Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN TIẾN CƯỜNG



Tên đề tài:

“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CANH TÁC CÂY QUÝT TẠI XÃ DƯƠNG PHONG,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến Nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học : 2010 – 2014






Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN TIẾN CƯỜNG



Tên đề tài:

“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CANH TÁC CÂY QUÝT TẠI XÃ DƯƠNG PHONG,
HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khuyến Nông
Khoa : Kinh tế & PTNT
Lớp : 42 – KN
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lành Ngọc Tú






Thái Nguyên - 2014
LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong quá trình học tập
của sinh viên. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội áp
dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh
viên có khả năng tự mình nghiên cứu, trau dồi và bổ sung thêm những kiến
thức chuyên môn, rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, tác phong của người
cán bộ khuyến nông.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã
Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nói chung và các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT nói
riêng, đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập
tại nhà trường và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt tôi xin
chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Lành Ngọc Tú đã giành nhiều thời gian chỉ
bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác, các cô, các
chú cùng toàn thể các anh chị tại UBND xã Dương Phong và toàn thể bạn bè,
gia đình và người dân địa phương đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Do thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên
khóa luận của tôi không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày… tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Tiến Cường
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

Từ viết tắt

Nguyên ngữ
BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐB Đồng bằng
ĐVT Đơn vị tính
EU Liên minh Châu Âu
KTCB Kiến thiết cơ bản
QM Quy mô
SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
TB Trung bình
THCN Trung cấp chuyên nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đô la Mĩ
WTO Tổ chức thương mại Thế giới
FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
NXB Nhà xuất bản
đ Đồng

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Tình hình sản xuất quýt ở các vùng trên thế giới giai đoạn 2010 – 2012 12
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất quýt ở một số nước vùng Châu Á năm 2012 13
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây ăn quả của nước ta
giai đoạn 2010 – 2012 17
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cam, quýt theo vùng tại Việt Nam 18
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của xã Dương Phong 29
Bảng 4.2: Diễn biến lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm của huyện Bạch Thông năm 2012 30
Bảng 4.3: Dân số & Dân tộc xã Dương Phong năm 2013 31
Bảng 4.4: Tình hình lao động của xã Dương Phong trong năm 2013 32
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng quýt xã Dương Phong qua 3 năm
2011 - 2013 36
Bảng 4.6: Diện tích trồng mới cây ăn quả tại các thôn trong xã năm 2013 37
Bảng 4.7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2013 38
Bảng 4.8: Tình hình vốn phục vụ trồng quýt của các nhóm hộ điều tra tính
bình quân cho 1 ha 40
Bảng 4.9: Tình hình sản xuất quýt theo giống của các hộ trồng quýt 42
Bảng 4.10: Tình hình đầu tư phân bón cho 1 ha quýt trồng mới của các hộ
năm 2013 43
Bảng 4.11: Tình hình đầu tư phân bón bình quân trong 1 năm cho 1 ha quýt
thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ năm 2013 44
Bảng 4.12. So sánh hiệu quả kinh tế giữa 1 ha trồng Quýt và trồng Vải thời kỳ
kinh doanh 46
Bảng 4.13: Phân tích SWOT về canh tác và thị trường tiêu thụ quýt tại xã
Dương Phong 51


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 4.1. Bản đồ hành chính xã Dương Phong – Bạch Thông – Bắc Kạn 27
Sơ đồ 4.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm quýt của xã Dương Phong 49



MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ Sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Cơ sở lý luận. 4
2.1.2 Cơ sở thực tiễn 7
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 11
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử nghề trồng cam quýt trên thế giới 11
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt trên thế giới 12
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt tại Việt Nam 16
2.3. Bài học kinh nghiệm 21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
3.3. Nội dung nghiên cứu 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 24
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 24
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 24
3.4.3. Phương pháp phân tích so sánh 25
3.5. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Dương Phong có liên
quan đến canh tác quýt 27
4.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên 27
4.1.2. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội 31

4.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội ảnh hưởng đến quá trình canh tác 34
4.2. Đánh giá thực trạng tình hình canh tác quýt tại xã Dương Phong huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 35
4.2.1. Thực trạng phát triển quýt của xã Dương Phong 35
4.2.2. Thực trạng canh tác quýt của các hộ điều tra 38
4.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh quýt của các hộ điều tra tại xã
Dương Phong 41
4.2.4. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của cây quýt với cây vải 45
4.3. Đánh giá thị trường tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn 47
4.3.1. Tình hình giá quýt của xã Dương Phong qua 3 năm gần đây 47
4.3.2. Tình hình tiêu thụ quýt của xã Dương Phong 48
4.3.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình canh tác và
tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong 50
4.4. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ
quýt tại địa bàn nghiên cứu 52
4.4.1. Những quan điểm định hướng của UBND xã Dương Phong 52
4.4.2. Giải pháp để phát triển quýt 54
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1. Kết luận 58
5.2. Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hóa hội nhập, bên cạnh việc
đầu tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông
nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản phẩm cây trồng, thay đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Do đó,
ngành trồng trọt không thể thiếu việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản suất
cây ăn quả theo thế mạnh của từng vùng. Đó là nhu cầu thiết thực, phát triển
tích cực, khai thác lợi thế so sánh của các huyện miền núi nói riêng và nông
thôn Việt Nam nói chung. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có
những chính sách cụ thể, khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các loài
cây ăn quả đặc sản.
Cây ăn quả có múi (cam, chanh, bưởi ) là những loài cây có giá trị dinh
dưỡng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa
chuộng. Tuỳ từng loại, quả cam quýt có các thành phần dinh dưỡng khác
nhau, hàm lượng đường tổng số vào khoảng 6 đến hơn 10% (trừ các loại quả
chua như chanh ), đạm từ 0,6 - 0,9%, chất béo khoảng 0,1 - 0,2%, vitamin C
khoảng 50- 100 mg/100g quả tươi, axit hữu cơ 0,4 - 0,6%. Ngoài ra cam quýt
còn có nhiều loại vitamin khác như B1, E nhiều loại khoáng như Ca, Fe,
Zn, và khoảng 15 loại axit amin tự do khác nhau[12].
Dương Phong là một xã miền núi thuộc huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn
có tổng diện tích đất tự nhiên là 4992 ha, với dân số 1.842 người (tính đến
năm 2013). Toàn xã có 10 thôn (xóm), gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh
sống như: Kinh, Tày, Dao, Nùng. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất
nông, lâm nghiệp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước
do Đảng Cộng Sản Việt Nạm khởi xướng và lãnh đạo, Dương Phong đã có
nhiều chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là cây

ăn quả, cây đặc sản có giá trị kinh tế. Nhờ vậy diện tích cây ăn quả ngày càng
tăng nhanh như: Cam, Quýt, Vải, Hồng

Trong đó, cây cam, quýt được xác

2
định là cây chiến lược của xã Dương Phong, bởi nhờ có yếu tố điều kiện thổ
nhưỡng và khí hậu đặc thù so với các vùng khác nên cam, quýt có hương vị
rất đặc biệt, màu sắc vàng tươi. Trong thời gian tới, quýt Dương Phong sẽ
ngày càng nổi tiếng và mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng việc đăng ký nhãn
hiệu hàng hoá. Để làm được điều đó, cần giải quyết một số vấn đề đặt ra về
quy hoạch sản xuất, về biện pháp kinh tế - kỹ thuật nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm quýt Dương Phong.
Vì những lý do trên em lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông –
tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất Quýt tại xã Dương Phong, từ đó đề xuất
giải pháp chủ yếu cho sự phát triển sản xuất quýt trong những năm tới đưa
cây quýt thực sự trở thành cây trồng có thế mạnh, tạo việc làm và nâng cao
đời sống cho người dân địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Dương
Phong có liên quan đến quá trình canh tác quýt.
 Đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất quýt tại xã Dương Phong
 Phân tích được thị trường tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong huyện
Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
 Đề xuất được giải pháp để phát triển sản xuất và mở rộng thị trường
tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong – Bạch Thông – Bắc Kạn.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đề tài là thông tin cơ sở về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quýt
ở xã Dương Phong, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn.
- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận
với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học.
Đồng thời có cơ hội vận dụng vào sản xuất thực tế.
- Biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành một khóa luận.

3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đề xuất các giải pháp phát
triển sản xuất và tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho cây
quýt trồng tại xã Dương Phong và các nơi có điều kiện sinh thái tương tự trên
địa bàn huyện Bạch Thông.

4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ Sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất
Quýt là cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ của điều kiện ngoại
cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng xuất và phẩm
chất quả. Những đặc trưng, đặc tính của cây được biểu hiện qua một vòng đời
hay trong một năm, đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm các loài
với ngoại cảnh.
Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển
kinh tế khác nhau phù hợp với điều kiện, tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh về

vùng, lựa chọn cây trồng vật nuôi có lợi thế để tạo ra nhiều của cải vật chất,
đất nước phồn vinh, mức thu nhập của người dân tăng cao.
Trong điều kiện nước ta hiện nay ở khu vực nông thôn tỷ lệ thất nghiệp
ngày càng tăng, sức ép về việc làm lớn, do đó trong tương lai phát triển sản
xuất theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu với các ngành nghề trong đó
có nghề trồng cây ăn quả ở nông thôn là hướng đi đúng đắn và cần thiết.
2.1.1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
 Khái niệm sản xuất
- Liên hợp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã
đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy
móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản,
phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực
thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là
vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải
có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị
thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền[6].
- Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những

5
vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?,sản xuất cho ai?, giá
thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?[6].
- Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành
các các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Theo nghĩa rộng sản xuất bao hàm
bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu con người[6]. Nó phân thành:
+ Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai
thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng những nguồn tài
nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như: khai thác khoáng sản, khai thắc lâm

sản, khai thác thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi,…
+ Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến) là hình thức sản xuất chế tạo,
chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng
hóa như: chế biến thực phẩm, rau quả,…
+ Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người[6].
 Khái niệm về canh tác
Quá trình canh tác cây trồng là một hệ thống bao gồm các thành phần có
liên quan mật thiết với nhau cụ thể như sau:
Hệ thống canh tác là tổ hợp những thành phần có tương quan với nhau,
giới hạn trong một ranh giới rõ rệt, hoạt động như một tổng thể cùng chung
một mục tiêu, có thể tác động qua lại, và với môi trường bên ngoài.
(Spendding,1979).
Hệ thống canh tác là một tập hợp của những thành phần có tương quan
với nhau trong cùng một ranh giới.
(Von Bartalandty, 1978; Conway, 1984)
Tóm lại:
Canh tác là hoạt động sản xuất cây trồng trong một nông hộ, nó bao gồm
các hợp phần cần thiết để sản xuất một tổ hợp các cây trồng của nông hộ và
mối quan hệ của chúng với môi trường.
 Khái niệm thị trường
- Thị trường là nơi người mua và người bán mua và bán hàng hóa và
dịch vụ. Theo định nghĩa này chợ là thị trường.

6
- Chợ là nơi công cộng, hợp pháp để người mua và người bán tụ họp tại
một địa điểm có ranh giới, trong một thời gian nhất định. Theo định nghĩa này
sẽ có một địa điểm họp chợ. Người có hàng mang ra chợ bán, người mua
hàng đến chợ để mua. Chợ họp trong một thời gian nhất định. Chợ có thể
chuyên bán một hàng hóa nào đó, có thể chỉ họp chợ vào một dịp nào đó (chợ

phiên). Chợ có thể là nơi người bán người mua gặp nhau ở chợ để giới thiệu,
tìm hiểu hàng hóa, đàm phán mua bán. Thông thường chợ thường phân loại
thành: chợ đầu mối, chợ bán buôn, chợ bán lẻ.
- Thị trường là tập hợp người mua.
- Thị trường là một cơ chế phân bố nguồn lực, quy định sản xuất và phân
phối sản phẩm, dịch vụ thông qua hệ thống giá cạnh tranh. Đây là cách hiểu
thị trường mà các nhà kinh tế tân cổ điển thường nói đến và thị trường được
coi là là kinh tế đối ngược lại với cơ chế điều tiết bằng mệnh lệnh, hay kế
hoạch hóa tập chung. Lý thuyết kinh tế tân cổ điển chứng minh rằng nếu các
điều kiện cho cạnh tranh hoàn hảo được thỏa mãn, từng thị trường riêng lẻ sẽ
đạt trạng thái cân bằng, tức trạng thái tối ưu về kinh tế. Khái niệm cơ chế thị
trường lúc này có thể coi là đồng nghĩa với khái niệm thị trường trên đây.
- Thị trường là một thể chế kinh tế để thực hiện các giao dịch kinh tế.
Đây là cách tiếp cận của kinh tế học về chi phí giao dịch, hay đôi khi còn gọi
là kinh tế học thể chế mới, Theo đó thị trường và doanh nghiệp được coi là
các thể chế thay thế nhau để thực hiện các giao dịch. Một giao dịch kinh tế có
thể được tổ chức thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp (tự làm), hoặc có thể
thực hiện thông qua thị trường (thuê/mua ngoài). Chi phí để thực hiện giao
dịch thông qua thị trường (chi phí giao dịch) càng lớn thì giao dịch càng có xu
hướng được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng số cung
và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đó; Thị trường bao gồm cả yếu tố
không gian và thời gian; Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán
và quan hệ tiền tệ.
- Thị trường là nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Nói cách khác, thị
trường là một nhóm người có nhu cầu cụ thể và sẵn sàng trả tiền nhằm thỏa
mãn các nhu cầu đó[8].

7
2.1.2 Cơ sở thực tiễn

2.1.2.1. Giá trị kinh tế của cây quýt
Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới, Đảng rất chú trọng phát
triển nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, ưu tiên phát
triển những ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi tạo nên sự cân đối hài hòa
giữa ngành nông, lâm và ngư nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay nghề trồng cây ăn quả được xác định là một
ngành kinh tế quan trọng trong ngành kinh tế nông nghiệp nước ta đặc biệt là
trong nông thôn, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng thu nhập
cho hộ, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn.
Phát triển sản xuất quýt thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp nông thôn, góp phần chuyển nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh
tế sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn hiện nay,
từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn.
Phát triển sản xuất quýt là một khâu quan trọng thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm sản xuất có giá
trị và nhu cầu tiêu thụ cao và có thể xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho nước ta.
Qua đây có thể nhìn thấy phát triển sản xuất cam, quýt ở khu vực nông
thôn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương,
tạo điều kiện phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế ở địa phương, giúp người dân
có công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hộ, xóa đói giảm nghèo.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây quýt
* Đặc điểm sinh học
Theo (Vũ Công Hậu, 1996) cho rằng: tuổi thọ cây có múi thường cao,
đặc biệt là nơi có khí hậu ôn hòa, đất tốt nhưng có độ dốc thoát nước tốt. Ở
các vườn quýt á nhiệt đới hoặc nhiệt đới nếu trồng đúng kỹ thuật, chọn địa
điểm thích hợp, tuổi thọ vườn quýt là 30 - 40 năm[1].
 Thân cây: Quýt là loại cây thân gỗ, có loại nửa cây bụi. Cây trưởng
thành có thể có 4 – 6 cành chính. Tán cây quýt phụ thuộc phần lớn vào giống,
chế độ chăm sóc. Hình thái tán cây rất đa dạng: tán rộng, tán thưa, tán hình
tròn, hình chổi xể, hình cầu, Và khả năng phân cành cũng khác nhau, có loại


8
phân cành hướng ngọn, có loại phân cành ngang và phân cành hỗn hợp, Có
cây có gai có cây lại không có gai[4].
 Lá: Lá quýt có nhiều dạng. Lá các loại thuộc chi Poncius có chia thùy
chạc ba. Hình dạng lá rất phong phú: hình ôvan, hình trứng lộn ngược, hình
thoi, Đa số các loại quýt có mép lá hình răng cưa và có thời gian sống và
tồn tại trên cây lâu dài[4].
 Hoa: Hoa quýt có thể phân ra thành hai loại là hoa đủ và hoa dị hình.
• Hoa dị hình là hoa phát triển không đầy đủ cuống, cánh ngắn và có số
lượng hoa ít, chiếm tỷ lệ từ 10 – 20% số lượng hoa có trên cây
• Hoa đủ là hoa có cánh dài, mọc thành chùm hoặc đơn lẻ. Nhị hoa có
phấn hoặc không có phấn. Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành hai
vòng, nhị hợp. Bầu thường có 10 – 14 ô (hình thành múi quýt về sau này)[4].
 Quả: Quả quýt có 8 – 14 múi. Mỗi múi có từ 0 – 20 hạt hoặc nhiều
hơn. Quýt thụ phấn được là do thụ phấn chéo hoặc tự thụ phấn . Hạt quýt
phần lớn là đa phôi. Do vậy mỗi khi gieo một hạt quýt thường mọc 2 – 4 cây,
trong đó chỉ có một cây là mọc từ phôi hữu tính, còn lại là các cây phôi tâm.
Các cây phôi tâm về cơ bản mang đặc tính của cây mẹ. Được biết trong một
số trường hợp xuất hiện tính trạng có lợi cho sản xuất như khả năng chịu hạn,
chịu lạnh, cho năng suất cao, Quýt quả có nhiều màu, tùy thuộc vào giống
và điều kiện khí hậu từng vùng. Thường có các màu đặc trưng là vàng, đỏ da
cam, xanh. Mặt ngoài vỏ có lớp tế bào sừng và có nhiều túi chứa tinh dầu.
Lớp giữa vỏ ngoài và vách múi là một tâng vỏ trắng xốp[4].
 Rễ: Rễ quýt phân bố ở tầng đất sâu từ 10 – 30cm. Rễ hút tập trung ở
tầng đất sâu từ 10 – 25cm. Cây được 1 – 8 năm tuổi có hệ rễ phát triển mạnh,
sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng mạnh mẽ nhất là vào thời điểm tháng 2
đến tháng 9. Rễ quýt có nấm cộng sinh (Micorhiza) trên biểu bì rễ, hút nước
cung cấp cho cây và cung cấp muối khoáng với một lượng nhỏ chất hữu cơ.
Với đặc điểm đó nên rễ quýt phân bố rộng và tập trung ở tầng đất mặt.

Rễ quýt phân bố rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào chất đất, cách làm đất,
chế độ chăm sóc và giống, Khi nhân giống quýt bằng hạt thường có bộ rễ ăn
sâu hơn nhưng rễ phân bố hẹp và ít rễ hút. Còn nhân giống bằng cách chiết

9
cành thì có bộ rễ ăn nông và nhiều rễ hút. Cây quýt không có khả năng phát
triển trên nền đất có mực nước ngầm cao, đất bị gí nén[4].
* Yêu cầu về ngoại cảnh
 Nhiệt độ: Cây quýt sinh trưởng và phát triển bình thường trong phạm
vi nhiệt độ từ 12 – 39
o
C. Khi nhiệt độ xuống đến 5
o
C trong thời gian ngắn cây
quýt vẫn có khả năng chống chịu được. Còn khi nhiệt độ lên đến 40
o
C với
thời gian kéo dài nhiều ngày cây quýt ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô
héo. Tuy nhiên có giống vẫn có khả năng chịu đựng với nhiệt độ cao hơn.
Nhiệt độ đất, không khí có ảnh hưởng đến việc ra lộc, hình thành cành
mới và các hoạt động của bộ rễ, Quýt hút đạm mạnh ở nhiệt độ 25 – 26
0
C.
Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn thúc đẩy quá trình phát triển mạnh.
Biên độ nhiệt độ ngày và đêm lớn có lợi cho quá trình tích lũy vận chuyển
đường, bột, các axit hữu cơ trong cây và quả, thúc đẩy tốc độ chín và làm đẹp
màu sắc vỏ quả.
Những nơi có nhiệt độ mùa hè không nóng quá, mùa đông không lạnh
quá có nhiệt độ bình quân trên 15
0

C, tổng tích ôn là 2500
0
C – 3500
0
C, cây
quýt sinh trưởng và phát triển tốt.
 Ánh sáng: Cây quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000lux
đến 15.000lux. Cây quýt ưa ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ.
Nhưng cũng không trồng chúng dưới các bóng các tán cây. Để có hiệu quả
cao khi trồng cần trồng với mật độ dày và bố trí cây trồng sao cho hợp lý sao
cho vừa đảm bảo đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng và phát triển.
 Nước: Quýt là loại cây có tính ưa ẩm và kém chịu hạn. Quýt có nhu
cầu nước lớn vào thời kỳ nảy mầm, phân hóa mầm hoa, kết quả và quả phát
triển. Quýt ưa ẩm nhưng lại rất sợ úng, nhiều vườn quýt vào mùa mưa đất bão
hòa nước nên thiếu oxy làm cho bộ rễ hoạt động rất kém, gây ra hiện tượng
thối rễ làm cho lá và quả non rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu quả. Lượng mưa
thích hợp cho trồng quýt là 2000mm hàng năm. Lượng nước tự do trong đất
là 1%, độ ẩm đất ở mức 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng. Độ ẩm không khí
thích hợp là 75 – 80%. Thời kỳ quả đang phát triển, độ ẩm không khí cao làm
cho quả lớn nhanh, phẩm chất tốt, mã quả đẹp. Nhưng vào tháng 8 – 9, độ ẩm
không khí quá cao thường gây ra hiện tượng quả nứt hoặc rụng. Quýt sinh

10
trưởng và phát triển tốt khi lượng mưa và độ ẩm phân bố đều giữa các tháng
trong năm.
 Gió: gió cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng quýt.
Những vùng có tốc độ gió vừa phải làm có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông
không khí, điều hòa độ ẩm trong các vùng trồng quýt, giúp cho cây sinh
trưởng và phát triển tốt. Hơn nữa nó còn làm giảm tác hại của sâu bệnh.
 Đất đai: Cây quýt sinh trưởng và phát triển tốt trên đất nhiều mùn,

thoáng khí, có tầng đất dày, giữ ẩm tốt, khả năng thấm và thoát nước tốt. Đất
trồng quýt cần có mực nước ngầm thấp. Không nên trồng quýt trên đất sét
nặng, đất cát già hoặc đất có tầng đất mặt quá mỏng[4].
2.1.2.3. Sinh trưởng và phát dục
Cây quýt thường ra nhiều cành, hình thành hai loại cành chính là cành
dinh dưỡng và cành mang hoa. Cành dinh dưỡng mang cành hoa quả gọi là
cành mẹ và được chia thành hai loại nhóm hoa đơn và nhóm hoa chùm.
• Nhóm hoa chùm có cành, mỗi nách lá có một hoa và trên ngọn cành
cũng có một hoa. Mỗi cành thường đậu 1 – 2 quả.
• Nhóm hoa đơn thường chỉ ra một hoa ở đầu cành quả. Cành đơn
thường dày, có một hoa. Đây là những cành có tỷ lệ quả cao. Nhánh mang
quả không có lá, có nhiều nhánh mọc trên một cành, cuống hoa thường ngắn.
Với cây quýt chỉ có cành hoa đơn chính vì vậy có tỷ lệ đậu quả cao hơn
cây cam.
Cành quả của cây quýt đều là cành mùa xuân.
Ở các tỉnh phía nam nước ta, cây quýt thường ra quả trên các cành phát
triển vào đầu và cuối mùa mưa.
Cây quýt nếu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt thì sau khoảng 5 –
8 năm mới cho thu hoạch. Nếu nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép
cành thì chỉ sau 3 – 4 năm sẽ cho thu hoạch.
* Các đợt ra lộc của cây quýt trong năm:
- Lộc xuân ra từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Nếu thời tiết ấm lộc xuân
có thể ra sớm hơn và xuất hiện nụ hoa. Ở các tỉnh phía bắc 50 – 60% lộc xuân
tạo thành cành hoa, cành quả.

11
- Lộc hè xuất hiện vào cuối tháng 5 – đầu tháng 7. Lộc hè ra sớm hay
muộn, nhiều hay ít phụ thuộc vào giống cây, điều kiện ngoại cảnh và điều
kiện chăm sóc.
- Lộc thu xuất hiện trong tháng 8, tháng 9. Đợt lộc hè và thu chủ yếu

tạo thành các cành dinh dưỡng và một phần cành quả. Qua thực tiễn sản xuất
có thể nhìn vào lộc hè và lộc thu, để dự đoán năng suất quả cho năm sau.
- Lộc đông là đợt lộc thường được hình thành ở các cây còn non. Đây là
hiện tượng thường gặp trên cây quýt ở các vùng nhiệt đới. Miền Bắc nước ta
cây quýt ra đợt lộc này chiếm tỷ lệ thấp khoảng 3 – 4%.
Năng suất và chất lượng quả của quýt phụ thuộc vào giống, đất đai và
chế độ chăm sóc. Vậy người trồng cần cần phải căn cứ vào các yếu tố đó để
có chế độ chăm sóc hợp lý đạt hiệu quả cao nhất[4].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử nghề trồng cam quýt trên thế giới
Trong các loại cây ăn quả, cùng với nho,cam quýt có lịch sử trồng trọt
lâu đời nhất. Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc của cam quýt, phần lớn đều
nhất trí rằng cam quýt có nguồn gốc ở miền nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ
qua Himalaya, Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền
nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc[8]. Những báo cáo gần đây nhận định
rằng, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài
cam quýt quan trọng, tại đây còn tìm thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại
Cam ngọt (Citrus Sinensis .L) được xác định có nguồn gốc ở miền nam
Trung Quốc, Ấn Độ và miền nam Indonecsia, sau đó cũng giống như loài
Citrus medica được các thuỷ thủ và những người lính viễn chinh mang về trồng
ở châu Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17[5].
Tóm lại, cam quýt có nguồn gốc ở miền nam châu Á, sự lan trải của cam
quýt trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến
tranh trước đây. Cam quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các
đoàn thuyền buồm, di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và thuyền
buôn người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

12
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt trên thế giới
2.2.2.1. Tình hình sản xuất và các vùng trồng cam, quýt chủ yếu trên thế giới

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng của cam
quýt không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng trọt cam quýt trải dài từ 40
0

bắc xuống 40
0
vĩ nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam, Cuba, Thái
Lan, Malaysia và miền nam Trung Quốc đang gặp những khó khăn lớn về
phát triển cam quýt do một số bệnh hại cam quýt điển hình của vùng nhiệt đới
như bệnh Greening gây nên. khiến cho diện tích cam quýt của một số nước
nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên được. Trái lại, khí
hậu vùng á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại cam quýt điển hình là
bệnh Greening phát triển mạnh, chính vì thế vùng cam quýt á nhiệt đới có xu
hướng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, chất
lượng quả cũng như biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác,…[9].
Các vùng trồng cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở
những vùng khí hậu khá ôn hoà thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn
hoà ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất quýt ở các vùng trên thế giới
giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm

Châu Phi Châu Á Châu Âu Châu Mỹ
Châu
Đại
Dương
Diện tích
cho thu
hoạch(ha)


2010 119.207

1.673.930

169.595

210.478

4.871

2011 123.868

1.742.588

171.116

203.690

4.985

2012 128.056

1.837.771

168.766

205.735

4.692


Năng suất
(tấn/ha)
2010 14,01

9,3

19,1

15.59

20,36

2011 16,87

10,0

18,87

15,66

21,24

2012 17,47

10,12

17,03

15,80


19,68

Sản lượng
(tấn)
2010 1.670.090

15.567.549

3.239.264

3.281.352

99.173

2011 2.089.653

17.425.880

3.228.958

3.189.785

105.881

2012 2.237.138

18.598.242

2.874.084


3.250.613

92.338

(Nguồn: Theo thống kê của FAO năm 2012[16])

13
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy rằng, về diện tích quýt cho thu hoạch
của 5 châu lục từ năm 2010 – 2012, châu Á có tổng diện tích lớn nhất với
1.837.771 ha (tính đến 2012) chiếm 78,36% diện tích quýt của thế giới, gấp
391 lần diện tích quýt của châu Đại dương, tiếp đến châu Mỹ, châu Âu, châu
Phi, châu Đại Dương nhỏ nhất với 4.692 ha. Đáng chú ý là diện tích quýt của
châu Mỹ có xu hướng biến động rõ rệt qua 3 năm tuy vậy năng suất của châu
lục này ổn định hơn các châu lục khác, tuy có diện tích quýt nhỏ nhất trong
các châu lục nhưng năng suất quýt của châu Đại Dương lại cao hơn các châu
lục khác, đạt TB 20,42 tấn/ha.
Những nước trồng cam quýt nổi tiếng hiện nay phải kể đến là: Một số
nước vùng Địa Trung Hải và châu Âu như: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ
Nhĩ Kỳ, Morocco, Ai Cập, Israel, ; vùng bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Mexico;
vùng nam Mỹ như: Brazil, Venezuela, Argentina và Uruguay; các hòn đảo
châu Mỹ như: Cuba, Jamaica, cộng hoà Đominica,…
Châu Á đứng thứ đầu về sản lượng quýt do có diện tích cao. Trong đó,
các nước sản xuất nhiều quýt đó là: Trung Quốc, Indonexia, Ấn Độ tình
hình sản xuất quýt của các quốc gia được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất quýt ở một số nước vùng Châu Á năm 2012
STT Nước Diện tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng (tấn)

1 Trung Quốc 1.560.000

8,71

13.578.600

3 Nhật Bản 44.600

18,97

846.062

4 Indonexia 40.057

17,23

690.182

5 Philippin 9.109

18,90

172.160

6 Thái Lan 26.000

14,42

374.920


7 Viet Nam 30.000

17,05

511.500

(Nguồn: Theo thống kê của FAO năm 2012[16])
Qua bảng số liệu trên: Nước có diện tích và sản lượng quýt lớn nhất ở
châu Á là Trung Quốc với diện tích là 1.560.000 ha và sản lượng là
13.578.600 tấn. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 44.600 ha. Tuy 2 nước này có
diện tích trồng quýt lớn nhưng năng xuất vẫn không cao bằng các quốc gia
khác trên thế giới. Philippin là nước có diện tích quýt nhỏ nhất với 9.109 ha

14
nhưng năng xuất quýt lại khá cao, đạt 18,90 tấn/ha. Năng suất các loại quýt
trên từng quốc gia còn phụ thuộc nhiều vào phân vùng địa lý.
Phân vùng địa lý trên thế giới:
* Vùng trồng cam, quýt Địa Trung Hải và châu Âu:
Bao gồm các nước như: Algeria, Ai Cập, Hy Lạp, Israel, Italia, Morocco,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Syria, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một vùng
phát triển khá mạnh và sớm nhất, có lịch sử lâu đời hơn cam quýt châu Mỹ.
Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương khá ôn hoà mát mẻ, cộng với điều kiện
đất đai phù hợp, nghề trồng cam quýt rất phát triển, nổi tiếng với các giống có
vị ngọt thuộc loài Citrus medica[9]. Song nguyên nhân rất quan trọng khiến
nó trở thành vùng cam quýt lớn là để thỏa mãn nhu cầu của các nước công
nghiệp tư bản ở châu Âu (như Anh, Pháp, Đức), từ thế kỷ trước.Vùng Địa
Trung Hải có khí hậu và điều kiện sinh thái phù hợp đã giúp cho các loài cam
quýt được trồng trọt có tuổi thọ rất cao mà vẫn cho năng suất khá[9]. Những
nước sản xuất cam quýt chủ yếu là: Tây Ban Nha gần 5 triệu tấn cam quýt
(năm 2008), Italia hơn 4 triệu tấn cam quýt các loại, Hy Lạp hơn 1 triệu tấn

cam quýt các loại, [16]
* Vùng cam quýt châu Mỹ:
Tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành muộn hơn nhiều vùng
khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi và đòi hỏi của nền công nghiệp
Hoa Kỳ (nhu cầu về sinh tố của người công nhân) mà thúc đẩy ngành cam
quýt ở đây phát triển rất mạnh. Vùng cam quýt châu Mỹ gồm chủ yếu ở các
nước trung Mỹ, kéo lên phía bắc đến khoảng 40
0
vĩ bắc và xuống phía nam
đến vĩ độ tương đương bao gồm các nước như: Honduras, Jamaica, Mexico,
Cuba, Dominica, Nicaragoa, Panama, hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Costarica,
Brazil, Argentina, Equado, Uruguay, Colombia, Ở châu Mỹ có một số giống
cam quýt nổi tiếng, cam Navel được chọn lọc ở đây. Năm 2008 sản lượng
cam quýt của châu Mỹ xấp xỉ 47 triệu tấn trong đó: khoảng đạt gần 36 triệu
tấn cam, trên 3 triệu tấn quýt, trên 6 triệu tấn chanh và trên 2 triệu tấn bưởi
các loại[16].

15
* Vùng cam quýt châu Á:
Châu Á là quê hương của cam quýt, tuy có sản lượng cao ở Trung Quốc và
Nhật Bản, Đài Loan nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội của các nước châu Á nên
nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác chọn tạo giống, kỹ
thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonexia) còn rất nhiều hạn
chế so với các vùng cam quýt khác trên thế giới[9]. Các nước trồng nhiều cam
quýt gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonecia, Ấn
Độ, sản lượng cam quýt năm 2010 của châu Á vào khoảng trên 20,2 triệu tấn
quýt,…
* Vùng cam, quýt Châu Phi:
Gồm một số nước như Ma-rốc, Nam Phi, Algeria, Ghana cũng phát
triển chậm do nền công nghiệp chưa được phát triển dẫn đến nông nghiệp

cũng chưa phát triển
Ngoài ra cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dương như Autralia,
Niuzilan,… Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trong nhà kính ở các
nước có khí hậu lạnh như: Nauy, Thuỵ điển, Phần Lan,… Tuy nhiên sản
lượng ở những nước này không nhiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.
2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ cam quýt của một số nước trên thế giới
Thị trường tiêu thụ hoa quả lớn nhất hiện nay chính là Liên minh châu
Âu (EU), với khối lượng nhập khẩu thường vượt xa xuất khẩu. Giai đoạn
2008 -2009, Nhập khẩu cam vào EU trị giá khoảng 634 triệu USD, xuất khẩu
đạt 181 triệu USD. Thương mại nội khối EU có vai trò rất quan trọng, xét về
khối lượng quýt được sản xuất tại các nước EU. Các khách hàng chính của
các nước sản xuất quýt lớn trong EU chính là các nước thành viên EU khác.
Nhà cung cấp lớn các sản phẩm quýt cho thị trường EU là Nam Phi,
cung cấp cho thị trường châu Âu trong giai đoạn từ tháng 6 cho đến tháng 10
hàng năm, tiếp theo Nam Phi là Ma-rốc, Ai Cập và Argentina. Các nhà nhập
khẩu quýt lớn tại châu Âu là Đức, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Anh.
Tại Tây Ban Nha, mức tiêu thụ bình quân đầu người trong năm 2008 đạt
gần 20 kg, chiếm khoảng 20% mức tiêu thụ trái cây tươi. Tuy nhiên hiện tại,
mức độ tiêu dùng quýt tươi suy giảm do các sản phẩm quả có múi được chế
biến như nước ép trái cây đang dần trở nên quan trọng hơn và thuận tiện.

16
Tại Hy Lạp, nhu cầu về quýt tươi giảm so với 2009, do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính chung của EU. Tuy nhiên, xuất khẩu quýt sang
các thị trường truyền thống như Đức, Croatia, Ba Lan, Cộng hòa Séc,
Moldavia, Romania, Hungary, Slovenia và nhiều nước khác vẫn duy trì hoặc
tăng lên. Xuất khẩu cam của Hy Lạp đã tăng lên 25% trong năm 2009. Hàng
năm, Hy Lạp tiêu thụ quýt tươi dao động từ 250.000 - 300.000 tấn[16].
Tại châu Á, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhiều
nước trên thế giới. Năm 2010, Trung Quốc nhập 79.000 tấn quýt, chiếm hơn

70% lượng quýt nhập khẩu, tăng 20% so với năm 2009. Chủ yếu là quýt
Valencia của Mĩ. quýt Nam Phi nhập vào Trung Quốc đứng thứ 2 sau Mĩ.
Quảng Đông là tỉnh nhập quýt Mỹ hàng đầu (chiếm 90% quýt nhập vào Trung
Quốc), Ngoài ra có: Thượng Hải, Thâm Trấn, Thiên Tân, Thanh Đảo. Cũng
năm 2010, Trung Quốc nhập 10.000 tấn quýt. Bưởi nhập vào Trung Quốc từ
Mỹ, Thái Lan và Đài Loan ổn định ở mức 6.000 tấn[16]. Ngoài ra Nhật bản
cũng là nước nhập khẩu cam quýt lớn của châu Á.
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt tại Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình sản xuất và các vùng trồng cam quýt ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất
Cam, quýt nước ta trồng khắp từ Bắc vào Nam và được trồng từ rất lâu
đời nhưng trước đây cam quýt vẫn là thứ quả quý hiếm ít người biết đến.
Đến những năm 60 của thế kỷ XX, diện tích cam quýt được tăng lên một
cách nhanh chóng và có nhiều nông trường trồng quýt ra đời như: Sông Lô,
Sông Bôi, Thanh Hà, Vân Du, Sông Lam, Đông Hiếu với diện tích khoảng
3000 ha. Ở miền Bắc trong những năm 1975 thì diện tích cam, quýt có xu thế
giảm đi, do một số diện tích trồng quýt đã già cỗi, sâu bệnh nặng.
Từ năm 2010 - 2012 Diện tích cây ăn quả của nước ta giảm từ 778,5
nghìn ha năm 2010 xuống 776 nghìn ha năm 2012. Ngoại trừ cây xoài có diện
tích và sản lượng tăng lên, các loại cây ăn quả khác đều có xu hướng giảm về
diện tích nhưng tăng về sản lượng. Điều này được thể hiện qua bảng 2.3.

17
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây ăn quả
của nước ta giai đoạn 2010 – 2012
Loại cây
2010 2011 2012
Diện
tích
nghìn

ha
Sản
lượng
nghìn
tấn
Diện
tích
nghìn
ha
Sản
lượng
nghìn
tấn
Diện
tích
nghìn
ha
Sản
lượng
nghìn
tấn
Cây ăn quả nói
chung
775,5 - 774,0 - 776,3 -
Cam, quýt 63,9 678,6 64,5 693,5 61,5 729,4
Xoài 67,0 541,6 68,8 554,0 71,1 574,0
Nhãn 85,4 642,5 83,5 606,4 82,3 590,6
Nho 1,2 26,3 1,0 24,0 0,8 15,6
Vải, Chôm chôm


100,1 686,0 96,6 557,4 95,9 536,5
(Theo Tổng cụ thống kê Việt Nam, 2012[15])
Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp nước ta bị thu hẹp bởi
sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất xây dựng, nhưng qua trên ta thấy diện
tích, Diện tích cam quýt tuy có giảm nhưng sản lượng lại tăng lên. Điều đó cho
thấy mặc dù có một số hạn chế về sinh thái, nhưng yếu tố chăm sóc đã được chú
trọng phát triển nhiều hơn, cam quýt vẫn giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu
kinh tế nước nhà. Tuy nhiên theo thống kê của FAO năng suất cam quýt còn rất
thấp, bình quân vào khoảng 11,86 tấn/ha. So với những nước có nền nông
nghiệp tiên tiến có năng suất cam quýt trung bình đạt từ 20- 50 tấn/ha.
Diện tích cây có múi ở miền Nam lớn hơn so với miền Bắc, các giống
chủ lực ở miền Nam là cam Sành và bưởi. Miền Bắc có hai vùng trồng cây ăn
quả có múi lớn, vùng Đông Bắc đóng vai trò chủ lực, giống quan trọng nhất là
quýt vàng; vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An chủ yếu là trồng cam ngọt lớn và
tập trung nhất trong nước). Từ 1975, sau khi miền nam hoàn toàn được giải
phóng, đất nước thống nhất, vành đai trồng cam quýt trải dài từ bắc đến nam.
Sự phân bố vùng trồng cam quýt ở nước ta tập trung ở cả Bắc, Trung, Nam
được chia làm 8 vùng sản xuất được thống kê ở bảng 2.4

×