Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho người dân tại xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.11 KB, 78 trang )



I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM



LNG TH HNG



Tờn ti:
Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho ngời dân
tại xã Nà Khơng, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang




khóa luận tốt nghiệp ĐạI HọC





H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Phỏt trin nụng thụn
Lp : K42 - PTNT
Khoa : KT&PTNT
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn: PGS. TS. Dng Vn Sn








Thỏi Nguyờn, nm 2014


LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường và sau hơn 4 tháng thực tập tốt nghiệp tại
cơ sở em cũng hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT; Các phòng ban cùng các thầy
giáo, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến
thức mới trong quá trình học tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo PGS.TS. Dương Văn
Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn,
người dân xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đã tạo đã tạo
điều kiện giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết.
Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục
mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn
chế và kiến thức chuyên đề cuả em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính
mong các thầy cô và thầy hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tạo điều kiện để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Sinh viên



Lùng Thị Hằng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT : Bảo hiểm y tế
CS-XH : Chính sách xã hội
CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
ĐBKK : Đặc biệt khó khăn.
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHKT : Khoa học kỹ thuật
ILO : Tổ chức lao động quốc tế
LĐ-TB & XH : Lao động thương binh và xã hội
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
NHNN & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTSX : Phương tiện sản xuất
PTKT- XH : Phát triển kinh tế xã hội
Tr.đ : Triệu đồng
THCS : trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân
USD : Đô la Mỹ
WB : Ngân hàng thế giới
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo





DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tiêu chí phân loại hộ 26
Bảng 4.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Nà Khương 32
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã Nà Khương năm 2013 34
Bảng 4.3.Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Nà Khương năm 2013 39
Bảng 4.4.Nhà ở và các phương tiện sinh hoạt của các hộ năm 2013 40
Bảng 4.5. Tình hình phất triển một số cây trồng chính của xã 42
Bảng 4.6. Tình hình phát triển chăn nuôi xã Nà Khương 44
Bảng 4.7. Tổng số hộ nghèo tại các thôn của xã Nà Khương năm 2013 49
Bảng 4.8. Nhà ở và phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra 50
Bảng 4.9. Nhà ở và phương tiện sản xuất của nhóm hộ điều tra 51
Bảng 4.10. Số khẩu trung bình của một hộ điều tra 52
Bảng 4.11: Nguyên nhân nghèo đói của nhóm hộ điều tra. 54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Cơ cấu diện tích đất của xã Nà Khương năm 2013 35
Hình 4.2. Cơ cấu đất nông nghiệp của xã Nà khương năm 2013 35
Hình 4.3. Cơ cấu đất lâm nghiệp của xã Nà Khương năm 2013 36
Hình 4.4. Cơ cấu kinh tế xã Nà Khương năm 2013 41
Hình 4.5.Tỷ lệ các nguyên nhân gây đói nghèo qua các hộ điều tra 55


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và XĐGN 4
2.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 8
2.2. Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1.Hoạt động XĐGN trên thế giới 9
2.2.2. Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của một số nước
trên thế giới 10
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứ 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
3.2. Nội dung nghiên cứu 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp 24
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp 25
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nà Khương 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 31
4.2. Thực trạng đời sống và nghèo đói của người dân Xã Nà Khương 48
4.2.1. Thực trạng nghèo đói người dân 48
4.2.2. Thực trạng về các yếu tố sản xuất 50

4.2.3. Tình hình nhà ở và phương tiện sản xuất của nhóm hộ điều tra 50
4.2.4. Điều kiên sản xuất của các hộ cho gia đình 52


4.2.5. Thực trạng việc làm tại các thôn điều tra 52
4.2.6. Trình độ học vấn 53
4.2.7. Tình hình vay vốn sản xuất của các hộ điều tra năm 2013 53
4.2.8. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 54
4.3. Nguyên nhân nghèo đói tại địa bàn nghiên cứu 54
4.3.1. Nguyên nhân nghèo của nhóm hộ điều tra 54
4.3.2. Do thiếu vốn sản xuất 55
4.3.3. Do thiếu đất canh tác, đất nghèo dinh dưỡng cao dốc 55
4.3.4. Do đông người ăn theo 56
4.3.5. Do thiếu phương tiện sản xuất 56
4.3.6. Do không biết cách làm ăn, không có tay nghề 56
4.3.7. Do ốm đau, bênh tật 57
4.3.8. Nguyên nhân khác 57
4.4. Giải pháp XĐGN tại xã (đối với các nhóm hộ cận nghèo và nghèo) 57
4.4.1. Giải pháp chung 58
4.4.2. Giải pháp cụ thể 61
PHầN 5: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 62
5.1. Kết luận 62
5.2. Kiến nghị 63
5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước 63
5.2.2. Đối với người dân 64
5.2.3. Đối với hộ nông dân nghèo 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là vấn đề được xã
hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn
tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu
nhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm cả Việt Nam, thì một bộ phận
không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người
sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn
trong khi đó đây là nhu cầu thiết yếu của con người.
Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng
miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội. Trong đó, đói nghèo ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa trầm
trọng hơn các khu vực miền xuôi. Tình trạng đó gây ảnh hưởng rất xấu tới
chất lượng cuộc sống của người dân vùng núi. Trong những năm gần đây,
được Đảng và Nhà nước ta đã giành nhiều sự quan tâm, nhiều chủ trương
chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho vùng núi và đã đạt
kết quả nhất định. Song thực tế, tình hình đói nghèo nơi đây vẫn còn khá
nhiều bởi những chính sách này chưa thực sự hoàn thiện và phù hợp với tình
hình địa phương và do đó sự tác động của chúng tới việc khắc phục đói nghèo
miền núi chưa thực sự hiệu quả.
XĐGN cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói? Trong đó, nguyên nhân nào là
nguyên nhân chính? Từ đó đề ra những giải pháp đúng đắn, hiệu quả nhất
nhằm giúp người dân xóa nghèo.
Nà khương là xã vùng III của huyện Quang Bình cách trung tâm huyện
lỵ 31km về phía Tây nam. Phía Đông giáp với xã Tân Phượng, huyện Lục yên
tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp với xã Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào

Cai, phía tây giáp với xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, phía bắc
giáp với xã Bằng Lang và xã Xuân Giang, huyện Quang Bình. Tổng diện tích


2

tự nhiên của toàn xã có 3.043,24 ha. Toàn xã có 9 thôn trong đó có 8 thôn
giáp ranh với 493 hộ, 2716 khẩu gồm có 6 dân tộc cùng sinh sống (dân tộc
mông 204 hộ, tày 30 hộ, dao 122 hộ, la chí 129 hộ, Kinh 6 hộ, Nùng 2 hộ)
trong đó dân tộc mông chiếm đa số với 48% dân số toàn xã.
Năm 2013 toàn xã có 127 hộ nghèo với 606 nhân khẩu, cận nghèo là
139 hộ, với 799 nhân khẩu [8].
Là xã đặc biệt khó khăn của huyện, địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc
cao, nhân dân thôn bản sống phân tán, rải rác, hệ thống đường giao thông đã
được phát triển có đường ô tô đến trung tâm xã nhưng chủ yếu là đường giao
thông nông thôn loại b thường bị chia cắt vào mùa mưa, đường đi lại đến các
xóm, thôn chủ yếu là đường đất giao thông đi lại khó khăn nên ảnh hưởng
không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình.
Trình độ dân trí không đồng đều do vậy nhận thức và ứng dụng KHKT
vào sản xuất còn chậm, còn chông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước chưa
chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội, sản xuất chủ yếu là tự cung tự
cấp chưa quy hoạch thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Do vậy XĐGN của xã là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi địa phương
cũng như các cấp lãnh đạo tìm ra những giải pháp hỗ trợ người dân phát triển
sản xuất, nâng cao thu nhập để tiến tới thoát nghèo bền vững.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho người dân tại xã Nà
Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung
Nhằm tìm hiểu đánh giá hiện trạng thực hiện mục tiêu XĐGN trên địa
bàn, những thực trạng về các chương trình XĐGN tại xã và đưa ra một số giải
pháp chủ yếu cho các hoạt động XĐGN nhằm từng bước đưa xã thoát nghèo
một cách bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương.


3

- Đánh giá thực trạng đời sống và nghèo đói của người dân tại địa bàn
nghiên cứu.
- Tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng
địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Bổ sung thêm kiến thức về đói nghèo đã được học về lý thuyết trong
nhà trường.
- Bổ sung thêm kiên thức về thực trạng và xác định nguyên nhân
đói nghèo.
- Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng đói nghèo của cộng đồng
người dân trên địa bàn.
- Đề tài cũng được coi như một tài liệu tham khảo cho nhà trường,
khoa, các cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Đề tài cơ sở để có những định hướng, giải pháp nhằm XĐGN cho địa
phương nghiên cứu và áp dụng vào một số địa phương có điều kiện tương tự.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và XĐGN
2.1.1.1. Một số khái niệm
Quan niệm về đói nghèo hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia
hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể,
tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau chung nhất là thỏa
mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phục thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế- xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo
đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp
cận khác nhau:
- Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu Á Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm
về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu
này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục
tập quán của địa phương.
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức
trung bình của cộng đồng.
+ Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng
cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ
yếu là trong lĩnh vực kinh tế.

+ Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế
xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực,
một vùng [3].
2.1.1.2. Các quan điểm đánh giá đói nghèo
- Sẽ không có chuẩn nghèo nào chung cho tất cả các nước, vì nó phục
thuộc vào sự phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng từng quốc gia.


5

- Phương pháp thông dụng để đánh giá mức độ nghèo là xác định mức
thu nhập có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người, sau
đó xác định xem ở trong nước hay vùng có bao nhiêu người có mức thu nhập
ở mức đó. Tuy nhiên phương pháp lượng hóa nhu cầu tối thiểu ở mỗi nước để
biểu hiện đường ranh giới đói nghèo cũng khác nhau.
- Trên thế giới, các nước thường đưa ra những chỉ số thu nhập khác
nhau của mình. Tuy nhiên thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ là một
trong những căn cứ để đo mức độ phát triển chung của một số nước so với các
nước khác. Chỉ số thu nhập có tính chất tương đối và có hạn chế nhất định,
không phải chỉ số trung bình cao về thu nhập quốc dân (GDP) là hết đói
nghèo. Thực tế trên thế giới không thiếu gì những quốc gia tư bản chủ nghĩa
có trình độ phát triển cao, phải có thu nhập bình quân đầu người rất cao song
cũng chính ở đó đang diễn ra cảnh đói nghèo và mất công bằng xã hội gay
gắt. Cho đến nay, tiêu chuẩn thu nhập quốc dân bình quân đầu người đang
được sử dụng ngày càng phổ biến để đánh giá trình độ phát triển của một
quốc gia. XĐGN là tìm con đường phát triển tốt nhất, là làm tăng lên không
ngừng mức sống và chất lượng cuộc sống của dân cư theo mục tiêu công bằng
xã hội. Để phân tích nước nghèo, nước giàu của quốc gia bằng mức thu nhập
bình quân đầu người trên năm để đánh giá thực trạng giàu- nghèo của các
nước ở cấp độ sau:

Nước cực giàu: Từ 20.000- 25000 USD/người/năm.
Nước khá giàu: Từ 10.000- 20.000 USD/người/năm.
Nước trung bình: Từ 2.500- 10.000USD/người/năm.
Nước cực nghèo: Từ 500USD/người/năm.
Ở Việt Nam, Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐ- TB&XH) là cơ
quan thường trực thực hiện XĐGN. Cơ quan này đã đưa ra mức xác định khác
nhau về nghèo đói tùy theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. Từ năm 1993
đến nay chuẩn nghèo đã được điều chỉnh qua 5 giai đoạn cụ thể từng giai
đoạn như sau:
 Lần 1 (giai đoạn 1993- 1995)
- Hộ đói: bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 13kg đối
với khu vực thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn.


6

- Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kg
đối với khu vực thành thị, 15kg đối với khu vực nông thôn.
 Lần 2 (giai đoạn 1995- 1997)
- Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ 1
tháng quy ra gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng.
- Hộ nghèo: Là hộ thu nhập như sau:
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng.
Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng.
Vùng thành thị: Dưới 25kg/người/tháng.
 Lần 3 (giai đoạn 1997- 2000) (Công văn số 1751/LĐTBXH)
- Hộ đói: là hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ 1 tháng quy ra
gạo dưới 13kg, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng)
- Hộ nghèo: Hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở mức tương ứng như sau:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: Dưới 15kg/người/tháng (tương

đương 55.000 đồng).
-Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương
đương 70.000 đồng).
- Vùng thành thị: Dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng).
 Lần 4 (giai đoạn 2001- 2005) (Quyết định số 1143/2000/QĐ-
LĐTBXH) về việc điều chỉnh chuẩn nghèo( không áp dụng chuẩn đói)
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.
-Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.
 Lần 5: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006- 2010) (Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg)
- Vùng nông thôn: 200.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.
 Lần 6: (2011- 2015) theo quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày
30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo,
hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015.
- Vùng nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.


7

Với cách đánh giá mức chuẩn nghèo đói theo thu nhập như trên tuy đã
có tiến bộ và định mức thu nhập được quy thành giá trị, dễ so sánh nhưng vẫn
còn một số hạn chế là: Không phản ánh được chỉ tiêu, tổng hợp mức sống của
người nghèo (như tình trạng nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, y tế, giáo dục và
mức hưởng thụ các dịch vụ cơ bản khác): không phản ánh được mức cân đối
giữa chuẩn mực so với đời sống thực của người nghèo.
Mỗi vùng mỗi địa phương quy định chuẩn nghèo khác nhau tùy thuộc
vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương theo thời điểm nhất định. Ở

xã Nà khương nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung đều lấy chuẩn nghèo theo
quy định chung của bộ LĐ- TB&XH đã quy định.
2.1.1.3 Tính tất yếu, cấp thiết phải thực hiện XĐGN
“ Sống một cuộc sống nghèo khổ hiển nhiên sẽ gây ra những thất vọng
mà những thất vọng này là nguyên nhân của sự phá phách, gây phiền hà cho
cuộc sống và trật tự xã hội. Hoàn cảnh nghèo khổ buộc người ta phải khai
thác bừa bãi môi trường và làm giảm khả năng sản xuất của nó, là mầm bệnh
cho các xung đột chính trị- xã hội. Phá hoại những giá trị cơ bản của con
người và làm xói mòn hạnh phúc gia đình. Những hành động kiểu này đang là
bi kịch cho nhiều gia đình và [3].
Nghèo đói là nguyên nhân của hàng loạt những tác động tiêu cực tới sự
phát triển xã hội và phát triển con người mà biểu hiện cụ thể là:
Thu nhập thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của con người.
Mức sống không đảm bảo dẫn đến hậu quả tất yếu, đó là suy dinh dưỡng của
trẻ em và giảm tuổi thọ ở người lớn. Nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại là nhu cầu
cơ bản, nhu cầu đầu tiên của con người. Trong điều kiện thu nhập thấp, chỉ
tiêu cho giáo dục, cho y tế và cho các sinh hoạt khác sẽ bị cắt giảm để nhường
chỗ cho các chỉ tiêu về lương thực, về quần áo, Thiếu sự chăm sóc về y tế,
giáo dục, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, phòng tránh thai cũng như
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em dẫn tới tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử vong cao ở
trẻ sơ sinh, thậm trí cả các bà mẹ.
Trong báo cáo phát triển thế giới nêu rõ: “Hơn một tỷ người ngày nay
đang sống trong tình trạng nghèo đói, đa số những người này sẽ sinh ra những
gia đình nghèo, “(World Development Report 1992)[1]. Tuy nhiên, vấn đề


8

không chỉ dừng lại ở mức độ “nghèo đói duy trì sự nghèo đói “ mà nó còn
làm cho tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn và lan sang những lĩnh vực

tưởng như không liên quan, đó là môi trường và đạo đức xã hội. Lối sống thấp
cộng với lối du canh du cư đã tồn tại từ lâu đời của đồng bào miền núi làm
cho rừng bị tàn phá ngày một nặng nề hơn. Còn ở những nơi không có rừng
để tàn phá thì nghèo đói, thiếu việc làm nên nảy sinh tự phát dòng di dân ra
thành phố, khu công nghiệp cửa khẩu biên giới để kiếm sống. Mức độ di
chuyển này ngày càng tăng, là nguồn gốc mất an ninh trật tự và lây lan các tệ
nạn xã hội, kể cả phạm tội.
“Vì vậy trách nhiệm của thế giới là phải làm giảm nạn nghèo khổ.
Điều đó vừa là mệnh lệnh của đạo lý, vừa là cái tất yếu để có được sự bền
vững của môi trường.[1]
2.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đói
 Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã
 Thu nhập của hộ
Bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm và các nguồn thu tính được của hộ,
được dùng để chi trả cho đời sống và tích lũy. Để phản ánh chính các được
mức độ nghèo đói và thực trạng đời sống của hộ, tôi nghiên cứu chỉ tiêu thu
nhập bình quân đầu người theo tháng.
 Hệ thống các chỉ số
Chỉ số phát triển con người Human Development Index (HDI), bao
gồm Tuổi thọ bình quân được phản ánh bằng số năm sống.
Trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp giữa tỷ lệ người biết chữ
và tỷ lệ người đi học đúng độ tuổi.
Mức thu nhập bình quân/đầu người theo sức mua tương đương.
HDI được tính theo phương pháp chỉ số, có giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ
nhất bằng 0
Khía cạnh 1: Liên quan đến khả năng sống như tỷ lệ % người sống đến
40 tuổi. Khía cạnh 2: Liên quan đến trình độ giáo dục như tỷ lệ % người lớn
không biết chữ.
Khía cạnh 3: Liên quan đến mức sống, được tổng hợp bởi 3 yếu tố:



9

+ Tỷ lệ % người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch.
+ Tỷ lệ % người dân không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế.
+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1.Hoạt động XĐGN trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới
Đói nghèo là vấn đề đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nó trở
thành vấn nạn trên toàn cầu. Trong lịch sử có nhiều nạn đói chết hàng triệu
người dân châu Á, châu Phi. Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra
theo chiều hướng rất đáng báo động. Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ
đối với người nghèo đang gia tăng trên quy mô toàn cầu và tốc độ tăng trưởng
kinh tế suy giảm trong năm 2009 đã đẩy thêm 53 triệu người nữa rơi vào tình
trạng nghèo đói, thêm vào con số 130- 155 triệu người năm 2008, khi giá
nhiên liệu và thực phẩm tăng cao[11]
Ngày 15/5/2012, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra nghiên cứu
năm 2012 về thị trường lao động, nhấm mạnh từ những năm qua, tình trạng
nghèo khổ gia tăng không còn là vấn đề đáng lo ngại ở các nước phát triển.
Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, tỷ lệ nghèo khổ đã giảm mạnh
ở 75% các nước đang phát triển, nhưng lại đang tăng lên ở 25 nước trong 36
nước phát triển [11]
Đói nghèo đã trở thành thách thức lớn, đe dọa đến sự sống còn, ổn định
và phát triển của thế giới và nhân loại. Sở dĩ như vậy bởi vì thế giới là một
chỉnh thể thống nhất, và mỗi quốc gia là một chủ thể trong chính thể thống
nhất.Toàn cầu hóa đã trở thành cầu nối liên kết giữa các quốc gia lại với nhau,
các quốc gia có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, sự ổn định và phát
triển của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự ổn định và

phát triển của các quốc gia khác. Nghèo đói đe dọa đến sự sống của loài
người bởi. “Nghèo đói đã trở thành một vấn đề toàn cầu có ý nghĩa chính trị
đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố có khả năng gây bùng nổ những bất ổn
chính trị, xã hội và nếu trầm trọng hơn có thể dẫn tới bạo động và chiến tranh
không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà là cả thế giới. Bởi những bất công
và nghèo đói thực sự đã trở thành những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ


10

quốc tế, và nếu những mâu thuẫn này không được giải quyết một cách thỏa
đáng bằng con đường hòa bình thì tất yếu sẽ xảy ra chiến tranh.
(www.baomoi.com[11]
2.2.1.2. Các giải pháp và kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới
 Giải pháp
Từ thực trạng đói nghèo trên thế giới đã rút ra được bài học kinh
nghiệm chống đói nghèo ở các nước trong khu vực, mà một số nước thực hiện
đã có kết quả. Đó là can thiệp vĩ mô thuộc vai trò quản lý của nhà nước để
chống đói nghèo, XĐGN có hiệu quả. Điểm mẫu chốt của nhà nước là kịp
thời có những chính sách, giải pháp đúng đắn, đồng bộ đảm bảo được những
điều kiện để thực thi.
 Kinh nghiện XĐGN của một số nước
Vấn đề đói nghèo và XĐGN đang trở thành chủ đề quan tâm của toàn
nhân loại. Việc hạn chế và từng bước XĐGN là nhiệm vụ quan trọng và nặng
nề của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia. Trong một vài thập kỷ gần
đây, công tác XĐGN trên thế giới và một số quốc gia đã đạt được một số kết
quả nhất định. Các kết quả này được tổng kết và đút rút thành kinh nghiệm để
cho các nước tham khảo và học tập.
2.2.2. Những thành tựu và kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo của một
số nước trên thế giới


* Đài Loan
Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới (NIES), nhưng là 1
nước thành công nhất về mô hình kết hợp chặt trẽ giữa phát triển công nghiệp
với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ( mặc dù Đài Loan không có các
điều kiện thuận lợi như một số nước trong khu vực) đó là chính phủ Đài Loan
đã áp dụng thành công một số chính sách về phát triển kinh tế -xã hội như:
- Đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang
trại gia đình với quy mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hướng
sản xuất hàng hoá.
- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp
nông thôn, mở mang thêm những nghành sản xuất kinh doanh ngoài nông
nghiệp cũng được phát triển nhanh chóng, số trang trại vừa sản xuất nông


11

nghiệp, vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm 91% số trang trại, sản xuất
thuần nông chiếm 90%. Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao động,
ttrong nông nghiệp đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp
phát triển .
- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển
nông thôn. Đài Loan rất coi trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn
cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.
Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan coi trọng việc phát triển giao thông
nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, công cuộc điện khí hoá
nông thôn góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ở nông
thôn. Chính quyền Đài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp
ngay ở vùng nông thôn để thu hút những lao đông nhàn rỗi của khu vực nông
nghiệp, tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo, góp phần cho họ ổn

định cuộc sống. Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những
người trong độ tuổi, do đó trình độ học vấn của nhân dân nông thôn được
nâng lên đáng kể, cùng với trình độ dân trí được nâng lên và điều kiện sống
được cải thiện,Tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,2%/năm(1950) xuống còn
1,5%/năm(1985). Hệ thống y tế , chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân
cũng được quan tâm đầu tư thích đáng (ncseif.gov.vn)[12].
* Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý
đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các
vùng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế
nhưng 60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo
đói, tuyệt đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa
chủ, nhân dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Từ đó gây ra làn sóng di
dân tự do từ nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm, chính phủ không thể
kiểm soát nổi, gây nên tình trạng mất ổn định chính trị - xã hội. Để ổn định
tình hình chính trị - xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các
chính sách kinh tế - xã hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều
chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và


12

một chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội
dung cơ bản:
- Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ
nông dân vay.
- Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
- Thay giống lúa mới có năng suất cao.
- Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành
lập các HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu

cống và nâng cấp nhà ở.
Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân
dân có việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân các thành phố
lớn để kiếm việc làm. chính sách này đã được thể hiện thông qua kế hoạch 10
năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát
triển nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn.
Tóm lại, Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng
chính phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở
khu vực nông thôn, có như vậy mới xoá đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế
ổn định và bền vững cho nền kinh tế (ncseif.gov.vn)[12].
2.2.3. Hoạt động XĐGN ở Việt Nam
2.2.3.1.Thực trang nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Trong những năm tới công tác xoá đói giảm nghèo tiếp tục có nhiều
khó khăn, thách thức, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; tỷ lệ hộ tái
nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao; tập quán lạc hậu, tư tưởng trông
chờ, ỷ lại Nhà nước, thiếu ý chí vươn lên trong một bộ phận nhân dân và
người nghèo, thiên tai, dịch bệnh luôn đe dọa, sẽ tiếp tục là trở ngại trong
công cuộc XĐGN thời gian tới. Trước những khó khăn, thách thức đó, để
thực hiện thắng lợi mục tiêu XĐGN đến năm 2015, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ
nghèo xuống còn 20% phổ cập chính sách giảm nghèo. Chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 được Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ XI thông qua tháng 1/2011 với mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm


13

2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo tiền đề vững chắc để

phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Do đó, các chương trình và chính sách
giảm nghèo của Chính phủ đã được xây dựng tập trung trên ba chiến lược
chính: Thúc đẩy các hoạt động sản xuất và sinh kế để tăng thu nhập cho người
nghèo, tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ xã hội,
tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức của người dân ở các vùng nghèo.
Những chiến lược này được hiện thực hóa bằng các chương trình
quốc gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội, trong đó tập trung vào 5
nhóm chính sách: Tín dụng, phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ
tầng, giáo dục và y tế. Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận với các nguồn
lực (vốn, đất sản xuất, công nghệ, thị trường) và các dịch vụ xã hội cơ bản
(giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý).
Tính đến năm 2010, có hơn 77% người nghèo được hưởng lợi từ các
chương trình và chính sách hỗ trợ của Chính phủ, cho thấy mức độ phổ cập
chính sách rộng khắp trên cả nước.
Đánh giá về những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xây
dựng những chính sách giảm nghèo, bà Victoria Kwa kwa, Giám đốc Quốc
gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh: Thành công của Việt
Nam có được đầu tiên là nhờ vào tầm nhìn và quyết tâm lãnh đạo của Chính
phủ, cũng như tinh thần chịu khó, làm việc chăm chỉ của người dân Việt Nam.
Là đối tác phát triển, WB rất tự hào được đồng hành cùng Việt Nam trong
chặng đường phát triển kinh tế-xã hội, XĐGN thời gian qua, đóng góp cho sự
phát triển chung của Việt Nam. Cơ hội hợp tác này cũng giúp cho WB kiểm
nghiệm những ý tưởng mới với điều chắc chắn rằng, hỗ trợ phát triển là có thể
làm được và hiệu quả.
Chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo là
chương trình lớn và quan trọng, có tác động mạnh đến giảm nghèo và nâng
cao điều kiện sống của người nghèo. Chương trình này đã lồng ghép một loạt
các hạng mục phát triển kinh tế-xã hội như: Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng



14

cấp xã, tín dụng cho người nghèo, bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ
sinh môi trường và các chương trình khuyến nông.
Với chính sách toàn diện thúc đẩy mọi khía cạnh của đời sống, hướng
đến nhóm dân cư dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất ở vùng sâu, vùng xa, các
chương trình này đã đạt được mục tiêu chung là giảm nghèo, tăng thu nhập và
cải thiện điều kiện sống của nhóm người dân những vùng này. Kết quả đánh
giá tác động qua 3 năm thực hiện cho thấy tỷ lệ nghèo đã giảm 4-5%/năm và
khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, điện, nước sạch của các
hộ gia đình tăng đáng kể.
Vấn đề đảm bảo nhà ở cho người thu nhập thấp cũng được nhà nước
quan tâm. Nhiều chính sách, chương trình phát triển nhà ở cho các đối tượng
có khó khăn về nhà ở như người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh,
sinh viên, người nghèo ở nông thôn, người có thu nhập thấp tại khu vực đô
thị đã được ban hành và triển khai thực hiện trên thực tế.
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách
nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các
khu công nghiệp và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Thông qua các
chương trình đó, đến nay đã có hơn 530.000 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; có 62
dự án nhà ở cho công nhân với tổng quy mô 11.719 căn hộ được hoàn thành, đáp
ứng chỗ ở cho 67.600 công nhân lao động tại các khu công nghiệp; Đã có 163 khối
nhà cho sinh viên đã được đưa vào sử dụng, đáp ứng khoảng 140.000 chỗ ở (dự
kiến hết năm 2013 sẽ đáp ứng được chỗ ở cho 330.000 sinh viên); có 56 dự án nhà
cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị được triển khai, đáp ứng cho khoảng
130.000 hộ thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở.
Việt Nam cũng đang nghiên cứu, soạn thảo Luật Nhà ở sửa đổi để
trình Quốc hội thông qua vào năm 2014, trong đó tập trung vào các chính
sách hỗ trợ người nghèo (cả đô thị và nông thôn), người thu nhập thấp và các

đối tượng ưu tiên khác như công nhân tại khu công nghiệp, học sinh, sinh
viên,Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hoàn thiện chính sách về phát triển
nhà ở xã hội, nhà cho thuê ở khu vực đô thị và nhà ở tái định cư; thúc đẩy các
biện pháp tăng cường trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng
đồng trong việc xây dựng nhà ở cho người nghèo nhằm hỗ trợ các đối tượng
khó khăn có nhà ở, ổn định cuộc sống.




15

2.2.3.2 Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam
Theo đánh giá của Bộ Lao động thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH)
nguyên nhân đói nghèo là hậu quả của nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên
nhân chính gây ra đói nghèo có thể chia làm 3 nhóm nhưng sau:
- Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên- xã hội: khí hậu khắc
nghiệt, thiên tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông
khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả của chiến tranh.
- Nhóm nguyên nhân thuộc cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không
đồng bộ về chính sách đầu tư cơ sơ hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính
sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn làm ăn, khuyến nông
lâm ngư, chính sách giáo dục - đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định
cư, kinh tế mới và đầu tư nguồn lực còn hạn chế.
- Nhóm nguyên nhân thuộc về bản thân hộ nghèo: Do chính bản thân
hộ nghèo không biết cách làm ăn, không có hoặc thiếu vốn sản xuất, gia đình
đông con, ít người làm, do chi tiêu lãng phí bừa bãi, lười lao động, mắc tệ nạn
xã hội như: Cờ bạc, rượu chè, nghiện hút. Ngoài ra còn một bộ phận không
nhỏ người nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà
nước nên chưa chủ động vươn lên tự thoát nghèo.

Để xác định các biện pháp phù hợp trong công cuộc XĐGN, mỗi địa
phương phải xác định rõ đâu là nguyên nhân chính và những thuận lợi, khó
khăn của địa phương mình.
2.2.3.3. Chính sách XĐGN của Việt Nam
Chương trình 134. Chương trình 134 tên gọi khác là chương trình hỗ
trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu
số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004
nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở
Việt Nam. Các nội dung chính sách của Chương trình 134 gồm:
- Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy
hoặc 0,25ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15ha đất ruộng lúa nước hai vụ
để sản xuất nông nghiệp.
- Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu
200m đất ở. Riêng hộ dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long có chính
sách riêng.


16

- Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các
hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà.
- Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ
dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để
đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống
phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối
với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên, chính
quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước
sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ
đồng bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí
xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

2.2.3.4. Công tác XĐGN của đồng bào dân tộc thiểu số
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính
sách nhằm tạo điều kiện phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào các dân tộc thiểu số, đưa vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta có hơn 14 triệu người, cư trú trên
52 tỉnh, thành của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản miền núi, vùng
cao, vùng sâu nếu áp dụng theo chuẩn nghèo năm 2011, là gần 50%.
 Các nhóm chương trình giảm nghèo
Nhóm chính sách giảm nghèo toàn diện: Đó là các chính sách tổng hợp,
nhằm mục tiêu cải thiện toàn diện các khía cạnh đời sống của các hộ nghèo,
bao gồm các dự án tiếp cận dịch vụ, kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy
sản xuất hàng hóa và liên kết thị trường, đào tạo nghề, tạo điều kiện phát triển
các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào (Chương trình
135, Chương trình 30a)
Nhóm các chính sách có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao đời
sống nhân dân mang tầm quốc gia: Các chính sách này với các chủ trương tiếp
cận theo mục tiêu, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, thiết thực đặt ra từ thực tế
đời sống kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (chương trình mục tiêu
quốc gia về nước sạch; giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm; dân số, kế hoạch hóa
gia đình; chương trình xây dựng nông thôn mới,).


17

Các chính sách theo vùng: Đó là các chính sách có trọng tâm hỗ trợ cho
một số vùng nhất định như: Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã
biên giới Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia, vùng Tây Bắc; Giải quyết đất ở, đất
canh tác cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ;Giao rừng và bảo vệ rừng
cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Thanh Hóa- Nghệ An,

Chính sách giảm nghèo tiếp cận theo ngành: Chính sách này tập trung
hỗ trợ theo từng lĩnh vực cụ thể như giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người
nghèo, nước sạch, trồng rừng
Các chính sách tiếp cận đặc trưng cho nhóm nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số như: Chính sách hỗ trợ một số dân tộc đặc biệt khó khăn; những dân
tộc đặc biệt ít người,.
Các nhóm chính sách trên thông qua các dự án, các chương trình nhằm tạo
điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng
bào các dân tộc thiểu số, đưa vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc
hậu, chậm phát triển; tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã
hội và hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực giảm nghèo.(Bộ LĐ-
TB&XH)[4]
2.2.3.5. Vấn đề đói nghèo của tỉnh Hà Giang
Chương trình XĐGN tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Quang Bình
nói riêng là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và phù
hợp cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập, tiếp cận với các dịch vụ xã hội, XĐGN, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hà Giang là một tỉnh miền núi có đặc thù riêng địa hình chia cắt tạo
thành 3 vùng khác nhau trong đó: Vùng cao núi đất, vùng cao núi đá có khí
hậu khắc nghiệt hơn, đường giao thông đi lại khó khăn có nhiều dân tộc khác
nhau nhìn chung trình độ dân trí thấp phong tục tập quán của các dân tộc còn
lạc hậu sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng manh mún tự cung tự cấp còn
phổ biến. Việc phát triển hàng hóa chưa đáng kể thu nhập bình quân đầu
người còn thấp.
Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt, địa hình
phức tạp, diện tích đất trồng ít và khó canh tác; xuất phát điểm của tỉnh thấp,


18


kinh tế chưa phát triển, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ
dân trí còn thấp, việc lồng ghép các chương trình, dự án liên quan đến giảm
nghèo còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, một số chính sách chưa thực sự phù
hợp với thực tiễn địa phương, hoặc chưa được điều chỉnh kịp thời; trình độ
đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập; là tỉnh nghèo, nên nguồn thu ngân sách hạn
hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân mặc dù đã được cải thiện, song thu nhập
vẫn ở mức thấp, do đó việc hỗ trợ để người nghèo thoát nghèo trong thời gian
ngắn và đảm bảo tính bền vững là khó thực hiện. Do vậy cần có những giải
pháp phù hợp để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững
(hagiang.gov.vn)[10].
Để đánh giá đúng thực trạng nghèo đói và những giải pháp làm cơ sở
để Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển
kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững cho 6 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của
tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng đã và đang hoàn thiện các
giải pháp với mục tiêu: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, hạn chế tái
nghèo, cải thiện điều kiện sống và sản xuất của nhóm hộ nghèo đối với các
xã, huyện bình quân mỗi năm trên 8%. Theo đó các cấp ủy Đảng, chính quyền
và các tổ chức đoàn thể cần phải tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện theo
từng mục tiêu của Nghị quyết, đảm bảo phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo đã đề ra. Đặc biệt cần
tiến hành đánh giá lại toàn bộ các chương trình, dự án đã và đang triển khai
thực hiện, lồng ghép các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội; huy động mọi
nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; rà soát lại quy trình
triển khai thực hiện các chương trình, dự án có liên quan đến giảm nghèo, cải
cách thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tổ chức thực hiện
và thu hút các nguồn lực; thực hiện trích 1% tổng chi ngân sách địa phương
hàng năm để bố trí thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo; tập trung
xử lý dứt điểm các khoản vay của các hộ nghèo bị thiệt hại do thiên tai, để
tiếp tục cho vay bổ sung, đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo có sức

lao động, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất đều được vay vốn tín dụng
ưu đãi; triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở,
nước sinh hoạt, cho các hộ nghèo, phấn đấu đạt bình quân hộ trong nông

×