1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
TRN TH TRANG
Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học và vật liệu
làm mồi nhử mối hại rừng trồng keo thuộc xã Yên Lạc
Huyện Phú Lơng, Tỉnh Thái Nguyên.
khóa luận tốt nghiệp đại học
H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Qun lý ti nguyờn rng
Khoa : Lõm nghip
Khoỏ hc : 2010-2014
Giỏo viờn hng dn : TS. ng Kim Tuyn
Khoa Lõm nghip - Trng i hc Nụng Lõm Thỏi Nguyờn
Thỏi Nguyờn, nm 2014
2
3
LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn”. Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên
cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế. Đây là giai đoạn quan trọng đối với mỗi sinh viên các trường đại học nói
chung và sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin cảm cô giáo TS. Đặng Kim
Tuyến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm
Khoa Lâm nghiệp, các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
học tập, rèn luyện tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND xã Yên Lạc, huyện Phú Lương
và các cán bộ, nhân viên đang công tác tại đây đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động
viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện tốt khóa luận tốt
nghiệp này.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, tôi đã cố gắng hết sức mình
nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô và
bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành công trong sự nghiệp giảng dạy cũng như trong nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Trang
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả điều tra tình hình phân bố Mối hại. 27
Bảng 4.2.a: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm Mối ở rừng trồng keo 3 tuổi 28
Bảng 4.2.b.: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm Mối ở rừng trồng keo 5 tuổi 29
Bảng 4.2.c: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm Mối ở rừng trồng keo 8 tuổi 29
Bảng 4.3.a: Điều tra mức độ hại do Mối đối với rừng Keo tuổi 3 29
Bảng 4.3.b: Điều tra mức độ hại do Mối đối với rừng Keo tuổi 5 30
Bảng 4.3.c: Điều tra mức độ hại do Mối đối với rừng Keo tuổi 8 31
Bảng 4.4: Khối lượng thức ăn hao hụt ở các hố nhử 34
Bảng 4.5: Mức độ do mối hại ở thí nghiệm đặt mồi nhử 35
Bảng 4.6: Số lượng mối thợ có mặt trên các mồi nhử 36
Bảng 4.7. Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN trong thí nghiệm đặt mồi
nhử gỗ thông khô 36
Bảng 4.8: Mức độ do mối hại ở thí nghiệm đặt mồi nhử 37
Bảng 4.9. Số lượng mối thợ có mặt trên các mồi nhử 38
Bảng 4.10. Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN 39
trong thí nghiệm đặt mồi nhử gỗ thông chớm mục 39
Bảng 4.11: Mức độ do mối hại ở thí nghiệm đặt mồi nhử 40
Bảng 4.12: Số lượng mối thợ có mặt trên các mồi nhử 41
Bảng 4.13: Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN trong thí nghiệm đặt mồi
nhử bã mía 41
Bảng 4.14: Số lượng mối thợ còn lại sau khi phun thuốc 42
Bảng 4.15: Số lượng mối thợ còn lại sau khi phun thuốc 42
Bảng 4.16: Số lượng mối thợ còn lại sau khi phun thuốc 42
Bảng 4.17: Mức độ hại do mối ở biện pháp thử nghiệm thuốc hóa học 43
Bảng 4.18: Tỷ lệ tăng mức độ hại do mối ở các công thức 44
Bảng 4.19: Kiểm tra sự sai khác giữa các ô thí nghiệm trong thí nghiệm biện
pháp hóa học 45
Bảng 4.20: Bảng sai dị từng cặp cho chiều dài vết hại 47
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Rừng trồng Keo thuộc Xã Yên Lạc. 26
Hình 4.2. Hình ảnh mối xâm hại cây Keo 28
Hình 4.3. Bã mía khi mối chưa khai thác 34
Hình 4.4. Bã mía sau khi bị mối khai thác 34
Hình 4.5. Gỗ thông gỗ khô mối chưa khai thác 37
Hình 4.6. Gỗ thông sau khi mối khai thác 37
Hình 4.7. Gỗ thông chớm mục mối chưa khai thác 39
Hình 4.8. Gỗ thông chớm mục khi mối khi mối khai thác 39
Hình 4.9. Thuốc M- 4 46
Hình 4.10. Thuốc PMC 90 46
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện mức tăng chiều dài vết hại sau phun thuốc 46
6
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa 3
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn và sản xuất 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu khu hệ, đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối. 5
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 7
2.3.1. Tình hình nghiên cứu khu hệ mối, đặc điểm sinh học, sinh thái học
của mối 7
2.3.2.Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng trừ mối hại cây trồng 9
2.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên
cứu 10
2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 10
2.4.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế 11
2.4.2. Kinh tế 12
2.4.3. Văn hóa - Xã hội 13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15
3.2. Nội dung nghiên cứu 15
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
7
3.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc 15
3.4.2 . Phương pháp điều tra phỏng vấn 15
3.4.3.Phương pháp điều tra quan sát ngoài thực địa 16
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát trực tiếp 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Hiện trạng rừng trồng Keo thuộc xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên và kết quả điều tra mối hại rừng Keo 25
4.1.1. Hiện trạng rừng trồng Keo 25
4.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn. 26
4.1.3. Kết quả điều tra sơ bộ tình hình phân bố mối hại 27
4.1.4. Kết quả điều tra tỷ mỷ tình hình phân bố mối hại 28
4.2. Đặc điểm sinh học của quần thể loài mối 31
4.2.1. Tổ mối 32
4.2.2. Thức ăn của mối 32
4.2.3. Thành phần trong tổ mối 32
4.2.4. Thời kỳ bay giao hoan phân đàn 33
4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trừ mối tại
rừng trồng 34
4.3.1. Kết quả kiểm tra hiệu lực của các vật liệu làm mồi nhử mối 34
4.3.2. Kết quả thí nghiệm biện pháp hóa học 42
4.4. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ mối đất hại rừng trồng Keo tại khu
vực nghiên cứu 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.1.1. Kết quả điều tra sơ bộ hiện trạng rừng trồng keo và tình hình phân bố
mối hại 49
5.1.2. Kết quả theo dõi hiệu lực nhử mối của các loại mồi nhử. 49
5.1.3. Kết quả theo dõi hiệu lực tiêu diệt mối bằng biện pháp hóa học: 49
5.2. Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33,12 triệu ha, trong đó diện tích
có rừng là 12,61 ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản
xuất nông- lâm nghiệp. Như vậy, nghành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt
động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc
dân. Theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 cần
phải thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất
được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm
2010 và 47% vào năm 2020 (Bộ NN và PTNT) [1]. Để đạt được những mục tiêu
kể trên cần nâng cao diện tích rừng trồng hiện có, công tác chọn giống cây trồng
phù hợp với điều kiện tự nhiên và mục đích kinh doanh là rất cần thiết. Hiện nay,
nước ta đã và đang đưa vào một số loại cây trồng Lâm Nghiệp như Bạch đàn,
Keo, Mỡ, Lát… trong đó phổ biến là loài Keo.
Keo (Acasia spp) là loài cây ưa sáng sinh trưởng nhanh, có tác dụng
phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất tốt, cho sản phẩm là gỗ. Trong các loài
Keo gây trồng thì keo tai tượng là tỏ ra vượt trội. Trung bình 1ha diện tích
keo tai tượng cho thu hoạch từ 70 - 100m3 gỗ, thu nhập khoảng 70 triệu
đồng/ha. Quá trình trồng thử nghiệm cũng cho thấy, keo tai tượng có khả
năng cải tạo đất rất tốt, đồng thời sinh trưởng, phát triển nhanh, dễ chăm sóc,
chu kỳ kinh doanh ngắn (chu kỳ 15 năm, 7 năm sau khi trồng có thể thu
hoạch). Sản phẩm gỗ từ keo tai tượng được dùng chủ yếu cho công nghiệp
giấy, ván dăm, đồ gỗ xây dựng và đồ gỗ mỹ nghệ. Một ưu điểm nữa rất đáng
chú ý, rừng keo tai tượng khó bị cháy hơn các loại rừng cây khác, điều này có
ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong quá trình sinh
trưởng rất dễ bị các loài côn trùng gây hại.Trong số đó mối là có sức tàn phá
lớn nhất, có thể gây chết hàng loạt cây con và cây trưởng thành khỏe mạnh.
Mối thuộc họ cánh bằng (Isoptera) lớp côn trùng (Isecta), là nhóm côn
trùng đa hình thái, sống dạng tập đoàn và có tổ chức cao. Do mối hết sức đa
2
dạng về thành phần loài, nên tại mỗi vùng địa lý, chủng loại mối gây hại keo
rất khác nhau dẫn đến các đặc điểm gây hại của chúng cũng có nhiều khác
biệt. Ở Nam Mỹ, các loài mối gây hại chủ yếu thuộc các giống Syntermes,
Procormes, Cornitermes, Heterotermes. Loài mối gây hại mạnh nhất là
Syntermes, với khả năng gây chết tới 70% bạch đàn non tại một số vùng. Ở
Australia, hầu hết các diện tích rừng trồng keo phải áp dụng các giải pháp kỹ
thuật để phòng các loài mối thuốc giống Mastotermes tấn công. Tại khu vực
Đông Nam Á, loài mối Coptotermes curvignathus gây hại nặng là bạch đàn,
keo, thông và cao su.Tại Việt Nam, theo thông tin từ hội nông dân Bắc Giang
(2010) mối hại rừng trồng bạch đàn, keo lai dưới 12 tháng tuổi, tỷ lệ cây chết
trung bình 20-30%, có nơi tới 60-80% [17].
Toàn tỉnh Thái Nguyên sau 3 năm thực hiện Quyết định số
147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển
rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 đã trồng được 36.400 ha rừng keo tai
tượng. Được đánh giá là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu, lại có giá
trị kinh tế cao, trồng keo tai tượng đã trở thành phong trào rộng lớn của đồng
bào có đất rừng nơi đây. Được triển khai từ đầu năm 2008, đến nay, cả tỉnh đã
trồng được 36.400ha rừng keo tai tượng, tập trung ở các huyện Định Hóa với
2.800ha, Đại Từ 2.900 ha, Phú Lương 2.500ha… Keo tai tượng được Sở NN
và PTNT tỉnh Thái Nguyên đánh giá là loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp
với thổ nhưỡng, khí hậu và đưa vào trồng đại trà trên toàn tỉnh
() [19]. Tuy nhiên, các
rừng Keo ở đây đã không thể tránh khỏi sự phá hoại của các loài mối. Nhiều
khu rừng tỷ lệ nhiễm mối đã lên đến 15- 20%, một số cây Keo mới trồng bị
chết khô do mối ăn hết phần hệ rễ.
Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Khảo
nghiệm một số loại thuốc hóa học và vật liệu làm mồi nhử mối hại rừng
trồng keo thuộc xã Yên Lạc, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc đánh giá mức độ mối gây hại và thử nghiệm một số loại
thuốc hóa học, vật liệu làm mồi nhử mối ở rừng trồng keo xã Yên Lạc, huyện
3
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nhằm giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt,
cho năng suất, chất lượng tốt đáp ứng mục tiêu kinh doanh của con người.
1.3 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá mức độ gây hại của mối ở rừng keo tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả của một số loại thuốc hóa học và vật liệu làm
mồi nhử mối.
- Đề xuất được một số biện pháp phòng, trừ mối hại keo thuộc Xã Yên
Lạc, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, củng cố thêm
những kiến thức kỹ năng đã được trang bị đồng thời có cơ hội vận dụng
chúng vào thực tế.
- Nắm vững được các phương pháp điều tra mối hại ở rừng trồng.
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn và sản xuất
- Nắm vững cách sử dụng một số loại thuốc hóa học và vật liệu làm
mồi nhử mối ở rừng trồng.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kĩ thuật được áp dụng tại
địa phương.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc, kĩ năng tiếp xúc với người dân và kĩ
năng nghiên cứu đề tài khoa học.
- Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho địa phương
trong quá trình phòng trừ mối hại rừng trồng.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Côn trùng là lớp động vật phong phú nhất trong giới động vật, nếu so sánh
thì các loài côn trùng đã chiếm tới hơn một phần ba tổng số loài sinh vật trên
hành tinh. Tuy nhiên loài côn trùng chúng ta chưa biết hãy còn nhiều. Trong số
những tài liệu nghiên cứu về động vật học hằng năm trên thế giới thì tài liệu về
côn trùng học đã chiếm hơn một nửa (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [10].
Sinh thái học côn trùng là môn khoa học nghien cứu đặc tính sinh học,
sinh thái học của các loại côn trùng nhằm nắm được đặc điểm hình thái, tập
tính sống của mỗi loài côn trùng. Trên cơ sở đó ứng dụng thực tiễn vào sản
xuất, trồng rừng phát huy được những lợi ích và hạn chế được những tác hại
của các loại côn trùng, đồng thời nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng trừ
hợp lý đối với từng loại côn trùng có hại như: Biện pháp sinh học, biện pháp
cơ giới vật lý, biện pháp phòng trừ tổng hợp…nhằm ngăn chặn những thiệt
hại do côn trùng gây ra ( Phạm Bình Quyền, 2006) [9].
Mối (Isoptera) thuộc nhóm côn trùng xã hội, có sự phân hóa cao về hình
thái và chức năng.Trong mỗi tổ mối, tùy theo từng loài, có từ vài trăm con đến
vài chục triệu con, bao gồm loại mối sinh sản (Mối Chúa, Mối Vua và mối
giống), loại mối không sinh sản (Mối lính, Mối thợ). Là loại côn trùng ưa nhiệt,
chỉ xuất hiện ở các vùng nhiệt đới cho nên Việt Nam hoàn toàn nằm trong vùng
phân bố của mối (Lê Văn Triển và cs,1998) [11].
Trong Lâm nghiệp, mối là mắt xích quan trọng trong việc chuyển hóa
tàn dư thực vật, làm tăng độ mùn cho đất, đồng thời cũng là thức ăn cho nhiều
loài động vật khác sống trong rừng. Bên cạnh mặt tích cực đó mối là dịch hại
lớn đối với rừng trồng đặc biệt là đối với cây con.
Mối thường hại nặng cây con trong mùa khô, mối tập trung hại ở những
nơi có độ ẩm đất 50-60%, có nhiều sản phẩm thực vật bán hoai mục như thân,
lá cây khô, rễ cây mục nát… (là thức ăn ưa thích của mối) vì thế những nơi có
rừng gỗ già không khai thác, rừng bị đốt nương làm rẫy là điều kiện thuận lợi
cho mối tập trung với mật độ cao.
5
Ở rừng cây mới trồng dưới 1 tháng tuổi, mối cắn gốc thân và rễ. Ở rừng
cây lớn, mối cắn rễ và vỏ thân tạo những đường hầm xung quanh thân làm
cây héo, chết. Mối thường gây hại trên rừng mới trồng thay thế rừng nghèo
kiệt. Mối chủ yếu gây hại trên rừng trồng bằng cây con gieo ở vườn ươm.
Chúng ít gây hại trên rừng trồng tái sinh hạt. Tỷ lệ gây hại trung bình khoảng
20-30%, có nơi lên đến 70%. Trong vườn ươm, Mối chủ yếu tấn công hạt
hoặc hom giống, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trường của cây con, giảm
chất lượng của cây giống.Theo tài liệu của tổ chức UNEP/FAO mối hại rừng
trồng bạch đàn và Keo ở Canada, Nam Mỹ, Australian, Đài Loan,
Philippines… với tỷ lệ mối hại cây non khoảng 34- 50%, có nơi tới 100%
[21]. Qua kiểm tra thực tế tại xã Krong Nô, Daklak có 568 cây chết/2600 cây,
chiếm tỷ lệ 22% (Báo DakLak điện tử ngày 4/11/2009) [16].
Trong một nghiên cứu mới đây, Tiến sĩ Scotter Terner, Đại học Pullic
Syracuse, New York đã đưa ra giả thuyết cho rằng trong quá trình ăn, cơ thể
của loài Mối chuyển đổi thức ăn được hấp thụ thành Cacbonic và khí mêtan.
Đây là hai loại khí chính gây ra hiệu ứng nhà kính ngày nay.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu khu hệ, đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối.
2.2.1.1.Tình hình nghiên cứu khu hệ mối
Công trình nghiên cứu của Hagen (1858) được coi là công trình đầu tiên có
tính hệ thống học về Mối trên thế giới (dẫn theo Nguyễn Đức Khảm (1976) [3]. Kể
từ đó các công trình nghiên cứu về các loài Mối bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Wasmann (1893) đã phân loại và tìm hiểu sinh học cá thể của các loại
Demani, Termes azarelli, Termes feaea và Termes xennotera ở India và
Ceylon trong khu hệ mối Đông Phương. Theo tài liệu của Emerson (1952)
trên thế giới đã phát hiện được 1855 loài mối trong đó 1762 loài mối hiện nay
đang tồn tại và ước có 93 loài hóa thạch.
Giai đoạn nửa sau thế kỉ XX đến nay, các nghiên cứu về mối phát triển
mạnh mẽ dựa trên công trình của Emerson. Đầu tiên phải kể đến sự tăng
nhanh về số lượng lớn của loài. Năm 1949, Snyder liệt kê tổng cộng được
6
1.745 loài mối trên thế giới nhưng chỉ sau hơn 50 năm, tổng số loài mối được
phát hiện là 2.858 loài, thuộc 286 giống.
Các danh mục thành phần loài của bộ cánh đều hoặc một họ của Mối cho
từng khu vực trên thế giới cũng dần được công bố, phần lớn các công trình này
đều được kèm theo khóa định loại riêng và mô tả riêng cho từng loài. Youpaporn
Sornnuwat (2004) công bố có 199 loài Mối ở Thái Lan. Huang Fu Sheng et al.
(2000) đã công bố thành phần loài Mối có ở Trung Quốc có 476 loài, 44 giống
và 4 họ, tất cả các loài đều có mô tả định khóa loại tới loài.
Việc nghiên cứu phân loại Mối chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái bên
ngoài của Mối lính và Mối thợ. Các đặc điểm quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là
đặc điểm về hàm, Kích thước cơ thể, chiều dài và độ rộng của môi. Fakhanda
Manzoor (2002) đã nghiên cứu về sự biến đổi hình thái của 52 loài Mối thuộc
giống Odontotermes từ các nước Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,
Thái lan, tác giả đã lựa chọn được 10 thông số hình thái của 52 loài Mối này.
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của mối
Ngay từ năm 1906, Petch đã đưa ra nhận xét về nhiệt độ bên trong tổ
mối Odontotermes ridemani tương đối ổn định so với nhiệt độ bên ngoài. Tuy
nhiên ông không nghiên cứu sự dao động về nhiệt độ theo ngày và mùa. Abe
(1979) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước, màu sắc, cá thể, đặc điểm
cấu trúc tổ của từng loài và nhóm loài Mối với vai trò của chúng trong hệ sinh
thái rừng nhiệt đới Tây Malaysia (Abe T.,2000) [20].
2.2.1.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng trừ mối hại cây trồng
Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả quan tâm đến phòng trừ Mối.
Nhiều công trình nghiên cứu đã được đưa vào sử dụng trong thực tế.
Hiện nay, phương pháp phòng trừ Mối gồm 3 hướng: Sử dụng hóa
chất, Biện pháp sinh học, xử dụng các thiết bị điện tử thăm dò, phát hiện và
xử lý các tổ Mối.
Biện pháp sinh học tập trung vào việc sử dụng vật săn mồi, vật lí sinh
và vật gây bệnh. Rất nhiều kết quả nghiên cứu không dừng lại ở trong phòng
thí nghiệm mà còn áp dụng vào ngoài hiện trường, các đối tượng được hướng
đến đó là Nấm, Giun, Vi khuẩn, Virus.
7
Tại Australia, Milner và các cộng sự (1991) đã tiến hành sử dụng vi
nấm Metarhizium anisopliae để diệt mối Coptotermes và một số loại côn
trùng hại trong nông nghiệp trên diện tích 23.000 ha. Ở Nam Thái Bình
Dương, chế phẩm M.anisopliae đã được sử dụng trên diện rộng bằng cách rải
rắc xung quanh gốc để diệt mối Neotermes và cho kết quả có thể phòng mối
được thời gian dài. Tuy nhiên, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh gặp một số
khó khăn khi sử dụng ở diện rộng bởi mối có khả năng dừng lại và tránh vùng
đất có khả năng gây nhiếm bệnh cho mối khi bệnh dịch bắt đầu xuất hiện. Mặt
khác, hiệu lực của chế phẩm vi nấm bị phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Việc sử dụng hóa chất được khá ưa chuộng, đặc biệt là ở các nước
phương Tây. Nhưng việc sử dụng phương pháp này có ảnh hưởng đến việc an
toàn về sức khỏe và môi trường.
Nhìn chung, trên thế giới các vấn đề về Mối rất được quan tâm, đã có
nhiều công trình có ý nghĩa trong khoa học cũng như trong thực tiễn.Tuy
nhiên, vẫn còn không ít nhiều điều chưa được khám phá. Cùng với xu hướng
phát triển chung sẽ có nhiều nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn về sự đa dạng,
đặc điểm sinh học, sinh thái học của Mối cũng như việc kiểm soát những tác
hại của Mối đối với cây trồng và đời sống của con người.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu khu hệ mối, đặc điểm sinh học, sinh thái học
của mối
Nghiên cứu sớm nhất về mối ở Việt Nam được ghi nhận là công trình
nghiên cứu của Bathellier (1927). Ông đã mô tả hình thái và một số đặc điểm
sinh học dồng thời chụp ảnh 19 loài mối ở Đông dương, trong đó có 17 loài
có mặt tại việt Nam.
Ở nước ta, Nguyễn Đức Khảm (1976) đã nêu ra một số nét khái quát về
địa lý động vật học của khu hệ Mối ở Miền Bắc Việt Nam, ông mô tả đặc
điểm sinh học, sinh thái học của 61 loài Mối (Nguyễn Đức Khảm, 1976) [3].
Cuốn sách “Mối và các kỹ thuật phòng chống mối” do 2 tác giả
Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1985) giới thiệu các đặc điểm sinh học
8
của mối, mô tả khá đầy đủ và chuẩn hóa các phương pháp phòng chống mối
cho công trình xây dựng (Nguyễn Đức Khảm, Vũ Văn Tuyển, 1985) [4].
Nguyễn Tân Vương (1997) đã công bố kết quả điều tra giống
Macrotermes tại miền nam Việt Nam với 14 loài, trong đó có 4 loài mới lần
đầu tiên phát hiện cho khu vực nghiên cứu, 3 loài trong số đó là mới phát hiện
cho khoa học. Tác giả đã đưa ra nhận xét về sự phân bố của mối Macrotermes
theo các nhóm sinh cảnh tự nhiên, sinh cảnh cây trồng, đập và công trình xây
dựng, đặc điểm phân bố trong môi trường đất và ảnh hưởng hoạt động canh
tác của con người tới sự phân bố của mối Macrotermes (Nguyễn Tân
Vương,1997) [14].
Khi điều tra về thành phần loài và phân bố Mối ở Lâm Đồng, Lê Văn
Triển và các cộng sự (1998) phát hiện thêm 8 loài mới xuất hiện ở miền Nam
Việt Nam: Coptotermes formosanus, C. havilandi, C.travians, Termes comis,
T.laticomis, Macrotermes annanladei, M.tuyeni, Odontotermes javanicus. Kết
quả này đã đóng góp một phần vào sự đa dạng về thành phần Mối tại Việt
Nam nói chung và khu vực nói riêng (Lê Văn Triển và cs, 1998) [11].
Theo tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và các cộng sự cho
thấy thành phần loài mối thu được tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo bao gồm 38
loài thuộc 4 họ, 15 giống chiếm 62% tổng số loài mối được phát hiện tại miền
bắc Việt Nam. Có 1 giống Hodotermopsis và 3 loài Hodotermopsis Sjotedti,
Reticulitermes fukiensis và Odontotermes feae lần đầu tiên được tìm thấy cho
khu hệ mối Tam Đảo. Khu hệ này vừa có các loài thuộc giống mối đất
(Odontotermes, Microtermes) đặc trưng cho vùng trung du miền Bắc Việt
Nam, chúng phổ biến cho các vùng thấp của vườn, vừa bao gồm các loài
thuộc giống Reticulitermes, Nasutitermes mang đặc trưng của vùng núi cao,
rừng rậm. Các đặc tính của khu hệ mối đã phản ánh tính đa dạng và phong
phú cho vườn Quốc Gia Tam Đảo (Nguyễn Văn Quảng và cs,2007) [8].
Còn tại Vườn Quốc Gia Cát Bà theo công trình nghiên cứu của Nguyễn
Văn Quảng và Lê Ngọc Hoan tổng số có 24 loài thuộc 3 họ và 7 giống được
phát hiện. trong đó họ Termitidae có 15 loài, họ kalotermitidae có 6 loài, họ
Rhinotermitidae có 3 loài.
9
Nguyễn Đức Khảm và các cộng sự (2007) đã đóng góp một phần
chuyên đề về Mối trong cuốn" Động vật chí Việt Nam” tài liệu này đã thống
kê, miêu tả sinh học, sinh thái học, phân loại, phân bố của 101 loài Mối ở Việt
Nam, xây dựng khóa định loài đầy đủ cho khu hệ Mối Việt Nam.
2.3.2.Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng trừ mối hại cây trồng
Nguyễn Đức Khảm, Đào Xuân Trường đã đưa ra phương pháp xử lý
đất vườn ươm bằng thuốc DDT hoặc HCH. Các chất này có tác dụng phòng
trừ mối cho bạch đàn rất tốt nhưng lại tiêu diệt luôn cả khu hệ sinh vật đất,
mặt khác gây độc cho người và gia súc.
Tạ Kim Chinh (1996) đã thử nghiêm biện pháp diệt mối
Odontontermes hainanensis hại cây vải thiều bằng chế phẩm vi nấm
Metarhizium làm cho tỷ lệ cây vải thiều bị mối hại giảm đi và kéo dài hiệu
quả phòng trừ sau 6 tháng.
Tại các trường đại học, nhiều sinh viên cũng đã có những nghiên cứu
về các phương pháp trong phòng trừ mối. Như đề tài tốt nghiệp đại học của
Đặng Thị Nảy, K41- Nông lâm kết hợp đánh giá mức độ gây hại và thử
nghiệm một số biện pháp phòng trừ họ Mối đất hại rừng keo tại xã Yên Trạch,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Do những tác hại to lớn mà Mối gây ra cho các công trình, nhà cửa, cây
trồng ảnh hưởng đến nền kinh tế, do vậy các nghiên cứu thường đi liền với các
biện pháp xử lý hiệu quả. Các biện pháp dùng thuốc hóa học, các biện pháp sinh
học đều được nghiên cứu và đưa vào áp dung. Nguyễn Tân Vương (2005) đã chế
tạo ra bả diệt Mối và đưa vào ứng dụng (Nguyễn Tân Vương, 2005) [15].
Mặc dù nghiên cứu về phân loại học, sinh học, sinh thái học cũng như
các biện pháp phòng trừ đã và đang được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam,
nhưng chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện ở các khu vực như
quốc gia, vùng, phân vùng địa lý khí hậu. Điều này là rất quan trọng, không
chỉ đối với khoa học mà còn đối với thực tiễn khi mà những tác động của mối
ngày càng nghiêm trọng hơn.
10
2.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu mang những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên,
dân sinh, kinh tế xã hội chi phối trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng cũng
như mức độ Mối hại đối với cây trồng trong khu vực.
2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Yên Lạc là một trong những xã miền núi thuộc vùng 135 của chính phủ
Việt Nam. Nằm cách trung tâm huyện Phú Lương 8 km về phía Đông, cách
trung tâm thành phố Thái Nguyên 30 km về phía Tây, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp với xã Phú Đô, huyên Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Tây giáp với xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Bắc giáp với xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp với xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Do có vị trí như vậy nên xã Yên Lạc có điều kiện thuận lợi trong việc
giao lưu, trao đổi hàng hóa với các xã, huyện lân cận.
2.4.1.2. Địa hình
Yên Lạc là xã miền núi có địa hình phức tạp, địa hình đồi núi thấp xen lẫn
đồng bằng nhỏ hẹp gây không ít khó khăn trong việc sản xuất nông lâm nghiệp.
Mạng lưới suối, khe nước đã tạo ra các thung lũng bằng nhỏ, hẹp và
phân tán. Tiểu vùng này có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây lâm
nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và phát triển chăn nuôi đại gia súc.
2.4.1.3. Đất đai
Tổng diện tích được quy hoạch thuộc quản lý của xã là 4350 ha. Trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp: 1042,62 ha
Diện tích đất lâm nghiệp: 2.716,21 ha
Diện tích đất phi nông nghiệp: 524,67 ha
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản: 38,5 ha
Diện tích đất chưa sử dụng: 28 ha.
Toàn bộ diện tích đất năm 2008 đã được đo đạc bản đồ địa chính chính quy.
11
Diện tích đất đai quy hoạch của xã tương đối rộng lớn. Nhìn chung độ
màu mỡ của đất còn khá tốt, rất phù hợp cho việc phát triển Lâm nghiệp và
nông lâm kết hợp.
2.4.1.4. Khí hậu thủy văn
Xã Yên Lạc nằm trong vùng miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng của
vùng nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng
4 đến tháng 10 hằng năm, chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam. Mùa khô kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,
ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Số ngày mưa
trung bình là 138,3 ngày/năm, lượng mưa 1.700mm/năm, nhiệt độ trung bình
trong năm khoảng22,5 , độ ẩm tương đối cao trung bình 81,2%, số giờ nắng
trong năm là 1.360 giờ.
Nhìn chung điều kiện xã Yên Lạc phù hợp với sự sinh trưởng và phát
triển của cây Keo, cây ăn quả nhiệt đới như vải, xoài… và thâm canh tăng vụ
cây ngắn ngày.
2.4.1.5. Tài nguyên rừng.
Toàn xã có 2.716,21 ha diện tích đất lâm nghiệp trông đó 1.140,96 ha
rừng phòng hộ, 1.575,25 ha rừng sản xuất, không còn rừng tự nhiên. Keo là
cây lâm nghiệp được trồng chủ yếu.
Năm 2013, tổng diện tích trồng rừng mới theo dự án thiết kế của Hạt kiểm
lâm trên địa bàn xã đạt 135,9 ha = 247 % kế hoạch huyện = 133,2% so với năm
2012. Sản lượng gỗ khai thác tính đến hết tháng 11 được 3475 m3 gỗ tròn.
2.4.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế
2.4.2.1. Dân số
Toàn xã có 23 xóm : Yên Thịnh, Hang Leo, xóm Ó, xóm Đẩu, Đồng
Xiền, Đòng Mỏ, Làng Lớn, Phân Bơi, Cầu Đá, Mương Gằng, Cây Thị, Ao Lác,
Tiên Thông A, Tiên Thông B, Na Mụ, Viện Tâm, Kim Lan, Đồng Bông, Yên
Thủy 1, Yên Thủy 2, Yên Thủy 3, Yên Thủy 4, Yên Thủy 5, với 1.842 hộ, 7.369
khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống là Kinh, Tày, Sán chí, Nùng, Dao,
Hoa, Mường, Cao Lan. Trong đó, dân tộc Tày chiếm gần 80%, còn lại là các dân
tộc khác. Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, kinh nghiệm riêng tạo nên một
12
nền văn hóa đa dạng về bản sắc. Công tác KHHGĐ được chú trọng quan tâm,
các dịch vụ chăm sóc về sức khỏe sinh sản - KHHGĐ được đến với người dân
nên trong năm 2013 chỉ có 10 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, tăng 03 trẻ so
với năm 2012. Do chi phối bởi nhiều yếu tố như địa hình, phong tục, giao
thông,… mà dân số của xã phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu chủ yếu
dọc tuyến đường liên xã và trung tâm xã.
2.4.2. Kinh tế
Tuy là một xã miền núi nhưng Yên Lạc có diện tích đất tự nhiên tương
đối rộng, nhân dân cần cù, chăm chỉ, có truyền thống canh tác nông, lâm
nghiệp là tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội.
+ Về Nông- lâm nghiệp.
Trong năm 2013, toàn xã tiến hành gieo cấy 416 ha tổng diện tích đất
trồng lúa, đạt 100% kế hoạch huyện giao, năng suất bình quân 51,4 tạ/ha, sản
lượng 2.139,62 tấn đạt 100,12% kế hoạch huyện giao, ngô đạt 106,25% kế
hoạch huyện giao, năng suất 21,1 tạ/ha, sản lượng đạt 222,6 tấn.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2013 đạt 2584 tấn vượt
0,34% so với cùng kỳ năm 2012.
Về Lâm nghiệp, hằng năm Ban Lâm nghiệp xã tham mưu cho UBND xã
xây dựng chương trình kế hoạch công tác quản lý bảo vệ rừng, chỉ đạo các xóm
xây dựng quy ước, hương ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xóm. Ngoài
việc tập huấn, cán bộ kiểm lâm viên địa bàn phối hợp với các xóm có diện tích
rừng dễ bị cháy tuyên truyền qua cụm loa của xóm hoặc qua các buổi họp xóm,
nhắc nhở các xưởng chế biến lâm sản chấp hành đầy đủ thủ tục theo quy định về
khi thác, chế biến, vận chuyển lâm sản. tham gia các vụ giải quyết tranh chấp về
rừng, đất rừng, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
+ Cây chè.
Tổng diện tích chè 584 ha (trong đó diện tích chè kinh doanh 550 ha), năng
suất bình quân đạt 102tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 5610 tấn. Tổng diện tích
chè trồng mới và trồng lại năm 2013 là 15ha đạt 93,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Có 2 đoàn Làng nghề chè tham dự Festival chè lần thứ 2 tại Thái Nguyên.
+ Chăn nuôi thú y
13
Xã phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong đó: theo số liệu năm 2013,
tổng đàn trâu 673 con, đàn bò 47 con, đàn lợn 1.245 con, đàn gia cầm 19387 con.
Thống kê đàn gia súc, gia cầm để tiêm phòng dịch bệnh, cụ thể trong
năm 2013 đã thực hiện tiêm phòng tụ huyết trùng trâu, bò được 1.200 liều, lở
mồm long móng trâu, bò, lợn 1.200 liều, dịch tả lợn 1550 liều, dại chó 1.250
liều, cúm gia cầm 1.400 liều. Tất cả đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.
+ Tiểu thủ công nghiệp.
Trong năm 2013 Trung tâm khuyến công Thái Nguyên đã tổ chức đào
tạo và cấp chứng chỉ cho hơn 130 lao động của 2 làng nghề chè là Yên Thủy
1 và Yên Thủy 4. Tổ chức đón lễ đón nhận giấy chứng nhận sản xuất chè an
toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại xóm Hang Neo. Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề
nghị công nhận làng nghề chè cho xóm Đồng Bòng vào năm 2014. Hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình, các đơn vị doanh nghiệp từng bước
phục hồi và phát triển. Số lượng gạch, ngói xi măng ước cả năm 2013 đạt
14.000 viên, chế biến gỗ cả năm 400m3.
2.4.3. Văn hóa - Xã hội
2.4.3.1. Giáo dục
Hệ thống giáo dục trên địa bàn gồm 4 trường học: 1 trường mầm non, 2
trường tiểu học, 1trường THCS.Trong đó trường tiểu học Yên Lạc 1 đạt tiêu chuẩn
trường chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2009. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình
tiểu học 100%, học sinh tốt nghiệp THCS 99%, duy trì sỹ số học sinh đạt
99,75%.Công tác xã hôi hóa giáo dục tiếp tục được quan tâm, cơ sở vật chất đang
được đầu tư xây dựng, chất lượng dạy và học đang từng bước được đẩy mạnh.
2.4.3.2. Y tế
Toàn xã có 1 trạm y tế tại trung tâm xã. Thực hiện tốt chương trình mục
tiêu quốc gia về y tế, duy trì công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người
dân, cho các đối tượng gia đình chính sách. Làm tốt công tác khám chữa bệnh
và phòng chống dịch bệnh.Trong năm 2013 tính đến hết tháng 11 đã thực hiện
khám bệnh 4738 lượt người, trong đó bệnh nhân có thẻ BHYT là 2849 lượt
người với số tiền là 77.594.407 đồng.
14
Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, giáo dục sức khỏe được
41buổi với số lượt người tham gia là 1946 người. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi 17,4% .
2.4.3.3. Giao thông
Trong năm 2013 đã thực hiện giải phóng mặt bằng công trình đường bê
tông Đồng Vẫy xóm Ó. Xây dựng và đưa vào sử dụng công trình cổng
trường, đường bê tông lên Trường THCS, đường bê tông nghĩa trang xóm
Yên Thủy 1 do xã làm chủ đầu tư. Thực hiện và công bố quy hoạch chi tiết
khu dân cư xóm Phân Bơi.
2.4.3.4. Chính sách xã hội
Duy trì thường xuyên việc chi trả chế độ chính sách hàng tháng cho các đối
tượng người có công. Thực hiện rà soát, lập danh sách đề nghị hỗ trợ chi phí sản
xuất cho các hội nghèo theo Quyết định 102, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học
tập theo Nghị định 49 của Chính phủ cho học sinh các cấp, sinh viên.
15
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Các loài mối (Isoptera) thuộc bộ cánh bằng
- Rừng trồng keo tại xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá mức độ gây hại, khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học và
vật liệu làm mồi nhử mối hại rừng Keo thuộc xã Yên lạc, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, mục tiêu của đề tài chúng tôi nghiên cứu những
nội dung sau:
Khảo sát hiện trạng rừng trồng Keo thuộc xã Yên Lạc, huyện Phú
lương, tỉnh Thái Nguyên.
Tìm hiểu một số đặc tính sinh học mối.
Đánh giá kết quả khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học
và vật liệu làm mồi nhử mối.
Đề xuất một số giải pháp phòng trừ mối tại địa bàn nghiên cứu.
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Rừng trồng Keo thuộc xã Yên Lạc, huyện Phú
lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 13/01/2014 - 15/05/2014.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực.
- Tìm kiếm thông tin có chọn lọc từ sách báo, tạp chí… có nội dung
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
3.4.2 . Phương pháp điều tra phỏng vấn
Tiến hành điều tra phỏng vấn cán bộ lâm nghiệp xã và một số hộ đại
diện trong xã. Chuẩn bị phiếu phỏng vấn cho cán bộ lâm nghiệp và phiếu
16
phỏng vấn người dân. (Mẫu phiếu phỏng vấn như trong biểu phụ lục số 01 và
biểu phụ lục số 02).
3.4.3.Phương pháp điều tra quan sát ngoài thực địa
* Điều tra sơ bộ
Điều tra theo tuyến song song, các tuyến cách nhau 100m, trên tuyến đi
khoảng 50m thì dừng lại rẽ sang hai bên để quan sát tình hình phân bố và mức
độ gây hại của mối. Kết quả ghi vào mẫu bảng sau:
Mẫu bảng 3.1: Kết quả điều tra tình hình phân bố Mối hại.
Tuyến
điều tra
Số cây
bị hại
Tổng số cây
điều tra
Tỷ lệ Mối
gây hại
Đánh giá
1
2
…
Trung bình
* Điều tra tỷ mỉ
Đánh giá mức độ mối hại rừng trồng: Lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC) diện
tích mỗi ô từ 1000- 2500 ở các vị trí khác nhau chân, sườn, đỉnh 3 lần
nhắc lại ở 3 đồi Keo có độ tuổi khác nhau là tuổi 3, tuổi 5 và tuổi 8. Mỗi 1 ô
thí nghiệm (OTN) có 1 ô đối chứng (OĐC).OTC đi qua các dạng địa hình
khác nhau và mang tính chất đại diện cho toàn lâm phần.
Điều tra mức độ mối hại: Trong mỗi OTC điều tra 100 đến 120 cây,cứ
1-3 hàng điều tra 1 hàng, cách 1-3 cây điều tra 1 cây.
Tỷ lệ cây bị nhiễm mối tính theo công thức:
M% =
× 100
Trong đó: M% :là tỷ lệ cây bị nhiễm mối.
n : là số cây bị nhiễm mối.
M : là tổng số cây điều tra.
Sau đó đánh giá tỷ lệ hại như sau :
M ≤ 10% : Hại nhẹ
M > 10- 15% : hại vừa
M ≥ 15- 25% : Hại nặng
17
M > 25% : Hại rất nặng
Tỷ lệ bị hại ở các cấp : dựavào cách đánh giá mối hại cây. Kết quả
được tổng hợp theo mẫu bảng sau:
Mẫu bảng 3.2: Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm Mối
Số TTOTC
Số cây
bị hại
Tổng số
câyđiều tra
M%
Đánh giá
1
2
3
Trung bình
Phân cấp mức độ gây hại của mối :
Cây bị hại nhẹ : chỉ phần vỏ bị hại.
Cây bị hại vừa : phần vỏ đã bị ăn hết.
Cây bị hại nặng : Đã ăn vào đến phần gỗ bên trong.
Kết quả điều tra mức độ hại thân được ghi vào mẫu bảng sau :
Mẫu bảng 3.3: Điều tra mức độ hại do Mối
Ngày điều tra :
Loài cây : Keo
Tuổi cây :
STT OTC
Tổng số cây
điều tra
Cấp hại
Hại nhẹ
Hại vừa
Hại nặng
1
2
3
Trung bình
Mức độ hại ở mỗi cấp được tính theo công thức :
R%=
×100
Trong đó :
n : là số cây bị hại ở mỗi cấp trong tổng số cây bị nhiễm mối
18
M : Tổng số cây bị nhiễm mối
R% : Tỷ lên cây bị mối hại ở cấp tương đương
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát trực tiếp
3.4.4.1. Khảo nghiệm hiệu quả của một số vật liệu làm mồi nhử mối
* Xác định loại thức ăn ưa thích của mối.
Tại khu vực nghiên cứu tiến hành đào các hố nhử mối kích thước 30 ×
25 × 20 cm, lót một tấm lưới thưa hoặc vải màn xuống hố. Cho các loại thức
ăn gỗ thông chớm mục, cành lá keo trong rừng, gỗ thông trắng, bã mía ủ 3- 4
ngày cho lên men với khối lượng mỗi loại từ 1000- 1500 g đưa xuống hố nhử.
Thí nghiệm lặp lại 3 lần, tổng số hố nhử là 12. Sau 20 ngày, sau khi mối đã
đến khai thác thức ăn, thu toàn bộ hố nhử, tách bỏ mối, tiến hành cân lại trọng
lượng thức ăn xác định tỷ lệ hao hụt.
Kết quả ghi vào mẫu bảng 3.4
Mẫu bảng 3.4: Khối lượng thức ăn hao hụt ở các hố nhử
TT Loại thức ăn
Khối lượng thức ăn (gam)
Tỷ lệ hao hụt
H(%)
Ban đầu
Sau 20 ngày
1
Gỗ thông chớm
mục
2
Cành lá keo khô
trong rừng
3 Gỗ thông khô
4 Bã mía
Tỷ lệ hao hụt được tính theo công thức:
H=
× 100
Trong đó:
l: là khối lượng hao hụt
L: Khối lượng mồi nhử đưa vào ban đầu
H%: tỷ lệ hao hụt
* Đánh giá hiệu quả của các vật liệu làm mồi nhử
Mỗi loại vật liệu làm mồi nhử tương ứng với 1 công thức thí nghiệm,
mỗi công thức lập 3 OTC và 1 OĐC. Tiến hành đo chiều dài và chiều rộng vết