Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.48 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



BÙI THỊ LIỀN


NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA THỊNH, HUYỆN NGHĨA HƯNG
TỈNH NAM ĐỊNH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT & PTNT
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hiền



Thái Nguyên, năm 2014
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQT
BVTV
CN-TTCN


CNH-HĐH
CLĐ
DT
GTSX
ĐVT
HĐND
KT-XH
KH-KT
KHHGĐ
LĐNN BQ
LĐPNN BQ
NN
PTBQ
NTTS
PNN
TM-DV
UBND
VAC
VH-TT

: Ban quản trị
: Bảo vệ thực vật
: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Công lao động
: Diện tích
: Giá trị sản xuất
: Đơn vị tính
: Hội đồng nhân dân
: Kinh tế-xã hội

: khoa học kỹ thuật
: Kế hoạch hóa gia đình
: Lao động nông nghiệp bình quân
: Lao động phi nông nghiệp bình quân
: Nông nghiệp
: Phát triển bình quân
: Nuôi trồng thủy sản
: Phi nông nghiệp
: Thương mại dịch vụ
: Ủy ban nhân dân
: Vườn ao chuồng
: Văn hóa thông tin


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 2
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Đóng góp mới của luận văn 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Khái niệm liên quan 4
1.1.2. Phân loại hạng đất 6
1.1.3 Vai trò của đất nông nghiệp 7

1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp 8
1.1.5 Nguyên tắc sử dụng và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 9
1.1.6 Sự cần thiết sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp thế giới 14
1.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.2 Phạm vi nghiên cứu 17
2.3 Nội dung nghiên cứu 17
2.4 Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 17
2.4.2 Phương pháp phân tích xử lý thông tin số liệu 18
2.4.3 Phương pháp phân tích SWOT 18
2.4.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 19
2.4.5 Câu hỏi nghiên cứu 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 23
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 23
3.1.2 Điều kiện, kinh tế, xã hội, văn hóa 26
3.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu có tác động đến
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa 36
3.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nghĩa Thịnh 37
3.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Nghĩa Thịnh 37
3.2.2 Tình hình quản lý đất trên địa bàn xã 41
3.2.3 Biến động diện tích năng suất một số cây trồng chính trên địa bàn
xã Nghĩa Thịnh năm 2011-2013 41
3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra
trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh 45

3.3.1 Thực trạng sử dụng đất của các hộ điều tra 45
3.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra 50
3.4 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh 56
3.4.1 Những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng đất nông nghiệp
tại xã Nghĩa Thịnh 56
3.4.2 Phân tích SWOT cho từng loại mô hình sử dụng đất nông nghiệp
trên xã 59
Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA
THỊNH 62
4.1 Quan điểm về sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp 62
4.1.1 Quan điểm về sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp 62
4.1.2 Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả 62
4.2 Tiềm năng đất đai để phát triển 63
4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn xã Nghĩa Thịnh 64
4.3.1 Giải pháp về chính sách 64
4.3.2 Giải pháp về nguồn nhân lực và về nguồn vốn đầu tư 64
4.3.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai 65
4.3.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường 66
4.3.5 Giải pháp về khao học công nghệ 66
4.3.6 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 67
4.3.7 Nhóm giải pháp về thị trường 67
4.3.8 Nhóm giải pháp về cải tạo đất 68
4.3.9 Một số mô hình đất đai có triển vọng 69
4.4 Kiến nghị 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Tình hình chăn nuôi của xã Nghĩa Thịnh qua 3 năm
từ 2011- 2013 27
Bảng 3.2: Thực trạng phát triển kinh tế xã của xã giai đoạn
từ 2011-2013 30
Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động 32
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
xã Nghĩa Thịnh 39
Bảng 3.5: Biến động diện tích,năng suất một số giống cây trồng 43
Bảng 3.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh 45
Bảng 3.7:Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra 49
Bảng 3.8: Chi phí cho một số giống cây trồng chủ yếu trên 1 sào/vụ đất
nông nghiệp của các hộ nghiên cứu năm 2013 51
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng chính của các hộ điều
tra trên địa bàn xã 53
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
giữa các thôn điều tra 55



DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Thực trạng lao động của xã qua 3 năm từ 2011 đến 2013 33
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của xã Nghĩa Thịnh
năm 2013 40
Hình 3.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra năm 2014 50




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho
con người. Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động xã hội, nó không
chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc
biệt là đối tượng sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của nông nghiệp, là yếu tố đầu
vào tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi
trường duy nhất để sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử
dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia
nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng
về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con
người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày
càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích
nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của tự nhiên và sự thiếu ý thức của
con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất
nông nghiệp do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai
hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo
quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất
toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có
nền nông nghiệp như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Xã Nghĩa Thịnh - huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định là một xã vùng đồng
bằng của tỉnh. Nền kinh tế của xã chủ yếu dựa vào phát triển sản xuất nông nghiệp
do đất đai có độ phì nhiêu còn thấp hiệu quả sản xuất không cao nên để đáp ứng nhu

cầu ngày càng cao về lương thực, thực phẩm, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập
dân, thâm canh trên một đơn vị diện tích được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy
nhiên thâm canh không hợp lý nhiều khi lại làm tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi

2
trường, đất, nước, không khí làm giảm nhanh mức sản xuất của đất. Vì vậy, trong
quá trình khai thác và sử dụng của người dân sẽ không tránh khỏi tình trạng sử dụng
đất có không hợp lý và hiệu quả sử dụng đất mang lại không cao.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này em lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã
Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh
để thấy được những kết quả, hạn chế và tồn tại trong sử dụng đất nông nghiệp để từ
đó đề xuất một số định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng đất nông nghiệp
hiệu quả bền vững.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.
- Đánh giá một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã
Nghĩa Thịnh.
- Mô tả được thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đất nói chung và
đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh.
- Phân tích được hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh.
- Xác định được những tồn tại, hạn chế trong vấn đề sử dụng đất nông
nghiệp, nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh.

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Thông qua nghiên cứu thực hiện đề tài giúp cho sinh viên nâng cao năng
lực nghiên cứu cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng những kiến thức đã

3
tiếp thu trong nhà trường cũng như kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình
thực tập tại cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin trong quá
trình làm đề tài đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận
các phương pháp nghiên cứu cho bản thân.
- Đây là cơ hội cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụng kiến thức
vào thực tiễn có cơ hội gặp gỡ trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm
và người dân địa phương.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả báo cáo là cơ sở quan trọng cho những nhà hoạch định chính sách,
nhà quản lý địa phương, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp qua đó góp phần thực hiện thành công của quá trình quy
hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dụng nông thôn mới hiện nay
tại địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho xã Nghĩa Thịnh có những
định hướng, giải pháp phát triển phù hợp khai thác tốt điều kiện của địa phương.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Đã gắn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với vấn đề an ninh lương thực và
phát triển bền vững trong bối cảnh khí hậu biến đổi. Củng cố quan điểm mới về vai
trò của đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng trong việc đảm bảo an ninh lương thực,
chống thoái hóa đất, duy trì nguồn nước, điều hòa khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.
- Đã đưa ra khái niệm về “đất”, “vai trò của đất nông nghiệp”, “nguyên tắc sử
dụng và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp” sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu.
- Luận văn là nghiên cứu đầu tiên về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã
Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có sự kết hợp giữa các phương

pháp nghiên cứu.
- Luận văn đã luận giải nguyên nhân của thực trạng sử dụng đất nông nghiệp để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đề xuất được hệ
thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp trong
bối cảnh nền nông nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm liên quan
1.1.1.1 Đất và đất nông nghiệp
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định
nghĩa về đất. Khái niệm đầu tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1886 cho
rằng “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình
hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa
hình và thời gian”[6]. Tuy vậy khái niệm này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và
sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh. Do đó sau này
một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là
vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên. Ngoài ra còn một số
học giả khác cũng có những khái niệm về đất như sau:
- Học giả người Anh V.R William đã đưa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi xốp của
lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”[6].
- Theo học giả E.Mitscherlich (1923) cho rằng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cái kho cung
cấp chất dinh dưỡng” và “đất là cái khối hỗn hợp gồm các phần tử nhỏ, cứng rắn, nước
không khí cần thiết cho thực vật”. Các Mác cho rằng “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và
phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự
tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau” [1].
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm khí hậu lớp đất
bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản

trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thủy văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng và
ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống xã hội loài người.
Như vậy, Luật Đất đai năm 1993 đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên quốc
gia quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, an ninh quốc phòng [9]. Còn theo luật đất đai năm

5
2003 “đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng
cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
và đất nông nghiệp khác theo quy đinh của Chính Phủ” [10].
Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác. Trong nông nghiệp, đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu
lao động. Ở đây, đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa của lao động mà còn cung
cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện cho
ngành chăn nuôi phát triển. Với định nghĩa đó, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta gần 80% dân số
làm trong ngành nông nghiệp cho nên vấn đề phát triển nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
* Đánh giá đất:
Đánh giá đất đai so sánh đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa
vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.
- Đánh giá đất đai là sự phân chia có tính chất chuyên canh về hiệu suất của
đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn thảm thực vật tự
nhiên, hệ động thực vật tự nhiên ) và thuộc tính của chính đất đai tạo nên.
- Theo FAO (1976) đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những

tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
hình sử dụng đất yêu cầu.
- Trong sản xuất đất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp dựa theo các
yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau. Mức độ khác nhau của các yếu tố
đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phán ánh thuộc tính của
đất và tương quan của chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm. Nói cách khác
đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì tự
nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ phì tạo nên.

6
- Sử dụng đất (land use): Đó là mục đích tác động vào đất đai nhằm đạt kết
quả mong muốn. Trên thực tế có nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau trong đó có kiểu
sử dụng chủ yếu như cây trồng hàng năm, lâu năm, đồng cỏ, trồng rừng, cảnh quan
du lịch. Ngoài ra còn có kiểu sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng
đất chủ yếu trên cùng một diện tích. Kiểu sử dụng đất có thể là hiện tại nhưng cũng
có thể trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng hoặc
tiến bộ khoa học thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất nông - lâm - nghiệp thường
gắn với các cây trồng cụ thể [19].
1.1.2. Phân loại hạng đất
Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau:
- Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại cây
ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng năm
bao gồm:
+ Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch 3 vụ/năm với công thức 3 vụ lúa, 2
vụ lúa + 1vụ màu….
+ Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa-lúa, lúa-màu, màu-màu….
+ Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được một vụ lúa hay một vụ màu/năm
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo tiêu thức khác và phân
chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu…
- Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ sinh

trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới đưa vào
kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều lần.
• Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây
rừng với mục đích sản xuất.
• Đất rừng phòng hộ là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ.
• Đất trồng rừng đặc dụng là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa
vào mục đích riêng.
• Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như
tôm, cua, cá….

7
• Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản
xuất muối.
1.1.3 Vai trò của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động-
thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người
tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia vào
tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị
trí khác nhau.
Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai là tư liệu
sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc biệt vì đất đai vừa đối tượng
lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đất đai chịu tác
động của con người trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới …để có môi trường
tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì đất đai phát huy tác dụng
như một công cụ lao động. Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi.
Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ
là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất
cây trồng vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Diện tích, chất lượng
của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất từng
nông trại và cả vùng. Vì vậy việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất

nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng và có hiệu quả sẽ góp phần làm tăng
thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh
rạch, rừng ngập mận, các vũng vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo … còn có nhiều vai
trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt
động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, đất
nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hòa dòng chảy
(giảm lũ lụt và han hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển, ổn
định mạch nước ngầm, là nơi cư trú của các loài chim, phát triển du lịch…

8
Hướng dẫn sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và
hiệu quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất tác động đến hầu hết
các cây trồng, vật nuôi. Vì vậy muốn làm tăng năng suất đất đai, bảo vệ và giữ gìn
đất đai đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đất tiết
kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này
là nhiệm vụ vô cùng quan trong và cấp bách với mỗi quốc gia [2].
1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằn điều hòa mối quan hệ giữa
người- đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy
luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng
như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý,
phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế xã hội cao
nhất. Vì vậy sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi
phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời
sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên cua đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản
của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở
các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế, không gian
sử dụng đất.

- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai, trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất, cần có sự tập chung thích hợp, hình thành quy mô sư
dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập chung, thâm canh, [4].
- Thực hiện đánh giá đất đai theo số lượng, chất lượng làm cơ sở khoa học
cho việc phân loại, bố trí quy hoạch, sử dụng đất đai theo hướng khai thác lợi thế
của từng vùng.
- Đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp, đồng thời tích cực mở rộng diện tích
bằng khai hoang và tăng vụ.

9
- Phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là việc
chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác.
- Thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất khắc phục tình trạng phân tán manh
mún trong sử dụng đất.
- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất đai. Ruộng đất là tài sản quốc
gia, Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài cho nông dân. Vì vậy, việc
tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất đai là rất cần thiết. Nội dung quản lý Nhà
nước đối với đất đai bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất, xây dựng hệ thống các biện
pháp sử dụng đất, xác lập các chính sách sử dụng đất…” [4].
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai (trong đó phạm
vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất), chịu sự chi phối của các nhân
tố: Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, nhân tố không gian, Do đó, đánh giá
đất là để có cơ sở định hướng sử dụng đất, điều này không những mang ý nghĩa
trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài, tránh tình trạng sử dụng đất nông nghiệp
không đúng mục đích, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa. Ngăn chặn các hiện tượng
tiêu cực tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi
trường là vấn đề cấp bách đặt ra.

“Ở nước ta, trong quá trình CNH - HĐH, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đã và
đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Con người cần đổi mới tư duy và
phải thể hiện bằng những hành động đúng đắn, để trả lại cho đất giá trị đích thực
vốn có của nó”. Vì vậy, việc sử dụng đất đai hợp lý liên quan chặt chẽ tới hoạt động
của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến sản xuất và sự sống của người dân
cũng như vận mệnh quốc gia.
1.1.5 Nguyên tắc sử dụng và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
1.1.5.1 Nguyên tắc sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp con người nhằm mục đích khai thác
có hiệu quả phục vụ lợi ích cho mình. Bởi vậy, sử dụng đất có hiệu quả mới mang
lại các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho con người cũng như cho quá trình tái sản

10
xuất các giai đoạn sau. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp biểu hiện năng lực
lao động của con người khi tác động vào đối tượng đất đai để mang lại những sản
phẩm có giá trị về kinh tế.
Theo quy định tại điều 11 luật Đất đai 2003, việc sử dụng đất phải bảo đảm
các nguyên tắc sau đây:
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi
ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
3 Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng đất theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Đất đai cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý: Có nghĩa là đất đai cần được sử
dụng hết và mọi diện tích đất đai đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm
kinh tế- kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi
giữa giữ gìn và bảo vệ độ phì của đất.
Đất đai cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao: Để tính được hiệu quả
kinh tế về sử dụng đất đai cần phải tính năng suất đất đai và giá cả của đất đai, Để

nâng cao năng suất đất đai cần phải áp dụng một cách đồng bộ hệ thống các biện
pháp kỹ thuật trong sản xuất,
Đất đai cần được quản lý và sử dụng bền vững: Sự bền vững trong sử dụng
đất đai có nghĩa cả về số lượng và chất lượng đất đai phải được bảo tồn không
những đáp ứng được mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại mà phải đáp ứng được
nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất đai gắn liền
với điều kiện sinh thái môi trường. Vì thế cần đảm bảo hài hòa phương thức sử
dụng đất đai vì lợi ích trước mắt mà kết hợp với lợi ích lâu dài. [2].
1.1.5.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ
con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính
con người. Các tác động của con người nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi
vượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất. Con người không chỉ chịu tác động vào

11
đất đai, mà tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực,
thực phẩm ngày càng nhiều. Trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan
tâm đúng mức và hậu quả là đất đai và cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay
đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị
thoái hóa nghiêm trọng kéo theo sự sói mòn đất và sự suy giảm nguồn nước kèm
theo hạn hán lũ lụt. Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại
và tương lai, cần phải có những chiến lược về sử dụng đất không chỉ duy trì những
khả năng hiện có của đất, mà còn khôi phục khả năng đã mất. Thuật ngữ “sử dụng
đất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên [18].
Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn
là mong muốn của con người trong mọi thời đại. Nhiều nhà khoa học và tổ chức
quốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn để sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùng
của thế giới. Trong đó có Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt được các
mục tiêu sau:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất)

- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước
(bảo vệ)
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền)
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)
Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần túy về mặt tự nhiên và cả về
mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc trên
đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững. Trong thực tiễn, việc sử dụng đất đạt 5
mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạt được sự bền vững
ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, việc sử dụng đất
bền vững cũng dựa trên nguyên tắc trên và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bên vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận. Hệ thông sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên
mức bình quân vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản

12
phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ quả …) và tàn dư để lại. Một hệ
thống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không
sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là
điều kiện cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất,
môi trường …). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu sống
hàng ngày của người dân.
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu mỡ của
đất, ngăn chăn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện
bằng giảm thiểu lượng đất hàng năm dưới mức cho phép.
+ Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững.
+ Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)
+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc

canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất hơn cây hàng năm … ).
Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình
sử dụng đất hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp
cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái [3].
1.1.6 Sự cần thiết sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững
Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
tăng mức đầu tư để khuyến khích nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, so với tầm
quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp thì mức đầu tư chưa tương xứng. Từ năm 2010
đến nay, mức đầu tư bình quân toàn xã hội của nước ta cho lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp chưa đến 3% GDP, ngân sách Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này cũng chỉ
chiếm 1,4% GDP, cho nên, mức tăng sản xuất nông nghiệp nhiều năm gần đây có
chiều hướng giảm.
Tình trạng lao động nông thôn, chủ yếu là lao động trẻ ở nhiều vùng trong cả
nước bỏ nghề nông ra thành phố tìm kế sinh nhai ngày càng nhiều, đã và tiếp tục
làm gia tăng dân số cơ học, gây quá tải cho các thành phố lớn, góp phần nảy sinh

13
không ít những phức tạp, như ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí, mất trật tự, an
toàn xã hội. Vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp ai cũng thấy, nhưng mấy
năm nay, nước ta cũng phải nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với số lượng lớn (năm
2011, nhập khẩu gần 89 triệu tấn). Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các
giáo sư, tiến sĩ "ra đời", nhưng ứng dụng thiết thực vào nông nghiệp còn hạn chế.
Thực hiện Nghị quyết đại hội XI của Ðảng về phát triển nông nghiệp, nông
thôn một cách bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, thiết nghĩ
Ðảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành và các địa phương cần tiếp tục quan tâm hơn
nữa để đa dạng hóa các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Cần nghiên cứu và sớm quyết định việc giao kinh phí cho các địa phương trực tiếp
đầu tư cho nông dân nhưng không thông qua các doanh nghiệp như trước. Làm như
vậy để nhằm bảo đảm tính trách nhiệm, tính pháp lý của địa phương với vấn đề đầu
tư cho nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, để hạn chế tình trạng dàn trải, thất thoát

vốn khi phải đầu tư gián tiếp. Nhà nước cần cân đối đầu tư theo mặt bằng giá cả
từng thời điểm, đáp ứng nhu cầu cũng như sự phát triển của sản xuất nông nghiệp,
bảo đảm cân đối giữa các vùng miền, nhưng ưu tiên vùng khó khăn, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
Cùng với đầu tư và áp dụng các chính sách đặc biệt ưu đãi hỗ trợ cho người
nông dân trồng lúa, đánh bắt thủy, hải sản và các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế,
cần chú trọng việc giúp nông dân khơi thông thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong
đó, việc đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, công tác dự báo
thị trường, cung ứng vật tư, giống, phân bón, hỗ trợ thu mua sản phẩm, hình thành
các đầu mối tiêu thụ hàng hóa nông, thủy, hải sản tạo thuận lợi cho nông dân phải
đặt lên hàng đầu. Cần sửa đổi chính sách tín dụng ưu đãi, giúp nông dân dễ dàng
tiếp cận vốn vay để đầu tư cho cơ giới hóa nông nghiệp và khoa học - kỹ thuật, thúc
đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, khắc phục tình trạng thiếu lao động ở nông thôn
hiện nay. Cần chủ động, xúc tiến triển khai nhiều hình thức khuyến khích phát triển
nông nghiệp, thông qua việc quảng bá, giới thiệu về tiềm năng từng vùng, thế mạnh
của từng địa phương, nhất là tạo môi trường thuận lợi và những cơ chế thoáng để

14
thu hút các cá nhân, tập thể, công ty, đơn vị trong nước và nước ngoài thật sự quan
tâm đầu tư vào lĩnh vực này một cách hiệu quả, bền vững, ổn định, lâu dài, góp
phần CNH - HÐH nông nghiệp, nông thôn [20].
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp thế giới
Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là
3,526 triệu ha chiếm 22% tổng diện tích đất liền.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%,
Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới
chỉ mới chiếm 10,8% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 1,500 triệu ha), trong đó chỉ
có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản xuất
nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy:

Chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có tới
58% đất có năng suất thấp [13].
Đất đai trên thế giới phân bổ ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông
nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng châu Á có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp
trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, châu Á là nơi tập chung phần lớn dân số
thế giới, ở đây các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ,
Inđônêxia, Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt nhờ
nước trời nói chung là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang
được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông
Nam Á. Phần lớn diện tích này là diện tích đất dốc và chua; khoảng 40-60 triệu ha trước
đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ nhưng đến nay do bị khai thác khốc liệt nên rừng đã
bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại [12].
Đất canh tác của thế giới có hạn và được dự đoán là ngày càng tăng do khai
thác thêm những diện tích đất nông nghiệp có khả năng nông nghiệp nhằm đáp ứng
nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho loài người. Tuy nhiên do dân số ngày một
tăng nhanh nên bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày một giảm.
Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt. Từ số liệu của UNDP (chương trình
phát triển của liên hợp quốc nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế chuyển giao công nghệ

15
và chuẩn bị đầu tư) năm 1995 cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đông
trên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp. Việt Nam đứng hàng thấp nhất trong
các quốc gia ASEAN [7].
1.2.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam
Tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam là 33.168,855 ha, đứng thứ 59 trong
hơn 200 nước trên thế giới. Thế nhưng diện tích canh tác của Việt Nam thấp vào
bậc nhất thế giới. Đó là dự báo của các chuyên gia trong hội thảo “sử dụng tài
nguyên đất ở Việt Nam với định cư ở đô thị và nông thôn’’ do liên hiệp các Hội
khoa học Kỹ thuật Việt Nam, viện nghiên cứu định cư (SHI), Viện nghiên cứu đô
thị và phát triển hạ tầng tổ chức vào ngày 24-25/5/2007.

Nước ta có các vùng đất nông nghiệp trù phú như: đồng bằng sông Hồng rộng
gần 800 ngàn ha, đồng bằng sông cửu Long khoảng 2,5 triệu ha. Nhưng hiện những
vùng đất này đang bị chia nhỏ, manh mún khiến một số công trình thủy nông không
còn tác dụng. Mặt khác, đất nông nghiệp đang bị chuyển đổi tùy tiện. Đến năm 2010,
đất nông nghiệp giảm khoảng hơn 170 ngàn ha.
Đất bằng ở Việt Nam có khoảng trên 7 triệu ha, đất dốc trên 25 triệu ha. Trên
50% diện tích đất đồng bằng, gần 70% diện tích đất đồi núi, đất xấu và có độ phì
nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá gần 5,76 triệu ha. Đất
mặn là 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25
0
gần 12,4 triệu ha [8].
Theo tổng cục thống kê, tổng diện tích đất của cả nước đến thời điểm 1-1-2013
33.095,7 nghìn ha, diện tích đất nông nghiệp là 26.226,4 nghìn ha. Trong đó diện tích
sản xuất nông nghiệp gần 10126,1 nghìn ha, đất lâm nghiệp gần 15366,5 nghìn ha. Tại
thời điểm trên đất trồng lúa là 4120,2 nghìn ha [21].
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm (2011-2015) do chính phủ trình quốc hội ngày 20/10/2011, được ủy ban
kinh tế quốc hội thông qua, đất nông nghiệp của cả nước đến năm 2020 là 26,732
nghìn ha, tăng 506 nghìn ha so với năm 2010. Đến thời điểm hiện nay, cả nước còn
4 triệu ha trồng lúa, diện tích này vẫn đang giảm một cách nhanh chóng. Quốc hội
đã nhất trí phương án giữ diện tích trồng lúa đến năm 2020 là 3,81 triệu ha. Với quy

16
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).
Chính phủ đề ra 3 mục tiêu cơ bản đó là: Đáp ứng yêu cầu cơ bản phát triển cơ sở
hạ tầng, kinh tế- xã hội (giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể
thao…), công nghiệp và đô thị để thực hiện CNH-HĐH đất nước, bảo đảm an ninh,
quốc phòng và an ninh xã hội, đảm bảo an ninh lương thục quốc gia, bảo vệ môi
trường sinh thái, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.



17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu hiệu quả của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã
Nghĩa Thịnh.
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến quá trình sử
dụng đất nông nghiệp của xã.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh, huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
- Thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2011 -
2013, số liệu sơ cấp điều tra là số liệu của hộ thể hiện năm 2013.
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT-XH của xã Nghĩa Thịnh
- Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Nghĩa Thịnh
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Nghĩa Thịnh
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
+ Thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài
viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập số liệu từ chính quyền địa phương. Thống kê của UBND xã,
huyện, và các phòng ban liên quan, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ
internet…
+ Thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ

để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

18
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp vấn
viết, được thực hiện cùng lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi
trả lời ý kiến của mình theo bảng đã được in sẵn.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp có hướng
dẫn chỉ với một vài câu hỏi được xác định trước. Trong quá trình phỏng vấn có thể
thêm các câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời có thể bỏ qua các câu
hỏi không phù hợp.
- Mô tả cụ thể phương pháp điều tra
+ Chọn điểm điều tra: Đề tài chọn xã Nghĩa Thịnh làm đề bàn nghiên cứu và
thôn Thượng Kỳ, thôn Hải Lạng, thôn Hạ Kỳ là địa điểm nghiên cứu. Vì gần như
toàn bộ diện tích của những thôn này sử dụng chủ yếu cho nông nghiệp.
+ Chọn mẫu điều tra: Trên địa bàn xã có 13 thôn trong đó chọn 3 thôn làm đối
tượng nghiên cứu. Đây là những thôn có số lượng hộ sử dụng đất để sản xuất nông
nghiệp cao với đặc trưng của 3 thôn này là đa phần nông dân trồng lúa, đậu tương, bí
xanh để tiến hành điều tra. Thôn Hạ Kỳ với địa hình cao thích hợp cho việc trồng lúa
và màu còn thôn Thượng Kỳ và thôn Hải Lạng thì địa hình trũng hơn chủ yếu là trồng
lúa. Trong 3 thôn đó chọn 60 hộ làm mẫu điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên. Mỗi
thôn chọn 20 hộ sử dụng đất nông nghiệp để tiến hành điều tra.
2.4.2 Phương pháp phân tích xử lý thông tin số liệu
- Số liệu thông tin thứ cấp: Được phân tích tổng hợp sao cho phù hợp với
mục tiêu của đề tài
- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính excel. Đây là phương pháp phân
tích và xử lý các số liệu đã thu thập được để thiết lập bảng biểu nhằm so sánh được
sự biến động và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần
thực hiện.
2.4.3 Phương pháp phân tích SWOT
- Là sự phân tích một loại hình sử dụng đất trên cơ sở phân tích các điểm

mạnh, cơ hội mà địa phương có được và những điểm yếu, rủi ro gặp phải nếu loại
hình này được áp dụng tại địa phương.

×