Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 63 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN MẠNH CƯỜNG



NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHATHERA
GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CHO LỢN RỪNG
LAI F1 (

RỪNG X

ĐỊA PHƯƠNG) NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y
Khoa : Chăn nuôi - Thú y
Khóa học : 2010 - 2014



Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN MẠNH CƯỜNG



NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ CÂY CHÈ ĐẠI (TRICHATHERA
GIGANTEA) BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN CHO LỢN RỪNG
LAI F1 (

RỪNG X

ĐỊA PHƯƠNG) NUÔI
TẠI HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y
Khoa : Chăn nuôi - Thú y
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. Trương Hữu Dũng


Thái Nguyên, năm 2014


Lời cảm ơn

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi - Thú y, tôi được phân công về thực tập tại trại lợn rừng và lợn
rừng lai của gia đình ông Nguyễn Xuân Thọ thôn Cây Thị xã Thái Bình
huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Đến nay, tôi đã hoàn thành quá trình thực
tập tốt nghiệp và bản khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong trang đầu của bản khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi -
Thú y đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực tập.
Ban lãnh đạo và các cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT- Trung tâm
Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang. Và chủ trang trại lợn ông Nguyễn Xuân Thọ
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn: TS. Trương Hữu Dũng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần, động viên
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.


Thái Nguyên, ngày 9 tháng 6 năm 2014
Sinh viên

Trần Mạnh Cường



LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo, đóng vai
trò quan trọng và không thể thiếu ở các trường Đại học nói chung và Trường
Đại học Nông Lâm nói riêng. Quá trình thực tập giúp cho sinh viên tiếp cận
và nắm bắt thực tế, củng cố kiến thức đã học, đồng thời áp dụng lý thuyết vào
thực tiễn sản xuất, từ đó nâng cao kiến thức chuyên môn, nắm vững các
phương pháp nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian giúp cho sinh viên rèn
luyện, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nhằm trang bị những kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý để sau khi tốt nghiệp ra
trường trở thành người cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn, tay nghề
vững vàng, có thể đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Xuất phát từ cơ sở trên, theo nguyện vọng của bản thân, được sự nhất
trí của khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
cùng với sụ tiếp nhận của Trại lợn rừng và rừng lai của nông hộ ông Nguyễn
Xuân Thọ thôn Cây Thị xã Thái Bình huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang,
cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cán bộ công nhân trong
Trại, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại
(trichathera gigantea) bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai
F1 (♂rừng x ♀địa phương) nuôi tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”.


Thái Nguyên, ngày 9 tháng 6 năm 2014


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BĐTN
: Bắt đầu thí nghiệm
BQCGĐ : Bình quân cả giai đoạn

ĐC : Đối chứng
ĐVT : Đơn vị tính
GĐTN : Giai đoạn thí nghiệm
KPCS : Khẩu phần cơ sở
TN : Thí nghiệm
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 13
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 32
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất lá cây Chè Đại tại huyện Yên Sơn 34
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng lá cây Chè Đại trong chăn nuôi 35
Bảng 2.4: Cơ cấu đàn lợn rừng và lợn rừng lai tại huyện Yên Sơn năm 2014
36
Bảng 2.5: Quy mô đàn lợn rừng và lợn rừng lai F1 (♂R x ♀ĐP) 37
Bảng 2.6: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) 38
Bảng 2.7: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (gram/con/ngày) 40
Bảng 2.9: TTTĂ cho 1 kg tăng khối lượng của lợn rừng lai 43

Bảng 2.10: Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp của lợn thí nghiệm 44


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 39
Hình 2.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 40
Hình 2.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 42



MỤC LỤC
Trang

Phần 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1
1.1.1.1. Vị trí địa lý
1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
1
1.1.1.3. Địa hình đất đai
3
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
4

1.1.2.2. Tình hình văn hóa xã hội
4
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
5
1.1.3.1. Ngành trồng trọt
5
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi
5
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại
6
1.1.4.1. Quá trình thành lập
6
1.1.4.2.Tình hình sản xuất của trại
7
1.1.5. Đánh giá chung
7
1.1.5.1. Thuận lợi
7
1.1.5.2. Khó khăn
8
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
9
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
9
1.2.2. Biện pháp thực hiện
9
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
10
1.2.3.1. Công tác giống
10

1.2.3.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn
10
1.2.3.3. Công tác thú y
10
1.3. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
13


1.3.1. Kết luận
13
1.3.2. Tồn tại
14
1.3.3. Đề nghị
14
Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
15
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 15
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 17
2.2.1 Cơ sở khoa học 17
2.2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của cây Chè Đại 17
2.2.1.2. Tình hình sử dụng lá cây Chè Đại trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại
Việt Nam 19
2.2.1.3. Ngọn, lá thực vật làm thức ăn cho vật nuôi 21
2.2.1.4. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 23
2.2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vật nuôi
26
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
29
2.2.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
30

2.3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
31
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
31
2.3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
31
2.3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
31
2.3.2.2. Thời gian nghiên cứu
31
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
32
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
32
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi và cách xác định
33
2.3.5.1. Sinh trưởng tích lũy
33
2.3.5.2. Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
33
2.3.5.3. Sinh trưởng tương đối (%)
34
2.3.5.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn
34
2.3.5.5. Hạch toán sơ bộ một số chi phí chính
34


2.3.5.6. Phương pháp tính toán xử lý số liệu

34
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
34
2.4.1. Khảo sát diện tích, năng suất và sử dụng lá cây Chè Đại tại huyện Yên
Sơn
34
2.4.1.1. Diện tích, năng suất lá cây Chè Đại tại huyện Yên Sơn
34
2.4.1.2. Tình hình sử dụng lá cây Chè Đại trong chăn nuôi tại huyện Yên Sơn
35
2.4.2. Tình hình chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai trên địa bàn huyện Yên
Sơn
36
2.4.2.1. Cơ cấu đàn lợn rừng và lợn rừng lai nuôi tại huyện Yên Sơn năm 2014
36
2.4.2.2. Quy mô đàn lợn rừng và lợn rừng lai nuôi tại huyện Yên Sơn.
37
2.4.3. Nghiên cứu bổ sung lá cây Chè Đại vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai
tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
38
2.4.3.1. Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm
38
2.4.3.2. Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí
nghiệm
40
2.4.3.3. Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến sinh trưởng tương đối của lợn thí
nghiệm
41
2.4.3.4. Ảnh hưởng của lá Chè Đại đến hiệu quả sử dụng thức ăn
43

2.4.3.5. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung lá Chè Đại trong chăn nuôi lợn
rừng lai F1(♂rừng x ♀địa Phương)
44
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
45
2.5.1. Kết luận
45
2.5.2. Tồn tại
46
2.5.3. Đề nghị
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
47


1

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai được xây dựng trên địa bàn xã
Thái Bình thuộc huyện Yên Sơn là một xã trung du miền núi của tỉnh Tuyên
Quang. Xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện, cách trung tâm thành phố Tuyên
Quang 9km về phía Đông theo tuyến quốc lộ 37B và cách trung tâm huyện
mới 19km, xã có 17 thôn với tổng diện tích là 2.699,78 ha ha, vị trí địa lý của
xã như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Phú Thịnh.

- Phía Nam giáp với xã An Khang của thành phố Tuyên Quang
- Phía Đông giáp với xã Công Đa và xã Tiến Bộ.
- Phái Tây giáp xã với An Khang và thành phố Tuyên Quang
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Xã Thái Bình có khí hậu đặc trưng của vùng trung du miền núi phía
Bắc, một năm có 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô.
Giữa các mùa trong năm, thời tiết có sự khác biệt khá rõ rệt. Mùa mưa
kéo dài thường từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hằng năm
1.600 – 1.800 mm, chiếm khoảng 80 – 90% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ
trung bình biến động từ 21 – 30
o
C, độ ẩm trung bình 75 – 85%. Thời tiết
nóng, ẩm độ cao bất lợi cho chăn nuôi lợn.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Về mùa này, lượng
mưa rất ít. Mùa đông thời tiết lạnh và hanh khô. Nhiệt độ giảm xuống rất
thấp. Do vậy, việc cung cấp nước phục vụ chăn nuôi và chống rét cho đàn gia
súc gia cầm gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển
cây trồng vật nuôi, tuy nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

2

 Về nguồn nước
Nguồn nước mặt của Thái Bình được cung cấp chủ yếu từ con Sông Lô
và các con suối chảy qua địa bàn xã và nước mưa tự nhiên (lượng mưa hàng
năm khoảng 1.600 -1800 mm). Nguồn nước mặt xã chịu ảnh hưởng theo mùa,
lượng nước dồi dào vào các tháng 7,8 hàng năm. Về cơ bản nguồn nước đã
đáp ứng được yêu cầu của người dân trong sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm: Là một xã miền núi cho nên nguồn nước ngầm cũng

có nhiều hạn chế việc khai thác sử dụng nguồn nước của nhân dân trong xã
chưa cao. Một số hộ gia đình khai thác nguồn nước này bằng cách đào giếng
gia đình, nguồn nước sinh hoạt chưa đáp ứng dùng cho sinh hoạt đặc biệt vào
mùa hè.
 Về giao thông
- Đường Quốc lộ: Có Quốc lộ 37 chạy qua địa bàn xã dài 9,2km, hiện trạng
mặt đường 6m trải bê tông nhựa, nền đường 9m, đã được đầu tư xây dựng xong
trong năm 2010. Và có Quốc lộ 2C chạy qua địa bàn xã dài 4,5km, hiện trạng
mặt đường 5m, nền đường 6m, đang được đầu tư nâng cấp mở rộng.

- Đường liên xã:
+ Tuyến 1: Thái Bình đi xã Công Đa dài 6 km, hiện trạng mặt đường 5m,
nền đường 7m, toàn bộ là đường đất.
+ Tuyến 2: Thái Bình đi xã Phú Thịnh dài 2,5km, hiện trạng mặt đường
5m, nền đường 7m, đã bê tông hoá : 1,56km, còn lại 0,94km là đường đất.
- Đường liên thôn và nội thôn : Có 89 tuyến tổng chiều dài 34,86 km,
hiện trạng mặt đường 2 - 4m, nền đường rộng từ 3 - 6 m, đã bê tông hoá:
9,954km, còn lại 24,906 km là đường đất.
- Đường vào nhà dân: Tổng chiều dài 33,21 km 100% đường đất.
- Đường trục chính nội đồng dài 6,60 km, hiện trạng mặt đường rộng 3
m, nền đường 4m, toàn bộ là đường đất rất khó khăn cho việc đi lại sản xuất,
vận chuyển vật tư, sản phẩm của người dân.
Như vậy đến nay toàn bộ hệ thống giao thông trên địa bàn xã đang dần
được cứng hoá theo chính sách của tỉnh, do đó thuận lợi cho việc đi lại của

3

người dân, lưu thông hàng hoá cũng như giao lưu đời sống văn hoá giữa các
thôn. Tuy nhiên do đường nội đồng chưa cứng hoá, nên gặp nhiều khó khăn
trong việc đi lại sản xuất.

1.1.1.3. Địa hình đất đai
Xã Thái Bình là xã có địa hình tương đối phức tạp; địa hình đồi núi có
độ cáo trung bình khoảng 150-200m so với mực nước biển; chiếm trên 80%
diện tích tự nhiên của xã, phần diện tích tương đối bằng phẳng phân bố chủ
yếu hai bên trục đường Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37 thích hợp với trồng lúa và các
loại cây trồng khác.
Trên địa bàn xã phần lớn diện tích là đất đỏ vàng trên đá xét biến chất
(chiếm khoảng 90% diện tích), đất có thành phần cơ giới thịt trung bình độ
dày tầng đất trên 120cm. Ngoài ra còn có các loại đất: đất phù xa không được
bồi hàng năm, chiếm khoảng 2%; đất phù xa ngòi suối, chiếm khoảng 2%; đất
xám bạc mầu, chiếm khoảng 3%; đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, chiếm
khoảng 3%.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 2.699,78 ha; bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 2.382,36 ha, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 458,65 ha (đất trồng cây hàng năm 204,16
ha; đất trồng lúa nước 134,69 ha; đất trồng cây hàng năm khác 69,92 ha; đất
trồng cây lâu năm 254,04 ha)
+ Đất lâm nghiệp: 1.912,98 ha (đất rừng sản xuất 1.797,81ha, rừng
phòng hộ 115,17ha )
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 10,73 ha
- Đất phi nông nghiệp: 267,60 ha, trong đó:
+ Đất ở: 37,77 ha;
+ Đất chuyên dùng: 89,10 ha (đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:
0,13 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 10,16 ha; đất sử dụng mục
đích công cộng 78,81 ha).
+ Đất tôn giáo: 0,74 ha.

4

+ Đất nghĩa trang: 4,1 ha.

+ Đất sông suối: 135,89 ha;
- Đất chưa sử dụng 49,82 ha (đất bằng chưa sử dụng: 3,87 ha; đất đồi núi
chưa sử dụng 8,81 ha; đất núi đá không có rừng cây 37,14 ha).
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Thái Bình là một xã có cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm nhiều thành
phần kinh tế cùng hoạt động:
- Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ
trọng lớn đem lại thu nhập chính cho người dân. Trong xã có tới hơn 80%
số số hộ dân tham gia sản xuất nông nghiệp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa
trồng trọt và chăn nuôi đã nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu
nhập cho người dân.
- Về lâm nghiệp: Do là một xã vùng núi có nhiều đồi nên việc trồng cây
lâm nghiệp cũng được chính quyền và người dân trong xã quan tâm thực hiện.
- Về dịch vụ: Với đặc tính dân cư thưa, đời sống thấp nên dịch vụ mới
đây mới được phát triển, chủ yếu là các hàng tạp hóa phục vụ cho cuộc sống
hằng ngày. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đáng kể góp
phần đem lại bộ mặt mới cho xã hội.
Nhìn chung nền kinh tế của xã còn kém phát triển, vẫn mang tính tự
phát quy mô nhỏ, sản xuất chưa được cơ giới hóa cao nên hiệu quả còn thấp,
đời sống nhân dân còn chưa cao.
1.1.2.2. Tình hình văn hóa xã hội
Xã Thái Bình tổng dân số toàn xã là 1.106 hộ, 4.528 nhân khẩu. Trong
đó có hơn 80% số dân là sản xuất nông nghiệp còn lại là sản xuất công nghiệp
và dịch vụ.
Trên địa bàn xã chủ yếu có 3 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống với 4.528
người, trong đó: Dân tộc Kinh 4.311 người, chiếm 95,2%; Tày 80 người,
chiếm 1,8%; và các dân tộc khác 137 người, chiếm 3,0%.

5


Trình độ dân trí của người dân trong xã ngày càng được nâng cao. Tất
cả các trẻ em trong đọ tuối đi học đều được đến trường.
Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được quan tâm. Xã
đã đưa vào hoạt động trạm y tế mới, trang thiết bị được nâng cao hơn, góp
phần phục vụ tốt hơn cho người dân.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt đã có chuyển hướng mạnh theo hướng thâm canh tăng
vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng những cây mới có
năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế.
Diện tích trồng lúa là 134,69 ha, rau màu là 39,58 ha, đất trồng cây
hàng năm là 69,92 ha, đất trồng cây lâu năm 254,04 ha. Theo báo cáo sơ kết
6 tháng đầu năm 2012 tình hình sản xuất trồng trọt như sau:
- Cây lương thực và cây hoa màu.
Tổng diện tích gieo trồng của vụ chiêm xuân là 112,4 ha trong đó: Diện
tích lúa cao sản là 82,34 ha; Năng suất lúa xuân đạt 53,87 tạ/ha ; Ngô đạt 35,5
tạ/ha. Các loại cây hoa màu khác như đỗ, lạc, mía phát triển tốt và đạt chỉ
tiêu đề ra.
- Cây lâm nghiệp: Công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
được quan tâm thực hiện thường xuyên. Với diện tích đất 1.912,98 ha (đất
rừng sản xuất 1.797,81ha, rừng phòng hộ 115,17ha).
Bên cạnh đó, ban khuyến nông xã đã chỉ đạo cung ứng giống mới,
giống nguyên chủng, thuần chủng, giống cấp 1 cho sản xuất và chỉ đạo cho
nông dân từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch theo một quy trình kỹ thuật
thâm canh cao.
Xã còn chỉ đạo cho vay vốn, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, củng cố và
làm mới nhiều tuyến kênh mương nội đồng để phục vụ sản xuất.
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi
Trong mấy năm gần đây đã đạt được sự ổn định về cả số lượng và

chất lượng. Một số giống vật nuôi được đưa vào nuôi thử nghiệm và cho

6

khả năng thích nghi tốt, cho hiệu quả kinh tế cao so với giống hiện có.
Hầu như không có dịch bùng phát. Ngành chăn nuôi cung cấp thực phẩm,
sức kéo, phân bón và tăng thu nhập cho người dân. Tại Thái Bình chăn
nuôi phát triển khá mạnh, đặc biệt là chăn nuôi lợn song hầu hết vẫn là
chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Thức ăn chủ yếu là tận dụng
thức ăn thừa, phụ phẩm trong trồng trọt và thức ăn tự nhiên nên năng suất
chưa cao.
Theo số liệu điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng cuối năm 2012
như sau:
Tổng đàn trâu bò có 688 con, nhìn chung đàn trâu bò được chăm sóc
khá tốt. Tuy nhiên do thời tiết lạnh kéo dài trong vụ đông cùng với sự thiếu
hụt thức ăn nên sau vụ đông đàn trâu bò gầy hơn trước đó. Mục tiêu chăn nuôi
trâu bò của người dân là sản xuất bò thịt, để cung cấp thịt cho thị trường. Vì
thế các giống bò thịt có năng suất cao hơn như lai Sind, lai Zebu… được
người dân chú trọng chăn nuôi.
Tổng đàn lợn là 1.871 con, phần lớn được nuôi theo phương thức tận
dụng, chỉ có một số hộ gia đình có đầu tư vốn, kỹ thuật nuôi theo phương
thức bán công nghiệp nên hiệu quả cao hơn. Ngoài các giống lợn địa phương
thì các giống lợn lai, lợn ngoại cũng được nuôi tại đây. Trong 6 tháng đầu
năm 2013, do biến động của giá cả thị trường, thức ăn tăng giá, giá lợn thịt
giảm mạnh, cho nên đàn lợn của xã có xu hướng điều tiết giảm.
Tổng đàn gia cầm nuôi là 13.220 con, chủ yếu là các giống gia cầm địa
phương, gà là đối tượng được nuôi chủ yếu ở đây, ngan và vịt được nuôi ít hơn.

1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của trang trại
1.1.4.1. Quá trình thành lập

Trại chăn nuôi lợn rừng, lợn rừng lai của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân
Thọ thôn Cây Thị, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang là trang trại
của hộ gia đình. Với những lợi thế về điều kiện đất đai của gia đình là 10ha vườn
cây ăn quả, rừng cây lâm nghiệp (1ha trồng nhãn + vải; 9ha rừng cây Keo) gần
nhà dễ quản lý, độ dốc thấp thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn rừng và lợn
rừng lai. Năm 2009, sau khi tham quan học tập tại một số cơ sở chăn nuôi lợn

7

rừng lai gia đình ông đã quyết định đã đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn tự
có và vốn vay xây dựng 2 dãy chuồng mỗi dãy 8 ô; xây dựng hàng rào bao
quanh diện tích 2.000 m
2
bằng trụ bê tông và lưới thép mắt cáo B40. Ban đầu
trang trại nuôi 10 con nái lợn đen địa phương và 1 đực rừng Thái Lan. Năm
2010, từ nguồn kinh phí khoa học công nghệ của tỉnh, Phòng Chăn nuôi – Sở
Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Dự án Nhân giống lợn rừng lai và đã đầu tư
tiếp cho gia đình ông 10 con lợn cái đen địa phương và 1 con lợn đực rừng nâng
tổng số lợn nái của trại lên 20 con nái địa phương và 2 con đực rừng.
1.1.4.2.Tình hình sản xuất của trại
Từ khi bắt đầu triển khai trang trại được sự giúp đỡ của các cấp
chính quyền địa phương cũng như cơ quan chuyên môn kỹ thuật như
Trạm Khuyến nông huyện, Trạm thú y huyện cử cán bộ kỹ thuật hướng
dẫn hộ gia đình chăm sóc vệ sinh thú y phòng bệnh cho đàn lợn do đó đàn
lợn sinh trưởng, sinh sản tốt tạo uy tín cung cấp thực phẩm sạch và con
giống chất lượng cho các hộ chăn nuôi và người dân trong tỉnh, đặc biệt là
cung cấp thực phẩm cho các nhà hàng và người dân khu vực thành phố
Tuyên Quang.
Nhờ thực hiện đúng các quy trình về thú y, chăm sóc nuôi dưỡng nên từ
năm 2010 đến nay trang trại luôn duy trì ổn định số nái sinh sản. Bình quân

mỗi nái đẻ 2 lứa/ năm mỗi lứa bình quân từ 6-8 con; sau 2 tháng có thể bán
giống với khối lượng từ 5 - 6kg/con, lợn thịt được nuôi sau khi cai sữa khoảng
6 - 7 tháng nuôi và khối lượng xuất chuồng từ 25 - 30kg/con; bình quân mỗi
năm trang trại cung cấp khoảng 35 - 40 lợn giống và 150 -155 con lợn thịt.
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
- Thái Bình là một xã thuần nông với diện tích rộng, đất đai màu mỡ và
phong phú, khí hậu thuận lợi, với nguồn lao động dồi dào cùng với hệ thống
thủy lợi luôn đảm bảo đủ lượng nước cho tưới tiêu và sinh hoạt, tạo điều kiện
cho phát triển ngành trồng trọt cây lương thực, thực phẩm cho con người
nguồn thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai.

8

- Xã có đường liên xã thuận lợi cho giao lưu kinh tế, vận chuyển vật tư,
hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân trong sinh hoạt và sản xuất.
- Đội ngũ cán bộ xã dần được trẻ hóa, nhiệt tình, năng động, có trình độ
chuyên môn, mạnh dạn áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao
năng xuất cây trồng và vật nuôi.
- Xã có những chính sách phù hợp cho phát triển nông nghiệp, thường
xuyên có những dự án, chương trình nhằm thúc đẩy sản xuất như: Hỗ trợ vay
vốn, đầu tư trang thiết bị, cung cấp cây con giống năng xuất cao, thu hút vốn
đầu tư, trang thiết bị của các dự án trong và ngoài nước.
- Chính sách phát triển của nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp
đã đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.
1.1.5.2. Khó khăn
- Thái Bình là một xã miền núi có địa hình phức tạp, dân cư thưa, phân
bố không đồng đều gây khó khăn cho công tác quản lý và sản xuất.
- Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, mùa đông nhiệt độ giảm thấp

làm cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển chậm, sức chống đỡ bệnh tật
kém nên gây thiệt hại về không nhỏ về kinh tế. Không đảm bảo kế hoạch về
thời vụ, diện tích và thu hoạch.
- Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao
thông liên tỉnh, liên xã là một trở ngại và thách thức chủ yếu đối với sự
phát triển kinh tế của xã Thái Bình nói riêng và huyện Yên Sơn nói
chung. Mấy năm gần đây tuy có được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng
hệ thống đường giao thông vẫn chưa được cải thiện nhiều, còn cần phải
đầu tư lớn mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của xã. Có thể nói
phát triển, nâng cấp đường giao thông là khâu mấu chốt để tạo ra sự bứt
phá kinh tế của huyện trong những năm tới.
- Trình độ dân trí không đồng đều nên việc tuyên truyền, phổ biến các
tiến bộ khoa học còn nhiều hạn chế.

9

- Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn hạn hẹp, chưa có sự đồng
bộ trong sản xuất, không kiểm soát được nguồn vật tư, thức ăn chăn nuôi trên
thị trường, do đó chất lượng phục vụ sản xuất không đảm bảo nên năng suất
sản phẩm không ổn định.
- Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi chưa thực sự được quan tâm
đúng mức.
- Việc kiểm tra giết mổ và vận chuyển gia suc, gia cầm còn lỏng lẻo
nên khả năng lây lan dịch bệnh cao.
- Sản xuất nhỏ lẻ làm đầu ra cho sản phẩm không ổn định, ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, căn cứ vào kết quả điều tra cơ
bản, trên cơ sở phân tích những khó khăn, thuận lợi của cơ sở nhằm phục

vụ nghiên cứu khoa học để nâng cao tay nghề, tôi đã đề ra phương hướng
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài việc bố trí thí nghiệm,
theo dõi những đàn lợn thí nghiệm của mình, tôi đã đề ra một số nội dung
công việc như sau:
 Công tác chăn nuôi
- Vệ sinh chuồng trại.
- Chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
 Công tác thú y
- Phòng bệnh.
- Điều trị bệnh.
 Công tác khác
- Tìm hiều quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái.
- Tham gia công tác chăm sóc và trực lợn đẻ.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
- Chuẩn bị kế hoạch làm việc hợp lý tranh thủ sự giúp đỡ của cán bộ
cơ sở.

10

- Để củng cố kiến thức và nâng cao tay nghề cho bản thân: Không
ngừng học hỏi, tham khảo các tài liệu có liên quan đến chuyên môn, tham gia
các hoạt động khoa học khác.
- Mạnh dạn bắt tay vào thực tế, khiêm tốn học hỏi, sống hòa bình với
mọi người, nhiệt tình với công việc, lắng nghe ý kiến và sự giúp đỡ tận tình
của thầy giáo hướng dẫn, các cán bộ và công nhân kỹ thuật để thực hiện đề tài
thực tập tốt nghiệp một cách nghiêm túc và đạt kết quả cao.
- Tự giác tuân thủ nội quy, quy định nhà trường, của khoa Chăn nuôi –
Thú y và cơ sở thực tập tốt nghiệp.
- Trực tiếp theo dõi và thu thập số liệu về kết quả bổ xung lá Chè Đại
vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai.

1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác giống
- Tham gia theo dõi, phát hiện lợn nái động dục và phối giống cho lợn nái.
- Chọn lọc lợn cái hậu bị làm giống.
1.2.3.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn
Trực tiếp chăm sóc đàn lợn thịt của trại. Bao gồm các công đoạn như:
vệ sinh chuồng trại, chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn.
1.2.3.3. Công tác thú y
1.2.3.3.1.Công tác phòng bệnh
Trong chăn nuôi công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng. Để thực
hiện công tác thú y được triệt để và hiệu quả thì phải lấy phòng bệnh là chính.
Trại chăn nuôi là một cơ sở chăn nuôi có quy mô tương đối lớn và tập
trung, nên việc phòng bệnh đượcthực hiện một cách thường xuyên và nghiêm
ngặt. Vì vậy, khi mới đến thực tập tại cơ sở tôi đã cùng cán bộ và công nhân
chăn nuôi thực hiện các công việc trong quy trình vệ sinh phòng dịch như sau:
- Hàng tuần phun thuốc sát trùng chuồng trại và toàn bộ khu vực trại.
- Định kỳ quét vôi sát trùng tường, nền chuồng và khu vực xung quanh
chuồng nuôi.
- Thường xuyên chặt tỉa cây và cắt cỏ khu vực xung quanh chuồng trại.

11

- Khi vào các khu chăn nuôi phải thay quần áo, đi ủng và qua hố sát trùng.
- Hàng ngày thu dọn phân, rác, thức ăn thừa, quét dọn, rửa chuồng và
tắm cho lợn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Thức ăn nước uống luôn được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Khi có lợn ốm thì cách ly, điều trị để nhằm tránh lây lan ra toàn đàn.
- Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý nhàm tăng khả
năng chống đỡ bệnh tật cho đàn lợn.
- Tiến hành tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo lịch tiêm phòng của trại.

1.2.3.3.2. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Song song với công tác phòng bệnh, công tác chẩn đoán và điều trị
bệnh cũng có một tầm quan trọng không kém. Muốn điều trị đạt hiệu quả cao,
việc chẩn đoán đúng bệnh là khâu đầu tiên quyết định kết quả quá trình điều
trị bệnh sau này.
Hàng ngày phải đến chuồng để kiểm tra tình trạng sức khỏe và những
thay đổi của đàn lợn, khi thấy con nào có biểu hiện khác thường phải kiểm tra
kỹ các triệu chứng lâm sàng để có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị đạt
kết quả. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại trại hàng ngày tôi đã tự mình đi
kiểm tra toàn bộ các đàn lợn và tự mình quan sát các triệu chứng trên đàn lợn,
đồng thời kết hợp với việc học hỏi các cán bộ ký thuật và các công nhân có
kinh nghiệm của trại để có thể chẩn đoán một cách chính xác, kịp thời, rồi từ
đó đề ra phương pháp điều trị đúng đắn.
Mặc dù trình độ có hạn, còn thiếu kinh nghiệm thực tế, song với lòng
yêu nghề, nhiệt tình và tinh thần học hỏi, cố gắng vận dụng những kiến thức
thức đã học vào thực tế sản xuất, đồng thời lại nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cán bộ kỹ thật và công nhân chăn nuôi của trại, nên trong thời
gian thực tập tôi đã trực tiếp tham gia cùng cán bộ kỹ thuật trại tiến hành chẩn
đoán và điều trị thành công một số loại bệnh sau:
 Bệnh viêm phổi:
- Triệu chứng:
Lợn bị ho là chủ yếu, nhất là khi thời tiết thay đổi, thường ho vào ban
đêm hoặc buổi sáng khi trời lạnh, khi bị vận động nhiều. Lợn sốt nhẹ, ho

12

khan, thở khó, thường thở thể bụng, ít ăn. Khi bị nhiễm khuẩn thứ cấp lợn sốt
cao và bỏ ăn.
- Chẩn đoán: Lợn mắc bệnh viêm phổi (bệnh suyễn lợn).
- Điều trị:

+ Tylan 200: 1ml/10kg TT.
Vitamin B
1
: 2 – 4 ống/con
+ OTC – Vet 20%. Tiêm bắp, liều: 1ml/20kg TT.
Vitamin B
1
: 2 – 4 ống/con.
Số lượng điều trị: 15 con. Kết quả: 15 con khỏi.
 Bệnh ỉa chảy
- Nguyên nhân: Do thay đổi thức ăn hoặc vệ sinh chuồng trại kém, do
thời tiết, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng…
- Triệu chứng:
Trong đàn có con ỉa phân nhão sau chuyển thành lỏng, một số còn ỉa
vọt cần câu. Nếu để lâu lợn gầy, khát nước, kém ăn, lông xù, bụng to, phân có
màu bùn.
- Điều trị:
+ Norfacoli: Liều dùng 1ml/10-15kg TT. Tiêm bắp, tiêm liên tục 2 - 3 ngày.
+ Hộ lý: Dọn chuồng sạch sẽ, đồng thời giảm ăn, cho uống nước điện
giải, bổ sung men tiêu hóa khi lợn khỏi.
- Số lượng điều trị: 26 con. Kết quả 26 con khỏi.
 Công tác khác
Ngoài công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn và
tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học tôi còn tham gia một số công việc
như: Trực lợn đẻ và đỡ đẻ cho lợn, tham gia chăn nuôi dê, bò và làm một số
công tác tu sửa chuồng trại…
Kết quả công tác phục vụ sản xuất được thể hiện ở bảng 1.1:

13


Bảng 1.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung
Số lượng (Con) Kết quả
(An toàn,
khỏi
bệnh)
Tỷ lệ
(%)
Lợn
đực
Lợn
nái
Lợn
thịt
1. Tiêm phòng vaccine
An toàn
Dịch tả 2 20 138 160 100
Lở mồm long móng 2 20 138 160 100
Tai xanh 2 16 138 156 97,5
Tụ dấu 2 15 138 155 96,9
2. Điều trị bệnh
Khỏi bệnh
Ỉa chảy 26 26 100
Viêm phổi (suyễn lợn) 15 15 100
2. Công tác khác
Tiêm sắt cho lợn con 38

1.3. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo hướng dẫn trong quá trình

thực tập, và được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của cơ sở, cùng với sự cố
gắng học hỏi, nỗ lực của bản thân, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất đã
giúp tôi nắm rõ hơn những kiến thức đã học trên giảng đường, trong sách vở.
Học hỏi thêm nhiều kiến thức ngoài thực tiễn, nắm vững kỹ thuật chăn nuôi
lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn rừng và lợn rừng lai. Biết và thực hành thành
thạo quy trình tiêm phòng vaccine cho đàn lợn. Biết cách phòng và chẩn đoán
một số bệnh trên đàn vật nuôi. Nắm rõ hơn cách xây dựng, tổ chức và quản lý
trang trại. Hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

14

1.3.2. Tồn tại
Qua quá trình thực tập tốt nghiệp tôi nhận thấy bản thân mình còn
nhiều hạn chế về kinh nghiệm thực tế, tay nghề còn non kém, vì vậy cần học
hỏi, trau dồi nhiều hơn nữa những kiến thức thực tế phù hợp với thực tiễn sản
xuất của từng cơ sở chăn nuôi.
1.3.3. Đề nghị
Trong thời gian thực tập tại trại tôi có một số đề nghị như sau: Trại cần
xây dựng hệ thống phục vụ sản xuất tốt hơn như hệ thống chuồng trại, hệ
thống sử lý phân, nước thải, tăng cường công tác phòng – trị bệnh cho đàn lợn
giúp chăn nuôi đàn lợn được phát triển bền vững.


15

Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:
“Nghiên cứu sử dụng lá cây Chè Đại (trichathera gigantea) bổ sung

vào khẩu phần ăn cho lợn rừng lai F1 (♂ rừng x ♀ địa phương) nuôi tại
huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nghề chăn nuôi thường xác định “giống là tiền đề, thức ăn là cơ
sở”, điều này nói lên tầm quan trọng của thức ăn trong quy trình chăn nuôi. Nhất
là đối với chăn nuôi lợn - loài sử dụng thức ăn mang tính cạnh tranh lương thực
với con người thì vấn đề nghiên cứu về các giải pháp thức ăn là đặc biệt quan
trọng, quyết định đến sự phát triển về số lượng và chất lượng đàn lợn.
Việt Nam là nước có nhiều giống lợn rất đặc trưng cho từng vùng sinh
thái như vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn
Lang Hồng. Các vùng núi và trung du có các giống lợn Mường Khương,
lợn Mẹo, lợn Táp Ná, Lợn Vân Pa, Theo Pháp lệnh về giống vật nuôi,
Nhà nước sẽ đầu tư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi
quý hiếm; xây dựng cơ sở lưu giữ nguồn gen vật nuôi quý hiếm; bảo tồn
nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại địa phương (Cục chăn nuôi 2006).
Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu về lương thực,
thực phẩm của người dân cũng càng cao, đòi hỏi phải có nguồn thực phẩm
chất lượng cao hơn. Các giống lợn địa phương đang được đông đảo người
dân quan tâm và có nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm này. Nguồn thực
phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon, phù hợp với thị hiếu, khẩu
vị của người dân. Các giống này cho sản phẩm cao và đáp ứng được nhu
cầu của người dân. Vì vậy, hiện nay các giống lợn này đang được người
dân nuôi rộng rãi để đáp ứng nhu cầu của người dân, và bên cạnh đó nuôi
các giống lợn này cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Vì vậy, phong trào chăn nuôi các giống lợn địa phương đang ngày càng
phát triển hơn.

×