Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP GẠO CHO HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.62 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 TP. HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ 2
TÊN ĐỀ TÀI:
SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP GẠO CHO HỘ NGHÈO TẠI
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG.
Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Huỳnh Như (MSSV: 1101017738)
Lê Quang Phú (MSSV: 1101017751)
Trần Tiến Thành (MSSV: 1101017800)
Nguyễn Lê Tiến (MSSV: 1101017839)
Trần Dương Uyên Trinh (MSSV: 1101017867)
Lớp: K50CLCD2
Khoá: K50DC
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Trần Sỹ
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31, tháng 10, năm 2012
1
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 0: LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRỢ CẤP 4
1/ ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP 4
1.1/ Định nghĩa trợ cấp 4
1.2/ Phân loại phương án trợ cấp 4
2/ SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP 4
2.1/ So sánh trợ cấp qua giá với trợ cấp tiền mặt 4
2.2/ So sánh trợ cấp hiện vật với trợ cấp tiền mặt 5
3/ KẾT LUẬN 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HỘ NGHÈO Ở HUYỆN LỤC NGẠN
TỈNH BẮC GIANG 8
1/ THỰC TRẠNG VỀ HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG 8
2/ TRỢ CẤP GẠO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO Ở HUYỆN LỤC
NGẠN TỈNH BẮC GIANG 8


2.1/ Số lượng gạo được Chính Phủ trợ cấp cho các hộ nghèo 8
2.2/ Thu nhập bình quân của một hộ gia đình nghèo ở huyện Lục Ngạn
tỉnh Nghệ An 8
CHƯƠNG 3: SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP GẠO CHO HỘ
NGHÈO TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG 10
1/ SO SÁNH TRỢ CẤP HIỆN VẬT VỚI TRỢ CẤP TIỀN MẶT 10
2/ SO SÁNH TRỢ CẤP TIỀN MẶT VỚI TRỢ CẤP QUA GIÁ 11
3/ KẾT LUẬN 12
PHỤ LỤC 13
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 14
2
2
CHƯƠNG 0: LỜI MỞ ĐẦU
1/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như tệ nạn xã hội, lạm
phát, thất nghiệp… trong đó không thể không kể đến việc gia tăng khoảng cách
giàu nghèo. Bên cạnh sự phát triển mạnh ở các thành phố lớn như HCM,HN,tỉ
lệ hộ nghèo ở một số tỉnh thành như Nghệ An, Bắc Giang vẫn còn cao, với
mức thu nhập của mỗi hộ gia đình dưới 400000 VNĐ/ tháng ,… Vì vậy ,để góp
phần bảo đảm cuộc sống cho người dân, Chính phủ đã thực thi các chính sách
trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo với 10 kg gạo/ 1 nhân khẩu.
Nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu về đề tài này nhằm tìm hiểu liệu việc
trợ cấp này của Chính phủ có đáp ứng được nhu cầu cho những hộ gia đình
nghèo hay không? Từ đó đưa ra các phương án trợ cấp khác khả thi và hiệu quả
hơn. Do đó, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu về phương án trợ cấp gạo của Nhà
nước đối với Bắc Giang và tính hiệu quả của phương án này.
2/ MỤC TIÊU
- Nghiên cứu tính hiệu quả của phương án trợ cấp gạo của nhà nước
đối với Bắc Giang.
- Tìm hiểu các phương án trợ cấp khác (trợ cấp qua giá và trợ cấp tiền

mặt) có hiệu quả và khả thi so với phương án trợ cấp mà nhà nước
đang áp dụng hay không.
- Đưa ra những hướng giải quyết cho vấn đề trên.
3/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
• Xây dựng cơ sở lý luận (tổng quan về vấn đề nghiên cứu)
• Phân tích và làm rõ bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu;
• Đề xuất những biện pháp (giải pháp) ứng dụng cải tạo hiện thực liên
quan
3/ PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
• Phương pháp nghiên cứu: phân tích số liệu thống kê, vẽ biểu đồ- đồ
thị, …
• Đối tượng nghiên cứu: Phương án trợ cấp gạo cho các hộ gia đình
nghèo
• Phạm vi nghiên cứu: Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
3
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRỢ CẤP
1.1/ ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP.
1.1/ Định nghĩa trợ cấp
Trợ cấp là bất kỳ hình thức hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức
công (Trung ương hoặc địa phương), mang lại lợi ích cho đối tượng được hỗ
trợ và người được hưởng không phải trả giá cho nó.
Ví dụ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp năng lượng, trợ cấp môi trường, trợ cấp thôi
việc, trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp xã hội, …
1.2/ Phân loại phương án trợ cấp.
Có ba phương án trợ cấp: trợ cấp qua giá, trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hiện vật
1.2.1/ Trợ cấp qua giá
Trợ cấp qua giá là việc Chính Phủ trợ giá một số mặt hàng nào đó trên thị
trường. Một số mặt hàng được trợ cấp qua giá: điện, xăng, sách giáo khoa, …
Chính phủ áp dụng phương án này cho người dân vì đây thường là những mặt

hàng thiết yếu với đời sống của người dân, khuyến khích người dân sử dụng
hàng hóa vào một mục tiêu nhất định như nhà nước đã đề ra.
1.2.2/ Trợ cấp tiền mặt
Trợ cấp có thể xem như một loại thuế âm, thay vì đánh thuế, chính phủ đem trợ
cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như một hình thức hỗ trợ
cho sản xuất hay tiêu dùng. Ví dụ: Bắt đầu từ năm 2008, những người dân
thường trú Macau được nhận 5.000 Pataca Macau (tương đương 633 USD)
trong mỗi lần trợ cấp tiền mặt, trong khi những công dân không thường trú sẽ
được nhận 3.000 Pataca (380 USD) (nguồn: />gioi/chau-a/macau-tro-cap-tien-mat-nham-thuc-day-nhu-cau-tieu-dung.nd5-
dt.28596.102104.html)
1.2.3/ Trợ cấp hiện vật
Trợ cấp bằng hiện vật là một món quà hàng hóa hay dịch vụ. (nguồn: David
Begg & Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch (GV ĐHKTQD dịch), 2008,
Kinh tế học, NXB Thống kê)
2/ SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP.
2.1/ So sánh trợ cấp qua giá với trợ cấp tiền mặt
4
4
Hình 1
Giải thích Hình 1: Ban đầu, ta có đường ngân sách là I=50 (đường màu đen),
giá ban đầu của sản phẩm X là 2, người tiêu dùng có mức hữu dụng là đường
U
1
và tối đa hoá tiêu thụ tại điểm A
1.
Sau đó, Chính Phủ trợ cấp 50% giá cho sản phẩm X như vậy giá của sản phẩm
X lúc này là P
X2
=1, khi đó, đường ngân sách cũ (đường màu đen) sẽ quay
quanh trục OX hướng ra ngoài thành đường mới (đường màu xanh dương) và

tại đây, điểm tối đa hoá lợi ích tiêu thụ là tại điểm A
2
và có mức hữu dụng là
đường U
2
Việc Chính phủ trợ giá tương đương với việc chính phủ trợ cấp tiền mặt với số
tiền S=22, như vậy ta có đường ngân sách mới với I’= I+S = 72 đi qua điểm A
2
được biểu thị trên hình 1 (đường màu đỏ). Lúc này, người tiêu dùng sẽ tối đa
hoá lợi ích tiêu dùng tại điểm A
3
với đường bàng quang là U
3
Như vậy, người tiêu dùng sẽ thích được trợ cấp bằng tiền hơn là trợ cấp qua giá
2.2/ So sánh trợ cấp hiện vật với trợ cấp tiền mặt
Hình 2
6
6
Giải thích hình 2: Ban đầu, người tiêu dùng có đường ngân sách là I= 125
(đường màu đen), giá của sản phẩm X là 5, và đạt tối đa lợi ích tiêu dùng là tại
điểm A
1
với mức hữu dụng là đường U
1
Sau đó, Chính Phủ trợ cấp một lượng hàng X’=10 cho sản phẩm X khi đó,
đường ngân sách dịch chuyển sang phải 10 đơn vị thành đường màu xanh như
hình 2, và điểm tối đa hoá lợi ích tiêu dùng là điểm A
2
với mức hữu dụng là
đường U

2
. Đồng thời, việc làm trên của Chính Phủ tương đương với việc trợ
cấp tiền mặt với số tiền trợ cấp là S =50, và ta được đường ngân sách màu đỏ
và cũng có điểm tối đa hoá lợi ích tiêu dùng là điểm A
2
với mức hữu dụng là
đường U
2
Hình 3
Giải thích hình 3: Ban đầu, người tiêu dùng có đường ngân sách là I= 125
(đường màu đen), giá của sản phẩm X là 5, và đạt tối đa lợi ích tiêu dùng là tại
điểm A
1
với mức hữu dụng là đường U
1
. Sau đó, Chính Phủ trợ cấp một lượng
hàng X*=10 cho sản phẩm X khi đó, đường ngân sách dịch chuyển sang phải
10 đơn vị thành đường màu xanh như hình 2, và điểm tối đa hoá lợi ích tiêu
dùng là điểm A
2
với mức hữu dụng là đường U
2
.
Việc là trên của Chính Phủ tương đương với việc trợ cấp tiền mặt với số tiền
trợ cấp là S =50, và ta được đường ngân sách màu đỏ, tuy nhiên lúc này điểm
tối đa hoá lợi ích tiêu dùng lại là A
3
với mức hữu dụng là đường U
3
Như vậy, trợ cấp bằng tiền mặt cho phép người được hưởng trợ cấp sử dụng

phần thu nhập bổ sung bằng bất cứ cách nào người đó muốn. Trong khi đó, trợ
cấp bằng hiện vật có thể hạn chế sự tiêu dùng, không phù hợp sở thích của
người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng thích được trợ cấp tiền mặt hơn, khi số
lượng trợ cấp của Chính Phủ lớn hơn nhu cầu của họ, và thích như nhau khi
8
8
Chính Phủ trợ cấp ít hơn nhu cầu của họ. (nguồn: Slide bài giảng môn “Kinh
Tế Vi Mô 2” của thầy Nguyễn Trần Sỹ)
3/ KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên, trợ cấp bằng tiền mặt được mọi người tiêu dùng yêu thích
hơn so với hai hình thức còn lại là trợ cấp bằng hiện vật và trợ cấp qua giá. Tuy
nhiên không phải lúc nào trợ cấp bằng tiền mặy cũng là biện pháp tối ưu, chính
phủ nên quyết định nên chon hình thức trợ cấp nào sao cho thích hợp với từng
tình huống, trường hợp khác nhau và có tính khả thi cao để mang lại hiệu quả
như mong muốn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HỘ NGHÈO Ở HUYỆN LỤC NGẠN,
TỈNH BẮC GIANG.
1/ THỰC TRẠNG VỀ HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG.
Huyện Lục Ngạn Là một huyện miền núi, Lục Ngạn có diện tích tự nhiên
101.223 km
2
, dân số gần 23 vạn người của 8 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng,
Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Dao và Hoa (dân tộc thiểu số chiếm gần 49%)
được phân bố không đều ở 395 thôn bản, khu phố của 29 xã và thị trấn. Đất đai
rộng, xuất phát điểm còn thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển chậm,
tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Huyện Lục Ngạn vào năm 2010, có số hộ nghèo 20.787 hộ chiếm 43,96% (cao
gấp 2 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh Bắc Giang), trong đó có 13 xã
đặc biệt khó khăn. Vào năm 2011, số hộ nghèo là 17.755 hộ, chiếm 36,57%,
giảm được trên 7% (trong đó có 13 xã vùng cao có 9.800 hộ, chiếm tỷ lệ

72,4%).
(nguồn: />news=6d5e09aff7b5460d5e6bff19b755a845&ncid=5030&nid=11803)
2/ TRỢ CẤP GẠO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO Ở HUYỆN LỤC
NGẠN TỈNH BẮC GIANG.
2.1/ Số lượng gạo được Chính Phủ trợ cấp cho các hộ nghèo.
UBND huyện Lục Ngạn chỉ đạo các ngành chức năng của huyện phối hợp cấp
135 tấn gạo (do Chính phủ hỗ trợ) cho 13.500 nhân khẩu thuộc 2.812 hộ khó
10
10
khăn trên địa bàn; bình quân mỗi nhân khẩu được trợ cấp 10 kg và lượng gạo
dùng trung bình 32kg – 35kg/tháng/hộ nghèo
(nguồn: />o_ho_ngheo.bgo)
Loại gạo trợ cấp là gạo tẻ thường, độ ẩm không quá 14%, tỷ lệ tấm 5% không
có sâu mọt, nấm, mốc. Giá các loại gạo: Giá gạo này nằm từ 9.500 – 10.500
đồng/kg. (nguồn: />action=details&&idmuc=GC20)
2.2/ Thu nhập bình quân của một hộ gia đình nghèo ở huyện Lục Ngạn
tỉnh Nghệ An.
Theo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ
tướng Chính phủ, quy định rõ:
- Ở khu vực nông thôn, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400
nghìn đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống, hộ cận nghèo
mức thu nhập từ 401 nghìn đồng đến 520 nghìn đồng/người/tháng.
- Ở khu vực thành thị, hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 500 nghìn
đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống, hộ cận nghèo mức
thu nhập từ 501 nghìn đồng đến 650 nghìn đồng/người/tháng.
(nguồn: />Như vậy, thu nhập của một hộ nghèo huyện Lục Ngàn là dưới 400 nghìn/tháng.
CHƯƠNG 3: SO SÁNH PHƯƠNG ÁN TRỢ CẤP GẠO CHO HỘ
NGHÈO TẠI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG.
Theo số liệu thu thập từ Chương 2, để thuận tiện cho việc so sánh ta giả thiết
rằng

- Thu nhập của một hộ nghèo tại Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang là I=
400 nghìn đồng/tháng
- Giá của loại gạo được sử dụng trợ cấp là P
x1
= 10 nghìn đồng/kg trong
đó X là kí hiệu sản phẩm
- Mỗi hộ gia đình là có 3 người, như vậy lượng gạo nhận trợ cấp của một
hộ nghèo trung bình là X’= 30kg/tháng
- Mức hữu dụng của một hộ gia đình trước khi trợ cấp là: X= 32kg/tháng
- Từ số gạo được trợ cấp là 30kg/tháng, ta có thể suy ra số tiền mặt tương
ứng được thực hiện trong trợ cấp tiền mặt là S= 10 x 30 = 300
nghìn/tháng
12
12
1/ SO SÁNH TRỢ CẤP HIỆN VẬT VỚI TRỢ CẤP TIỀN MẶT
Ta thấy rằng, nhu cầu tối đa hoá lợi ích tiêu dùng tại điểm A
1
có đường hữu
dụng U
1
> X’, như vậy theo lý thuyết chương 1 (đã đề cập ở trên) thì sự ưa
thích của người tiêu dùng về trợ cấp tiền mặt với trợ cấp hiện vật là như nhau.
Hình 4
Cụ thể ban đầu, điểm tối đa lợi ích tiêu dùng trước khi trợ cấp là A
1
và có mức
hữu dụng là đường U
1
, và sau khi được trợ cấp hiện vật X’=30 thì đường ngân
sách dịch chuyển sang phải 30 đơn vị thành đường màu xanh, và điểm tối đa

hoá lợi ích tiêu dùng là điểm A
2
với mức hữu dụng là đường U
2
. Đồng thời,
việc làm trên của Chính Phủ tương đương với việc trợ cấp tiền mặt với số tiền
trợ cấp là S =300, và ta được đường ngân sách màu đỏ và cũng có điểm tối đa
hoá lợi ích tiêu dùng là điểm A
2
với mức hữu dụng là U
2
.
2/ SO SÁNH TRỢ CẤP TIỀN MẶT VỚI TRỢ CẤP QUA GIÁ.
Theo cơ sở lý thuyết ở chương 1 thì người tiêu dùng thích được trợ cấp bằng
tiền mặt hơn là trợ cấp qua giá.
14
AOG
I’= I+S = 700
U
2
A
2
A
A
1
U1
I=400
X
32
70

40
30
AOG
I’= I+S = 700
U
3
U
2
A
3
I= 400
U
1
A
2
A
1
X
70
40
32
14
Hình 5
Cụ thể ban đầu, người tiêu dùng tối đa hoá lợi ích tiêu dùng tại điểm A
1
và có
mức hữu dụng là đường U
1
(đường màu đen)
- Khi được Chính Phủ trợ cấp qua giá, đường ngân sách cũ (đường màu

đen) sẽ quay quanh trục OX hướng ra ngoài thành đường mới (đường
màu xanh dương) và tại đây, điểm tối đa hoá lợi ích tiêu thụ là tại điểm
A
2
và có mức hữu dụng là đường U
2
- Khi được Chính Phủ trợ cấp bằng tiền mặt với số tiền S= 300
nghìn/tháng, thì vậy ta có đường ngân sách mới với I’= I+S = 700 đi qua
điểm A
2
(đường màu đỏ). Lúc này, người tiêu dùng sẽ tối đa hoá lợi ích
tiêu dùng tại điểm A
3
với đường bàng quang là U
3
Qua phân tích trên, ta có thể thấy rằng người tiêu dùng sẽ thích được trợ cấp
bằng tiền mặt hơn so với lại trợ cấp qua giá.
3/ KẾT LUẬN
Như vậy, theo phân tích, và so sánh trên, người tiêu dùng ở huyện Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang sẽ thích được Chính Phủ trợ cấp qua tiền mặt và hàng hoá hơn
là việc được trợ cấp qua giá, mức độ ưa thích giữa trợ cấp tiền mặt và trợ cấp
hàng hoá là như nhau.
Ngoài ra, tuy là trợ cấp tiền mặt với trợ cấp hiện vật đều cùng mang lại một
mức hữu dụng đối với người tiêu dùng là như nhau, nhưng Chính Phủ vẫn nên
tiếp tục sử dụng trợ cấp hiện vật đối với các hộ dân nghèo tại huyện Lục Ngạn
tỉnh Bắc Giang bởi vì:
• Do sự quản lý của Chính Phủ nước ta chưa thật sự hiệu quả, nên nếu
dùng trợ cấp tiền mặt thì có thể sẽ dẫn đến thất thoát.
• Trợ cấp tiền mặt sẽ dễ gây ra lạm phát, dẫn đến gây ảnh hưởng đối với
nền kinh tế quốc gia.

• Trợ cấp tiền mặt có thể sẽ không hiệu quả vì người dân sử dụng số tiền
đó vào mục đích khác thay vì mua gạo, như vậy, nạn nghèo đói vẫn tiếp
tục xảy ra, trái với mục dích xoá đói giảm của Chính Phủ.
Phương án đề xuất: Chính Phủ tiếp tục sử dụng biện pháp trên.
PHỤ LỤC
16
16
A/ CÁC NGUỒN THAM KHẢO.
/>day-nhu-cau-tieu-dung.nd5-dt.28596.102104.html (trang 4)
Slide bài giảng môn “Kinh Tế Vi Mô 2” của thầy Nguyễn Trần Sỹ. (trang 6)
/>news=6d5e09aff7b5460d5e6bff19b755a845&ncid=5030&nid=11803 (trang 8)
/>gheo.bgo (trang 8)
(trang
8)
(trang 9)
Cao Thuý Diễm, Kinh Tế Học Vi Mô 2, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
B/ CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI.
Hình 1 (trang 5)
Hình 2 (trang 5)
Hình 3 (trang 6)
Hình 4 (trang 10)
Hình 5 (trang 11)
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
1/ Lê Huỳnh Như (MSSV: 1101017738): Làm chương 1 (100%)
2/ Lê Quang Phú (MSSV: 1101017751): Làm chương 2 (100%)
3/ Trần Tiến Thành (MSSV: 1101017800): Làm chương 3, tìm kiếm số liệu
(100%)
4/ Nguyễn Lê Tiến (MSSV: 1101017839): Làm bài luận, làm chương 3, đọc
và chỉnh sửa bài làm (100%)
5/ Trần Dương Uyên Trinh (MSSV: 1101017867): Làm chương 0, chương 1 và

làm powepoint cho phần thuyết trình (100%)
18
18
20
20

×