Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới tại xã nhã lộng, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.47 KB, 48 trang )

1
DANH MỤC CÁC BẢNG
1
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND : Ủy ban nhân dân
PTNT : Phát triển nông thôn
NNNT : Nông nghiệp nông thôn
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TW : Trung ương
KT & PTNT : Kinh tế và Phát triển nông thôn
MHNTM : Mô hình nông thôn mới
Bộ VHTTDL : Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch
TT & TT : Thông tin và truyền thông
2
3
MỤC LỤC
3
4
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với đặc điểm của một nước nông nghiệp, Việt Nam có tới trên 70%
dân số sống và làm việc ở nông thôn. Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng
cao thì sự khác biệt về thu nhập và mức sống ngày càng lớn. Thậm chí mức
độ phát triển không đồng đều đã và đang diễn ra giữa các khu vực nông thôn,
đặc biệt là khu vực miền núi. PTNT có vai trò và vị trí quan trọng trong sự
phát triển chung của mỗi quốc gia. Công cuộc PTNT ngày càng được Chính
phủ các nước trên khắp thế giới, nhất là các nước đang phát triển đặc biệt
quan tâm. Ở các quốc gia kém phát triển vấn đề này càng được nhấn mạnh


trong những năm gần đây. Quan điểm tập trung phát triển các vùng đô thị của
nhiều quốc gia đã dẫn đến sự lạc hậu của các vùng nông thôn. Chính sự lạc
hậu này là một trong những nguyên nhân tạo nên sự suy thoái kinh tế, đã và
đang làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các khu vực đô thị và cả nền kinh tế
của quốc gia. Sự giàu có của các vùng nông thôn sẽ hỗ trợ và thúc đẩy mạnh
quá trình tăng trưởng và phát triển của các thành phố và khu vực đô thị, thúc
đẩy quá trình phát triển chung của đất nước.
Trước yêu cầu phát triển và hội nhập, mục tiêu đẩy nhanh CNH - HĐH
đất nước đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và giải quyết toàn diện các
vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa của nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề về
nông dân, nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định
và phát triển của đất nước.
Có thể nói trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã đưa ra
những chính sách NN & PTNTcó những bước đột phá và đã có những thay
đổi căn bản. Đó là việc xem NNNT là mặt trận hàng đầu, chú trọng các
chương trình xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, chú trọng đến các mặt
hàng nông sản để đảm bảo chất lượng phục vụ trong nước và nhu cầu xuất
khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức
4
5
xã hội trong nước trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo và cải thiện môi trường sống
ở vùng nông thôn. Tuy vậy, các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp
nông thôn chưa thực sự có hiệu quả, thiếu tính bền vững ở nhiều mặt, có thể nói là
chưa đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
Trước tình hình đó Đảng ta đã đưa ra nghị quyết 26 NQ/TW của hội
nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân
nông thôn được ban hành ngày 5/8/2008. Sau 20 năm đổi mới, đây là lần đầu
tiên Đảng ta có một quyết định toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập. Với phương châm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” xây dựng nông thôn mới chính là một cuộc cách

mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của
người dân, giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi chủ động tham gia,
tích cực thực hiện nông thôn mới. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành
bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và dự thảo văn kiện đại hội XI đã đề ra
mục tiêu số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 đạt 20% và đến
năm 2020 đạt 50%. Tiêu chuẩn để một xã đạt nông thôn mới bao gồm 19 tiêu
chí, đánh giá trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực từ quy hoạch, đến hoàn thiện cơ
sở hạ tầng, cơ chế, chính sách Cùng với 9121 xã trên cả nước tiến hành triển
khai công tác sản xuất nâng cao năng suất, thực hiện chuyển dích cơ cấu nông
nghiệp, cơ cấu kinh tế địa phương, củng cố quan hệ của Đảng, phát huy dân
chủ cơ sở, thực hiện nếp sống văn minh nơi thôn xóm. Xã Nhã Lộng đang
từng bước triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chúng ta cần nhìn
nhận rằng trước những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của sự
nghiệp CNH – HĐH đất nước, nông nghiệp nông thôn xã, sản xuất nông
nghiệp vẫn còn nhiều bất cập chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có.
Với mong muốn có được một cái nhìn tổng thể về thực trạng phát triển
của địa phương, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp
phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên”.
5
6
1.2. Mục đích của đề tài
Bước đầu đánh giá thực trạng phát triển nông thôn nhằm xây dựng mô
hình nông thôn mới của xã Nhã Lộng theo những tiêu chí mới đáp ứng yêu
cầu CNH – HĐH nông thôn.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng và tiến trình phát triển kinh tế xã hội trong quá
trình thực hiện mô hình nông thôn mới tại xã Nhã Lộng.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của quá

trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Nhã Lộng.
- Tìm ra những bất cập về thể chế, chính sách và sự khuyến khích thực
hiện mô hình nông thôn mới tại xã Nhã Lộng.
- Đề xuất một số giải pháp trong xây dựng nông thôn mới.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Quá trình thực hiện đề tài này sẽ nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và
năng lực cũng như rèn luyện kĩ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho
bản thân sinh viên.
- Có cái nhìn tổng thể về công tác xây dựng phát triển nông thôn mới
trên địa bàn xã, góp phần hoàn thiện những lí luận và phương pháp nhằm đẩy
mạnh và phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong giai đoạn CNH – HĐH
nông thôn hiện nay.
- Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho trường, khoa, các
cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để chính quyền địa phương xã
Nhã Lộng, huyện Phú Bình và các cơ quan ban ngành tỉnh Thái Nguyên, các
nhà hoạch định chính sách, các tổ chức cá nhân đầu tư trong và ngoài nước
định hướng, đưa ra chính sách phát triển mô hình xây dựng nông thôn mới tại
xã và các địa phương khác có điều kiện tương đồng.
6
7
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về PTNT
PTNT là một phạm trù rộng được nhận thức với nhiều quan điểm khác
nhau. Theo Ngân hàng thế giới (1975) “PTNT là một chiến lược nhằm cải
thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể -

người nghèo trong vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong
những người sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển “.
(Trương Văn Tuyển, 2007)
PTNT là hoạt động nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội cho
người dân nông thôn thông qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực
của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. PTNT sẽ thành công khi
chính người dân nông thôn tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Điều đó
đòi hỏi chiến lược PTNT phải được xây dựng trên nền tảng tính tự tin của chính
người dân nông thôn. Họ phải biết cách tự duy trì bền vững của họ về tài chính, sự
độc lập về kinh tế, có khả năng tiếp cận các hàng hóa, dịch vụ vật chất và tinh thần
ngày càng nhiều hơn. Qua đó, tự người dân nông thôn sẽ nâng cao vị trí của bản
thân họ trong xã hội và trong quá trình phát triển đất nước.
Về khía cạnh phát triển bền vững, PTNT có thể hiểu như là lấy người
dân và cộng đồng làm trung tâm (tiếp cận từ dưới lên) đồng thời phải lấy phát
triển đa ngành và giải quyết chính đáng mối quan hệ liên ngành (tiếp cận
tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân đối, hài hòa, giữa kinh tế xã hội với
bảo vệ môi trường (tiếp cận quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên).
Như vậy, PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các lĩnh vực có mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ,
văn hóa, xã hội, thể chế, môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc
lập mà phải đặt trong khuôn khổ một chiến lược, chương trình phát triển của
quốc gia. Tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội
7
8
Chính phủ đã đưa ra định hướng PTNT trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội và xóa đói giảm nghèo. Đó là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách
bền vững về kinh tế - xã hội, văn hóa và môi trường nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
2.1.2. Khái niệm về nông thôn mới
Cho đến nay chưa có một khái niệm nào chuẩn xác được chấp nhận

một cách rộng rãi về nông thôn.Nông thôn và đô thị là những vùng lãnh thổ
có những nét nổi bật cơ bản ở chỗ cả hai không có ranh giới rõ rệt, nhưng cả
hai đều có mối quan hệ khăng khít với nhau. Các khu vực nông thôn gắn liền
với trung tâm của nó – đó là những vùng đô thị, hay ít ra cũng mang những
nét căn bản của đô thị. Trong lòng các nông thôn luôn tồn tại những trung
tâm như thế. Vì thế nảy sinh ra vấn đề là cần định nghĩa xem đâu là nông
thôn, đâu là đô thị, đồng nghĩa với việc xác định dân thuộc về vùng nông thôn
và thuộc về vùng đô thị. Khi đó cần chú ý đến sự giáp ranh giữa khu vực này.
Trong thực tế, phát triển xã hội giữa nông thôn và đô thị có một vùng “mờ
“pha tạp giữa nông thôn và đô thị, đó là vùng đô thị hóa và vung ven đô
(Tống Văn Chung; 2000)
Ở mỗi quốc gia đều có sự phân biệt khác nhau giữa vùng nông thôn và
đô thị. Chẳng hạn tại Mỹ, một loạt khu chung cư cao tầng ở nông thôn không
được xếp vào đô thị. Ở Nga, người ta quan điểm đô thị là những tụ điểm dân
cư từ trên chục nghìn người trở lên (Tô Duy Hợp; 1977)
Còn ở Việt Nam chúng ta cần phải nhận thức về nội dung chức năng
nông thôn mới XHCN Việt Nam. Trong Nghị quyết số 26 NQ/TW đưa ra
mục tiêu “xây dựng nông thôn mới “có kết cấu hạ tầng kinh tế hiện đại, có cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn liền nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường.
8
9
Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn, không phải là
thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể
khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch đẹp,
hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng
hóa; (3) đời sống vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được

nâng cao; (4) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội
nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ (Hồ Xuân Thùy; 2010) (tài liệu
www.isgmard.org.vn)
Chức năng của nông thôn mới trước hết phải là nơi sản xuất nông
nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất chất lượng cao theo
hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, nông thôn mới phải đảm nhận được
vai trò giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc. Làng quê nông thôn Việt Nam
khác lắm so với các nước xung quanh; ngay cả ở Việt Nam, làng quê dân tộc
Thái khác với H’Mông khác với Êđê Nếu quá trình xây dựng nông thôn
mới làm phá vỡ chức năng này là đi ngược với lòng dân và làm xóa nhòa
truyền thống văn hóa muôn đời của người Việt.
2.1.3. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Bộ tiêu chí nông thôn mới là căn cứ để xây dựng nội dung Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo thí điểm xây
dựng mô hình nông thôn mới trong thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH đồng thời
là cơ sở để kiểm tra, đánh giá công nhận xã, tỉnh đạt nông thôn mới. Bộ tiêu
chí đưa ra chỉ tiêu chung cho cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng:
trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), Duyên hải miền Nam Trung Bộ
(DHMNTB), Tây Nguyên (TN), Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở
mỗi vùng. 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy
hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở
vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân
đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất,
9
10
giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững
mạnh và an ninh trật tự xã hội.
Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để
được công nhận đạt xã nông thôn mới. Cụ thể, tiêu chí giao thông, một xã

thuộc ĐBSH và ĐBNB phải đạt 100% đường trục thôn, xóm được cứng hóa
đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, tiêu chí này đối với xã vùng BTB,
DHNTB và TN là 70% còn đối với xã vùng TDMNPB và ĐBSCL chỉ là 50%.
Về hộ nghèo, xã vùng ĐBSH và ĐNB phải đạt tiêu chuẩn tỷ lệ hộ nghèo <
3%, BTB và DHNTB < 5%, TN và ĐBSCL < 7% và TDMNPB < 10%
Bộ tiêu chí những quy định, tất cả các xã nông thôn mới đều phải có hệ
thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, có nhà văn hóa
và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VHTTDL, có điểm phục vụ bưu chính
viễn thông, có internet đến thôn, có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có
hiệu quả và không có nhà tạm, dột nát. Để được công nhận là huyện nông
thôn mới, phải đạt 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới.
* Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:
Đề án “Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đang được Bộ NN &
PTNT xây dựng và lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan. Bộ
trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát đồng thời là Trưởng ban soạn thảo Đề
án cho biết, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
20120 và tầm nhìn 2030 sẽ được thực hiện ở tất cả các xã trên phạm vi toàn
quốc, theo phương châm dựa vào nội lực cộng đồng địa phương. Nhà nước
chỉ hỗ trợ một phần trực tiếp để phát huy sự đóng góp của cộng đồng.
Chương trình tập trung thực hiện 5 nội dung cơ bản: Đào tạo, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức có hiệu quả trong
nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn và
bảo vệ phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
10
11
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát hiện nay cả nước đang thực
hiện 11 chương trình mục tiêu quốc gia và nhiều chương trình, dự án lớn khác
liên quan đến PTNT. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục tăng nguồn nhân lực thực

hiện chương trình, dự án đã có chương trình MTQG này sẽ tập trung vào thực
hiện 3 nội dung chủ yếu chưa được đề cập, chưa đầy đủ ở các chương trình,
dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu
quả trong nông thôn, dự án đào tạo,, nâng cao quản lý PTNT.
* Một số mục tiêu cụ thể của “chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030"
dự kiến đạt được:
- Mục tiêu đến năm 2010: Năm 2010 cơ bản phủ kín quy hoạch xây
dựng nông thôn trên địa bàn cả nước.
- Tập trung đẩy mạnh hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông
thôn theo chuẩn nông thôn mới, đào tạo cho 100% cán bộ cơ sở kiến thức tổ
chức, quản lý, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Nâng cao thu nhập của dân
cư nông nghiệp gấp 1,8 – 2 lần so với hiện tại, tỷ lệ lao động nông thôn qua
đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức nghề các loại đạt 30%, tỷ lệ lao động nông
nghiệp còn dưới 50%. Xây dựng được cơ bản hệ thống giám sát ô nhiễm môi
trường nông thôn, cơ bản xử lý và ngăn chặn ô nhiễm môi trường ở các điểm
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, xây dựng trên 20% xã đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới.
2.2. Tình hình nghiên cứu về mô hình PTNT trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trải qua hàng vạn năm hình thành và phát triển, qua các bước thăng
trầm của lịch sử, nông nghiệp với những người dân áo vải cần cù, chịu khó,
thông minh, sáng tạo, từ đời này sang đời khác đã có những đóng góp vô cùng
to lớn, đồng thời để lại những kinh nghiệm vô cùng quý báu mà cho đến nay
vẫn còn ý nghĩa thiết thực. Nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước trong khu
vực cho thấy, trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở mỗi nước có
11
12
những điều kiện và đặc điểm riêng, nhưng ở các nước đều coi trọng sản xuất
nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Với mỗi nước có cách tiến hành và

kết quả khác nhau.
Cách đây hơn 200 năm ở nước Anh, rồi đến Tây Âu đã diễn ra các cuộc
cách mạng công nghiệp đầu tiên của loài người, mở đường cho sự hình thành nền
công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Nhưng trước đó đã có sự chuyển động cơ bản của
nông nghiệp Tây Âu, mà nếu nhà kinh tế học gọi là cuộc cách mạng thức ăn gia
súc, đã tạo điều kiện để cho cách mạng công nghiệp ra đời và phát triển.
Mỹ cũng đã khởi đầu xây dựng nông nghiệp tiến thẳng lên nông nghiệp
tư bản chủ nghĩa, bỏ qua giai doạn phong kiến với tô và tức. Nông nghiệp bắt
đầu với những trang trại lớn, nhỏ, những cơ sở khai thác rừng hay chế biến
nông sản Một điểm đáng chú ý là Mỹ đã biết mua công nghệ của Anh và
Đức, gửi người đi các nước này đào tạo những cán bộ chuyên ngành và công
nhân chủ chốt.
Nhật Bản có nông nghiệp truyền thống lâu đời. Để cách tân đất nước,
Nhật Bản cũng hướng về Tây Âu và học tập kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhật
Bản đã bắt đầu cách tân nông nghiệp với việc phát triển và nâng cao những
kinh nghiệm truyền thống, thúc đẩy chế biến và sử dụng các loại phân bón địa
phương, sau này sử dụng nhiều phân hóa học để thâm canh nông nghiệp và
với phương pháp khoa học thực nghiệm đã hình thành được một nền nông
nghiệp và khoa học nông nghiệp vào loại cao ở Châu Á.
Trung Quốc thi hành chính sách cải cách và mở cửa cũng bắt đầu từ
nông nghiệp. Từ năm 1978, với cải cách mở cửa, Trung Quốc bắt đầu giải tán
các công xã nhân dân. Ruộng đất được giao cho xã viên sử dụng 15 năm,
cùng với nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp khác. Năm 1993, Trung Quốc
đã sản xuất được 450 triệu tấn lương thực cho gần 2 tỷ dân. Đã mở nhiều xí
nghiệp ở nông thôn. Các xí nghiệp hương trấn được thành lập với phương
châm: “Rời ruộng, không rời làng" và “vào xưởng, chứ không vào thành" để
mong giữ dân ở nông thôn, tránh hiện tượng dân dồn về thành thị. Xí nghiệp
12
13
hương trấn phát triển nhanh, kể cả công nghệ chính xác và sản xuất được

hàng xuất khẩu, đã chiếm gần 50% tổng giá trị công nghiệp trong nước.
Hầu hết các nước trên thế giới đều cố gắng tiến từ tình trạng nước chậm
phát triển, từ các nền kinh tế nông nghiệp trở thành các nền kinh tế công
nghiệp hoặc đô thị hóa. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2008 đã khẳng
định “tăng trưởng nông nghiệp chính là yếu tố tiên phong của các cuộc cách
mạng nông nghiệp đã xảy ra trên khắp thế giới. Gần đây tốc độ tăng trưởng
nông nghiệp nhanh chóng của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cũng là tiền
đề cho sự phát triển công nghiệp. Nhờ sản xuất nông nghiệp tăng trưởng
nhanh, mạnh Nhật Bản có thực lực và nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp
và đồng thời xuất khẩu để thu ngoại tệ. (Đặng Kim Sơn, 2008).
Hiện nay việc đầu tư áp dụng cơ giới hóa, phát triển thủy lợi và áp
dụng khoa học công nghệ (KHCN) là giải pháp quan trọng hàng đầu tạo nên
năng suất vật nuôi, cây trồng cao hơn và làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp. Đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển. Cụ thể là Hà Lan là đại
diện cho việc đầu tư nghiên cứu và áp dụng KHCN để tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm nông nghiệp ở Châu Âu. Hà Lan chiếm 25% tổng diện tích
nhà kính thế giới, nghề trồng rau, hoa, cây cảnh chủ yếu sản xuất trong nhà
kính, cho hiệu quả tăng 5 – 6 lần sản xuất ngoài trời và sản xuất ngoài trời
chiếm 6% diện tích đất nông nghiệp (Đặng Kim Sơn, 2008).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu mô hình PTNT trong nước
2.2.2.1. Thành tựu của quá trình phát triển nông thôn ở nước ta
Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những chiến lược phát triển
kinh tế trong công cuộc đổi mới của đất nước cùng với sự phát triển của các
ngành công nghiệp, dịch vụ. Phát triển kinh tế nông thôn nước ta đi sau các
nước phát triển một bước, đó là một hạn chế, song cũng có thuận lợi vì đây là
những kinh nghiệm quý báu để chúng ta tham khảo và vận dụng. Trong công
cuộc đổi mới đất nước, nông thôn nước ta có sự thay đổi được đánh dấu bằng
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (Khóa VI, tháng 4/1988) (Bộ Chính
13
14

Trị,1988), Nghị quyết ban chấp hành Trung ương 5 (Khóa VII tháng 6/1993)
(Đảng Cộng Sản Việt Nam,1993) và luật đất đai (Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam). Sau 19 năm thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế
của Đảng và nhà nước, sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh và liên tục qua
các năm. Năm 2005 tổng giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp đạt 182.000 tỷ
đồng (giá cố định năm 1994) tăng 4,9% so với năm 2004, trong đó; nông
nghiệp đạt 137.100 tỷ đồng; lâm nghiệp đạt 6300 tỷ đồng; thủy sản đạt 38.600
tỷ đồng, sản lượng lúa cả nước đạt 35,79 triệu tấn, xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ
USD, sản lượng thủy sản đạt 3,432 triệu tấn (Sỹ Mùi, 1995). Những nét mới
của năm 2005 là cơ cấu sản lượng lương thực đã chuyển dịch theo hướng tích
cực như vừa đa dạng hóa, vừa tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn
yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng ngô trong sản lượng
lương thực tăng từ 7,6% (năm 2003) lên 9,1% (năm 2005), sản xuất có bước
phát triển đột biến như diện tích đạt 894.000 ha, tăng 9,6% năng suất đạt 31,9
tạ/ha tăng 3,5 tạ/ha và sản lượng đạt 2.848.600 tấn, tăng 13,4% so với năm
2003. Điều đó đã đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến thức ăn gia súc mà các năm trước phải nhập khẩu. Đó cũng là một nét
khởi sắc trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt, phù hợp
với tinh thần Nghị quyết IX của Chính phủ. Sản xuất lúa tiếp tục phát triển
theo hướng: giảm dần diện tích, tăng năng suất lúa gạo. Diện tích lúa cả năm
đạt 7443,6 nghìn ha, giảm 60 nghìn ha, năng suất đạt 46,6 tạ/ha tăng 0,7 tạ/ha
và sản lượng tăng 222 nghìn tấn so với năm 2003. Sản lượng rau tăng 8,8 %,
sản lượng đậu tăng 9%, đỗ tương tăng 9,2%, Chăn nuôi tiếp tục phát triển
nhanh, đàn bò đạt trên 4,4 triệu con tăng 8,2% trong đó đàn bò sữa đạt gần
56000 con tăng 41,8%, đàn lợn đạt gần 25 triệu con, tăng 9,5 % so với năm
2003.Chăn nuôi đã có hướng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ
đó, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi năm 2005 ước đạt 8,5% so với 3,2%
của ngành trồng trọt.Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã chuyển theo hướng tăng
tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt.
14

15
- Ngành lâm nghiệp phát triển và đạt được một số thành tựu: Tốc độ tăng trưởng của
ngành lâm nghiệp bình quân đạt 1,4%/năm. Với thành tựu bảo toàn và phát
triển được vốn rừng. Độ che phủ của rừng năm 1990 là 27,7%, đến năm 2005
đạt 37,3%. Từ năm 2000 đến nay, bình quân hàng năm trồng được gần 200
ngàn ha rừng. Các khâu khoanh nuôi tái sinh, khoán quản lý bảo vệ rừng theo
phương thức”giao đất khoán rừng” đều đạt và vượt kế hoạch. Thành tựu đáng
ghi nhận trong việc khai thác và chế biến lâm sản từ rừng là tỷ lệ gỗ khai thác
từ trồng đã tăng lên, từ 47,4% năm 1998 lên 62,4% năm 2000 và đạt cao hơn
trong những năm gần đây.
- Ngành thuỷ sản đang vươn lên thành ngành mũi nhọn trong nông lâm thuỷ sản. Đến năm
2007, sản lượng thuỷ sản cả nước đạt hơn 4,15 triệu tấn, tăng gấp 2,6 lần so
với năm 2000. Thành tựu đáng chú ý nhất là diện tích và sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản tăng trưởng ở mức cao. So với năm 2000, năm 2007 diện tích nuôi
tăng gấp 1,57 lần và sản lượng tăng gấp hơn 3,5 lần, đạt 2.085,2 ngàn tấn.
Trong quá trình phát triển, các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến
thuỷ sản đã gắn kết chặt chẽ. Các khâu trọng yếu về hạ tầng kỹ thuật phục vụ
nuôi trồng, khai thác, chế biến đã được đầu tư, từng bước hiện đại hoá.
- Do kinh tế tăng trưởng cao, thị trường giá cả ổn định nên đời sống vật chất và tinh thần
của các tầng lớp dân cư được cải thiện. giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 12,5% năm
2003 xuống còn 11% năm 2004, hệ số chênh lệch về thu nhập giữa các bộ
phận dân cư có hướng thu hẹp, công bằng xã hội được đảm bảo. Công tác đền
ơn đáp nghĩa, hỗ trợ các đối tượng chính sách. giúp đỡ người nghèo, vùng bị
thiên tai, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng cao được Nhà
nước và các đoàn thể xã hội và nhân dân trợ giúp các tỉnh bị hạn hán lũ lụt
nặng để nhân dân vùng này sớm ổn định sản xuất và đời sống. Năm 2003 đã
có thêm hàng trăm xã vùng sâu, vùng xa có điện lưới quốc gia. Số máy điện
thoại tăng 80%, máy thuê bao internet tăng 30%. Đến nay 100% số huyện,
98% số xã có điện lưới quốc gia, hơn 600 xã có điểm bưu điện văn hóa xã,
50% số hộ nông thôn dùng nước sạch (Nguyễn Sinh Cúc,2003). Hệ thống

15
16
đường giao thông nông thôn được nâng cấp, phong trào kiên cố hóa kênh
mương thủy lợi phát triển rộng khắp, nhiều trường học, trạm y tế được xây
dựng mới theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Điều đó chứng minh rõ ràng trong thực tế cuộc sống, qua sự đổi thay của đất nước từ
nông thôn đến thành thị và nhất là qua đánh giá của tổ chức WB đã đánh giá
cao thành tựu KT-XH Việt Nam và liệt kê vào nhóm tăng trưởng kinh tế
nhanh trên thế giới và WB đã đánh giá Việt Nam đã thành công trong xóa đói
giảm nghèo.
Phát triển kinh tế nông thôn là sự nghiệp to lớn của đất nước. Phát
triển kinh tế nông thôn vừa trực tiếp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của đa số người dân đang sống ở nông thôn, vừa tạo tiền đề để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn
định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy vậy đây là vấn đề rất rộng lớn
và phức tạp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển đó, nên cần sử dụng
các chỉ tiêu để đánh giá quá trình phát triển.
2.2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương trong nước
* Phú Thọ xây dựng nông thôn mới
Sau khi có chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn
mới, tỉnh Phú Thọ đã thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng nông thôn mới và
triển khai thí điểm tại ba xã của ba huyện gồm: Sơn Dương (Lâm Thao),
Đồng Thuận (Thanh Thuỷ) và Gia Điền (Hạ Hoà). Các xã được chọn làm
điểm, nhận thấy bộ mặt nông thôn ngày càng đã có nhiều thay đổi, đường
làng ngõ xóm, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, sạch sẽ.
Để thực hiện chương trình nông thôn mới, tỉnh Phú Thọ đã thành lập
Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh
và huyện, Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Nghị quyết về quy
hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Tỉnh tổ chức các
đoàn đi học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

khác. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh trong thời gian
16
17
qua đã đạt được kết quả bước đầu, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng
trong các tầng lớp nhân dân, một số công trình đã được đầu tư xây dựng tại
các xã điểm đáp ứng cơ bản tiêu chí xã nông thôn mới.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo
(theo tiêu trí mới) của xã Sơn Dương năm 2010 là 8,8 %, không còn nhà dột
nát, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 19%, 100% số trẻ em trong độ tuổi được
đến trường, bình quân lương thực đầu người đạt 680kg/năm. Đến nay, xã đã
đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới, 4 tiêu chí đang phát triển triển khai thực
hiện. Cùng với xã Sơn Dương, chương trình nông thôn mới còn giúp xã Đồng
Luận (Thanh Thuỷ) được đầu tư xây dựng thêm trường học, nhà điều hành,
khuôn viên và mua sắm các trang thiết bị, xây dựng trụ sở xã, xây dựng được
giao thông nông thôn. Xã Hạ Điền (Hạ Hoà) đã được đầu tư xây dựng trụ sở
xã, xây dựng đường giao thông nông thôn, sửa chữa nâng cấp trường lớp.
Hiện xã đang lập dự toán xây dựng giao thông, 15km kênh mương nội đồng,
hai trạm biến áp 320KVA. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, đến
nay Sơn Dương có 12/19 tiêu chí hoàn thành, xã Đồng Luận và xã Gia Điền
đạt 9/19 tiêu chí hoàn thành.
Mục tiêu của Tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới là tiếp tục chỉ đạo 3 xã
đang làm thí điểm tiếp tục triển khai theo quy hoạch đầu tư và xây dựng cơ sở
hạ tầng nhằm đạt tiêu chí xã nông thôn mới.
* Khởi động xây dựng xã điểm nông thôn mới ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định
Với tiềm lực hiện có, cộng với sự đồng thuận của Đảng bộ và nhân dân
trong huyện, huyện Hoài Nhơn quyết tâm là huyện đi đầu của tỉnh trong thực
hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh
tế – xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản

xuất hợp lý, gắn với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển
nông nghiệp với phát triển đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ,
17
18
ổn định, giàu bản sắc dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật
tự được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của người dân được đảm
bảo, nâng cao, huyện Hoài Nhơn đã đề ra kế hoạch xây dựng nông thôn
mới ở địa phương.
Theo đó, giai đoạn 2010 – 2015 sẽ chọn 3 xã Hoài Xuân, Hoà Thanh,
Hoàn Phú và đến giai đoạn 2016 – 2020 sẽ chọn 3 xã Tam Quan Nam, Hoài
Châu Bắc, Hoài Tân để thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Song song đó, huyện cũng đã tổ chức các hội nghị quán triệt nội dung,
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ chủ
chốt cấp huyện và xã. Trên cơ sở đó, các đảng uỷ xã ban hành Nghị quyết
chuyên đề thực hiện chủ chương này, đồng thời thông qua Mặt trận, các hội,
đoàn thể các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền cho cán
bộ, nhân dân nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa về xây dựng nông thôn mới tạo
điều kiện cho người dân tham gia ý kiến vào kế hoạch, tạo sự đồng thuận cao
trong xã hội, để sớm đưa chủ trương này vào cuộc sống.
Về cơ chế huy động vốn, huyện đã đưa ra và đã đa dạng hoá các nguồn
vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có
mục tiêu trên địa bàn, vốn của các cấp tỉnh, huyện, xã trực tiếp đầu tư vào
ngân sách, vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp, vốn đóng góp tự nguyện của dân theo pháp lệnh dân chủ
cơ sở. Mặt khác huyện tiếp nhận, quản lý, tập huấn kiến thức xây dựng nông
thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã và cán bộ thôn, khối.
Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện cũng đã thực hiện tốt việc
phân cấp đầu tư. Chủ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa
bàn xã là ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã do UBND các xã thành
lập. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, các cấp chính quyền đã lấy ý kiến từ

cộng đồng dân cư về báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự
toán các công trình cơ sở hạ tầng. Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện
HĐND, Mặt trận, các đoàn thể đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi công
18
19
trình do dân bầu, thực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng theo quy
định hiện hành về giám sát đầu tư cộng đồng.
* Xây dựng xã điểm nông thôn mới tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Nhà nước
và Chính phủ và căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của các xã trên địa bàn
huyện Phú Bình. Phòng NN &PTNT đã lựa chọn 5 xã - những xã phát triển
khá trong huyện để phấn đấu đạt tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm:
Đồng Liên, Lương Phú, Nhã Lộng, Thanh Ninh, Tân Khánh. Với mục tiêu
chung là xây dựng 5 xã trở thành mô hình điểm về nông thôn mới theo hướng
CNH –HĐH có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu
sản xuất và đời sống. Có kinh tế phát triển gắn với phát triển nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, xã hội nông thôn ổn định,
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, hệ thống chính
trị ổn định, trật tự an ninh được giữ vững góp phần thực hiện sự nghiệp CNH
– HĐH nông nghiệp nông thôn.
Phần 3
19
20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tại 3 xóm: Xóm Trại,
Xóm Đàm, Xóm Xúm của xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực
trạng xã Nhã Lộng trong bước đầu xây dựng mô hình nông thôn mới.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
Tiến hành tại 3 thôn đại diện cho 3 điểm dân cư chính của xã Nhã Lộng
(xóm Xúm Trại, xóm Đàm, xóm Xúm).
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ ngày 01/02/2012 đến hết ngày 20/05/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài
3.3.1. Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong tiến
trình xây dựng nông thôn mới của xã
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.3.2. Đánh giá hiện trạng, mức độ đạt được các tiêu chí xây dựng mô hình
nông thôn mới theo 19 tiêu chí tại QĐ 419/QĐ-TTg tại xã Nhã Lộng
3.3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và khó khăn, thuận lợi trong quá
trình xây dựng nông thôn mới tại xã Nhã Lộng.
3.3.4. Một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển và xây dựng nông
thôn mới cho xã Nhã Lộng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
20
21
3.4.1. Phương pháp tiếp cận
Áp dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia của người
dân và các đối tác liên quan trong quá trình thu thập thông tin, phân tích đánh
giá hiện trạng, phát hiện các tiềm năng, cơ hội cũng như khó khăn, thách thức
và đề xuất những giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới.
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ trong 3 thôn mỗi thôn điều
tra 20 hộ, 3 thôn này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên – kinh
tế - xã hội và mô hình xây dựng nông thôn mới chung cho toàn xã Nhã Lộng.
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin
a) Thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau: Văn
phòng UBND huyện, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện,
UBND xã,…
b) Thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua quá trình điều tra thực tế các hộ tại địa
bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân (PRA), kết hợp với quan sát thực tế. Dùng bảng hỏi để phỏng vấn
hộ nông dân.
3.4.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích thống kê mô tả để
phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã.
- Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Microsft Office Excel.
- Phương pháp SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức theo từng lĩnh vực cụ thể.
- Phương pháp đánh giá phân tích thông qua lấy ý kiến của nông dân
trong điều tra hộ dân và thảo luận nhóm.
Phần 4
21
22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Vị trí địa lý
* Xã Nhã Lộng nằm ở phía Tây Bắc của huyện Phú Bình, có tuyến
đường giao thông quan trọng của tỉnh là quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi Bắc
Giang chạy qua trung tâm xã, vị trí cụ thể như sau:

- Phía Đông Bắc: giáp xã Bảo Lý (ngăn chia bởi sông Cầu)
- Phía Tây Bắc: giáp xã Bảo Lý và xã Thượng Đình
- Phía Đông Nam: giáp xã Điềm Thụy
* Tổng diện tích tự nhiên: 599,6 ha
4.1.2. Điều kiện tự nhiên
* Đặc điểm địa hình, địa chất
Nhã Lộng là một xã thuộc vùng trung du với nhiều đồi cao và ao hồ,
mặt khác xã nằm sát với sông Cầu nên diện tích đất đồng bằng cũng khá lớn.
Nhìn chung, địa hình xã Nhã Lộng khá phức tạp, dốc dần từ Nam tới Bắc.
* Điều kiện tự nhiên
a. Khí hậu
- Cùng chế độ khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Một năm chia làm
hai mùa rõ rệt:
+ Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió nam, đông nam làm
chủ đạo, nhiệt độ cao nhất trung bình 38 độ C. Mùa nóng đồng thời cũng là
mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường xuất hiện tháng 7,
tháng 8.
+ Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc là chủ đạo,
nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 8 – 10 độ C.
+ Độ ẩm trung bình năm: 84,5%. Vào tháng 1 và 2 độ ẩm có thể đạt
tới 100%.
b. Khí tượng
22
23
Nhã Lộng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nói chung, chịu
những đặc điểm riêng của vùng Đông Bắc Bộ. Khí hậu chia làm 2 mùa
chuyển tiếp: mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Mùa khô rét
từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Tuy khí hậu tương đối khắc nghiệt nhưng nhìn chung khá phù hợp với việc
phát triển sản xuất, cần có biện pháp cải tạo tiểu vùng khí hậu như đắp đập,

hồ giữ nước để phục vụ sản xuất trong mùa khô.
c. Thủy văn
Phía bắc và một phần phía đông xã Nhã Lộng nằm sát với sông Cầu
nên về mùa lũ tình trạng ngập lụt xảy ra khá phổ biến và trên diện rộng, tuy
nhiên vì gần sông và có hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng, các ao hồ
trong khu dân cư nên tình trạng ngập úng không kéo dài.
* Địa chất công trình
Qua nghiên cứu địa tầng cho thấy chưa có các hiện tượng địa chất bất
thường nào xảy ra. Tuy nhiên việc điều tra chưa được tiến hành, do vậy khi
xây dựng công trình cần có điều tra cụ thể hơn (đặc biệt là khảo sát địa chất
phục vụ thiết kế công trình trong giai đoạn thực hiện quy hoạch)
* Tài nguyên, khoáng sản
Nhã Lộng hiện có tiềm năng khai thác cát, sỏi trên sông cầu chảy qua
địa bàn xã. Tuy nhiên việc khai thác cần có quy hoạch và định hướng cụ thể
để tránh ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và dòng chảy của sông Cầu.
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại xã.
* Thuận lợi:
- Điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên sự thuận lợi cho việc
sản xuất nông nghiệp.
- Diện tích nông nghiệp khá lớn (chiếm 65,82%) đây là lợi thế cho xã
phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp.
23
24
- Hệ thống sông suối tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng để cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Với chế độ mưa, nhiệt độ, ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, cây
hoa mầu và các loại cây trồng khác.
* Khó khăn
- Lượng mưa lớn phân bố không đều trong năm gây ra lũ lụt, giảm độ

phì của đất.
- Hệ thống sông ngòi vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn, là mối đe
dọa cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vào mùa mưa bão.
- Khí hậu nhiệt đới có mùa mưa tập trung vào các tháng hè và thiếu
nước vào mùa đông, gây khó khăn trong sản xuất tại xã.
4.2. Đánh giá hiện trạng, mức độ đạt được các tiêu chí xây dựng mô hình
nông thôn mới theo 19 tiêu chí tại QĐ 419/QĐ-TTg tại xã Nhã Lộng
4.2.1. Nhóm tiêu chí về quy hoạch
Bảng 4.1: So sánh tiêu chí quy hoạch tại xã năm 2011
T
T
Tên
tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ
tiêu
Thực
tế
Kết
luận
1
Quy
hoạch
và thực
hiện quy
hoạch
Quy hoạch sử dụng đất và hạ
tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nông nghiệp, hàng hóa,
công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, dịch vụ
Đạt Chưa
đạt
Chưa
đạt
Quy hoạch phát triển hạ tầng
kinh tế, xã hội, môi trường theo
chuẩn mới
Quy hoạch phát triển các khu
dân cư mới và chỉnh trang các
khu dân cư hiện có theo hướng
văn minh, bảo tồn được bản sắc
văn hóa tốt đẹp
Nguồn: UBND xã Nhã Lộng, 2011
24
25
Qua bảng số liệu trên ta thấy về mặt thực tế trong bước đầu xây dựng
MHNTM tại xã đã có quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát
triển sản xuất nông nghiệp nhưng chưa quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế -
xã hội – môi trường theo tiêu chuẩn mới. Do vậy cần quan tâm và đưa ra
những giải pháp cần thiết cho việc quy hoạch của xã.
4.2.2. Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Nhã Lộng
Hạ tầng kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển
nông thôn, nó là nền tảng để phát triển nông thôn, cải thiện cuộc sống cho
người dân trên địa bàn.
Bảng 4.2: So sánh hiện trạng xã Nhã Lộng và các tiêu chí hạ tầng kinh tế
- xã hội của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
TT
Tên tiêu
chí

Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu Thực tế
Kết
luận
2
Giao
thông
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã
nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
tiêu chuẩn theo cấp kĩ thuật của
Bộ GTVT
100% 0%
Chưa
đạt
Tỷ lệ km đường trục thôn xóm
cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kĩ
thuật của Bộ GTVT
50% 23%
Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch
và không lầy lội về mùa mưa
100%;
50%
cứng
hóa
57.7%
Tỷ lệ km đường trục chính nội
đồng được cứng hóa, xe cơ giới
đi lại thuận tiện
50% 0%
3 Thủy lợi Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp
ứng yêu cầu sản xuất và dân

sinh
Đạt Chưa
đạt
Chưa
đạt
25

×