Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.27 KB, 9 trang )

Bài tập số 10:
1. Phân tích và nêu ý kiến về trình tự, thủ tục đình công (3 điểm)
2. Anh H vào làm việc tại chi nhánh công ty bảo hiểm TPHCM tại quận Ba Đình –
Hà nội từ tháng 6 năm 2005 với công việc là khai thác viên bảo hiểm thời hạn 1 nam với
mức lương 3 triệu đồng/tháng. Hết hạn HĐ, măc dù không ký tiếp HĐ mới nhưng anh vẫn
tiếp tục làm công việc cũ với mức lương không thay đổi. Ngày 30/06/2010, phong khu vực
V thuộc chi nhánh công ty bảo hiểm TPHCM tại HN đã họp kiểm điểm anh vì lý do làm
mất ấn chỉ và chiếm dụng phí bảo hiểm trong một thời gian dài. Tham dự cuộc họp có đại
diện lãnh đạo chi nhánh công ty bảo hiểm TPHCM tại HN, chủ tịch công đoàn, nhưng
không thông báo cho anh tham dự vì cho rằng: chứng cứ đã thay đổi. Ngày 15/07/2010
giám đốc công ty bảo hiểm thành phố HCM tại HN đã ra quyết định kỷ luật sa thải anh H
theo Điều 85 BLLĐ.
a/ Hợp đồng lao động giữa anh H và công ty bảo hiểm TPHCM là loại HĐLĐ nào?
Tại sao? (1 điểm)
b/ Anh H có thể khởi kiện vụ tranh chấp trên tại Tòa án nào? (1.5 điểm)
c/ Việc xử lý kỷ luật của công ty có tuân thủ đúng các quy định về thủ tục xử lý kỷ
luật theo Đ87BLLĐ hay không? (1.5 điểm)
d/ Hãy giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành? (1
điểm)
đ/ Giả sử, hành vi làm mất ấn chỉ của anh H gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích
của công ty đủ để sa thải nhưng công ty bảo hiểm TP HCM không ra quyết định sa thải mà
ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với anh H thì có hợp pháp không? Tại sao?
Nếu hợp pháp thì có phải có điều kiện gì? (2 điểm)
1
BÀI LÀM
1. Những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đình công
A. Thủ tục chuẩn bị đình công
Theo quy định hiện hành, thủ tục chuẩn bị đình công bao gồm việc lấy ý
kiến tập thể lao động, ra quyết định, đưa yêu cầu và thong báo về đình công. Nếu
phạm vi đình công có dưới 300 người lao động thì phải lấy ý kiến trực tiếp của họ,
nếu phạm vi đình công có từ 300 lao động thì lấy ý kiến của người đại diện. Đại


diện được lấy ý kiến là các thành viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, tỏ trường tổ
công đoàn và tổ trưởng tổ sản xuất, nếu trong đơn vị có tổ chức công đoàn.Nếu
đơn vị không có tỏ chức công đoàn thì người tổ chức đình công lấy ý kiến của tổ
trưởng, tổ phó tổ sản xuất. việc lấy ý kiến phải báo trước cho NSDLD ít nhất một
ngày, có thể được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kiến hoặc lấy chữ kí. Nội
dung lấy ý kiến bao gồm: Những tranh chấp lao động đã giải quyết mà tập thể lao
động không đồng ý, thời gian địa điểm dự kiến đình công và việc đồng ý hay
không đồng ý của người được lấy ý kiến.
Nếu có trên 50% đồng ý trong trường hợp lấy ý kiến trực tiếp và có trên
75% đồng ý trong trường hợp lấy ý kiến thông qua đại diện thì người tổ chức có
quyền ra quyết định đình công và lập bản yeu cầu để gửi cho NSDLD. Quyết định
đình công phải nêu rõ thời gian, địa điểm đình công và có chữ kí, con dấu của
người tổ chức đình công. Ngoài những nội dung như quyết định đình công, bản
yêu cầu gửi tới NSDLD còn phải nêu rõ những vấn đề tranh chấp đã được giải
quyết mà tập thể lao động chưa đồng ý, kết quả lấy ý kiến đình công và địa chỉ
người cần liên hệ giải quyết. Hai văn bản này phải được gửi trước đến NSDLD ít
nhất 5 ngày, đồng thời nó cũng phải được gửi cho cơ quan lao động cấp tỉnh và
lien đoàn lao động cấp tỉnh để thông báo.
2
B Tiến hành đình công
Đến thời hạn dự kiến đình công, nếu NSDLĐ không chấp nhận giải quyết
yêu cầu thì tập thể lao động có thể tiến hành đình công. Thực tế, việc đình công
không chỉ phải tuân theo những thủ tục luật định mà khi tiến hành cần phải có
những cách thức nhất định. Luật lao động nước ta chưa có quy định cụ thể về hình
thức tiến hành đình công, chỉ có uy định về những hành vi cấm thực hiện khi đình
công. Như vậy, cũng có thể cho rằng khi đình công, những người đình công có thể
thực hiện tất cả những hành vi mà luật không cấm, không trái với những quan niệm
chung của đạo đức xã hội. Tuy nhiên, những hình thức đình công chiếm xưởng,
cản trở quyền làm việc của những NLD không tham gia đình công thường không
được thừa nhận ở nhiều nước nhưng lại chưa được quy định trong danh mục các

hành vi bị cấm thực hiện trong pháp luật nước ta.
Nhận xét:
Đình công là một yêu cầu tự thân rất quan trọng của người lao động. Tuy
nhiên, khi pháp luật quy định phải đảm bảo đủ trên 50% số người trong tập thể lao
động tán thành bằng cách lấy chữ ký hoặc bỏ phiếu kín thì mới được phép tiến hành
đình công thì sẽ có rất ít cuộc đình công theo đúng quy định này, vì thủ tục này chỉ
khả thi ở những nơi có ít người lao động. Trên thực tế, tổ chức lấy chữ ký hoặc bỏ
phiếu kín cho một tập thể lao động là những thủ tục khá nhiêu khê. Đồng thời, với
những cơ sở tập trung nhiều lao động, hoặc doanh nghiệp có nhiều cơ sở sản xuất
đặt ở những địa điểm khác nhau thì đây lại là quy định khó thực hiện được.
Cũng vì quy định về thủ tục như vậy, nên 100% các cuộc đình công đã xảy
ra đều vi phạm quy định này. Điều này cho thấy chỉ riêng các quy định hiện hành
về thủ tục đình công đã mang tính không khả thi.
3
a/ Hợp đồng lao động giữa anh H và công ty bảo hiểm TPHCM là loại
HĐLĐ nào? Tại sao? (1 điểm)
Theo quy định tai Điều 27 BLLĐ: “Hợp đồng lao động xác định thời hạn là
hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của
hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng”. Như vậy hợp đồng
lao động ban đầu mà anh H ký với chi nhánh công ty bảo hiểm TP HCM là hợp
đồng lao động xác định thời hạn, cụ thể là thời hạn 1 năm (từ tháng 6/2005 đến
tháng 6/2006).
Sau khi hết hạn của hợp đồng trên, anh H và chi nhánh của công ty bảo hiểm
TPHCM không ký kết hợp đồng lao động mới, nhưng anh vẫn tiếp tục làm công
việc cũ với mức lương không thay đổi. Trong trường hợp này, Sau khi hợp đồng
lao động trước hết hạn giữa anh H và chi nhánh công ty bảo hiểm TPHCM không
ký kết thêm hợp đồng lao động mới vậy hợp đồng lao động đã giao kết trở thành
hợp đồng không xác định thời hạn (theo quy định tại khoản 2 điều 27 BLLĐ và
khoản 4 điều 4 Nghị Định số 44/2003 của Chính phủ).
b/ Anh H có thể khởi kiện vụ tranh chấp trên tại Tòa án nào? (1.5 điểm)

Theo quy định tại Điều 33 BLTTDS Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân quy đinh tại khoản
1 điều 31 BLTTD. Tranh chấp giưa anh H với chi nhánh công ty bảo hiểm
TPHCM là tranh chấp cá nhân về xử lý kỷ luật lao động sa thải, như vậy tranh
chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, anh H có
thể khởi kiện vụ tranh chấp trên tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Sau khi xác định sự kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp nào còn phải xác
định việc kiện do Tòa án nơi nào giải quyết. Về nguyên tắc chung, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thu thập chứng cứ, đánh giá chính xác vụ tranh chấp để giải
quyết một cách hợp lý, Điều 35 BLTTDS quy định nguyên đơn phải khởi kiện tại
Tòa án nơi làm việc hoặc nơi cư trú của bị đơn. Nếu bị đơn là pháp nhân thì
4
nguyên đơn phải khởi kiện tại Tòa án nơi pháp nhân có trụ sở chính (trừ trường
hợp nguyên đơn được lựa chọn Tòa) Nếu các bên đã thỏa thuận chon Tòa án nơi
làm việc hoặc nơi cư trú của nguyên đơn giả quyết thì nguyên đơn chỉ được khởi
kiện tại TÒa án đó.
Như vậy trong trường hợp này: anh H có thể khởi kiện ở Tòa án nhân dân
huyện nơi có trụ sở chính của công ty Bảo hiểm TPHCM ( tại Quận Ba Đình
Hà Nội)
Tuy nhiên trong thực tế vì nhiều lý do khác nhau, nguyên đơn không thể
khởi kiện được. Để khắc phục hạn chế đó và đảm bảo quyền tự định đoạt, Điều 14
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động đã quy định các trường hợp
nguyên đơn được lựa Tòa án để khởi kiện. Như vậy trong trường hợp này đối chiếu
vào đó anh H có thể lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp lao động
c/ Việc xử lý kỷ luật của công ty có tuân thủ đứng các quy dịnh về thủ tục
xử lý kỷ luật theo Điều 87 BLLĐ hay không?(1.5 điểm)
Trong tình huống trên việc xử lý kỷ luật của công ty không tuân thủ đúng các
quy định về thủ tục xử lý kỷ luật theo Điều 87 BLLĐ:
Theo quy định của pháp luật thủ tục xử lý kỷ luật theo Điều 87:
“1. Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải

chứng minh được lỗi của người lao động.
2- Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân
hoặc người khác bào chữa. –
3- Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia
của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
4- Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản”.
Thể hiện ở chỗ thành phần phiên họp Trong phiên họp xử kỷ luật anh H
mới chỉ có đại diện lãnh đạo chi nhánh công ty TP HCM tại Hà Nội, chủ tịch Công
đoàn nhưng không thông báo cho anh tham dự vì cho rằng: chứng cứ đã đầy đủ.
5

×