Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ mối (Termitidae) hại rừng trồng Keo (Acacia) tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 74 trang )

1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM




BI TH TIM




Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ mối
(Termitidae)
hại rừng
trồng Keo
(Acacia)
tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lơng, tỉnh Thái Nguyên


khóa luận thực tập tốt nghiệp





H o to : Chớnh quy
Chuyờn ngnh : Nụng lõm kt hp
Khoa : Lõm nghip
Khoỏ hc : 2010-2014
Ging viờn hng dn: TS. ng Kim Tuyn







Thỏi Nguyờn, nm 2014
2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học việc làm đề tài
tốt nghiệp là có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc
này giúp sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, bổ sung
và củng cố kiến thức của bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu,
để phục vụ cho công việc và các hoạt động chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và của giáo viên hướng dẫn tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ mối
(Termitidae) hại rừng trồng Keo (Acacia) tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên”.
Để đề tài có kết quả như ngày nay tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các cán bộ,
các vị lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của UBND xã Yên Đổ, đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè để tôi hoàn thành đề tài này
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Kim Tuyến đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do trình độ bản thân còn hạn chế, nên đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy
giáo, cô giáo và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên


Bùi Thị Tiệm

3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!



TS. Đặng Kim Tuyến Bùi Thị Tiệm


XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)



4
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình phân bố mối hại 26
Bảng 4.2.a. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 2 tuổi 27
Bảng 4.2.b. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 4 tuổi 27
Bảng 4.2.c. Kết quả điều tra tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 7 tuổi 28
Bảng 4.3.a. Điều tra mức độ hại do mối ở rừng Keo 2 tuổi 28
Bảng 4.3.b. Điều tra mức độ hại do mối ở rừng Keo 4 tuổi 28
Bảng 4.3.c. Điều tra mức độ hại do mối ở rừng Keo 7 tuổi 29
Bảng 4.6. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh 33
Bảng 4.7. Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong thí nghiệm
biện pháp kỹ thuật lâm sinh 34
Bảng 4.8. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm biện pháp rắc lá Cau tươi 35
Bảng 4.9. Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong thí nghiệm
biện pháp rắc lá Cau 36
Bảng 4.12. Kiểm tra sự sai khác giữa ô thí nghiệm và ô đối chứng trong thí nghiệm
biện pháp rắc bã mía 38
Bảng 4.13. Mức độ do mối hại, thí nghiệm biện pháp phun nước vỏ lá Xoan ta 39
Bảng 4.14. Kiểm tra sự sai khác giữa ô thí nghiệm và ô đối chứng trong thí nghiệm
phun nước vỏ, lá Xoan 40
Bảng 4.15. Kết quả bẫy mối giống có cánh 40
Bảng 4.16. Mức độ hại do mối ở thí nghiệm đào tổ mối 42
Bảng 4.17. Kiểm tra sự sai khác giữa ô đối chứng và ô thí nghiệm trong biện pháp
đào tổ mối 43
Bảng 4.18. Số lượng mối thợ còn lại sau phun thuốc 44
Bảng 4.19. Số lượng mối thợ còn lại sau phun thuốc 44
Bảng 4.20. Mức đội hại do mối ở biện pháp thử nghiệm thuốc hóa học 45
Bảng 4.21. Tỷ lệ tăng mức độ hại của mối ở các công thức 45
Bảng 4.22. Kiểm tra sự sai khác giữa các ô thí nghiệm trong thí nghiệm biện pháp

hóa học 46
Bảng 4.23. Bảng sai dị từng cặp
i j
X X

cho chiều dài vết hại 47

5
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 4.1. Rừng trồng keo tại xã Yên Đổ 25
Hình 4.2 Hình ảnh mối xâm hại keo 29
Hình 4.3. Thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh 33
Hình 4.4 Rắc lá Cau tươi………………………………………………… ………35
Hình 4.5 Rắc lá Cau tươi sau 10 ngày…………………………………………… 35
Hình 4.6. Bã Mía mối chưa khai thác 36
Hình 4.7. Bã Mía bị mối khai thác 36
Hình 4.8. Hình ảnh thí nghiệm phun dung dịch lá, vỏ Xoan 38
Hình 4.9 Hình ảnh bẫy mối giống có cánh 41
Hình 4.10 Hình ảnh đào tổ mối 41
Hình 4.11. Hoàng cung mối chúa và vườn nấm……………………………………42
Hình 4.12. Mối chúa nằm trong hoàng cung……………………………………….42
Hình 4.13.Thuốc PMC90 47
Hình 4.14. Thuốc M- 4 47
Hình 4.15. Đặt mồi nhử gỗ trám cho gốc cây bị mối hại 47
Hình 4.16. Hình ảnh mối khai thác mồi nhử 47

6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CT

Công thức

ODB

Ô dạng bản

OĐC

Ô đối chứng

OTC Ô tiêu chuẩn
OTN Ô thí nghiệm

S Diện tích
STT Số thứ tự
TB Trung bình
VS Vệ sinh


7
MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4.Ý nghĩa nghiên cứu 3

Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tổng quan tài liệu 4
2.1.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
2.1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 7
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu 9
2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 9
2.2.2. Đặc điểm về dân sinh kinh tế. 11
2.2.3. Văn hóa – Xã hội 13
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu 15
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15
3.2. Nội dung nghiên cứu 15
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc 16
3.4.2. Phương pháp điềutra qua phỏng vấn và điều tra quan sát trực tiếp. 16
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát trực tiếp 18
Phần 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
4.1. Hiện trạng rừng trồng Keo và kết quả điều tra tình hình Mối hại cây tại xã
Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 24
4.1.1. Hiện trạng rừng trồng Keo 24
4.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn 25
4.1.3. Kết quả điều tra sơ bộ tình hình phân bố mối hại 26
4.1.4. Kết quả điều tra tỷ mỷ tỷ lệ cây nhiễm mối ở rừng trồng Keo 27
8
4.2. Kết quả tìm hiểu về một số đặc điểm sinh học của quần thể Mối. 30
4.2.1. Tổ mối 30
4.2.2. Thức ăn của mối 30

4.2.3. Thành phần trong tổ mối 30
4.3. Kết quả đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng trừ Mối tại rừng trồng 33
4.3.1. Kết quả thí nghiệm biện pháp Lâm sinh 33
4.3.2. Biện pháp sinh học 34
4.3.3. Kết quả thí nghiệm của biện pháp cơ giới vật lý 40
4.3.4. Kết quả thí nghiệm biện pháp hóa học 43
4.4. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ mối hại rừng trồng Keo tại khu vực
nghiên cứu 48
4.4.1. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh 48
4.4.2. Biện pháp cơ giới vật lý 49
4.4.3 Biện pháp sinh học 50
4.4.4. Biện pháp hóa học 50
4.4.5. Công tác quản lý và bảo vệ rừng 50
4.4.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM 51
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
5.1. Kết luận 52
5.2. Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 55
II. TÀI LIỆU TRANG WEB 56
III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 56

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hòa khí hậu, cân
bằng sinh thái cho môi trường. Từ lâu nhân dân ta đã nhận thấy được giá trị to
lớn của rừng. Cái tiềm thức “Rừng vàng biển bạc” bao đời nay đã ăn sâu vào
tâm trí của mỗi con người, điều đó nói lên rừng rất quý, rất giàu và có lợi cho

con người về nhiều mặt. Ngoài những vai trò: điều hòa dòng chảy, ngăn chặn
lũ lụt, chống hạn hán, một nguồn cung cấp lâm sản dồi dào, nguồn dược liệu
quý giá, nơi du lịch và săn bắt lý tưởng…
Về tài nguyên thì một trong những vai trò quan trọng hàng đầu là cung
cấp gỗ và các sản phẩm của gỗ (vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí, chất đốt,
lấy sợi dệt, làm bột giấy,…). Hiện nay không chỉ Việt Nam mà cả các nước
trên thế giới tài nguyên rừng đang bị thu hẹp về diện tích, chất lượng rừng
giảm do khai thác gỗ trái phép, phong tục tập quán lạc hậu như đốt nương làm
rẫy, du canh, du cư, sâu bệnh hại, cháy rừng, Việc mất rừng gây mất cân
bằng sinh thái gây ra lũ lụt, hạn hán, thủng tầng ôzôn, sự tăng lên của nhiệt độ
toàn cầu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, sự sinh trưởng phát
triển của các loài sinh vật trên trái đất. Vì vậy vấn đề khắc phục bảo vệ rừng,
bảo vệ lá phổi xanh của thế giới đang được các cấp, các ngành các tổ chức xã
hội quan tâm nhằm giảm đến mức tối thiểu các ảnh hưởng của các vấn đề môi
trường như nóng lên của trái đất,…
Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 phải nâng
cao tỷ lệ đất có rừng lên 42,6% vào năm 2010 và đạt 47% vào năm 2020 (Bộ
NN & PTNT, 2005) [1]. Có rất nhiều loài cây như: Keo, Mỡ, Lát được gây
trồng ở các tỉnh nước ta, trong đó ở miền Bắc loài cây chủ yếu phổ biến là Keo.
Để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
dăm gỗ, các nhà mấy giấy hoạt động ổn định, có hiệu quả. Cây Keo là cây
nguyên liệu quan trọng rất phù hợp với đất rừng một số tỉnh phía Bắc nước ta.
Keo (Acacia spp): Là loài cây ưa sáng mọc nhanh, sinh trưởng phát
triển mạnh, trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, có tác dụng cải tạo đất, gỗ
2
thường dùng làm nguyên liệu giấy, ván dăm (Lê Mộng Chân và cs, 2008)
[3]. Keo là loài cây có nhiều đặc tính tốt, tuy vậy loài cây này rất dễ nhiễm
sâu bệnh hại, trong đó có họ mối đất (Termitidae).
Mối (Termitidae) thuộc nhóm côn trùng sống có tính chất xã hội, có sự
phân hóa cao về hình thái và chức năng. Khác với nhiều loại côn trùng đơn

sinh, mỗi tổ mối là một "đơn vị sống" hoặc được coi là một "xã hội" riêng
biệt. Trong mỗi tổ mối, tuỳ theo từng loài, có từ vài trăm con đến vài chục
triệu con. Với đặc tính làm tổ và hoạt động tinh vi cùng với khả năng phân
giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenluloza, mối đang được xem là một
trong những côn trùng gây thiệt hại lớn nhất. Loài thức ăn ưa thích của chúng
là xenlulo do đó chúng là côn trùng phá hoại gỗ rất mạnh, đối với cây rừng có
ảnh hưởng rất lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ của Mỹ hàng năm thiệt hại của
mối gây ra vào khoảng 150 triệu USD (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [14].
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, các loài mối gây hại
ngày càng phát triển mạnh mẽ, phổ rộng khắp mọi nơi, gây thiệt hại to lớn
đến nền kinh tế quốc dân của tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, các
nghiên cứu về mối mới nhất trong lúc này không chỉ có ý nghĩa trong phạm
vi một quốc gia mà có ý nghĩa trên toàn thế giới, cần phải phát triển mở
rộng nhiều nghiên cứu mới về mối.
Việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mối hại Keo ở rừng trồng vẫn còn
nhiều hạn chế chưa được áp dụng rộng rãi. Trên cơ sở khoa học vững chắc cần
phải có các dẫn liệu cụ thể để tìm ra những biện pháp phòng trừ mối hiệu quả nhất
mà ít gây hại đến môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sản xuất
Nông Lâm nghiệp. Đặc biệt là trong công tác phòng trừ mối hại rừng trồng Keo.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ mối (Termitidae) hại rừng
trồng Keo (Acacia) tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ gây hại của mối ở rừng trồng Keo tại khu vực
xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3
- Thử nghiệm và đề xuất một số biện pháp phòng trừ tổng hợp họ mối
đất hại cây Keo ở rừng trồng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nâng
cao năng suất chất lượng rừng trồng và giảm ô nhiễm môi trường sinh thái.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu đặc tính sinh học của một số loài mối.
- Đánh giá được mức độ mối gây hại ở rừng Keo tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được hiệu quả một số biện pháp phòng trừ mối, từ đó đề xuất
biện pháp phòng trừ phù hợp giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn
góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.Ý nghĩa nghiên cứu
* Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng
vào thực tiễn sản xuất.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
một đề tài cụ thể.
- Nắm vững được các phương pháp điều tra mối hại cây ở rừng trồng.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng tiếp xúc với người dân và kỹ
năng viết đề tài tốt nghiệp cho người thực hiện.
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được thông qua phỏng vấn thu thập
thông tin từ người dân và quá trình điều tra tại địa bàn nghiên cứu nên sẽ là cơ
sở khách quan nhất để nắm rõ tình hình gây hại và đề xuất giải pháp phòng
trừ tác hại của mối đối với rừng trồng Keo một cách có hiệu quả.
- Đề tài này cũng chỉ ra một số biện pháp phòng trừ mối có hiệu quả,
giúp người dân địa phương ứng dụng vào phòng trừ mối hại rừng trồng Keo
tại địa phương.

4
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1. Cơ sở lý luận

Sản xuất Nông lâm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng nhằm đáp ứng
nhu cầu nông lâm sản cho toàn xã hội. Trong quá trình mở rộng phát triển sản
xuất Nông lâm nghiệp đang phải đối mặt với nhiều vấn đề sinh học tự nhiên
làm cho năng suất và chất lượng cây trồng chưa đáp ứng được mục tiêu kinh
doanh, trong đó côn trùng gây hại là một nguyên nhân không nhỏ.
Côn trùng là những động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt
(Athropoda) (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [14]. Là lớp động vật hết sức
phong phú, đa dạng về thành phần loài đồng thời vô cùng đông đúc về số
lượng. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và can dự vào mọi quá trình sống trên
hành tinh của chúng ta, trong đó có đời sống con người.
Trong tự nhiên, không một lớp động vật nào có thể sánh với lớp côn
trùng về mức độ phong phú đến kỳ lạ về thành phần loài. Các nhà khoa học
ước tính lớp côn trùng có tới 8-10 triệu loài, chiếm tới 78% số loài của toàn
bộ giới động vật được biết đến trên trái đất (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [12].
Ngày nay, mối có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất với hơn 2300 loài được
liệt kê và tập trung nhiều nhất ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Mối là một trong
những loại côn trùng gây hại kinh tế quan trọng nhất thế giới vì chúng phá hoại
gỗ. Mỗi năm tại Mỹ đã tiêu tốn xấp xỉ 2 tỉ đô để kiểm soát và trừ mối. Trên thế
giới đã thống kê có khoảng 15 loài mối gây hại gỗ quan trọng nhất.
Mối (Termitidae) là côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh bằng
Isoptera, họ hàng gần gũi với gián, niên đại tồn tại của mối có đến 200 triệu
năm. Chúng là côn trùng đa hình thái, có đời sống xã hội chặt chẽ
( [16].
Trên thế giới đã phát hiện khoảng 2700 loài mối khác nhau. Chúng thuộc
nhóm côn trùng sống có tính chất xã hội. Mối có thể phân bố ở độ cao đến
2000m so với mực nước biển. Trong đất mối có thể phân bố đến độ sâu 5m, đôi
khi lên tới khoảng 36m. Mối ăn hại tất cả các sản phẩm xelulo làm hư hại các đê
5
điều, cầu cống và các công trình xây dựng có sử dụng tre, gỗ, nữa…Trong rừng
mối phá hại cả cây sống lẫn cây chết. Hàng năm những thiệt hại do mối gây ra

đã lên tới con số khổng lồ (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [14].
Ở Việt Nam biết khoảng 60 loài mối, đã thống kê được khoảng 25 loài
mối chuyên phá hoại các công trình kiến trúc, 30 loài hại đê đập và hàng chục
loài hại cây trồng (Thái Trần Hải, 2007) [4].
Trong nhận thức của con người, côn trùng được coi là những sinh vật gây
hại và nguy hiểm nhưng trên những mặt khác chúng là những sinh vật có ích.
Thực ra côn trùng có hại chỉ chiếm không quá 10% tổng số loài và nếu chỉ kể
các loài thường gây các trận dịch có ý nghĩa kinh tế thì chiếm khoảng 1% nhưng
những tổn thất gây ra vô cùng lớn (Trần Công Loanh và cs, 1999) [6].
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Mối là nhóm côn
trùng ưa nhiệt vì vậy khí hậu nước ta rất thuận lợi cho mối sinh trưởng và
phát triển. Chúng phân bố và gây hại từ Bắc vào Nam.
Để hạn chế tác hại do côn trùng gây ra sinh thái học côn trùng ra đời,
sinh thái học côn trùng là môn khoa học nghiên cứu đặc tính sinh học, sinh
thái của các loài côn trùng. Trên cơ sở đó ứng dụng vào thực tiễn sản xuất,
trồng rừng phát huy được những lợi ích và hạn chế được những tác hại của
các loài côn trùng, đồng thời để nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng trừ
hợp lý đối với từng loại côn trùng có hại như: Biện pháp sinh học, biện pháp
cơ giới vật lý, biện pháp phòng trừ tổng hợp, nhằm ngăn chặn những thiệt
hại do côn trùng gây ra (Phạm Bình Quyền, 2006) [10].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Côn trùng là lớp động vật kỳ thú có tầm quan trọng đối với con người nên
sớm được sự quan tâm nghiên cứu của con người. Và đã xuất hiện một số nhà
côn trùng học có tên tuổi như: Fabre (1823-1915), Kepperi (1833-1908), Brandt
( 1879-1891). Bước sang thế kỷ XX, thời kỳ này xuất hiện nhiều nhà côn trùng
lỗi lạc tiêu biểu như: R.E. Snodgrass (1875-1962). H.Weber (1899-1956) về
hình thái côn trùng; Handlisch (1865-1957). A.B. Mactunov (1878-1838); B.N.
Svanvich (1889-1957) về phân loại côn trùng; A.D. Imims (1880-1949) về côn
trùng học đại cương. Về nguồn gốc phát sinh của lớp côn trùng đã có một số
6

thuyết khác nhau nhưng hiện nay phần đông các nhà khoa học đồng ý với thuyết
(Symphyla) của Imms (1936) và Tiegs (1945) (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [12].
Côn trùng học là môn khoa học lấy côn trùng làm đối tượng nghiên
cứu, côn trùng được nghiên cứu từ thế kỷ XVI- XVII. Nhưng chỉ đến thế kỷ
XVIII côn trùng lâm nghiệp mới thực sự được chú ý, khi những tác hại do
chúng gây ra ngày càng lớn (Trần Công Loanh và cs, 1997) [7].
Vào những năm cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 người ta đã phát
hiện ra ảnh hưởng bất lợi của thuốc hóa học với sức khỏe con người và môi
trường cũng như tác dụng diệt vi sinh vật hại của chúng. Đã có nhiều ý kiến
đề nghị phải sử dụng thuốc hóa học hạn chế và khoa học. Những khái niệm
đầu tiên về phòng trừ tổng hợp ra đời (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [14].
Năm 1957, Linnes đã xếp mối đã xếp mối như một giống termes trong
bộ không cánh (Aptera), lúc ấy tác giả chỉ thấy mối lính và mối thợ chưa thấy
mối có cánh. Fabricius lúc đầu xếp mối vào bộ cánh màng (Hymenoptera),
coi mối như một loài kiến nhưng đến năm 1781 lại xếp mối vào bộ cánh mạch
(Neuroptera). Năm 1781, Samethman công bố công trình phân loại mối. Năm
1785, Linacus đã sắp xếp mối vào lớp phụ không cánh (Apterygota) thuộc
giống termes (Phạm Bình Quyền, 2006) [10].
Theo tài liệu của Emerson (1952), trên thế giới đã phát hiện được 1855
loài mối trong đó có 1762 loài mối hiện nay đang tồn tại và ước có 93 loài
hoá thạch. Theo bản danh lục côn trùng và mối trên thế giới của Snyder năm
1949 để từ đó bổ sung tu sửa cho phong phú thêm thì trong 12 năm từ năm
1952 đến 1963 là ngừng không bổ sung thì trên thế giới đã phát hiện thêm
150 loài mối mới đưa tổng số loài mối lên 2000 loài trong đó bao gồm cả hoá
thạch (Lê Văn Nông, 1999) [9].
Năm 1964, Thái Băng Hoa. Trong “Trung Quốc kinh tế côn trùng chí”
đã đưa ra phương pháp phun thuốc diệt tổ mối (Lê Văn Nông, 1999) [9].
Năm 1965, FAO đã đưa ra khái niệm về phòng trừ tổng hợp.
Công trình nghiên cứu mối tại Thái Lan của Ahmad (1955), Roonval
tại Ấn Độ (1962) các tác giả đã miêu tả được đặc điểm chi tiết cấu tạo hình

thái của mối. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, thuốc trừ sâu thuộc nhóm hữu cơ
7
ra đời DDT, 666, Heptaclơr, sau đó nhiều loại thuốc hoá học trừ sâu bệnh
cũng được phổ biến trên thị trường (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [14].
2.1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam nghiên cứu côn trùng từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mới
diễn ra. Các nghiên cứu này do người Pháp chủ trì. Sau cách mạng tháng 8
thành công, năm 1953 Phòng nghiên cứu côn trùng thuộc viện khảo cứu trồng
trọt được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Năm 1965 Viện nghiên cứu Nông
Lâm Nghiệp được hình thành và được tiến hành rất nhiều các hoạt động khoa
học như: Tháng 9-10 năm 1960: Điều tra cơ bản thành phần sâu hại cây trồng
ở 32 tỉnh phía Bắc và khu tự trị ở Tây Bắc. Năm 1965: Tiến hành định hoạch
các mẫu vật côn trùng ở miền Bắc. Tháng 5-6 năm 1966: Điều tra thành phần
côn trùng và ký sinh trùng ở vùng Chi Nê- Hòa Bình. Trong 2 năm 1967-
1968: Điều tra cơ bản côn trùng lần 2 trên quy mô toàn miền Bắc. Trong 2
năm 1977-1978: Điều tra cơ bản côn trùng các tỉnh miền Nam và vùng Tây
Nguyên (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [12].
Những nghiên cứu về mối được bắt đầu từ năm 1962 và sau đó những
kết quả nghiên cứu về thành phần, phân bố, sinh học về mối đã được công bố.
Theo nghiên cứu Nguyễn Đức Khảm, Việt Nam có 4 họ mối (Kalotermitidae,
Termopsidae, Rhinotermitidae, Termitidae), 23 giống gồm 81 loài mối thuộc
họ cánh bằng (Chu Thị Thơm và cs, 2006) [11].
Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 có nhiều kết quả cứu được công bố liên
quan đến côn trùng ở Việt Nam của các tác giả: Dupasquier (Côn trùng hại
chè), Fleutiaux (Mối, xén tóc và côn trùng hại mía, đậu đỗ) (Nguyễn Đức
Khiêm, 2005) [5].
Theo thống kê của Nguyễn Đức Khảm (1976, 1989) đã phát hiện được
82 loài mối chiếm 4,1% số loài mối có trên toàn thế giới ở Việt Nam (BNN &
PTNT, 2006) [2].
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở về đây nhóm côn trùng này đã gây

chú ý nhiều hơn và thu hút của nhiều cán bộ Việt Nam tham gia nghiên cứu,
tuy nhiên phạm vi nghiên cứu hầu hết chỉ tập trung vào phòng chống mối
trong nhà (Vũ Văn Tuyền, 1991) [13].
8
Sau năm 1954, hòa bình lập lại đất nước vẫn bị chia cắt, việc nghiên
cứu mối vẫn ở hai miền riêng rẽ, các loài mối đã gây được nhiều chú ý và thu
hút nhiều cán bộ Việt Nam tham gia nghiên cứu như: Bùi Huy Dưỡng,
Nguyễn Xuân Khu, Vũ Văn Tuyển nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu kinh nghiệm về phòng chống mối và đặc điểm của một số loại gây hại
chính (Lê Văn Nông, 1999) [9].
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Tân Vương. Năm 1997: “Mối
Macrotermes (Termitidea, Isoptera) ở miền Nam Việt Nam và biện pháp
phòng trừ”. Theo Lâm Bình Lợi và Nguyễn Tân Vương có 11 loài mối thuộc
giống Macrotermes được ghi nhận ở nam Việt Nam, trong đó có 3 loài mới
cho khu hệ và 3 loài mới cho khoa học. Như vậy ở Việt Nam có 18 giống 44
loài thuộc Isoptera được phát hiện từ Đèo Ngang trở vào (Nguyễn Tân
Vương, 1997) [15].
Năm 1999, Nhà xuất bản nông nghiệp xuất bản cuốn “Côn trùng hại
gỗ và biện pháp phòng trừ” do tác giả Lê Văn Nông biên soạn (Lê Văn Nông
và cs). Theo thống kê chưa đầy đủ của Nguyễn Chí Thanh, 1999 mỗi năm ở
Việt Nam mối gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng (Lê Văn Nông và cs) [9].
Những nghiên cứu về khu hệ mối, sinh học, sinh thái mối cũng bắt đầu
được các cơ quan nghiên cứu khoa học chú ý như các trường đại học, viện
nghiên cứu của nhà nước, trong đó trung tâm nghiên cứu phòng trừ Mối -
Viện Khoa học Thuỷ lợi đã có được những kết quả nghiên cứu đáng khích lệ
(Chu Thị Thơm và cs, 2006) [11].
Năm 2005, nhà xuất bản Nông nghiệp đã xuất bản cuốn “Sinh thái học côn
trùng” do tác giả Phạm Bình Quyền biên soạn (Phạm Bình Quyền, 2005) [10].
Năm 2008, Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản cuốn “Côn trùng Nông
Lâm nghiệp” do tác giả: Đặng Kim Tuyến, Nguyễn Đức Thạnh, Đàm Văn Vinh

biên soạn (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [14], trong tài liệu này các tác giả đã chỉ
ra các biện pháp phòng trừ mối như: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp cơ
giới vật lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học, biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Nghiên cứu của Đặng Thị Nảy (2013), Đánh giá mức độ hại và thử nghiệm
một số biện pháp phòng trừ họ Mối đất (Termitidae) hại rừng Keo tại xã Yên
9
Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, trong tài liệu này các tác giả đã chỉ ra
các biện pháp phòng trừ mối: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh, biện pháp cơ giới vật
lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học, biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Các nghiên cứu khoa học về mối ngày càng được sự quan tâm của con
người và được nghiên cứu sâu hơn trong các trường đại học, các trung tâm nghiên
cứu, các viện nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về loài mối và tác hại
của chúng cũng như các biện pháp phòng trừ chúng nhưng chủ yếu là nghiên cứu
về mối nhà. Các nghiên cứu về mối đất hại rừng trồng còn ít được quan tâm.
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội của
khu vực nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến công tác phòng trừ mối
hại rừng trồng Keo tại địa phương.
2.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.2.1.1.Vị trí địa lý
Xã Yên Đổ nằm ở phía Bắc huyện Phú Lương, có tuyến đường giao
thông quan trọng của tỉnh là Quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn chạy qua
trung tâm xã dài 8km, đường 268 dài khoảng 3km, vị trí cụ thể như sau:
- Phía Đông: Giáp xã Động Đạt và xã Yên lạc.
- Phía Tây: Giáp xã Phú Tiến huyện Định Hóa và xã Ôn Lương.
- Phía Bắc: Giáp xã Yên Ninh và xã Yên Trạch.
- Phía Nam: Giáp xã Phủ Lý và xã Động Đạt.
Yên Đổ còn được xác định là trung tâm cụm xã phía Bắc của huyện Phú
Lương, với lợi thế này xã Yên Đổ sẽ có được sự giao lưu, thông thương hết sức
thuận lợi và mở rộng hoạt động dịch vụ, thương mại với các xã, huyện lân cận.

2.2.1.2 Địa hình
Yên Đổ là một xã miền núi có địa hình khá phức tạp. Đất đồi núi chiếm
tỷ lệ lớn: >70%. Độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh bởi sông suối, ít thuận lợi
cho xây dựng. Có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi.
2.2.1.3. Đất đai
Tổng diện tích đất được quy hoạch quản lý của toàn xã là : 3.561,14ha.
Trong đó:
10
- Diện tích đất nông nghiệp: 3258,72ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 251,25 ha.
- Diện tích đất chưa sử dụng: 51,07ha.
Đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn do vậy diện tích đất canh tác, đất ở, đất sản
đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít và phân tán manh mún rải rác khắp địa
bàn. Là một xã trung du miền núi, đất đai phong phú đa dạng độ màu mỡ của
đất còn khá tốt rất phù hợp cho sản xuất nông lâm sản. Tuy nhiên khi đất rừng
bị khai thác, đất dễ bị xói mòn rửa trôi. Vì vậy xã cần có kế hoạch quản lý và
trồng lại rừng kịp thời.
2.2.1.4. Khí hậu thủy văn
Cùng chung chế độ khí hậu của tỉnh Thái Nguyên. Một năm được chia
thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió Nam,
Đông Nam làm chủ đạo, nhiệt độ cao nhất trung bình 380
0
C. Mùa nóng đồng
thời cũng là mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường xuất hiện
trong tháng 7,8. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc làm
chủ đạo, nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 8-10
0
C. Độ ẩm trung bình là 84,5%,
vào tháng 1 và tháng 2 độ ẩm có thể đạt tới 100%.
Yên Đổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu những đặc

điểm riêng của vùng Đông Bắc Bộ. Khí hậu chia làm 2 mùa chuyển tiếp: mùa
mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Mùa khô rét từ tháng 11 năm
trước đến tháng 4 năm sau.
Tuy khí hậu tương khắc nghiệt nhưng nhìn chung khá phù hợp với việc
phát triển sản xuất, cần có biện pháp cải tạo tiểu vùng khí hậu như đắp đập,
hồ giữ nước để phục vụ sản xuất trong mùa khô.
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, lượng mưa lớn và tập trung, hệ
thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay
đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt, sạt lở tại vùng
ven sông suối. Tuy nhiên mạng lưới phân bố không đều, chưa đáp ứng được
nhu cầu tưới tiêu nhiều hộ gia đình vẫn phải sử dụng máy bơm nước để phục
vụ cho hệ thống sản xuất Nông nghiệp.

11
2.2.1.5. Tài nguyên rừng
Diện tích đất Lâm nghiệp của xã là: 2373,38 ha chiếm 66,3 ha diện tích
đất tự nhiên toàn xã, trong đó đất rừng sản xuất là 1724,75 ha, đất rừng phòng
hộ là 648,63 ha.
Trong những năm qua công tác bảo vệ rừng có nhiều cố gắng, hạn chế
việc phá rừng, khai thác rừng bừa bãi. Bên cạnh đó việc khai thác, vận chuyển,
chế biến lâm sản đã có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền và nhân
dân. Công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt, hàng năm xã
đều kết hợp với kiểm lâm huyện Phú Lương làm tốt công tác quản lý, tuyên
truyền và bảo vệ rừng không để xảy ra cháy rừng, các vụ vi phạm lâm luật hàng
năm đều giảm.
Công tác khoanh nuôi rừng, bảo vệ và trồng mới rừng đã được chính
quyền và nhân dân quan tâm, nhiều dự án chương trình 661, chương trình
135, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp
được nhân dân hưởng ứng thực hiện và đã đạt được kết quả đáng kể. Bên
cạnh việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng người dân còn tập trung và khai thác có

hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây rừng đã chiếm vị
trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã và việc nâng cao thu nhập
của người dân và cũng như bảo vệ môi trường.
2.2.2. Đặc điểm về dân sinh kinh tế.
2.2.2.1. Dân số
Dân toàn xã là 6527 người với 1648 hộ phân bố ở 17 xóm. Trong địa
bàn xã Yên Đổ có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm: Kinh, Tày, Dao,
Cao Lan, Mường, Hoa, Nùng, Sán Dìu. Dân tộc Kinh chiếm 30,01%, dân tộc
Tày chiếm 40,37%, còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc giữ nét đặc trưng
riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập làm phong phú đa dạng bản sắc văn
hóa dân tộc với những truyền thống lịch sử, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo tín
ngưỡng. Các điểm dân cư xã Yên Đổ tập trung khá đông dân cư, nhất là bám
dọc theo tuyến đường quốc lộ 3 nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tuy
nhiên các điểm dân cư phân bố không đều và cách nhau khá xa nên việc đầu
tư cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn và có nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
12
Công tác dân số ngày càng được chú trọng và quan tâm tăng cường dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người già thuộc gia đình chính sách, sức khỏe
sinh sản cho phụ nữ mang thai. Tuyên truyền đến người dân thực hiện tốt kế
hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con.
2.2.2.2. Kinh tế
Yên Đổ là xã trung du miền núi có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát
triển kinh tế- xã hội như: Quỹ đất rộng dồi dào ổn định, có nguồn nước tốt, có
đường điện 220KV, 110KV và đường điện 35KV chạy qua, có nguồn lao
động khá dồi dào. Trong sản xuất Nông lâm nghiệp xác định cây lúa, cây lâm
nghiệp làm trọng tâm, cây chè là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế.
+ Về Nông- lâm nghiệp:
Cây lúa: Diện tích gieo cấy: 413,5ha đạt 102,6% chỉ tiêu huyện, kế hoạch
xã và 98,68% so với cùng kỳ; diện tích thu hoạch là 411ha; sản lượng đạt
1.951,8 tấn đạt 92,4% chỉ tiêu huyện, kế hoạch xã và 92,3% so với cùng kỳ.

Cây Ngô: Diện tích ngô: 94ha 130,5% chỉ tiêu huyện, kế hoạch xã và
88,2% so với cùng kỳ; sản lượng 391,3 tấn 129,4% chỉ tiêu huyện, kế hoạch
xã và 138,6% so với cùng kỳ.
Tổng diện tích rừng trồng 190,3ha (trồng rừng theo dự án 147 124,8ha;
nhân dân tự trồng 65,5ha) đạt 190,3% chỉ tiêu huyện, đạt 160,8% kế hoạch xã
và 126,6% so với cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác 4.604,94m3 đạt 74,27%
chỉ tiêu, kế hoạch.
+ Cây chè: Tổng diện tích trồng chè năm 2013 là 11,2ha đạt 112% chỉ
tiêu huyện, kế hoạch xã và cùng kỳ. Diện tích chè kinh doanh 120ha, sản
lượng 780 tấn đạt 66,4% chỉ tiêu, kế hoạch và 107% so với cùng kỳ. (Sản
lượng chè giảm do nhân dân chuyển một phần diện tích sang trồng rừng).
+ Chăn nuôi: Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm. Cấp 59lít thuốc tiêu độc khử trùng và 1.000 kg vôi bội để phun, phòng,
vệ sinh khử trùng chuồng trại. Tổ chức tiêm phòng đợt I cho đàn gia súc, gia cầm.
- Sản lượng thịt hơi đạt 478 tấn đạt 141% chỉ tiêu huyện 93,7% kế hoạch xã
và cùng kỳ.
13
- Tng din tớch nuụi trng thy sn 79ha, sn lng t 80 tn t
73,4% ch tiờu, k hoch v 86% so vi cựng k.

+
Cụng nghip, tiu th cụng nghip - dch v: Lnh vực tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển khá tốt, các cơ sở sản xuất
kinh doanh cơ khí, gò hàn, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt
của nhân dân đa dạng, phong phú (nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản
xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống của nhân dân).
Tng giỏ tr cụng nghip tiu th cụng nghip t 2.565 triu ng.
Tng mc bỏn l hng húa trờn a bn t 36,88 t ng.
Tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn, sử dụng vốn vào sản xuất kinh
doanh dịch vụ, khuyến khích mở rộng dịch vụ trên địa bàn, phát triển đa dạng

các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
2.2.3. Vn húa Xó hi
2.2.3.1. Giỏo dc
- Kt thỳc nm hc 2012 - 2013 Hi khuyn hc xó, hi khuyn hc cỏc
trng ó phi hp vi cỏc n v t chc ng viờn, khen thng cho 829
hc sinh khỏ, gii, hc sinh thi t gii cỏc cp vi s tin thng l
59.010.500ng. c bit trng THCS c tng 06 bng khen, trong ú cú
01 bng khen ca Th tng Chớnh ph. Kt qu nm 2013 cỏc trng u
hon thnh tt nhim v
- Ch o 4 trng tu sa trng lp hc v t chc l khai ging nm
hc mi nm hc 2013-2014. Tp trung xõy dng c s vt cht trng Tiu
hc Yờn II.
2.4.3.2. Y t
- n nh c s vt cht nõng cao cht lng khỏm, cha bnh cho
6.010 lt ngi. Thc hin cỏc chng trỡnh quc gia v y t. Phi hp tham
gia khỏm s tuyn 71 cụng dõn trong tui nhp ng. Khỏnh thnh v a
vo s dng nh khỏm cha bnh mi.
- Thng xuyờn tuyờn truyn, vn ng nhõn dõn thc hin cỏc mc tiờu cụng
tỏc gia ỡnh, tr em. Tng s h nm 2013 l: 1.720 h vi 6.658 nhõn khu. Tng
s tr sinh trong nm 108 tr, trong ú sinh con th 3 l 07 trng hp.
14
2.4.3.3. Giao thông
Hệ thống giao thông toàn xã dài 96,83 Km, xã có đường Quốc lộ 3 và
tuyến đường tỉnh lộ 268 đi qua rất thuận tiện cho việc giao thương buôn bán
góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Với tuyến đường nhựa liên
xã dài 4 Km, đường liên thôn được kiên cố hóa dài 10 Km. Tuy nhiên hiện
nay có tuyến đường giao thông liên thôn, đường giao thông ngõ xóm tất cả
đều là đường đất đã xuống cấp bụi về mùa khô và lầy lội về mùa mưa nên rất
khó khăn cho việc đi lại cũng như vận chuyển.



15
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối hại keo ở rừng trồng. Theo hệ
thống phân loại thì mối là côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh bằng
(Isoptera). (Trần Công Loanh và cs, 1997) [7].
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Mức độ gây hại và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ (trong
nghiên cứu này chúng tôi đi sâu nghiên cứu biện pháp có giới vật lý và biện
pháp sinh học) của mối hại rừng trồng Keo tai tượng và Keo lai tại xã Yên
Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, mục tiêu của đề tài chúng tôi nghiên cứu những nội
dung sau:
+ Khảo sát hiện trạng rừng trồng Keo tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên.
+ Một số đặc tính sinh học của Mối.
+ Đánh giá mức độ gây hại của Mối đối với rừng trồng Keo tại địa bàn
nghiên cứu.
+ Khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ Mối ở rừng trồng Keo:
- Biện pháp lâm sinh.
- Biện pháp cơ giới vật lý.
- Biện pháp sinh học.
- Biện pháp hóa học.
- Đề xuất một số giải pháp phòng trừ mối hại tại khu vực nghiên cứu.
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Rừng trồng Keo tại xã Yên Đổ, huyện Phú

Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 1/3/2014 - 15/5/2014.
16
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của khu vực.
- Tìm hiểu thông tin chọn lọc thông qua sách, báo, giáo trình, chuyên
đề, trang web, nội dung liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp điềutra qua phỏng vấn và điều tra quan sát trực tiếp.
3.4.2.1. Điều tra qua phỏng vấn
Tiến hành điều tra phỏng vấn một số hộ đại diện trong xã chuẩn bị phiếu
phỏng vấn người dân. (Mẫu phiếu phỏng vấn như trong biểu phụ lục 01).
3.4.2.2.Phương pháp điều tra quan sát trực tiếp
a; Điều tra theo sơ bộ
Điều tra theo tuyến song song, các tuyến cách nhau 100m, trên tuyến đi
khoảng 50m thì dừng lại rẽ sang hai bên để quan sát tình hình phân bố và mức
độ gây hại của mối. Kết quả ghi vào mẫu bảng sau:
Mẫu bảng 3.1. Kết quả điều tra tình hình phân bố mối hại
Tuyến điều
tra
Số cây bị
mối hại
Tổng số cây
điều tra
Tỷ lệ mối
gây hại
Đánh giá tình
hình phân bố
1
2


TB
b; Điều tra tỷ mỷ
Đánh giá mức độ mối hại rừng trồng: Lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC) diện
tích 2500m
2
ở 3 vị trí khác nhau chân, sườn, đỉnh, 3 lần nhắc lại ở 3 đồi khác
nhau. Mỗi một thí nghiệm có 1 ô đối chứng. OTC phải đi qua các dạng địa
hình khác nhau và mang tính chất đại diện cho toàn lâm phần.
Điều tra mức độ mối hại: Trong OTC điều tra 100 cây, cứ 3 hàng điều
tra 1 hàng, trong hàng cách 3 cây thì điều tra 1 cây sao cho số cây điều tra
trong OTC phải đủ 100 cây.
17
Tỷ lệ nhiễm mối được tính theo công thức:
M% =
N
n
.100
Trong đó:M%: Tỷ lệ cây bị nhiễm mối
n: Số cây bị nhiễm mối
N: Tổng số cây điều tra
Sau đó đánh giá tỷ lệ hại như sau:
M< 10%: Hại nhẹ
M

10- 15%: Hại vừa
M

15- 25%: Hại nặng
M > 25%: Hại rất nặng

Từ các cây bị hại phân loại theo 3 mức:
- Cây bị hại nhẹ: Chỉ hại phần vỏ
- Cây bị hại vừa: Đã ăn hết phần vỏ
- Cây bị hại nặng: Đã ăn vào đến phần gỗ
Mẫu bảng 3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ cây bị nhiễm Mối
STT OTC
Số cây bị
hại
Số cây điều
tra
M%
Đánh giá mức
độ nhiễm mối
1
2

TB

Kết quả điều tra mức độ hại thân được ghi vào mẫu bảng sau:
Mẫu bảng 3.3. Điều tra mức độ hại do mối
Ngày điều tra: Ô tiêu chuẩn:
Loài cây: Tuổi cây:
STT
cây điều tra
Loài cây
Mức độ hại

n/N



M%

Hại nhẹ Hại vừa

Hại nặng
1
2

×