ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN THỊ DIỆP
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CARE (CANINE DISTEMPER) Ở CHÓ
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2010 - 2014
Thái nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN THỊ DIỆP
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CARE (CANINE DISTEMPER) Ở CHÓ
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y
Khoa : Chăn nuôi Thú y
Khoá học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đoàn Quốc Khánh
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa chăn
nuôi thú y, các thầy cô giáo trong bộ môn dược lý và vệ sinh an toàn thực
phẩm và thầy giáo hướng dẫn, em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh Care (Canine
distemper) ở chó tại tỉnh Thái Nguyên”.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng toàn thể các thầy cô
giáo đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em trong thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn
ThS. Đoàn Quốc Khánh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp 42 - CNTY đã quan tâm, giúp
đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
Một lần nữa em xin kính chúc toàn thể các thầy, cô giáo lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe, học tập tốt
và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Diệp
LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành kỹ sư trong tương lai, ngoài việc trang bị cho mình một
lượng kiến thức về mặt lý thuyết, mỗi sinh viên còn phải trải qua nhiều giai
đoạn thử thách của thực tế. Chính vì vậy, thực tập tốt nghiệp là một khâu rất
quan trọng đối với tất cả các trường đại học nói chung và trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng
cố, áp dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường vào trong thực
tiễn. Để làm việc có hiệu quả, tất cả mọi người đều làm theo phương châm
“học đi đôi với hành”. Nếu chỉ biết lý thuyết thì không đủ mà phải biết áp
dụng nhiều lý thuyết đã học vào thực tế, lý thuyết là cơ sở, là nền tảng cho
thực tế.
Thực tập tốt nghiệp cũng là quá trình rèn luyện giúp cho sinh viên có
được tác phong khoa học đúng đắn, tạo lập tư duy sáng tạo để trở thành kỹ sư
có trình độ và năng lực làm việc, góp phần vào việc xây dựng và phát triển
đất nước.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi thú y và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và thử nghiệm biện pháp
phòng trị bệnh Care (Canine distemper) ở chó tại tỉnh Thái Nguyên”.
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của bản
thân, em đã hoàn thành bản khóa luận này. Do bước đầu làm quen với công
tác nghiên cứu trong khoa học nên trong bản khóa luận này không tránh khỏi
những sai sót, hạn chế. Vì vậy, em mong nhận được sự đóng góp quý báu của
các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Trần Thị Diệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Một số bệnh thường gặp trên chó nuôi tại tỉnh Thái Nguyên 31
Bảng 4.2: Tỷ lệ chó mắc bệnh Care ở Thái Nguyên theo địa phương 33
Bảng 4.3: Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo giống 34
Bảng 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi 36
Bảng 4.5: Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo tính biệt 37
Bảng 4.6: Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo các tháng trong năm 38
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh Care 40
Bảng 4.8: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng điển hình trên chó mắc bệnh Care 43
Bảng 4.9: Biến đổi bệnh lý giải phẫu đại thể của chó bị bệnh Care 44
Bảng 4.10: Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh Care 46
Bảng 4.11: Ứng dụng phác đồ có hiệu quả trong điều trị bệnh Care cho chó tại
một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 48
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Một số bệnh thường gặp ở chó 32
Hình 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo địa phương 34
Hình 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo giống 35
Hình 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo tính biệt 38
Hình 4.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo các tháng trong năm 39
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CDV : Canine Distemper virus
CPE : Cytopathogenic Effect
Cs : Cộng sự
ELISA : Enzym - linked Immunsobent Assay
µ : micro
nm : Nano met
Nxb : Nhà xuất bản
PDV : Phocine distemper virus
RT - PCR : Reverse Transcription Polymerase chain Reaction
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Hiểu biết chung về loài chó 3
2.1.1.1. Nguồn gốc 3
2.1.1.2. Những giống chó đang được nuôi ở Việt Nam 3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý lâm sàng của chó 6
2.1.2.1. Thân nhiệt (°C) 6
2.1.2.2. Tần số hô hấp (lần/phút) 7
2.1.2.3. tần số tim mạch (nhịp tim) 8
2.1.2.4. Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lấy giống 9
2.1.3. Một số hiểu biết về bệnh Care ở chó 9
2.1.3.1. Căn bệnh 10
2.1.3.2. Đặc điểm dịch tễ 13
2.1.3.3. Cơ chế gây bệnh 14
2.1.3.4. Triệu chứng 15
2.1.3.5. Bệnh tích 16
2.1.4. Chẩn đoán bệnh 17
2.1.4.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ học 17
2.1.4.2. Dựa vào triệu chứng lâm sàng 18
2.1.4.3. Dựa vào chẩn đoán phi lâm sàng 19
2.1.5. Phòng và trị bệnh 20
2.1.5.1. Phòng bệnh 20
2.1.5.2. Điều trị 21
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 23
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu 24
3.1.2.1. Mẫu bệnh phẩm 24
3.1.2.2. Dụng cụ 24
3.1.2.3. Hóa chất 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 24
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 24
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
3.3.1. Tình hình nhiễm một số bệnh ở chó nuôi tại tỉnh Thái Nguyên 25
3.3.1.1. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh ở chó tại Thái Nguyên 25
3.3.1.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh Care ở chó tại Thái Nguyên 25
3.3.2. Ứng dụng Kit chẩn đoán bệnh Care ở chó tại tỉnh Thái Nguyên 25
3.3.3. Đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh Care ở chó tại tỉnh Thái Nguyên 25
3.3.4. Xây dựng và thử nghiệm phác đồ điều trị 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu 25
3.4.1. Phương pháp xác định 25
3.4.2. Phương pháp ứng dụng Kit để chẩn đoán bệnh Care 25
3.4.3. Theo dõi các chỉ tiêu sinh lý của chó mắc bệnh Care 27
3.4.4. Theo dõi những triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care 27
3.4.5. Mổ khám kiểm tra bệnh tích 27
3.4.6. Xây dựng và thử nghiệm một số phác đồ điều trị 27
3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu 29
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 31
4.1. Tình hình mắc bệnh của chó tại tỉnh Thái Nguyên 31
4.1.1. Một số bệnh thường gặp trên chó nuôi tại tỉnh Thái Nguyên 31
4.1.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care tại tỉnh Thái Nguyên 32
4.1.2.1. Ứng dụng kit chẩn đoán bệnh Care cho chó tại tỉnh Thái Nguyên 32
4.1.2.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care ở Thái Nguyên theo địa phương 33
4.1.2.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo giống 34
4.1.2.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi 36
4.1.2.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo tính biệt 37
4.1.2.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo các tháng trong năm 38
4.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh lý của chó mắc bệnh Care 40
4.3. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh Care 41
4.4. Tổn thương bệnh lý đại thể của chó mắc bệnh Care 44
4.5. Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh Care cho chó tại tỉnh Thái Nguyên 45
4.5.1. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh Care cho chó 45
4.5.1.1. Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh Care 45
4.5.1.2. Ứng dụng phác đồ có hiệu quả cao trong điều trị bệnh Care cho chó
tại một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 47
4.6. Đề xuất một số biện pháp phòng trị bệnh 49
4.6.1. Phòng bệnh 49
4.6.2. Điều trị 49
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ĐỀ NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Tồn tại 50
5.3. Đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 52
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 53
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ lâu chó đã trở thành con vật gần gũi với đời sống con người. Khác
hẳn với các loài vật nuôi khác, chó có các giác quan rất phát triển, đặc biệt là
khả năng thị giác, thính giác cao hơn rất nhiều so với con người, do đó từ xưa
con người đã biết thuần hóa, huấn luyện, nuôi chó với nhiều mục đích khác
nhau: làm cảnh, giữ nhà, làm bạn, làm chó nghiệp vụ, săn thú….
Chó được nuôi ở tất cả các nước trên thế giới. Tại các nước phát triển,
chó được nuôi, chăm sóc, khám chữa bệnh rất cẩn thận và có cả những quy
định bảo vệ chó. Ở nước ta, những năm gần đây, khi kinh tế phát triển, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện, người dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc
nuôi chó để làm cảnh, làm bạn thân thiết của con người và phục vụ những mục
đích kinh tế khác nhau.
Chó được nuôi nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó cũng ngày
càng nhiều hơn. Bệnh dịch không những gây thiệt hại cho chó mà còn ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Những bệnh gây nguy hiểm cho chó như các
bệnh dại, Care, bệnh xoắn khuẩn, bệnh do Parvovirus, bệnh do ký sinh trùng…
Trong đó bệnh Care là một bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm đặc biệt cho chó
và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao.
Bệnh thường xảy ra ở chó non với các triệu trứng như sốt, viêm cata ở
niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp, viêm phổi, nổi mụn ở da và
những triệu chứng thần kinh. Bệnh lây lan mạnh và dễ lẫn với các bệnh khác
trên chó. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là phải tìm ra biện pháp chẩn đoán nhanh,
chính xác để từ đó có những biện pháp phòng và trị bệnh một cách có hiệu
quả. Xuất phát từ thực tế trên, được sự hướng dẫn của Th.S Đoàn Quốc
Khánh, sự phân công của khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
dịch tễ và thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh Care (Canine distemper) ở
chó tại tỉnh Thái Nguyên”.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tình hình mắc bệnh Care ở chó tại một số huyện trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
- Thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh cho chó mắc bệnh Care
mang lại hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi miền núi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và
quy trình phòng chống bệnh Care (Canine distemper) ở chó.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người nuôi áp dụng
quy trình phòng và trị bệnh Care ở chó, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và giảm bớt
thiệt hại do bệnh gây ra, góp phần nâng cao chất lượng chăn nuôi, thúc đẩy
nghề nuôi chó phát triển.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Hiểu biết chung về loài chó
2.1.1.1. Nguồn gốc
Loài chó được con người thuần hóa từ rất sớm và được nuôi rộng rãi ở
khắp các quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả
thuyết khác nhau về nguồn gốc loài chó.
Theo Đac uyn, chó nhà được sinh ra từ các cuộc tạp giao tự nhiên giữa
chó sói, cầy, cáo và được con người thuần hóa, nuôi dưỡng chọn giống thích
hợp thành thành chó nhà thuần dưỡng.
Nhà khoa học cho rằng có những nhóm chó có tổ tiên từ chó sói và
nhóm chó khác có nguồn gốc từ chó rừng. Một số khác cũng cho rằng những
chó nhà có nguồn gốc từ chó hoang dã vùng Châu Á như nhóm Dingo và chó
Cen Dinggo rất giống với chó sói nhỏ Ấn Độ.
Như vậy, dựa trên những thành tựu nghiên cứu về cổ sinh vật học và di
truyền học, các nhà khoa học đã xác định được tổ tiên của loài chó nhà hiện
nay là một số loài chó sói sống hoang dã ở các vùng sinh thái khác nhau trên
thế giới. Cách đây khoảng 15000 năm con người đã thuần hoá với mục đích
phục vụ cho việc săn bắt, sau đó là giữ nhà và làm bạn với con người (Tô Du
và Xuân Giao, 2006) [5].
Trung tâm thuần hoá chó cổ nhất có lẽ là vùng Đông Nam á, sau đó
được du nhập vào Châu úc, lan ra khắp Phương Đông và đến Châu Mỹ.
Ở Việt Nam, theo các nhà khảo cổ học, chó được nuôi từ trung kỳ đồ đá mới,
khoảng 3000 - 4000 năm trước Công Nguyên (cách đây 5000 - 6000 năm).
Tập hợp những giống chó nhà được nuôi hiện nay trên thế giới có
khoảng 400 giống, được gọi là loài chó nhà (Canis familiars), thuộc họ chó
(Canidae), bộ ăn thịt (Carnivora), lớp động vật có vú (Mammilia) (Phạm Sĩ
Lăng và Phan Địch Lân, 1992) [8].
2.1.1.2. Những giống chó đang được nuôi ở Việt Nam
* Một số giống chó địa phương
4
Nhóm chó ta hay chó nội địa được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng
cách đây 3000 - 4000 năm trước công nguyên. Ở nước ta có tập quán nuôi chó
thả rông vì thế sự phối giống một cách tự nhiên giữa các giống chó kết quả là
tạo ra nhiều thế hệ con lai với đặc điểm ngoại hình rất đa dạng và nhiều tên
gọi dựa vào màu sắc bộ lông và từng địa phương để gọi tên.
Chó Vàng: Đây là giống chó nuôi phổ biến nhất, có tầm vóc trung
bình, cao 50 - 55cm, nặng 12 - 15kg, có bộ lông vàng tuyền, là giống chó săn
được nuôi đề giữ nhà, săn thú (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006) [9]. Chó cái
thường nhỏ hơn chó đực. Đây là giống chó nhanh nhẹn, hoạt bát, có sự thích
ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh, ít bị ốm, dễ ăn uống và bơi lội giỏi (Nguyễn
Văn Thanh và cs, 2012) [17].
Chó Lào: Thường thấy ở vùng trung du và miền núi, có bộ lông xồm,
màu khung với hai vệt trắng trên mí mắt. Có tầm vóc lớn hơn chó H’Mông,
cao 60 - 65cm, nặng 18 - 25kg. Được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và Tây
Bắc nước ta (Lê Văn Thọ, 1997) [19].
Chó H’Mông: Đây là giống chó gắn liền với lịch sử phát triển của
người H’Mông. Thích nghi tốt với điều kiện sống ở miền núi cao, được dùng
để giữ nhà, săn thú, có tầm vóc lớn hơn chó vàng, chiều cao 55 - 60cm, nặng
18 - 20kg (Lê Văn Thọ, 1997) [19].
Chó miền núi: Có tầm vóc cao to, tai vểnh, quen với khí hậu vùng cao.
Chó Phú Quốc: Có nguồn gốc từ bán đảo Phú Quốc - Việt Nam, thể
hình khá lớn, chó cao 60 - 65cm, nặng 20 - 25kg, là giống chó tinh khôn, màu
sắc lông một màu có thể vàng đen, vện, xám, hoặc màu lá úa, đường lưng
thẳng, trên lưng có một xoáy dài. Chó Phú Quốc rất thông minh, nhanh nhẹn
và có thể huấn luyện tốt, nhân dân ta thường sử dụng để làm chó đi săn, giữ
nhà hoặc làm chó bảo vệ (Lê Văn Thọ, 1997) [19].
* Một số giống chó nhập ngoại
+ Nhóm chó cảnh
Chó Chihuahua:
Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mĩ và là giống chó có thân hình nhỏ
nhất trong mọi loại chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy từ tên của
bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng.
5
Ngoại hình chó có bộ lông ngắn đầu hình quả táo, tai lớn, mắt tròn và
lồi, đuôi mọc ở phần cao uốn cong trên lưng, chúng có lưng bằng và bốn chân
thẳng, chiều cao khoảng 15 - 23cm, cân nặng từ 1 - 2kg (Phạm Sĩ Lăng và
Phan Địch Lân, 1992) [8]. Chihuahua ở phần thóp trên đỉnh đầu có một hõm
mềm, hõm này khi lớn lên sẽ được xương sọ che phủ hết. Thường có hai loài
là loài lông ngắn và lông dài nhưng ở Việt Nam loài lông ngắn phổ biến hơn.
Màu sắc lông thường có các loại vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc, nâu nhạt (Đỗ
Hiệp, 1994) [6].
Chihuahua không chịu nổi lạnh và hay bị run lên vì rét, nó tỏ ra dễ
thích nghi với sự ấm áp hơn là với thời tiết lạnh. Đây là loại chó rất thích hợp
với đời sống trong các căn hộ có diện tích nhỏ.
Chó Bắc Kinh (Pekingese):
Có nguồn gốc từ gia đình hoàng tộc ở Bắc Kinh - Trung Quốc. Giống này
được nhập vào Việt Nam từ năm 1986 trở lại đây.
Chó Bắc Kinh tương đối nhỏ có trọng lượng trung bình ở chó cái là
2,66kg, ở chó đực là 3,58kg, đầu rộng, khoảng cách giữa hai mắt lớn, mũi
ngắn, tẹt, trên mõm có nhiều nếp nhăn, mặt gẫy, mắt tròn lồi đen tuyền và
long lanh. Tai hình quả tim cụp xuống hai bên, cổ ngắn và dầy, có một cái
bờm nhiều lông dài và thẳng. Bắc Kinh có bộ lông mầu pha nhiều lông mầu
sẫm ở mặt lưng, hông và đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi sóc
(Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 1992) [8].
Chó Fox:
Giống chó Fox có nguồn gốc từ Pháp và được du nhập vào Việt Nam
đã lâu. Fox là kết quả của sự lai tạo giữa Terrier và German Pincher ở Đức.
Đây là giống chó nhỏ con tầm khoảng từ 1,5 - 2,05kg. Đầu nhỏ, tai to
mà vểnh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ mà dài. Ngực chó Fox nở nang, bụng
thon, bốn chân mảnh và cao nên chạy rất nhanh. Bộ lông ngắn, bóng mượt sát
như lông bò. Chó Fox có nhiều màu gồm màu vàng bò, đen, đen bốn chân
vàng (Đỗ Hiệp, 1994) [6].
Chó Pug (Carlin):
Có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chó Pug có tầm vóc vừa phải, trọng
lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 9kg. Đầu tròn, đặc biệt mõm hình khối vuông và rất
6
ngắn so với chiều dài sọ, trên trán có những nếp nhăn sâu (Đỗ Hiệp, 1994) [6].
+ Nhóm chó làm việc
Chó Becgie:
Giống chó này được nhập vào nước ta từ những năm 1960. Ngoại hình
có tầm vóc tương đối lớn so với các giống chó khác ở nước ta, trọng lượng từ
28- 37kg. Bộ lông ngắn, mềm, màu đen sẫm ở thân và mõm; đầu, ngực và
bốn chân có màu vàng sẫm (Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 1992) [8].
Chó Boxer:
Boxer có nguồn gốc từ Đức và được phát hiện vào năm 1850. Đầu cân
đối với cơ thể, trán không có nếp nhăn, mặt ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong
lên và hơi xa so với hàm trên. Tai mọc ở phần cao của đầu, mũi lớn và đen,
chân cao khỏe, vai cao khoảng 58cm. Đuôi mọc ở phần cao và thường được
cắt ngắn, màu vàng hoặc vện (Đỗ Hiệp, 1994) [6].
Chó Rottweiler:
Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý và được tạo giống ở Đức tại
thị trấn Rottwell. Chúng đã bị tuyệt giống vào năm 1800, sau đó nhờ sự nhiệt
tình của những người làm công tác giống ở Stuttgart mà giống chó này đã
được phổ biến trở lại vào đầu thế kỷ XX.
Chó Rottweiler có thể trạng mạnh mẽ và rất vạm vỡ, đầu dài gần bằng
sọ, mõm phát triển, mặt hơi gãy. Mặt màu nâu đen với dáng vẻ trung thành,
tai hình tam giác cụp và cụp về phía trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành
một đường phẳng, cấu trúc cơ thể có dạng hình vuông, chân trước khá cao,
vai trung bình 69,5cm. Bộ lông ngắn cứng và rậm rạp, màu lông đen với một
ít đốm vàng ở gần hai mắt, trên má, mõm, ngực và chân (Phạm Sĩ Lăng và
Phan Địch Lân, 1992) [8].
2.1.2. Đặc điểm sinh lý lâm sàng của chó
2.1.2.1. Thân nhiệt (°C)
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể gia súc đo được qua trực tràng trong lúc
con vật yên tĩnh. Ở trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó là 38°C -
39°C (Nguyễn Xuân Tịnh và cs, 1996) [20]. Trong tình trạng bệnh lý thân
nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ bệnh (Hồ Văn Nam và Phạm
Ngọc Thạch, 1997) [11].
7
Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs (1996) [20], thân nhiệt của gia súc ổn
định, chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp tùy thuộc vào tuổi, trạng thái sinh lý,
bệnh lý, trạng thái thần kinh, theo mùa. Giống cao sản có thân nhiệt cao hơn
giống thấp sản, gia súc non thân nhiệt cao hơn gia súc trưởng thành vì cường
độ trao đổi chất mạnh hơn, sau khi ăn, trong thời gian động dục, có thai thì
thân nhiệt tăng lên.
Sự điều hòa thân nhiệt phụ thuộc vào sự tương quan giữa hai quá trình
sinh nhiệt và tỏa nhiệt dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. Khi
hai quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt mất cân bằng con vật có thể rơi vào trạng
thái bệnh lý (Trần Cừ và Cù Xuân Dần, 1975) [3].
Sự giảm thân nhiệt thường do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hóa
chất tác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt, sốc hoặc sau cơn kịch phát của
bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch, trong các bệnh thần kinh
bị ức chế nặng như thủy thũng não.
Sự tăng nhiệt độ thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong
bệnh cảm nắng, cảm nóng các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh ký
sinh trùng gây nên trạng thái sốt cao.
Ý nghĩa chẩn đoán:
Thông qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó ta có thể xác định được con
vật có bị sốt hay không. Nếu thân nhiệt tăng 1 - 2°C là sốt nhẹ, tăng 2 - 3°C là
sốt cao. Qua đó có thể sơ chẩn được nguyên nhân, tính chất và mức độ tiên
lượng, đánh giá được hiệu quả tốt hay xấu (Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc
Thạch, 1997) [11].
2.1.2.2. Tần số hô hấp (lần/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở ra, hít vào trong một phút lúc con vật ở
trạng thái yên tĩnh. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất,
giống, tuổi, tầm vóc, thời tiết, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý (Trần Cừ
và Cù Xuân Dần, 1975) [3].
Ở trạng thái sinh lý bình thường, tần số hô hấp trung bình của chó là
10-30 lần/phút. Chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng
thành, giống chó to có tần số hô hấp từ 10 - 20 lần/phút, giống chó nhỏ có tần
số hô hấp từ 20 - 30 lần/phút (Hồ Đình Chúc, 1993) [2].
8
Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc,
trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu
và tình trạng bệnh lý (Hồ Đình Chúc, 1993) [2].
Ý nghĩa chẩn đoán:
Ở trạng thái bệnh lý tần số hô hấp thay đổi gọi là hô hấp bệnh lý. Tần
số hô hấp tăng trong những bệnh làm thu hẹp diện tích hô hấp ở phổi (viêm
phổi, lao phổi) làm mất đàn tính ở phổi (phổi khí thũng), những bệnh hạn chế
phổi hoạt động (chướng hơi dạ dày, đầy hơi ruột). Những bệnh có sốt cao,
bệnh thiếu máu nặng, bệnh ở tim hay thần kinh quá đau đớn. Tần số hô hấp
giảm trong những bệnh hẹp thanh khí quản (viêm, phù thũng), ức chế thần
kinh (viêm não, u não, xuất huyết não); do trúng độc, chức năng thận rối loạn,
bệnh ở gan nặng, liệt sau khi đẻ hoặc các trường hợp sắp chết. Trong bệnh
xeton huyết ở bò sữa, viêm não tủy truyền nhiễm của ngựa, tần số hô hấp
giảm rất rõ (Hồ Văn Nam và Phạm Ngọc Thạch, 1997) [11].
2.1.2.3. Tần số tim mạch (nhịp tim)
Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút).
Khi tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy
mà ta có thể dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim
để nghe được tiếng tim. Khi tim co bóp sẽ đẩy một lượng máu vào động mạch
làm mạch quản mở rộng, thành mạch quản căng cứng. Sau đó nhờ vào tính
đàn hồi, mạch quản tự co bóp lại cho đến thời kì co tiếp theo tạo nên hiện
tượng động mạch đập. Dựa vào tính chất này ta có thể tính được nhịp độ
mạch sẽ tương đương với mạch tim đập. Mỗi loài gia súc khác nhau thì tần số
tim mạch cũng khác nhau, sự khác nhau này cũng biểu hiện ở từng lứa tuổi
trong một loài động vật, tính biệt, thời điểm, nhịp mạch đập tương ứng với
nhịp tim. Tuy vậy, tần số tim mạch của động vật chỉ dao động trong một
phạm vi nhất định (Cù Xuân Dần và cộng sự, 1977) [4].
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con: 200-220 lần/phút, chó trưởng
thành: 70 - 120 lần/phút, chó già: 70 – 80 lần/phút.
Ở chó, mèo vị trí tim đập động là khoảng sườn 3 - 4 phía bên trái, tần
số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của tim cũng
như của cơ thể. Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của vật nuôi, độ béo gầy,
9
lứa tuổi, giống loài. Ở trạng thái sinh lý bình thường, có hai cơ chế điều hòa
tim mạch bằng thần kinh và thể dịch. Chó con có tần số tim đập lớn hơn chó
già, chó hoạt động nhiều thì tần số tim mạch đập tăng lên. Khi cơ thể bị một
số bệnh về máu (thiếu máu, mất máu, suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim)
cũng làm tăng tần số tim mạch (Nguyễn Tài Lương, 1982) [10].
Ý nghĩa chẩn đoán:
Qua việc bắt mạch có thể khám tim và tình trạng toàn thân của cơ thể.
Tần số mạch tăng do các bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, các
trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp và các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng.
Tần số mạch giảm trong trường hợp bệnh làm tăng áp lực sọ não, huyết áp
tăng hay do trúng độc hại.
2.1.2.4. Tuổi thành thục sinh dục và chu kỳ lấy giống
Tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào giống, giống chó nhỏ thường
động dục sớm hơn giống chó to.
Thời gian thành thục của chó đực: 8 - 10 tháng tuổi, những lần phóng
tinh đầu tiên của chó đực vào lúc khoảng 8 - 10 tháng. Tuy nhiên việc thụ tinh
của chó đực có hiệu quả bắt đầu từ 10 - 15 tháng.
Thời gian thành thục của chó cái: 9 - 15 tháng tuổi tùy theo giống và cá
thể, có khi lên đến 24 tháng. Chu kì lên giống ở chó cái thường xảy ra mỗi
năm hai lần trung bình khoảng 6 - 8 tháng. Thời gian động dục từ 12 - 21
ngày, giai đoạn thích hợp phối giống là từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 sau khi
xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên.
2.1.3. Một số hiểu biết về bệnh Care ở chó
Khái niệm bệnh
Bệnh Care là một bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, chủ yếu ở chó non
với các triệu trứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, niêm mạc và các nốt sài ở vùng
da mỏng. Cuối thời kỳ bệnh thường có hội chứng thần kinh. Sự kế phát các vi
khuẩn ký sinh sẵn có ở đường tiêu hóa, hô hấp thường làm bệnh trầm trọng
thêm, lúc đó bệnh thể hiện chủ yếu dưới hai dạng viêm phổi và viêm ruột
(Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004) [1].
Đây là một bệnh có tính chất lưu hành cao ở chó. Bệnh Care hay còn
gọi là Canie Distemper (CD) gây tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lên tử vong trên chó
10
cao hơn bất kỳ virus khác. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở chó con 3 - 6 tháng tuổi,
khi miễn dịch tự động từ mẹ truyền sang đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh từ 25% -
30% và tỷ lệ gây chết ở chó mắc bệnh thường cao từ 50% - 90% (Trần Thanh
Phong, 1996) [13].
Lịch sử bệnh
Bệnh Care hay còn gọi là bệnh sài sốt chó có tên khoa học là Canie
Distemper (CD) xuất hiện ở một số nước Châu Âu, một số nước Châu Á và
Nam Mĩ từ giữa thế kỷ XVIII (Tymothy Y. Woma, Moritz Van vuuren, 2009)
[35]. Virus Care ở chó được phát hiện từ thế kỷ XVIII và được tìm thấy ở
Peru, thuộc Châu Á. Bệnh phân bố khắp thế giới, trong nhiều năm nguyên
nhân của bệnh này được gán cho nhiều loại vi khuẩn. Năm 1905, bác sĩ thú y
người Pháp tên là Care trong quá trình nghiên cứu ông lấy nước mũi của chó
bệnh lọc qua vi khuẩn gây bệnh thực nghiệm cho chó cũng vẫn gây được
bệnh và ông cho rằng nguyên nhân bệnh là do virus. Vì vậy, bệnh này được
gọi là bệnh Care (David T. Smith, Donald S. Martin, 1979) [25].
Hiện nay bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ xảy ra trên chó
nuôi mà còn xảy ra ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Người ta cho rằng
những chó mắc bệnh Care không biểu hiện rõ ràng triệu trứng là mối đe dọa
nghiêm trọng cho việc bảo tồn nhiều loại thú ăn thịt và thú có túi. Năm 1991,
bệnh xảy ra trên quần thể sư tử Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số lượng
toàn đàn (Tymothy Y. Woma, Moritz Van vuuren, 2009) [35]. Đặc biệt, virus
Care biến đổi và có khả năng gây bệnh cho một số loài động vật biển
(Kennedy S. và cs 1989) [27].
Ở Việt Nam bệnh được phát hiện từ năm 1920. Cho đến nay bệnh xảy
ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao (Lê
Thị Tài, 2006) [16].
Năm 1923, Putoni lần đầu tiên chế vacxin sống biến đổi, tuy nhiên
virus vacxin này độc lực của virus vẫn còn cao. Từ sau năm 1948, với sự phát
triển mạnh mẽ của virus học nhiều vacxin phòng bệnh Care có hiệu quả ra đời
(David T. Smith, Donald S. Martin, 1979) [25].
2.1.3.1. Căn bệnh
* Phân loại virus
11
Virus gây bệnh Care (Canine Distemper Virus - CDV) thuộc họ
Paramyxoviridea, có mối liên quan gần gũi về tính kháng nguyên và sinh lý
với virus sởi của người và virus dịch tả trâu bò của loài nhai lại. Ba virus này
cùng một nhóm với nhau trong gen Morbillivirus. Morbillivirus là một virus
tương đối lớn (đường kính 150 - 250 nm) với cấu trúc xoắn ốc, chúng có một
lớp vỏ lipoprotein (Merchant I. A và cs, 1961 [31]; (David T. Smith, Donald
S. Martin, 1979) [25].
Virus Care chỉ có một sirotype duy nhất nhưng có nhiều chủng được
phân lập ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới và có những đặc trưng
riêng (Lê Thị Tài, 2006) [16]. Trên thế giới có 5 type virus lớn phân lập trên
những vùng địa lý khác nhau và có những đặc tính cơ bản khác nhau là type
Châu Âu, cổ điển, Asian 1, Asian 2, USA.
Chủng gây bệnh chủ yếu ở Việt Nam là chủng Snyderhill thuộc type cổ
điển. Viện thú y Việt Nam hiện đang sử dụng chủng này để cường độc, kiểm
nghiệm hiệu lực của vacxin phòng bệnh trên chó (Lê Thị Tài, 2006) [16].
Chủng CDV được sử dụng để sản xuất vacxin phòng bệnh ở Việt Nam cũng
thuộc type cổ điển.
Hầu hết những chủng virus vacxin phòng bệnh Care cho chó đều có
biến đổi về độc lực (giảm tính gây bệnh) nhưng vẫn giữ tính gây nhiễm và có
thể gây bệnh cho một số loài thú hoang dã (Assessment M .E., 2005) [22].
* Hình thái, cấu trúc của virus Care
Hình thái: Virus quan sát được thấy có hình vòng tròn, hình bán nguyệt
do các sợi cuộn quanh tạo thành. Dạng tròn này có đường kính đo được
115nm - 230nm. Màng cuộn kép có độ dày 75 - 85A° với bề mặt phủ các sợi
xoắn ốc từ bên trong ra, không ngưng kết hồng cầu (David T. Smith, Donald
S. Martin, 1979) [25].
Cấu trúc: Nucleocapside chứa ARN một sợi không phân đoạn gồm
1600 nucleotit mã hóa thành 6 protein cấu trúc và 1 protein không cấu trúc.
N: Nucleocapsid, khối lượng phân tử 60 - 62Kda bao quanh và phòng
vệ cho hệ gen của virus, nhạy cảm với những chất phân giải protein.
P: Phosphoprotein, khối lượng phân tử 73 - 80Kda, nhạy cảm với những
yếu tố phân giải protein, đóng vai trò quan trọng trong sự tự sao chép của RNA.
12
M: Matrix, khối lượng phân tử 34 - 39Kda, đóng vai trò quan trọng
trong sự trưởng thành của virus và nối nucleocapsid với những protein vỏ
bọc.
F: Fusion là glycoprotein trên bề mặt của vỏ bọc, khối lượng phân tử 59 -
62Kda, đóng vai trò trong sự kết hợp virus với thụ thể màng tế bào, dẫn đến
kếp hợp nhiều tế bào cảm nhiễm (hợp bào).
H: Protein ngưng kết hồng cầu (Haemagglutinin), hay yếu tố kết dính là
glycoprotein thứ hai của vỏ bọc, khối lượng phân tử 76 - 80Kda, thể hiện tính
chuyên biệt của loài virus. Ở virus Care, protein này không hấp phụ hồng cầu
cũng như không ngưng kết hồng cầu.
*Sức đề kháng của virus Care
Virus Care tương đối không ổn định dễ bị mất tính gây nhiễm ở nhiệt
độ cao, thời tiết khô, hóa chất tẩy rửa, dung môi hào tan mỡ và chất sát trùng.
Trong điều kiện hoang dã, virus sống được ít nhất một năm khi giữ ở 7°C.
Trong Nitrogen không có oxy sống được một năm và đông khô sống được
nửa năm.
Celiker và Gillespie dùng virus sài sốt chó thích nghi trên môi trường phôi
trứng để nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính cảm nhiễm của virus và
các tác giả thấy virus Care rất mẫn cảm với sức nóng. Virus bị phá hủy ở 50 -
60
0
C trong 30 phút. Trong mô cô lập nó tồn tại được ít nhất một giờ ở 37
0
C và 3
giờ ở 20
0
C (nhiệt độ phòng). Thời tiết ấm áp virus không thể tồn tại lâu trong
chuồng nuôi chó sau khi chó bị bệnh được chuyển đi.
Thời gian sống và duy trì độc lực của virus sẽ dài hơn trong điều kiện
nhiệt độ lạnh. Ở nhiệt độ đóng băng (0
0
C) nó có thể tồn tại trong môi trường
hàng tuần. Dưới nhiệt độ đóng băng virus được ổn định. Virus tồn tại được ở
nhiệt độ -65
0
C ít nhất là 7 năm. Việc bảo quản virus ở dạng đông khô có ý
nghĩa rất lớn trong việc bảo quản giống virus, sản xuất vacxin và nghiên cứu
trong phòng thí nghiệm.
Độ pH: Virus ổn định ở pH từ 7,2 - 8.
Vỏ bọc của virus rất mẫn cảm với este, chloroforme hay những chất
hóa học thông thường khác như formalin 0,1% trong 1 - 2 giờ, phenol 0,5%
trong 48 - 72 giờ.
13
Virus Care rất dễ bị phá hủy, dễ bị vô hoạt ở môi trường ngoài vì vậy
việc lây gián tiếp là rất dễ gặp.
* Đặc tính nuôi cấy:
Có thể nuôi cấy CDV trên môi trường phôi gà, trên môi trường tế bào
thận chó, trên môi trường tế bào thận khỉ, trên chồn (McCarthy AJ và cs,
2007) [30].
2.1.3.2. Đặc điểm dịch tễ
* Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên tất cả các giống chó đều cảm thụ, nhưng mẫn cảm nhất
là chó nhập ngoại, chó nội ít mắc hơn. Ngoài ra cáo, cầy và các loài ăn thịt
khác cũng mắc, đặc biệt là loài chồn vô cùng mẫn cảm, thú ăn thịt có vẩy ở
biển cũng mắc.
Chó là loài động vật mắc Care nhiều nhất, đặc biệt là chó đã chọn lọc,
lai tạo. Ngoài chó ra thì cáo, chồn (chồn đen, rái cá…) cũng mắc bệnh. Hổ,
báo, loài gặm nhấm, ngựa, trâu bò không mắc (Nguyễn Vĩnh Phước và cs,
1978) [14].
Năm 1987, người ta cũng tìm thấy bệnh do virus Care trên hải cẩu
(Phocasibirica) ở hồ Baikal Sibero những chủng này đã được lần lượt đặt tên
PDV1 và PDV2 (Phocine Distemper virus).
Trong phòng thí nghiệm, tốt nhất là dùng chồn đen. Ngoài ra, có thể
dùng chuột lang, thỏ, chuột nhắt trắng, khỉ để gây nhiễm.
Chồn và chó là động vật rất mẫn cảm với bệnh vì vậy người ta
thường tiêm truyền virus vào chồn non và chó non để giữ độc lực và đặc
tính kháng nguyên.
* Lứa tuổi mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết xảy ra ở chó từ 2 đến 12 tháng tuổi, nhiều nhất
là chó từ 3 đến 6 tháng tuổi. Những chó đang bú mẹ ít mắc do được miễn dịch
thụ động qua sữa đầu. Việc gây bệnh thử nghiệm trên chó 6 tháng tuổi dễ hơn
chó 3 tuần tuổi do chó 3 tuần tuổi có kháng thể thụ động thu nhận được từ chó
mẹ (Simson K.W và cs, 1994) [33].
* Mùa vụ nhiễm bệnh
Tô Du và Xuân Giao (2006) [5] khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh
14
Care cho rằng tất cả các loài chó đều cảm thụ bệnh, nhưng mẫn cảm hơn là
loài chó lai, chó cảnh, chó nội ít mẫn cảm hơn. Bệnh xuất hiện nhiều khi do
có sự thay đổi thời tiết đặc biệt là những ngày mưa. Ở nước ta bệnh thường
diễn ra vào các thời điểm giao mùa từ xuân sang hè hoặc thu sang đông (Tô
Du và Xuân Giao, 2006) [5].
* Chất chứa virus
Trong cơ thể chó bệnh, virus thường có trong máu, phủ tạng, chất bài
tiết, đặc biệt trong nước tiểu thường xuyên có virus. Não, lách, phổi, hạch, tủy
xương thường có nhiều virus nhất (Lan N. T., 2005) [28].
* Đường xâm nhập và cách thức lây lan
Trong tự nhiên, virus chủ yếu lây lan qua đường hô hấp dưới dạng
những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ. Chó bị bệnh bài xuất virus qua các
chất bài tiết của cơ thể. Virus trong chất bài tiết này dễ dàng lây nhiễm cho
những chó khác khi chúng tiếp xúc. Do vậy, bệnh có tính chất lây lan cao
(Simpson K. W và cs, 1994) [33].
Chó bị bệnh điển hình gây nhiễm cho chó khác theo dịch tiết ở đường
hô hấp do ho bắn ra. Mặc dù virus được bài tiết ra trong hầu hết những dịch
tiết của cơ thể bao gồm cả nước tiểu nhưng bệnh ít lây lan theo những chất
tiết này.
Virus cũng có thể xâm nhập vào đường tiêu hoá qua thức ăn, nước uống.
Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1978) [14], cho rằng virus xâm nhập vào cơ
thể qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, cũng có thể qua da.
Trong phòng thí nghiệm sử dụng hình thức tiêm, uống hay bôi niêm
mạc mũi đều gây được bệnh.
2.1.3.3. Cơ chế gây bệnh
Theo Trần Thanh Phong (1996) [13], sau khi vừa xâm nhập vào cơ thể
qua đường mũi, miệng và ngay lập tức nhân lên trong đại thực bào và những
tế bào lympho của đường hô hấp, trong vòng 24 giờ virus đã tới các hạch
lympho của phổi. Vào ngày thứ 6 virus đã di cư tới lá lách, dạ dày, ruột non
và gan. Vào thời điểm này thì chó bắt đầu sốt.
6 đến 9 ngày sau khi cảm nhiễm, virus vào máu và lan rộng đến tất cả
các cơ quan lympho rồi đến những cơ quan khác. Nếu kháng thể trung hòa
15
được tổng hợp trong 10 ngày sau khi cảm nhiễm thì biểu hiện lâm sàng sẽ
không rõ ràng. Nếu không có kháng thể virus sẽ xâm lẫn tất cả các cơ quan
tạo những biểu hiện lâm sàng và gây chết.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1978) [14] : thời kỳ nung bệnh
khoảng 4 - 5 ngày, dao động từ 2 - 3 ngày đến 2 tuần. Sau khi qua niệm mạc,
virus được lâm ba cầu mang đến các hạch lân cận và phát triển ở đấy. Sau đó,
virus vào máu gây bại huyết. Nó tác động đến nội mạc, mạch máu, gây sốt.
Cơn sốt chỉ khoảng 1 - 2 ngày rồi lùi. Con vật có thể chết, nhưng ít. Do cơ thể
bị yếu đi, một số vi khuẩn ký sinh sẵn trên cơ thể như: Staphylococcus,
Bronchisepticum, Salmonella, Pasteurella, trỗi dậy, nên ít ngày sau cơn sốt
thứ hai xuất hiện nặng hơn, chứng tỏ có sự nhiễm trùng nặng trong phủ tạng.
Vì vậy, con vật bị bệnh có những biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm
ruột thể cata, con vật chết nhiều ở giai đoạn này.
2.1.3.4. Triệu chứng
Biểu hiện bệnh thường rất đa dạng phụ thuộc vào tuổi chó mắc bệnh,
giống chó, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và độc lực của
mầm bệnh.
Đầu tiên chó xuất hiện các triệu chứng chung: mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít,
không thích vận động, chảy nước mắt, nước mũi, nôn mửa, sau đó sốt, thân
nhiệt lên đến 40 - 41,5
o
C kéo dài từ 24 - 26 giờ rồi thân nhiệt giảm xuống
38,5 - 39,5
o
C lúc này chó ăn ít, mệt mỏi, 3 - 4 ngày sau xuất hiện cơn sốt thứ
hai, đó là do sự bội nhiễm của các vi khuẩn kế phát. Cơn sốt kéo dài 3 - 4
ngày, lúc này bệnh trầm trọng hơn không chỉ do độc lực của virus mà con do
số lượng và độc lực của các vi khuẩn bội nhiễm cũng xuất hiện với cơn sốt
thứ hai, chó bệnh bắt đầu thể hiện các triệu chứng ở đường hô hấp, tiêu hóa,
da và thần kinh.
Triệu chứng đường hô hấp
Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó thở,
nhịp thở tăng rõ, mắt có nhử, phổi có tiếng ran ướt. Con vật chảy nhiều nước
mũi lúc đầu loãng sau đặc dần. Đôi khi có mủ xanh hoặc máu đen. Chó bị ho,
lúc đầu ho khan, sau ướt, chó thở gấp, lẽ lưỡi ra mà thở.