Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giải pháp và ý kiến về thị trường ngoại hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.78 KB, 26 trang )

Danh mục những từ và thuật ngữ viết tắt
NNHN: Ngân hàng Nhà nước GD: Giao dịch
XHCN: Xã hội chủ nghĩa LNH: Liên Ngân hàng
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VND: Việt Nam đồng
NHNT: Ngân hàng Ngoại thương USD: Đôla Mỹ
TTGDNT: Thị trường Giao dịch Ngoại tệ GBP: Bảng Anh
NHTW: Ngân hàng Trung ương FRF : Frăng Pháp
NHTM: Ngân hàng Thương Mại DEM: Mác Đức
TCTD: Tổ chức tín dụng JPY: Yên Nhật
TTNTLNH: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng HKD: Đôla HồngKông
MỤC LỤC
Trang
Chương I-Cơ sở lí luận vè thị trường ngoại hối từ khi đổi mới (1986)……….2
I-Sự hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam………...2
II-Các nghiệp vụ trong thị trường ngoại hối………………………………..12
III-Vai trò của thị trường ngoại hối…………………………………………14
Chương II-Thực tế vè thị trường ngoại hối việt Nam từ khi đổi mới………...15
Chương III-Giải pháp và ý kiến vè thị trương ngoại hối…………………….25
Danh mục bảng biểu
 Nội dung thay đổi giữa QĐ 101 và QĐ 203
 Sơ đồ các nghiệp vụ trong thị trường ngoại hối
 Tỷ giá và lạm phát của Việt nam qua các năm 1989-
1993
 Bảng hoạt động của hai trung tâm GD ngoại tệ
 Lạm phát và tỷ giá Việt nam qua các năm 1993-1996
 Số liệu xuất nhập khẩu qua các năm
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng trở lên mạnh mẽ. Sự hội nhập
kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trưởng mở là nhu cầu khách quan có tính qui luật với
vai trò như là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài, thì việc hình
thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam một cách toàn diện và hiện đại theo trình


độ quốc tế là rất cần thiết.
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
Trong những năm gần đây, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành từng bước
phát triển. Trước hết, đó là: chính sách quản lý ngoại hối đang dần được hoàn thiện phù
hợp hướng phát triển kinh tế thị trường mở, những nhân tố thị trường ngày càng trở lên
quyết định hơn trong việc xác định tỷ giá hối đoái, bước đầu đã đưa một số các giao dịch
kinh doanh ngoại hối vào cuộc sống như: giao dịch giao ngay, giao dich kỳ hạn, giao dịch
hoán đổi và giao dịch quyền chọn tiền tệ. Mặc dù với những bước đi đầu tiên, nhưng thị
trường ngoại hối Việt Nam đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại hối cho các NHTM,
đồng thời cung cấp công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với các công ty
xuất nhập khẩu và những nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối Việt Nam còn
rất non trẻ và sơ khai xét về trình độ quy mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp
vụ kinh doanh.
Nội dung chính của bài tiểu luận
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường ngoại hối từ khi đổi mới(1986) đến nay
Chương II: Thực tế thị trường ngoại hối Việt Nam
Chương III: Giải pháp và ý kiến về thị trường ngoại hối
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường ngoại hối từ khi đổi
mới(1986) đến nay
I. Sự hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam:
Sau giải phóng miền Nam tháng 4/1975, mô hình XHCN đã được áp dụng thống
nhất trên phạm vi cả nước. Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã phát huy hiệu quả
trong giai đoạn chiến tranh và một số năm sau đó. Nhưng việc duy trì quá lâu một cơ chế
bao cấp của nhà nước như vậy đã nảy sinh mâu thuẫn, rối loạn sâu sắc trong việc phát
triển kinh tế đất nước. Với cơ chế tập trung bao cấp, trong một thời gian dài thị trường nói
chung và thị trường ngoại hối nói riêng ở Việt Nam chưa có điều kiện hình thành và phát
triển. Cho đến năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các yếu tố
thị trường mới được hình thành và phát triển.
Có thể nói, năm 1991, với quyết định số 107/QĐ-NH ngày 16/8/1991 do NHNN

ban hành về “Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ” là mốc đánh dấu cho sự hình thành
một thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế, đến 20/9/1994 “Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” được thành lập theo
Quyết định số 203/QĐ - NH thay thế cho Trung tâm giao dịch ngoại tệ. Thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng ra đời là bước phát triển cao hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của
nền kinh tế như một tổng thể.
Như vậy, khi nghiên cứu về hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam, chúng
ta có thể chia thành 3 giai đoạn, cụ thể là:
Trước năm 1991: Giai đoạn Việt Nam chưa có thị trường ngoại hối có tổ chức.
Từ năm 1991 đến 1994: Giai đoạn hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ.
2
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
Từ năm 1994 đến nay: Giai đoạn hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng.
1. Thời kỳ trước năm 1991:
 Đây là thời kỳ nền kinh tế mang tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nhà nước
can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội, quyết định các chính sách kinh tế vi
mô và vĩ mô theo kế hoạch quy mô tập trung toàn quốc. Sự can thiệp này đã ngăn
cản khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung cầu trên thị trường, nếu có thì
cũng bị bóp méo, sai lệch. Hơn nữa, hệ thống các nước XHCN lại áp dụng một
chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngoài
đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối.
Do vậy, việc áp dụng chế độ tỷ giá cố định do Nhà nước độc quyền xác định,
không cần tính đến những yếu tố cung cầu của thị trường. Với cơ sở kinh tế như
vậy, Việt Nam cũng như các nước XHCN khác đều duy trì phương pháp xác định
tỷ giá dựa trên cơ sở so sánh sức mua đối nội và sức mua đối ngoại giữa các đống
tiền và sau đó quyết định bằng những thỏa thuận đa biên trong các Hiệp định
thanh toán được ký kết giữa các nước XHCN với nhau. Sản phẩm của cơ chế xác
định tỷ giá và đa tỷ giá, bao gồm tỷ giá mậu dịch (hay tỷ giá chính thức), tỷ giá
phi mậu dịch (bao gồm cả tỷ giá kiều hối) và tỷ giá kết toán nội bộ, đồng thời triệt

tiêu môi trường và mọi điều kiện để hình thành và phát triển các thị trường nói
chung, trong đó có thị trường ngoại hối.
 Hậu quả của một cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá mang tính áp đặt bất chấp quy
luật cung cầu tiền tệ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đồng tiền Việt Nam
được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi. Tỷ giá chính thức
ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thực tế, làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó
khăn, cán cân thương mai bị thâm hụt nặng. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ, tuy
có chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương (lỗ thì ngân sách cấp bù, còn lãi thì nộp
ngân sách) nhưng dù sao cũng triệt tiêu động lực phát triển xa hơn.
 Ngày 26/3/1988, Nghị định 53/HĐBT ra đời, tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam
từ một cấp thành hai cấp: NHNN có hệ thống Ngân hàng chuyên doanh. NHNN là
NHTW thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, ban hành chính sách tiền tệ. Tín dụng
và ngân hàng; hệ thống Ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh
tiền tệ tín dụng. Bước đầu từng Ngân hàng chuyên doanh hoạt động theo đặc thù
gắn liền với từng lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là: NHNT hoạt động về lĩnh vực đối
ngoại, như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế..; Ngân hàng Công thương
hoạt động trong lĩnh vực Công – Thương nghiệp; Ngân hàng Nông nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực đầu từ. Như vậy, chỉ duy nhất có NHNT là được phép hoạt
động và kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài,
các ngân hàng khác chỉ được hoạt động trong nước.
 Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, bảo vệ độc lập và chủ quyền về tiền
tệ, phát triển nền kinh tế quốc dân, góp phần mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị
và văn hóa với nước ngoài, ngày 18/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành
Nghị định số 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối” của nước Cộng hòa Xã
3
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
hội Chủ nghĩa Việt Nam, thay thế điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo Nghị
định số 102/CP, ngày 6/7/1963 của Hội đồng Chính phủ. Sau khi Nghị định 161
ra đời, ngày 15/3/1989 NHNN Việt Nam có thông tư số 33- NH/TT hướng dẫn thi

hành. Một trong những điểm mới về quản lý và kinh doanh ngoại hối theo tinh
thần Nghị định 161 và THông tư 33 có thể nêu ra như sau: “Nhà nước CHXHCN
Việt Nam thông qua NHNN Việt Nam thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về
ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực
hiên theo quy định của NHNN Việt Nam. NHNT Việt Nam là cơ quan được phép
kinh doanh. Ngoài ra, các Ngân hàng chuyên doanh khác, các Ngân hàng liên
doanh với nước ngoài, các chi nhành Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ
chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều
phải được NHNN Trung ương Việt Nam cho phép”.
 Như vậy, có thể nói lần đầu tiên ở Việt Nam thế độc quyền trong kinh doanh
ngoại hối đã được dỡ bỏ, từ nay, các Ngân hàng Thương mại nói chung muốn
kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp phép. Đây được xem như
sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của thị trường ngoại hối
có tổ chức, hình thành một sân chơi chứa đựng yếu tố cạnh tranh của thị trường.
Trong thực tế, trước sự đòi hỏi phát triển các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NHNN đã lần lượt cấp giấy phép kinh doanh ngoại
hối, thanh toán quốc tế… cho các Ngân hàng Thương mại hoạt động ở Việt Nam.
Tuy nhiên, về tỷ giá (yếu tố quan trọng nhất của thị trường ngoại hối), sau khi có
chủ trương thu hút vốn nước ngoài, đặc biệt là sau khi thông qua Luật đầu tư
Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, luồng vốn ngoại tệ bằng USD lần lượt vào
Việt Nam. Song, do chúng ta vẫn duy trì tỷ giá chính thức do NHNN áp đặt nên
vẫn còn khoảng cách khá xa so với sức mua thực tế của VND và thị trường ngầm.
Tỷ giá mua bán của các Ngân hàng được phép dựa trên cơ sở tỷ giá chính thức do
NHNN công bố cộng trừ 5% và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0,5%.
 Cho dù có những bước chuyển biến, nhưng ở Việt Nam vẫn thiếu vắng một thị
trường ngoại hối chính thức hoàn chỉnh hơn để chắp nối cung cầu ngoại tệ và tạo
cơ sở xác định tỷ giá chính thức một cách khách quan sát với quan hệ cung cầu
trên thị trường, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và
thu hút nguồn lực ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Đứng trước tình hình đó,
Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 107-NH/QĐ, ngày 16/8/1991 ban hành quy

chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ; trên cơ sở đó, hai trung tâm giao
dịch ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại TP.HCM và Hà Nội.
2. Thời kỳ 1991-1994
Thời kỳ 1991-1994 là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi cơ chế theo
hướng thị trường. Trong giai đoạn này đứng về phương diện thanh toán quốc tế, Việt
Nam đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn. Thị trường với các nước XHCN đều
đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán của Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
(chủ yếu bằng USD). Việc chuyển đổi đồng tiền thanh toán có ảnh hưởng lớn đến khả
năng thanh toán của Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Cán cân vãng lai và cán
4
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
cân thương mại của Việt Nam thâm hụt lớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu, sự thiếu hụt
trong cán cân thương mại được bù đắp bằng các khoản viện trợ, cho vay của các nước
XHCN và chủ yếu là Liên Xô cũ.
Đứng trước tình thế hết sức khó khăn về cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế và nhu
cầu bức bách về ngoại cho thanh toán quốc tế, một câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để giải
quyết được vấn đề trên mà không tác động mạnh đến tình hình giá cả và sản xuất trong
nước? Xử lý vấn đề này không chỉ có ngành ngân hàng mà phải phối hợp đồng bộ giữa
các chính sách lớn của Chính phủ và từng ngành. Các chinh sách đó bao gồm:
 Các chính sách lớn của chính phủ:
Đề ra 3 chương trình kinh tế lớn mà Chính phủ phải tập trung chỉ đạo, đó là : Chương
trình sản xuất hàng xuất khẩu; chương trình khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng;
chương trình tăng cường sản xuất lương thực.
Với 3 chương trình kinh tế mà Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo đã hỗ trợ đắc lực
cho cung ngoại tệ của nền kinh tế và giảm nhu cẩu chi ngoại tệ tạo nên thế cân bằng cho
cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, đồng thời tạo tiền đề để hình thành và phát triển
thị trường ngoại hối sau này:
• Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu: Đã tạo them nguồn thu ngoại tệ vững
chắc cho nền kinh tế, nếu như trước năm 1991 nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu
thì đến năm 1991 xuất khẩu đã tăng lên và liên tục tăng trong các năm nhu:

1991 là 2087 triệu USD; 1992 là 2580 triệu USD; 1993 là 2985 triệu
USD;1994 là 4054 triệu USD; 1995 là 5198 triệu USD và 1996 là 7330 triệu
USD. Hơn nữa, do xuất khẩu tăng khá đã tạo thêm công ăn việc làm, tạo long
tin cho giới đầu tư bỏ tiền đầu tư nhiều hơn và giảm được áp lực các vấn đề
về xã hội.
• Chương trình khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng: Nhu cầu tiêu dùng của
xã hội ngày càng gia tăng, nếu như trước năm 1991 hàng tiêu dùng của Việt
Nam hết sức nghèo nàn và thiếu nghiêm trọng, các nhu cầu tiêu dùng bình
thường của người dân như từ xà phòng, thuốc đánh răng hay vải vóc còn phải
phân phối. Khi Đảng và chính phủ thực hiện chính sách mở cửa để khuyến
khích đầu tư nước ngoài cũng như nới lỏng chính sách ngoại thương thì hàng
tiêu dùng ngoại tràn vào Việt Nam cũng làm cho nhu cầu về ngoại tệ để nhập
khẩu tăng lên.
• Khuyến khích sản xuất lương thực: Lương thực đối với nước ta là một mặt
hàng chiến lược, quốc kế dân sinh. Trong những năm trước 1990 sản xuất
lương thực nước ta chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dung trong nước, hàng năm
nhà nước phải bỏ ra một lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu lương thực cho
nhu cầu của đất nước. Từ khi Chính phủ tập trung chỉ đạo và có chính sách
khuyến khích sản xuất lương thực thì nguồn lương thực của Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường quốc tế.
Ngoài 3 chương trình kinh tế lớn tác động tích cực đến cung cầu ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối thì chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam
cũng như các nguồn chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền đơn phương khác đã làm cho
ngoại tệ của nền kinh tế ngày một tăng.
5
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
 Về phía Ngân hàng Nhà nước:
Là cơ quan được Nhà nước giao cho trọng trách quản lý nguồn ngoại tệ vào và ra
của nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và xây dựng
điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của Việt Nam. Trong thời gian đó,

NHNN đã đề xuất với Chính phủ thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN để tập trung
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế trong những giai đoạn đầu còn khó khăn và can
thiệp thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Đồng thời, năm 1991 là năm đánh dấu
mốc lịch sử về việc hình thành nền móng cho thị trường ngoại hối Việt Nam, đó là việc
Thống đốc NHNN ra Quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16 tháng 8 năm 1991 về việc ban
hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ (TTGDNT). Trên cơ
sở Quy chế này, hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại TP.HCM và Hà Nội lần lượt ra đời
vào tháng 8 và tháng 11/1991. Những nội dung chính của Quy chế tổ chức và hoạt động
của Trung tâm giao dịch ngoại tệ như sau:
 Tỷ giá áp dụng trong KD của các ngân hàng được phép:
Có thể nói, việc thành lập quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN và Chính phủ ủy quyền
cho Thống đốc được toàn quyền điều hành một cách linh hoạt đã làm dịu những biến
động thất thường của tỷ giá trên thị trường. NHNN đã sử dụng quỹ điều hòa một cách rất
linh hoạt và hiệu quả, một mặt Quỹ điều hòa tạo cho NHTW một lực thực sự để can thiệp
có hiệu quả nhằm ổn định tỷ giá, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế về ngoại tệ.
Việc thành lập hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ là bước ngoặt đầu tiên của hệ thống
Ngân hàng trong quá trình đổi mới thực sự cơ chế theo hướng thị trường. Hai trung tâm
này là tiền thân của thị trường ngoại hối Việt Nam ngày nay. Thông qua hoạt động mua
bán tại hai Trung tâm, với vai trò là người tổ chức và điều hành chính sách tiền tệ cũng
như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường và hướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu
thiết yếu của nền kinh tế.
Việc các NHTM và các tổ chức kinh tế có hoạt động ngoại tệ lớn giao dịch tại hai
Trung tâm là bước tập dượt đầu tiên trong giao dich bán ngoại tệ theo cơ chế thị trường.
Tỷ giá VND/USD được hình thành theo quan hệ cung cầu một cách tương đối khách
quan. Cách thức giao dịch mua bán ngoại tệ tại hai Trung tâm theo phương thức đấu giá.
Khi cung lớn hơn cầu, thì tỷ giá giảm và ngược lại.
Trong thời kỳ đầu, cung ngoại tệ còn thấp hơn cầu ngoại tệ khá lớn, nếu tỷ giá hình
thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu, thì tỷ giá sẽ biến động rất mạnh, điều này sẽ gây
tác động tiêu cực đến hệ thống giá cả, hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư. Vì vậy, thông
qua hình thức can thiệp của NHNN, tỷ giá chỉ biến động với một mức độ hợp lý, một mặt

vẫn phản ánh xu hướng quan hệ cung cầu nhưng mặt khác không gây những biến động
lớn về mức giá cả, đồng thời tạo một tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước cũng như dân chúng yên tâm đầu tư và gửi tiền để phát triển kinh tế.
Sau một thời gian dài từ 1991 đến 1993, tỷ giá được duy trì ổn định đã tạo tâm lý ổn
định cho thị trường và thu hút được một lượng kiều hối và đầu tư nước ngoài khá lớn vào
Việt Nam; mặt khác việc duy trì lãi suất thực dương của VND cao đã khuyến khích các
tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ để gửi bằng VND. Cả hai yếu tố trên đã đồng thời ảnh
hưởng tích cực đến sự ổn định giá trị VND và tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Sự ổn định
giá trị VND không phải chỉ về danh nghĩa mà cả giá trị thực của nó. Việc ổn định tỷ giá
6
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
có ảnh hưởng tốt đến mặt bằng giá trong nước dẫn đến chỉ số lạm phát được duy trì ở
mức chấp nhận được và có chiều hướng giảm, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam qua các năm không ngừng tăng làm cho quan hệ tiền hàng được bảo đảm và giá
VND được ổn định và đã tạo ra môi trường ổn định vững chắc vĩ mô cho phát triển kinh
tế Việt Nam. Giai đoạn đầu khi mới bắt đầu điều hành tỷ giá theo cơ chế thị trường, việc
can thiệp của NHNN trên thị trường rất chặt chẽ, tuy nhiên thời gian tiếp theo khi nguồn
ngoại tệ vào Việt Nam tăng lên, quan hệ cung cầu ngoại tệ không còn khoảng cách quá
lớn thì NHNN đã từng bước giảm sự can thiệp và để cho tỷ giá hình thành một cách
khách quan hơn theo quan hệ cung cầu.
Tỷ giá chính thức VND trước đây được NHNN tính toán trên cơ sở kinh tế mang tính
chất tĩnh chưa phản ánh quan hệ cung cầu và các yếu tố thị trường khác. Từ khi hai Trung
tâm ra đời thì tỷ giá chính thức của VND được xác định có căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại
các phiên giao dịch tại hai Trung tâm, do đó tỷ giá đã phản ánh trung thực hơn về quan hệ
cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, rút ngắn được khoảng cách giữa tỷ giá chính
thức và tỷ giá trên thị trường ngầm. Từ đây, có thể nói thị trường ngoại hối có tổ chức đã
từng bước nắm vai trò chủ đạo, chi phối và khống chế được thị trường ngầm.
Kể từ khi Thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng được thành lập, NHNN là người mua
bán cuối cùng khi cung cầu ngoại tệ mất cân dối lớn, đồng thời NHNN chỉ mua bán trực
tiếp với các NHTM và các NHTM mua bán trực tiếp với khách hàng.Mặt khác, nếu để

Trung tâm giao dịch tồn tại song song với Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thi việc thực
hiên chính sách tỷ giá sẽ không được đồng bộ giữa Trung tâm và Thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng.
Từ hoạt động thực tế của hai Trung tâm, những tín hiệu tích cực từ hoạt động của thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng và nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh
ở Việt Nam, Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai trung tâm giao
dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP.HCM từ ngày 1/12/1994.
3. Thời kỳ 1994- đến nay
 Thay đổi trong quy chế hoạt động của TTNTLNH
Sau thời gian hoạt động từ tháng 10/1994 đến tháng 4/1999, trước những thay đổi về tổ
chức và hoạt động ngân hàng nói chung, đặc biệt là khi Luật NHNN và Luật các TCTD
được ban hành vào tháng 12/1997, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TTNTLNH ở trình
độ cao hơn. Chặt chẽ hơn, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN
13, ngày 26/3/1999 về Quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH thay thế cho quyết
định số 203/QĐ-NH13, ngày 20/9/1994.
Những nội dung thay đổi giữa QĐ 101 và QĐ 203 như sau:
Tiêu chí QĐ số 203, ngày 20/9/94 QĐ số 101,ngày 26/3/99
1.Điều
kiện thành
viện thị
trường
+ Là ngân hàng được phép
kinh doanh ngoại tệ.
+ Có hệ thống thông tin
nội bộ nối mạng tốt với
NHNN
+ Có giấy phép hoạt động ngoại hối.
+ Có quá trình kinh doanh ngoại tệ
tốt, không vi phạm các quy định về
quản lý ngoại hối.

+ Có hệ thống máy móc, thiết bị
7
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
đảm bảo nối mạng thông suốt, an
toàn trong giao dịch giữa các thành
viên khác với NHNN.
+ Có đội ngũ cán bộ được đào tạo và
thông thạo nghiệp vụ kinh tế ngoại
hối
2.Công
nhận
thành viên
+Không quy định cụ thể
thời hạn
+Sau 10 ngày nhận được đủ hồ sơ
xin gia nhập TTNTLNH, nếu chấp
nhận NHNN sẽ cấp giấy chứng nhận
thành viên, mã số giao dịch cho
TCTD, đồng thời cung cấp mã số
danh sách các giao dịch viên của các
TCTD thành viên khác.
3.Quyền
lợi và
nghĩa vụ
của thành
viên
+Được quyền mua bán
ngoại tệ trên TTNTLNH
theo quy định hiện hành.
+ Có trách nhiệm chấp

hành Quy chế tổ chức và
hoạt động của TTNTLNH
+So với QĐ 203, bổ sung gửi
NHNN:
1.Văn bản chính thức phân công
người có trách nhiệm điều hành hoạt
động của “phòng giao dịch thị
trường” của TCTD.
2.Quy chế giao dịch hối đoái của
TCTD.
3.Danh sách giao dịch viên và hạn
mức giao dịch cho từng giao dịch
viên.
4.Số hoặc code của phương tiện sẽ
dung trong GD(Telex,ĐT,hệ thống
dealing…)
5.Những văn bản hướng dẫn liên
quan đến việc tham gia TTNTLNH
của TCTD.
6.Chịu trách nhiệm về khả năng
chuyên môn của các giao dịch viên
và chấp hành chế độ báo cáo tình
hình giao dịch theo quy định của
NHNN.
4.Về đồng
tiền giao
dịch
+Quy định bao gồm VND
và 6 ngoại tệ là:
USD,GBP,FRF,DEM,JPY

và HKD.
+Nhưng trước mắt chỉ bao
gồm VND và USD.
+Tự do giao dịch giữa VND với
ngoại tệ
+Giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại
tệ phải theo quy định của NHNN
từng thời kỳ.
5.Các +Chủ yếu là giao ngay. +Giao ngay(Spot)
8
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
nghiệp vụ +Có thể thực hiên nghiệp
vụ kỳ hạn. +Giao kỳ han(Forward)
+Hối đoái hoán đổi(Swap)
6.Phương
thức giao
dịch
+Điện thoại
+Fax
+Telex
+Mạng vi tính.
+Hệ thống GD tiền đồng (VDS) của
Telerate.
+Dealing 2000 của Reuters
+Telex
+Mạng SWIFT
7.Xác
nhận GD
+Trước 3h chiều cùng
ngày

+Trước 4h chiều cùng ngày.
Bảng thay đổi quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH
 Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM
Sau khi Nghị định 161 ngày 18/10/1988 ban hành, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động
kinh doanh ngoại hối cho hầu hết các NHTM. Đối với các NHTM thì nghiệp vụ kinh
doanh ngoại hối được xem là sản phẩm mới, do đó bước đầu còn sơ khai về nghiệp vụ,
trang thiết bị, quy mô hoạt động cũng như những hạn chế về trình độ chuyên môn của cán
bộ, trình độ quản trị của ngân hàng và nhận thức của đội ngũ khách hàng. Chính vì vậy,
các NHTM chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng để
hưởng phí, hay nói cách khác, xét về mặt nghiệp vụ, thì thời gian đầu các NHTM chưa
triển khai các nghiệp vụ kinh doanh do tỷ giá biến động để thu lợi nhuận trên thị trường
nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, trước áp lực cành tranh của quy luật thị trường, các NHTM
buộc phải từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, hiện đại hóa hệ thống
thiết bị kinh doanh, mở rộng các nghiệp vụ ngoại hối tới khách hàng, đặc biệt là nhiều
ngân hàng không những kinh doanh tích cực trên thị trường nội địa mà còn triển khai kinh
doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Thời gian gần đây, một số ngân hàng (vd: VCB)
đã tổ chức lại mô hình kinh doanh ngoại tệ theo mô hình của một ngân hàng hiện đại, tách
bạch giữa hoạt động kinh doanh và thanh toán để hạn chế rủi ro; cụ thể là: mọi hoạt động
mua bán ngoại tệ thực hiện tại Phòng Kinh doanh (Front Office), còn việc hoàn tất các thủ
tục về thanh toán và chuyển tiền được thực hiện tại phòng Hỗ trợ (Back Office).
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM, Thống đốc
NHNN đã ra quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/1/1998 ban hành “quy chế hoạt
động giao dịch hối đoái”. Đây là một quyết định quan trọng ,tạo nền tảng pháp lý để các
NHTM thực hiện kinh doanh ngoại tê, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của
NHNN về lĩnh vực ngoại hối.
Bước qua năm 1998, những tháng trước và sau Tết, tình hình tỷ giá hối đoái trong
nước ngày càng trở nên phức tạp, giá USD mỗi ngày một tăng, thậm chí có ngày thay đổi
giá vài lần điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội. Nhiều doanh nghiệp
cố gắng giữ ngoại tệ trong tài khoản chờ tăng giá để kiếm chênh lệch. Một số doanh nghiệp
khác có nhu cầu ngoại tệ để trả nợ, mua thiết bị hoặc L/C đến hạn thanh toán nhưng lại

không giám vay vì sợ tỷ giá ngoại tệ tăng đột biến sẽ không trả được nợ. Đồng ngoại tệ
đóng băng, Ngân hàng không mua không bán và cho vay bằng ngoại tệ được. Trước tình
9
Bài tiểu luận: Thị trường ngoại hối Việt Nam từ khi đổi mới đến nay và vai trò của nó.
hình đó, chính phủ đã có một quyết định đúng nhằm kiểm soát ngoại tệ trên lãnh thổ Việt
Nam bằng việc ban hành quyết định 37/1998/ QĐ- TTg ( ngày 14/2/1998 ) " về một số biện
pháp quản lý ngoại tệ " Đây là một bước thành công lớn của nhà nước ta trong vấn đề quản
lý và kiểm soát ngoại tệ, nhanh chóng làm giảm cơn sốt tỷ giá ngoại tệ. Giá USD ở thị
trường tự do hơn một tháng nay đã giảm đến mức thấp, bình quân là 13.020 VNĐ/USD. Tỷ
giá thị trường tự do, thị trường có tổ chức ( thị trường liên ngân hàng, ngân hàng ) đã sát lại
gần nhau. Hiện nay ngân hàng đã kiểm soát được trên 90% lượng ngoại tệ giao dịch trên thị
trường, đã thu hút từ nhiều nguồn một lượng ngoại tệ tăng thêm.
Từ năm 2008 đến nay, VND đã trải qua những giai đoạn biến động đảo chiều.
Lượng kiều hối và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) dồi dào và mức giải ngân tương
đối cao của vốn đầu tư trực tiếp (FDI) trong quý I/2008 khiến các NH dư thừa tạm thời
USD, 1USD Mỹ trên thị trường tự do khoảng giữa tháng 3.2008 xuống mức rất thấp, tương
đương 15.500 đồng/USD.
Thời điểm này, DN có ngoại tệ, đặc biệt là DN XK khốn khổ vì không bán được
ngoại tệ cho NH. Đối với khách hàng cá nhân thì NH rất hạn chế mua, nếu có chỉ từ 100-
300USD, một số NH thì từ chối mua của khách hàng vãng lai. Thị trường ngoại hối trong
thời gian này biến động mạnh.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 3.2008 đến nay, giá USD trên thị trường tự do hầu như
luôn cao hơn tỉ giá bình quân LNH do NHNN công bố. Đặc biệt vào một số thời điểm
(tháng 5, 6, 11.2008) thị trường khá khan hiếm USD khi nhu cầu ngoại tệ của các DN tăng
và áp lực rút vốn của của một số quỹ đầu tư nước ngoài. Tỉ giá VND/USD trên thị trường
tự do có thời điểm lên mức 19.400 đồng (tính ra VND mất giá đến 21% so USD). Thời
điểm này, dư luận có tổ chức đã mua kì hạn lên 24000đồng/USD.
Từ đầu tháng 1.2009 đến nay tuy không biến động mạnh, nhưng giá USD trên thị
trường tự do trong xu hướng tăng. Tuần qua, giá USD xoay quanh mức 17.600 đồng -
17.700 đồng và có thời điểm lên đến mức 17.800 đồng, có lúc lên đến 18.000đ, Cao hơn tỉ

giá niêm yết của các ngân hàng thương mại khoảng 220 -315đ/USD.
Chiều 22.2.2009, giá bán USD trên thị trường tự do ở mức 17.700 đồng. Cùng với
vàng, hiện nay USD đang là một kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của các tổ chức tài chính
và các NĐT. Nhiều người dân chuyển từ VND sang cất giữ USD.
Thị trường chính thức hiện nay vẫn có sự can thiệp của Nhà nước nên nhiều khả năng
chưa hẳn đã phản ánh đúng cung - cầu. Thị trường tự do tuy chiếm khối lượng giao dịch ít
hơn nhiều so với thị trường chính thức, nhưng cũng là một thước đo cung cầu khá khách
quan.
Từ ngày 11.2.2010, NHNN đã thông báo điều chỉnh tỉ giá giao dịch bình quân liên
ngân hàng lên mức 18.544 đồng/USD. So với tỉ giá bình quân liên ngân hàng ngày 10-2
tăng thêm 603 đồng/USD.
Như vậy với biên độ biến động tỉ giá là +/-3%, ngân hàng có thể mua/bán USD với giá
trần 19.100 đồng/USD, cao hơn 621 đồng/USD so với giá USD bán ra niêm yết ngày 10-2
(tại Ngân hàng Eximbank là 18.479 đồng/USD).
Theo NHNN, mục đích của việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng là nhằm cân
đối hài hoà cung - cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần
kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô.
Cùng với việc điều chỉnh tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, NHNN cũng quy
10

×