Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đắc Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.85 KB, 10 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN CHÍ THANH
ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến cấu 3:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã làm nhân viên
lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ
đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc
áo phao duy nhất. Trong khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc
áo phao duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng hiện nay
những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Báo: Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (0.25)
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì? (0.25)
Câu 3. Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh chị về hình ảnh chiếc phao trong văn bản trên khoảng 5
-7 dòng? (0.5)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5.
…Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất


Những buổi ngày xưa vọng nói về…
(Đất Nước- Nguyễn Đình Thi)
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? (0,25 điểm)
Câu 2. Trong câu thơ : Trời thu thay áo mới, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác
dụng của biện pháp tu từ đó. (0.5 điểm)
Câu 3. Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất” có ý
nghĩa gì? Từ đó, phân tích ý nghĩa cả câu thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 4. Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra như thế nào?
(0.5 điểm)
Câu 5. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên. (0.25 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm): Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời dạy
của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”.
Câu 2. (4,0 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về những vẻ đẹp của nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện “Vợ nhặt”
của Kim Lân và nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của
Nguyễn Minh Châu.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu( 3điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến cấu 3:
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí.( 0.25)
Câu 2. Văn bản trên đưa tin về câu chuyện gia đình chị Thanh gặp nạn trên chuyến phà Sewol và
hành động nhường chiếc phao để cứu con gái của vợ chồng chị.( 0.25)
Câu 3. – Áo phao trao sự sống.( 0.25)
- Áo phao biểu tượng của tình yêu gia đình.(0.25)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 8:
Câu 4. Thể thơ tự do (0,25)
Câu 5.
- Biện pháp tu từ nhân hóa. (0,25)

- Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh,
gió thu lay động cành lá khiến lá cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hình
ảnh đất nước mới mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng. (0,25)
Câu 6. - Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất”
trước hết được hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như vậy, câu thơ ngợi ca
những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê
hương. (0,25)
- Chữ “khuất” còn được hiểu là khuất phục. Vậy “Nước chúng ta, nước những người
chưa bao giờ khuất” khẳng định tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc, đất nước ta. Dân
tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù.(0,25)
Câu 7. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. (0.5)
Qua đoạn thơ, hình ảnh đất nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi
đẹp, rộng lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.(0.5)
Câu 8. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .(0.25)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo
đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận
thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với công
việc của bản thân và những người xung quanh.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận
điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và
đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
1. Giải thích: (0,5)
- Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.
- Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội
- Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.
=> Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người
với muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
2 . Phân tích - chứng minh: (1,5)
Ý 1: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”
- Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại mãi
mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có
thể hiện hữu.
- Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại.
Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết. Cá
nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.
- Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ
nhiều hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một
gia đình.
Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể
- Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu

được. Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể.
° Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra
ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông
dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kĩ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp
° Do hoàn cảnh xô đẩy, Rô-bin-xơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa
hoang đảo, nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và
họ đã tồn tại.
- Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi gặp
thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.
° Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành
viên. Đó còn là những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
° Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân
hoạt động và bộc lộ khả năng.
° Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi
thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình.
° Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả
dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.
Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?
- Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng
thành được.
Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.
- Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.
Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn
người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.
3. Đánh giá - mở rộng (0,5)
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó
nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người. nhiều thế hệ.
- Phê phán lối sống trái ngược:
+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay

muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.
+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm
cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách
trong cuộc sống để đi đến thành công.
- Mở rộng: Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại lợi ích
gì. Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức,
dễ dàng bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc sống sẽ
không bao giờ kết thúc.
4. Bài học nhận thức, hành động:
* Nhận thức:
- Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm
với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó cống
hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.
* Hành động:
- Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm,
xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới
thành công, mới có ý nghĩa.
- Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh:
“Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích,
chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng
hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ
với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn
tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể
hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1
đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật người “vợ nhặt” trong
truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân và nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận
điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

(2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
2. Thân bài:
* Giới thiệu khái quát về hai tác giả và tác phẩm
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về
truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể
hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê
thảm.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi
mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một
nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương,
nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
- Đây là hai nhân vật không phải là nhân vật chính của hai tác phẩm. Thoảng nhìn bên ngoài , cả
hai đều không có vẻ gì đặc biệt. Cô “vợ nhặt” xuất hiện trước mặt Tràng trong lần thứ hai với
thân hình gầy sọp, quần áo tả tơi như tổ đĩa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con
mắt. Còn người đàn bà hàng là một người phụ nữ miền biển trạc ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, lúc
nào cũng xuất hiện với vẻ mệt mỏi tạo ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ.
* Nhưng nhìn sâu vào bên trong tâm hồn của họ, chúng ta sẽ tìm thấy được những nét cao đẹp
đáng quý.
- Người vợ nhặt: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba
nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa
bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.
Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:
+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.
+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.
+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
- Người đàn bà hàng chài: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của
tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong,
giữa thân phận và phẩm chất.
- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi
sinh.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.
+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thương chồng, thương con hết mực và
thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
-> Tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
* So sánh:
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những
vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Họ là những người
phụ nữ nhân hậu, hiền thục của người phụ nữ Việt Nam. Những hình ảnh đó mang lại cho người
đọc những cảm nhận sâu sắc và bài học quý giá để noi gương.
- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của
một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp
được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu
sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình
+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp
đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như
một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức
lại)
+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa
dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này
(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và
các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan
điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 7
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc
quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

×