Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kiểm tra Học kỳ I Khoa học lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.87 KB, 4 trang )

Trường : ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Họ và tên:………………… MÔN : KHOA HỌC KHỐI 4
Lớp : Thời gian: 60 phút
Điểm Lời phê của giáo viên
- Giáo viên coi kiểm tra:………………
- Giáo viên chấm:……………………
Khoanh tròn vào câu em cho là đúng:
Câu 1/. Người ta có thể phân loại thức ăn theo mấy nhóm chính ?
a) Ba nhóm chính là: chứa nhiều chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min.
b) Bốn nhóm chính là: chứa nhiều chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min và
chất khoáng.
c) Năm nhóm chính là: chứa nhiều chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min và
chất khoáng, chất xơ.
d) Sáu nhóm chính là: chứa nhiều chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min và
chất khoáng, chất xơ, nước.
Câu 2/. Thực vật cần gì để sống?
a) Nước b) Ánh sáng c) Chất khoáng
d) Không khí đ) Nhiệt độ e)Tất cả các ý trên.
Câu 3/Cơ thể chúng ta nếu thiếu i-ốt sẽ bị mắc bệnh gì?
a) Bệnh bướu cổ
b) Bệnh suy dinh dưỡng
c) Bệnh còi xương
d) Bệnh mù loà
Câu 4/. Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cần:
a) Giữ vệ sinh ăn uống
b) Giữ vệ sinh cá nhân
c) Giữ vệ sinh môi trường
d) Cả ba ý trên
Câu 5/. Cơ thể chúng ta khi bị bệnh sẽ cảm thấy như thế nào?
a) Cảm thấy bình thường như không bị bệnh
b) Cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu.


c) Cảm thấy khó chịu và không bình thường như mọi ngày
d) Cảm thấy chán nản.
Câu 6/. Có mấy cách bảo quản thức ăn?
a) Có nhiều cách bảo quan thức ăn như: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp…
b) Có hai cách: ăn ngay và làm khô
c) Có ba cách : ăn ngay và làm khô, ướp lạnh.
d) Có bốn cách: ăn ngay và làm khô, ướp lạnh, ướp mặn
Câu 7/. Khi bị bệnh chúng ta nên ăn uống như thế nào?
a) Ăn thoải mái tất cả các loại thức ăn mình thích.
b) Ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
c) Ăn hạn chế các thức ăn có giá trị dinh dưỡng.
d) Không nên ăn thức ăn chỉ uống sữa.
Câu 8/. Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta cần:
a) Chọn thức ăn tươi sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.
b) Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn
c) Thức ăn được nấu chín, nấu xong nên ăn ngay. Thức ăn chưa dùng hết phải bảo
quản đúng cách.
d) Cả ba ý trên.
Câu 9/. Nước có những tính chất gì?
a/. Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình
dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số
vật và hoà tan được một số chất.
b/. Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình
dạng nhất định.
c/. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hoà
tan được một số chất.
d/. Tất cả các ý trên
Câu 10/. Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
a/. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. Năng vận động
cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục, thể thao

b/. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
c/. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục, thể thao
d/. Tất cả các ý trên
Câu 11/. Nước có những thể nào ?
a/. Thể lỏng, thể khí.
b/. Thể khí, thể rắn.
c/. Thể lỏng, thể rắn, thể khí.
d/. Cả 3 ý trên đều sai
Câu 12/. Mây được hình thành như thế nào ?
a/. Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ lại thành những hạt mưa rất nhỏ, tạo nên các
đám mây.
b/. Do con người đốt đồng ruộng khói bay lên tạo thành mây.
c/. Mây là do phép của ông Trời tạo ra.
d/. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 13/. Hành động nào nên làm để bảo vệ nguồn nước ?
a/. Uống ít nước đi
b/. Hạn chế tắm giặt
c/. không vứt rác bừa bãi
d/. Cả 3 hành động trên
Câu 14/. Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp là ?
a/. Tiêu chảy, tả, lị…
b/. Đau bụng, đau đầu và tiêu chảy
c/. Cả a và b.
Câu 15: Tính chất nào không phải là của nước ?
a/. Chảy từ cao xuống thấp
b/. Không mùi, không vị
c/. Lan ra khắp mọi phía
d/. Có hình dạng nhất định
Câu 16: Muốn phòng bệnh béo phì ta cần phải làm gì ?
a/. Ăn uống hợp lí

b/. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống đều độ.
c/. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống đều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
d/. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống đều độ, ăn chậm, nhai kĩ. Năng vận động
cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục, thể thao.
Câu 17: a/. Thế nào là nước bị ô nhiễm ?
b/. Thế nào là nước sạch ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN MÔN KHOA 4
Từ câu 1 đến câu 16 mỗi câu đúng đượ 0,5 điểm:
Câu 1 – b
Câu 2 – e
Câu 3 - a
Câu 4 – d
Câu 5 - c
Câu 6 - a
Câu 7 - b
Câu 8 – d
Câu 9 – a

Câu 10 – a
Câu 11 – c
Câu 12 – a
Câu 13 – c
Câu 14 – a
Câu 15 – d
Câu 16 – d
Câu 17/: ( 2 điểm)
a/. (1 điểm ) Nước bị ô nhiễm là nước có một trong các dấu hiệu sau: cá màu, có
chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép hoặc
chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
b/. (1 điểm ) Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị,
không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hai cho sức khỏe cho con người.

×