7
Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học kinh tế quốc dân
Ngô Văn thứ
Ngô Văn thứNgô Văn thứ
Ngô Văn thứ
hệ thống Mô hình
đánh giá sự phù hợp
của quá trình phát triển
Dân số - Kinh tế Việt Nam
Chuyên ngành: Điều khiển học kinh tế
M số: 5.02.20
LUậN án tiến sỹ kinh tế
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS hoàng đình tuấn
TS nguyễn thế hệ
7
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu
trong luận án là trung thực. Các tài liệu
tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng
Ngô Văn Thứ
7
Danh mục các bảng, biểu đồ
Trang
Chơng 1
Biểu đồ 1: Gia tăng lơng thực thực phẩm bình quân đầu ngời
trong điều kiện LTTP tăng nhanh hơn dân số
Biểu đồ 2: Gia tăng lơng thực thực phẩm bình quân đầu ngời có
hạn chế của điều kiện tự nhiên và hiệu quả lao động
Biểu đồ 3: Hiệu quả lao động
Biểu đồ 4: Gia tăng lơng thực thực phẩm bình quân với mức tài
nguyên khác nhau
Biểu đồ 5: Hạn mức lơng thực, thực phẩm bình quân đầu ngời
Biểu đồ 6: Sự hình thành hạn mức lơng thực, thực phẩm bình quân
đầu ngời
Biểu đồ 7: Giảm sút ơng thực, thực phẩm bình quân đầu ngời ở
Anh quốc 1539 - 1809
Biểu đồ 8: Dân số thế giới thế kỷ XX
Biểu đồ 9: Đồ thị thu nhập quốc dân bình quân đầu ngời theo trang
bị vốn cho lao động
Biểu đồ 10: Thu nhập bình quân đầu ngời không tính đến tiến bộ
kỹ thuật và có tính đến tiến bộ kỹ thuật
Biểu đồ 11: Sự tồn tại cân bằng khi nội sinh hoá quá trình dân số
Biểu đồ 12: Sự tồn tại cân bằng thấp hơn điểm xuất phát
Biểu đồ 13: So sánh mô hình Solow và mô hình tự đào tạo
Biểu đồ 14: Hai quá trình thu nhập
Chơng 2
Biểu đồ 15: Dân số Việt Nam 1950-1975
Biểu đồ 15a: Dân số Miền bắcViệt Nam 1950-1975
Biểu đồ 15b: Dân số Miền nam Việt Nam 1950-1975
26
27
28
29
29
30
32
33
39
41
43
46
48
51
62
62
63
8
Biểu đồ 16: Tổng tỷ suất sinh qua một số thời kỳ
Biểu đồ 17: Dân số Việt nam 1976-2004
Biểu đồ 18: Dân số Việt nam 1950-2050
Biểu đồ 19: Tỷ lệ tăng dân số (%/năm) theo dự báo
Bảng 1: Dân số Việt nam 1921-1943
Bảng 2: Sản xuất lúa (1921-1943)
Biểu đồ 20: Sản lợng lơng thực bình quân đầu ngời 1915-1950
Biểu đồ 21: Dân số 1955-1975
Biểu đồ 22: Thu nhập bình quân đầu ngời ở Miền nam
Biểu đồ 23: Thu nhập bình quân đầu ngời ở Miền bắc
Biểu đồ 24: Tỷ lệ ngời đến trờng 1955-1975
Biểu đồ 25: Số lợng ngời đợc đào tạo 1955-1975
Biểu đồ 25a: Số lợng ngời đợc đào tạo ở Miền bắc
Biểu đồ 25b: Số lợng ngời đợc đào tạo ở Miền nam
Bảng 3: Tơng quan của một số chỉ tiêu thống kê đợc ở Miền bắc
Biểu đồ 26: Tăng trởng thu nhập bình quân đầu ngời (Miền nam)
Bảng 3: Tơng quan của một số chỉ tiêu thống kê đợc ở Miền nam
Biểu đồ 27: Tốc độ tăng dân số 1976-2004
Biểu đồ 28: Thu nhập và thu nhập bình quân đầu ngời 1976-1985
Biểu đồ 29: Thu nhập bình quân đầu ngời 1989-2004
Bảng 5: Tơng quan của một số chỉ tiêu với tình trạng đô thị hóa
Bảng 6: Ước lợng tác động của tăng thu nhập bình quân đầu ngời
đến hạn chế tăng dân số
Bảng 7: Bảng hệ số tơng quan của một số chỉ tiêu (1989-2004)
Biểu đồ 30: Lực lợng lao động qua các năm (1000 ngời)
Biểu đồ 31: Số lợng học sinh phổ thông và tỷ lệ theo số dân
Biểu đồ 32: Mức và tỷ lệ tăng số học sinh THPT 1977-2004
Biểu đồ 33: Số lợng ngời theo các bậc đào tạo 1999-2004
63
64
64
66
69
70
70
71
72
73
74
75
75
76
77
78
79
80
81
81
82
83
85
87
88
89
90
9
Biểu đồ 34: Số lợng ngời theo các bậc đào tạo 1986-2004
Biểu đồ 35: Tỷ lệ dân thành thị và nông thôn 1976-2000
Biểu đồ 36: Cầu lao động bổ sung với giả thiết tăng trởng kinh tế
7%/năm
Biểu đồ 37: Dân số trong độ tuổi lao động bổ sung theo thời gian
Biểu đồ 38: Dự báo dân số Việt Nam đến 2025
Biểu đồ 39: Sự biến động dân số hoạt động kinh tế theo thời gian
Biểu đồ 40: Dự báo cung-cầu lao động 2004-2025
Biểu đồ 41: Kỳ vọng thu nhập bình quân đầu ngời đến năm 2025
Chơng 3
Biểu đồ 42: Giá thực của vốn và lao động 1989-2004 (theo quí)
Bảng 8: Xác suất sống từ tuổi i đến tuổi i+1 (dân số Việt nam 2003)
Biểu đồ 43: Tỷ suất sinh theo tuổi của phụ nữ Việt nam 2000-2004
Biểu đồ 44: Tỷ lệ di c theo tuổi
Biểu đồ 45: Biến động của k(t) theo thời gian (quí)
Bảng 9: Số liệu chi tiết kết quả giải bài toán theo kịch bản 1
Bảng 10: Số liệu chi tiết kết quả giải bài toán theo kịch bản 2
90
91
95
96
97
97
98
99
120
122
123
125
137
139
140
7
TÓM TẮT NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: Hệ thống mô hình đánh giá sự phù hợp của quá trình phát triển dân số -
kinh tế Việt Nam
Chuyên ngành: Điều khiển học kinh tế
Nghiên cứu sinh: Ngô Văn Thứ
Người hướng dẫn khoa học
Người hướng dẫn thứ nhất: PGS.TS Hoàng Đình Tuấn
Người hướng dẫn thứ hai: TS. Nguyễn Thế Hệ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt những kết quả mới của luận án
1- Luận án đã hệ thống có phân tích lịch sử hình thành các mô hình kinh tế- dân số trên
thế giới. Các phân tích này đã phát hiện một số kết quả có tính chất lí luận như: Khả năng
tiếp cận mô hình hóa đối với quá trình phát triển kinh tế- dân số; tính khoa học và hạn chế
của các mô hình cổ điển. Một kết luận quan trọng là: Một nền kinh tế khả năng tích lũy
thấp, việc tận dụng công suất máy móc thiết bị, tài nguyên có thể dẫn đến một mức cân
bằng Malthus ngày càng thấp.
2- Phân tích lịch sử phát triển kinh tế và dân số Việt nam thế kỷ XX qua cách tiếp cận:
dân số và kinh tế là hai mặt của một quá trình phát triển kinh tế xã hội. Thiết lập được các
quan hệ định lượng của các yếu tố dân số và kinh tế trong một hệ thống mô hình động và
ước lượng được các phương trình cấu trúc với số liệu 1989-2004, nhờ đó thực hiện được các
phân tích và dự báo theo yếu tố và theo thời gian đối với một số các đặc trưng chủ yếu của
quá trình phát triển dân số- kinh tế ở Việt nam.
3- Mô hình hóa quan điểm “ ổn định để phát triển và phát triển trong sự ổn định” bằng
một mô hình riêng với lời giải giải tích về quĩ đạo phát triển động là nghiệm của một
phương trình vi phân theo thời gian. Đề xuất được thuật toán xác định và đánh giá các quĩ
đạo theo kịch bản và đưa ra các thử nghiệm cụ thể.
4- Luận án đã đưa ra một qui trình mô hình hóa động với một số lớn phương trình cấu
trúc có thể áp dụng chung cho nghiên cứu kinh tế xã hội.
5- Luận án cũng đưa ra được những gợi ý phát triển mô hình về mặt lý thuyết cũng như
áp dụng mô hình và cách tiếp cận đối với các vùng, địa phương.
Xác nhận Xác nhận Người giải trình
của cơ sở đào tạo của người hướng dẫn
Ngô Văn Thứ
PGS.TS Hoàng Đình Tuấn
TS. Nguyễn Thế Hệ
7
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các biểu đồ, bảng số
Phần mở đầu
Tổng quan về mô hình hóa kinh tế - dân số
Chương 1: QUAN HỆ KINH TẾ DÂN SỐ VÀ TIẾP CẬN MÔ
HÌNH HÓA QUÁ TRÌNH DÂN SỐ - KINH TẾ
1- Những yếu tố cơ bản đặc trưng cho quá trình phát triển kinh tế
2- Những yếu tố cơ bản đặc trưng cho quá trình phát triển dân số
3- Quan hệ kinh tế dân số
4- Sự phát triển của hệ thống mô hình dân số - kinh tế
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH BIẾN
ĐỘNG DÂN SỐ VIỆT NAM TRONG CÁC THỜI KỲ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
1- Dân số và biến động dân số
2- Biến động dân số Việt Nam
3- Tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội đến biến động dân số
4- Tác động của biến động dân số đến các quá trình kinh tế xã hội
5- Một vài nhận xét
Chương 3: MÔ HÌNH PHÙ HỢP CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DÂN
SỐ- KINH TẾ VIỆT NAM
1- Mục tiêu và giới hạn của mô hình
2- Mô hình lý thuyết và phương pháp ước lượng
3. Kết quả ước lượng và các kiểm định
4- Mô hình phù hợp phát triển dân số-kinh tế và thử nghiệm
KẾT LUẬN
1- Các kết quả chính
2- Một số kiến nghị
3- Một số hạn chế và khả năng nghiên cứu tiếp theo
Danh mục công trình khoa học có liên quan
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang
2
3
4
7
12
15
16
18
20
24
56
57
60
68
92
99
102
102
104
113
128
142
142
145
147
148
150
154
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do lựa chọn đề tài
Lịch sử phát triển xã hội loài người biểu hiện qua hai quá trình vận động
chủ yếu là quá trình sản xuất của cải vật chất và quá trình phát triển dân số.
Thông thường, quá trình khai thác tự nhiên tạo ra của cải vật chất và tinh thần
được quan tâm một cách thường xuyên và đôi khi người ta quan niệm quá trình
này thể hiện tiến bộ xã hội. Dân số và quá trình dân số được quan tâm ít hơn và
không ít người cho rằng đó là quá trình thứ hai của thế giới. Thực tế có thể
thấy rằng dân cư hay con người, đối tượng của nhân khẩu học luôn là yếu tố
quyết định mọi diễn biến của thế giới từ cổ đại đến hiện đại. Trong tổng hoà
các mối quan hệ xét trên các khía cạnh khác nhau, dân số và kinh tế là hai quá
trình tạo nên động lực chủ yếu phát triển xã hội. Ngày nay, không thể có bất kỳ
một chiến lược phát triển kinh tế nào bỏ qua yếu tố dân số và ngược lại. Việc
mô hình hoá các quá trình dân số và các quá trình kinh tế không còn là hai lĩnh
vực khác nhau. Các mô hình dân số- kinh tế trở thành công cụ chung cho cả
hai khoa học và trong nhiều nghiên cứu người ta mặc nhiên coi hai vấn đề chỉ
là hai yếu tố của cùng một hệ thống. Theo thời gian và không gian, tác động và
sự ảnh hưởng của hai quá trình kinh tế và dân số không như nhau. Cần xây
dựng một mô hình mô tả một cách định lượng quan điểm phát triển phù hợp và
các quan hệ dân số - kinh tế. Với mô hình này có thể đánh giá cụ thể ảnh
hưởng lẫn nhau của các yếu tố tại mỗi thời điểm cũng như trong thời kỳ dài,
xác lập quĩ đạo của các yếu tố thỏa mãn mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội
trong điều kiện cụ thể của một quốc gia hay một vùng. Đó là lý do chính để
nghiên cứu sinh chọn đề tài “Hệ thống mô hình đánh giá sự phù hợp của
quá trình phát triển dân số - kinh tế Việt Nam” cho luận án của mình với kỳ
vọng góp một phần nhỏ vào việc sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình trong
9
nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
2- Mục đích nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:
a- Nghiên cứu hệ thống công cụ mô hình hóa dân số - kinh tế và những
kết quả đã đạt được trong lĩnh vực này. Với các phân tích sâu hơn các mô hình
có tính lịch sử rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận và thực tiễn nhằm
vận dụng cho nghiên cứu cụ thể của mình đối với dân số – kinh tế Việt Nam.
b- Hệ thống hóa, mô tả và phân tích thống kê quá trình vận động của
dân số - kinh tế Việt Nam nhằm nhận biết thực trạng các quan hệ cũng như
phát hiện các quan hệ cần và có thể mô hình hóa. Các phân tích này cũng giúp
cho việc lựa chọn các lớp mô hình toán học phù hợp khi xây dựng mô hình cụ
thể đối với quá trình phát triển dân số-kinh tế Việt Nam.
c- Mô hình hóa quan điểm phát triển phù hợp, thiết lập mô hình đánh giá
sự phù hợp trong phát triển dân số và kinh tế từ đó đề xuất mô hình tính các
chỉ tiêu đo lường mức độ phù hợp của quá trình phát triển dân số- kinh tế trong
quá trình phát triển xã hội nói chung.
3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận án đề cập đến những vấn đề chung của quá trình phát triển dân số -
kinh tế của một quốc gia, với tư cách là một thực thể kinh tế xã hội. Thông qua
việc hệ thống hóa các mô hình đã được các nhà nghiên cứu đề xuất và thực
nghiệm, nghiên cứu sinh cũng thực hiện phân tích các quan hệ song hành của
hai quá trình trong sự phát triển chung của xã hội.
Để có thể xem xét sự phù hợp của các mô hình đã có và tạo lập mô hình
cụ thể, luận án lấy thực trạng phát triển kinh tế-dân số Việt Nam thế kỷ XX và
những năm đầu thế kỷ XXI làm cơ sở liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn và làm
đối tượng cho việc xây dựng và khảo cứu một mô hình cụ thể.
10
Luận án đưa ra các phương pháp và công cụ phân tích, thiết lập mô hình
lý thuyết tương đối đầy đủ. Những nội dung này có thể áp dụng cho tình trạng
thông tin hoàn hảo. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định về nguồn dữ liệu,
luận án cũng chú ý đến việc giới hạn các vấn đề, các quan hệ được xem xét ở
mức có thể kiểm nghiệm được. Các yếu tố và quan hệ chủ yếu sẽ được lựa
chọn cho các phân tích và mô hình hóa, một số yếu tố không thể có thông tin
sẽ được coi là xác định trên cơ sở hệ thống số liệu quốc gia.
Mặc dù luận án hướng tới một mô hình cụ thể và tương đối đầy đủ đối
với quá trình dân số- kinh tế Việt Nam nhưng có những vấn đề của hai quá
trình này không thể mô hình hóa. Vì vậy, cần có những phân tích bổ sung bởi
các nguồn thông tin ngoài mô hình. Luận án cũng không có điều kiện xem xét
các mặt khác của quá trình dân số và kinh tế (những khía cạnh nhân chủng học,
sinh học, lịch sử-truyền thống; những khía cạnh công nghệ-kỹ thuật của sản
xuất,....) mà sự vận động của chúng không phải không có ảnh hưởng đến quan
hệ phát triển của hai quá trình này như hai mặt của một hệ thống.
4- Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các nguyên tắc cơ bản của phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử và coi đây là nền tảng phương pháp luận của mọi
phân tích và đánh giá cũng như việc lựa chọn các nội dung chi tiết. Các tiếp
cận vi mô và vĩ mô được lựa chọn cho mỗi vấn đề nhằm tạo nên cách thức
nghiên cứu phù hợp. Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp thống kê, mô
hình hóa kinh tế xã hội và kinh tế lượng trong việc phân tích, lượng hóa và xác
định các quan hệ cũng như sự vận động của các yếu tố tham gia cấu thành mô
hình. Phương pháp tiếp cận động thái cũng được sử dụng cho một số phân tích
cần thiết.
11
5- Những đóng góp của luận án
Những đóng góp chính của luận án:
- Hệ thống hóa quá trình lịch sử phát triển các mô hình dân số- kinh tế
và những kết quả chủ yếu nhận được từ các mô hình này. Từ đó rút ra những
xu thế có tính chất phương pháp luận khi phát triển hệ thống mô hình đối với
một hệ động, phức tạp. Kết quả này có thể gợi ý về phương pháp tiếp cận cho
các lớp mô hình tương tự với cơ chế động và tác động đồng thời.
- Xác lập và phân tích quan hệ có tính qui luật chủ yếu của các mặt trong
quá trình phát triển kinh tế - dân số và sự tồn tại, biểu hiện của chúng trong
trường hợp Việt Nam. Phát hiện và phân tích những khác biệt đã có trong điều
kiện lịch sử cụ thể.
- Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, lựa chọn
tiêu thức đánh giá sự phù hợp. Vận dụng tiếp cận hệ thống và các tiếp cận mô
hình hóa toán học thiết lập mô hình phù hợp của sự phát triển dân số- kinh tế
Việt Nam. Mô hình này mô tả đồng thời quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và các
yếu tố dân số, nội sinh hóa các yếu tố nhằm phát hiện các quan hệ động và
tiềm ẩn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng mô hình có thể đề
xuất một cách đo lường và các tiêu chí đo sự phù hợp của hai quá trình kinh tế
và dân số trong quá trình phát triển xã hội.
- Lựa chọn các phương pháp và công cụ phân tích định lượng các yếu tố
và các mối quan hệ cho một mô hình trong điều kiện thông tin không đầy đủ.
6- Kết cấu của luận án
Tên luận án: “Hệ thống mô hình đánh giá sự phù hợp của quá trình
phát triển dân số - kinh tế Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, các phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung luận án có 3 chương:
12
Chương 1: Quan hệ dân số kinh tế và tiếp cận mô hình hóa quá trình kinh tế -
dân số.
Chương 2: Phân tích thực trạng quá trình biến động dân số Việt Nam trong
các thời kỳ phát triển kinh tế.
Chương 3: Mô hình phù hợp của sự phát triển dân số- kinh tế Việt Nam.
7- Nguồn số liệu
Luận án sử dụng số liệu từ các nguồn chủ yếu sau:
- : Trang WEB quĩ dân số liên hợp quốc.
- Tổng cục thống kê Việt nam: Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX.
- Tổng cục thống kê Việt nam: Số liệu khảo sát mức sống dân cư Việt
Nam 1998, 2002.
- Tổng cục thống kê Việt nam: Số liệu điều tra biến động dân số 2001-
2004.
- Bộ Lao động-thương binh và xã hội: Điều tra lao động việc làm hàng
năm.
Ngoài ra một số số liệu tổng hợp nhận được từ các báo cáo thường niên từ
các trang thông tin điện tử của các Bộ, Ngành, Viên nghiên cứu trực thuộc Nhà
nước Việt nam.
13
TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH HÓA KINH TẾ - DÂN SỐ
Nghiên cứu kinh tế và dân số nhờ tiếp cận mô hình hóa ra đời từ những
năm cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Tuy nhiên, mô hình hóa trở thành một
phương pháp được ứng dụng rộng rãi và có nhiều kết quả đáng ghi nhận trong
nghiên cứu kinh tế - dân số được đánh dấu bởi các công trình của Thomas
Robert Malthus
1
và các học trò của ông vào những năm 50 của thế kỷ 18. Với
sự phát triển của các phương pháp mô hình hóa toán học và phân tích định
lượng các nghiên cứu dân số, kinh tế và kinh tế - dân số ngày càng được chú ý
hơn. Luận án có thể tổng lược tiếp cận mô hình hóa qua một số thời kỳ với
những đặc điểm khác nhau của cách tiếp cận này.
Có thể nói xuất phát điểm của mô hình hóa kinh tế-dân số chính là các
mô hình của T.R Malthus với tiếp cận vĩ mô về quan hệ giữa giảm mức sống
và tăng dân số trong điều kiện nước Anh từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. T.R
Malthus đã mô hình hóa thống kê quan hệ kinh tế- dân số và chỉ ra một hiện
trạng động, định lượng cho tương lai của nhân loại lúc bấy giờ. Các nghiên
cứu lý thuyết nhờ mô hình suốt hơn 1 thế kỷ sau đó đã tập trung phân tích, mô
hình hóa các yếu tố, các quan hệ dân số- kinh tế để tìm con đường thóat khỏi
tình trạng T.R Malthus nêu ra. Nghiên cứu chi tiết hơn giải thích rõ ràng hơn
những kết luận từ các lớp mô hình này, phát hiện kết luận mới và tìm ra xu thế
chủ yếu cũng như khả năng vận dụng tiếp cận mô hình cho điều kiện cụ thể
Việt nam được trình bày chi tiết ở chương 1 của luận án.
Với những kết quả của các nhà khoa học trong lĩnh vực này và sự ra đời
của lý thuyết hệ thống ứng dụng trong nghiên cứu kinh tế xã hội, dân số không
còn là một vấn đề riêng của một khoa học độc lập. Trên phạm vi các quốc gia
cũng như khu vực và toàn cầu các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội không
thể không chú trọng đến chiến lược phát triển dân số. Đặc biệt sau thế chiến
1
Thomas Robert Malthus: Essai sur le principe de population
14
thứ II, với sự ra đời của tố chức Liên hiệp quốc trong đó có Quĩ dân số liên
hiệp quốc hầu hết các khía cạnh của quá trình dân số được nghiên cứu, trong
đó tiếp cận mô hình hóa đóng một vai trò quan trọng. Mô hình hóa dân số tập
trung vào mô tả, kiểm chứng và phân tích các đặc trưng của nhân khẩu học và
các quan hệ của các đặc trưng đó. Các kết quả nghiên cứu nổi bật nhất là
nghiên cứu các qui luật về sinh, chết, di cư và các yếu tố tác động đến các hiện
tượng này. Các mô hình về quá độ dân số cũng chiếm một vị trí đáng kể trong
các nghiên cứu của những năm giữa thế kỷ XX. Cùng với sự phát triển của
kinh tế xã hội, quá trình dân số ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát
triển chung. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã tập trung phát hiện, phân tích các
quan hệ tác động qua lại của các đặc trưng của quá trình dân số và các đặc
trưng kinh tế- xã hội. Ngày nay, các mô hình dự báo dân số theo yếu tố đã
được sử dụng như các công cụ thông dụng ở các quốc gia. Quĩ dân số liên hợp
quốc đã phổ biến rộng rãi các mô hình được tin học hóa dưới dạng các phần
mềm chuyên dụng như: Population; IDB (International Data Base), …. . Hàng
năm Cơ quan dự báo dân số liên hợp quốc cung cấp dự báo chung và dự báo
các yếu tố của quá trình dân số thế giới và hầu hết các quốc gia (tổng số dân, tỷ
lệ tăng dân số, tổng tỷ suất sinh, tuổi thọ trung bình, …). Ngoài ra, trong hầu
hết các nghiên cứu kinh tế-xã hội cấp vùng, lãnh thổ hay quốc gia dân số là
một bộ phận cấu thành của kinh tế xã hội. Kinh tế và dân số đã lồng ghép trong
một mô hình, theo cấu trúc tương ứng với quá trình vận động kinh tế - xã hội
cụ thể.
Ở Việt nam khoa học dân số và nghiên cứu kinh tế - dân số chỉ được
quan tâm vào những năm cuối thế kỷ XX. Các nghiên cứu nhân khẩu học sử
dụng công cụ mô hình hóa trước tiên trong việc dự báo dân số như một quá
trình độc lập theo thời gian. Các tổ chức và nhiều cá nhân đã xây dựng mô
hình về quan hệ của chính các yếu tố trong quá trình dân số như tỷ lệ sinh theo
tuổi, tổng tỷ suất sinh và tỷ lệ chết trẻ em,… ; mô hình phân tích tác động của
15
các yếu tố kinh tế đến quá trình dân số cũng như các tác động của các yếu tố
dân số đến hoạt động kinh tế - xã hội. Có thể nêu lên những nghiên cứu có tính
mô hình hóa đầu tiên của Viện khoa học thống kê về dự báo dân số Việt nam
(báo cáo tại hội nghị khoa học thống kê năm 1978). Các mô hình phân tích
quan hệ của các yếu tố từ các cuộc khảo sát sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa
gia đình 1987 và 1992 được thực hiện bởi Uỷ ban dân số quốc gia và Tổng cục
thống kê. Các nghiên cứu của Viện xã hội học, Viện chiến lược thuộc Bộ kế
hoạch Đầu tư, Trung tâm dân số Đại học kinh tế quốc dân Hà nội, Trung tâm
dân số và nguồn lao động Bộ LĐ-TB & XH, … đã trở thành những đóng góp
đầu tiên tạo cơ sở lý thuyết cũng như vận dụng phương pháp mô hình hóa
trong nghiên cứu dân số-kinh tế. Ngoài ra, đã có những kết quả của một số nhà
nghiên cứu đã sử dụng công cụ mô hình hóa trong lĩnh vực này (Nguyễn Văn
Thiều, 1985; Doãn Mậu Diệp, 1988; Nguyễn Hải Vân, 1996; Nguyễn Minh
Thắng, 1999 ,…). Các kết quả nghiên cứu trong nước bước đầu đã sử dụng tiếp
cận mô hình hóa, dù các nghiên cứu còn có tính đơn lẻ, xem xét từng quá trình,
từng mối quan hệ nhưng các kết quả đã được kiểm nghiệm và các tổ chức quốc
tế chấp nhận. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, lồng ghép các chương trình
dân số-kinh tế được xem như một bước tiến mới của nghiên cứu chính sách
kinh tế-xã hội Việt nam. Đề tài được nghiên cứu sinh chọn cho luận án là sự
tiếp tục của quá trình nghiên cứu dân số - kinh tế bằng mô hình hóa toán học
của mình, trong đó quá trình dân số và kinh tế được xem các bộ phận cấu
thành của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với việc nhất thể hóa các yếu tố
của cả hai quá trình này theo thời gian và không gian trong một hệ thống mô
hình, nghiên cứu sinh mong muốn tìm được những kết quả mới, góp phần bổ
sung cả về lý thuyết và ứng dụng mô hình hóa toán học trong nghiên cứu dân
số kinh tế nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, làm cơ sở cho việc hoàn thiện
chính sách trong điều kiện cụ thể Việt nam.
16
Chương 1
QUAN HỆ DÂN SỐ KINH TẾ VÀ TIẾP CẬN MÔ HÌNH HÓA QUÁ
TRÌNH KINH TẾ - DÂN SỐ
Quá trình phát triển kinh tế và biến động dân số của một quốc gia thể
hiện như hai mặt của một tổng thể thống nhất. Trong lịch sử phát triển của
nhân loại, tùy thuộc điều kiện của từng thời kỳ mà vai trò của hai yếu tố này
trong việc tạo nên sức mạnh của một quốc gia có thể khác nhau. Tuy nhiên,
nếu xem xét một quốc gia với sự phát triển nội sinh của mình thì không thể
tách rời hai quá trình này. Sự phân biệt hai mặt của một tổng thể trong quá
trình phát triển chỉ mang ý nghĩa phương pháp luận trong nghiên cứu. Nhờ
phương pháp trừu tượng hóa, xem quá trình này là xác định, để nghiên cứu sự
tác động của nó đến quá trình khác người ta đã tìm ra được những quan hệ có
tính qui luật trong vận động của mỗi quá trình và quan hệ tác động qua lại của
hai quá trình như những phân tích tĩnh. Cách tiếp cận truyền thống nhấn mạnh
tính độc lập tương đối của các quá trình phát triển kinh tế và dân số. Mặc dù có
những hạn chế nhất định nhưng các nghiên cứu có tính riêng biệt như vậy cũng
cho những kết quả hữu ích. Một cách tiếp cận có tính chất toàn diện và động
nhờ việc mô hình hóa toán học đã xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XVIII.
Cách tiếp cận này ngay từ đầu cũng không hoàn toàn khắc phục được những
hạn chế của cách tiếp cận truyền thống. Tuy nhiên, theo thời gian cách tiếp cận
mô hình hóa toán học đã mở ra con đường nghiên cứu hai mặt của một hệ
thống trong một thể thống nhất. Chương này điểm lại những vấn đề cơ bản của
các quá trình kinh tế và dân số đồng thời giới thiệu khái quát sự phát triển của
hệ thống mô hình kinh tế- dân số, những kết quả đã nhận được từ các mô hình.
17
Trong khi giới thiệu các lớp mô hình kinh tế – dân số luận án cũng nêu lên
những kết quả riêng của tác giả khi phân tích, so sánh các mô hình này.
I- NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ĐẶC TRƯNG CHO QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, khi đánh giá một quốc gia hay
một dân tộc về mặt đời sống, trước hết người ta hiểu là đời sống kinh tế. Đời
sống kinh tế thể hiện bởi các đặc trưng cơ bản của một nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định và sự phát triển của nó theo thời gian.
1.1. Các đặc trưng về mức
Các chỉ tiêu số lượng chung thường dùng đánh giá các đặc trưng về mức
của một nền kinh tế tại mỗi thời điểm. Có thể hệ thống lại các chỉ tiêu này qua
quá trình phát triển lịch sử.
- Diện tích lãnh thổ: trong lịch sử diện tích hay độ lớn của một lãnh thổ
đã từng là chỉ tiêu đo sức mạnh của một quốc gia, một tộc người. Ngay cả
trong thời kỳ cận hiện đại các cuộc chiến tranh cũng lấy tiêu thức mở rộng lãnh
thổ làm một trong các mục đích chính. Tuy nhiên, đặc trưng này gắn với người
đứng đầu quốc gia, bộ tộc hơn là với một cộng đồng có tính chất xã hội.
- Tài sản: tài sản của một quốc gia thể hiện giá trị vật chất, tinh thần do
thiên nhiên ban tặng và con người tạo ra mà quốc gia đó sở hữu tính đến thời
kỳ quan sát. Thông thường người ta chỉ đo được tài sản vật chất và có thể so
sánh tài sản phi vật chất một cách tương đối theo một hệ thống đánh giá cụ thể.
- Tổng giá trị sản xuất: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của một nền
kinh tế, chỉ tiêu này thường được tính cho một thời kỳ (1 năm)
2
. Chỉ tiêu này
thể hiện qui mô kết quả sản xuất của một nền kinh tế, nó là cơ sở sức mạnh
trong giao thương kinh tế cũng như quá trình tái sản xuất.
2
E. wayne Naiger: Kinh tế học của các nước đang phát triển
18
- Thu nhập quốc nội: phản ánh tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mới sáng
tạo ra trong một thời kỳ của nền kinh tế. Chỉ tiêu này đo lường sự phát triển
tổng cộng về lượng của nền sản xuất, nó không bao gồm giá trị tài sản quá khứ
chuyển vào hàng hóa dịch vụ.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng và lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế biểu hiện
phân bố lực lượng sản xuất của một quốc gia. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo
thời gian thể hiện thế mạnh, xu thế phát triển, đổi mới và khả năng hội nhập
của một nền kinh tế.
- Thu nhập bình quân đầu người: chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đời
sống kinh tế của một cộng đồng. Có thể sử dụng chỉ tiêu này như một thước đo
chung để xếp loại trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.
1.2. Các đặc trưng tỷ lệ
- Nhịp tăng trưởng kinh tế: hệ số này có thể sử dụng như một đặc trưng
của khả năng và xu thế phát triển của quá trình kinh tế, thông thường tăng
trưởng GDP được dùng làm đại diện. Cùng với tăng trưởng GDP người ta còn
dùng tăng trưởng GDP bình quân đầu người để phản ánh đầy đủ hơn quá trình
tăng trưởng lợi ích vật chất của dân cư.
- Nhịp tăng trưởng vốn: vốn là một trong hai yếu tố cơ bản của một quá
trình sản xuất. Nhịp tăng trưởng vốn phản ánh tiềm năng tăng trưởng kinh tế
của một quốc gia.
- Giá cả và lạm phát và chỉ số giá: trong nền kinh tế thị trường chỉ số giá
cả và lạm phát (thể hiện bới chỉ số giá GDP và chỉ số giá hàng tiêu dùng)
thường sử dụng với hai mục đích chính là qui đổi các chỉ tiêu kinh tế của các
thời kỳ trong một quốc gia và phản ánh tính ổn định có thể so sánh được của
các nền kinh tế khác nhau.
19
- Thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp về mặt kinh tế phản ánh sự mất cân bằng
giữa cung cầu lao động nhưng phía sau tỷ lệ này là những vấn đề khác như
năng lực sản xuất, gánh nặng của lao động có việc làm,... .
Những đặc trưng nói trên có mặt trong hầu hết các nghiên cứu kinh tế và
cũng là những vấn đề luôn đặt ra đối với mọi Chính phủ trong việc hoạch định
các chính sách kinh tế.
II- NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DÂN
SỐ
Dân số trước hết thể hiện như một thực thể xã hội, tồn tại cùng thế giới
loài người. Quá trình phát triển dân số nói chung và quá trình phát triển dân số
của mỗi quốc gia về cả chất lượng và số lượng có thể xem là tiêu thức cuối
cùng để đánh giá sự phát triển của quốc gia đó. Trong lịch sử vào những thời
kỳ khác nhau có thể có những quan điểm, cách đánh giá khác nhau về sự phát
triển về số lượng, chất lượng dân số. Với tư cách là một quá trình độc lập
tương đối trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, người ta có những chỉ tiêu
riêng đặc trưng cho quá trình này.
2.1. Các chỉ tiêu về lượng
- Tổng số dân và cơ cấu dân số: tổng số dân của một quốc gia trong một
thời kỳ đo bằng số người trung bình của quốc gia đó (theo mỗi thời kỳ có thể
xác định khác nhau). Trong cơ cấu dân số người ta quan tâm đến hai cơ cấu cơ
bản là cơ cấu giới tính và cơ cấu tuổi, ngoài ra tùy thuộc mục đích nghiên cứu,
quản lý người ta có thể quan tâm đến các cơ cấu khác, như tộc người, nghề
nghiệp,.... .
- Dân số hoạt động kinh tế: số lượng cư dân đang tìm việc hoặc đang
tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ.
20
- Các chỉ tiêu biến động dân số: sinh, chết, di cư phản ánh sự biến động
tự nhiên và cơ học của một dân số. Các chỉ tiêu này theo thời gian cũng là yếu
tố chính gây nên sự biến động cơ cấu của một dân số như cơ cấu tuổi, tỷ trọng
dân số hoạt động kinh tế, ... .
2.2. Các chỉ tiêu chất lượng
Chất lượng của một dân số thường được xác định trên hai giác độ: năng
lực của dân cư và sự thỏa mãn nhu cầu đời sống kinh tế xã hội của dân cư. Có
thể nêu lên các chỉ tiêu thông thường như sau:
- Tỷ lệ dân cư có khả năng lao động: chỉ tiêu này phản ánh lực lượng lao
động có trong một dân cư, nó phụ thuộc vào cơ cấu tuổi, khả năng sức khỏe và
thời gian cư dân có thể dành cho các hoạt động kinh tế xã hội.
- Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn: trình độ học vấn phản ánh
cơ bản khả năng nội tại của dân cư trong việc hiểu biết thiên nhiên, xã hội và
con người, là nền tảng tạo nên lực lượng lao động xã hội cũng như khả năng
cải biến chính cuộc sống của cộng đồng. Trình độ chuyên môn phản ảnh trực
tiếp khả năng tham gia hoạt động kinh tế, xã hội tạo ra của cải vật chất và tinh
thần, nâng cao mức sống của cá nhân và cộng đồng.
- Tiêu dùng của dân cư: chỉ tiêu này phản ảnh một cách định lượng lợi
ích vật chất, tinh thần mà dân cư nhận được từ các hoạt động kinh tế-xã hội
trong quá khứ và hiện tại.
- Sự bất bình đẳng: đây là chỉ tiêu của xã hội hiện đại, chỉ tiêu này có thể
được đo theo một hay tổng hợp từ nhiều tiêu thức phản ánh đời sống vật chất,
tinh thần của các bộ phận cư dân khác nhau trong một cộng đồng.
- Chỉ số phát triển con người (HDI): chỉ số này coi là thước đo tổng hợp
về mức và khả năng phát triển con người, chỉ tiêu này thường sử dụng so sánh
tương đối giữa các quốc gia. Đây cũng là một trong các chỉ tiêu xác định vị thế
của một quốc gia trên thế giới hiện nay.
21
III- QUAN HỆ KINH TẾ - DÂN SỐ
Kinh tế và dân số có thể xem là hai mặt của một tổng thể (xã hội con
người). Quan hệ kinh tế và dân số đã được nhiều người nghiên cứu, tùy thuộc
mục đích nghiên cứu mà quan hệ này được xem xét theo những cách tiếp cận
khác nhau.
Có thể phân loại hai cách tiếp cận cơ bản như sau:
- Tác động nhân quả của hai quá trình
- Xu thế động và tác động theo thời gian của hai quá trình trong một
quan hệ thống nhất.
3.1. Vai trò và ảnh hưởng của dân số đến quá trình phát triển kinh tế
- Dân số vừa là động lực vừa là phương tiện: quan sát toàn bộ lịch sử
phát triển xã hội loài người chúng ta có thể thấy mọi hoạt động xã hội trong
các thời kỳ lịch sử đều phục vụ mục đích nâng cao mức thỏa mãn nhu cầu
ngày càng tăng của cư dân, cho dù đó là toàn bộ loài nguời, cư dân của một
quốc gia hay một nhóm người. Hoạt động của xã hội trong đó hoạt động sản
xuất là hoạt động cơ bản nhất được thực hiện bởi con người. Trên cơ sở này có
thể nói rằng quá trình sản xuất vật chất là quá trình sống và phát triển của loài
người. Trong sản xuất, lực lượng lao động được coi là yếu tố quyết định nhất.
Số lượng và chất lượng dân cư của một quốc gia quyết định việc hoạch định
quá trình sản xuất (vật chất) với phương thức hoạt động cụ thể và từ đó mà tạo
ra khối lượng, chất lượng của cải xã hội.
- Sự tác động của dân số đến kinh tế theo thời gian: với tư cách là nguồn
lực mà thiên nhiên ban cho loài người, dân số có những cách thức phát triển bị
chi phối bởi các qui luật khác, đặc biệt là các qui luật của sinh học. Khả năng
tạo ra của cải vật chất và nhu cầu tiêu dùng của cải vật chất không đồng thời
tồn tại ở mỗi con người tại một thời điểm với sự ăn khớp như một cỗ máy. Của
cải có thể bàn giao tức thì từ giai đoạn này cho gia đoạn khác trong khi khả
22
năng và kỹ năng lao động của một con người là một quá trình nuôi dưỡng, hình
thành tích lũy và sáng tạo. Nếu xem xét một thế hệ cụ thể thì có thể thấy cuộc
sống của con người thông thường chia thành 3 giai đoạn:
+ Tiêu dùng cho nhu cầu phát triển sinh học và tri thức: giai đoạn này
con người không tạo ra của cải mà chỉ tiêu dùng của cải của thế hệ trước tạo ra.
+ Hoạt động kinh tế và tiêu dùng: đây là giai đoạn một thế hệ tham gia
vào quá trình tạo ra của cải vật chất, tinh thần, cải biến xã hội và tích lũy cho
bản thân và cộng đồng. Họ trở thành lực lượng quyết định quá trình phát triển
kinh tế nói riêng và xã hội nói chung.
+ Tiêu dùng: qui luật sinh học đã không cho phép con người tái tạo sức
lực hoàn toàn và mỗi con người sau một thời kỳ tham gia tạo nên của cải vật
chất và tinh thần cho xã hội buộc phải bước sang một giai đoạn hưởng thụ, chỉ
tiêu dùng mà không sản xuất. Mặc dù vậy, không thể nói rằng trong giai đoạn
này con người không còn vai trò kinh tế- xã hội của mình.
Đối với mỗi cá nhân hay mỗi gia đình (đơn vị hạt nhân của dân cư một
quốc gia), đặc điểm trên dẫn đến những ứng xử khác nhau về tái sản xuất dân
số, tùy thuộc đặc trưng của thời kỳ lịch sử và trình độ phát triển những lợi ích
cộng đồng của một quốc gia.
Đối với cộng đồng, có thể nói rằng dân số với số lượng lớn và gia tăng
nhanh vừa là nguồn lực kinh tế vừa gây sức ép hạn chế sự phát triển kinh tế.
Là nguồn lực kinh tế con người phải có khả năng và thực hiện được quá trình
sản xuất trực tiếp, sáng tạo được cách thức tổ chức và kỹ thuật sản xuất mới.
Đây là một yêu cầu hết sức cao mà không phải cộng đồng nào, giai đoạn nào
cũng đáp ứng được. Dân số tăng nhanh gây sức ép đối với quá trình phát triển
kinh tế là vấn đề được nhiều người cho là tất yếu. Sức ép này thể hiện trước hết
ở sự thỏa mãn thấp hơn nhu cầu tiêu dùng cho chính quá trình tồn tại và phát
triển các năng lực của con người, nó còn thể hiện qua việc không cung cấp
được việc làm cho lao động gây nên thất nghiệp. Một sự sa sút về kinh tế luôn
23
là báo động đối với mỗi quốc gia trong thời kỳ bùng nổ dân số. Thế giới đã và
đang trải qua ngững giai đoạn như vậy, thậm chí thực tiễn đã từng minh chứng
cho một qui luật đói nghèo vì gia tăng dân số trong một thời kỳ dài.
3.2. Vai trò và ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến quá trình dân số
- Trong ngắn hạn, kinh tế hay đơn giản hơn là của cải vật chất là sự đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển dân số của một quốc gia cả về lượng và về chất.
Người ta không thể tạo ra của cải vật chất chỉ bằng ý nghĩ thông minh và sáng
tạo của mình.
- Trong dài hạn, tác động của quá trình phát triển kinh tế đến quá trình
dân số là hết sức phức tạp. Một tiềm năng kinh tế thấp trực tiếp dẫn đến việc
hạn chế khả năng phát triển thể lực và trí lực của cộng đồng.
Đối với thế hệ cư dân chưa đến tuổi lao động, sự thấp kém về kinh tế
không cho phép tạo nên một thế hệ có đủ sức vóc, hiểu biết để có thể trở thành
nguồn lực kinh tế mong muốn trong tương lai.
Với thế hệ đang tham gia lao động và quá trình sinh sản: sự thấp kém về
kinh tế trước hết hạn chế khả năng phát huy sức lực và hiểu biết trong hoạt
động kinh tế- xã hội. Khả năng tái sản xuất sức lao động kém một lần nữa làm
giảm năng lực lao động và sáng tạo. Một kết quả lao động thấp ảnh hưởng trực
tiếp đến thu nhập và từ đó việc nuôi dạy con cái và phụng dưỡng người già
không đầy đủ. Điều đó dẫn đến tâm lý “sinh sản tín dụng”
3
như Becker đã phát
triển mô hình của Lotka khi xem xét hành vi “thị trường” của sinh sản, đồng
thời có thể đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bản năng sinh
học lấn át bản năng xã hội của dân cư.
Thực tế đã tồn tại nhiều cách phân tích tác động kinh tế đến quá trình
dân số, trong đó đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn từ các suy luận logíc thông
thường. Chẳng hạn, một mức thu nhập cao hơn dẫn đến khả năng sinh con
3
Becker G.S: A treatise on the family Havard university Press, 1981.
24
nhiều hơn của mỗi gia đình vì người ta có khả năng đảm bảo mức sống cao
hơn của cả gia đình. Song các khảo sát thực tế cho thấy điều đó chỉ đúng với
các gia đình có từ 1 đến 2 con, còn với các gia đình đã có nhiều con thì dự định
tiếp tục sinh con sẽ không được thực hiện. Một thực tế cho thấy khi xem xét so
sánh các cộng đồng thì thu nhập thấp đồng hành với số con của mỗi cặp vợ
chồng nhiều hơn. Giải thích của Becker được nhiều người chấp nhận. Khi khảo
sát số con mong muốn của mỗi cặp vợ chồng người ta cũng nhận được kết quả
là thu nhập và số con mong muốn biến đổi ngược chiều nhau. Tuy nhiên, một
kết luận rõ ràng đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả của hiện tượng này và cả
những hiện tượng khác trong quan hệ kinh tế dân số là không dễ dàng có được
với cách tiếp cận truyền thống như trên.
3.3. Quan hệ đồng thời kinh tế- dân số
Khi nghiên cứu riêng biệt người ta thấy rõ tính chất, chu kỳ tác động
giữa các yếu tố của quá trình dân số và quá trình kinh tế là rất khác nhau. Một
tiếp cận động trong đó xem xét các yếu tố này như cấu thành của một tổng thể
động là cần thiết để nhận biết và có thể đo lường các quan hệ của các yếu tố ở
hai nhóm trong quá trình phát triển. Ngay ở những mô hình đầu tiên, các nhà
toán học và nhân khẩu học đã lồng ghép hai quá trình này trong cùng một đối
tượng. Bẫy Malthus
4
chính là một kết quả của cách tiếp cận này. Dù cho kết
quả này không thật khoa học, nhưng mô hình tương ứng đã cho phép hình
dung rõ sự tác động hai chiều của hai nhóm yếu tố trên.
3.4. Sự phù hợp trong phát triển kinh tế- dân số
Tác động qua lại trong cả trong ngắn hạn và dài hạn của hai quá trình
tăng trưởng kinh tế và dân số luôn hàm chứa hai mặt, các tác động tích cực và
các tác động tiêu cực hay cản trở của quá trình này với quá trình kia và ngược
4
Thomas Robert Malthus: Essai sur le principe de population.
25
lại. Một quá trình phát triển phù hợp trong một giai đoạn nào đó có thể được
hiểu theo nhiều cách khác nhau. Với mỗi quan điểm cụ thể người ta có thể xây
dựng một hay một bộ tiêu chí đánh giá sự phù hợp này. Trên quan điểm mô
hình hóa, để lượng hóa hay mô hình hóa được từng quan điểm về sự phù hợp
của quá trình phát triển dân số-kinh tế cần có hệ thống mô hình với cấu trúc
tương đối đầy đủ, phản ảnh quan hệ của các mặt trong sự vận động thống nhất
của một thực thể kinh tế xã hội. Về cơ bản có thể nêu ra hai cách tiếp cận
chính, đó là: Mô hình hóa và xác định một quĩ đạo của hệ thống tối ưu theo
một nghĩa nào đó trong điều kiện thông tin đầy đủ hoặc đánh giá tính phù hợp
trên cơ sở so sánh các quĩ đạo có thể nhờ một tiêu thức thể hiện tính phù hợp
đối với một mục tiêu cho trước. Trước hết, để thấy được quá trình nhất thể hóa
kinh tế và dân số với tiếp cận mô hình hóa toán học, đồng thời tạo cơ sở cho
việc thiết lập mô hình cụ thể, sau đây luận án sẽ hệ thống lại với những phân
tích cụ thể hơn quá trình phát triển hệ thống mô hình hóa dân số- kinh tế.
IV- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG MÔ HÌNH DÂN SỐ- KINH TẾ
Mô hình hóa toán học và phân tích là một trong những công cụ hiện đại
trong nghiên cứu kinh tế-xã hội. Với dân số- kinh tế đã có nhiều lớp mô hình
được thiết lập và kết quả nhận được từ các mô hình này là rất đáng chú ý. Phần
này, hệ thống hóa sự phát triển của các mô hình dân số - kinh tế. Phân tích tư
tưởng cơ bản của các lớp mô hình đã được hình thành trong lịch sử. Trên cơ sở
đó phác thảo những quan điểm cơ bản khi tiếp cận quan hệ kinh tế-dân số
trong nghiên cứu một lĩnh vực chủ yếu của phát triển xã hội nói chung. Ngoài
ra luận án cũng nêu một số kết quả nghiên cứu sinh phát hiện được trong quá
trình phân tích sự phát triển hệ thống này.
Có thể chia quá trình nghiên cứu và các công trình có liên quan đến mô
hình hoá kinh tế-dân số thành các thời kỳ như sau: