Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi lớp 11 THPT tỉnh Quảng Bình năm học 2012 - 2013 môn Địa lí - Có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.66 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT
QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỐ BÁO DANH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 11 THPT
NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: ĐỊA LÍ
(Khóa ngày 27 tháng 03 năm 2013)
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Tại sao
nhiệt độ ở Bắc Bán Cầu cao hơn nhiệt độ ở Nam Bán Cầu?
b. Giải thích tại sao chế độ nước sông vùng nhiệt đới gió mùa và vùng ôn đới lạnh
khác nhau?
Câu 2. (1,5 điểm)
a. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phân bố dân cư. Tại sao
châu Á có tỉ trọng dân số lớn nhất trong các châu lục?
b. Tại sao nói: thông qua hoạt động xuất nhập khẩu nền kinh tế trong nước tìm được
động lực mạnh mẽ để phát triển?
Câu 3. (2,0 điểm)
a. Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển
kinh tế - xã hội các nước đang phát triển. Việt Nam cần phải làm gì trước tác động của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
b. Xu hướng đầu tư nước ngoài của thế giới hiện nay diễn ra như thế nào? Giải thích.
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Vì sao nói: Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh
tế - xã hội của Trung Quốc?
b. Ngành nông nghiệp ngày càng đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Giải
thích vì sao?
Câu 5. (2,5 điểm)
Cho bảng số liệu:


Giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc thời kì 2003 – 2007
(đơn vị: tỉ USD)
Năm 2003 2005 2006 2007
Giá trị xuất khẩu 438,2 761,9 969,4 1217,8
Giá trị nhập khẩu 412,8 659,9 791,6 956,2
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu và tỉ lệ nhập khẩu so
với xuất khẩu của Trung Quốc thời kì 2003 - 2007.
b. Nhận xét và giải thích.
……………….HẾT……………….
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả Át lát -
SỞ GD&ĐTQUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: Địa Lí
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đáp án gồm có 03 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
a. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí. Tại sao nhiệt
độ ở BBC cao hơn ở NBC:
1,5
* Ảnh hưởng của địa hình đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
+ Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm (trong tầng đối lưu, nhiệt độ không khí trung
bình lên cao 100m giảm 0,6
o
c) do lên cao không khí nhận được ít năng lượng bức
xạ Mặt Trời, không khí ít bụi khí, hơi nước, khả năng hấp thu và giữ nhiệt kém.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Hướng sườn: Sườn đón nắng nhiệt độ cao, sườn khuất nắng nhiệt độ thấp.
Độ dốc lớn có nhiệt độ thấp, độ dốc nhỏ nhiệt độ cao do lớp không khí ở đây bị

đốt nóng dày hơn.
+ Biên độ nhiệt trong ngày thay đổi theo địa hình. Nơi đất bằng, nhiệt độ ít thay
đổi hơn nơi đất trũng, vì nơi đất trũng ban ngày ít gió, nhiệt độ cao, ban đêm khí
lạnh trên cao dồn xuống làm cho nhiệt độ hạ thấp.
+ Trên mặt các cao nguyên, không khí loãng hơn ở đồng bằng nên nhiệt độ thay
đổi nhanh hơn ở đồng bằng.
* Nhiệt độ ở BBC cao hơn ở NBC:
- BBC chủ yếu là lục địa, BBC có hoang mạc Xahara với nhiệt độ cao nhất thế
giới. NBC chủ yếu là đại dương, ở NBC có Nam cực với diện tích băng tuyết lớn,
nơi có nhiệt độ thấp nhất Trái Đất.
- Mùa nóng của BBC (186 ngày) dài hơn mùa nóng NBC (179 ngày).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Chế độ nước sông vùng nhiệt đới gió mùa và vùng ôn đới lạnh khác nhau, vì:
0,5
- Vùng nhiệt đới gió mùa, nguồn cung cấp nước chính cho sông ngòi là nước
mưa, vùng ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng tuyết tan.
- Sông vùng nhiệt đới gió mùa, chế độ nước sông theo mùa, mùa lũ trùng mùa
mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. Vùng ôn đới lạnh mùa lũ trùng với mùa xuân
khi nhiệt độ lên cao băng tuyết tan, mùa thu là mùa cạn
0,25
0,25
Câu 2.
(1,5 đ)
a. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phân bố dân cư. Tại sao
Châu Á có tỉ trọng dân số lớn nhất trong các châu lục.

1,0
* Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phân bố dân cư:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là sự phát triển của khoa học
kĩ thuật làm thay đổi quy luật phân bố dân cư.
- Tính chất của nền kinh tế: những khu vực dân cư đông đúc thường gắn với hoạt
công nghiệp, dịch vụ, ngay trong một ngành sản xuất cũng có sự khác biệt về
phân bố dân cư.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ, những khu vực khai thác lâu đời dân cư thường tập
trung đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Các dòng chuyển cư cũng ảnh
hưởng đến phân bố dân cư thế giới (Đông bắc Hoa Kì, Đông nam Úc)
* Châu Á có tỉ trọng dân số lớn nhất trong các châu lục, vì:
0,25
0,25
0,25
Đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, gia tăng tự nhiên cao và ít có tác động của các luồng chuyển cư.
0,25
b. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu nền kinh tế trong nước tìm được động lực mạnh
mẽ để phát triển, vì:
0,5
- Hoạt động xuất khẩu tạo đầu ra cho các ngành kinh tế thúc đẩy các ngành kinh
tế phát triển; tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ cho quá trình mở rộng đầu tư
trong nước,
- Việc đẩy mạnh nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu góp phần
trang bị kĩ thuật mới cho các ngành sản xuất, nhập khẩu hàng tiêu dùng nhằm
nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; nhập khẩu hàng hóa tạo môi trường cạnh
tranh cho các quá trình sản xuất trong nước,
0,25
0,25
Câu 3.

(2,0 đ)
a. Phân tích tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh
tế - xã hội các nước đang phát triển. Liên hệ Việt Nam:
1,5
* Phân tích tác động:
- Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sx trực tiếp, nhiều công viên khoa học,
công nghệ, khu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đã được xây dựng ở các nước
đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam.
- Nâng cao năng suất lao động và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ
trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; làm xuất
hiện nhiều ngành mới có hàm lượng kĩ thuật cao.
- Làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội; thúc đẩy nền kinh tế xã hội hội nhập với
thế giới (thu hút vốn, công nghệ).
* Liên hệ Việt Nam:
- Đầu tư phát triển khoa học – công nghệ, ưu tiên phát triển các ngành công
nghiệp kĩ thuật cao.
- Thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Xu hướng đầu tư nước ngoài của thế giới hiện nay diễn ra như thế nào. Giải thích.
0,5
- Các nước phát triển chiếm khoảng ¾ giá trị đầu tư ra nước ngoài và nhận được
2/3 giá trị đầu tư từ nước ngoài.
- Nền kinh tế thế giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, các nước đang phát
triển mất dần ưu thế về lao động rẻ, nguyên liệu dồi dào. Trong khi các nước phát

triển có ưu thế về vốn, kĩ thuật, công nghệ, lao động trình độ cao,
0,25
0,25
Câu 4.
(2,0 đ)
a. Quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc cải cách kinh tế - xã hội của
Trung Quốc, vì:
1,5
Qua các hoạt động kinh tế đối ngoại như: ngoại thương, hợp tác quốc tế về đầu
tư, lao động, du lịch, Trung Quốc đã:
- Thành lập các đặc khu kinh tế ở một số thành phố và vùng ven biển để thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp, góp phần giải quyết
việc làm,
- Vay tiển nước ngoài để phát triển kinh tế.
- Tăng cường trao đổi KH – KT, kinh nghiệm quản lí kinh tế với nước ngoài.
- Mở rộng buôn bán với thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 lên
đến 2174,0 tỉ USD.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
- Khai thác di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch,
thu hút khách quốc tế.
0,25
b. Ngành nông nghiệp ngày càng đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, vì:
0,5
- Tỉ trọng GDP của nông nghiệp chỉ còn 1% (2004). Đất nông nghiệp ít, điều kiện
sản xuất khó khăn trong khi nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp do công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

- Nền nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nông phẩm cho thị trường
trong nước do vậy phải nhập khẩu nhiều nông sản. Chính phủ ít chú trọng đầu tư
cho nông nghiệp do đây là lĩnh vực ít sinh lời.
0,25
0,25
Câu 5
(2,5 đ)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất:
1,75
- Tỉ lệ giá trị nhập khẩu so với xuất khẩu của Trung Quốc. (%)
Năm
2003 2005 2006 2007
Tỉ lệ nhập khẩu so
với xuất khẩu.
94,2 86,6 81,6 78,5
- Vẽ biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường hoặc cột đơn gộp nhóm và đường),
các dạng khác không tính điểm.
Yêu cầu: chính xác về tỉ lệ, chú thích, tên biểu đồ, khoảng cách năm.
(Nếu thiếu một yếu tố trừ 0,25 điểm)
0,25
1,5
b. Nhận xét và giải thích
0,75
* Nhận xét:
- Từ 2003-2007, cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu
tăng nhanh hơn nhập khẩu (2,8 lần so với 2,3 lần).
- Tỉ lệ nhập khẩu so với xuất khẩu ngày càng giảm (dẫn chứng). Giai đọan này
Trung Quốc luôn xuất siêu.
* Giải thích:
Do Trung Quốc thực hiện hiện đại hóa sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu; kết quả

của việc mở cửa, gia nhập WTO thị trường quốc tế ngày càng mở rộng
0,25
0,25
0,25
- Hết -

×