Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đánh giá sinh trưởng rừng trồng thuần loài Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 48 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NÔNG VIỆT ĐỨC




Tên chuyên đề:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG THUẦN
LOÀI KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI XÃ
TÂN THÁI - HUYỆN ĐẠI TỪ -TỈNH THÁI NGUYÊN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính qui
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Lớp : 42 - QLTNR
Khoá học : 2010-2014










Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NÔNG VIỆT ĐỨC




Tên chuyên đề:
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG THUẦN
LOÀI KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI XÃ
TÂN THÁI - HUYỆN ĐẠI TỪ -TỈNH THÁI NGUYÊN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính qui
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng

Khoa : Lâm nghiệp
Lớp : 42 - QLTNR
Khoá học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Hoàng Chung
Khoa Lâm Nghiệp - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên







Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2014

XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!



T.S Đỗ Hoàng Chung Nông Việt Đức



XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
LỜI CẢM ƠN

Để bài báo cáo khóa luận thực tập tốt nghiệp đạt kết quả tốt đẹp, trước
hết em xin gửi tới toàn thể thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm
ơn sâu sắc nhất
Với sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự
ủng hộ rất lớn và giúp đỡ của gia đình cùng các bạn, đến nay em đã có thể
hoàn thành khóa luận thực tập, đề tài: “Đánh giá sinh trưởng rừng trồng
thuần loài Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên”.
Để có được kết quả này em xin gửi lời cảm ơn UBND xã Tân Thái cùng
toàn thể nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá
trình về với địa phương.
Đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Đỗ Hoàng Chung đã
quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận thực
tập trong thời gian qua.
Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên
bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để
em có điều kiện bổ sung để em có thể hoàn thành khóa luận thực tập hoàn
chỉnh hơn
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn…!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 05 năm 2014




Nông Việt Đức

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính 25
Bảng 4.2. Sinh trưởng và tăng trưởng về chiều cao 26
Bảng 4.3. Sinh trưởng về đường kính và diện tích tán lá 27
Bảng 4.4. Sinh trưởng về tổng tiết diện thân, sinh khối và trữ lượng 28
Bảng 4.5. Không gian dinh dưỡng và khoảng cách cây để lại 30

















DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 2.1. Ảnh vệ tinh địa hình xã Tân Thái 13
Hình 3.1: Ô tiêu chuẩn 21
Hình 4.1: Lượng tăng trưởng về tổng tiết diện thân,sinh khối và trữ lượng 29






















DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQL Ban quản lý
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH Đa dạng sinh học

IUCN Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên
IVI Chỉ số mức độ quan trọng
KBT Khu bảo tồn
REDD Giảm phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng
SPZ Khu bảo vệ nghiêm ngặt
OTC Ô tiêu chuẩn
VQG Vườn quốc gia
VCF Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam
UBND Uỷ ban nhân dân
WWF Qũy bảo vệ động vật hoang dã





MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
1.1. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2. Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2 . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Đặc điểm sinh thái cây Keo tai tượng (Acacia mangium) 4
2.2. Những nghiên cứu về cây Keo tai tượng 5
2.2.1. Trên thế giới 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng ở Việt Nam 9
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 12
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 12
2.3.2. Kinh tế - xã hội 14
2.3.3. Tình hình sản xuất 15

2.3.4. Nhận xét chung về khó khăn và thuận lợi 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp tiến hành 20
3.4.1. Công tác chuẩn bị 20
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp 20
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
4.1. Sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính 25
4.2. Sinh trưởng và tăng trưởng về chiều cao 26
4.3. Sinh trưởng tán lá 27
4.4. Sinh trưởng, tăng trưởng về sinh khối và trữ lượng rừng 28
4.5. Không gian dinh dưỡng và khoảng cách cây để lại nuôi dưỡng 30
4.6. Đề xuất một số biện pháp cho rừng trồng Keo trên địa bàn 31
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
5.1. Kết luận 33
5.2. Tồn tại 34
5.3. Kiến nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa nên rất
thuận lợi cho sự tăng trưởng của các loài cây trồng đặc biệt là các loài cây lấy
gỗ. Ở vùng hàn đới muốn có cây gỗ đường kính 20- 25 cm thì phải trồng và
chăm sóc hàng chục năm, nhưng ở nước ta chỉ cần 5-7 năm (Đối với một số
loài cây ưa sáng, mọc nhanh). Sản lượng gỗ khai thác mỗi luân kỳ bình quân

đạt từ 60 - 80 m3/ha, ở những nơi đất tốt, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
về tuyển chọn giống, hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh thì sản lượng
gỗ có thể đạt trên 100 m3/ha . Lượng tăng trưởng hàng năm của cây gỗ càng
lớn thì năng suất rừng trồng càng cao, chu kỳ khai thác càng ngắn, rút ngắn
thời gian thu hồi vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, rừng còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc tham gia
vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ
bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ
lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của
các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí, giảm
thiểu hiệu ứng nhà kính và góp phần làm giảm đáng kể sự biến đổi khí hậu
toàn cầu…
Tính đến ngày 31/12/2010 Việt Nam có 13.388.075 ha đất có rừng,
nhiều hơn so với năm 2008 là 269.302 ha, trong đó rừng tự nhiên là
10.304.816 ha, rừng trồng là 3.083.259 ha. Độ che phủ toàn quốc năm 2010 là
39,5%, tăng 0,8% so với năm 2008 (Theo Quyết định số 1267 QĐ-BNN-KL
ngày 08/5/2009 và Quyết định số 1828/QĐ- BNN-TCLN ngày 11/8/2011 của
Bộ Nông Nghiệp&PTNT về công bố hiện trạng rừng toàn quốc). Tuy diện

2
tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta đã tăng lên đáng kể nhưng năng
xuất và chất lượng rừng vẫn còn thấp. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên là rừng
trung bình và rừng nghèo, không còn khả năng đáp ứng được nhu cầu sản
xuất hiện nay.
Tại tỉnh Thái Nguyên, công tác trồng rừng trong những năm qua rất
được quan tâm; diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể. Đến hết năm 2012 toàn
tỉnh đã có 178.815,22 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 95.076,65 ha, rừng
trồng 83.738,57 ha (Theo Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 05/4/2013 của
UBND tỉnh Thái Nguyên); Tổng trữ lượng gỗ trên 3,5 triệu m3 và có khoảng
25 triệu cây tre nứa. Trong những năm gần đây, tỉnh đã có chủ trương đẩy

mạnh công tác trồng rừng sản xuất và loài cây trồng chính được đưa vào trồng
là cây Keo lai và Keo tai tượng, ngoài ra còn các loài cây khác khá phổ biến
như: Mỡ, Bạch đàn Tuy phần lớn diện tích trồng rừng chủ yếu là hai loài
Keo trên, nhưng theo đánh giá sơ bộ của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên
lượng tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 15-18m3/ha/năm. Với
lượng tăng trưởng như vậy đã không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về gỗ
nguyên liệu cho địa phương.
Tân Thái là một xã phía Nam huyện Đại Từ và là một trong 6 xã thuộc
khu vực phòng hộ đầu nguồn của Hồ Núi Cốc, một trong những hồ nước ngọt
có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của các
huyện thị phía Nam tỉnh Thái Nguyên và một số huyện của tỉnh Bắc Giang.
Bên cạnh đó trên địa bàn xã Tân Thái có khu du lịch Hồ Núi Cốc, một trong
những điểm đến của khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy, rừng ở
đây không những có chức năng phòng hộ đầu nguồn mà nó còn có giá trị về
vẻ đẹp cảnh quan phục vụ du lịch.

3
Xuất phát từ những điều kiện đó cùng với sự nhất trí của trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã thực
hiện đề tài: “Đánh giá sinh trưởng rừng trồng thuần loài Keo tai tượng
(Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng, xác định trữ lượng hiện tại, chất
lượng rừng trồng thuần loài Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh đối với kinh doanh
rừng trồng Keo tai tượng hạt nhập từ Australia tại khu vực nghiên cứu.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Là tài liệu trong học tập và những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở
trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan.

+ Giúp cho sinh viên kiểm chứng lại những kiến thức lý thuyết đã học
biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, và có thể tích lũy được những
kiến thức thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Ứng dụng kết quả nghiên cứu để lựa chọn loài cây trồng, biện pháp kỹ
thuật thâm canh có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược và kế
hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã Tân Thái

4
PHẦN 2 . TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm sinh thái cây Keo tai tượng (Acacia mangium)
Keo tai tượng (Acacia mangium), còn có tên khác là keo lá to, keo đại,
keo mỡ là một cây thuộc phân họ Trinh nữ (Mimosaceae). Keo tai tượng phân
bố tự nhiên ở phía Bắc Australia, Papua New Guinea, Đông Indonesia. Vùng
phân bố chính rộng nhưng không liên tục từ vĩ tuyến 8 – 18
0
Nam. Thường
phân bố ở những nơi có độ cao rất thấp từ 10 – 400 m và không vượt quá 800
m. Loài này đã được đem trồng thành công ở Sabah (Malaysia), Philippines,
Hawaii, Costa Rica và nhiều nơi khác ở châu Á.
Người ta sử dụng keo tai tượng để bảo vệ cảnh quan môi trường và lấy
gỗ. Ở Việt Nam, Keo tai tượng được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải
tạo môi trường sinh thái và sản xuất gỗ, cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến bột giấy, ván sợi ép, trụ mỏ dùng đóng đồ mộc, gỗ xây
dựng, làm ván ghép thanh….
Loài cây Keo tai tượng thích hợp nơi có nhiệt độ bình quân năm 23-
24
0
C, độ cao dưới 600 - 700m so với mực nước biển, độ dốc dưới 20 – 25

0
C,
ưa đất tốt sâu dày hơn Keo lá tràm, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước.
Cây mọc tốt trên nhiều loại đất có pH: 4 – 5; đặc biệt sinh trưởng tốt ở những
nơi đất tốt, tầng đất dày, nơi có lượng mưa từ 1500 – 2500 mm/năm. Cây mọc
nhanh, khỏe, chịu đựng mọi hoàn cảnh. Mọc trên nhiều loại đất: Đất pha cát
ven biển, đất Bazan, đất bồi tụ, vàng đỏ, phù sa cổ,…
Cây gỗ lớn cao 25 - 30m, đường kính có thể đạt tới 60-80 cm.Thân mập,
thẳng, vỏ ngoài màu xám, phân cành dài, nhánh non có 3 cạnh to. Cây ưa sáng,
mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng.

5
Gỗ thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng
nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong
xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
Về đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất feralit, tầng dày tối thiểu 35 cm, tối
ưu: 40 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị
ngập nước đều có thể trồng được.
- Lá đơn, mọc cách, dạng thuôn dài, cong phình rộng ở phần trên, đầu
thuôn tù thu hẹp dần ở góc, hẹp theo cuống, màu xanh lục bóng. Có 4 gân từ
góc lá, cong theo phiến, gân nhỏ mạng lưới.
- Cụm hoa dạng bông ở nách lá. Hoa nhỏ màu vàng.
- Quả đậu, dài, xoắn lại nhiều vòng, màu nâu đậm.
- Keo tai tượng mọc tự nhiên ở Australia, được nhập trồng ở nhiều
nước nhiệt đới Châu Á. Ở Việt Nam được trồng rộng rãi trong toàn quốc,
thường trồng thành rừng tập trung, trồng xen, trồng phân tán,…
- Gỗ màu nhạt dễ cưa xẻ, đóng đồ gia dụng, dùng trong xây dựng, xẻ
ván, làm bột, giấy, sản xuất ván nhân tạo.
- Là loài cây đa mục đích, thuộc loài cây cố định đạm có tác dụng cải
tạo đất.

2.2. Những nghiên cứu về cây Keo tai tượng
2.2.1. Trên thế giới
2.2.1.1. Nghiên cứu cải thiện giống
Trong những năm 1980, các loài keo Acacia đã được đưa vào thử
nghiệm ở nhiều nước vì những khả năng tốt của chúng. Nhất là khả năng cải
tạo đất, chống xói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippines với 7 loài

6
cho thấy keo tai tượng có chiều cao đứng thứ 3 ở cả 2 điểm thí nghiệm
(Havmoller, 1989).
Năm 1986, trên đảo Hải Nam – Trung Quốc với 20 xuất xứ của 8 loài
keo đã được thực hiện ở tuổi thứ 2. Trong đó Keo tai tượng không nằm trong
nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu. Sau 2 năm tuổi Keo tai tượng sinh trưởng
D<7,4 cm, H<4,7 cm (Minquan, Ziayu and Yutian, 1989).
Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm
tại Thái Lan (P.chittanchumnonK and SirilaK 1991). Kết quả cho thấy sau 36
tháng tuổi tại 2 điểm thí nghiệm: Tại Ratchaouri, Keo tai tượng xuất xứ 13846
xếp thứ 9 có chiều cao 7,2m. Tại Saitheng, Keo tai tượng không nằm trong 10
xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài và xuất xứ dẫn đầu là vẫn là A. crassicarpa
13683 với chiều cao 18,4m.
R.Pasad (1992), nghiên cứu sinh trưởng của các loài keo acacia và một
số loài cây khác trên các loại đất hoang hoá tại nhiều khu vực khác nhau ở Ấn
Độ, kết quả đã khẳng định được tính trội về khả năng chịu hạn của một số loài
keo sinh trưởng trên đất bạc màu như: Acacia leptocarpa, A.torulosa,
A.LongisPicata.
2.2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng
Theo Vater (1925) thì: “Lập địa nên hiểu là tất cả các yếu tố ngoại cảnh
thường xuyên tác động tới sự sinh tồn và phát triển của thực vật” cũng có
nghĩa là lập địa bao gồm tất cả các yếu tố như: Khí hậu, địa hình, đất, sinh vật
tạo thành một quần lạc sinh địa. Tất cả các yếu tố trong quần lạc sinh địa có

ảnh hưởng qua lại, tác động lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau, trong đó con
người có vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể hiểu lập địa như là nơi mà cây
sinh sống và phát triển hay là phạm vi không gian chứa đựng tất cả các yếu tố
ngoại cảnh tác động đến đời sống thực vật.

7
Tập hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức
nông lương thế giới FAO (1984) [17] đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của
rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa
hình, loại đất và hiện trạng thực bì.
Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcalves
J.L.M và cs, (2004) [18] cho rằng năng suất rừng trồng là sự “kết hợp” thích
hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả
còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi
trường theo thứ tự mức độ quan trọng như sau: Nước > dinh dưỡng > độ sâu
tầng đất.
Qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định điều kiện
lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết, đó là một trong yếu tố
quan trọng quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng.
2.2.1.3. Ảnh hưởng mật độ đến năng suất rừng trồng
Theo Thoommson 1994, các loài Keo và Bạch đàn nên trồng với mật độ
1111cây/ha không ảnh hưởng xấu tới sản lượng và chất lượng gỗ.
Tác giả Evans.J.(1992) [16], đã bố trí 4 công thức mật độ khác nhau
(2985, 1680, 1075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New
Guinea, số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của
các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm mật độ, nhưng tổng tiết diện
ngang lại tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ
thấp tuy lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây
đứng của rừng vẫn nhỏ hơn công thức trồng ở mật độ cao.


8
Nhận xét: Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng ảnh hưởng khá
rõ đến chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh. Vì vậy cần phải căn cứ vào
mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho phù hợp
2.2.1.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng
Bón phân cho cây trồng lâm nghiệp là một trong những biện pháp kỹ
thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng đặc biệt là ở những nơi
đất đai khô cằn, ít chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng ta cần lựa chọn loại
phân và cách bón nào cho kết quả, liều lượng bón là bao nhiêu và nên bón vào
lúc nào cho phù hợp nhu cầu sinh lý của cây, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây
sinh trưởng, bón ít mà thu lợi nhiều không gây lãng phí hoặc làm ô nhiễm hay
suy thoái môi trường. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm, điển hình như công trình nghiên cứu của Mello (1976) ở Brazil cho
thấy bạch đàn Eucalyptus sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân
nhưng bón NPK thì năng suất có thể lên trên 50%.
Bolstand và cộng sự (1988) [15] cũng đã tìm thấy một vài loại phân có
phản ứng tích cực mang lại kết quả như ở Potasium, phosphate, boron và
magnesium. Khi nghiên cứu bón phân cho rừng trồng Thông P.caribeae ở Cuba.
Herrero và cộng sự (1988) [19] cũng cho thấy phân bón phosphate đã
nâng sản lượng rừng từ 56 lên 69 m3/ha sau 13 năm trồng.
Nhận xét: Từ các kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định bón phân cho rừng
trồng mang lại những hiệu quả rõ rệt như: Nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức đề
kháng của cây trồng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng.
2.2.1.5. Ảnh hưởng của biện pháp tưới nước đến sinh trưởng của rừng trồng
Theo Evans.J (1992) [16] cho thấy: Ngoài những biện pháp trên, biện
pháp tưới nước cho cây mới trồng, nhất là ở những vùng khô hạn tuy còn rất
ít công trình nghiên cứu nhưng đã có một vài công trình đề cập đến. Như ở

9

Brazil khi trồng rừng Bạch đàn E.grandis trên những vùng đất khô hạn người
ta đã phải tưới cho cây con mới trồng 3-4 lít nước/cây, sau đó 3 ngày và 9
ngày phải tưới nước lại nếu chưa có mưa.
Nguyễn Huy Sơn (2006) [13], ở Trung Quốc áp dụng biện pháp tưới
nước thấm nhỏ giọt cho rừng trồng cây Dương Lai (Populus euramericana)
trên vùng đất khô hạn, kết quả thu được sau 6 năm tuổi cho thấy đường kính
ngang ngực tăng trưởng gấp gần 3 lần so với đối chứng.
2.2.1.6. Về vấn đề sâu bệnh hại
Đối với rừng trồng công nghiệp vấn đề sâu bệnh hại đang rất được quan
tâm. Với kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhiều công trình đã nghiên cứu rất sâu ở
mức độ phân tử như chuyển và biến đổi gen để phòng chống sâu bệnh hại.
Như công trình nghiên cứu sâu rầy hại cây Keo dậu (L.leucocephala) ở khu
vực Châu Á Thái Bình Dương của Napompeth.B (1989).
Tóm lại: Qua các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải
quyết khá đầy đủ các vấn đề liên quan, nhưng hầu hết các công trình được
nghiên cứu trong những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện về kinh tế kỹ
thuật hết sức khác nhau nên không thể ứng dụng một cách dập khuôn máy
móc vào điều kiện cụ thể nước ta.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng ở Việt Nam
2.2.2.1. Tiến bộ kỹ thuật trong công tác giống
Nghiên cứu loài keo tai tượng được bắt đầu vào năm 1980, theo
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) [6], một số xuất xứ của 4 loài keo đã được đưa
vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở
hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thượng (Thái Nguyên) keo tai tượng
sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính.

10
Từ 1988 đến 1995 chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Thuỵ
Điển đã nhập hạt từ Australia đưa vào nước ta để trồng rừng. Keo tai tượng
được đưa vào trồng tập trung ở vùng nguyên liệu giấy trung tâm (Vĩnh Phú –

Hà Tuyên – Hoàng Liên Sơn) để cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy
Bãi Bằng.
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Phù Ninh nay là Viện nghiên cứu
cây nguyên liệu giấy đã đưa Keo tai tượng vào nghiên cứu khảo nghiệm các
xuất xứ khác nhau trên nhiều lập địa trên cả nước.
Năm 1991 qua khảo nghiệm xuất xứ đồng bộ tại Đá Chông, Đông Hà
và La Ngà cho thấy, sau 54 tháng tuổi ở Đá Chông và 52 tháng tuổi ở Đông
Hà xuất xứ Pongaki là xuất xứ tốt nhất trong tổng số 7 xuất xứ, sau 16 tháng
tuổi ở La Ngà xuất xứ Pongaki xếp thứ 4 trong tổng số 7 xuất xứ. Xuất xứ
Piru, Ceram của Indonêxia xếp thứ hạng kém về sinh trưởng lẫn khả năng
thích nghi.
Việt Nam đã có nhiều công trình và tác giả nghiên cứu để đưa tiến bộ
kỹ thuật vào áp dụng trong trồng rừng. Có tác giả dựa trên nền những cây đã
và đang được trồng rừng sản xuất ở Việt Nam, sau đó cải thiện giống (lai tạo,
cải tiến cách thức nhân giống ) để có được những giống cây rừng và phương
thức nhân giống tiến bộ làm cho cây trồng rừng phù hợp hơn với điều kiện tự
nhiên, có năng suất cao, chất lượng gỗ cao hơn.
Lê Đình Khả (2006) [5] cho rằng: Giống là một khâu quan trọng nhất
của trồng rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế
thì không thể đưa năng suất rừng lên cao. Các tác giả đã dẫn chứng bằng việc
trồng rừng ở nước ta năng suất rừng trồng chỉ đạt 5 - 10 m3/ha/năm, trong khi
đó các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đã tạo được năng suất rừng trồng 40 -
50 m3/ha/năm (như giống Dương lai I - 214 ở Italia và Bạch đàn ở Công-gô),

11
hoặc thâm chí hơn 100 m3/ha/năm (trên một số diện tích thí nghiệm cho Bạch
đàn lai E.grandis với E.urophylla ở Brazil (Kageyama, 1984).
Khi nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng
rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy, Huỳnh Đức Nhân (1996) thông báo kết
quả: Trên cùng một lập địa, cùng cấp tuổi, các loài sinh trưởng khác nhau rõ

rệt, sinh trưởng của Keo tai tượng đứng trước loài thông Caribê nhưng đứng
sau bạch đàn urophylla và bạch đàn trắng.
Kết quả cho thấy Acacia mangium với xuất xứ từ vùng Cardwell, bang
Queensland của Australia tỏ ra có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng khá nhanh
trên đất đồi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang (Huỳnh
Đức Nhân, Nguyễn Quang Đức (1993) [8], Tập san Lâm nghiệp số 4/93.
Nghiên cứu xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng trung tâm
cung cấp gỗ lớn. Nghiên cứu này nhằm xác định điều kiện gây trồng Keo tai
tượng ở vùng Trung tâm để cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem xét
để xác định điều kiện gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với đặc
điểm sinh thái loài cây. Kết quả cho thấy Keo tai tượng có thể gây trồng rừng
cung cấp gỗ lớn ở cả 6 tỉnh của vùng Trung tâm với diện tích thích hợp
550.804 ha chiếm 17,2% (chủ yếu tập trung ở vùng tiếp giáp 3 tỉnh Tuyên
Quang, Hà Giang và Yên Bái), diện tích có thể mở rộng 1.224.696 ha chiếm
38,2% (phân bố ở cả 6 tỉnh) và ít thích hợp 1.430.811 ha chiếm 44,6%.
Thực tế cho thấy diện tích trồng rừng Keo tai tượng từ hạt được trồng ở
nhiều nơi trên cả nước do bởi: Keo tai tượng là loài cây sinh trưởng nhanh,
với biên độ sinh thái rộng và là loài cây có khả năng cố định đạm trong đất do
vậy nó có khả năng cải tạo đất tốt. Giá thành về cây giống trồng rừng keo tai
tượng không cao, trong khi đó nhu cầu về thị trường gỗ nguyên liệu hiện nay
đối với loài keo tai tượng lại rất lớn, giá bán cao, điều đó đã thu hút người
trồng rừng Keo tai tượng ngày càng nhiều hơn.

12
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Tân Thái là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là một
xã có nhiều hộ dân sống trên sườn núi và ven bờ Hồ Núi Cốc, có địa hình
mấp mô theo đường tỉnh lộ 260, chiều dài xã là 8 km, chiều rộng 4 km. Xã

Tân Thái nằm ở phía Đông Nam của huyện Đại Từ.
Phía Đông giáp xã Hà Thượng và xã Cù Vân
Phía Tây giáp Hồ Núi Cốc
Phía Nam giáp xã Phúc Xuân thuộc thành phố Thái Nguyên
Phía Bắc giáp xã Hùng Sơn
Xã Tân Thái có đường liên tỉnh 260 chạy qua đang được nâng cấp và mở
rộng, là tuyến đường liên tỉnh kết hợp liên huyện nên đã tạo cho xã nhiều điều
kiện giao lưu văn hóa thương mại với nhiều vùng kinh tế khác, kinh tế xã hội
ở đây đang phát triển từng ngày. Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên
năm 2010, xã Tân Thái có diện tích 19,25 km² khu vực xã.
Địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm tại phía Đông của huyện và được biết đến vì là
nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc là nơi có địa hình dốc
Về đồi núi: Do vị trí địa lý của huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh
bởi dãy núi:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và
tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 – 600 m .
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
- Phía Đông là dãy Núi Pháo cao bình quân 150 – 300 m.
- Phía Nam là dãy Núi Thằn Lằn thấp dần từ Bắc xuống Nam.

13


(Nguồn: Google Earth)
Hình 2.1: Ảnh vệ tinh địa hình xã Tân Thái
Điều kiện khí hậu – thủy văn
Theo sự phân vùng của nhà khí tượng Thái Nguyên, khí hậu của xã Tân
Thái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Hàng năm khí
hậu biến đổi rõ rệt, mỗi mùa có đặc thù riêng.

Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình 15,5
0
C, thấp nhất từ 9 - 10
0
C, cao nhất 20 - 21
0
C. Thường xuyên có các
đợt gió mùa Đông Bắc và sương muối kèm theo khí hậu khô hanh.
Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình là 28
0
C,
thấp nhất là 26
0
C, cao nhất là 30
0
C; đột xuất có ngày lên tới 38
0
C, nóng nhất
là tháng 6 và tháng 7, nhiều khi có đợt mưa lớn và tập trung.
Lượng mưa trong năm phân bố không đều, mưa lớn vào khoảng tháng 6
và tháng 7, chiếm 60 - 70% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là
1869 mm, cao nhất là 2380 mm, thấp nhất là 1385 mm.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 81.6%.

14
2.3.2. Kinh tế - xã hội
Tình hình dân sinh kinh tế
Xã Tân Thái có 758 hộ và 3.320 nhân khẩu (theo số liệu thống kê tháng
3 năm 2010). Trên địa bàn xã có 10 xóm, trong đó có 8/10 xóm bị ảnh hưởng

của nước Hồ Núi Cốc, nhiều hộ gia đình bị nước ngập vào đất thổ cư nên
không có nhà ở và đất canh tác dẫn tới đời sống khó khăn và bấp bênh. Đời
sống nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
chăn nuôi, buôn bán nhỏ nên mức thu nhập của người dân còn thấp và chưa
ổn định, dẫn tới đời sống sinh hoạt của người dân còn chưa cao.
Diện tích đất canh tác ít do nằm vào vùng bán ngập lòng Hồ Núi Cốc,
nước Hồ lại thường xuyên dâng cao nên ảnh hưởng rất lớn tới diện tích đất
canh tác. Theo con số thống kê của xã năm 2010 thì:
- Số hộ có đất canh tác là: 235 hộ.
- Số hộ không có đất canh tác là: 154 hộ
- Số hộ sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi: 389 hộ
- Số hộ bị ngập nhà ở hàng năm: 97 hộ
Trên địa bàn xã có nhiều nhà nghỉ, khách sạn như: Nhà nghỉ An Điều
Dưỡng 16, Trung tâm điều dưỡng có công (Sở lao động thương binh xã hội),
Trạm thủy sản Núi Cốc, đặc biệt là công ty cổ phần Khách sạn Du lịch Công
Đoàn Hồ Núi Cốc (Khu du lịch Hồ Núi Cốc), tuy không do ủy ban nhân dân
xã quản lý nhưng đã góp phần tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhiều lao
động trong xã.
Tình hình văn hóa xã hội
* Về văn hóa: Trong những năm gần đây, công tác văn hóa thông tin
tuyên truyền của xã Tân Thái được quan tâm rõ rệt. Xã đã tổ chức tốt các hoạt
động văn hóa thông tin, thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực và
tinh thần cho nhân dân. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, mời các đoàn

15
nghệ thuật về phục vụ để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. An
ninh quốc phòng được giữ vững và ổn định. Tệ nạn xã hội từng bước được đẩy
lùi. Về công tác xã hội, xã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác thăm hỏi, tặng
quà các gia đình chính sách, trợ cấp cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
* Về giáo dục: Sự nghiệp giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến tích

cực, xã có một trường trung học cơ sở, một trường tiểu học, và một trường
mầm non. Cơ sở vật chất trường lớp được củng cố, số giáo viên dạy giỏi, học
sinh giỏi ngày càng tăng. Năm 2010, trường THCS có 238 học sinh và 27
giáo viên, tỷ lệ lên lớp đạt 100%, tỷ lệ tốt nghiệp là 100%; Trường tiểu học có
249 học sinh và 20 giáo viên, tỷ lệ lên lớp đạt 100%; Trường mầm non có 169
học sinh và 13 giáo viên, tỷ lệ bé chăm ngoan đạt 98%. Nhờ vậy trường đã
được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định.
Hiện nay, trường tiếp tục chỉ đạo xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, chất lượng
giáo dục trung học từng bước được tăng lên.
* Về y tế: Xã Tân Thái có một trạm y tế có 7 giường, duy trì tốt hoạt
động khám, chữa bệnh. Các chương trình y tế được triển khai đúng kế hoạch,
thực hiện chương trình phòng chống bệnh mùa hè, bệnh suy dinh dưỡng trẻ
em, tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép kế hoạch hóa gia đình, chăm
sóc sức khỏe sinh sản, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho người nghèo và
làm tốt công tác y tế học đường. Trong 6 tháng đầu năm 2010 xã đã tổ chức
11 buổi truyền thông, có 1153 lượt khám chữa bệnh, trong đó có 1002 lượt
khám miễn phí.
2.3.3. Tình hình sản xuất
Dựa trên bản báo cáo sơ kết của xã Tân Thái năm 2010 chúng tôi đã thu
được những kết quả sau:
Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp

16
* Về cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm: 121 ha (trong đó: Diện
tích tranh thủ cấy lúa lấn Hồ được 25,4 ha), năng suất đạt 53.95 tạ/ha, đạt
133,8% so với kế hoạch giao sản lượng đạt 598.4 tấn, sản lương đạt 131% so
với nghị quyết HĐND xã đề ra, so với cùng kỳ đạt 134,1%.
* Về các loại rau màu:
- Cây ngô cuối vụ Đông trồng 18,4 ha năng xuất 40 tạ/ha, sản lượng
73,6 tấn đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng cây có hạt là đạt 672

tấn, đạt 107,7 % so với kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 96,3%.
- Rau mầu các loại 28,6 ha. Trong đó:
+ Rau 9,1 ha (trong đó rau muống 2,1 ha; bầu, bí, mướp: 1,5 ha)
+ Khoai Lang: 14 ha
+ Đậu tương 3 ha
+ Khoai tây: 1 ha
+ Cà chua: 0,5 ha
* Về cây chè: Diện tích chè hiện có: 257,5 ha. Trong đó chè thâm canh 100
ha, chè cải tạo là 15 ha, còn lại là diện tích chè cho thu hái thường. Năng suất đạt
82tạ/ha, sản lượng đạt 2111,5 tấn đạt 102% so với kế hoạch, so với cùng kỳ tăng
6,8%. Tuy nhiên xã vẫn chưa thực hiện được kế hoạch trồng chè mới và chuyển
đổi diện tích chè thường sang chè cành có năng suất chất lượng cao.
* Về Cây ăn quả: Chăm sóc diện tích cây ăn quả hiện có là 93 ha đạt
100% so với nghị quyết đề ra.
* Về lâm nghiệp: Chăm sóc và bảo vệ 744 ha rừng, quản lý và duy trì
tốt phương án PCCCR. Trong 6 tháng đầu năm, tổ chức trồng rừng mới và
thay thế được 25 ha rừng có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây có năng suất
cao, đạt 50% kế hoạch đề ra. Một số hộ dân trồng phân tán trên diện tích đã
khai thác, kế hoạch chăm sóc và tỉa thưa đều được thực hiện đúng theo pháp
lệnh quy định, công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt

×