Á là khu vực có sản lượng chè

cao nhất thế giới đạt 3.973,58 tấn chiếm 85,1% sản lượng chè của thế giới
15

(năm 2011). Châu Mỹ là khu vực có sản lượng chè thấp nhất thế giới 107,84
tấn chiếm 2,3% sản lượng chè thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng chè
lớn nhất thế giới đạt 1.640,31 tấn chiếm 35,13% tổng sản lượng chè toàn thế
giới. Việt Nam đạt sản lượng 206,6 tấn chiếm 4,42 % tổng sản lượng chè toàn
thế giới.
Bảng 2.2: Sản lượng chè thế giới qua các năm từ 2008 - 2012
(ĐVT: 1000 tấn)
Năm
Châu
Lục, nước
2008 2009 2010 2011 2012
Thế giới 3.979,14 4.206,90 4.244,83 4.547,82 4.668,99
Châu phi 579,74 546,96 524,89 614,92 582,10
Châu Mỹ 84,24 92,52 83,89 100,48 107.84
Châu Âu 221,56 210,58 215,13 239,05 225,03
Châu Á 3.307.01 3.558,98 3.627,69 3.826,86 3.973,58
Trung Quốc 1.183,00 1.274,98 1.375,78 1.467,47 1.640,31
Ấn Độ 973,00 987,00 972,70 991,18 966,73
Kenya 369,60 345,80 314,20 399,01 377,91
Sri lanka 305,22 318,70 290,00 331,40 327,50
Việt Nam 164,00 173,50 185,70 198,47 206,60
(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2013)
2.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức môi giới chè toàn cầu, sản lượng chè đen
thế giới đã giảm 7% (tương đương 57,82 triệu kg) trong nửa đầu năm 2013,
xuống còn 766,72 triệu kg so với mức 824,54 triệu kg của năm trước.
Trong đó, sản lượng giảm mạnh nhất là tại Kenya (nước xuất khẩu chè

đen lớn nhất thế giới), sản lượng chè đen của nước này hiện đã giảm 20,29
triệu kg so với nửa đầu năm 2011, đạt 158,17 triệu kg. Sản xuất chè đen của
Ấn Độ cũng giảm mạnh 20,24 triệu kg so với cùng kỳ năm trước, đạt 338,08
triệu kg; tại Uganda sản xuất giảm 8,86 triệu kg (đạt 12,65 triệu kg); Srilanka
giảm 7,4 triệu kg (đạt 163,26 triệu kg. Trong khi đó, Zimbabwe, Malawi và
16

Tanzania cũng thông báo sản lượng chè trong 6 tháng đầu năm 2013 đều đạt
thấp hơn so với nửa đầu năm 2012. Ngược lại, Bangladesh và Indonesia là 2
quốc gia duy nhất báo cáo sản lượng có sự gia tăng.
Nhu cầu tiêu thụ ổn định ở mức cao trong khi nguồn cung lại sụt giảm
mạnh đang là nguyên nhân chính đẩy giá chè thế giới tăng cao.
Giá chè tại thị trường Kenya trong tháng 7/2012 đã tăng 1,35% so với
tháng trước, lên mức 345,59 Uscent/kg. Tại thị trường Ấn Độ, kết thúc tháng
8/2012 giá chè chính thống tiếp tục tăng 9,4 Rs/kg so với 1 tháng trước, lên
mức 246,10 Rs/kg. Giá chè bụi CTC cũng tăng 6,2%, đạt 161 Rs/kg.
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè của Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam
Với 3/4 diện tích là đồi núi, lại thêm khí hậu nhiệt độ nóng ẩm, Việt
Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển.
Tuy nhiên ở nước ta sản xuất chè chỉ thực sự bắt đầu từ sau những năm 1925.
Lịch sử phát triển cây chè ở Việt Nam được chia ra làm các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1890-1945:
Vào các năm 1890,1891 người pháp tiếp tục điều tra và thành lập
những đồn điền chè đầu tiên ở Việt Nam: Ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện
tích 60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Nam) với diện tích 250 ha, ở giai đoạn này 2
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có 1990 ha chè. Các trạm nghiên cứu chè cũng
được thành lập ở Phú Hộ ( Phú Thọ) năm 1918, ở Plâycu năm 1927 và ở Bảo
Lộc( Lâm Đồng) năm 1931 (theo Nguyễn Hanh Khôi 1983).
Trong những năm 1925-1940 người pháp đã mở thêm các đồn điền chè

ở cao nguyên Trung Bộ với diện tích 2750 ha.
Đến năm 1938 Việt Nam có 13.405ha chè với sản lượng 6100 tấn chè
khô. Diện tích chè phân bố chủ yếu ở vùng núi Bắc bộ và cao nguyên Trung
Bộ, trong đó trên 75% diện tích là do người Việt quản lý.
Đến năm 1939 Việt Nam đạt diện tích 13.408 ha với sản lượng 10.900
tấn búp khô đứng thứ 6 trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật
Bản và Indonexia.
17

Ở giai đoạn này, diện tích chè vẫn còn phân tán lẻ tẻ mang tính chất tự cung
tự cấp, kỹ thuật canh tác còn thô sơ với phương thức quảng canh là chính.
+ Giai đoạn 1945-1954:
Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của chiến tranh nên các vườn chè bị bỏ
hoang, ít được đầu tư chăm sóc, diện tích và sản lượng chè đều bị giảm sút rất nhiều.
+ Giai đoạn 1954-1990:
Ở giai đoạn này các chương trình phát triển nông nghiệp đã được hoạch
định. Cây chè được xác định là cây có giá trị kinh tế cao có tầm quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là ở vùng Trung Du Miền Núi.
Trong giai đoạn này, công nghiệp chế biến phát triển mạnh, nhiều nhà
máy chè xanh, chè đen được xây dựng ở nghĩa Lộ, Hà Giang, Tuyên Quang,
Yên Bái, Thái Nguyên Với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, vật chất của Liên Xô,
Trung Quốc, phần lớn sản phẩm chè được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước
Đông Âu.
Trong giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của 1 số tổ chức sản xuất,
kinh doanh chè như: Tổng công ty chè Việt Nam (VinaTea) vào năm 1987,
hiệp hội chè Việt Nam (ViTas) năm 1988 Các tổ chức này ra đời đã quản lý
và lãnh đạo ngành chè, giúp ngành chè từng bước ổn định và phát triển.
+ Giai đoạn 1990 đến nay:
Trong những năm 1990 do có sự biến động lớn về thị trường tiêu thụ
(thị trường chủ yếu ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ) nên sản xuất chè gặp

nhiều khó khăn, công nghệ chế biến chưa theo kịp được yêu cầu về chất
lượng và chủng loại chè của thị trường Châu Á, Châu Mỹ và Tây Âu. Sự
chồng chéo về quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương đã
phần nào làm ngành chè chững lại.
Trước thực trạng đó việc thành lập Tổng công ty chè Việt Nam, thống nhất
quản lý ngành chè được tiến hành, một số liên doanh liên kết với nước ngoài được
thành lập, công nghệ chế biến bước đầu được chú trọng, đổi mới thị trường xuất khẩu
mở rộng sang Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Đã củng cố và tạo được niềm tin cho người
trồng chè và làm chè [4].
18

Trong những năm gần đây, nhà nước ta có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư
cho phát triển cây chè, Do vậy diện tích năng suất và sản lượng chè không ngừng
tăng lên:
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất của chè Việt Nam từ năm 2008 - 2012
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2008
107,4 15,27 164,00
2009
108,8 15,95 173,50
2010
111,4 16,67 185,70
2011
113,2 17,53 198,47

2012
114,8 18,00 206,60
(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2013)
Theo số liệu ở bảng cho ta thấy: Từ năm 2008 đến 2012 diện tích năng
suất sản lượng và xuất khẩu chè tăng nhanh. Năm 2008 diện tích chè là 107,4
ha thì đến năm 2012 tăng lên 114,8 ha. Năng suất bình quân năm 2012 là 18
tạ khô/ha, tăng 2,73 tạ khô/ha tương ứng tăng 15,17% so với năm 2008. Sản
lượng chè theo đó cũng tăng mạnh đạt 206,6 tấn búp khô vào năm 2012 tăng
42,6 tấn tương ứng 25,59% so với năm 2008.
2.2.2 Tình hình tiêu thụ chè của Việt Nam
Hiện ngành Chè Việt đã xuất khẩu các sản phẩm chè đến hơn 100 quốc
gia và khu vực trên thế giới. Thế mạnh nhất mà mặt hàng chè đang nắm giữ
đó là có tỷ lệ nội địa 100%, trong khi nhiều ngành, nhiều mặt hàng khác có tỷ
lệ nội địa thấp, nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào thế giới cùng với nhu
cầu tiêu dùng chè trên thế giới ngày càng tăng. Do vậy, trong thời gian tới
tiềm năng phát triển của ngành Chè còn rất lớn.
Việt Nam là nước xuất khẩu chè đứng thứ năm thế giới (sau Kenya, Ấn
Độ, Trung Quốc và Sri Lanca), đứng thứ hai về sản xuất chè xanh (sau Trung
Quốc). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt là Pakistan, Đài Loan,
Indonesia, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ
a. Thị trường trong nước
Mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè năm 2013 của Việt
Nam tăng so với năm 2012, nhưng hiện ngành chè vẫn phải đối mặt với tình

×