Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.32 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời nói đầu
Xã hội loài người đã tồn tại và phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài trải
qua các hình thái kinh tế _ xã hội và luôn gắn liền với hoạt động lao động sản
xuất ra của cải vật chất . Nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất thì sự sống trên
toàn cầu sẽ bị huỷ diệt. Như Mác đã nói “Đứa trẻ con nào cũng biết là một nước
sẽ chết đói nếu ngừng lao động. Tôi không muốn nói là một năm mà ngay trong
một tuần”. Không vượt khỏi quy luật khách quan đó nền sản xuất ra của cải vật
chất ở nước ta cũng là nền tảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Từ đại hội VI_năm 1986 nhận ra những sai lầm trong cơ chế quản lý , sự
tụt hậu của Việt Nam so với thế giới, Đảng ta đã quyết định đổi mới nền kinh tế.
Đó là chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN . Sau gần 20 năm,
vẫn những con người ấy , cũng điều kiện tự nhiên ấy, từ một đất nước thiếu ăn
quanh năm, trông chờ chủ yếu vào sự viên trợ của bên ngoài, hàng tiêu dùng
khan hiếm, người lao động không có việc làm …đã trở thành một nước không
những đủ ăn mà còn có lương thực, thực phẩm dự trữ và đến nay xuất khẩu gạo
đứng hàng thứ 2 trên thế giới (năm 2005 xuất khẩu khoảng 5.202 nghìn tấn).
Nhu cầu tiêu dùng được thoả mãn về nhiều mặt , đất nước không ngừng phát
triển. Chình nhờ đổi mới cơ chế ,chính sách nhằm không ngừng phát triển các
thành phần kinh tế , các tiềm năng của xã hội được khai thác, nội lức được phát
triển , sức mạnh của bên ngoài được huy động .
Trên cơ sở nghiên cứu những học thuyết về nền kinh tế thị trường và những
tìm tòi tham khảo tài liệu sách báo trong những năm gần đây cùng với sự hướng
dẫn của giảng viên bộ môn , em đã chọn đề tài: “ Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam”
Với nhữnghiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế , những sai sót
mắc phải trong khi thực hiện sẽ là điều không thể trành khỏi . Em rất mong nhận
được những lời phê bình và góp ý quý báu của thầy cô giáo.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I- Kinh tế thị trường và sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường ở


Việt Nam
1. Quan niệm về kinh tế thị trường .
Việc chuyển nền kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trường diễn
ra ở các nước tư bản tùe cuối thế kỉ XV và ngày nay là hình thức tổ chức kinh tế
chung của hầu hết tất cả các nước trên thế giới . Vậy thế nào là nền kinh tế thị
trường ?
Các nhà kinh tế học phân biệt các nền kinh tế với nhau dựa trên cơ sở
vận hành của nó . Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị truờng là nền kinh tế thị
trường . Sản xuất cái gì ?, sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ? đều do thị
trường quyết định . Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa , còn hàng hóa
là sản phẩm do con người sản xuất ra để trao đổi , để bán trên thị truờng . Mục
đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không chỉ là để thoả mãn nhu cầu trực
tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà còn để bán , tức là để thoả mãn nhu cầu
của người mua , đáp ứng nhu cầu của xã hội .
Kinh tế hàng hóa là loại hình kinh tế tiến bộ , là nấc thang cao hơn kinh
tế tự nhiên, tự cung , tự cấp trong sự phát triển của xã hội loài người . Kinh tế thị
trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa , trong đó toàn bộ các yếu
tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường , lấy tiền tệ làm môi
giới . Nói đến kinh tế thị trường , trước hết phải nói đến những yếu tố , những
quan hệ cơ bản của nó, đó là tiền hàng, mua, bán, cung, cầu . Từ đó hình thành
nên mối quan hệ tiền-hàng, mua-bán, cung - cầu . Những nhân tố và quan hệ cơ
bản trên đây của nền kinh tế thị trườngđược vận động theo quy luật cung-cầu.
Kinh tế thị trường đinh hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát mà
nước ta lựa chọn trong thời kì đổi mới . Nó vừa nag tính chất chung của kinh tế
thị trường, vừa có những đặc thù , được quyết định bởi những nguyên tắc và bản
chất của CNXH. Đây là sự vận dụng sang tạo những kinh nghiệm trong nước và
thế giới về phát triển kinh tế thị trường, là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và
Nhà nướctrong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước . Nền kinh tế thị trường ở
nước ta vừa chịu sự điều tiết theo cơ chế “bàn tay vô hình” của thị truờng , vừa
chịu sự điều tiết theo cơ chế “bàn tay hữu hình” của Nhà nước. Thị truờng và

Nhà nướcđều đóng vai trò là người phân bố và điều tiết các nguồn lực cho sự
phát triểncủa nền kinh tế.
2. Sự cần thiết khách quan của phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
Đại hội VII của Đảng đã xác định , đổi mới cơ chế kinh tế sang cơ chế
thị truờng và phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan . Nền kinh
tế mà Việt Nam đang xây dựng và thực hiện là nền kinh tế thị trường mang bản
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chất của quan hệ sản xuất và chế độ chình trị của Việt Nam , phát triển theo định
hướng XHCN với những phương hướng và mục tiêu đã định .
Cơ sở tồn tại khách quan của kinh tế thị trường là sự phân công lao
động xã hội ngày càng được phát triển về cả bề sâu và bề rộng , sự chuyên môn
hoá sản xuất ngày càng sâu , phaan công lao động được phát triển trong từng cơ
sở kinh tế , từng địa phương , trong cả nước và tiến tới tham gia phân công lao
động hợp tác quốc tế, còn thể hiện ở sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể ,
biểu hiện ở : còn tồn tại nhiều quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất . Mà
nhiều quan hệ sản xuất thì nhiều thành phần kinh tế và có nhiều chủ thể kinh tế
khác nhau . Ngay cả những đơn vị kinh tế dựa trên cùng một quan hệ sở hữu .
Do nền sản xuất xã hội hoá chưa cao, chưa thể phân phối sản xuất trực tiếp cho
nhau mà còn phải sử dụng quan hệ hàng hóa tiền tệ . Quan hệ hàng hóa - tiền tệ
còn phải được sử dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Kinh tế thị trường không những khách quan dưới CNXH ở nước ta mà
nó còn cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH . Kinh tế thị trường được phát
triểndưopứi CNTB nhưng không phải là sản phẩm riêng có của CNTB . Nó
được coi là thành tựu của nền văn minh nhân loại .
Mấy thập niên trước năm 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp: Nhà nước giao kế hoạch cho các doanh nghiệp
với một chỉ tiêu pháp lệnh . Nhà nước cung cấp vật tư , tiền vồn xí nghiệp sản
xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước rồi giao nộp sản phẩm , lãi Nhà
nước thu còn lỗ thì bù . Điều này đã làm triệt tiêu mất động lực của sản xuất
kinh doanh là lợi nhuận. Việc phân phối mang tính chất bình quân và dưới hình

thức hiện vật là chủ yếu một sự bao cấp tràn lan làm cho nền kinh tế bị hiện vật
hoá, quan hệ hàng hóa-tiền tệ không được coi trọng.
Cơ chế này là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống XHCN
khủng hoảng . Do đó từ đại hội VI-1986, Đảng ta chủ trương xoá bỏ cơ chế tập
trung quan lieu bao cấp vận chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận hành heo cơ chế thị truờng có sự quản lí của Nhà nước . Kết quả là hơn 20
năm đổi mới , nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế_xã hộivà đưa lại những
thắng lợi . Điều đó cho thấy sự cần thiết của việc phát triển nền kinh tế thị
trường.
Kinh tế thị trường còn có tác dụng là phát triển lực lượng sản xuất, xã
hội hoá sản xuất (sản xuấttập trung quy mô lớn ) , sự phân công lao động ngày
càng chi tiết ( gắn với sự hợp tác ngày càng mở rộng ). Cơ sở của kinh tế thị
trường là phân công lao động . Vì thế sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc
đẩy sự phân công lao động.
Phát triển kinh tế thị trườnglà cách tốt nhất để xoá bỏ dấu ấn của nền
kinh tế tự nhiên tự cấp tự úc của nước ta , có tác dụng thúc đẩy sự tập trung sản
xuất cao độ , các mối quan hệ kinh tế phát triển tạo điều kiên cho nền kinh tế
tăng trưởng và phát triển nhanh. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường đến nay
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tốc độ tăng trưởng của kinh tế cao , tính trung bình là7%/năm . Với tốc đọ này
đời sống nhân dân được cải thiện, mức thu nhập và mức tiêu dùng tăng cao.
Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường với cơ cấu nhiều
thành phần sẽ tạo khả năng để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài ( về vốn ,kỹ
thuật , công nghệ , về quan hệ thị trường …) và khai thác có hiệu quả các nguồn
lực bên trong ( tài nguyên , lao động, tiền vốn…) để đẩy nhanh tiến trình CNN-
HĐH nền kinh tế và hội nhập KTQT.
II. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam
Nền kinh tế thị trườngở nước ta được phát triển theo định hướng XHCN .
Đó là nền kinh tếkết hợp giữa các quy luật và nguyên tắc của kinh tế thị trường

với các nguyên tắc và mục tiêu xây dựng CNXH , là sự kết hợp giữa cái chung
(KTTT) với cái riêng (CNXH) . Trong đó cái riêng quyết định tính chất của con
đường phát triển.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có những đặc trưng
sau :
• Mục tiêu chiến lược của việc phát triển kinh tế thị trường: “Dân giàu ,
nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ , văn minh” . Phương tiện để đạt mục
tiêu : đẩy mạnh CNH- HĐH nền kinh tế quốc dân , xây dựng cơ sở vật chất , kĩ
thuật của CNXH , đổi mới quản lý theo hướng hiện đại . Thực hiện tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng , lấy sản xuất gắn liền với cải thiên đời
sống nhân dân, tăng trưởng kinh tếđi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội ,
khuyến khích làm giàu hợp pháp , gắn liền với xoá đói giảm nghèo.
• Quan hệ kinh tế : Nền kinh tế nước ta bao gồm nhiều thành phần với
nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và vốn . Trong đó kinh tế
Nhà nước có vai trò đạo . trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước
ta thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập : phân phối theo lao động , phân
phối theo vốn , tài sản và đóng góp khác, phân phối theo giá trị sức lao động ( nó
được thực hiện trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân mà ccs doing nghiệp mà
vốn đầu tư là của nước ngoài ) , phân phối thông qua quỹ phúc lợi tập thể và xã
hội trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu .
Đây là điểm khác biệt giữa nền kinh tế thị trườngtrong CNTB với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta. Trong mối quan hệ giữa lao động và tư
bản , giữa lao động sống và lao động quá khứ, CNTB coi trọng nhân tố tư bản ,
nhân tố lao động quá khứ được tích luỹ . Bởi vậy trong phân phối thu nhập ,
phân phối thành quả lao động , CNTB nhấn mạnh đến nhân tố tư bản hơn là
nhân tố lao động ; nhấn mạnh đến nhân tố tích luỹ đầu tư hơn là yếu tố tiền
lương-thu nhập của người lao động . Ngược lại , CNXH đặt con người ở vị trí
trung tâm của sự phát triển .
• Chiến lược phát triển: Nền kinh tế thị trườngở nước ta lấy cơ cấu kinh
tếmở để tồn tại và phát triển . Điều này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thị trường định hướng XHCN mà chính ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng
khép kín , đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinht ế nước ta trong
điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế . Thích ứng với cơ cấu kinh tế này là chiến
lược thị trưòng mạnh về xuất khẩu ; đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những
mặt hang trong nước sản xuất có hiệu quả . Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
theo hướng đa phương hoá các hình thức đối ngoại và đa dạng hoá các hình thức
đối ngoại gắn thị truờng trong nước với thị trường khu vực và thế giới . Thực
hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ được độc lập
chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế
đối ngoại.
• Tính chất : Nền kinh tế thị trường tồn tại và phát triển theo định hướng
XHCN được thực hiện thông qua vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và sự
quản lí vĩ mô của
Nhà nước XHCN . Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế được
thực hiện thông qua thị trường . Quy luật của kinh tế hàng hóa , kinh tế thị
trường ( quy luật giá trị , quy luật cung cầu , quy luật cạnh tranh -hợp tác ) chi
phối các hoạt động kinh tế . Trong cơ chế vận hành nền kinh tế cần có sự kết
hợp kế hoạch với thị trường . Kế hoạch hóa là hình thức thực tiễn của tính ké
hoạch . Nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lí . Kế hoạch và cơ chế thị
trường là phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế
Tóm lại , quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở nước ta phải là “quá trình thực hiện dân giàu , nước mạnh , tiến lên hiện đại
trong một xã hội nhân dân làm chủ , nhân ái , có văn hoá , có kỉ cương ,xoá bỏ
áp bức , bất công , tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no , tự do ,
hạnh phúc”
Với những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tuy
còn có những mặt hạn chế , những bước chưa đột phá , nhưng nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam đã , đang và sẽ hình thành về cơ bản . Qua thực tiễn và
những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại đã chứng tỏ chủ trương phát

triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị truờng có sự quản lí
của Nhà nước theo định hướng XHCN là hoàn toàn đứng đắn mang lại sức sống
mới cho nền kinh tế .
III- Thực trạng , mục tiêu , giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam
1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Là đất nước nằm ở bán đảo Đông Dương có diện tích là 33 triệu km2 trải
dài với 32000km đường biển , với dân số trên 80 triện người , nền kinh tế Việt
Nam những năm gần đây có bước tăng truởng khá cao mặc dù vẫn lag nước có
thu nhập bình quân đầu người thấp . Để hiểu rõ sự vận động trái ngược này , ta
ngược dòng lịch sử phân tích khái quát quá trình phát triển của nền kinh tế Việt
Nam . Cho đến nay các nhà kinh tế học Việt Nam chia quá trình phát triển nền

×