Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Theo dõi khả năng sản xuất và những bệnh thường gặp của lợn nái nuôi tại xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.06 KB, 72 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––––





NGUYỄN QUỐC DƯƠNG




Tên đề tài:

“THEO DÕI KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ NHỮNG BỆNH
THƯỜNG GẶP CỦA LỢN NÁI NUÔI TẠI XÃ TIÊN KIÊN
HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y
Lớp : K42 - CNTY
Khoa : Chăn nuôi thú y


Khóa học :
2010-2014

Giáo viên hướng dẫn: 1. TS. Hồ Thị Bích Ngọc
Khoa Chăn nuôi thú y– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



THÁI NGUYÊN -
2014

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở,
tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng toàn thể thầy cô giáo trong
trường đã nhiệt tình dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo tận tình của cô giáo
hướng dẫn: TS.Hồ Thị Bích Ngọc.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các công nhân viên và chú Hiệu chủ
trại lợn nái lai hai máu tại Khu 14 xã Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã
tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực tập.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên







LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong
chương trình đào tạo của các trường đại học.
Trong thời gian thực tập người sinh viên được tiếp cận với thực tế sản
xuất, rèn luyện tay nghề củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm được
phương pháp nghiên cứu khoa học. Đồng thời thực tập tốt nghiệp cũng là thời
gian để người sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trang bị cho
bản thân những hiểu biết về xã hội khi ra trường trở thành người cán bộ kỹ thuật
có trình độ chuyên môn có năng lực công tác. Vì vậy, thực tập tốt nghiệp rất cần
thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học trước khi ra trường.
Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi
Thú y, tôi đã về thực tập tại trại chăn nuôi Bùi Quang Hiệu Khu 14 xã Tiên
Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ. Thời gian từ 9/12/2013 đến 31/05/2014. Trong thời
gian thực tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của chú Hiệu chủ trại và toàn bộ công
nhân trong trại cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo và sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và thu được một số kết quả nghiên
cứu nhất định.
Tôi đã hoàn thành ba nhiệm vụ chính trong thời gian thực tập tốt nghiệp là:
- Theo dõi khả năng sản xuất của đàn lợn nái F1(♀ Landrace x ♂
Yorkshire) nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao
Tỉnh Phú Thọ.
- Theo dõi các bệnh thường gặp của lợn nái F1(♀ Landrace x ♂
Yorkshire) nuôi tại trại Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên Kiên Huyện Lâm Thao
Tỉnh Phú Thọ.
- Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất.


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Tiên Kiên, huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 2

Bảng 1.2: Mức ăn cho lợn nái chửa (kg/con/ngày) 12

Bảng 1.3. Mức ăn cho lợn nái nuôi con/1 ngày đêm 12

Bảng 1.4: Lịch tiêm phòng của trại lợn 14

Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 18

Bảng 2.1: Kết quả điều tra số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại 45

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái 47

F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) 47

Bảng 2.3: Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái 49

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về lợn con của lợn nái F1 (♀ Landrace x ♂ Yorkshire) 51

Bảng 2.5: Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng 52

Bảng 2.6. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái 53

Bảng 2.7: Những bệnh thường gặp trên đàn lợn nái 54






MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Tiên Kiên 1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1

1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Tiên Kiên 3

1.1.3 Tình hình phát triển sản xuất 5

1.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại 8

1.1.5. Đánh giá chung 9

1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 10

1.2.1. Nội dung 10

1.2.2. Phương pháp tiến hành 17
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất……………………………………………. . 19
1.3. Kết luận và đề nghị 19

1.3.1. Kết luận 19


1.3.2. Đề nghị 20

PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 21

2.1. Đặt vấn đề 21

2.1.1. Mục đích của đề tài 22

2.1.2. Mục tiêu 22

2.2. Tổng quan tài liệu 22

2.2.1. Cơ sở khoa học 22

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 35

2.3. Đối tượng, nội dung, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 41

2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41


2.3.3. Nội dung nghiên cứu 41

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 42

2.4. Kết quả và phân tích kết quả 45


2.4.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn Bùi Quang Hiệu, khu 14 xã Tiên
Kiên Huyện Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ . 45

2.4.2. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh dục của lợn nái F1(♀ Landrace x ♂ Yorkshire) 47

2.4.3. Khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại 49

2.4.4. Nghiên cứu các chỉ tiêu về lợn con 50

2.4.5. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng 52

2.4.6. Năng suất sinh sản của đàn lợn nái theo các mùa,
v

53

2.4.7. Những bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại 54

2.4.8. Đ

xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của lợn
nái
57

2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 58

2.5.1. Kết luận 58

2.5.2. Tồn tại 60


2.5.3. Đề nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs
: Cộng sự
KLCS
: Khối lượng cai sữa
KLSS
: Khối lượng sơ sinh
SCĐR
: Số con đẻ ra
SCĐRCS

: Số con đề ra còn sống
TTTA
: Tiêu tốn thức ăn


1

PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT


1.1. Điều tra tình hình cơ bản của xã Tiên Kiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tiên Kiên là một xã thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Phía Tây Nam giáp với xã Xuân Lũng.
- Phía Tây Bắc giáp với xã Hà Thạch của Thị xã Phú Thọ.
- Phía Đông Bắc giáp với thị trấn Phong Châu của huyện Phù Ninh
- Phía Nam giáp với thị trấn Hùng Sơn.
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Xã Tiên Kiên nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động
nhiệt độ trong năm tương đối cao thể hiện qua 2 mùa rõ rệt đó là mùa hè và
mùa đông. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến
tháng 8. Mùa đông do chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt độ nhiều khi
xuống dưới 10
0
C. Mỗi khi có đợt gió mùa về thường kèm theo mưa nhỏ. Do độ
ẩm bình quân trên năm tương đối cao (cao nhất vào tháng 3, tháng 4), quỹ đất
rộng nên có nhiều thuận lợi cho cây trồng phát triển, đặc biệt là cây ăn quả và
cây lâm nghiệp.
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, mưa lớn vào tháng 4 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình từ 21
0
C - 29
0
C, độ
ẩm từ 83 - 87%, lượng mưa trung bình biến động từ 150,6 - 313,9 mm/tháng.
Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (cây lúa
và cây hoa màu), nhưng ngành chăn nuôi thì gặp nhiều khó khăn vì đây là thời
điểm xuất hiện nhiều dịch bệnh. Do vậy, người chăn nuôi cần phải chú ý đến
công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

2

+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian nay khí hậu
thường lạnh và khô. Độ ẩm bình quân thường thấp, lượng mưa giảm. Nhiệt độ
trung bình dao động từ 13,7
0
C - 24,8
0
C. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc nên nhiệt độ nhiều khi xuống dưới 10
0
C, mỗi đợt gió mùa về thường kèm
theo mưa nhỏ và sương muối kéo dài gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và
sức chống đỡ của cây trồng, vật nuôi.
Theo tài liệu của Trạm khí tượng thủy văn tỉnh thì tiểu khí hậu của xã Tiên
Kiên có những diễn biến về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trung bình qua các
tháng trong năm được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số thông số về thời tiết khí hậu trong năm của xã Tiên Kiên,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Yếu tố khí hậu

Tháng
Nhiệt độ
trung bình (
0
C)

Lượng mưa
trung bình
(mm)

Ẩm độ
trung bình
(%)
1 18,1 98,6 81,0
2 17,7 84,3 84,0
3 19,7 88,7 86,2
4 24,8 83,3 86,0
5 26,9 234,3 84,0
6 27,9 282,2 85,0
7 28,8 312,9 87,0
8 28,0 301,8 87,0
9 29,9 132,6 83,0
10 24,9 188,0 86,0
11 21,4 93,3 85,0
12 17,7 106,7 78,0
3

Điều kiện khí hậu của xã có thể phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng. Tuy nhiên điều kiện đó cũng gây nhiều
khó khăn trong chăn nuôi, về mùa đông khí hậu thường lạnh, hay thay đổi đột
ngột gây bất lợi tới khả năng sinh trưởng, sức chống chịu bệnh tật của gia súc
gia cầm. Về mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa lớn làm cho ẩm độ
một số tháng trong năm cao, đó là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây bệnh
phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra việc chế biến,
bảo quản nông sản, thức ăn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Xã Tiên Kiên có tổng diện tích là 10,62 km
2
trong đó diện tích đất trồng
lúa, trồng hoa màu là 579 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 198 ha, đất chuyên

dùng là 170 ha.
Diện tích đất của xã khá lớn trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ dốc lớn
lại thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém dẫn đến năng suất
cây trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng nên diện tích đất
nông nghiệp và đất hoang hóa không còn, gây khó khăn cho việc chăn nuôi.
Chính vì thế trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng
trọt và ngành chăn nuôi. Việc nuôi con gì, trồng cây gì phải được cân nhắc tính
toán kỹ.
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của xã Tiên Kiên
1.1.2.1. Tình hình xã hội
Xã Tiên Kiên có tổng dân số là 6819 người với 1850 hộ trong đó có 80 %
số hộ sản xuất nông nghiệp, số còn lại là sản xuất công nghiệp, dịch vụ
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các
ngành công nghiệp và dịch vụ.
4

Trạm y tế mới của xã đã được khánh thành và đi vào hoạt động, khang
trang sạch đẹp với nhiều trang thiết bị hiện đại, thường xuyên khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là người già, bà mẹ và trẻ em.
Tuy nhiên việc dân cư phân bố không đều đã gây ra không ít khó khăn
cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội của xã. Khu vực nhà máy, trường
học, trung tâm dân cư tập trung đông, dân từ nhiều nơi đến học, làm việc nên
quản lý xã hội ở đây khá phức tạp. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của các ban
ngành phải thường xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên
xuống, đồng thời liên kết phối hợp với các địa phương trong và ngoài tỉnh, đưa
nếp sống văn hóa mới phổ biến trong toàn xã tiến tới xây dựng con người văn
hoá, gia đình văn hoá, thôn xóm văn hoá và xã văn hoá. Từ đó nâng cao ý thức,
trách nhiệm của người dân đồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn
việc làm cho những lao động dư thừa, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Tiên Kiên là một xã thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cơ cấu kinh tế
đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp - Nông nghiệp
- Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu (chiếm
khoảng 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp) với sự kết hợp hài hòa giữa chăn
nuôi và trồng trọt.
Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
đã được tiến hành cách đây gần 10 năm, hiện nay đã phủ xanh được phần lớn
diện tích đất trống đồi núi trọc và đã có một phần diện tích đến tuổi khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo thêm
việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhìn chung kinh tế của xã đang trên đà phát triển, tuy nhiên quy mô
sản xuất chưa lớn, chưa có sự quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế của
5

xã. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là
330 kg/người/năm, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô nhỏ. Tổng thu nhập bình quân
trên 650.000 đ/ người/ tháng.
Trong những năm gần đây mức sống của nhân dân đã được nâng lên rõ
rệt, hầu hết các gia đình đã có các phương tiện nghe nhìn như: Ti vi, đài, sách
báo đa số các hộ gia đình đã mua được xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền. Hệ
thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông, thủy lợi
phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội của
nhân dân.
1.1.3 Tình hình phát triển sản xuất
Kinh tế của xã trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do vậy mức
sống của nhân dân dân đã được nâng lên từng bước rõ rệt. Có được điều đó là
nhờ vào chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý. Xã có chủ trương tăng thu
nhập bình quân trên đầu người thông qua việc tăng cường phát triển chăn nuôi,

trồng trọt. Nguồn lao động chủ yếu của xã vẫn tập trung vào sản xuất nông
nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp vẫn là chính. Xã đã thực hiện tốt công
tác phục vụ sản xuất như cải tạo, tu bổ hệ thống thủy lợi, giao thông, cho vay
vốn phát triển sản xuất, đưa ra cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi.
1.1.3.1. Tình hình chăn nuôi
Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các vùng
lân cận, ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho
nhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào chăn nuôi,
làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt có giá trị
thấp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho người lao động.
* Chăn nuôi trâu bò
6

Tổng đàn trâu bò trong xã có trên 925 con trong đó chủ yếu là trâu, đàn
trâu, bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn tự nhiên ít,
việc sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế, nên một số nơi trâu còn bị đói rét.
Công tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng hơn trong vài năm trở lại đây
nên không có dịch bệnh xảy ra trong địa bàn xã. Nhờ sự tư vấn của cán bộ thú y
xã chuồng trại đã được xây dựng tương đối khoa học, đồng thời công tác vệ
sinh cũng đã được tăng cường, giúp đàn trâu, bò của xã ít mắc bệnh ngay cả
trong vụ Đông Xuân.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của xã chưa
được người dân chú ý. Xã có khả năng nuôi được bò hướng sữa, hướng thịt song
do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chưa được quan tâm phát triển. Công
tác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hướng sữa, hướng thịt chưa được
chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế.
* Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn của xã hiện có khoảng1565 con. Trong đó Công tác giống
lợn đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn

giống Móng Cái, Yorkshire, Landrace, nhằm chủ động các con giống và cung
cấp lợn giống cho nhân dân xung quanh
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn
theo phương thức tận dụng các phế phẩm phụ của ngành trồng trọt, tận dụng
thức ăn thừa vì thế năng suất chăn nuôi không cao.
Trong những năm tới mục tiêu của xã là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo
hướng công nghiệp, hiện đại.
* Chăn nuôi gia cầm
Chăn nuôi gia cầm của xã đang được chú trọng, trong đó gà chiếm chủ
yếu, trên 90%, sau đó là vịt. Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng
canh, do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ
7

chết lớn cho nên hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên vẫn có một số hộ gia đình mạnh
dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt quy trình
phòng trừ dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi gia cầm tăng lên rõ rệt, tạo ra
nhiều sản phẩm thịt, trứng và con giống
Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá,
trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
* Công tác thú y
Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu
được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nó quyết định sự thành bại của
người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung với quy mô lớn.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Nhận thức được điều
đó nên những năm gần đây lãnh đạo xã rất quan tâm đến công tác thú y.
Căn cứ vào lịch tiêm phòng, hàng năm xã đã tổ chức tiêm phòng cho đàn
gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100 % chó nuôi trong xã.
Ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, cán bộ thú y xã còn chú trọng
công tác kiểm dịch do vậy không để xảy ra các dịch bệnh lớn trong xã. Tuy
nhiên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y

giúp người dân hiểu và chấp hành tốt pháp lệnh thú y.
1.1.3.2. Tình hình trồng trọt
Xã có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp với phương châm thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đưa các giống lúa mới cho năng suất cao vào
sản xuất. Bên cạnh đó còn trồng xen canh với các cây lương thực khác như ngô,
khoai, sắn
Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn song còn thiếu tập trung,
còn lẫn nhiều cây tạp, lại chưa được thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất còn
8

mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Vấn đề trước mắt là xã phải quy hoạch lại
vườn cây ăn quả và có hướng phát triển hợp lý.
Trong mấy năm gần đây trong xã còn phát triển nghề trồng cây cảnh.
Đây là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân của xã.
Với cây lâm nghiệp, việc giao đất, giao rừng tới tay các hộ gia đình đã
thực sự khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng và
bảo vệ rừng, nên đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản và diện tích rừng
mới trồng này được chăm sóc, quản lý tốt.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của trại
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức của trại
Trang trại được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 1000m
2
, trong đó:
• Chuồng lợn nái đẻ: 450m
2

• Chuồng cai sữa lợn con: 150m
2


• Chuồng lợn thịt: 400m
2

Lợn được nuôi theo quy mô trang trại, số lượng lớn, tổng số lợn hiện có
của trang trại khoảng 500 con, trong đó:
• Lợn đực: 3 con
• Lợn nái hậu bị: 30 con
• Lợn nái sản xuất: 70 con
• Lợn con: 150 con
• Lợn thịt: 250 con
Nhân lực của trại gồm có 4 người, một kỹ thuật là chủ trại và 3 công nhân.
1.1.4.2. Chức năng của trại
Chức năng của trang trại là cung cấp lợn giống, lợn thịt và tinh dịch lợn
cho toàn xã và khu vực lân cận.
Chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thiết bị chăn nuôi, thuốc thú y và thức ăn
chăn nuôi cho địa bàn xã và khu vực lân cận.
9

1.1.5. Đánh giá chung
Qua điều tra tình hình cơ bản của xã cho phép tôi đánh giá sơ bộ những
thuận lợi và khó khăn của xã.
1.1.5.1. Thuận lợi
Địa bàn xã nằm giáp ranh với nhiều huyện và thị xã lân cận nên thuận lợi
cho việc giao lưu, buôn bán cũng như phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Tiên Kiên là một xã nông nghiệp với diện tích lớn, mật độ dân số không cao,
khí hậu thuận lợi cho trồng trọt phát triển, tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển.
Xã có độ ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động thuận lợi cho việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật
nuôi đưa xã đi lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Trên địa bàn có nhiều trường học, nhà máy nên trình độ dân trí ngày càng

được nâng cao.
Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã khá thuận lợi,
chính trị ổn định từ đó tạo tiền đề cho kinh tế và xã hội của xã phát triển.
1.1.5.2. Khó khăn
Chăn nuôi lợn vẫn chủ yếu là theo phương thức hộ gia đình nhỏ lẻ nên
hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và
kiểm soát dịch bệnh.
Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệu
quả, người dân chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh thú y.
Hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn lớn
cho cả chăn nuôi và trồng trọt. Khí hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số
tháng gây ra nhiều bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của
vật nuôi, cây trồng.
Việc dân cư phân bố không đều gây khó khăn cho phát triển sản xuất
cũng như việc quản lý xã hội. Thói quen bảo thủ trong nếp sống sinh hoạt của
một số bộ phận dân cư cũng ảnh hưởng lớn tới sản xuất.

10

1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung
Để hoàn thành tốt công việc thực tập, tôi đã căn cứ vào các kết quả điều tra
cơ bản trên cơ sở đã phân tích những thuận lợi và khó khăn của trại, áp dụng
những kiến thức đã học trong nhà trường và thực tế sản xuất kết hợp với học hỏi
kinh nghiệm của những cán bộ đi trước, tôi đã tham gia một số công việc như sau:
1.2.1.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Đàn lợn nái tại trại được chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy định và
được chia ra làm 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn nái hậu bị
+ Giai đoạn nái chửa

+ Giai đoạn nái nuôi con
Chúng tôi kết hợp với cán bộ kỹ thuật của trại, chỉ đạo công nhân, chăn
nuôi lợp lý, khoa học với từng giai đoạn, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cụ thể
như sau:
* Giai đoạn nái hậu bị
Lợn ở giai đoạn này được chọn lọc kỹ lưỡng và tỉ mỉ từ các con giống
của trại.
Chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ, nền chuồng bằng phẳng
không bị đọng nước, có đủ nước cung cấp cho lợn uống tự do bằng núm ty
van thẳng.
Mức cho ăn: 2 - 2,5 kg/con/ngày, loại cám Cargill 1042, kết hợp thường
xuyên kiểm tra ngoại hình để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
* Giai đoan mang thai
Để khối lượng sơ sinh của lợn con cao, lợn sơ sinh khỏe mạnh thì chăm
sóc lợn mẹ ở giai đoạn mang thai là hết sức quan trọng.
Nái mang thai chia làm 2 giai đoạn:
11

- Nái chửa kỳ 1 (từ 1 - 90 ngày)
Đây là giai đoạn trứng được thụ tinh, phôi làm tổ ở tử cung, bào thai phát
triển chậm.
Chuồng trại nuôi lợn nái chửa kỳ 1 phải đảm bảo luôn thoáng mát, nhốt
riêng mỗi con 1 ô chuồng.
Thức ăn cho lợn là cám Cargill 1042. Mỗi con cho ăn 1,8 - 2kg/con/ngày.
- Nái chửa kỳ 2 (từ 91 ngày đến khi đẻ):
Đây là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai. Bào thai phát triển
nhanh, khối lượng sơ sinh của lợn con đạt được chủ yếu là nhờ sự phát triển
trong giai đoạn này.
Thức ăn của lợn là cám Cargill 1052. Lượng thức ăn cho ăn: 2 -
3kg/con/ngày.

* Giai đoạn nuôi con
Sau khi đẻ nhiệm vụ quan trọng nhất của lợn nái là tiết sữa nuôi con. Vì
vậy nái cần được cung cấp về thức ăn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
- Trước khi đẻ
Trước khi đẻ 2 tuần chúng tôi tiến hành tiêm vacxin Colisuin CL để
phòng hội chứng tiêu chảy do E.coli và Clostridium cho lợn con, lợn nái trước
khi đẻ được tắm rửa sạch sẽ và chuyển về chuồng đã được sát trùng.
Nước uống cho lợn nái luôn được cung cấp đảm bảo, nước sạch, mát và
đủ. Thức ăn cho lợn nái trước khi đẻ là loại thức ăn Cargill 1052 có thành phần
dinh dưỡng như sau: Ẩm độ tối đa 14%, đạm tối thiểu 13%, xơ tối đa 8,5%Ca:
0,8% - 1,5%, P tối thiểu 0,55%, muối 0,2 - 1%, năng lượng trao đổi 2800
kcal/kg, kháng sinh không có.



12

Bảng 1.2. Mức ăn cho lợn nái chửa (kg/con/ngày)
Giai đoạn
Thể trạng nái
Nái gầy
Nái bình
thường
Nái béo
Từ phối giống đến ngày chửa thứ 85 2,5 2,0 1,5 - 1,8
Từ ngày chửa thứ 86 – 110 3,0 - 3,5 2,5 - 2,8 2,0 - 2,5
Từ ngày chửa thứ 111 – 114 2,0 2,0 2,0
Ngày cắn ổ đẻ 1,0 1,0 1,0 hoặc 0
Số lần ăn cho nái chửa 2 bữa/ngày.
- Sau khi đẻ

Sau khi đẻ xong nhau đã ra hết, chúng tôi dùng nước sạch rửa phần bầu vú
và âm hộ, cho lợn uống nước tự do và sử dụng khẩu phần thức ăn 1kg/ngày chia
làm 2 lần ăn cho lợn nái nuôi con trong ngày đầu. Từ ngày thứ 2 sau đẻ, cho lợn
ăn tăng dần đến 5kg, đồng thời tiến hành vệ sinh sạch sẽ ô lợn nái đẻ hàng ngày.
Bảng 1.3. Mức ăn cho lợn nái nuôi con/1 ngày đêm
Ngày nuôi con Lượng thức ăn /1 ngày đêm
Ngày nái đẻ 1,0 kg và nước uống tự do
Ngày thứ nhất sau khi đẻ 1,0 kg
Ngày thứ hai sau khi đẻ 2,0 kg
Ngày thứ ba sau khi đẻ 3,0 kg
Ngày thứ tư sau khi đẻ 4,0 kg
Ngày thứ năm sau khi đẻ 5,0 kg
Từ ngày thứ 6 đến khi cai sữa 2,0 kg + (0,3 kg x số lợn con theo mẹ)
Số lần ăn cho lợn nái nuôi con 2 lần/ngày.
Từ sau khi sinh đến khi bắt đầu cai sữa cho lợn con chúng tôi cho lợn con
uống nước sạch tự do. Đồng thời, hàng ngày, chúng tôi theo dõi lợn nái có bị
bệnh viêm tử cung, âm hộ có mủ chảy ra không, có bị bệnh viêm vú không, nếu
có để có biện pháp sử lý kịp thời.
13

Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, đủ nhiệt độ cho lợn con, trời lạnh
cho lợn con ở ổ úm có bóng điện. Nền chuồng khô, sạch không đọng nước.
* Chăm sóc lợn con
Lợn con sau khi sinh ra, ngoài các công việc như lau khô, bấm nanh, cắt
đuôi, bấm số tai, cho bú sữa đầu, cần luôn luôn giữ nhiệt độ ổn định phù hợp
với lợn con. Sau khi đẻ 1 ngày thì tiêm sắt, sau 3 ngày đẻ thì nhỏ thuốc phòng
tiêu chảy và hô hấp. 4-5 ngày tuổi thì bắt đầu cho lợn tập ăn bằng cám dùng tập
ăn cho lợn con mã số Cám Đỏ 1012. Chúng tôi đổ thức ăn vào máng chuyên
dụng cho lợn ăn tự do suốt ngày đêm, mức cho ăn là 10g/con/ngày, đến khi lợn
được 26 ngày tuổi thì cai sữa cho lợn. Lợn con sẽ được chuyển sang chuồng lợn

choai để chờ xuất đi.
1.2.1.2. Công tác giống
Trong thời gian thực tập tại trại lợn Tiên Kiên tôi đã được các công nhân
kỹ thuật hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận từ công tác chọn lợn hậu bị, khai thác tinh,
kiểm tra chất lượng tinh dịch đến cách phối giống lợn bằng phương pháp thụ
tinh nhân tạo. Tôi đã khai thác được tinh dịch của lợn đực giống được 5 lần,
phối giống được 22 con lợn nái và đã biết cách kiểm tra và bảo quản tinh dịch.
1.2.1.3. Công tác thú y
• Phòng bệnh
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, công tác thú y luôn coi trọng việc phòng
bệnh, thực hiện nghiêm túc về nội quy phòng bệnh trong chăn nuôi:
- Thực hiện sát trùng các đồ dùng, vật dụng.
- Thực hiện quy trình vệ sinh thú y:
+ Phun thuốc sát trùng định kỳ toàn bộ chuồng trại 7 ngày/1 lần.
+ Khử trùng ô chuồng trước khi đưa lợn vào.
+ Vệ sinh thức ăn, nước uống, vật dụng.

14

Bảng 1.4. Lịch tiêm phòng của trại lợn

Lợn con
Tuổi Vaccin Phòng bệnh
Liều
lượng
Cách
dùng
3
ngày
Baytri Cầu trùng 2ml/con

Cho
uống
Fer dextran Thiếu máu 2ml/con
Cho
uống
7
ngày
Mypravac suis lần
1
Suyễn
2ml/con Tiêm bắp

Hypasuis Glasser Viêm đa màng 2ml/con Tiêm bắp

21
ngày
Mypravac suis lần
2
Suyễn
2ml/con Tiêm bắp

Hypasuis Glasser Viêm đa màng 2ml/con Tiêm bắp

28
ngày
Amervac PRRS
Tai xanh
2ml/con Tiêm bắp

35

ngày
Myvac HC(GPE-)
Dịch tả
2ml/con Tiêm bắp

50
ngày
Auskipra – GN
Giả dại
2ml/con Tiêm bắp


Hậu bị

Trước phối giống
8 tuần

Amervac PRRS
Tai xanh
2ml/con Tiêm bắp

7 tuần

Parvosuin-MR Khô thai 2ml/con Tiêm bắp

6 tuần

Auskipra-GN/BK Giả dại 2ml/con Tiêm bắp

5 tuần


Myvac-HC Dịch tả 2ml/con Tiêm bắp

4 tuần

Neumosuin
Viêm phổi và
màng phổi
2ml/con Tiêm bắp

Hypasuis Glasser Viêm đa màng 2ml/con Tiêm bắp

3 tuần

Parvosuin-MR Khô thai 2ml/con Tiêm bắp

2 tuần

Ivocip 1%
Phòng và trị nội,
ngoại ký sinh trùng

1ml/33
kg TT
Tiêm bắp

15


Lợn nái


Trước đẻ
6 tuần

Colisuin CL
Hội chứng tiêu
chảy do E.coli và
Clostridium
2ml/con Tiêm bắp

4 tuần

Myvac-HC Dịch tả 2ml/con Tiêm bắp

Hypasuis Glasser Viêm đa màng 2ml/con Tiêm bắp

3 tuần

Auskipra-GN/BK Giả dại 2ml/con Tiêm bắp

2 tuần

Colisuin CL
Hội chứng tiêu
chảy do E.coli và
Clostridium
2ml/con Tiêm bắp

1 tuần


Ivocip 1%
Phòng và trị nội,
ngoại ký sinh trùng

1ml/33
kg TT
Tiêm bắp

Trước
đẻ 8h
Amoxicillin Tiêu chảy + hô hấp

1ml/15
kg TT
Tiêm bắp


Sau
đ


2 tuần

Amervac PRRS Tai xanh 2ml/con Tiêm bắp

3 tuần

Parvosuin-MR Khô thai 2ml/con Tiêm bắp



Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi đã tiêm phòng cho đàn lợn với
kết quả như sau:
+ Đàn lợn sinh sản được tiêm các loại vaccin: dịch tả, lở mồm long
móng, tụ huyết trùng, giả dại, Farsousure-B, E.coli.
+ Đàn lợn con được tiêm các loại vaccin: tai xanh, phó thương hàn,
suyễn, dịch tả.
+ Đàn lợn đực được tiêm các loại vaccin: dịch tả, lở mồm long móng,
Farsousure-B.
• Chẩn đoán và điều trị bệnh
Để điều trị bệnh cho đàn lợn có hiệu quả cao thì việc chẩn đoán bệnh
nhanh chóng sẽ giúp đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả, giảm
được thiệt hại kinh tế. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này nên trong
thời gian thực tập, tôi luôn cùng các cán bộ cơ sở thường xuyên theo dõi nhằm
phát hiện lợn ốm. Khi mới mắc bệnh, lợn thường không có biểu hiện rõ ràng mà
16

thường thấy lợn ít ăn, bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, giảm hoạt động, thân nhiệt cao. Để
chẩn đoán đúng bệnh, ngoài triệu chứng lâm sàng quan sát thấy còn phải dựa
vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân. Ngoài ra, chúng tôi
còn kết hợp mổ khám, quan sát bệnh tích lâm sàng, qua đó đưa ra phác đồ điều
trị đạt hiệu quả cao hơn.
Trong quá trình thực tập tôi cùng cán bộ kỹ thuật của trại đã chẩn đoán và
điều trị một số bệnh như sau:
* Bệnh lợn con ỉa phân trắng
Nguyên nhân: do thời tiết thay đổi đột ngột, quá lạnh, độ ẩm quá cao,
chuồng trại không sạch sẽ, bệnh do trực khuẩn E.coli gây ra. Đặc trưng của
bệnh này là ỉa chảy, nhiễm trùng huyết và nhiễm độc huyết.
Triệu chứng: Lợn ỉa phân lỏng màu trắng hoặc vàng, có mùi hôi tanh khó
chịu, hậu môn có dính phân, lợn gầy sút nhanh, lông xù, bú kém.
Điều trị: Amoxcolistin + nước đun sôi để nguội, pha thuốc theo tỷ lệ 1g

thuốc với 2 lít nước, uống với liều 2ml/kg, liệu trình điều trị 2 lần/ngày, điều trị
trong 4 ngày.
Hoặc Hamcoli - S + nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ 1 thuốc 4 nước,
uống với liều 1,5ml/kg, liệu trình điều trị 2 lần/ngày, điều trị trong 4 ngày.
Kết hợp tiêm Bcomplex 1 lần/ngày.
* Bệnh suyễn lợn
Triệu chứng: Lợn ho nhiều vào buổi sáng và chiều tối, lúc đầu ho khan,
tần số ho ít, sau tăng lên từng cơn và ho kéo dài, có con thở thể bụng, ngồi như
chó thở, viêm kết mạc có dử, thân nhiệt tăng nhẹ.
Điều trị: Tiêm Vetrimoxin, tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng. Thuốc bổ trợ
Anagin - C: 6ml/con. Điều trị 3 - 5 ngày liên tục.
* Bệnh viêm phổi
Triệu chứng: Lợn thở nhanh, khó thở, thở khò khè, ho, ăn ít, lười vận
động, sốt cao.
17

Biện pháp điều trị: chúng tôi tiến hành điều trị bằng thuốc Clamoxyl LA
có thành phần là Amoxillin với liều 1ml/10 kg thể trọng, liệu trình 3 - 5 ngày,
kết hợp với vitamin C: 1ml/10 kg thể trọng, 1 lần/ngày.
* Bệnh viêm tử cung
Nguyên nhân: do lợn nái của trại sau khi sinh ít được vận động, bộ phận
sinh dục của lợn nái sau khi sinh chưa thật sự được vệ sinh sạch sẽ, bên cạnh đó
một số nái đẻ không bình thường tư thế thai không thuận phải can thiệp bằng
tay, không thể tránh được sây sát gây ra viêm nhiễm đường sinh dục và sau khi
lợn mẹ đẻ xong nhau thai không ra hết cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm
tử cung.
Triệu chứng: Con vật sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn, giảm lượng sữa, từ cơ quan
sinh dục chảy ra hỗn dịch mủ mầu trắng đục, âm hộ sưng đỏ, mùi tanh hôi khó
chịu, xung quanh hốc đuôi ẩm, luôn dính đầy dịch viêm.
Điều trị: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc Han In - dox 10%

Bên cạnh đó tiêm thuốc Vetrimoxin, tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng, điều
trị trong 3 - 4 ngày.
* Bệnh ghẻ
Triệu chứng: Lợn bồn chồn không yên, hay cọ người vào thành chuồng,
trên da có nốt sần đóng vẩy.
Điều trị: Vệ sinh sạch sẽ, lấy cồn iốt rửa sạch vị trí ghẻ, sau đó dùng
thuốc tiêm HANMECTIN - 25 với liều 1,2ml/kg thể trọng.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt nội dung đề ra, tôi đã áp dụng những phương pháp sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của cơ sở và Nhà trường.
- Có kế hoạch chi tiết cho từng tháng, tuần, ngày.
- Bản thân tích cực, chủ động trong học tập và trong công việc.
- Vận dụng những kiến thức đã học được ở Nhà trường để đưa vào thực
tế, phát huy những thuận lợi sẵn có, khắc phục những khó khăn trước mắt để
hoàn thành công việc nghiên cứu.
18

- Tìm tài liệu để nâng cao kiến thức.
- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của cô giáo hướng dẫn.
- Tích cực học hỏi cán bộ công nhân viên trong trại. Làm việc với tinh thần
trách nhiệm, luôn đề cao ý thức học hỏi với phương châm “Học đi đôi với hành”
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn, tiến hành
chuyên đề nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia vào một số việc như sau:
- Lao động xung quanh khu vực trại.
- Mổ hecni cho lợn con.
- Khai thác tinh lợn.
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn.
Bảng 1.5. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Số

TT

Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn hoặc khỏi)
Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
1 Tiêm phòng


Dịch tả 200 An toàn 100

Tai xanh 200 An toàn 100

Viêm đa màng 215 An toàn 100

Suyễn lợn 200 An toàn 100
2 Điều trị


Viêm tử cung 4 3 75

Lợn con phân trắng 37 36 97,3

Bệnh ghẻ 6 6 100

Viêm phổi 7 6 85,7

Viêm khớp 3 3 100


Suyễn lợn 54 52 96,3
3 Công tác khác

Mổ hecni cho lợn con 13 An toàn 100
Khai thác tinh lợn 5 An toàn 100

Thụ tinh nhân tạo cho lợn 22 An toàn 100

×