ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN LÊ DƯƠNG
Tên đề tài:
THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN CON
TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA NUÔI TẠI XÃ TIÊN KIÊN
HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành :
Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, năm 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN LÊ DƯƠNG
Tên đề tài:
THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA LỢN CON
TỪ SƠ SINH ĐẾN CAI SỮA NUÔI TẠI XÃ TIÊN KIÊN
HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành :
Chăn nuôi thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Thị Bích Ngọc
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ
sở, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban Giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, cùng toàn thể thầy cô giáo trong
trường đã nhiệt tình dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo tận tình của cô giáo
hướng dẫn: TS. Hồ Thị Bích Ngọc.
Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các công nhân viên và chú Bùi
Quang Hiệu, chủ trại lợn nái lai hai máu tại Khu 14 xã Tiên Kiên, Lâm Thao,
Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này, em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện về vật chất cũng như tinh thần động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập.
Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 31 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Lê Dương
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong
chương trình đào tạo của các trường đại học.
Trong thời gian thực tập người sinh viên được tiếp cận với thực tế sản
xuất, rèn luyện tay nghề củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm được
phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồng thời, thực tập tốt nghiệp cũng là thời
gian để người sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trang bị cho
bản thân những hiểu biết về xã hội khi ra trường trở thành người cán bộ kỹ thuật
có trình độ chuyên môn có năng lực công tác. Vì vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần
thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học trước khi ra trường.
Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi
thú y, em đã về thực tập tại trại chăn nuôi của chú Hiệu tại Khu 14 xã Tiên
Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ. Thời gian từ 22/12/2013 đến 31/05/2014. Trong
thời gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của chú Hiệu chủ trại và toàn bộ
công nhân trong trại cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và sự nỗ
lực của bản thân, em đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và thu được một số kết quả
nghiên cứu nhất định.
Em đã hoàn thành ba nhiệm vụ chính trong thời gian thực tập tốt nghiệp là:
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại
trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá mối tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng cai
sữa nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh
Phú Thọ.
- Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Tiên Kiên,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 2
Bảng 1.2. Lịch dùng thuốc và vắc xin cho đàn lợn 12
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 14
Bảng 2.1. Bảng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn Prystarter 25
Bảng 2.2. Nhu cầu nước uống cho lợn. 33
Bảng 2.3. Khối lượng của lợn thí nghiệm 40
Bảng 2.4. Khả năng sinh trưởng tuyệt đối của lợn 42
Bảng 2.5. Khả năng sinh trưởng tương đối của lợn 44
Bảng 2.6. Tỷ lệ chết của lợn theo khối lượng sơ sinh 45
Bảng 2.7. Tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con 46
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1: Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của lợn qua các giai đoạn 42
Hình 2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các giai đoạn 43
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTY : Chăn nuôi thú y
cs : Cộng sự
ĐVTĂ : Đơn vị thức ăn
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KL : Khối luợng
KT – XH : Kinh tế - Xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
UBND : Ủy ban nhân dân
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TL : Tỷ lệ
STT : Số thứ tự
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Tiên Kiên 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Tiên Kiên 3
1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất 5
1.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại 8
1.1.5. Nhận định chung 9
1.2. Công tác phục vụ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 10
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 10
1.2.2. Phương pháp tiến hành 10
1.2.3. Kết quả thực hiện 10
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC 15
2.1. Đặt vấn đề 15
2.1.1. Mục đích của đề tài 16
2.1.2. Mục tiêu của đề tài 16
2.2. Tổng quan tài liệu 16
2.2.1. Cơ sở khoa học 16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 33
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 38
2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 38
2.3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi 38
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 39
2.4. Kết quả và thảo luận 40
2.4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng lợn 40
2.4.2. Tỷ lệ chết của lợn theo khối lượng sơ sinh 45
2.4.3. Tình hình cảm nhiễm bệnh của lợn con 46
2.4.4. Đánh giá mối tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng
cai sữa 47
2.5. Kết luận và đề nghị 49
2.5.1. Kết luận 49
2.5.2. Tồn tại và đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC
1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Tiên Kiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tiên Kiên là một xã thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Phía Tây Nam giáp với xã Xuân Lũng.
- Phía Tây Bắc giáp với xã Hà Thạch của Thị xã Phú Thọ.
- Phía Đông Bắc giáp với thị trấn Phong Châu của huyện Phù Ninh
- Phía Nam giáp với thị trấn Hùng Sơn.
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Tiên Kiên nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động
nhiệt độ trong năm tương đối cao thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là mùa hè và
mùa đông. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến
tháng 8. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt độ nhiều khi
xuống dưới 10
0
C. Mỗi khi có đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Do
độ ẩm bình quân trên năm tương đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4), quỹ
đất rộng nên có nhiều thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây ăn quả
và cây lâm nghiệp.
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ 21
0
C - 29
0
C,
độ ẩm từ 83 - 87%, lượng mưa trung bình biến động từ 150,6 - 313,9
mm/tháng. Nhìn chung, khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp (cây lúa và cây hoa màu), nhưng ngành chăn nuôi thì gặp nhiều khó
khăn vì đây là thời điểm xuất hiện nhiều dịch bệnh. Do vậy, người chăn nuôi
cần phải chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian nay khí
2
hậu thường lạnh và khô. Độ ẩm bình quân thường thấp, lượng mưa giảm.
Nhiệt độ trung bình dao động từ 13,7
0
C - 24,8
0
C. Do chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc nên nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10
0
C, mỗi đợt gió mùa về
thường kèm theo mưa nhỏ và sương muối kéo dài gây ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng và sức chống đỡ của cây trồng, vật nuôi.
Theo tài liệu của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh thì tiểu khí hậu của xã
Tiên Kiên có những diễn biến về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trung bình qua
các tháng trong năm được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm
của xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Yếu tố khí hậu
Tháng
Nhiệt độ
trung bình
(
0
C)
Lượng mưa
trung bình
(mm)
Ẩm độ
trung bình
(%)
1 18,1 98,6 81,0
2 17,7 84,3 84,0
3 19,7 88,7 86,2
4 24,8 83,3 86,0
5 26,9 234,3 84,0
6 27,9 282,2 85,0
7 28,8 312,9 87,0
8 28,0 301,8 87,0
9 29,9 132,6 83,0
10 24,9 188,0 86,0
11 21,4 93,3 85,0
12 17,7 106,7 78,0
3
Điều kiện khí hậu của xã có thể phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều kiện đó cũng gây nhiều
khó khăn trong chăn nuôi. Về mùa đông khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột
ngột gây bất lợi tới khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc,
gia cầm. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn làm cho ẩm
độ một số tháng trong năm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây
bệnh phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra, việc
chế biến, bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Xã Tiên Kiên có tổng diện tích là 10,62 km
2
. Trong đó, diện tích đất trồng
lúa, trồng hoa màu là 579 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 198 ha, đất chuyên
dùng là 170 ha.
Diện tích đất của xã khá lớn trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ dốc lớn
lại thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng suất
cây trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng nên diện tích đất
nông nghiệp và đất hoang hóa không còn, gây khó khăn cho việc chăn nuôi.
Chính vì thế, trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành
trồng trọt và ngành chăn nuôi. Việc nuôi con gì, trồng cây gì phải được cân
nhắc tính toán kỹ.
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Tiên Kiên
1.1.2.1. Tình hình xã hội
Xã Tiên Kiên có tổng dân số là 6819 người, với 1850 hộ. Trong đó, có 80
% số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là sản xuất công nghiệp, dịch vụ
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang
các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Trạm y tế mới của xã đã được khánh thành và đi vào hoạt động, khang
4
trang, sạch đẹp, với nhiều trang thiết bị hiện đại, thường xuyên khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là người già, bà mẹ và trẻ em.
Tuy nhiên, việc dân cư phân bố không đều đã gây ra không ít khó khăn
cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội của xã. Khu vực nhà máy,
trường học, trung tâm dân cư tập trung đông, dân từ nhiều nơi đến học, làm
việc nên quản lý xã hội ở đây khá phức tạp. Chính vì vậy, đòi hỏi hoạt động
của các ban ngành phải thường xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ, thống
nhất từ trên xuống, đồng thời liên kết phối hợp với các địa phương trong và
ngoài tỉnh, đưa nếp sống văn hóa mới phổ biến trong toàn xã tiến tới xây
dựng con người văn hoá, gia đình văn hoá, thôn xóm văn hoá và xã văn hoá.
Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, đồng thời đẩy mạnh lao
động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những lao động dư thừa, từng bước
đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Tiên Kiên là một xã thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cơ cấu kinh tế
đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp - Nông nghiệp
- Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm
khoảng 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp) với sự kết hợp hài hòa giữa chăn
nuôi và trồng trọt.
Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
đã được tiến hành cách đây gần 10 năm, hiện nay đã phủ xanh được phần lớn
diện tích đất trống đồi núi trọc và đã có một phần diện tích đến tuổi khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo
thêm việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhìn chung, kinh tế của xã đang trên đà phát triển, tuy nhiên quy
mô sản xuất chưa lớn, chưa có sự quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế
5
của xã. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực
là 330 kg/người/năm, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ. Tổng thu nhập bình
quân trên 650.000 đ/ người/ tháng.
Trong những năm gần đây, mức sống của nhân dân đã được nâng lên rõ
rệt, hầu hết các gia đình đã có các phương tiện nghe nhìn như: Ti vi, đài, sách
báo đa số các hộ gia đình đã mua được xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông,
thủy lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã
hội của nhân dân.
1.1.3. Tình hình phát triển sản xuất
Kinh tế của xã trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do vậy
mức sống của nhân dân dân đã được nâng lên từng bước rõ rệt. Có được điều
đó là nhờ vào chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý. Xã có chủ trương
tăng thu nhập bình quân trên đầu người thông qua việc tăng cường phát triển
chăn nuôi, trồng trọt. Nguồn lao động chủ yếu của xã vẫn tập trung vào sản
xuất nông nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp vẫn là chính. Xã đã thực
hiện tốt công tác phục vụ sản xuất như cải tạo, tu bổ hệ thống thủy lợi, giao
thông, cho vay vốn phát triển sản xuất, đưa ra cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp
lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất
cây trồng vật nuôi.
1.1.3.1. Về chăn nuôi
Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các
vùng lân cận, ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu
nhập cho nhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào
chăn nuôi, làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng
trọt có giá trị thấp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho người lao động.
6
* Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu, bò trong xã có trên 925 con. Trong đó chủ yếu là trâu.
Đàn trâu, bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn tự
nhiên ít, việc sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, nên một số nơi trâu còn
bị đói, rét. Công tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng hơn trong vài
năm trở lại đây nên không có dịch bệnh xảy ra trong địa bàn xã. Nhờ sự tư
vấn của cán bộ thú y xã chuồng trại đã được xây dựng tương đối khoa học,
đồng thời công tác vệ sinh cũng đã được tăng cường, giúp đàn trâu, bò của xã
ít mắc bệnh ngay cả trong vụ Đông Xuân.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của xã chưa
được người dân chú ý. Xã có khả năng nuôi được bò hướng sữa, hướng thịt song
do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chưa được quan tâm phát triển. Công
tác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hướng sữa, hướng thịt chưa được
chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế.
* Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn của xã hiện có khoảng 1565 con. Trong đó, công tác
giống lợn đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi
lợn giống Móng Cái, Yorkshire, Landrace, nhằm chủ động các con giống và
cung cấp lợn giống cho nhân dân xung quanh
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi
lợn theo phương thức tận dụng các phế phẩm phụ của ngành trồng trọt, tận
dụng thức ăn thừa vì thế năng suất chăn nuôi không cao.
Trong những năm tới mục tiêu của xã là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo
hướng công nghiệp, hiện đại.
* Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của xã đang được chú trọng, trong đó gà chiếm chủ
yếu, trên 90%, sau đó là vịt. Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng
7
canh, do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ
chết lớn cho nên hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ gia đình
mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt
quy trình phòng trừ dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi gia cầm tăng lên rõ rệt,
tạo ra nhiều sản phẩm thịt, trứng và con giống.
Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá,
trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
* Công tác thú y
Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu
được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nó quyết định sự thành bại của
người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung với quy mô lớn.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Nhận thức được điều
đó nên những năm gần đây lãnh đạo xã rất quan tâm đến công tác thú y.
Căn cứ vào lịch tiêm phòng, hàng năm xã đã tổ chức tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100 % chó nuôi trong xã.
Ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, cán bộ thú y xã còn chú
trọng công tác kiểm dịch do vậy không để xảy ra các dịch bệnh lớn trong xã.
Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ
sinh thú y giúp người dân hiểu và chấp hành tốt pháp lệnh thú y.
1.1.3.2. Về trồng trọt
Xã có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp với phương châm thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đưa các giống lúa mới cho năng suất cao vào
sản xuất. Bên cạnh đó, còn trồng xen canh với các cây lương thực khác như
ngô, khoai, sắn
Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn song còn thiếu tập trung,
còn lẫn nhiều cây tạp, lại chưa được thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất
8
còn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Vấn đề trước mắt là xã phải quy
hoạch lại vườn cây ăn quả và có hướng phát triển hợp lý.
Trong mấy năm gần đây, trong xã còn phát triển nghề trồng cây cảnh.
Đây là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân của xã.
Với cây lâm nghiệp, việc giao đất, giao rừng tới tay các hộ gia đình đã
thực sự khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng
và bảo vệ rừng, nên đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản và diện tích
rừng mới trồng này được chăm sóc, quản lý tốt.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của trại
Trang trại được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 1000m
2
, trong đó:
• Chuồng lợn nái đẻ: 450m
2
• Chuồng cai sữa lợn con: 150m
2
• Chuồng lợn thịt: 400m
2
Lợn được nuôi theo quy mô trang trại, số lượng lớn, tổng số lợn hiện có
của trang trại khoảng 500 con, trong đó:
• Lợn đực: 3 con
• Lợn nái hậu bị: 30 con
• Lợn nái sản xuất: 70 con
• Lợn con: 150 con
• Lợn thịt: 250 con
Nhân lực của trại gồm có 4 người, một kỹ thuật là chủ trại và 3 công nhân.
1.1.4.2. Chức năng của trại
Chức năng của trang trại là cung cấp lợn giống, lợn thịt và tinh dịch lợn
cho toàn xã và khu vực lân cận.
Chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thiết bị chăn nuôi, thuốc thú y và thức
ăn chăn nuôi cho địa bàn xã và khu vực lân cận.
9
1.1.5. Nhận định chung
Qua điều tra tình hình cơ bản của xã cho phép tôi đánh giá sơ bộ những
thuận lợi và khó khăn của xã.
1.1.5.1. Thuận lợi
Địa bàn xã nằm giáp ranh với nhiều huyện và thị xã lân cận nên thuận lợi
cho việc giao lưu, buôn bán cũng như phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tiên Kiên là một xã nông nghiệp với diện tích lớn, mật độ dân số
không cao, khí hậu thuận lợi cho trồng trọt phát triển, tạo đà cho ngành chăn
nuôi phát triển.
Xã có độ ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động thuận lợi cho việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi đưa xã đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trên địa bàn có nhiều trường học, nhà máy nên trình độ dân trí ngày
càng được nâng cao.
Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã khá thuận lợi,
chính trị ổn định từ đó tạo tiền đề cho kinh tế và xã hội của xã phát triển.
1.1.5.2. Khó khăn
Chăn nuôi lợn vẫn chủ yếu là theo phương thức hộ gia đình nhỏ lẻ nên
hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và
kiểm soát dịch bệnh.
Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệu
quả, người dân chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh thú y.
Hàng năm, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn lớn
cho cả chăn nuôi và trồng trọt. Khí hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số
tháng gây ra nhiều bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của
vật nuôi, cây trồng.
10
Việc dân cư phân bố không đều gây khó khăn cho phát triển sản xuất
cũng như việc quản lý xã hội. Thói quen bảo thủ trong nếp sống sinh hoạt của
một số bộ phận dân cư cũng ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
1.2. Công tác phục vụ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Được sự giúp đỡ của nhà trường, khoa chăn nuôi thú y, sự đồng ý của
trại, từ những thuận lợi, khó khăn ở cơ sở và nhiệm vụ của một sinh viên thực
tập tốt nghiệp, chúng tôi xây dựng nội dung phục vụ sản xuất như sau:
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
- Công tác thú y (phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.)
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của xã, trên cơ sở đó đưa tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ
chức, tác phong nghề nghiệp của bản thân trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:
Tham gia vệ sinh phòng dịch, trồng và chăm sóc cây ăn quả.
Phổ biến và áp dụng quy trình chăn nuôi lợn, chữa một số bệnh ở gà,
vịt, lợn, trâu, nhằm rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp
cận và nắm vững khoa học.
Tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Theo dõi khả năng sinh
trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa nuôi tại xã Tiên Kiên huyện
Lâm Thao tỉnh Phú Thọ”.
1.2.3. Kết quả thực hiện
Trong suốt quá trình thực tập tại xã Tiên Kiên, được sự giúp đỡ của
thầy giáo, cô giáo, của UBND xã Tiên Kiên cùng sự nỗ lực của bản thân tôi
đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
11
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến
hành nuôi lợn theo quy trình cụ thể như sau:
Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi lợn
Công tác chuẩn bị trước khi nuôi lợn thịt
Trước khi cho lợn vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến hành công tác
vệ sinh, sát trung chuồng nuôi. Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, cọ rửa
bằng vòi cao áp và phun thuốc sát trùng Benkocid 30%, với nồng độ 50ml/
20lít nước, 1 lít dung dịch phun cho 4m
2
.
Tất cả các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: Máng ăn, núm uống,
chụp sưởi, quây úm, bình pha thuốc … đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc
sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi.
Quây úm được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật, chiều dài 1,5m, rộng
1m, cao 1m. Có sàn làm bằng gỗ cao 3 – 5 cm cho lợn con nằm.
Chuồng nuôi trước khi cho lợn con vào nuôi phải đảm bảo các thông số
kỹ thuật sau: Sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Toàn bộ chuồng nuôi phải có rèm che có thể di động được, có hệ thống đèn
chiếu sáng và đèn sưởi, có hệ thống quạt để chống nóng.
• Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
Giai đoạn lợn con theo mẹ: Từ 1 - 26 ngày tuổi
Trước khi lợn đẻ cần vệ sinh sạch sẽ lợn mẹ, chuồng nuôi và làm quây
úm lợn con.
Khi lợn con mới đẻ cần lau khô, đặc biệt là vùng mũi và miệng, cắt rốn, bấm
nanh, cắt đuôi và cho vào quây úm. Khi lợn con khô ráo và cứng cáp thì cho lợn
con bú sữa đầu để tăng sức đề kháng cho lợn con và kích thích lợn mẹ rặn đẻ.
Khi lợn con được 7 ngày tuổi thì cho lợn con tập ăn để đảm bảo dinh
dưỡng và tạo điều kiện tốt cho việc cai sữa sớm cho lợn con.
12
Trong giai đoạn này phải thường xuyên theo dõi đàn lợn con để điều
chỉnh chụp sưởi kịp thời để đảm bảo nhiệt độ và độ thông thoáng, tạo điều
kiện tốt nhất cho đàn lợn con phát triển.
Giai đoạn từ 26 ngày tuổi đến 15kg
Giai đoạn này lợn sinh trưởng với tốc độ chậm do gặp vấn đề stress, do
vậy phải có chế độ chăm sóc tốt, cung cấp cho lợn đầy đủ thức ăn, nước uống,
lợn được ăn uống tự do. Thức ăn phải luôn sạch sẽ, mới để kích thích cho lợn
ăn nhiều. Trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên theo dòi đàn lợn, nắm
rõ tình hình sức khoẻ của đàn lợn để phát hiện kịp thời, có biện pháp chữa trị
những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch.
Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để phòng bệnh và tăng
cường sức đề kháng cho đàn lợn chúng tôi sử dụng các loại thuốc và vắc xin sau:
Bảng 1.2. Lịch dùng thuốc và vacine cho đàn lợn
Ngày tuổi Loại thuốc/
vacine Phòng bệnh Phương pháp dung
3 ngày tuổi
Baytri Cầu trùng Nhỏ miệng 2ml/con
Fer dextran Thiếu máu Nhỏ miệng 2ml/con
7 ngày tuổi
Mypravac suis lần 1 Suyễn Tiêm bắp thịt 2ml/con
Hypasuis Glasser Viêm đa màng Tiêm bắp thịt 2ml/con
21 ngày tuổi
Mypravac suis lần 2 Suyễn Tiêm bắp thịt 2ml/con
Hypasuis Glasser Viêm đa màng Tiêm bắp thịt 2ml/con
28 ngày tuổi
Amevac – PRRS Tai xanh Tiêm bắp thịt 2ml/con
35 ngày tuổi
Myvac HC(GPE-) Dịch tả Tiêm bắp thịt 2ml/con
50 ngày tuổi
Auskipra – GN Giả dại Tiêm bắp thịt 2ml/con
13
1.2.3.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn
Bệnh phân trắng lợn con
Trong quá trình chăn nuôi đàn lợn con, tôi gặp phải trường hợp như sau:
Khi quan sát thấy trong đàn lợn có một số con có biểu hiện lông xù,
phân loãng hoặc sệt, phân có màu trắng sữa.
Chẩn đoán: Lợn con bị bệnh phân trắng.
Điều trị: Trộn 1 gói Coli – 2000 10g + 1 gói Elac 10g cho 10 lợn con.
Ngày đần cho ăn 2 lần, các ngày sau cho ăn 1 lần, dùng liên tục 3 – 5 ngày.
Bệnh suyễn lợn
Trong thời gian lợn con theo mẹ, đặc biệt là thời gian sau cai sữa lợn con
thường có triệu chứng ho thở, chảy nước mắt, nước mũi, viêm mí mắt, ho
từng cơn, ho nhiều về đêm, lợn kém ăn, lông xù, chậm lớn.
Chẩn đoán: Lợn bị bệnh suyễn
Điều trị: Dùng thuốc Advocip 2,5% INJ, tiêm bắp thịt liều 1ml/20kg
TT. Ngày đầu tiêm 2 lần/ngày các ngày sau tiêm 1 lần/ngày.
1.2.3.3. Các công tác khác
Ngoài công việc chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi đàn lợn, trong thời
gian thực tập tôi luôn cố gắng học hỏi, rèn luyện để nâng cao năng lực chuyên
môn, tay nghề:
+ Phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn lợn con, lợn hậu bị, lợn nái và
lợn thịt.
+ Chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị bệnh cho đàn lợn con, lợn hậu bị,
lợn nái và lợn thịt.
+ Phun thuốc sát trùng vệ sinh chuông trại chăn nuôi.
14
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Diễn giải
Nội dung
Số lượng
(con)
Khỏi/ an toàn
Số lượng
(con)
Tỷ lệ
(%)
1. Công tác chăn nuôi
Nuôi lợn hậu bị 30 30 100
Nuôi lợn nái 70 69 98,50
Nuôi lợn đực 3 3 100
Nuôi lợn con 239 232 97,10
Nuôi lợn thịt 250 238 95,20
2. Phòng bệnh ở lợn
Chủng vacine Mypravac suis 215 215 100
Chủng vacine Hiprasuis glasser 215 215 100
Chủng
vacine
Amevac – PRRS 200 200 100
Chủng
vacine
Myvac HC(GPE-) 200 200 100
Chủng
vacine
Auskipra – GN 200 200 100
3. Chữa bệnh ở lợn
Chữa bệnh phân trắng lợn con 37 36 97,30
Chữa bệnh suyễn lợn 54 52 96,30
4. Công việc khác
Sát trùng chuồng trại 1000m
2
1.2.4. Kết luận
Qua 5 tháng thực tập tại xã Tiên Kiên, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện
của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của
cô giáo hướng dẫn, tôi đã bước đầu tiếp cận thực tiễn sản xuất, vận dụng
những kiến thức đã được học ở nhà trường để rèn luyện chuyên môn, củng cố
những kiến thức đã được học của mình. Ngoài ra, qua đợt thực tập này giúp
tôi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, kinh nghiệm cuộc
sống. Tôi thấy yêu ngành, yêu nghề, say mê với công việc, tích luỹ được rất
nhiều kiến thức thực tiễn phục vụ cho công việc, cho nghề nghiệp sau này.
15
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC
Tên đề tài: “Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai
sữa nuôi tại xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.
2.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam là một nghề có từ lâu đời và giữ vai trò hết
sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Thịt lợn chiếm từ 70-80% tổng
số thịt cung cấp ra thị trường. Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn của
nước ta phát triển rất mạnh cả về số lượng về chất lượng. Nhu cầu giống lợn
có chất lượng cao của xã hội ngày càng tăng nhanh chóng. Nhiều cơ sở chăn
nuôi lợn tập trung và các hộ gia đình đã chú ý phát triển chăn nuôi lơn nái để
tăng số lượng con giống, đáp ứng nhu cầu của chăn nuôi lợn thịt. Tuy nhiên,
việc sản xuất lợn con giống còn gặp nhiều khó khăn do chưa chú trọng đến
giai đoạn lợn con theo mẹ.
Chăn nuôi lợn con theo mẹ và lợn sau cai sữa đang là vấn đề đáng lưu
tâm và có ý nghĩa kinh tế đối với người chăn nuôi lợn nái sinh sản. Hiện nay,
hầu hết những trại chăn nuôi và những hộ chăn nuôi đều có những biện pháp
nuôi dưỡng riêng song tỷ lệ hao hụt ở những giai đoạn này còn khá cao. Để
đạt được năng suất tốt trong chăn nuôi lợn chúng ta cần chú trọng đến giai
đoạn sơ sinh và cai sữa của lợn con. Nó có ảnh hưởng rất lớn của phương
pháp nuôi dưỡng trong thời gian lợn mẹ mang thai, quyết định đến khối lượng
lợn sơ sinh và khối lượng lợn cai sữa. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, nhằm
đẩy mạnh việc sản xuất lợn giống đạt chất lượng cao và số lượng lớn tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài:
“Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa
nuôi tại xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.
16
2.1.1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con.
- Xác định được mối tương quan giữa khối lượng sơ sinh và cai sữa.
2.1.2. Mục tiêu của đề tài
- Nắm được khả năng sinh trưởng của lợn con theo mẹ nuôi tại trại Bùi
Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá mối tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng cai
sữa của lợn con theo mẹ nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Có cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi và giúp đỡ địa
phương có những định hướng và kế hoạch trong phát triển chăn nuôi lợn.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Đặc điểm các giống lợn
Giống Yorkshire
Lợn Yorkshire nhập vào nước ta năm 1964 từ Liên Xô cũ với tên gọi là
Đại Bạch. Lợn Yorkshire có tầm vóc lớn, lông màu trắng ánh tuyền, mình dài
đầu hơi hẹp, tai to dài rủ xuống che cả mặt, lưng vồng lên, mặt lưng phẳng,
mông phát triển mạnh, mình dài, lưng cong bụng thon gọn, bốn chân chắc
chắn, có 14 vú (Phan Xuân Hảo và cs, 2001) [13].
Yorkshire cho sản phẩm thịt tốt, mông vai nở. Ở tuổi trưởng thành, lợn
đực từ 280 – 320 kg, ở con cái 220 – 250 kg. Lợn Yorkshire có mức tăng trưởng
750 – 800 g/ngày, khả năng tiêu tốn thức ăn từ 2,8 – 3,1 kg/kg tăng khối lượng,
phối giống lần đầu lúc 8 – 9 tháng tuổi, trung bình mỗi lứa để 11 – 12 con.
Giống lợn Landrace
Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch nó được tạo thành từ sự lai tạo
giữa giống lợn Yorkshire với giống địa phương của Đan Mạch. Việt Nam