Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 67 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÔ VĂN BẢO


Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ
LOÀI THIẾT SAM GIẢ LÁ NGẮN (PSEUDOTSUGA BREIFOLIA
W.C CHENG & LK.FU, 1975) TẠI TỈNH HÀ GIANG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : K42- Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Lớp : K42-QLTNR
Khóa học : 2010-2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Văn Thảo
: ThS. Lê Văn Phúc





Thái Nguyên - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!




T.S Dương Văn Thảo Lô Văn Bảo

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng
chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo sinh viên ngành Quản Lý Tài
Nguyên Rừng, hệ chính quy, tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi
xin chân thành cảm ơn đến:
Quý thầy cô giáo nhà trường, Phòng Đào tạo, Ban Giám hiệu nhà

trường tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian khóa học.
Tập thể cán bộ kiểm lâm Hạt kiểm lâm Bát Đại Sơn, Trạm kiểm lâm xã
Cán Tỷ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra hiện trường,
thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dương Văn Thảo và ThS. Lê
Văn Phúc đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn gia đình và những người thân, bạn bè đã giúp đỡ về mọi mặt để
tôi hoàn thành được khoa học này.
Do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn còn hạn chế và bản thân mới
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè quan tâm giúp
đỡ để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Lô Văn Bảo



DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BQL : Ban quản lý
CCR : Chữa cháy rừng
CVĐC : Công viên địa chất
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
D
1.3

: Đường kính ngang ngực
D
1.3
tb
: Đường kính ngang ngực trung bình
D
t
: Đường kính tán
ĐDSH : Đa dạng sinh học
HGD : Hộ gia đình
HST : Hệ sinh thái
H
vn
: Chiều cao vút ngọn
H
vn
tb

: Chiều cao vút ngọn trung bình
IUCN : Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
KBT : Khu bảo tồn
OTC : Ô tiêu chuẩn
PRA : Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
QLRBV : Quản lý rừng bền vững
RT : Rừng trồng
RTN : Rừng tự nhiên
TNR : Tài nguyên rừng
TSGLN : Thiết sam giả lá ngắn
VU : Cấp độ bảo tồn Sắp nguy cấp





MỤC LỤC

Phần 1.MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 4
1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học 4
1.4.2. Trong thực tiễn và sản xuất 4
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở khoa học 5
2.2. Trên thế giới 5
2.3. Ở Việt Nam 8
2.4. Các nhân tố sinh thái đối với đời sống thực vật 10
2.4.1. Nhân tố nhiệt độ đối với đời sống thực vật 10
2.4.2. Nhân tố ánh sáng đối với đời sống thực vật 10
2.4.3. Nhân tố nước và độ ẩm đối với đời sống của thực vật 11
2.4.4. Nhân tố đất đối với đời sống thực vật 11
2.4.5. Nhân tố không khí đối với đời sống thực vật 12
2.4.6. Nhân tố kinh tế - xã hội đối với đời sống thực vật 13
2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang 13
2.5.1. Vị trí địa lý 13
2.5.2. Địa hình 14
2.5.3. Thủy văn 15
2.5.4. Khí hậu 15
2.5.5. Tài nguyên rừng 16
2.6. Một số dẫn liệu về loài Thiết sam giả lá ngắn 17


Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1. Đối tượng 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 22
3.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 23
3.4.1. Cách tiếp cận 23
3.4.2. Phương pháp điều tra trực tiếp, gián tiếp 23
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu một số yếu tố tự nhiên ảnh hưởng
đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn 26
3.4.4. Phương pháp RRA: đánh giá nhanh nông thôn để nghiên cứu các
yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn 26
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
4.1. Hiện trạng phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang. 28
4.2. Đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài
Thiết sam giả lá ngắn ở tỉnh Hà Giang. 32
4.2.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố địa lý – địa hình 32
4.2.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố khí hậu – thủy văn 32
4.2.3. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhưỡng 33
4.3. Đánh giá các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự tồn tại của
loài Thiết sam giả lá ngắn ở tỉnh Hà Giang. 33
4.3.1. Ảnh hưởng của đầu tư và thu nhập 33
4.3.2. Ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư: 34
4.3.3. Ảnh hưởng của dân trí, nhận thức 36
4.3.4. Ảnh hưởng của phong tục tập quán 36
4.3.5. Ảnh hưởng của chính sách: 37
4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Thiết sam
giả lá ngắn tại khu vực nghiên cứu 38

4.4.1. Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng 38
4.4.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ 42
4.4.3. Giải pháp về kinh tế: 43
4.4.4. Giải pháp về xã hội 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1. Kết luận 47
5.2. Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

























DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.1. Bảng tổng hợp OTC điều tra tại Quản Bạ
và Đồng Văn phân theo sườn và đỉnh núi 28
Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành nơi có loài thiết sam giả
lá ngắn ở vị trí đỉnh núi tại Quản Bạ 28
Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành nơi có loài thiết sam
giả lá ngắn ở vị trí sườn núi tại Quản Bạ 29
Bảng 4.4 Cấu trúc tổ thành nơi có loài thiết sam
giả lá ngắn ở vị trí đỉnh núi tại Đồng Văn 30
Bảng 4.5 Cấu trúc tổ thành nơi có loài thiết sam
giả lá ngắn ở vị trí sườn núi tại Đồng Văn 31
Bảng 4.6. Các loại lâm sản khai thác và mục đích sử dụng của người dân 34
Bảng 4.7. Khối lượng bình quân khai thác lâm sản của các hộ gia đình 34


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: cây Thiết sam giả lá ngắn trưởng thành tại đỉnh núi đá 18
Hình 2.2: Cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh trên núi đá 19
Hình 2.3: Mặt trên lá cây TSGLN 20
Hình 2.4: Mặt dưới lá cây TSGLN 20
Hình 2.5: Điều kiện bất lợi làm cây Thiết sam giả lá ngắn chết 21
Hình 4.1: Người dân hoạt động sản xuất tại khu vực có loài TSGLN 35
Hình 4.2: Gốc cây Thiết sam giả lá ngắn bị chặt hạ 35























1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay sự suy giảm về đa dạng sinh học đang diễn mạnh mẽ, đặc biệt
là các loài cây quý hiếm có nhiều giá trị về mặt sinh thái và kinh tế như loài
Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifovila W. C Cheng & L.K.Fu, 1975)
họ Thông (Pinaceae) còng đang đứng trước nguy cơ đó. Trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội tiếp theo đòi hỏi chúng ta có nhận thức và hành động để

đạt sự bền vững, trong đó có nhu cầu nghiên cứu và bảo tồn các loài đặc hữu,
quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và có nhiều giá trị không chỉ về sinh học,
sinh thái môi trường, mà còn cho đời sống xã hội, trong đó có loài Thiết sam
giả lá ngắn.
Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường, luôn giữ một vai trò quan trọng
không gì thay thế được đối với việc phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo
vệ tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, cung cấp nhiều loại lâm sản quý
phục vụ nhu cầu cuộc sống của hàng triệu đồng bào miền núi… đáp ứng
những nhu cầu cơ bản ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, khi xã hội
ngày càng phát triển, sự gia tăng dân số càng không thể thay thế được trong
việc duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường, rừng càng ngày bị thu hẹp
về diện tích, giảm sút về chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu của mất rừng là sự
can thiệp thiếu hiểu biết của con người, với đời sống khó khăn, nghèo đói thì
con người đã tác động vào rừng một cách quá khả năng tự phục hồi của nó.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân liên quan tới tính không hợp lý của các
kỹ thuật lâm sinh, hoặc những biện pháp về kinh tế xã hội đã làm gia tăng
những tác động tiêu cực đến rừng. Ở Việt Nam, trong 50 năm trở lại đây rừng
đã bị tàn phá rất nhiều, diện tích rừng hiện nay chỉ còn khoảng 13,8 triệu ha,
phần lớn những khu rừng còn lại này tập trung ở những vùng núi cao. Với
2
mọi nỗ lực trồng và bảo vệ rừng năm 2012 tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,7%. Tuy
nước ta có nhiều loài động, thực vật và côn trùng rất phong phú và đa dạng
nhưng hiện nay tình trạng xâm hại trái phép nguồn tài nguyên rừng đang diễn
ra ngày càng phức tạp dẫn đến nhiều loài cây gỗ có giá trị cao hoặc quý hiếm,
đặc hữu dần mất đi như Thiết sam giả lá ngắn, Pơ Mu (Fokienia hodginsii),
Du sam (Keteleeria evelyniana Master), Bách xanh (Calocedrus macrolepis
Kurz ),…và thay vào đó là các loài cây ít giá trị. Đây là mối nguy hại lớn đối
với công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài Thiết sam giả
lá ngắn nói riêng ở đây.
Loài Thiết sam giả lá ngắn còn được gọi là Thông núi đá, Súa cứng

(Mông) có phân bố ở Trung Quốc (Quý Châu, Quảng Tây) và Việt Nam có ở
các tỉnh vùng Đông Bắc như Bắc Kạn (Na Rì), Cao Bằng (Nguyên Bình, Trà
Lĩnh, Hạ Lang, Bảo Lạc), Hà Giang (Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc), trong
10 năm trở lại đây, kích thước quần thể suy giảm tới trên 50%, diện tích phân
bố hiện < 2000 km
2
, quần thể bị chia cắt, mọc rải rác trên các đỉnh núi đá vôi
ở vùng Đông Bắc, có chỗ mọc gần như thuần loài (Kim Hỉ) (Bộ NN & PTNT,
2010) [3]. Là một trong số 33 loài cây lá kim bản địa ở Việt Nam. TSGLN là
cây có gỗ đẹp và bền, thường mọc trên các đỉnh núi đá vôi có độ cao từ 500 –
1500m so với mặt nước biển. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị
thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan. Hiện nay vùng phân bố
tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể trưởng thành của loài bị
giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do khai thác
gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm hàng mỹ nghệ, điều kiện hoàn
cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái sinh kém. Vì vậy, loài
này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có ngay biện pháp kịp
thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây gỗ quý, hiếm ở
vùng núi đá vôi.
3
Thiết sam giả lá ngắn được đề nghị là loài bổ sung vào danh lục các
loài quý hiếm và nguy cấp theo nghị định 32/NĐ-CP/2006 nghiêm cấm khai
thác và sử dụng với mục đích thương mại. Thuộc bậc VU theo sách đỏ Việt
Nam 2007 và danh lục đỏ IUCN. Nếu không có những biện pháp bảo vệ và
nhân rộng thì loài này sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Những nghiên cứu về Thiết sam giả lá ngắn trên núi đá vôi ở nước ta
còn nhiều hạn chế, các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc sơ bộ mô tả đặc
điểm hình thái, sinh thái, những thông tin về khả năng tái sinh ngoài tự nhiên
còn rất ít.
Để bảo tồn loài quý hiếm này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu

về đặc điểm hình thái, sinh thái học và vật hậu. Vì vậy việc nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài Thiết sam giả lá ngắn là điều cần
thiết, góp phần giải quyết các các vấn đề đang đặt ra cho bảo tồn một loài quý
hiếm, đặc hữu, có giá trị về nhiều mặt nhưng đang đứng trước nguy cơ bị xâm
hại và tuyệt chủng.
Trước thực trạng đó tôi đó tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một
số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga
brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975) tại tỉnh Hà Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Điều tra nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài Thiết
sam giả lá ngắn làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo
tồn có hiệu quả.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được một số nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
sự tồn tại của loài Thiết sam giả lá ngắn tại tỉnh Hà Giang
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo tồn loài Thiết
sam giả lá ngắn tại tỉnh Hà Giang.
4
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình thực hiện chuyên đề, sinh viên sẽ được thực hành nghiên
cứu khoa học, biết phân bổ thời gian một cách hợp lý và khoa học trong công
việc để đạt được kết quả cao trong quá trình làm việc, đồng thời là cơ sở khoa
học để nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho
công việc sau khi ra trường, bổ sung tư liệu cho học tập.
1.4.2. Trong thực tiễn và sản xuất
Áp dụng những kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế, góp phần
nâng cao hiệu quả việc bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn.
Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố loài Thiết sam giả lá
ngắn tại tỉnh Hà Giang.

Hạn chế và ngăn ngừa sự suy thoái của loài Thiết sam giả lá ngắn, trên
cơ sở đó bước đầu đề xuất được các giải pháp tăng số lượng và chất lượng
loài Thiết sam giả lá ngắn.







5
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học
Sự tồn tại và phát triển của một loài cây rừng phụ thuộc vào sự ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái tổng hợp, ngoài các nhân tố sinh thái có tính
khu vực như khí hậu, đất đai, thì nó còn bị sự ảnh hưởng của các nhân tố tiểu
hoàn cảnh rừng như địa hình, ánh sáng dưới tán rừng, nhiệt độ trong rừng,
quan hệ tổ thành loài, đai cao, vị trí sống, dinh dưỡng, độ ẩm đất, thực bì,
thảm mục…và các nhân tố này lại có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, do vậy
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển cây rừng phải
dựa trên quan điểm tổng hợp, không tách rời từng nhân tố. Phương pháp tiếp
cận vấn đề này của đề tài sẽ dựa vào thu thập số liệu sinh thái tổng hợp liên
quan đến phân bố, tái sinh loài trên hiện trường, áp dụng phương pháp kế thừa
số liệu của các công trình đã công bố kết hợp với điều tra khảo sát, bố trí thí
nghiệm ngoài thực địa, phân tích trong phòng để làm cơ sở nghiên cứu đối
tượng Thiết sam giả lá ngắn.
2.2. Trên thế giới
Nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về sinh thái, đặc biệt là

mỗi quan hệ giữa các loài thực vật, các quần thể đối với rừng mưa nhiệt đới,
trong đó đáng chú ý là công trình cấu trúc rừng mưa đã mang lại kết quả có
giá trị như Baur G.N (1964) [1] đã nghiên cứu các vấn đề sinh thái trong kinh
doanh rừng mưa, phục hồi và quản lý rừng mưa nhiệt đới, khi nghiên cứu ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới, tác giả
có nhận xét: trong rừng nhiệt đới nếu thiếu ánh sáng thì sẽ ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm thì
ảnh hưởng không rõ ràng. (Odum E.P, 1971) [7] đã nghiên cứu các vấn đề
6
sinh thái nói chung và sinh thái trong rừng mưa nhiệt đới làm cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu sinh thái loài và cấu trúc rừng.
Trong chế độ khí hậu có các nhân tố bức xạ mặt trời, nhiệt độ, ẩm độ,
không khí. Việc nghiên cứu các nhân tố đó để làm căn cứ tác động kỹ thuật
lâm sinh đó được nhiều tác giả thực hiện. Theo Laslo pancel, 99% năng lượng
của trái đất thu nhận được từ mặt trời. Nhà lâm sinh học người Đức Bếch-sơ
đã nói: “ ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà lâm học điều khiển sự sống của rừng
theo hướng có lợi về kinh tế” (Phùng Ngọc Lan và cs, 1992) [6] .
Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình sinh lý ở thực vật đó được các
nhà thực vật học nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau. M.Ia. Oscretcov đã
nghiên cứu cường độ quang hợp của lá Thông trong bóng và ngoài ánh sáng ở
điều kiện chiếu sáng khác nhau và thu được kết quả sau: ở độ chiếu sang thấp
(vào khoảng 1000 đến 2000 lux), cường độ quang hợp lá trong bóng bằng 2
đến 4 lần so với ngoài sáng. Nhưng ở cường độ chiếu sáng cao (2000 đến
4000 lux) thì cường độ quang hợp là ngoài sáng tăng hơn nhiều lần (Nguyễn
Minh Đức, 1998) [4].
Các nhân tố sinh thái chủ yếu dưới tán rừng như chế độ chiếu sáng, chế
độ nhiệt, ẩm…có sự biến động rất khác nhau theo chiều đứng và theo chiều
ngang và sự biến động này phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc rừng, vào thành
phần loài cây, thời gian sinh trưởng và tuổi rừng. đồng thời đến nay còn nhiều
quy luật biến đổi các nhân tố sinh thái chưa được khám phá, đặc biệt ở dưới

tán rừng nhiệt đới thường xanh (A.A.Aleceev, 1965, 1982; B.C.Belov, 1974,
1880; X.N.Xelnov, 1977, 1980 dẫn theo Nguyễn Minh Đức, 1998) [4] .
Đối với nhiệt độ không khí, sự biến đổi theo chiều thẳng đứng trong và
ngoài rừng rất khác nhau. Ở chỗ trống, ban ngày mặt đất chịu tác động trực
tiếp và mạnh mẽ của bức xạ mặt trời, nhiệt độ biến đổi theo quy luật: nhiệt độ
không khí ở mặt đất cao nhất, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Ban đêm do
7
bức xạ mạnh của mặt đất nên tình hình biến đổi theo chiều ngược lại, nhiệt độ
mặt đất thấp nhất và càng lên cao nhiệt độ càng tăng (trong phạm vi một độ
cao nhất định). Tán rừng là nơi ban ngày nhận được bức xạ nhiều nhất còn
mặt đất thì được tán rừng che phủ, ban ngày nhận ít bức xa mặt trời, ban đêm
bức xạ tỏa nhiệt bị tán cây chắn lại Phùng Ngọc Lan (1986) [5] . Nhiệt độ là
nhân tố sinh tồn giữ vai trò quyết định các hoạt động sinh lý như quang hợp,
hô hấp, thoát hơi nước, hút các chất dinh dưỡng…nhiệt độ là nhân tố quan
trọng trong kích thích hạt giống nảy mầm (Phùng Ngọc Lan và cs, 1992) [6].
Rừng đảm bảo những điều kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt
động sản xuất và đời sống của người dân. Những cố gắng trong việc quản lý
bảo vệ các khu rừng cấm quốc gia thường gây nên những mâu thuẫn lợi ích
giữa cá nhân, cộng đồng dân cư địa phương với quốc gia. Từ đây, người ta
nhận thức được rằng công tác QLRBV phải hướng đến phục vụ các nhu cầu
xã hội. Việc đáp ứng các nhu cầu đó phải được thực hiện thường xuyên, liên
tục và ổn định lâu dài. Theo tài liệu của FAO, công cụ để QLRBV phải bao
gồm các quy trình công nghệ, cả các chính sách kinh tế xã hội. Nó đảm bảo
các hoạt động quản lý rừng thoả mãn đồng thời những nguyên lý về kinh tế,
xã hội và môi trường. Có thể nói quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là
phương thức quản lý được xã hội chấp nhận, có cơ sở về mặt khoa học, có
tính khả thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế.
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý tài nguyên rừng
tập trung đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia phát
triển. Trong giai đoạn này, vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng ít được

quan tâm. Vì vậy, họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng lấy lâm sản và đất đai
để canh tác nông nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình
trạng khai thác quá mức tài nguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày
càng bị suy thoái nghiêm trọng.
8
2.3. Ở Việt Nam
Về nghiên cứu hệ sinh thái rừng và các mối quan hệ sinh thái giữa các
loài cho thấy hệ sinh thái rừng là một tổng hợp phức tạp các mối quan hệ lẫn
nhau của các quá trình, trong đó sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi
trường là quá trình cơ bản nhất.
Trong bài giảng Rừng và môi trường PGS.TS Nguyễn Văn Thêm
(2008) [10] đã đưa ra một số khái niệm như:
- Nhân tố sinh thái: Đó là những thành phần cấu thành môi trường sống
của các sinh vật. Ví dụ: ánh sáng, CO
2
, nước, khoáng chất, đất, địa hình
- Nhân tố sinh tồn: Nhân tố sinh thái tối quan trọng đối với sự sống của
sinh vật. Ví dụ: Đối với thực vật là ánh sáng, CO
2
, nước, khoáng chất.
- Nhân tố sinh thái chủ đạo: Đó là những nhân tố sinh thái mà khi
chúng thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của những nhân tố sinh thái khác.
- Nhân tố sinh thái thứ yếu: (1) Những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng
không lớn đối với sinh vật. (2) Những nhân tố sinh thái mà đặc tính và sự hoạt
động của chúng phụ thuộc vào những nhân tố sinh thái khác.
- Nhân tố sinh thái độc lập: Đó là những nhân tố sinh thái mà đặc tính
và sự hoạt động của chúng là độc lập với hoạt động sống của sinh vật. Ví dụ:
Địa hình, ánh sáng mặt trời ở mặt trên tán rừng.
- Nhân tố sinh thái phụ thuộc. Đó là những nhân tố sinh thái mà đặc tính
và sự hoạt động của chúng phụ thuộc vào những nhân tố sinh thái khác. Ví dụ:

Cường độ ánh sáng dưới tán rừng giảm dần theo độ khép tán của rừng…
- Nhân tố sinh thái giới hạn: ( 1) Những nhân tố sinh thái nằm ở lân cận
vùng gây ra ức chế hoặc tử vong của sinh vật. (2) Những nhân tố sinh thái
làm cho sinh vật lâm vào tình trạng bị ức chế hoặc tử vong. Ví dụ: Nhiệt độ
(ánh sáng, độ ẩm…) quá cao hoặc quá thấp đối với hoạt động bình thường của
thực vật.
- Tính chống chịu sinh thái của loài: Khả năng của sinh vật có thể chịu
đựng được sự tác động của nhân tố sinh thái ở mức độ nào đó
9
Còn trong giáo trình Sinh thái học của (Nguyễn Đình Sinh, 2009) [9]
thì nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp tới đời sống sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với
nhau thành một tổ hợp sinh thái và cùng tác động lên cơ thể sinh vật.
Sự phân chia các nhóm nhân tố sinh thái. Theo Mai Sỹ Tuấn (Phạm
Văn Lập, chủ biên, 2008), các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm:
Nhóm các nhân tố vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi
trường xung quanh sinh vật. Nhóm các nhân tố hữu sinh là thế giới hữu cơ
của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật)
này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong
nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân
tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
Theo Thái Văn Trừng (1978) [12] khi nghiên cứu về thảm thực vật
rừng Việt Nam, đã kết luận: Ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều
khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh. Nếu
các điều kiện khác của môi trường như: đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán
rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi
lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời
gian mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa
sinh vật và môi trường.
Phạm Hoàng Quốc (2011) [8] đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số

nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên loài Lim xanh tại khu vực Hữu lũng -
Lạng sơn. Theo tác giả, dưới mỗi độ tàn che các nhân tố ánh sáng, nhiệt độ,
ẩm độ có quan hệ với nhau tạo thành một tiểu khí hậu riêng. Điều này có ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh
trực tiếp chịu ảnh hưởng này. Độ biến động về cường độ ánh sáng cao hơn sự
biến động về nhiệt độ, còn biến động về ẩm độ là nhỏ nhất.
10
2.4. Các nhân tố sinh thái đối với đời sống thực vật
2.4.1. Nhân tố nhiệt độ đối với đời sống thực vật
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến hình thái giải phẫu, đến
sinh lý và từng giai đoạn phát triển cá thể của thực vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của thực vật, gồm quang
hợp, hô hấp, thoát hơi nước, sự hình thành và hoạt động của diệp lục. Cây
quang hợp tốt ở nhiệt độ 20ºC đến 30ºC, quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng
đến quá trình này. Ở nhiệt độ 0ºC cây nhiệt đới ngừng quang hợp vì diệp lục
bị biến dạng, ở nhiệt độ từ 40ºC trở lên sự hô hấp bị ngừng trệ. Các cây ôn đới
có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới 0ºC, ở một số loài
tùng, bách, mầm cây vẫn hô hấp khi nhiệt độ xuống đến âm 20ºC.
Khi nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm không khí càng xa độ ẩm bão
hòa, cây thoát hơi nước càng nhiều. Trong ngày nắng, sự thoát hơi nước tăng
dần từ sáng sớm đến gần trưa, sau đó giảm dần cho đến chiều. Khi nhiệt độ
thấp, độ nhớt của chất nguyên sinh tăng lên, áp suất thẩm thấu giảm, rễ hút
nước khó khăn, không đủ cho cây, cây phản xạ lại bằng cách rụng lá (Nguyễn
Đình Sinh, 2009) [9].
2.4.2. Nhân tố ánh sáng đối với đời sống thực vật
Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống, là nguồn cung cấp
năng lượng cho toàn bộ sự sống, thông qua quang hợp của thực vật; nó điều
khiển chu kỳ sống của thực vật. Ánh sáng vừa là yếu tố điều chỉnh vừa là yếu
tố giới hạn đối với đời sống sinh vật (nhất là đối với thực vật).
Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống của cây (từ khi hạt

nảy mầm đến khi ra hoa, đậu quả). Quang hợp của thực vật chỉ xuất hiện ở
phổ ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy được với các bước sóng từ 380-
780n.m. Cường độ ánh sáng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới thực vật.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình sinh trưởng của thực vật mang
tính chất rất phức tạp, nó liên quan tới rất nhiều yếu tố ngoại cảnh (Nguyễn
Đình Sinh, 2009) [9].
11
2.4.3. Nhân tố nước và độ ẩm đối với đời sống của thực vật
Nước có vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật, là thành phần
không thể thiếu được của các cơ thể sống. Nước là nguyên liệu cho cây quang
hợp; là phương tiện vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật, là môi trường
cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống; nó tham gia
vào quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Nước có vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống và trong sinh sản
của sinh vật: thụ tinh, phát tán bào tử, hạt, quả.
Nước chiếm tới 80-95% khối lượng của các mô sinh trưởng, chỉ cần
giảm sút một ít hàm lượng nước trong tế bào đã làm giảm các chức năng sinh
lý của cơ thể (Nguyễn Đình Sinh, 2009) [9].
2.4.4. Nhân tố đất đối với đời sống thực vật
Đất không chỉ là “yếu tố” của môi trường mà còn là sản phẩm hoạt
động sống của sinh giới; đất là kết quả tổng hợp của các tác động khí hậu và
sinh vật, đặc biệt là thực vật trên vật liệu gốc.
Trước hết cấu trúc của đất ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm của hạt. Những
hạt nhỏ và nhẹ thường nảy mầm nhanh hơn trong đất nhỏ, do hạt nhỏ dễ tiếp
xúc với các thành phần đất mịn tốt hơn. Đất vừa là giá thể cho cây đứng vững,
vừa cung cấp nước và các chất khoáng cần thiết cho cây.
Ảnh hưởng của môi trường đất đến thực vật: Chế độ ẩm, độ thông khí
và nhiệt độ cùng với cấu trúc của lớp đất mặt đã ảnh hưởng đến sự phân bố
các loại cây và hệ rễ của chúng. Hệ rễ của những cây gỗ ở những vùng bị
đóng băng phân bố nông và rộng. Những nơi không có sự đóng băng thì hệ rễ

vừa ăn sâu và phát triển nhiều rễ ở lớp đất mặt để hút các chất. Ở vùng núi đá
vôi, do thiếu chất dinh dưỡng và thể nền rất cứng, nên rễ các cây gỗ đã len lỏi
vào các khe hở, vách đá, hay ôm chặt lấy các tảng đá lớn. Các rễ này tiết ra
axit hòa tan đá vôi để lấy một phần chất khoáng.
12
Một số loài thực vật có tính chỉ thị vì sống ở các loại đất đặc trưng: Có
loại ưa đạm nitrat, như cây lá rộng rừng nhiệt đới, rau dền gai,…Cây ưa vôi
như nghiến, Trai.
Ở điều kiện khí hậu ẩm, lạnh sẽ có một khuynh hướng hình thành đất
chua, nhiều mùn thô, chất dinh dưỡng bị rửa trôi và trở thành màu tro.
Đất núi đá vôi có ở vùng nhiệt đới. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
ẩm, đá vôi dễ bị mục nát; kết quả của sự bào mòn đã để lại chỉ còn các ngọn
núi dạng tháp đứng riêng lẻ hay còn lại các sống núi rời nhau, có vách dựng
đứng. Cả vùng đất núi đá vôi này biến thành nơi đất hoang và có nhiều hang
động dạng phễu tròn và sâu có khi tới hàng trăm mét. Đất ở vùng núi đá vôi là
đất kiềm (pH >7). Ví dụ, ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Hoà Bình, Hà
Tây, Quảng Bình… của Việt Nam.
Đất ở rừng mưa nhiệt đới là loại đất nghèo chất dinh dưỡng và chua
(pH=4,5-5,5), nhưng thảm thực bì lại phát triển tốt. Nguồn chất dinh dưỡng
mà thực vật cần, lại tập trung trong phần sinh khối trên mặt ñất. Hàng năm
một lượng sinh khối đã chết đi, rụng xuống và nhanh chóng bị khoáng hóa,
giải phóng các chất dinh dưỡng và cũng nhanh chóng được rễ hấp thu
(Nguyễn Đình Sinh, 2009) [9].
2.4.5. Nhân tố không khí đối với đời sống thực vật
Không khí có ý nghĩa rất lớn đối với cơ thể sống. Nó cung cấp oxy cho
các sinh vật hô hấp, không khí chuyển động (gió) có ảnh hưởng rõ rệt đến
nhiệt độ, độ ẩm và làm thay đổi chúng, gió nhẹ có vai trò quan trọng trong
việc làm phát tán vi sinh vật, bào tử, hạt phấn hoa, quả, hạt và nhiều động vật,
mở rộng khu phân bố và thành phần loài trong quần xã, gió mạnh cũng làm
tổn hại đến chúng (Nguyễn Đình Sinh, 2009) [9].

13
2.4.6. Nhân tố kinh tế - xã hội đối với đời sống thực vật
Rừng không chỉ cung cấp những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hằng
ngày như gỗ, củi, lương thực, thực phẩm, dược liệu vv mà còn cung cấp
những sản phẩm phục vụ nhu cầu công nghiệp, thủ công nghiệp và xuất khẩu.
Do công tác quản lý rừng và tài nguyên đất đai vùng đầu nguồn kém
hiệu quả dẫn đến mất rừng, gây ra những biến đổi khí hậu, gia tăng tần suất và
mức độ thiệt hại của hạn hán, lũ lụt. Hằng năm nhà nước phải đầu tư hàng
nghìn tỉ đồng để củng cố đê điều và chống lũ. Mất rừng cũng là nguyên nhân
chính gây nên sự xói mòn mạnh và sự hoang hoá diện tích đất đồi núi. Quản
lý rừng không hiệu quả và thiếu quy hoạch cũng làm cho nhiều vùng đất
trũng, đất ngập mặn trù phú bởi các thảm rừng tràm, rừng đước với hàng trăm
loài động vật hoang dã có giá trị cao đã và đang bị thay thế bởi các vùng nuôi
tôm, các rừng trồng công nghiệp với mức độ mặn hoá, phèn hoá ngày càng
nghiêm trọng.
Sự gia tăng dân số, thiếu thốn về lương thực, phá rừng lấy đất canh tác,
khai thác lâm sản quá mức, rừng còn bị ảnh hưởng bởi sự huỷ diệt trầm trọng
của các cuộc chiến tranh kéo dài và làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút vì
bom đạn, chất độc hoá học tàn phá nặng nề.
2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang
2.5.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị
trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao
Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào
Cai và Yên Bái.
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.914,8892km
2
, trong đó theo đường
chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam

dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lónh thổ Hà Giang, còng là điểm cực bắc
của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23
0
13'00";
14
điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ
l04
0
24'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có
kinh độ l05
0
30'04".
2.5.2. Địa hình
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam,
Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung
bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung
nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa
tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao
500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5
ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể
phân thành 3 vùng sau:
Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện
Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi,
đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn,
những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao
nguyên đá Đồng Văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn
cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.
Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần
của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao
từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa

vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc
lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc
Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những
dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo
sông, suối.
15
2.5.3. Thủy văn
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ
sông - suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc
lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông đường thuỷ.
Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân ,
Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị
xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyờn Quang. Đây là nguồn cung cấp nước
chính cho vùng trung tâm tỉnh.
Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn
đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2), hệ
số tập trung nước đạt 2,0km/km
2
. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa
phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của
Hà Giang.
Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua
Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào Sông Lô. Đây là
nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn
như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn
nhỏ cung cấp nguồn nước phục vô cho sản xuất và đời sống dân cư.
2.5.4. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà

Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên
Sơn, song còng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền
Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . .
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6
0
C - 23,9
0
C, biên độ nhiệt trong
năm có sự dao động trên 10
0
C và trong ngày còng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt
16
độ cao tuyệt đối lên đến 40
0
C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp
tuyệt đối là 2,2
0
C (tháng l).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng
mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là
một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các
vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo
được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì
là 1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên
1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở
Bắc Mờ là 1,4 mm. . .
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động còng
không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời
điểm thấp nhất (tháng l,2,3) còng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh
giới giữa mùa khô và mùa mưa không rừ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều

mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mựa đông lên tới 8 - 9/10)
và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ,
tháng ít chỉ có 74 giờ).
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung
lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất
vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây
còng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn,
sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà
Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh,
đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
2.5.5. Tài nguyên rừng
Hà Giang có diện tích 7.914,8892 km
2
, trong đó diện tích rừng tự nhiên
là 553.138,3 ha chiếm gần 69,9% diện tích đất tự nhiên, với nhiều sản vật quý

×