Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Kỹ thuật gieo ươm giống cây Quế (Cinnamomum casia. BL) tại Vườn ươm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



QUỐC VIỆT HÙNG



KỸ THUẬT GIEO ƯƠM GIỐNG
CÂY QUẾ (CINNAMOMUM CASIA. BL) TẠI VƯỜN ƯƠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 - 2014



Thái nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


QUỐC VIỆT HÙNG



KỸ THUẬT GIEO ƯƠM GIỐNG
CÂY QUẾ (CINNAMOMUM CASIA. BL) TẠI VƯỜN ƯƠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: GS. TS. Đặng Kim Vui



Thái nguyên, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, trang wed theo danh mục
tài liệu tham khảo.

Giáo viên hướng dẫn



GS.TS Đặng Kim Vui

Giáo viên phản biện Tác giả khóa luận



SV. Quốc Việt Hùng



LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là dịp để củng cố những kiến thức đã học và bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên khi ra trường.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đã tiến hành đợt tốt nghiệp với đề tài:
“Kỹ thuật gieo ươm giống cây Quế (Cinnamomum casia. BL) tại
Vườn ươm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
Trong quá trình thực tập bằng niềm say mê, nhiệt tình, và sự cố gắng
của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy GS.TS Đặng Kim Vui, các thầy cô
trong khoa và các cán bộ trong Vườn ươm khoa Lâm Nghiệp đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo tôi để hoàn thành đề tài này.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc
tới tất cả các sự giúp đỡ đó.
Do thời gian có hạn và trình độ có hạn, nên chắc chắn đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý của các thầy
cô và các bạn đồng nghiệp để bản đề tài này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện



SV. Quốc Việt Hùng



MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4. Ý nghĩa 3

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học 3

1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế sản xuất 4

PHẦN 2
.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5

2.2. Những nghiên cứu trên thế giới 8

2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 9


PHẦN 3
.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 11

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 11

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 11

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 11

3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu 12

3.3. Nội dung nghiên cứu 12

3.4. Phương pháp nghiên cứu 12

3.4.1.Phương pháp ngoại nghiệp 13

3.4.2. Phương pháp nội nghiệp 17

PHẦN 4
.
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 23

4.1. Kết quả nghiên cứu về qúa trình nảy mầm của hạt giống ở các phương
pháp kích thích khác nhau 23


4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến D
00
và Hvn của
cây Quế 28

4.2.1. Thành phần ruột bầu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng về chiều cao (H
vn
)
của cây Quế 28

4.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng về
đường kính cổ rễ của cây Quế 32

4.2.3. Đánh giá chất lượng cây con, dự tính tỷ lệ xuất vườn cây Quế 36

4.3. Đề xuất bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cây Quế (Cinnamomum
cassia. BL) 37

4.3.1. Làm đất đóng bầu 37

4.3.2. Xử lý kích thích hạt nảy mầm 38

4.3.3. Thời vụ gieo hạt 39

4.3.4. Cấy hạt mầm 39

4.3.5. Chăm sóc 39

PHẦN 5 41


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

5.1. Kết luận 41

5.3. Kiến nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


CT
Công thức

CTTN
Công thức thí nghiệm

H
vn

Chiều cao vút ngọn

D
00
Đường kính cổ rễ


TB Trung bình

LSD Chỉ tiêu sai dị đảm bảo nhỏ nhất



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Theo dõi số hạt nảy mầm 14
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm 15
Bảng 3.3. Theo dõi sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Quế 16
Bảng 3.4. Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố 18
Bảng 3.5. Phân tích phương sai một nhân tố 21
Bảng 4.1. Theo dõi quá trình nảy mầm ở các công thức thí nghiệm. 23
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu về quá trình nảy mầm của hạt cây Quế ở các công
thức thí nghiệm 24
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp kết quả số hạt nảy mầm của các công thức 26
Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đối với số hạt nảy mầm của hạt Quế . 27
Bảng 4.5. Bảng sai dị từng cặp
xjxi −
đối với hạt nảy mầm ở các công thức 28
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng (Hvn) của cây quế ở các công thức
thí nghiệm 28
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) ở các công
thức cuối đợt thí nghiệm 30
Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đối với hỗn hợp ruột bầu tác động đến
sinh trưởng chiều cao (H
vn
)của cây Quế 31

Bảng 4.9. Bảng sai dị từng cặp
xjxi −
cho sự tăng trưởng chiều cao vút ngọn của
cây Quế 31
Bảng 4.10. Kết quả theo dõi sinh trưởng đường kích cổ rễ ở các công thức thí
nghiệm 32
Bảng 4.11. Sắp xếp các chỉ số quan sát đường kính

trung bình trong phân tích
phương sai một nhân tố 34
Bảng 4.12. Phân tích phương sai một nhân tố đối với đương kính cổ rễ cây Quế 34
Bảng 4.13. Bảng sai dị từng cặp
ji
xx −
cho sự tăng trưởng đường kính (D
00
) của
cây Quế 35
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá chất lượng cây con ở lần đo cuối ………………… 36
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Hình ảnh hạt Quế nảy mầm ở 3 công thức 23

Hình 4.2. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ nảy mầm của hạt cây Quế ở các công thức thí
nghiệm 25

Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn sinh trưởng về chiều cao của cây Quế 29

Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng về đường kính cổ rễ của cây Quế ở các
CTTN 33


Hình 4.4. Biêu đồ tỷ lệ % cây con xuất vườn của cây Quế ở 4 công thức thí nghiệm
37



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Vai trò của việc trồng cây rừng ngày càng được quan tâm chú trọng,
nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ, lâm sản ngoài gỗ và chức năng phòng hộ, cảnh
quan điều hòa khí hậu, Do việc tăng lên về dân số và sự phát triển nhanh
chóng của nền công nghiệp đã dẫn tới việc phá rừng, lạm dụng tài nguyên
rừng một cách trầm trọng. Gây ra những hậu quả quan trọng như: xói mòn,
rửa trôi, cạn kiệt nguồn nước, phá hủy môi trường sống của động vật, mất đa
dạng sinh học, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hàng loạt những hậu
quả xấu diễn ra khi diện tích rừng bị giảm.
Những năm gần đây đã dược nhà nước quan tâm đến và cũng có chính
sách hợp lý để đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm tăng diện tích và nâng cao
các chức năng của rừng. Tuy nhiên diện tích rừng những năm gần đây có tăng
nhưng đa phần tăng về diện tích, còn thành phần, cấu trúc, tổ thành rừng đơn
giản, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn.
Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay thì người ta quan tân nhiều
hơn về mặt kinh tế, ít chú tâm đến chức năng khác của rừng. Diện tích rừng
được trồng hiện nay chủ yếu là rừng sản xuất với mục đích kinh tế và những
cây trồng chính là là những cây có thời gian sinh trưởng ngắn như: Keo, Mỡ,
Bạch đàn, Bồ đề, Do vậy cấu trúc rừng chưa kịp ổn định thành phần loài ít,
chưa phát huy được hết chức năng của rừng, chính vì đó mà thiếu nước ở các

thủy điện, nước sản xuất, nước ăn, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, vẫn
chưa được cải thiện là mấy.
Những cây đặc sản đa tác dụng như: Trám trắng, Trám đen, Trám ba
cạnh, Dẻ, Quế, vẫn chưa được chú trọng mà trong khi đó loài cây này có
tính chất gỗ tốt, lại có khả năng phòng hộ cao, tao cấu trúc rừng bền vững.

2
Với những hậu quả do thiếu rừng gây nên và những nhu cầu về gỗ tốt của con
người thì chúng ta quan tâng đến những cây lâm nghiệp có kích thước đảm
bảo chức năng của rừng.
Nước ta với điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới gió ẩm, trong điều
kiện đó nông dân vùng trung du, cao nguyên hoặc miền núi nước ta có thể gây
trồng một số cây gỗ có thời gian tương đối mọc nhanh, có hiệu quả kinh tế
cao chỉ sau một thời gian khá ngắn. Đó là cây Quế, tên khoa học là
Cinnamomum casia. BL thuộc giống Cinnamomum , họ Lauraceae.
Giá trị kinh tế: Cây quế là loại cây thân gỗ, sống lâu năm lá rộng,
thường xanh. Cây quế thường mọc tự nhiên thành rừng và cũng được người
dân gây trồng nhiều nơi ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta để lấy vỏ, và
chế biến tinh dầu. Lượng tinh dầu của quế tập trung nhiều nhất ở vỏ. Vỏ quế ở
Việt Nam có hàm lượng tinh dầu từ 2- 4% cao hơn quế trồng ở Trung Quốc,
Srilanka và nhiều nước khác trên thế giới.
Gỗ quế sử dụng để dùng đồ gia dụng và làm gỗ xây dựng. Vỏ quế còn
được dùng làm dược liệu và gia vị. Rừng quế sau 8-10 năm tuổi có thể cho
6000kg vỏ lấy từ thân và cành. Lá quế cũng có thể dùng để trưng cất tinh dầu
cung cấp cho thị trường địa phương và xuất khẩu.
Yêu cầu sinh thái: Cây quế mọc tự nhiên và nhiều ở vùng núi Bắc bộ và
Bắc Trung bộ Việt Nam ở độ cao lừ 300-800m so với mặt nước biển; lượng
mưa khá cao 1800 -3000mml/năm, không có mùa khô rõ rệt; độ ẩm không khí
cao 85%.
Cây quế cần đất tốt giàu mùn, đạm và kali. Đất có thành phần cơ giới

giàu hạt sét, ít đá lẫn tầng dầy thấm nước nhanh, thoát nước tốt.
Cây quế sinh trưởng với tốc độ trung bình ở thời gian từ 1-5 tuổi và
sinh trưởng nhanh từ 10-20 tuổi sau đó sinh trưởng chậm lại.

3
Ở giai đoạn non từ 1- 4 tuổi, cây quế cần độ tán che 0,5 - 0,7; nhưng
nếu độ tán che quá lớn cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây.
Từ 5-7 tuổi, yêu cầu ánh sáng của cây tăng lên và trở thành cây ưa
sáng, nên nếu bị che bóng sẽ làm cho cây phát triển kém.
Trong điều kiện tự nhiên, Quế thường tái sinh dưới tán rừng gỗ và mọc
hỗn hợp với nhiều loài cây gỗ khác như mỡ, ràng ràng.
Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc khu Tây Bắc với địa hình nhiều đồi
núi rất phù hợp cho trồng cây Quế. Nhưng việc yêu cầu về giống đang được
chú trọng. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Kỹ thuật gieo ươm giống cây Quế (Cinnamomum casia. BL) tại
Vườn ươm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Góp phần tạo giống cây Quế một cách nhanh nhất, đạt chất lượng cao
phục vụ trồng rừng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Lựa chọn được phương pháp kính thích hạt giống cây Quế Nảy mầm
nhanh, đều.
- Xác định được công thức hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây Quế trong giao đoạn vườn ươm.
- Đề xuất được bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống cây Quế.
1.4. Ý nghĩa
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học
- Củng cố lại kiến thức đã học.
- Quá trình thực hiện đề tài, thu thập số liệu giúp tôi học hỏi thực tế và

làm quen với thực tiễn sản xuất, thực hiện kỹ thuật gieo ươm cây con từ hạt
cho loài cây Quế.

4
- Đề tài thực hiện giúp chúng tôi biết phương pháp theo dõi tỉ lệ nẩy
mầm và thế nảy mầm, phương pháp điều tra theo dõi tình hình sinh trưởng
của cây.
- Việc tìm hiểu đề tài là cơ sở đề xuất phương pháp tạo bầu, chăm sóc
cây Quế giai đoạn vườn ươm.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tế sản xuất
- Đề tài thực hiện giúp chúng ta đi sâu vào công tác tạo giống cây Quế
nhằm cung cấp giống cho việc trồng rừng hiện nay được nhanh hơn và hiệu
quả hơn.
- Rút ngắn thời gian sản xuất, hạ giá thành.














5
PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Nhân giống suốt thời gian qua bằng hạt là phương pháp nhân giống
đem lại hiệu qủa cao và áp dụng phổ biến trong suốt thời gian qua.
Trong gieo ươm, việc sử lý hạt giống là một khâu quan trọng, tùy vào
đặt điểm sinh lý, cấu tạo vỏ hạt của hạt giống khác nhau thì việc sử lý hạt
giống khac nhau thì việc xử lý hạt cũng khác nhau. Xử lý kích thích hạt giống
là tác động đồng loạt lên lượng hạt giống cần gieo nhằm diệt mầm mống sâu
bệnh hại, đồng thời kích thích hạt nảy mầm nhanh và đều, có nhiều phương
pháp sử lý kích thích hạt giống khác nhau như: phương pháp vật lý, hóa học,
cơ giới,…Nhưng hiện nay phương pháp vật lý (dùng nước có nhiệt độ để kích
thích hạt nảy mầm) thường được sử dụng nhiều hơn. Phương pháp này đơn
gian dễ làm mà lại còn an toàn có hiệu quả cao, áp dụng cho nhiều loại hạt.
Quá trình nảy mầm chia ra làm 3 giai đoạn gối nhau:
+ Giai đoạn vật lý: Hạt hút nước và trương lên làm cho vỏ hạt nứt ra,
dấu hiệu đầu tiên của nảy mầm
+ Giai đoạn sinh hóa: Dưới tác động của nhiệt độ và ẩm hoạt tính mem,
hô hấp và đồng hóa tăng lên, các chất dự trữ được sử dụng và chuyển đến
vùng sinh trưởng.
+ Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ
mầm và chồi mầm đâm ra ngoài hạt thành cây mầm. (Lương Thị Anh – Mai
Quang Trường, 2007) [1].
Loại hạt khác nhau thì phương thức xử lý kích thích khác nhau căn cứ
vào độ dày của vỏ hạt, tinh dầu trong hạt để lựa chọn phương pháp xử lý.
Kích thích được hạt nảy mầm tốt không có nghĩa là được cây con tốt,
mà cần nuôi dưỡng cây trong môi trường tốt. Với cây con nuôi trong bầu, hỗn

6
hợp ruột bầu phù hợp thì cây mới sinh trưởng tốt, đảm bảo về mặt số lượng,
chất lượng đáp ứng cho trồng rừng.

Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [9], thành phần ruột bầu là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con trong
vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa
tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí,
khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát
triển tốt. ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu
trúc đất nặng, khó thẫm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ)
và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa của ruột bầu. đất được chọn làm
ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới
từ cát pha thị nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại.
Theo Nguyễn Xuân Quát (1985) [8] để giúp cây sinh trưởng và phát
triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện thêm tính chất của ruột
bầu bằng cách bón phân là cần thiết. trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố
đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia.
Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng Nitơ có vai trò quan
trọng bậc nhất. Thiếu Nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan
trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin tổng hợp nên tất cả các loại protein
trong cơ thể thực vật. Vai trò của Nitơ trong cơ thể thực vật là không thể thay
thế được.
Nitơ có trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là
những chất đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật.
Nói chung, Nitơ là những chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của
protein, vào quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men,

7
nhiều loại vitamim trong cây như B
1
B

2
B
6
……Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng,
đâm nhiều chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh
trưởng chậm, còi cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng.
Nhưng bón thừa đạm cũng gây tác hại cho cây.
Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ
đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều.
(Trịnh Xuân Vũ, 1975 [12]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998; Ekta
Khurana and J.S.Singh, 2000 [14] Thomas D. Landis,1985 [13]).
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân
có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của
hệ rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia của tế bào, mô phân sinh, kích thích cho
sự phát triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp
đầy đủ lân sẽ tăng khả năng tính chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất
chua và kiềm.
Nếu thiếu lân, kích thích cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng,
lá màu xanh đậm, sau khi chuyển dần sang vàng, thân cây mềm thấp, năng
xuất chất khô giảm. Ngoài ra thiếu lân sẽ làm hạn chế hiệu quả sử dụng đạm.
Một vài loài lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay
đỏ. Ở những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ
với các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại
nghiêm trọng như thừa Nitơ (Trịnh Xuân Vũ, 1975 [12]; Viện thổ nhưỡng
nông hóa, 1998 [11]; Ekta Khurana and J.S.Singh, 2000 [14]; Thomas D.
Landis,1985 [13]).
Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong chuyển hóa năng lượng, quá trình
đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử
dụng đạm ở dạng NH
+

4
, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng nhắc, ít đổ ngã,
chống sâu bệnh, chịu hạn và rét. Do vậy nếu thiếu Kali, thì cây có biểu hiện

8
về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và hơi nhìu màu lục tối, sau
chuyển sang vàng xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống
(Trịnh Xuân Vũ, 1975 [12]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [11]).
Các chất phụ gia thường được sử dụng là sơ dừa, tro trấu….chúng có
tác dụng làm cho xốp đất, giữ ẩm, thoáng khí…
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Theo Thomas 1985 [13], chất lượng cây con có mỗi quan hệ logic với
tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh
trưởng và phát triển cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ
qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là cách duy nhất đi
lường mực độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
Gallardo và đồng nghiệp đã bắt đầu một phân tích proteomic của quá
trình nảy mầm của hạt giống cây Arbidopsis bằng cách sử dụng ecotype
Landsberg Landsberg erecta.
Nghiên cứu về số lượng và kích cỡ hạt cây nảy mầm bằng gỗ Tếch
(Tectona grandis L.) được tổ chức tại Mae Tha của Lampang tỉnh và phòng
thí nghiệm hạt giống, Cục Lâm Nghiệp Hoàng Gia, Bangkok.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của presowing, phương pháp điều trị hạt.
Giống nảy mầm của 10 loại cây lâm nghiệp, sau khi lưu trữ cho một
năm, được thực hiện nhằm tăng tỉ lệ nảy mầm của nhửng hạt giống bằng cách
xem xét giá trị nảy mầm. Năm presowing phương pháp điều trị khác nhau
được sử dụng, bảo gồm cả cắt hạt giống vào cuối đối diện để rễ nhỏ, ngâm hạt
giống trong cồn. Axit sunfuric trong 15 phút, ngâm hạt trong nước sôi 98
0
C

và để lại cho hạt mát trong 24 giời và kiểm soát.
Bên cạnh đó trên thế giớ nhiều nhà khoa học cũng công nhận phân bón
giúp cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, phân bón còn giúp cho cây
chống chịu hạn hán, sâu bệnh. Phân bón sinh học trở thành phân bón phổ biến
và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp.

9
Ở Mỹ, Cannada, Braxin … những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương
pháp bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25 tấn/ha. Do đó tính ưu
việt của chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng
chất phát huy hiệu lực phân đa lượng giữa cân bằng sinh thái và đạt hiệu
quả cao. Nên trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu,
sử dụng các chế phẩm sinh học rất được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh
học trở thành loại phân phổ biến và không thể thiếu trong sản xuất nông lâm
nghiệp hiện đại.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về gieo
ươm. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên
cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến
sinh trưởng của cây con. Nhưng nhân tố được quan tâm nhiều nhất là ánh
sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều
nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng.
Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (pinus merkusii, Nguyễn Xuân
Quát (1985) [8] cũng đã tập trung xem ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp
ruột bầu. Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát
(1985) [8] và Hoàng Công Đãng (2000) [5] đã bón lót super lân, kaliclorua,
sunphat amôn với tỷ lệ 0 – 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu
cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân
heo) với liều lượng từ 0 – 25% so với lượng bầu. Một số cũng nghiên cứu
cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước. tuy vậy, đây là

một vấn đề khó, bởi vì hiện nay còn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần
thiết Nguyễn Xuân Quát (1985) [8].
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng
của cây con cũng đã được nhiều tác giả quan tâm.Theo Nguyễn Tuấn Bình

10
(2000) [2], kích thước bầu thíc hợp cho gieo ươm Dầu song nàng la 20x30
cm, đục 8 lỗ.
Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [9], sự phát triển của cây con phụ thuộc
không chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà còn vào môi trường sinh trưởng
của nó (tính chất lý hóa tính chất của ruật bầu). Tuy nhiên không phải tất cả
các loài cây đều cần một hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào
đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây.
Theo Nguyễn Thị Mừng (1997) [6], thành phần ruột bầu được cấu tạo
từ 79% đất + 18% phân chuồng + 0,5%N + 2%P + 0,5%K hoặc 80% đất
+15% phân chuồng + 1%N + 3%P + 1%K sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai
(Dalbergia bariaensis Pierre ) sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm.
Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpur dyerii),
Nguyễn Tuấn Bình (2002) [2] cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh
hưởng rất nhiều đến sinh trưởng cây con. Theo tác giả, đất feralit đổ vàng trên
phiến thạch sét và đất sám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng
của cây con Dầu song nàng. Hàm lượng lân supe photphat (Long Thành)
thích hợp cho sinh trưởng của cây Dầu song nàng là 2% - 3%, còn phân NPK
là 3% so với trọng lượng bầu.
Theo Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh Hải (2004) [10], bón lót cho
chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai ) trong giai đoạn 6 tháng tuổi vườn
ươm là việc làm cần thiết. Nếu bón phân tổng hợp NPK (16:16:8) cho Chiêu
liêu nước, thì hàm lượng thích hợp là 1% so với trọng lượng ruột bầu. Tương
tự, phân super photphat là 1%, còn phân hữu cơ hoai là 15% - 20% so với
trọng lượn ruột bầu. Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [7], khi gieo ươm

cây Huỷnh Liên (Tecoma stans ( L. ) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao
gồm đất, phân chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2:2:1 và 0,3%
kaliclorua, 0,5 super lân và 0,1% vôi.

11

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Quế con trong giai đoạn vườn ươm.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp kích thích hạt giống cây Quế nảy mầm bằng nước có
nhiệt độ (nước lã, 20
0
C, 40
0
C

).
- Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu (phân vi sinh hữu cơ)
đến sinh trưởng của cây Quế giai đoạn vườn ươm.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên.
3.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- Phía Bắc giáp giáp với phường Quán triều

- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
- Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên.
3.2.1.2. Đặc điểm đất đai
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình 10 – 15
0
,
độ cao trung bình 50 – 70m địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Vườn ươm nằm ở khu chân đồi, hầu hết đất ở đây là đất Feralit phát
triển trên đá Sa thạch

12
3.2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Do vườn ươm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm trong
khu vực thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ đặc điểm của thành phố
Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt mùa nóng ẩm và
mùa khô lạnh.
Lượng mưa trung bình năm: 1500-2000mm
Nhiệt độ trung bình năm: 24-25°C
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29°C
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 16°C
Độ ẩm trung bình: 80-85%.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
- Thời gian bắt đầu thực hiện : 10/01/2014
- Khoảng thời gian thu thập số liệu định kỳ là 2 tuần
- Thời gian kết thúc theo dõi: 15/05/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để áp dụng được mục tiêu đề tài thực hiện một số nội dung sau:

- Nghiên cứu phương pháp xử lý kích thích hạt giống theo công thức
nước có nhiệt độ khác nhau.
- Nghiên cứu ảnh hưởng ruột bầu đến sinh trưởng của cây Quế (H
vn
, D
00
).
-Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất kỹ thuật gieo ươm loài cây Quế.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
- Kế thừa chọn lọc những kết quả, tài liệu có liên quan, tài liệu tham khảo.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: bố trí thí nghiệm theo
khối ngẫu nhiên đầy đủ, so sánh ảnh hưởng của các công thức đến hạt nảy
mầm và sinh trưởng của cây Quế bằng phương pháp phân tích phương sai 1
nhân tố.

13
3.4.1.Phương pháp ngoại nghiệp
 Vật liệu và vật dụng cụ thí nghiệm.
- Chuẩn bị hạt giống cây Quế.
- Túi bầu, cuốc, xẻng, sàng đất, đất đóng bầu,
- Dụng cụ tưới, bình phun, khay đựng hạt,
- Văn phòng phẩm: giấy, bút, tài liệu tham khảo, bảng biểu, thước đo
chiều cao, kẹp kính,
- Vật tư nông nghiệp: thuốc giệt nấm, phân bón, thuốc trừ sâu.
 Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: Xử lý kích thích hạt giống Quế nảy mầm
Tiến hành thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên ( CRD ) với 3 công thức,
mỗi công thức lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp là 30 hạt, vậy trong mỗi công thức là
90 hạt, tổng số hạt của 3 công thức là 270 hạt.

- Công thức 1: Nước lã
- Công thức 2: 1 sôi 2 lạnh (20
0
)
- Công thức 3: 2 sôi 3 lạnh (40
0
)
Bước 1: Làm sạch hạt.
Bước 2: Ngâm hạt vào thuốc tím nồng độ 0,1% trong 15 phút hoặc
ngâm trong dung dịch Boóc đô nồng độ 1% trong 3 – 4 phút.
Bước 3: Hòa nước ở nhiệt độ cần thiết rồi cho hạt vào ngâm nước
nguội dần trong khoang thời gian 3 đến 4 giờ, sau đó vớt hạt lên ủ hạt ở khăn
ẩm và rửa chua mỗi ngày.
Theo dõi số hạt nảy mầm, định kỳ theo dõi 5 ngày 1 lần vào mỗi buổi
sáng, kết quả theo dõi ghi chép số hạt đã nảy mầm vào bảng 3.1.




14
Bảng 3.1. Theo dõi số hạt nảy mầm
Ngày theo dõi
Công
thức
Số hạt nảy
mầm
Số hạt sống chưa
nảy mầm
Số hạt
thối

Ghi
chú

1
2
3
…………………

………



Tỷ lệ nảy mầm: Là tỷ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây bình
thường) so với tổng số hạt đem kiểm nghiệm.
Thế nảy mầm: Là tỷ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm trung bình
thường trong 1/3 thời gian đầu của quá trình nảy mầm so với hạt đem kiểm
tra.
Thế nảy mầm thể hiện tốc độ nảy mầm của hạt giống. Thế nảy mầm
càng cao thì phẩm chất hạt càng tốt và thời gian nảy mầm bình quân chậm
chứng tỏ phẩm chất kém.
Tỷ lệ sống: Là những hạt tuy không nảy mầm nhưng vẫn còn sống
khỏe.
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của ruột bầu đến sinh
trưởng của cây Quế
Thí nghiệm gồm 4 công thức và 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 100 bầu
vậy trong một công thức là 300 bầu, tổng số bầu của cả 4 công thức là 1200 bầu
- Công thức 1: Đối chứng (không phân).
- Công thức 2: 95% Đất tầng A + 5% phân vi sinh hữu cơ.
- Công thức 3: 90% Đất tầng A + 10% phân vi sinh hữu cơ.
- Công thức 4: 85% Đất tầng A + 15% phân vi sinh hữu cơ.



15

Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm
Số lần nhắc lại Công thức thí nghiệm
1 CT1 CT2 CT3 CT4
2 CT2 CT4 CT1 CT3
3 CT3 CT1 CT4 CT2

Công tác thực hiện thí nghiệm 2
- Chuẩn bị hạt giống 1kg
- Chuẩn bị đất đóng bầu
Đất phải được sàng nhỏ, diệt sạch mầm mống sâu bệnh, cỏ dại và phải
được phơi ải để cải thiện tính chất lý tính của đất.
- Kĩ thuật tạo bầu: Túi bầu kích thước 8 – 12cm, loại bầu polyetylelen.
Đất và phân để tạo hỗn hợp ruột bầu phải được chộn đều trước khi đóng bầu.
Ruột bầu không nên đóng chặt quá hoặc quá lỏng, ruột bầu phải đảm bảo độ
xốp, độ ẩm, độ xốp của ruột bầu là từ 60 – 70%. Để đóng bầu nhanh và chặt
đều thì ta thực hiện theo các bước sau: Dùng tay xoa hoặc giữ để tách miệng
bầu và kéo cho túi bầu phồng ra sau đó một tay giữ túi bầu đồng thời dùng
ngón tay cái và ngón tay trỏ giữa căng miệng túi. Tay kia bốc hoặc xúc đất
cho vào túi bầu rồi ấn nhẹ cho đất hơi chặt ở túi bầu. Tiếp tục cho đất vào đầy
túi, vỗ nhệ cho đất nén xuống đáy và cho thành bầu thẳng.
Luống xếp bầu phải có nền phẳng, luống phải được bố trí bằng mặt
vườn ươm. Xếp bầu theo hàng tạo thành luống theo đáy luống, dùng đất tơi
mịn vun xung quanh luống để cố định luống bầu và giữ độ ẩm cho cây. Cách
xếp bầu cho đều và đứng: xếp bầu lên luống đã chuẩn bị sẵn, hàng đầu xếp
thảng hàng ngay ngắn, hàng sau xếp so le với hàng đầu.
- Cấy hạt mầm:


16
Chuẩn bị được bầu (theo 4 công thức) tiến hành tưới nước cho luống bầu
đủ ẩm trước khi cấy hạt từ 1 – 2 giờ, độ sâu cấy hạt từ 0,5 – 1cm, chú ý phần đặt
chóp rễ của cây mầm xuống phía dưới, lấp kín bằng đất mịn dày 0,3 – 0,5cm.
Thời gian: cấy ngày 14/02/2104.
Sau khi cấy che phủ mặt luống bằng rơm dạ hoặc bằng cỏ tranh, ràng
ràng đã phơi khô, tẩy trùng bằng Cerezan hoặc thuốc tím 0,05%.Tưới nước
thường xuyên để đủ độ ẩm cho luống bầu, khi cây mầm hình thành trên mặt
đất thì dỡ bỏ vật liệu che phủ.
Theo dõi và thu thu thập số liệu:
Thời gian theo dõi sinh trưởng của cây được sắp xếp như sau:
- Lần 1 cây được điều tra vào ngày 21/04/2014
- Lần 2 cây được điều tra vào ngày 02/05/2014
- Lần 3 cây được điều tra vào ngày 12/05/2014
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Sinh trưởng về chiều cao H
vn
(Cách đo chiều cao vút ngọn: sử dụng
thước đo chiều cao độ chính xác là 0,1 cm, đặt thước sát miệng bầu đến điểm
bắt đầu phân lá non).
- Đường kính cổ rễ D
00
(cách đo đường kính ngang cổ rễ: Dùng thước
kẹp kính loại nhỏ đo tại vị trí ngang cổ rễ của cây).
- Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.3:
Bảng 3.3. Theo dõi sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây Quế
STT
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4
H

vn
(cm)

D
00
(mm)
H
vn
(cm)

D
00
(mm)
H
vn
(cm)

D
00
(mm)
H
vn
(cm)

D
00
(mm)
1
2
3




×